Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quan hệ hôn nhân trong gia đình của người công giáo ở thành phố hồ chí minh hiện nay (trường hợp giáo xứ gò mây, quận bình tân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________

MAI THỊ RÂNG

QUAN HỆ HƠN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Trường hợp Giáo xứ Gị Mây, Quận Bình Tân)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________

MAI THỊ RÂNG

QUAN HỆ HƠN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY
(Trường hợp Giáo xứ Gị Mây, Quận Bình Tân)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỦ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của q Thầy Cơ, các Linh
mục, cộng đồn giáo xứ Gị Mây, gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn q thầy cơ đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu trong những năm theo học tại trường Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xin Chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ là người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi. Thầy tận tình chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc và động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Với lịng biết ơn sâu sắc tơi xin chân thành cảm ơn đến Linh mục chánh xứ Gò
Mây, Linh mục - Trưởng ban mục vụ hơn nhân và gia đình Tịa Tổng Giáo Phận
Thành Phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, tạo điều kiện để tôi tiếp cận với giáo dân và
giải đáp những thắc mắc về vấn đề hôn nhân và gia đình của người Cơng giáo.
Sau cùng xin tri ân người thân trong gia đình ln ủng hộ và động viên tơi
trong suốt q trình học và hồn thành luận văn.
Một lần nữa tác giả xin tri ân đến tất cả những người đã luôn quan tâm và hỗ
trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn cũng như trên bước đường sắp tới.
Tp. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2012
Tác giả

Mai Thị Râng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng

tơi. Dữ liệu nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn chưa từng được cơng bố trong
bấy kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tp. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2012
Tác giả

Mai Thị Râng


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HN & GĐ

Hơn nhân và gia đình

FC

Tơng huấn FAMILIARIS CONSORTIO

VH, TT&DL

Văn hố, Thơng tin và Du lịch

LM

Linh mục


GS

Giáo sư

P.GS

Phó Giáo sư

n

Số trường hợp

%

Phần trăm

Nxb

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 4
5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu................................................................... 5

5.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
5.2. Kỹ thuật nghiên cứu ....................................................................................... 5
5.3. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin............................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 6
6.1. Ý nghĩa lý luận................................................................................................ 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn. ............................................................................................ 7
7. Hạn chế của luận văn ............................................................................................ 7
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN HỆ HƠN
NHÂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY............................................................................................. 9
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 9
1.1. Chủ đề hơn nhân và gia đình nói chung .......................................................... 9
1.2. Chủ đề hơn nhân và Gia đình Cơng giáo........................................................ 13
2. Các lý thuyết tiếp cận trong đề tài ...................................................................... 20
2.1. Lý thuyết chức năng...................................................................................... 20
2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng ...................................................................... 23
3. Các khái niệm ...................................................................................................... 26
3.1. Hôn nhân và pháp luật về hôn nhân ............................................................... 26


3.1.1. Hôn nhân .............................................................................................. 26
3.1.2. Pháp luật về hôn nhân ........................................................................... 26
3.1.3. Quan hệ hôn nhân ................................................................................. 27
3.2. Hôn nhân công giáo....................................................................................... 27
3.2.1. Khái niệm Công giáo ............................................................................ 27
3.2.2. Khái quát về lịch sử hôn nhân Công giáo .............................................. 28
3.2.3. Khái niệm hôn nhân Công giáo ............................................................. 29
3.3. Tôn giáo và niềm tin tôn giáo ....................................................................... 30

3.3.1. Tôn giáo................................................................................................ 30
3.3.2. Niềm tin tôn giáo (đức tin) ................................................................... 30
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 31
5. Khung phân tích .................................................................................................. 32
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HƠN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH
CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ....... 33
I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU............................................... 33
1. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 33
2. Mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................................... 35
II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HÔN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI
CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................................... 38
1. Thực trạng đời sống hơn nhân của tín đồ Cơng giáo.................................... 38
1.1. Quyền quyết định hơn nhân ........................................................................ 38
1.2. Mức độ hài lịng về cuộc hôn nhân ............................................................. 41
1.3. Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng............................................................. 46
1.3.1. Quan điểm của tín đồ trước vấn đề ngoại tình.................................... 54
1.3.2. Quan điểm của tín đồ trước vấn đề bạo lực trong gia đình ................. 55
1.4. Cách giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng .................................. 57
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ HN .. 61
1.5.1. Giải quyết mâu thuẫn theo tinh thần của Giáo hội Công giáo............. 61
1.5.2. Giải quyết mâu thuẫn theo truyền thống đạo đức văn hoá Việt Nam... 63


1.5.3. Hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng trong việc giải quyết mâu thuẫn ......... 65
2. Thực trạng về niềm tin và thực hành tôn giáo ảnh hưởng đến quan hệ
hơn nhân của tín đồ............................................................................................ 68
2.1. Thực trạng về niềm tin tơn giáo của tín đồ ................................................. 68
2.2. Thực trạng về thực hành nghi lễ tơn giáo của tín đồ.................................... 73
3. Tính ổn định trong quan hệ hơn nhân của gia đình người Cơng giáo. ........ 78
3.1. Niềm tin tơn giáo. ....................................................................................... 78

3.2. Giáo lý, giáo luật ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân................................... 81
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 90
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập thông tin ....................................................................... 93
PHỤ LỤC 2: Kết quả định lượng trích dẫn trong phần nội dung.............................. 105
PHỤ LỤC 3: Nội dung phỏng vấn sâu..................................................................... 113


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Giới tính ................................................................................................35
Bảng 2.2: Nghề nghiệp ..........................................................................................36
Bảng 2.3: Người quyết định hôn nhân ..................................................................39
Bảng 2.4: Mức độ hài lịng về cuộc hơn nhân ........................................................41
Bảng 2.5: Mức độ hài lịng về cuộc hơn nhân và sự hồ hợp trong gia đình...........42
Bảng 2.6: Đánh giá quan hệ vợ chồng trong đời sống hơn nhân gia đình ..............43
Bảng 2.8: Vợ chồng cùng đi lễ ngày Chúa nhật với mức độ hài lòng về cuộc HN 44
Bảng 2.9:Vợ chồng cùng đọc kinh, cầu nguyện với mức độ hài lòng về cuộc HN 45
Bảng 2.10: Những mâu thuẫn giữa vợ và chồng ....................................................47
Bảng 2.12: Mâu thuẫn do khác biệt về tơn giáo .....................................................50
Bảng 2.14: Phương án giải quyết tình trạng vợ hoặc chồng ngoại tình...................54
Bảng 2.16: Cách giải quyết bất đồng trong quan hệ vợ chồng................................58
Bảng 2.17: Các nhận định về niềm tin tôn giáo......................................................69
Bảng 2.19: Đánh giá sự hiểu biết về kiến thức hôn nhân Công giáo.......................71
Bảng 2.20: Lý do tham dự thánh lễ hoặc đến nhà thờ.............................................75
Bảng 2.21: Yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân ............................................79
Bảng 2.22: Giáo lý, Giáo luật tác động đến đời sống hôn nhân Công giáo .............83



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi ......................................................................................... 35
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn .......................................................................... 36
Biểu đồ 2.3: Thời gian kết hơn ......................................................................... 37
Biểu đồ 2.4: Tình trạng tôn giáo ....................................................................... 38
Biểu đồ 2.5: Lý do cha mẹ do dự, phản đối cuộc hôn nhân ............................... 40
Biểu đồ 2.6: Đánh giá sự hịa hợp trong gia đình .............................................. 42
Biểu đồ 2.7: Mâu thuẫn về cá tính với thời gian kết hôn ................................... 48
Biểu đồ 2.8: Mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái ......................................... 49
Biểu đồ 2.9: Mâu thuẫn với bạn bè xung quanh theo thời gian kết hôn ............. 52
Biểu đồ 2.10: Mâu thuẫn trong quản lý chi tiêu theo thời gian kết hôn.............. 53
Biểu đồ 2.11: Phương án giải quyết tình trạng bạo lực trong gia đình ............... 56
Biểu đồ 2.12: Yếu tố giúp vợ/chồng vượt qua khủng hoảng.............................. 62
Biểu đồ 2.13: Người chia sẻ, giúp đỡ khi cần thiết............................................ 66
Biểu đồ 2.14: Người nhắc nhở, khuyên răn....................................................... 67
Biểu đồ 2.15: Mức độ tham dự Thánh lễ.......................................................... 74
Biểu đồ 2.16: Cảm giác sau khi tham dự thánh lễ và cầu nguyện ...................... 76
Biểu đồ: 2.17: Cảm giác không tham dự thánh lễ Chúa nhật............................. 76
Biểu đồ 2.18: Mức độ quan trọng của việc tham dự thánh lễ............................. 77


1

1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lịch sử, trong gia đình Việt Nam đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, chuẩn mực ứng xử, nếp sống…tạo nên những nét đặc thù, riêng
của văn hoá gia đình Việt Nam. Trong những năm gần đây các quốc gia Châu Á
trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện Cơng
nghiệp hóa – Đơ thị hóa với quy mơ và tốc độ ngày càng gia tăng[1]. Tiến trình này
tự nó đem lại nhiều phúc lợi cho xã hội như những tiện nghi vật chất và cuộc sống

văn minh, nhưng đồng thời kéo theo những xáo trộn trong sinh hoạt gia đình, tác
động sâu sắc đến thiết chế hơn nhân và gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững
song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi xã hội.
Tốc độ chuyển biến xã hội càng nhanh, càng dồn dập thì gia đình càng bị hụt
hẫng và sự thích ứng với tình hình mới ln đầy khó khăn[2]. Một trong những biểu
hiện rõ nhất đó là độ bền vững hơn nhân ngày càng giảm, tỷ lệ ly hôn ngày càng
tăng, nhất là ở giới trẻ. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay,
tình trạng ly hơn có xu hướng ngày càng gia tăng nhất là tại các thành phố lớn. Theo
thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly
hơn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009[3]. Ơng Trần Văn Sự, Phó chánh án TAND
TPHCM cho biết, án ly hôn vẫn chiếm tỉ lệ tăng cao trong các loại án. Trong 6
tháng đầu năm 2011 toàn ngành TAND TPHCM thụ lý tổng cộng hơn 11.000 vụ án
ly hôn (tăng 916 vụ, 15% so với cùng kỳ)[4]. Hậu quả của ly hôn không chỉ gây tổn
thương cho những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc gia đình và xã
hội.
Hơn nhân ổn định là điều kiện để cho gia đình an vui, hạnh phúc. Do đó, hơn
nhân là nền tảng của gia đình, và gia đình là nền tảng của xã hội. Vì vậy, hơn nhân
và gia đình ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là vấn đề lớn,
1

TS. Nguyễn Thị Thương - Đại học Sư phạm Hà nội, Gia đình Việt nam hiện nay: truyền thống hay hiện
đại? 01/12/2009
2
[Nguyễn Thị Oanh], Gia Đình Việt Nam thời mở cửa, NXB trẻ 1999, trang 15
3
Mai Hương, Ly hôn trong giới trẻ gia tăng, 07/07/2011
4
TPHCM: Số vụ ly hôn tăng 15% so với cùng kỳ, , 07/07/2011



2

hệ trọng của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Quan tâm đến gia đình là
đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”[5]. Nghị quyết Đại
hội X của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường
quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và
phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc[6]”. Để thực hiện được điều này, cần có sự góp sức của mỗi
gia đình và của tồn xã hội, trong đó có vai trị của tôn giáo. Theo các nhà nghiên
cứu, tôn giáo cũng là một trong những yếu tố góp phần duy trì tính ổn định, bền
vững trong hơn nhân. Tại sao lại nói như vậy? Vì tơn giáo có chức năng thúc đẩy sự
cố kết xã hội, kiểm soát xã hội, và tạo cho đời sống có ý nghĩa và mục đích[7].
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo trong đó có 6 tơn giáo lớn như:
Phật giáo, Cơng giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo... các tơn giáo
đều có sự quan tâm đến đời sống hơn nhân gia đình trong đó có đạo Cơng giáo. Hội
thánh Cơng giáo La Mã có tính hệ thống và duy nhất trên tồn thế giới. Vì vậy, các
giáo lý, giáo luật đều giống nhau dù ở bất cứ quốc gia nào - Giáo hội Việt Nam
cũng nằm trong hệ thống đó.
Giáo hội Việt Nam thành lập một ban “mục vụ hơn nhân và gia đình” chun
giải quyết và hướng dẫn các vấn đề về gia đình. Bên cạnh đó, cịn có những văn
kiện để hỗ trợ và hướng dẫn giáo dân sống đời sống hơn nhân gia đình như:
“Familiaris consosortio” của Đức Giáo Hồng Gioan Phao Lơ II. Văn kiện này
được xem như một tổng luận Giáo huấn của Giáo hội về đời sống, bổn phận, trách
nhiệm và sứ mạng của hơn nhân và gia đình trong thế giới ngày nay: “Gia đình có
những liên hệ chặt chẽ và sống động xã hội vì nó làm thành nền tảng cho xã hội.
Chính giữa lịng gia đình đã sinh ra các cơng dân, và chính trong gia đình mà các
cơng dân ấy lần đầu tiên thực tập các nhân đức xã hội, là linh hồn cho sinh hoạt và
5

6
7

Hồ Chí Minh, tuyển tập, tập II, NXB sự thật, Hà nội, 1980, tr.11
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.103-104.
John J.Macionis, Xã hội học, tái bản lần thứ 8. Nxb Thống kê 2003


3

sự phát triển xã hội”[8]. Theo cái nhìn của Giáo hội Cơng giáo gia đình đó là Hội
Thánh tại gia. Không lo cho Giáo hội tại gia tức là tế bào của Giáo hội thì khơng có
Giáo hội.
Như vậy, có thể thấy vấn đề hơn nhân và gia đình ln chiếm vị trí hàng đầu
trong các vấn đề mà Giáo hội Công giáo quan tâm, đã được xây dựng một cách hệ
thống, rõ ràng trong giáo lý, giáo luật (110 điều). Với sự quan tâm của Giáo hội nói
chung, Giáo hội Cơng giáo Việt Nam nói riêng về lĩnh vực hơn nhân và gia đình,
liệu những sự quan tâm đó có được tín đồ hưởng ứng hay khơng? Họ có duy trì
được đời sống hơn nhân gia đình theo giáo lý, giáo luật và niềm tin tôn giáo của họ
hay khơng? Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Quan hệ hơn nhân trong gia đình của
người Cơng giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Bên cạnh đó, đây là mảng
đề tài con tương đối mới dưới góc nhìn Xã hội học, chưa được sự quan tâm và
nghiên cứu thoả đáng, cho nên việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và cấp bách.
2. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quan hệ hôn nhân trong gia đình của
người Cơng giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về địa bàn và thời gian nghiên cứu
Đề tài đã chọn thực hiện điển cứu tại Giáo xứ Gò Mây, quận Bình Tân,

Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một giáo xứ mới được thành lập năm 2006, với số
giáo dân gần 5.000 người. Gị Mây cịn đón nhận khá đơng tín đồ là lao động nhập
cư đến tham dự thánh lễ hàng tuần, hoặc đến học các lớp giáo lý tân tịng, giáo lý
hơn nhân. Là vùng đất mang tính chất của một khu dân cư mới, giáo xứ non trẻ
chưa có kinh nghiệm để phát triển giáo xứ, chưa có chương trình gì cụ thể để nâng
đỡ đời sống hơn nhân gia đình của tín đồ trong giáo xứ ngồi những lớp giáo lý hơn
nhân. Vì vậy, đời sống hơn nhân gia đình trong giáo xứ nói chung và các gia đình

8

Đức Giáo Hồng Gioan Phao lơ II, Tơng huấn Familiaris consosortio


4

nhập cư gặp khơng ít những khó khăn. Vì thế, tác giả đã chọn địa điểm này để điển
cứu với mong muốn tìm hiểu thực trạng quan hệ hơn nhân hiện nay của tín đồ. Qua
đó đưa ra những nhận định và khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng đời sống hơn
nhân gia đình trong giáo xứ ngày một tốt hơn.
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9/ 2011 đến tháng 3/2012.
Thứ hai, về đối tượng khảo sát
Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với những tín đồ của giáo xứ Gị Mây đã kết
hơn được pháp luật và Giáo hội Công Giáo công nhận. Thời gian kết hôn từ 6 tháng
trở lên. Người cung cấp thơng tin có thể là người vợ hoặc người chồng hay cả hai
người. Ngồi ra, để có nguồn dữ liệu mang tính tổng quát, tác giả phỏng vấn sâu
Linh mục quản xứ, Linh mục - trưởng ban mục vụ hơn nhân gia đình của giáo phận
Thành phố Hồ Chí Minh, và một số tín đồ nam, nữ đã kết hơn có quan hệ hôn nhân
ổn định.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý thuyết, đề tài tập trung làm rõ thực trạng

quan hệ hơn nhân trong gia đình của người Cơng giáo tại giáo xứ Gị Mây, từ đó
đưa ra một số khuyến nghị.
4. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài luận văn sẽ tập trung giải quyết các
nội dung sau đây:
 Làm rõ những lý thuyết sử dụng trong đề tài và thao tác hóa các khái niệm.
 Thu thập thơng tin thực tế về thực trạng quan hệ hôn nhân trong gia đình của
người Cơng giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm:
+ Đời sống thực tiễn như: Quyền quyết định hơn nhân; mức độ hài lịng về
cuộc hơn nhân; mâu thuẫn trong mối quan hệ hôn nhân và cách giải quyết
mâu thuẫn.
+ Đời sống tôn giáo như: Niềm tin và thực hành tôn giáo ảnh hưởng đến đời
sống hơn nhân của tín đồ; vai trị của tơn giáo trong đời sống hơn nhân.
 Xử lý, phân tích, đánh giá thực trạng về quan hệ hơn nhân của tín đồ.


5

 Đưa ra khuyến nghị dựa trên những số liệu đã nghiên cứu.
5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp định lượng
thông qua việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi, sử lý và phân tích số liệu để thấy
được những yếu tố liên quan đến tính ổn định trong hơn nhân Cơng giáo. Ngồi
ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn sâu nhằm bổ sung và
hoàn thiện các dữ liệu định lượng.
Ngoài những kỹ thuật thu thập dữ kiện đã nêu trên, tác giả cịn sử dụng
phương pháp phân tích tư liệu sẵn có bao gồm: Chủ đề về hơn nhân và gia đình nói
chung; hơn nhân gia đình Cơng giáo nói riêng; tư liệu lịch sử về đạo Cơng giáo;
Thánh kinh, giáo luật, giáo lý của Giáo hội Công giáo; sách, báo, tạp chí, báo điện

tử ..liên quan đến đề tài được tổng hợp theo từng mục tiêu cụ thể, để dễ dàng kế
thừa những tài liệu có sẵn, đảm bảo tính khách quan cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Kỹ thuật nghiên cứu
Thông tin định lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi với
các câu hỏi được xây dựng sẵn. Bảng hỏi gồm 4 phần: Thông tin cá nhân; thực
trạng quan hệ hôn nhân hiện nay; thực trạng về niềm tin và thực hành tôn giáo của
tín đồ; các yếu tố tác động đến quan hệ hơn nhân của tín đồ.
Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu, cụ
thể như sau:
Khảo sát 130 bảng hỏi cấu trúc với các đối tượng đáp ứng theo các chỉ tiêu
đề ra như: Giới tính, tuổi, số năm kết hơn…
 phân chia theo giới tính: Nam 63 người; nữ 67 người
 phân chia theo độ tuổi: Từ 20 – 30 tuổi có 29 người; từ 31 – 40 tuổi có 55
người; từ 41 – 50 tuổi có 29 người; trên 50 tuổi có 17 người;
 Phân chia theo thời gian kết hôn: Dưới 5 năm có 44 người; từ 5- 10 năm có
31 người; từ 11 – 20 năm có 30 người; từ 21- 30 năm có 10 người; trên 31
năm có 15 người;


6

Thơng tin định tính: Tác giả phỏng vấn sâu 10 người được phân chia như
sau:
Phỏng vấn 01 linh mục chánh xứ, 01 Linh mục trưởng ban mục vụ hôn nhân
gia đình tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh để có cái nhìn tổng quan về tình
hình hơn nhân tại địa bàn nghiên cứu cũng như tình hình hơn nhân trong Tổng Giáo
Phận Tp. HCM.
Phỏng vấn 8 người (4 nam, 4 nữ) đã kết hôn để biết rõ đời sống hơn nhân của
từng gia đình hiện nay, gia đình đứng trước những khó khăn nào? Hướng giải
quyết? Đâu là yếu tố giúp hôn nhân của họ ổn định? …

5.3. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin
Trước hết, đối với thông tin định lượng thu thập bằng kỹ thuật khảo sát thông
qua bảng hỏi, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5; thứ hai, đối với thông
tin định tính, thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu sẽ được ghi âm, gỡ băng và triển
khai thành các biên bản phỏng vấn; thứ ba, đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, các thơng
tin được ghi chú và trích dẫn, dùng để đối chiếu, so sánh hoặc phân tích thêm cho
vấn đề có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Hôn nhân ổn định, bền vững không chỉ là mong muốn của những ai đang
sống trong đời sống hơn nhân, mà cịn là mong muốn của xã hội và Giáo hội Công
giáo. Vì vậy, kết quả nghiên cứu về quan hệ hơn nhân trong gia đình của người
Cơng giáo có thể góp phần làm phong phú thêm phương pháp luận và cách tiếp cận
lý thuyết chức năng, lý thuyết tương tác biểu tượng vào nghiên cứu về chủ đề hôn
nhân và gia đình có yếu tố tơn giáo.
Qua q trình nghiên cứu tác giả đã ứng dụng những gì đã được học vào thực
tiễn: từ phương pháp nghiên cứu đến cách tiếp cận lý thuyết, vận dụng kiến thức
chuyên ngành xã hội học tơn giáo, xã hội học gia đình để giải thích một vấn đề cụ
thể trong quan hệ hơn nhân của tín đồ Cơng giáo.


7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài này nghiên cứu về quan hệ hơn nhân trong gia đình của người Cơng
giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bắt đầu từ việc mơ tả thực trạng đến phân
tích các yếu tố quyết định độ ổn định, bền vững của hôn nhân. Qua đó, cung cấp cái
nhìn sâu sắc hơn về bản chất của hôn nhân Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu về lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng cho tác giả hiểu hơn
về những giá trị tốt đẹp của gia đình nói chung gia đình Cơng giáo nói riêng và

những khó khăn mà gia đình đang phải đối diện. Nhìn nhận và đánh giá vấn đề cách
khách quan, khoa học và toàn diện.
Kết quả thu được sẽ là nguồn thơng tin bổ ích và thiết thực cho xã hội, các cơ
quan nghiên cứu tôn giáo và là nguồn tư liệu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực
nghiên cứu này.
7. Hạn chế của luận văn
Luận văn có một số hạn chế như sau:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ hôn nhân trong gia đình của
người Cơng giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tuy nhiên đề tài chỉ thực hiện
điển cứu tại một giáo xứ Gò Mây, Quận Bình Tân. Kết quả nghiên cứu chỉ có tính
thăm dị chưa có tính khái qt cao.
Đề tài chưa tiếp cận được nhiều với các nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân và
gia đình có yếu tố tơn giáo, cụ thể hơn nhân của đạo Cơng giáo. Đặc biệt ở góc độ
Xã hội học nghiên cứu về hơn nhân có yếu tố tơn giáo cịn hạn chế. Nên kết quả
tổng quan chưa được sâu sắc và đa dạng.
Khó khăn lớn nhất và cũng là hạn chế của đề tài khi cho rằng, hơn nhân của
tín đồ Cơng giáo có tính ổn định hơn các cuộc hôn nhân khác. Để làm được điều
này, cần có số liệu ly hơn trong cộng đồng người Công giáo cũng như các tôn giáo
khác để so sánh thì kết quả nghiên cứu mới có sức thuyết phục cao. Tác giả khơng
có số liệu định lượng để làm nổi bật nhận định trên vì những lý do sau: Thứ nhất, để
nghiên cứu được vấn đề ly hôn của người Cơng giáo là cơng việc khó khăn và phức
tạp, đòi hỏi nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn và có sự tham gia của nhiều tổ chức,


8

đồn thể và đặc biệt phải có sự cộng tác của người trong cuộc. Vì vậy, việc thống kê
số liệu, tình trạng ly hơn nơi người Cơng giáo ở địa bàn nghiên cứu cũng như trong
giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh chưa được quan tâm, nghiên cứu thỏa đáng, nên
khơng có số liệu cụ thể; thứ hai, dưới góc độ pháp luật, việc thụ lý đơn xin ly hôn

không xét trên phương diện tôn giáo, nên tác giả không có số liệu để so sánh.
Mặc dù khơng có số liệu định lượng để chứng minh, trong luận văn này tác
giả đã căn cứ trên hệ thống giáo lý, giáo luật Cơng giáo có liên quan đến hơn nhân
và gia đình, những thơng tin định tính do các linh mục, tín đồ cung cấp và những
đánh giá của các cuộc nghiên cứu trước để phân tích và chứng minh cho nhận định
trên.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận - khuyến nghị.
Ở phần mở đầu, tác giả trình bày về lý do chọn đề tài, đối tượng, mục tiêu,
nội dung, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn, và những
hạn chế của luận văn.
Phần nội dung được xem là phần chính của đề tài trong đó nêu lên tổng quan
tình hình nghiên cứu, các lý thuyết tiếp cận trong đề tài, các khái niệm. Sau đó, tác
giả trình bày giả thuyết nghiên cứu và mơ hình khung phân tích. Tiếp đến, tác giả
mơ tả thực trạng hơn nhân trong gia đình của người Cơng giáo ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân đây là nội dung
quan trọng nhất mà luận văn hướng tới.
Trong phần kết luận và khuyến nghị, tác giả tóm lược lại những vấn đề phân
tích ở phần nội dung và đề xuất một số khuyến nghị giúp cho tín đồ có cuộc sống
hơn nhân ổn định, bền vững.


9

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN HỆ HƠN NHÂN
TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhận thức được vị trí quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội
nên từ rất lâu, vấn đề hơn nhân và gia đình cũng đã được các nhà tư tưởng, các nhà
khoa học và các lực lượng tiên tiến hết sức quan tâm, coi trọng. Một số viện và
trung tâm nghiên cứu khoa học lấy gia đình làm đối tượng để nghiên cứu. Ngày
càng có nhiều cơng trình khoa học, tạp chí, sách báo về chủ đề hơn nhân và gia đình
xuất hiện trên những phương tiện thông tin khoa học và thông tin đại chúng. Hướng
nghiên cứu về chủ đề này tiếp cận khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Triết
học, Sử học, Dân tộc học, Văn học, Văn hoá học, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục
học, Dân số học và đặc biệt là Gia đình học… đã đưa ra một bức tranh tổng thể
những khía cạnh khác nhau về đời sống hơn nhân và gia đình, về sự biến đổi, thích
ứng và phát triển của hơn nhân và gia đình trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Sau đây là tóm lược một số cơng trình, đề tài nghiên cứu về chủ đề hơn nhân
và gia đình:
1.1. Chủ đề hơn nhân và gia đình nói chung
1.

Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Q (2007), Gia đình học. Cuốn sách là

cơng trình nghiên cứu khoa học cơng phu, hệ thống gồm có 5 phần, chia thành 22
chương, được biên soạn dưới hình thức một giáo trình giảng dạy, nghiên cứu.
Trong phần 2 chương 7 của cuốn sách tác giả đã đưa ra bức tranh về hiện
trạng các mối quan hệ trong gia đình. Tác giả cho rằng từ những biến đổi kinh tế xã hội đến những vấn đề bức xúc trong các mối quan hệ gia đình hiện nay. Cũng
theo tác giả để tìm hiểu thực chất chất keo dính trong mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình ln là một vấn đề phức tạp. Sự gắn bó của các thành viên trong
gia đình ln phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nó khơng phải đơn thuần là những yếu
tố vật chất mà còn là những yếu tố phi vật chất, những giá trị tinh thần, tình cảm,


10


đạo đức, tôn giáo vốn không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của gia
đình. Thực tế cho thấy có nhiều mâu thuẫn, bất đồng trong gia đình đã được nảy
sinh từ những thay đổi trong quan niệm sống hay từ những lý do kinh tế nhưng
chính tình cảm, sự yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, sự nhường nhịn,
hồ thuận trong mối quan hệ gia đình đã giúp các gia đình vượt qua được những
khăn, trở ngại để tiếp tục tồn tại, gắn bó với nhau hơn.
Qua kết quả nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra tình trạng mâu thuẫn trong gia
đình hiện nay chủ yếu là trong mối quan hệ vợ chồng chiếm tỷ lệ cao nhất, các biểu
hiện như: sự thờ ơ, thiếu quan tâm lẫn nhau, vợ chồng khơng tơn trọng, ngoại tình,
bạo lực, những sai lệch chuẩn mực, vi phạm qui tắc ứng xử vợ chồng đang có chiều
hướng tăng lên.
2. Vũ Tuấn Huy (2004), Xu hướng gia đình ngày nay. Đây là cơng trình nghiên
cứu thực nghiệm tại Hải Dương của tập thể các cán bộ nghiên cứu phòng xã hội học
gia đình - Viện Xã hội học, cuốn sách gồm 3 chương. Phần 1 của chương 3, Vũ
Tuấn Huy đã trình bày các vấn đề trong hơn nhân, sự hình thành gia đình và các quá
trình gia đình. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra thiết chế hôn nhân trong
những cộng đồng của địa bàn nghiên cứu có những xu hướng biến đổi phù hợp với
những biến đổi của điều kiện xã hội. Một trong những chỉ báo của sự biến đổi đó là
vai trị của gia đình trong dàn xếp và quyết định hơn nhân. Hơn nhân tự do và dựa
trên tình yêu ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng để đi đến quyết định hôn
nhân. Tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm của người vợ và người chồng được đánh
giá quan trọng hiện nay như sự chung thuỷ, có sức khoẻ tốt, vợ chồng hồ hợp về
đời sống tình dục…
3. Nguyễn Minh Hồ (1998), Hơn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Với cơng trình nghiên cứu này tác giả đã mô tả được một cách tương đối đầy đủ
bức tranh tổng thể của gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với những
đường nét và sắc độ đậm nhạt khác nhau, tác giả tập trung vào hai vấn đề cốt lõi của
gia đình đó là cấu trúc và chức năng của gia đình. Đồng thời làm rõ ngun nhân
kinh tế, văn hố, xã hội, chính trị và cả luật pháp tác động đến gia đình đưa đến



11

những sự thay đổi trong cấu trúc, trong chức năng của gia đình ở Thành phố. Qua
đó tác giả cũng đưa ra những dự báo mang tính tổng quát về sự vận động của gia
đình trong những năm tới. Trong chương I, tác giả đã cung cấp những đặc điểm
kinh tế - văn hoá – xã hội của Tp. HCM trong mối quan hệ tới hơn nhân và gia đình,
tác giả cho rằng gia đình ở Tp.HCM khơng thuần nhất, hết sức đa dạng, nhiều vẻ và
khá phức tạp, ngoài ra tác giả cũng chú ý đến tôn giáo mà theo tác giả đây là một
yếu tố khá quan trọng trong khi xem xét về gia đình.
4.

Hồng Thị Hằng (2008), Quan niệm về hôn nhân của thanh niên tại

Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Xã hội học. Với mục tiêu tìm hiểu quan
niệm của thanh niên về những vấn đề liên quan đến hôn nhân hiện nay như: chỉ ra
những yếu tố tác động đến quan niệm hôn nhân của thanh niên; chỉ ra xu hướng
trong quan niệm về hôn nhân của thanh niên hiện nay. Nghiên cứu của tác giả cho
thấy yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, gia đình có ảnh hưởng đến
quan niệm hôn nhân của thanh niên. Tác giả cũng chỉ ra được có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến độ bền vững của hơn nhân trong đó có các yếu tố như: biết cảm
thơng chia sẻ, hồ hợp về mặt tinh thần, chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý cũng như
kiến thức về hơn nhân gia đình và nghề nghiệp ổn định được coi là rất quan trọng
để duy trì độ bền của hơn nhân. Những yếu tố trên là điều cần thiết để xây dựng một
cuộc hôn nhân bền vững trong quan niệm chung của nhiều người. “thuận vợ thuận
chồng tát biển đông cũng cạn” luôn đúng và cần cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên,
trong xã hội hiện nay, nếu chỉ có tình u, sự đồng cảm, sự chia sẻ…khơng thơi thì
chưa đủ, cần thêm một sự ổn định về mặt kinh tế mới có thể duy trì được mối quan
hệ hơn nhân. Vì vậy, kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền
của hôn nhân.

5. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hơn nhân, gia đình Việt nam
hiện nay. Cuốn sách là tập hợp các bài viết cuả tác giả đã được cơng bố trên một số
tạp chí như tạp chí khoa học về phụ nữ, nghiên cứu con người, nghiên cứu Triết
học, gia đình và trẻ em, dân số và phát triển. Cuốn sách chia làm ba chương. Nội
dung của mỗi chương thể hiện các khía cạnh của gia đình và hướng giải quyết như:


12

văn hoá ứng xử và tổ chức cuộc sống gia đình, mối quan hệ giữa các cá nhân, gia
đình và xã hội, hơn nhân và gia đình trước những biến động của thời đại. Các khía
cạnh được nêu ra trong mỗi chương mỗi mục là những trăn trở của tác giả cũng như
của tất cả những ai quan tâm đến gia đình. Những vấn đề nhỏ nhặt đời thường trong
gia đình nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc, chúng đảm bảo cuộc sống bình n, hồ
thuận vui vẻ của các thành viên trong gia đình, đồng thời có tác động hữu ích đến
việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc trong bối cảnh mới của
thời đại hiện nay.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, cịn có một số bài
viết, bài chun khảo về hơn nhân gia đình đã được đăng trên các tạp chí, trên các
báo mạng, đây cũng là mảng chủ đề nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều
khoá luận tốt nghiệp Đại học và một số bản luận án khoa học Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về hơn nhân gia đình của các tác giả rất
phong phú đa diện cho thấy một bức tranh tổng thể về gia đình Việt Nam. Mỗi khía
cạnh của gia đình được các tác giả nghiên cứu một cách nghiêm túc, cung cấp thơng
tin hữu ích cho các nhà chính sách, các nhà làm luật để họ có cái nhìn tồn diện về
gia đình nhằm đưa ra những chính sách, quyết định phù hợp cho sự phát triển bền
vững của gia đình “gia đình là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã
hội”[9]. Nghiên cứu về gia đình giúp cho những ai quan tâm đến gia đình khơng chỉ
nâng cao nhận thức, lý giải một cách đúng đắn lý luận và thực tiễn về gia đình mà
cịn có cơ sở nêu lên những định hướng cơ bản cho việc xây dựng mơ hình gia đình

mới, kế thừa được các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và kết hợp với việc
tiếp thu những tinh hoa của nhân loại[10]. Tuy nhiên, các tác giả cịn khá khiêm tốn
khi nghiên cứu hơn nhân và gia đình có yếu tố tơn giáo.
Nghiên cứu của chúng tơi sẽ cố gắng đi sâu vào phân tích yếu tố tôn giáo cụ
thể là đạo Công giáo ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hôn nhân của tín đồ?
Yếu tố nào làm cho đời sống hơn nhân của tín đồ Cơng giáo ổn định, bền vững. Đây
9

Nguyễn Minh Hồ, Hơn nhân và gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh ( nhận diện và dự báo), Nxb TP HCM
1998.
10
Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, Gia đình học, tr 31


13

là một trong những nét riêng, khác với các đề tài nghiên cứu về hơn nhân và gia
đình trước đây mà luận văn sẽ đề cập đến ở phần nội dung nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quan hệ hơn nhân trong gia đình của người Cơng giáo ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là sự cần thiết bổ sung vào các nghiên cứu về hôn
nhân và gia đình, đặc biệt qua nghiên cứu này có thể đưa ra một góc nhìn sâu hơn
về mối quan hệ hơn nhân có yếu tố tơn giáo dưới cái nhìn xã hội học.
1.2. Chủ đề hơn nhân và Gia đình Cơng giáo
6. Hội đồng Giám mục Việt Nam - Uỷ ban bác ái xã hội (2007), Tóm lược Học
thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Đây là cuốn sách giới thiệu những nguyên
tắc nền tảng và đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực xã
hội. Nội dung gồm phần nhập đề và 12 chương, mỗi chương trình bày những quan
điểm chính của Giáo hội về các vấn đề xã hội như: gia đình, tế bào sống động của
xã hội, lao động của con người, đời sống kinh tế, bảo vệ môi trường, cổ vũ hồ bình
v.v…Trong chương 5, quan điểm của Giáo hội xem gia đình như là xã hội tự nhiên

đầu tiên, với những quyền lợi tự nhiên riêng của gia đình, đồng thời đặt gia đình
làm trung tâm của đời sống xã hội. Một xã hội xây dựng trên gia đình chính là một
sự bảo đảm tốt nhất cho xã hội khỏi bị cuốn hút theo chủ nghĩa cá nhân hay chủ
nghĩa tập thể. Trong gia đình, các giá trị luân lý được dạy dỗ ngay từ những năm
đầu tiên của cuộc đời, cũng như di sản thiêng liêng của cộng đồng tơn giáo và di sản
văn hố của quốc gia được lưu truyền. Trong gia đình, người ta học biết trách nhiệm
xã hội và tình liên đới. Hơn nhân là nền tảng của gia đình và gia đình đặt nền tảng
trên sự lựa chọn tự do của hai vợ chồng muốn kết hợp với nhau trong hơn nhân.
Với cuốn tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo, đây là cơ sở
nền tảng để tác giả tiếp cận vấn đề hôn nhân Công giáo. Dựa trên những quan điểm
mà học thuyết đã trình bày để nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo đúng bản chất của
Giáo hội Công giáo.
7. Augustinô Nguyễn Văn Dụ (2007), Mục vụ và linh đạo về Hơn nhân và gia
đình. Cuốn sách là tập tài liệu quý báu dành cho Linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam
nữ, những người quan tâm đến mục vụ hơn nhân và gia đình muốn tìm hiểu và phục


14

vụ trong lãnh vực mục vụ quan trọng của Giáo hội. Đặc biệt những người đang sống
trong bậc vợ chồng làm hành trang cho cuộc sống gia đình, cần khám phá ra những
chủ đề linh đạo để giúp mình sống phù hợp với ý định của Thiên Chúa trên hôn
nhân và gia đình.
Đây cũng chính là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú về chủ đề hơn
nhân gia đình Công giáo mà tác giả luận văn quan tâm như: Mục vụ gia đình theo
cơng đồng Vaticanơ II; linh đạo hơn nhân và gia đình từ cơng đồng Vaticanơ II; hơn
nhân và gia đình trong kế hoạch của Thiên chúa; tình u hơn nhân hình ảnh của
tình u thiên chúa;
8. Đức Giáo Hồng Gioan-Phaolơ II (1981), Tơng huấn Familiaris Consortio
(người dịch: Nguyễn Văn Dụ). Tông huấn được cho là “một tổng luận Giáo huấn

của Giáo Hội về đời sống, bổn phận, trách nhiệm và sứ mạng của hôn nhân và gia
đình trong thế giới ngày nay”.
Với Tơng huấn này Hội Thánh đã thể hiện sự quan tâm rất sâu sắc đến đời
sống hơn nhân gia đình của tín hữu Cơng giáo trên toàn thế giới. Theo lời giới thiệu
của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tông huấn này là: “Một tài
liệu căn bản của Giáo hội về gia đình ln mới mẻ cho cả giai đoạn hiện tại và
chắc chắn cho nhiều thập niên tới, để mỗi người có thể khám phá và hiểu biết hơn
về những phong phú về giáo lý, những giá trị về luân lý, nhất là trong lãnh vực mục
vụ và văn hóa xã hội”.
Đây là tài liệu nền tảng cung cấp cái nhìn tồn diện về đời sống hơn nhân và
gia đình theo quản điểm của Giáo hội Công giáo. Từ những thông tin này định
hướng cho chúng tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn, từ khâu xây dựng và
thiết kế bảng hỏi, đến q trình viết và phân tích số liệu một cách khách quan.
9. Jack Dominian, Hôn nhân đức tin và tình yêu (người dịch: Vũ Văn An). Jack
Dominian là một nhà phân tâm học chuyên cố vấn cho các cặp hôn nhân tan vỡ.
Cuốn sách này được ông viết dưới cái nhìn chun mơn của một nhà trị liệu tâm lý.
Như tựa đề cho thấy, với mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa tình yêu vợ chồng
và đức tin. Với cách nhìn của một nhà tâm lý tác giả cho rằng đối với 90 đến 95%


15

các cặp vợ chồng, thì cuộc đời bao giờ cũng là vở kịch hai màn. Màn một, là kinh
nghiệm giữa đứa trẻ và các thành viên quan trọng trong gia đình, và màn hai là sự
lập lại và phát triển thêm kinh nghiệm đó trong liên hệ vợ chồng. Hai vợ chồng
bước vào hôn nhân pha trộn những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu về
yêu thương. Sự ổn định của hôn nhân tùy thuộc ở chỗ các kinh nghiệm tốt có trổi
vượt hơn các kinh nghiệm xấu hay khơng.
Tác giả cho rằng bền vững trong hơn nhân địi hỏi cả hai vợ chồng cùng nâng
đỡ, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng trong hôn nhân. Sự nâng đỡ nhau về

phương diện vật chất và tình cảm là cái khung căn bản để đi đến một chiều kích
khác của tình u được thực hiện đó là chữa lành nhau. Với mối liên hệ thân mật
đáng tin tưởng hai vợ chồng sẽ thổ lộ những vết thương của mình cho nhau, những
vết thương thường thường có tính chất tâm lý và cả hai cùng giúp nhau hàn gắn.
Cùng với việc nâng đỡ nhau và chữa lành nhau, hai vợ chồng tiếp tục cùng nhau
tăng trưởng về phương diện thể lý, tri thức, xúc cảm, tình cảm và tâm linh trong
suốt cuộc đời của hai người. Sự bền vững này địi hỏi nơi vợ chồng sự cố gắng, sự
khích lệ và hy sinh, và nơi toàn thể xã hội sự nâng đỡ thích đáng.
Theo tác giả giai đoạn đầu của hôn nhân kéo dài khoảng năm năm, trong
những năm này, vợ chồng phải tạo được một mối liên hệ ổn định dựa trên năm yếu
tố xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Giai đoạn này rất quan trọng đối với
sự sống cịn của hơn nhân. Việc thiết lập ra các mối liên hệ này đòi hai vợ chồng
phải nâng đỡ nhau, chữa lành cho nhau và cùng nhau tăng trưởng. Ở chiều kích tâm
linh có thể hiểu theo hai cách: Trước nhất, như một tác động trực tiếp của tôn giáo
vào cuộc sống vợ chồng; thứ hai, như một hệ thống giá trị mà cả hai cùng chia sẻ.
Đối với Giáo hội Công giáo hôn nhân là một bí tích được chúa ban ơn cách riêng
cho hai vợ chồng. Điều này thực sự có nghĩa làm mọi kinh nghiệm của hai vợ
chồng dù là xã hội, thể lý, xúc cảm hay tri thức, tất cả đều là những biến cố chở theo
ơn thánh hay sự sống của chính Thiên chúa.
Cuốn sách trình bày rất rõ ràng, sâu sắc về hơn nhân gia đình dưới góc độ
tâm lý xem mối tương quan giữa tình yêu vợ chồng và đức tin. Yếu tố tâm linh nối


×