Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 91 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ
LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
- PHỤ LỤC -

THE BOSTON CONSULTING GROUP

-1-


A.
B.

MỤC LỤC
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HẠ LONG ............. 3
PHƯƠNG THỨC TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TỒN XÃ HỘI - ICOR12

C.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ....................................... 13

D.

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN DU LỊCH......................................................... 33

E.
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐÂT – QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HẠ
LONG ..................................................................................................................... 62
F.



TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI .................................................................................. 64

G.

MÔ HÌNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SONG SONG TẠI BẮC NINH ........... 69

H.
ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, THÁCH THỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM.............................................................................................. 70
I.

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CẢ NƯỚC .............. 75

J.
NHỎ

BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP NHẤT VỀ PHÁT TRIỂN VỪA VÀ
..................................................................................................................... 77

K.
CÁC BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH .................................................................................................. 84

-2-


A. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HẠ LONG
Phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ phức tạp với sự tham gia của
nhiều chủ thể, từ chính quyền tới các doanh nghiệp và người dân. Để tối ưu hóa

hiệu quả của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố cần ưu tiên
nguồn lực trong các hoạt động có thể mang lại tác động rộng khắp tới các chủ thể
liên quan. Những giải pháp hữu hiệu nhất thường là những nhiệm vụ giản đơn như
nâng cao trình độ quản lý hay khơi dậy tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp
địa phương. Hình dưới đây thể hiện thứ tự ưu tiên này, trong đó, phần đáy tháp là
những hoạt động có tác động lớn nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của
Thành phố.
.
Hình 1: Khung các mức ưu tiên trong phát triển
Trợ cấp:
Cung cấp tiền mặt, trợ cấp thuế

Khuyến khích:
Đưa ra các ưu đãi về thuế, bảo lãnh

Thứ tự hành động:
Giảm hiệu quả chi phí, giảm quy mô
tác động

Hỗ trợ:
Tài trợ đào tạo và cơ sở hạ tầng cho
ngành công nghiệp mục tiêu
Tạo thuận lợi:
Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi

Loại bỏ những trở ngại:
Loại bỏ những quy định gây vướng mắc và rào cản gia nhập thị trường

Nguồn: Phân tích của Nhóm tư vấn


Các nhóm giải pháp dưới đây được sắp xếp dựa trên quy mô,tầm ảnh hưởng
và mức độ tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:
1. Gỡ bỏ những trở ngại – gỡ bỏ những trở ngại về quy định, các rào cản
phi tự nhiên khi tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế. Một phản hồi chung
từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long và từ các nhà đầu tư từ nơi
khác đến là mong muốn chính quyền Thành phố đơn giản hóa các quy trình, quy
định và cải thiện năng lực của đội ngũ cán bộ cơng chức. Tình trạng thiếu nhất
quán trong quá trình thi hành pháp luật do cơ chế không thống nhất, thường xuyên
-3-


thay mới các nghị định, quyết định, các chính sách khơng cịn mang tính thực tiễn
với các doanh nghiệp và đội ngũ cơng chức với năng lực cịn hạn chế, thiếu động
lực. Tất cả những điều này khiến các doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian để giải
quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ thay vì tập trung phát triển hoạt
động kinh doanh và xây dựng chiến lược cho tương lai. Sự thiếu nhất quán này
không chỉ gây phiền nhiễu mà cịn làm giảm ý chí kinh doanh của người dân địa
phương do các cơ sở nhỏ mới thành lập khơng có nhiều nguồn lực để gây dựng
quan hệ với Chính quyền. Do đó, một cơ chế quản lý đơn giản, nằm trong khả
năng dự đoán và được thực thi đúng đắn sẽ có tác động đáng kể lên mức tăng
trưởng của Thành phố, bởi một cơ chế như vậy sẽ có ảnh hưởng tích cực khơng chỉ
đến các doanh nghiệp mà cịn cả người dân và các nhà đầu tư tiềm năng.
2. Tạo thuận lợi – tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Việc
dự báo và lập kế hoạch cho những ngành kinh tế được đặc biệt quan tâm đầu tư
trong tương lai là điều không hề dễ dàng. Khi áp dụng những thực tiễn từ các địa
phương khác đã làm, thành phố Hạ Long chưa tính đến việc từng khu vực khác
nhau sẽ có những đặc trưng nhất định, mà quan trọng hơn, địa phương còn bỏ qua
những lợi thế hiện có. Thay vì đặt mục tiêu cho một số ngành kinh tế nhất định,
Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp địa phương
cũng như nhà đầu tư từ bên ngoài nhận ra đây là một điểm đến hấp dẫn để họ khởi

nghiệp hay thậm chí chuyển địa bàn kinh doanh tới đây. Có thể liệt kê một số điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như: quy định đơn giản, nằm trong khả
năng dự đoán của doanh nghiệp, quy hoạch đất đai rõ ràng, cơ sở hạ tầng giao
thông, điện, nước đầy đủ và có nguồn lao động qua đào tạo.
3. Hỗ trợ – đầu tư vào công tác đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
ngành kinh tế mũi nhọn. Sau khi đã đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, Thành phố có thể tập trung nguồn lực
cho cơng tác đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành kinh tế
trọng điểm. Đối với trường hợp của thành phố Hạ Long, cần đảm bảo các ngành
Du lịch và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có nguồn nhân lực dồi dào và chất
lượng cao, đồng thời có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Để thực hiện tốt điều này
cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Thành phố với các ngành nhằm đảm bảo cung ứng
đúng những gì cần thiết. Thành phố cũng cần đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết để những
ngành nêu trên sẽ để không ra gây tác động tiêu cực tới các ngành khác trong khu
vực.
4. Khuyến khích – có các chính sách ưu đãi về thuế và bảo lãnh. Các chính
sách này cần được thực thi một cách thận trọng và chính điều này sẽ giúp tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (ý 2 nêu trên) nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp mong muốn khởi nghiệp tại thành phố Hạ Long hoặc
chuyển địa bàn kinh doanh đến đây. Đó là những ngành có thể mang lại cho Thành
phố những kiến thức nghiệp vụ đặc biệt, hoặc đáp ứng được nhu cầu trước mắt của
Thành phố. Đơn cử như các khách sạn cao cấp hay các đơn vị sản xuất thiết bị điện
sẵn sàng đầu tư, đào tạo và tuyển dụng lao động của thành phố Hạ Long.
-4-


5. Trợ cấp – trợ cấp bằng tiền mặt, hỗ trợ về thuế Tương tự như chính
sách ưu đãi, các chính sách trợ cấp cũng cần được thực hiện một cách thận trọng để
gia tăng số lượng các doanh nghiệp mong muốn kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hạ Long. Doanh nghiệp địa phương thường được trợ cấp để có thể bắt kịp được

các đối thủ cạnh tranh. Cần lưu ý rằng tương tự như bồi dưỡng một vận động viên
để trở thành nhà vô địch là công việc hết sức gian khổ và chỉ thực hiện khi đã nhìn
thấy được lợi ích rõ rệt. Chẳng hạn như tạo ra một sản phẩm, dịch vụ tốt, có khả
năng cạnh tranh và thực sự cần đối với thành phố.
Các khoản đầu tư như FDI là một động lực quan trọng trong phát triển kinh
tế, nhất là ở những thị trường mới nổi. Nhưng ngoài FDI, một động lực quan trọng
nữa của tăng trưởng tồn cầu chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).
Các doanh nghiệp này tạo ra công ăn việc làm cho người dân, là khởi nguồn của
những phát minh và mơ hình kinh doanh mới và đóng góp nhiều nhất vào sự phát
triển của địa phương sở tại. Một điểm đáng ghi nhận là đa số các doanh nghiệp tư
nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long đều do người dân Hạ Long làm chủ.
Ngoài việc tiếp tục khuyến khích FDI, thành phố Hạ Long cũng cần phát
huy và hỗ trợ cho các DNVVN tại địa phương. Hình bên dưới mơ tả một số chính
sách đã được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới. Trước mắt, thành phố Hạ Long
cần tập trung vào các giải pháp có tính chất loại bỏ những trở ngại đối với
DNVVN để họ có thể tập trung vào phát triển doanh nghiệp của mình. Một số giải
pháp như: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuẩn bị quỹ đất, có đội ngũ công
chức được đào tạo bài bản và tận tụy sẽ giúp cho các DNVVN rất nhiều. Đặc biệt,
thành phố Hạ Long cần có sự tham gia của các DNVVN trong các ngành Du lịch,
Bán buôn - Bán lẻ, Tài chính - Ngân hàng và Vui chơi giải trí. Những ngành này
đóng vai trị quan trọng trong cơng tác phát triển du lịch của Thành phố.

-5-


Hình 2: Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn: Phân tích của nhóm tư vấn

Khi thực hiện các chính sách này, Thành phố cần lưu ý những điểm sau đây

để đạt hiệu quả tối đa và giảm thiểu lãng phí:
 Xác định rõ mục tiêu cơ bản: Thành phố cần nhất quán mục tiêu cơ bản
để có thể điều chỉnh và ưu tiên các nỗ lực cần thực hiện. Với trường hợp của thành
phố Hạ Long, mục tiêu cơ bản chính là chuyển đổi kinh tế từ "nâu" sang "xanh",
trong đó lấy ngành Du lịch và Cơng nghiệp chế biến, chế tạo là những động lực
kinh tế "xanh" chủ đạo.
 Nghĩ xa hơn ngoài các lợi thế cạnh tranh sẵn có: Xây dựng được lợi thế
cạnh tranh mang lại hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, lợi thế thực sự thường nằm ở giá
trị cốt lõi và lâu dài của nguồn lực. Tài nguyên thiên nhiên và vịnh Hạ Long là
những tài sản độc đáo của thành phố Hạ Long, mặc dù vậy, Thành phố vẫn cần lưu
ý cải thiện về mặt quản lý, cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và công tác hỗ trợ phát
triển của địa phương.
 "Phát triển là một môn thể thao đồng đội": Bất kỳ giải pháp nào cũng
cần sự đồng thuận, ủng hộ và sự tham gia của các nhân tố trong và ngồi thành phố
Hạ Long. Điều này có nghĩa là lãnh đạo Thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia, các
doanh nghiệp cũng như người dân Hạ Long phải thống nhất về những việc cần làm
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời thực sự nỗ lực vì thành công và sự
phát triển của Thành phố.

-6-


 Xây dựng chiến lược phù hợp với thực tiễn: Thành phố cần tập trung
vào các giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp trong khuôn khổ thời gian cho phép
để mang lại những tác động tích cực trong bối cảnh phát triển chung của thành
phố.
Chuyển dịch từ một nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang một nền
kinh tế "xanh" với Du lịch là chủ yếu, là một thách thức. Điều đáng mừng là một
số quốc gia và thành phố khác đã cho thấy việc chuyển dịch như vậy có thể thành
cơng. Hình dưới đây cho thấy những thực tiễn thành công ở Châu Âu. Tương tự

như tình hình hiện nay của thành phố Hạ Long, các địa phương này đều từng lệ
thuộc vào than. Những thách thức của các địa phương này từng gặp phải cũng
tương tự như các thách thức mà thành phố Hạ Long đang gặp phải hiện nay như sự
kém phát triển của các DNVVN và văn hóa kinh doanh, thiếu lao động lành nghề
và vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than. Những khu vực này đã
chuyển dịch thành công sang nền kinh tế đa dạng hơn với ngành Cơng nghiệp chế
biến, chế tạo có giá trị tăng thêm cao, phát triển ngành Dịch vụ (du lịch),DNVVN,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và q trình hồn ngun môi trường.

-7-


Hình 3: Ví dụ của việc chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh"

Nguồn: Bài báo “Thúc đẩy q trình hồn ngun của các khu vực khai thác than ở châu Âu”, RECORE, EURACO,
phân tích của Nhóm tư vấn.

Q trình chuyển đổi này đã thành cơng nhờ những lãnh đạo có tầm nhìn và
kiên định, đội ngũ cơng chức tận tụy và có năng lực, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính
phủ, doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư cùng với một chiến lược dài hạn. Hình
dưới đây thể hiện những bài học thành công của một số địa phương và cách mà
thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh có thể triển khai áp dụng. Việc học hỏi từ
những thực tiễn tốt nhất và áp dụng chiến lược hợp lý đối với địa phương có thể
đưa thành phố Hạ Long trở thành một bài học thành công nữa của quá trình chuyển
đổi từ "nâu" sang "xanh".

-8-


Hình 4: Các yếu tố thành cơng và thực tế áp dụng cho thành phố Hạ Long và

tỉnh Quảng Ninh
Các yếu tố thành cơng chủ
chốt

Các ví dụ

Các gợi ý cho Quảng Ninh

• Hợp tác với các cơng ty khai thác
mỏ để đảm bảo cải tạo phù hợp
với chương trình phát triển

• Làm sạch mơi trường và xây dựng
các trung tâm giải trí ở Rybnik
(Silesia), Ba Lan

• Tích cực hợp tác với các cơng ty
khai thác mỏ trong q trình phê
duyệt dự án phục hồi

• Phát triển cơ sở hạ tầng mục tiêu
để hỗ trợ tăng trưởng cho các
ngành ưu tiên

• Nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Onnaing,
Pháp để đáp ứng nhu cầu của các
hãng sản xuất xe hơi quốc tế

• Ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng cần
thiết cho phát triển các ngành cần

được ưu tiên

• Hợp tác với các doanh nghiệp để
phát triển nguồn nhân lực

• Các doanh nghiệp phát triển chương
trình đào tạo ở Silesia, Ba Lan

• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
DNVVN

• Trung tâm Vườn ươm doanh nghiệp
khu vực ở Novoshakhtinsk, Russia

• Lơi kéo sự tham gia tích cực của
các doanh nghiệp trong các chương
trình đào tạo nghề
• Đơn giản hố các quy định về mơi
trường đối với các DNVVN

• Tích cực quảng bá các thành tựu
phát triển ban đầu để thu hút FDI

• Thúc đẩy cơng nghiệp hóa ở
Lorraine, Pháp, thu hút nhà đầu tư
đặt cơ sở tại khu vực

• Đạt kết quả nhanh chóng để xây
dựng hình ảnh và thu hút các nhà
đầu tư


• Tận dụng di sản khai thác than để
phát triển du lịch

• UNESCO cơng nhận bảo tàng làng
mỏ của Blaenavon, Anh

• Phát triển các điểm thu hút du lịch
trên các vùng khai thác mỏ than cũ

Các sáng kiến được định hướng bới chiến lược phát triển rõ ràng
của địa phương để đảm bảo tính nhất quán
Nguồn: Bài báo “Thúc đẩy q trình hồn ngun của các khu vực khai thác than ở châu Âu”, RECORE, EURACO,
phân tích của Nhóm tư vấn

-9-


1.1.1. Mục tiêu phát triển tổng thể
Thành phố Hạ Long cần tuân thủ định hướng tư tưởng của Đảng và Nhà
nước, chủ trương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng, xây
dựng và bảo vệ đất nước. Hội nghị Trung ương Đảng khóa XI đã phê duyệt chủ
trương hướng đến một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh
xã hội, quốc phòng và an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
 Phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long phải phù hợp với chiến
lược và quy hoạch phát triển của quốc gia, của vùng và của các ngành (đặc biệt là
của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng). thành phố
Hạ Long sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành động lực phát triển chính tỉnh
Quảng Ninh và của quốc gia, là cửa ngõ thương mại và hợp tác kinh tế vùng, quốc
gia và quốc tế mà vẫn phải duy trì vai trị là một địa phương cung cấp nguồn năng

lượng chính cho quốc gia;
 Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến
lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo phương
thức sản xuất từ "nâu" sang "xanh", ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ và các
ngành Công nghiệp phi khai khoáng, thực hiện khai thác than sạch hơn và bền
vững hơn;
 Thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững dài
hạn;
 Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phát huy tài sản hiện có và các
dự án mang tính đột phá có sự thúc đẩy từ bên ngoài, tận dụng hiệu quả lợi thế so
sánh của thành phố Hạ Long, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá độc
đáo, tài nguyên than và các loại khống sản dồi dào khác, vị trí địa lý thuận lợi với
tiềm năng phát triển nông nghiệp và kinh tế biển;
 Phát triển nguồn nhân lực cần được quan tâm đầy đủ như một trụ cột
chính trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt liên quan đến việc phát triển và thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát huy các ứng dụng khoa học - công
nghệ để đáp ứng các mục tiêu phát triển;
 Phát triển kinh tế cần đi kèm các phương án đảm bảo an sinh xã hội, thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân và bảo đảm phát
triển xã hội, cân bằng giữa các tầng lớp, dân cư đô thị và nông thôn;
 Chủ động phát triển hợp tác quốc tế, tận dụng điều kiện thuận lợi trên toàn
cầu và giải quyết các rủi ro trong xu hướng kinh tế khu vực và quốc tế. Tăng
cường phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với quốc phòng và an
ninh, bảo đảm ổn định biên giới, hịa bình, hợp tác và thân thiện với các nước láng
giềng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và biển đảo, duy trì ổn định chính trị,

- 10 -


trật tự an tồn xã hội và góp phần cải thiện vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu

vực và trên trường quốc tế.
Mục tiêu phát triển đến năm 2020
Đến năm 2020, Hạ Long sẽ trở thành một thành phố phát triển năng động, hiện đại,
thành phố xanh, là một thành phố dịch vu- công nghiệp, một trung tâm du lịch của
cả nước mang tầm quốc tế, cung cấp các dịch vụ công nghiệp xanh; một điểm du
lịch phát triển mạnh được biết đến trên phạm vi toàn cầu; một cửa ngõ du lịch đến
Việt Nam và là một trong những trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, trung
tâm tổ chức hội nghị, hội thảo của Miền Bắc.
Với vai trò là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long sẽ tiếp tục là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội, đô thị và kỹ thuật phát triển. Thành phố sẽ đẩy mạnh các phát triển và giảm
nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy tài sản văn hóa của
địa phương, của di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long và bảo vệ môi trường bền vững.
Thành phố tập trung phát triển dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, lấy
trọng tâm là phát triển dịch vụ gắn với việc phát huy giá trị của Di sản Kỳ quan
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long và các
sản phẩm du lịch trong Tỉnh đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc
tiến xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, cơng nghiệp giải trí, cơng
nghiệp văn hóa dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ
cao, tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao.
Thành phố quan tâm khai thác 3 trụ cột phát triển là con người, tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa làm lợi thế so sánh, đảm bảo các ngành, sản phẩm dịch vụ, du
lịch của Hạ Long nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, trở thành các
thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế. Thành phố Hạ Long là đầu tàu trong đổi
mới mô hình tăng trưởng và xây dựng chính quyền đơ thị, nỗ lực chuyển đổi mơ
hình phát triển từ "nâu" sang "xanh" để các địa phương khác trong Tỉnh có thể học
hỏi. Phát triển kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi nền tảng vững chắc về quốc phòng, an
ninh, ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Phần này sẽ mô tả các mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mơi

trường, quốc phịng và an ninh.

- 11 -


B. PHƯƠNG THỨC TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TỒN XÃ HỘI - ICOR
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội được tính dựa trên hệ số ICOR dựa vào các
số liệu lịch sử đối chiếu với các nền kinh tế tương tự để Thành phố Hạ Long đạt
được mức tăng trưởng như đề ra trong phần mục tiêu đến năm 2020. Nhu cầu đầu
tư toàn xã hội này bao gồm các dự án ưu tiên của Thành phố đến năm 2020.
Việc tính tốn nhu cầu vốn đầu tư tồn xã hội sử dụng phương pháp ICOR
(incremental capital output ratio). So sánh với mức độ phát triển của các nền kinh
tế có trình độ tương đương với địa phương, hệ số ICOR được xác định hợp lý ở
mức 4,5, tức là 4,5 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra 1 đồng GDP tăng thêm. Thống kê cho
thấy phần lớn các nền kinh tế tại Châu Á với mức GDP/đầu người dưới 10.000 đơ
la Mỹ cũng có mức ICOR quanh mức 4,5.
Hình 5: Tương quan giữa ICOR và GDP trên đầu người của các nền kinh tế
Châu Á
ICOR
20

16

12

8

4

0

10

100

1,000

10,000

100,000

GDP bình quân đầu người (hệ số mũ)

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á – ADB: NESDB's "A Revisit to the
Incremental Capital-Output Ratio, The Case of Asian Economies and Thailand"; ADB Key
Indicators for Asia and the Pacific Annual Reports.

- 12 -


C. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Số thứ tự
Tên dự án

A1
Chiến dịch tăng cường thu gom và xử lý rác thải trên vịnh
Hạ Long
Mô tả dự án
Tham gia cùng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQV) vận
động chính quyền tỉnh đầu tư vào các nguồn lực bổ sung
nhằm hỗ trợ và mở rộng chiến dịch thu gom và xử lý chất

thải của BQV.
Địa điểm
Thành phố Hạ Long
1. Kiến nghị với tỉnh để chính thức bổ nhiệm một cán
Các bước thực hiện
bộ Ban quản lý vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm hồn
chính
thành giải pháp này trong một khung thời gian cụ thể;
2. Hỗ trợ Sở Tài nguyên – Môi trường và Ban quản lý
vịnh Hạ Long xây dựng kế hoạch chiến lược để bảo
đảm đầu tư từ chính quyền tỉnh để giữ cho vịnh Hạ
Long hồn tồn khơng có rác;
3. Hỗ trợ Sở Tài ngun – Mơi trường và Ban quản lý
vịnh có được sự hỗ trợ của các đơn vị quan tâm đến
việc giữ vịnh Hạ Long hồn tồn khơng có rác, bao
gồm cả các tổ chức công như Sở Tài nguyên - Môi
trường, Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, các tổ
chức tư nhân như các đơn vị khai thác tàu du lịch và
các doanh nghiệp dọc theo bãi biển Bãi Cháy;
4. Trợ giúp chuẩn bị các thông tin hỗ trợ các kiến nghị
sẽ được trình lên chính quyền tỉnh;
5. Sắp xếp và tham gia các cuộc họp trực tiếp với cán bộ
chủ chốt chính quyền tỉnh, cùng với Sở Tài nguyên –
Môi trường và Ban quản lý vịnh;
6. Tham gia vào việc trình bày thơng tin chính thức cho
chính quyền tỉnh;
7. Hỗ trợ Sở Tài nguyên – Môi trường và Ban quản lý
vịnh giám sát với chính quyền địa phương về tiến độ
và đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về thông tin;
8. Hỗ trợ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thường

xuyên gặp gỡ với Ban quản lý vịnh để thảo luận về
tiến độ gần đây, thách thức hiện tại và thỏa thuận về
các bước tiếp theo.
Thời gian đề xuất
2015
Nhà nước đầu tư
Nguồn vốn dự kiến

- 13 -


Số thứ tự
Tên dự án
Mô tả dự án

A2
Phố du lịch ở Hòn Gai
Xây dựng đường du lịch ven biển ở Hòn Gai, kết nối các
điểm du lịch như đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, chùa
Long Tiên và núi Bài Thơ. Dự án này bao gồm cả việc cải
tạo các điểm tham quan hiện có và cung cấp bảng chỉ dẫn du
lịch, thành lập các văn phòng du lịch, v.v.

Đường ven biển sẽ phục vụ như là tâm điểm cho các hoạt
động du lịch trên địa bàn Hòn Gai, đặc biệt là cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Địa điểm
Hịn Gai
1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phịng Văn hóa –
Các bước thực

thơng tin chịu trách nhiệm hồn thành giải pháp này
hiện chính
trong một khung thời gian cụ thể;
2. Thành lập một phịng chun mơn chủ trì thực hiện dự
án;
3. Xây dựng kế hoạch cấp cao về đường ven biển;
4. Có được sự hỗ trợ từ BQV, tổ chức tư nhân như các
doanh nghiệp dọc theo khu vực quy hoạch, người dân
sống trong khu vực và cộng đồng;
5. Trình bày ý tưởng chính thức với chính quyền tỉnh và
tìm kiếm nguồn tài trợ;
6. Xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết, cung cấp thông tin
với các bên liên quan bao gồm chính quyền tỉnh, BQV,
các doanh nghiệp và người dân sống trong khu vực;
7. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết dựa trên thông tin phản
hồi;
8. Xây dựng kế hoạch thực hiện và khởi động dự án.
Thời gian đề xuất 2015
Nhà nước đầu tư
Nguồn vốn dự kiến

- 14 -


Số thứ tự
Tên dự án
Mô tả dự án

A3
Cải thiện dịch vụ dành cho khách du lịch lẻ

Các dịch vụ được cải thiện bao gồm: lắp đặt bảng chỉ dẫn
bằng ngoại ngữ của thị trường du lịch trọng điểm, cung cấp
cho khách du lịch bản đồ các điểm tham quan chính, xác
định vị trí các cơng ty lữ hành tại Hịn Gai, cung cấp dịch vụ
dịch thuật, v.v.
Địa điểm
Bãi Cháy và Hịn Gai
1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phịng Văn hóa –
Các bước thực
thơng tin chịu trách nhiệm hồn thành giải pháp này
hiện chính
trong một khung thời gian cụ thể;
2. Thành lập một phịng chun mơn chủ trì thực hiện dự
án;
3. Lên kế hoạch cho những cải thiện cụ thể cần thực hiện;
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai dự án, bao
gồm cả việc thảo luận với các nhà tài trợ khi cần thiết;
5. Khi gần hồn thành, tìm kiếm thơng tin phản hồi từ
khách du lịch để đánh giá các thiếu sót có thể cịn tồn
tại;
6. Thực hiện các biện pháp để giải quyết các thiếu sót này.
Thời gian đề xuất 2015
Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư

- 15 -


Số thứ tự
Tên dự án


A4
Triển khai dịch vụ xe buýt đưa đón từ các sân bay đến thành
phố Hạ Long
Mơ tả dự án
Thực hiện các dịch vụ xe buýt đưa đón từ Nội Bài và sân bay
Cát Bi đến Hạ Long. Khách du lịch sẽ trả tiền vé xe buýt
Địa điểm
Sân bay Nội Bài, Cát Bi và thành phố Hạ Long
1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phịng Quản lý đô thị
Các bước thực
và kiến nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Giao thơng vận
hiện chính
tải chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này trong một
khung thời gian cụ thể;
2. Thành lập một phịng chun mơn chủ trì thực hiện dự
án;
3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ sân bay Nội Bài và Cát Bi;
4. Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa đón,
loại xe, mơ hình ký kết hợp đồng, v.v., tham khảo ý
kiến sân bay Nội Bài và Cát Bi;
5. Chia sẻ yêu cầu với các nhà khai thác tư nhân và mời
thầu;
6. Lựa chọn (các) nhà khai thác tư nhân và thống nhất về
thời gian triển khai;
7. Đảm bảo thực hiện sự đầu tư cần thiết tại các sân bay và
tại Hạ Long;
8. Quảng bá đến khách du lịch, bao gồm cả trực tuyến,
thông qua tin tức và tại các sân bay;
9. Triển khai dự án.
Thời gian đề xuất 2015

Nhà nước đầu tư ban đầu, vốn tư nhân
Nguồn vốn dự kiến

- 16 -


Số thứ tự
Tên dự án

A5
Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước, cáp
treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các địa
điểm du lịch chính.
Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước, cáp
Mô tả dự án
treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các địa
điểm du lịch chính: Việc cải thiện kết nối giữa các trung tâm
hoạt động du lịch là rất quan trọng, đặc biệt là đối với khách
du lịch lẻ. Các dịch vụ này cũng sẽ giúp mang lại sự chú ý
đến các điểm du lịch mà Thành phố muốn đẩy mạnh phát
triển.
Địa điểm
Bãi Cháy và Hịn Gai
1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phịng Quản lý đơ thị
Các bước thực
và kiến nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Giao thông vận
hiện chính
tải chịu trách nhiệm hồn thành giải pháp này trong một
khung thời gian cụ thể;
2. Thành lập một phòng chun mơn chủ trì thực hiện dự

án;
3. Nghiên cứu các lựa chọn khác nhau và đưa ra (các) chế
độ ưu tiên cho các dịch vụ vận tải;
4. Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa đón,
sức chứa, v.v.;
5. Mời thầu từ các đơn vị khai thác tư nhân;
6. Đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn (các) đơn vị khai
thác tư nhân - Cũng sẽ cần phải thỏa thuận về thời gian
triền khai, kế hoạch hành động và phân bổ kinh phí nếu
cần thiết;
7. Triển khai dự án.
Thời gian đề xuất 2015
Nhà nước đầu tư ban đầu, vốn tư nhân
Nguồn vốn dự kiến

- 17 -


Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

A6
Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng
Đường Hạ Long – Hải Phòng sẽ giảm thời gian đi lại từ
khoảng 1,5 giờ xuống còn khoảng 30 phút
Địa điểm
Hạ Long và Hải Phòng
1. Dự án đã đang được tiến hành – Thành phố cần tiếp tục
Các bước thực

làm việc với tỉnh để theo dõi, hỗ trợ quá trình giải tỏa
hiện
và đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn
Thời gian dự kiến 2014 - 2017
Nhà nước đầu tư, hợp tác công tư
Nguồn vốn dự kiến
Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

A7
Hoàn thành tuyến đường tỉnh lộ nối Việt Hưng – Cái Lân
Con đường sẽ kết nối khu công nghiệp Việt Hưng đến cảng
Cái Lân qua đường quốc lộ 279
Địa điểm
Trong Hạ Long – khu vực giữa Việt Hưng và Cái Lân
1. Dự án cấp tỉnh, dự kiến được khởi công năm 2015
Các bước thực
2. Thành phố cần chủ động quản lý dự án để đảm bảo khởi
hiện
công đúng hạn
3. Khi việc xây dựng đã bắt đầu, Thành phố cần theo dõi
và đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn
Thời gian dự kiến 2014 - 2015
Nhà nước đầu tư
Nguồn vốn dự kiến

- 18 -



Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

A8
Nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Cơ sở xử lý nước thải cần được nâng cấp gấp nhằm đáp ứng
sự gia tăng dân số và các nhu cầu kèm theo. Hiện nay, nhu
cầu đã vượt quá công suất từ 2-3 lần.
Địa điểm
Thành phố Hạ Long
1. Làm việc với sở Tài nguyên - Môi trường để thực hiện
Các bước thực
các nghiên cứu kỹ thuật. Việc này có thể sẽ liên quan
hiện
đến đơn vị tư vấn ngoài;
2. Đồng ý về các yêu cầu kỹ thuật và địa điểm cho các cơ
sở mới (nếu có).
3. Huy động được vốn từ Nhà nước hoặc ODA
4. Thành phố giải phóng được mặt bằng.
5. Kí kết hợp đồng dự án.
6. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng hạn.
Thời gian dự kiến 2015-2019
ODA, Nhà nước đầu tư, hợp tác công-tư
Nguồn vốn dự kiến

- 19 -


Số thứ tự

Tên dự án

A9
Phối hợp với khu vực tư nhân để sử dụng tối ưu và lâu dài
cảng Cái Lân
Mô tả dự án
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận với khu vực tư
nhân và chính quyền để sử dụng tối ưu và lâu dài cảng Cái
Lân, mà hiện nay chưa được khai thác hết công suất
Địa điểm
Khu vực cảng Cái Lân
1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phịng Giao thơng vận
Các bước thực
tải và Phịng kinh tế chịu trách nhiệm hồn thành giải
hiện chính
pháp này trong một khung thời gian cụ thể;
2. Tham gia với Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc
tế Cái Lân, cảng Quảng Ninh và Vinalines về vấn đề
cảng Cái Lân và tìm kiếm sự hỗ trợ cho các nghiên cứu
về cách thức sử dụng tối ưu và lâu dài cảng Cái Lân;
3. Tiến hành nghiên cứu - một phần của nghiên cứu này là
tổ chức một cuộc họp cho các bên liên quan trong
ngành để chia sẻ quan điểm và đề xuất;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận với chủ
dự án/đơn vị khai thác hiện tại và các nhà đầu tư tiềm
năng;
5. Làm việc với chính quyền tỉnh và Trung ương để có
được sự phê duyệt cần thiết;
6. Triển khai dự án.
Thời gian đề xuất 2015-2016

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 20 -


Số thứ tự
Tên dự án
Mô tả dự án

Địa điểm
Các bước
hiện chính

A10
Hỗ trợ phát triển hệ thống băng thơng rộng và không dây tốc
độ cao
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các công nghệ cao,
môi trường khởi nghiệp dựa vào internet, nâng cao năng suất
lao động và doanh nghiệp.
Hạ Long
1. Làm việc với Tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông để
thực
kêu gọi và hỗ trợ hoạt động đầu tư vào hệ thống hạ tầng
băng thông rộng, internet tốc độ cao
2. Tổ chức một số hội thảo quảng bá Hạ Long là điểm đến
cho cơng nghệ máy tính và các doanh nghiệp khởi
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, máy tính.
3. Kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân dụng rộng
rãi băng thông rộng và mạng không dây tốc độ cao


Thời gian đề xuất 2015-2018
Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 21 -


Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

B1
Trung tâm dạy học ngoại ngữ tại Quảng Ninh
Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh, tập
trung vào dạy và học tiếng Anh.
Địa điểm
Thành phố Hạ Long, khả năng cao là gần cơ sở của trường
Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật và du lịch Hạ Long (HcACT).
Dự án nhằm hướng tới các sinh viên ngành du lịch.
1. Bổ nhiệm chính thức một cán bộ từ phòng Giáo dục,
Các bước thực
làm việc với Sở Giáo dục và đào tạo để nhận trách
hiện
nhiệm hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian
nhất định.
1. Trao đổi với đại diện EU để đảm bảo có nguồn tài trợ
cho dự án trong năm 2014.
2. Tham khảo các chương trình dạy ngoại ngữ tại Hải
Phịng và Hà Nội (ví dụ như Apollo) về chương trình
giảng dạy
3. Xây dựng chương trình khung, được Trường

CĐVHNTDL tham vấn và UBND tỉnh Quảng Ninh phê
duyệt.
4. Xác định mức học phí và quảng bá chương trình tới
sinh viên trên tồn tỉnh đang theo học các trường cao
đẳng và đại học về du lịch hoặc kinh doanh
Thời gian dự kiến 2015-2016
Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 22 -


Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

Địa điểm
Các bước
hiện

B2
Cải thiện mức độ ổn định của mạng lưới phân phối điện
Thành phố cần nâng cấp mạng lưới điện để đảm bảo khơng
có sự gián đoạn trong việc cung cấp điện. Việc này sẽ cần
đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp và các cơ sở hạ tầng cần
thiết để lấy năng lượng từ mạng lưới điện quốc gia. Dự án
này là một bước căn bản để phát triển các ngành Cơng
nghiệp chế biến, chế tạo.
Thành phố Hạ Long
1. Chính thức bổ nhiệm cán bộ từ Phòng Kinh tế để làm
thực

việc với Phịng Cơng thương và các Phịng/ban khác để
hồn thành dự án trong khoảng thời gian nhất định.
2. Tiến hành nghiên cứu để xác định phạm vi và các yêu
cầu nâng cấp cần thiết. Nghiên cứu cần cân nhắc đến
nhu cầu về điện trong tương lai của chính phủ và các
vùng ưu tiên, nơi mà mức độ ổn định của mạng lưới
điện sẽ được cải thiện trước.
3. Chuẩn bị được ngân sách từ Nhà nước
4. Chuẩn bị mời thầu
5. Mời các nhà thầu tư nhân đấu thầu và lựa chọn nhà
cung cấp
6. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng thời hạn

Thời gian dự kiến 2015 - 2020
Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác công

Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

B3
Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long
Đường Hạ Long – Hà Nội sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ 3-4
giờ hiện nay xuống còn 2 giờ
Địa điểm
Hạ Long đến Hà Nội
1. Dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch cuối cùng
Các bước thực
2. Thành phố cần tiếp tục làm việc với tỉnh và đảm bảo dự
hiện

án bàn giao đúng hạn
Thời gian dự kiến 2015 - 2019
Nguồn vốn dự kiến Tư nhân, hợp tác công tư

- 23 -


Số thứ tự
Tên dự án
Miêu tả dự án

B4
Nâng cao chất lượng giáo dục chung của các trường học
Đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất và kết
quả giáo dục để xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo và
lực lượng lao động cho Thành phố
Địa điểm
Thành phố Hạ Long
1. Đây là một phần của các nỗ lực đã có và cần được tiếp
Các bước thực
tục với ưu tiên cao.
hiện
2. Phòng Giáo dục phát triển các phương pháp để nâng
cao chất lượng giảng dạy (ví dụ: kiểm tra nhiều hơn,
đào tạo lại giáo viên, tuyển dụng, nâng cấp cơ sở, v.v)
3. Thực hiện các phương pháp cho việc phát triển liên tục
đội ngũ giáo viên.
4. Theo dõi các quy trình thực hiện và rà sốt lại mỗi 3-6
tháng
Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

- 24 -


Số thứ tự
Tên dự án

B5
Cải thiện sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường học,
đặc biệt là sự phù hợp của chương trình giảng dạy
Miêu tả dự án
Cải thiện kết nối giữa trường học và các ngành nghề. Cần
đảm bảo chương trình giảng dạy là phù hợp với yêu cầu của
các ngành và trường học đang sử dụng các thiết bị hiện đại
tương tự như các thiết bị đang được sử dụng trong thực tiễn.
Việc này sẽ giảm tối đa việc đào tạo lại sau khi học viên ra
trường.
Địa điểm
Thành phố Hạ Long
1. Bổ nhiệm chính thức cán bộ từ phòng Giáo dục và
Các bước thực
Phòng Lao động để nhận trách nhiệm hoàn thành dự án
hiện
trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tiến hành phỏng vấn và tập trung vào các lĩnh vực (đặc
biệt là các doanh nghiệp du lịch và chế biến/chế tạo) để
thấy được hạn chế và đưa ra những cải thiện cần thiết.
3. Phối hợp với trường học và các ngành nghề để điều
chỉnh chương trình giảng dạy, nhằm đưa giáo dục lại

gần hơn với thực tiễn.
4. Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các cơng ty để nâng cấp trang
thiết bị trong trường hoc.
5. Triển khai và đảm bảo tuân theo chương trình giảng dạy
một cách đầy đủ (ví dụ: nếu chương trình bao gồm một
kì thực tập bắt buộc thì phải được thực hiện nghiêm túc)
6. Tiếp tục phối hợp với các công ty hàng năm hoặc 6
tháng/lần để theo dõi mức độ hiệu quả và có hành động
khi cần thiết.
Thời gian dự kiến 2015 - 2020
Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

- 25 -


×