Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã xuân trung, huyện xuân trường, tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG THỊ MINH THƯ

THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC
GIA ĐÌNH NƠNG THƠN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ XUÂN TRUNG,
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG THỊ MINH THƯ

THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC
GIA ĐÌNH NƠNG THƠN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ XUÂN TRUNG,
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành:
Mã số:

XÃ HỘI HỌC


60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ QUANG HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Hoàng Thị Minh Thư


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới tiến sĩ Vũ Quang Hà - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các gia đình và trẻ em cư ngụ tại xã Xuân Trung
đã nhiệt tình tham gia trị chuyện, chia sẻ với tơi. Tơi sẽ khơng thể nào hồn thành
được luận văn này nếu khơng có sự hỗ trợ, tham gia của mọi người.
Xin chân thành cảm ơn tập thể Thầy Cô Khoa xã hội học Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh
nghiệm q báu để tơi có được vốn kiến thức nền tảng.

Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã ln động viên, khích lệ
và hết mực quan tâm, tạo điều kiện để tơi được an tâm hồn thành tốt luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND, Ban dân số, Hội Liên hiệp phụ
nữ xã Xuân Trung đã tạo điều kiện và nhiệt tình cung cấp cho tơi những thông tin cần
thiết phục vụ cho nghiên cứu; xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị cán bộ thơn
dù bận rộn nhưng đã hết lịng hỗ trợ tơi trong vai trị là cầu nối để tơi đến được với các
gia đình, các em tại địa phương.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

3.1. Mục đích nghiên cứu

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

6

4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

6

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7

6. Đối tượng, khách thể và mẫu nghiên cứu

8

6.1. Đối tượng nghiên cứu

8

6.2. Khách thể nghiên cứu


8

6.3. Mẫu nghiên cứu

8

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

11

7.1. Ý nghĩa lý luận

11

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

12

8. Kết cấu luận văn

12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ

13

TÀI


1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài


13

1.1.1. Khái niệm trẻ em

13

1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em

14

1.1.3. Khái niệm gia đình

17

1.2. Lý luận về quyền con người và quyền trẻ em

20

1.3. Lý thuyết áp dụng

23

1.3.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng

23

1.3.2. Lý thuyết về vị thế, vai trò xã hội

24


1.3.3. Lý thuyết biến đổi xã hội

26

1.3.4. Lý thuyết hành động xã hội

27

1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

29

về quyền trẻ em
1.4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em

29

1.4.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền trẻ em

32

1.5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

33

1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu

33


1.5.2. Khung lý thuyết

34

Chương 2: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRONG CÁC GIA

36

ĐÌNH Ở XÃ XUÂN TRUNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH
NAM ĐỊNH: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

36

2.2. Thực trạng thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình ở xã

38


Xuân Trung, huyện Xuân trường, tỉnh Nam Định
2.2.1. Nhận thức về quyền trẻ trong các gia đình

38

2.2.2. Quan điểm, thái độ của cha mẹ và trẻ em về quyền trẻ em

54

2.2.3. Việc thực hiện quyền trẻ em


60

2.3. Nhân tố tác động đến việc thực hiện quyền trẻ em trong các gia

84

đình
2.4. Xu hướng biến đổi trong việc thực hiện quyền trẻ em trong các

89

gia đình
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

93

KẾT LUẬN

93

KHUYẾN NGHỊ

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

100


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


TT

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Mức độ nhận biết về nội dung quyền trẻ em của cha mẹ

41

Bảng 2.2

Mức độ nhận biết về nội dung quyền trẻ em của trẻ em

44

Bảng 2.3

Mức độ nhận biết những hành vi bị nghiêm cấm của cha

47

mẹ và trẻ em
Bảng 2.4

Quan điểm của cha mẹ và trẻ em về việc cần thiết phải


54

thực hiện quyền trẻ em
Bảng 2.5

Quan niệm của cha mẹ và trẻ em về trẻ em

56

Bảng 2.6

Quan niệm của cha mẹ và trẻ em về trách nhiệm của gia

58

đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu bữa ăn trong ngày

65

Bảng 2.7

Rèn các nếp ăn cho trẻ theo cấu trúc gia đình

65

Bảng 2.8

Mức độ sử dụng thời gian vui chơi giải trí của trẻ


71

Biểu đồ 2.2 Trẻ em tham gia lao động theo giới tính

75

Bảng 2.9

81

Ý kiến của các con được cha mẹ thực hiện


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV, CS & GD

: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc

XHH

: Xã hội học


TS

: Tiến sĩ

PGS.TS

: Phó giáo sư, tiến sĩ

THCS

: Trung học cơ sở

PTTH

: Trung học phổ thơng

CLB, NVH

: Câu lạc bộ, nhà văn hóa


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về trẻ
em. Đấy là tương lai của nhân loại, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi
gia đình. Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ. Nhóm trẻ em chiếm

36% dân số cả nước [45]. Trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, thế hệ trẻ em hiện nay sẽ
là những người hiện thực hóa các cơ hội phát triển của đất nước. Thực hiện quyền trẻ
em hơm nay chính là đầu tư cho sự phát triển hiệu quả và bền vững nguồn nhân lực tương
lai và cho sự phát triển của đất nước.
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta từ lâu khơng chỉ là vấn đề đạo
lý mà cịn được thể chế hóa thơng qua hệ thống pháp luật. Năm 1979, Pháp lệnh bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước
thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc
(tháng 2/1990). Các quyền cơ bản của trẻ em trong công ước được Việt Nam tôn trọng và
luật hóa trên cơ sở phù hợp với quy định của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, đặc biệt
được thể chế trong Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi) được Quốc hội
thông qua ngày 15/6/2004. Qua 20 năm thực hiện Công ước quốc tế này, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện quyền trẻ em. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
và trẻ dưới năm tuổi giảm rõ rệt. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 cho đến năm 2009,
tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi giảm xuống còn một nửa. Tỉ lệ tiêm chủng
ln đạt mức cao đã giúp Việt Nam thanh tốn bệnh bại liệt năm 2000 và uốn ván bà mẹ
và trẻ sơ sinh vào năm 2005. Trẻ em Việt Nam ngày nay được hưởng nền giáo dục tốt
hơn. Khoảng 95% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường. Các cơ hội tăng cường sự
tham gia của trẻ em ngày càng được mở rộng. Việt Nam ngày càng quan tâm tới việc xây
dựng mơi trường an tồn và lành mạnh cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi các


2

nguy cơ xâm hại trẻ em. Cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của trẻ em ngày càng
được chú trọng [44].
Tuy nhiên, không phải trẻ em nào ở nước ta cũng được hưởng những thành quả
của xã hội. Hiện nay vẫn cịn khoảng 500 nghìn trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6%)
không được đăng ký nhập học, nghĩa là không được đến trường. Gần 10 triệu trẻ em
hiện phải sống trong tình trạng nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế. 23 nghìn trẻ em phải

lao động sớm và có 16 nghìn trẻ em đường phố, thiếu mái ấm gia đình. Khoảng 8.500
trẻ em trong độ tuổi dưới 15 đang sống với HIV và 22 nghìn trẻ em mồ cơi cha mẹ bị
chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS [27, tr.93] . Theo số liệu thống kê tổng hợp từ đường dây
nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em
trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần
so với chục năm về trước… [47]. Thực trạng này đang cản trở Việt Nam thực hiện
được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mới về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em.
Chúng ta biết rằng, gia đình ln được xem như là một thiết chế xã hội rất cơ
bản và có nhiều chức năng khác nhau, trong đó có một chức năng vơ cùng quan trọng
là ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Gia đình là một trong ba mơi
trường quan trọng có tính quyết định giúp trẻ phát triển tồn diện và thực hiện đầy đủ
quyền của mình. Nhưng trên thực tế thì cho đến nay, quyền trẻ em chưa được thực hiện
tốt trong gia đình. Một trong những ngun nhân của tình trạng đó là nhận thức của các
bậc cha mẹ, của gia đình về quyền trẻ em cịn có nhiều thiếu hụt, từ đó dẫn đến những
thái độ và hành vi của họ chưa phù hợp với những yêu cầu của công ước quốc tế về
quyền trẻ em, Luật BV, CS & GD và các mục tiêu cơ bản trong chương trình hành
động quốc gia vì trẻ em.
Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình
nơng thơn hiện nay, đặc biệt là nhận thức, thái độ và hành vi về quyền trẻ em của các
bậc cha mẹ, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp kịp thời thiết thực nhằm góp phần


3

nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình nơng thơn là cần
thiết. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện quyền trẻ em trong gia đình
nơng thơn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em bắt đầu phát triển từ

những năm 90, sau khi Việt Nam cam kết tham gia vào công ước quốc tế về quyền trẻ
em. Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, ấn phẩm được xuất bản với nội dung
cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc và giáo dục, thực hiện quyền trẻ em…
“Báo cáo về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng - kiến thức thái độ - hành vi” do TNS biên soạn cho Unicef tháng 11/2009. Nghiên cứu tập trung
tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ, đồng thời tìm
hiểu quan niệm của cộng đồng đối với trẻ khuyết tật và tìm hiểu vai trị của các ban
ngành đồn thể (khối chính phủ và phi chính phủ) trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đề tài
cũng chỉ đi vào nghiên cứu đối tượng là những trẻ em khuyết tật và tìm hiểu vai trị của
các ban ngành đoàn thể mà chưa nghiên cứu tới các đối tượng là trẻ em nói chung về
quyền trẻ em.
Đề tài “Lạm dụng trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF phối hợp với Trung tâm
nghiên cứu và tư vấn về phát triển tiến hành tháng 5/2003 đã khảo sát sơ bộ các hình
thức, mức độ lạm dụng trẻ em và tìm hiểu sự hiểu biết của cộng đồng về các hình thức
lạm dụng trẻ em ở Việt Nam. Qua đó, đề tài ít nhiều đề cập đến nhận thức của gia đình,
cộng đồng về quyền trẻ em.
Cuốn sách “Những điểm mở và thách thức cơ bản với phương thức làm chương
trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam” của TS.
Christian Salazar Volkmann đã phân tích tình hình về quyền trẻ em ở Việt Nam, trong
đó có đưa ra cách tiếp cận mới “Phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền


4

con người”. Trong cuốn sách, những quyền kinh tế - xã hội cũng như dân sự, chính trị
và văn hóa của trẻ em và phụ nữ Việt Nam được phân tích trong bối cảnh lịch sử, phát
triển gần đây của Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu này mơ tả q trình phát triển lịch
sử các quyền của trẻ em và quyền của phụ nữ trong bối cảnh các cấu trúc và truyền
thống gia đình Việt Nam đang thay đổi. Nghiên cứu cũng xem xét những thách thức
của phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người, với mục đích cuối
cùng là củng cố những q trình cải cách xã hội và văn hóa của đất nước theo hướng

tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em và phụ nữ.
Trong bài viết “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện
nay” của tác giả Trịnh Hịa Bình đăng trên tạp chí Xã hội học số 4 năm 2005. Tác giả
cho rằng mức độ quan tâm, am hiểu con cái của bậc cha mẹ trong gia đình cịn chưa
sâu sắc. Số cha mẹ khẳng định mình đã hiểu rõ về con cái cịn rất ít: có 25,4% cha mẹ
cho rằng mình hiểu rất rõ con cái; 40,4% hiểu khá rõ; 26,4% hiểu ở mức trung bình;
5,7% chưa hiểu rõ; cịn ít và 2% khơng hiểu gì về con cái. Trong gia đình, các bậc cha
mẹ thường lầm tưởng sự hiểu biết đối với con cái của mình chỉ đơn thuần dừng lại ở
việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, học tập mà khơng tính đến những nhu cầu cá nhân
khác như kết giao, bày tỏ ý kiến, vui chơi, giải trí,… Đặc biệt các quyền quyết định
liên quan đến trẻ thì hầu hết cha mẹ vẫn chưa quan tâm và còn coi nhẹ. Tuy nhiên bài
báo mới chỉ đề cập đến sự thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái mà chưa đi sâu vào tìm
hiểu việc thực hiện các quyền của trẻ em trong gia đình.
Đề tài “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống” do GS.TS Đặng
Cảnh Khanh và nhóm nghiên cứu tiến hành năm 2003, với 800 mẫu gia đình được
điều tra tại Hà Nội, Huế, Hà Tây để tìm hiểu mức độ quan tâm của gia đình với việc
chăm sóc, giáo dục con cái và giáo dục các giá trị truyền thống cho con cái trong các
gia đình hiện nay. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu một phần việc thực hiện quyền
trẻ em trong gia đình.


5

Bộ Lao động, thương binh và xã hội trong nghiên cứu: “Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt” cũng đã đề cập tới vấn đề liên quan đến trẻ em trong việc
thực hiện quyền trẻ em. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ đi vào nghiên cứu đối tượng là
những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt mà chưa nghiên cứu tới các đối tượng là trẻ em nói
chung.
Trong cuốn sách “Hoạt động điều tra các vụ án buôn bán phụ nữ và trẻ em” do
PGS.TS Nguyễn Văn Cảnh chủ biên năm 2007, cuốn sách nhằm cung cấp những kiến

thức cơ bản trong lĩnh vực này với mong muốn góp phần vào sự nghiệp đấu tranh
chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta hiện nay. Đồng thời cũng góp
phần thực hiện tốt hơn quyền được bảo vệ của trẻ em.
Ngoài những nghiên cứu trên cịn có nhiều văn bản pháp luật cung cấp các
thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu về việc thực hiện quyền trẻ em trong gia đình
như Luật Hơn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Công ước
của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em; Chỉ thị 55 - CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2000
của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Nhìn chung các dự án, đề tài đã tiến hành nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các
khía cạnh khác nhau về nhận thức, hiểu biết của gia đình trong việc thực hiện bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Song vấn đề “thực hiện quyền trẻ em trong gia đình”
được đề cập đến chưa nhiều, chưa có những nghiên cứu tồn diện. Do vậy nghiên cứu
này tác giả tập trung phân tích, đánh giá nhằm góp phần làm sinh động hơn bức tranh
chung về vấn đề trẻ em nhất là mối quan hệ gia đình - thực hiện quyền trẻ em.


6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quyền trẻ
em trong các gia đình ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trên cơ
sở đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực
hiện quyền trẻ em trong các gia đình ở khu vực khảo sát.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích thực trạng việc thực hiện quyền trẻ em trong các gia
đình ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Tìm hiểu nguyên nhân và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng thực
hiện quyền trẻ em trong các gia đình tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
quyền trẻ em trong gia đình ở khu vực khảo sát.
4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Năm 2010 - 2011
- Không gian nghiên cứu: xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích thực trạng thực hiện quyền trẻ em trong
các gia đình nơng thơn hiện nay theo bốn nhóm quyền của Cơng ước quốc tế về quyền
trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về trẻ em và quyền
trẻ em.


7

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền
trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu nêu trên, đề tài sử
dụng các phương pháp chính là các phương pháp của xã hội học. Cụ thể là:
* Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp này thu thập những thông tin định lượng để đo lường thực trạng
thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định.
Điều tra theo bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn: 200 phiếu trong đó 100 trẻ em (cả
nam và nữ, ưu tiên những trẻ em ở độ tuổi 12 - 15). 100 phiếu dành cho bố, mẹ đang có
con ở độ tuổi trẻ em.
* Phương pháp nghiên cứu định tính
- Thu thập và phân tích các thơng tin có sẵn:

Đây là phương pháp thu thập thơng tin thơng qua các báo cáo, thống kê và
những bài viết liên quan đến vấn đề này trên sách, báo, tạp chí, internet, các văn bản và
các khảo cứu có liên quan khác.
- Phỏng vấn sâu:
Phương pháp này nhằm thu thập những thơng tin định tính về thực trạng thực
hiện quyền trẻ em trong các gia đình ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định. Từ các cuộc phỏng vấn sâu này là cơ sở giải thích kết quả các mối quan hệ giữa
các biến số thu được qua nghiên cứu định lượng, bổ sung cho các nghiên cứu định
lượng. Phỏng vấn sâu trẻ em cả nam và nữ, ưu tiên những trẻ em ở độ tuổi 12-15 và bố
mẹ đang có con ở độ tuổi trẻ em.


8

- Thảo luận nhóm tập trung: một nhóm trẻ em và một nhóm bố mẹ. Mục đích
nhằm mang lại những thông tin khách quan, nhiều chiều về chủ đề nghiên cứu.
* Phương pháp xử lý thông tin
- Xử lý thông tin phỏng vấn bằng bảng hỏi thiết kế sẵn: Sau khi hồn thành
phỏng vấn, thơng tin được mã hóa và nhập vào máy. Số liệu được nhập và xử lý bằng
chương trình SPSS 11.5.
- Xử lý thơng tin phỏng vấn sâu: Với những thông tin từ các cuộc phỏng vấn ở
địa bàn khảo sát, tác giả tiến hành gỡ băng, lập bảng danh mục vấn đề cho tất cả các
đối tượng được phỏng vấn và nhóm các vấn đề để xử lý thông tin.
6. Đối tượng, khách thể và mẫu nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực hiện quyền trẻ em trong gia đình
nơng thơn hiện nay.
6.2. Khách thể nghiên cứu
- 100 các ơng bố hoặc bà mẹ đang có con trong độ tuổi trẻ em.
- 100 trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 15.

6.3. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn một cách ngẫu nhiên trong khoảng tuổi định trước
như nêu trên tại địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên, có chú ý đến khía cạnh giới tính của các
đối tượng khảo sát. Mẫu khảo sát cụ thể như sau:
6.3.1. Điều tra theo bảng hỏi: 200 người, trong đó 100 trẻ em và 100 cha mẹ có
con ở độ tuổi trẻ em.
Trong số 100 trẻ em:


9

Cá nhân:
- Nam chiếm 47% và nữ chiếm 53%.
- 20 % đang học lớp 6, 25% đang học lớp 7, 25% đang học lớp 8 và 30% đang
học lớp 9.
- 2% số em theo đạo phật, 19% theo đạo thiên chúa cịn lại 79% là khơng theo
tơn giáo nào.
Gia đình: Trẻ em được khảo sát có hồn cảnh gia đình như sau:
- 98% gia đình đầy đủ và 2% góa.
- 81% gia đình 2 thế hệ và 19% gia đình 3 thế hệ.
- Gia đình: 3 người là 2%, 4 người là 31%, 5 người là 40%, 6 người là 13% và
từ 7 người trở lên 14%.
- 40% số em trong gia đình có 2 anh chị em, 45% gia đình có 3 anh chị em, 8%
có 4 anh chị em, 6% có 5 anh chị em và 1% có 6 anh chị em.
- Nghề nghiệp của mẹ: 68% làm ruộng, 13% công chức, 5% công nhân và 14%
buôn bán dịch vụ.
- Nghề nghiệp của bố: 51% làm ruộng, 6,1% công chức, 13,3% công nhân,
3,1% lực lượng vũ trang, 11,2% buôn bán dịch vụ, 13,3% vận tải và 2% nghề tự do.
- Trình độ học vấn của mẹ: 82% cấp II, 5% cấp III, 11% trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng và 2% đại học, trên đại học.

- Trình độ học vấn của bố: 71,4% cấp II, 17,3% cấp III, 7,1% trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng và 4,1% đại học, trên đại học.
- Kinh tế gia đình: khá giả 12%, trung bình 81%, nghèo 6% và rất nghèo 1%.


10

- Gia đình có: tivi 100%, video 58%, tủ lạnh 44%, máy giặt 16%, radio cassette
10%, máy vi tính 7%, điện thoại 85%, thường xuyên mua sách báo 10%.
- 25% gia đình các em đang sống tại nhà từ 2 tầng trở lên, 47% nhà 1 tầng, 25%
nhà mái ngói và 3% nhà cấp 4.
- Nhà vệ sinh: 92% hố xí tự hoại và 8% hố xí 2 ngăn.
- Nguồn nước sử dụng: 95% nước máy, 7% nước giếng đào, 47% nước mưa và
4% nước ao, sông.
Trong số 100 bố mẹ:
Cá nhân:
- Nam chiếm 46% và nữ chiếm 54%.
- 1% theo đạo phật, 16% theo đạo thiên chúa còn lại 83% là khơng theo tơn giáo
nào.
- 34% có tuổi 26 - 35, 50% có tuổi 36 - 45 và 16% trên 46 tuổi.
- Tình trạng hơn nhân: 98% có vợ/chồng và 2% góa.
- Trình độ học vấn: 3% mù chữ, 11% tiểu học, 58% cấp II, 15% cấp III, 8%
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và 5% đại học, trên đại học.
- Nghề nghiệp bản thân: 70% làm ruộng, 10% công chức, 8% công nhân, 2%
lực lượng vũ trang, 8% bn bán dịch vụ và 2% vận tải.
Gia đình:
- 86% gia đình 2 thế hệ và 14% gia đình 3 thế hệ.
- Số người trong gia đình: 3 người 4%, 4 người 40%, 5 người 34%, 6 người
11%, 7 người 8% và trên 7 người 11%.
- Số con: 1 con 4%, 2 con 44%, 3 con 36%, 4 con 10%, 5 con 5% và 6 con 1%.



11

- Trình độ học vấn của vợ hoặc chồng người trả lời: 1% mù chữ, 14,3% tiểu
học, 59,2% cấp II, 15,3% cấp III, 6,1% trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và 4,1% đại
học, trên đại học.
- Nghề nghiệp của vợ hoặc chồng người trả lời: 67,3% làm ruộng, 9,2% công
chức, 5,1% công nhân, 16,3% buôn bán dịch vụ và 2% vận tải.
- Kinh tế gia đình: giàu có 4%, khá giả 27%, trung bình 53%, nghèo 10% và rất
nghèo 6%.
- Gia đình có: tivi 100%, tủ lạnh 42%, máy giặt 11%, video 76%, radio cassette
4%, máy vi tính 10%, điện thoại 95%, thường xuyên mua sách báo 15%.
- 24% gia đình đang sống tại nhà từ 2 tầng trở lên, 52% nhà 1 tầng, 22% nhà
mái ngói và 2% nhà cấp 4.
- Nhà vệ sinh: 94% hố xí tự hoại và 6% hố xí 2 ngăn.
- Nguồn nước sử dụng: 98% nước máy, 8% nước giếng đào, 64% nước mưa và
1% nước ao, sông.
6.3.2. Phỏng vấn sâu: 10 đối tượng: Bao gồm 5 trẻ em và 5 cha mẹ đang có con
ở độ tuổi trẻ em có tính đến các yếu tố giới tính, lứa tuổi, học vấn,…
6.3.3. Thảo luận nhóm: 2 cuộc
Thảo luận nhóm cha mẹ gồm 5 bố mẹ có con trong độ tuổi trẻ em.
Thảo luận nhóm trẻ em gồm 5 em tuổi từ 12 đến 15.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả muốn vận dụng các phạm trù, khái
niệm, phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu việc thực


12


hiện quyền trẻ em trong các gia đình nơng thơn hiện nay. Dựa trên những kết quả thu
được, nghiên cứu cũng mong góp phần làm giàu thêm tri thức xã hội học trong lĩnh vực
cụ thể về quyền trẻ em.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp số liệu, chứng cứ khảo sát thực trạng việc thực hiện quyền trẻ em
trong các gia đình ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường cho các cơ quan chức năng
theo dõi về vấn đề này ở địa phương.
- Qua khảo sát này giúp các gia đình có nhận thức đầy đủ hơn về vai trị của
mình trong việc thực hiện quyền trẻ em. Từ đó trẻ em được hưởng đầy đủ những quyền
của mình và phát triển một cách toàn diện.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có hai chương.


13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ
bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt
pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên
xã hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có
ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục [32, tr.20].
Theo Cơng Ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em trong điều 1 - Phần 1:
“Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận

tuổi thành niên sớm hơn”.
Tại Việt Nam, khái niệm trẻ em cũng được đề cập tại nhiều văn bản pháp quy
như: Luật phổ cập giáo dục; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Lao động; Bộ luật Dân sự; Luật
Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em….Tùy thuộc vào
từng ngành luật và căn cứ vào quyền lợi, nghĩa vụ tốt nhất của trẻ em mà các văn bản
này xác định độ tuổi với trẻ em có sự khác nhau. Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em khẳng định: “Trẻ em trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười
sáu tuổi”. Cịn trong xã hội học, trẻ em được nhìn nhận như là một nhóm nhân khẩu
đặc biệt đang trong quá trình xã hội hóa, tiếp thu kiến thức, kỹ năng để tham gia hành
động xã hội với tư cách là một chủ thể có độ tuổi từ 16 trở xuống.
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về trẻ em và tất cả các định nghĩa đó đều thừa
nhận rằng thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc
sinh ra đến tuổi 16.


14

Trong đề tài này, trẻ em được hiểu là nhóm người dưới 16 tuổi, chưa trưởng
thành về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt.
1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em
Quyền trẻ em được xác lập và khẳng định từ năm 1924 trong tuyên ngôn của
Hội quốc liên (tiền thân của Liên Hiệp quốc) về quyền trẻ em tại Giơnevơ, với lời nói
đầu: tất cả đàn ơng và phụ nữ của mọi dân tộc có trách nhiệm trao cho trẻ em những
điều tốt đẹp nhất, vượt lên trên mọi sự quan tâm về chủng tộc, quốc tịch và nòi giống.
Năm 1959, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua tuyên ngôn về quyền trẻ em
với nội dung đầy đủ và tiến bộ hơn, trên tinh thần: loài người phải dành cho trẻ em
những gì tốt đẹp nhất mà mình có.
Đến năm 1989 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vấn đề quyền trẻ em đã
được thể hiện một cách toàn diện và đầy đủ theo tinh thần của tuyên ngơn thế giới.
Trong đó, Liên Hiệp quốc đã tun bố, trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc

biệt, bởi vì “trẻ em do cịn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc
đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời…”.
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng
thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng, tuổi các em phải được
sống trong vui tươi thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của các
em phải được hình thành trong sự hịa hợp và tương trợ, các em phải trưởng thành khi
được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
Tóm lại, Quyền trẻ em là quyền con người của trẻ em. Quyền của trẻ em là sự
bảo đảm và bảo vệ bằng pháp luật để trẻ em được sống (tồn tại), trưởng thành và phát
triển toàn diện, lành mạnh. Quyền của trẻ em được thể hiện: Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục. Quyền trẻ em đáp ứng nhu cầu của trẻ em đồng thời cũng bảo đảm tạo ra những
điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Công ước quốc tế về quyền trẻ em có hiệu


15

lực quốc tế từ ngày 02/09/1990, với 54 điều khoản và khoảng 6.000 từ, quy định bốn
nhóm quyền cơ bản là:
1- Nhóm quyền được sống cịn (trẻ em phải có quyền được sống và được hưởng
nhiều nhất sự chăm sóc về thể chất, được bảo vệ, phát triển đầy đủ về thể lực): thể hiện
ở các Điều 6, 7, 24, 25, 26, 27.
2- Nhóm quyền được phát triển (trẻ em có quyền được giáo dục, đào tạo ở các
cấp bậc khác nhau, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển cả về thể lực và trí
lực), thể hiện ở các Điều 17, 18, 20, 24, 27, 28, 29, 31.
3- Nhóm quyền được bảo vệ (trẻ em phải được bảo vệ cả trước và sau khi sinh,
được bảo vệ trong việc hưởng mọi quyền lợi), thể hiện ở Điều 2, 11, 16, 19, 20, 22, 23,
30, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 39, 40.
4- Nhóm quyền được tham gia, phát biểu đối với các vấn đề có liên quan (trẻ em
có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo, tự do
kết giao và tự do hội họp hồ bình, tự do tìm kiếm, nhận và phổ biến mọi loại thông tin

và tư tưởng, không kể biên giới dưới bất kỳ hình thức nào, phương diện nào), thể hiện
trong các Điều 12, 13, 14, 15, 17.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em (Quốc hội thơng qua ngày 12-8-1991 và có hiệu lực từ
ngày 16-8-1991) hiện đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10. Luật này nhấn mạnh
nhiệm vụ của xã hội đối với sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em, yêu cầu trừng phạt nghiêm
khắc đối với vi phạm quyền trẻ em. Luật đã quy định các quyền của trẻ em Việt Nam
như sau:
1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11).
2. Quyền được chăm sóc, ni dưỡng (Điều 12).


16

3. Quyền được sống chung với cha mẹ (Điều 13).
4. Quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
(Điều 14).
5. Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15).
6. Quyền được học tập (Điều 16).
7. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hố, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du
lịch (Điều17).
8. Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18).
9. Quyền có tài sản (Điều 19).
10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
(Điều 20).
Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường
của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 6).
Tuy nhiên có thể thấy rằng, quyền trẻ em với tư cách là một khái niệm mới về
mặt lịch sử vì khái niệm này mới chỉ được chấp nhận ở Việt Nam trong thời gian gần

đây ở thời kỳ đổi mới khi có những thay đổi trong các mối quan hệ xã hội và gia đình.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX lần đầu tiên từ “quyền trẻ em” được dùng trong các văn
kiện của Đảng. Từ đó quyền trẻ em với tư cách là quyền con người được thảo luận
công khai và rộng rãi ở Việt Nam. Trong lịch sử, cấu trúc gia đình Việt Nam chịu ảnh
hưởng sâu sắc của đạo Khổng và cho đến nay vẫn cịn mang nặng tính gia trưởng.
Theo đó, người nam giới đứng đầu gia đình có quyền lực đối với các thành viên gia
đình, phụ nữ và trẻ em hoàn toàn theo ý của người chồng và người cha. Cha có thể bán
con, cho thuê và dùng con làm vật gán nợ, cha hồn tồn quyết định việc hơn nhân của
con. Từ khi Việt Nam ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, hàng loạt luật mới ra đời
như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991); Luật phổ cập giáo dục tiểu học


×