Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giảng Nâng cao chất lượng môn kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.92 KB, 6 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG MÔN KỂ
CHUYỆN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Bước vào thế kỷ 21 khoa học công nghệ , cần có những con người có kiến
thức văn hoá , khoa học sáng tạo năng động tự tin , bản lónh .Lao động tự chủ
sống lành mạnh , đáp ứng nhu cầu phát triển cho tương lai . Đáp ứng đòi hỏi của
đất nước .Muốn tạo xã hội phát triển nhanh mạnh thì cần tạo ra những con người
được đào tạo từ giáo dục . Để có những con người như vậy , chúng ta là giáo viên
, phải thấy được công việc của mình những người giáo dục đào tạo ra những nhân
tài tương lai cho đất nước. Đặc biệt là giáo viên tiểu học , là cấp học nền tảng
quan trọng hơn bao giờ hết .
Đối với học sinh tiểu học thực tế cho thấy rằng có đặt nền móng vững chắc
thì có cơ sở vững chãi về sau cho cấp học trên .
Đối với học sinh lớp 4 việc dạy học sinh đọc thông viết thạo , giao tiếp tốt
đều quan trọng giúp các em ham muốn hiểu biết phát triển vốn tiếng việt .
Trong những năm gần đây , theo chủ trương chỉ đạo của bộ giáo dục , ngành
giáo dục thực hiện đổi mới chương trình SGK tiểu học và đổi mới phương pháp
dạy học . Qúa trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm , để phát huy tính sáng
tạo của học sinh thông qua các môn học . Trong đó diều tôi muốn nói đây là môn
kể chuyện , mặc dầu tiết kể chuyện đã có từ lâu . Nhưng trong chương trình thay
sách tiết kể chuyện là tiết kế tiếp của tiết tập đọc . Thông qua tiết kể chuyện
giúp các em biết thể hiện mình , phát huy được năng khiếu vượt trội , hoặc tìm ẩn
của bản thân . Muốn làm được điều đó GV phải tìm hiểu thực tế học sinh để có
biện pháp phát huy .
Qua những tiết dạy kể chuyện hầu như học sinh đều dựa vào những câu
chuyện có sẵn và học thuộc lòng câu chuyện đó . Đại đa số các em chưa biết kể
lại câu chuyện bằng lời văn của mình , chưa biết diễn tả lời nói , cử chỉ , hành
động của nhân vật . Đặc biệt là tinh thần , thái độ của người kể chuyện hoà vào
các tình tiết của câu chuyện : Biết khóc , biết cười cùng các nhân vật trong câu
chuyện thì hoàn toàn các em chưa thể hiện được .
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa cao về môn kể chuyện như vậy thì có


thể có rất nhiều , song tổng hợp lại gồm các nguyên nhân chính sau đây :
Môn kể chuyện là môn học phải hiểu biết một lượng kiến thức tương đối
rộng.
1
Học sinh chỉ dựa vào câu chuyện để kể mà chưa có sự sáng tạo trong kể
chuyện . Một phần là do phương pháp giảng dạy của GV chưa dẫn dắt được các
em kể câu chuyện bằng lời kể của chính các em . Dẫn đến việc kể chuyện của
các

em dễ trở thành nhàm chán . Tiết kể chuyện dễ sa vào tiết tập đọc . Học sinh
chưa có sự đam mê đối với môn kể chuyện . Xuất phát từ những yếu kém trong
thực tế và sự đánh giá chân thực , những nguyên nhân trên . Tôi đã đi sâu vào
việc đẩy mạnh
Các biện pháp nâng cao chất lượng môn kể chuyện . Đó cũng chính là nội dung
sáng kiến kinh nghiệm mang tên “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn
kể chuyện “
II . ĐỐI TƯNG CƠ SỞ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
Ngày đầu tiên nhận lớp chỉ có 26 em trong đó có 1 em lưu ban , số học sinh
nữ rất ít chỉ chiếm 1/3 số học sinh của lớp . H oàn cảnh gia đình của nhiều học
sinh trong lớp rất nghèo khó , rất nhiều em chòu thiệt thòi vì thiếu sự quan tâm
của bố hoặc mẹ . Và hầu hết các em là con em của nhân nghèo lao động , gia
đình còn phó mặt cho nhà trường , chưa thực sự quan tâm đến các em , phần đông
các em còn rất nhút nhát e sợ khi GV gần gũi chuyện trò . Qua chuyện trò với
nhiều đối tượng học sinh có thể nói rằng học sinh nào có nhiều môi trường giao
tiếp tốt có hiểu biết thực tế về xã hội , từ đó các em có vốn kiến thức tương đối ,
các em sẽ năng động hơn , sáng tạo hơn , dí dỏm , tinh nghòch dễ thương hơn và
các em có tính bạo dạn hơn trước đám đông . Khi đứng trước đám đông đầu tiên
là dám nói , sau đó dần dà sẽ nói hay , phải có vốn kiến thức , biết dùng vốn kiến
thức để thể hiện qua lời nói chặt chẽ rõ ràng trôi chảy . Từ nét hay đó giúp cho
các em giao tiếp tốt qua bạn bè , qua những người lớn tuổi , qua những câu

chuyện dí dỏm hằng ngày . Từ đó các em biết vận dụng vào câu chuyện mình
được học ở SGK , học sinh biết diễn đạt ý của mình qua lời văn , lời kể của mình
vào câu chuyện và ở đây môi trường tốt nhất để giúp các em đó là qua bạn bè ,
đó là những thầy cô giáo .
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
Trong những giờ dạy kể chuyện , tôi thường trăn trở suy nghó tìm ra
những cách dạy làm sao cho học sinh mau chóng nhớ và khắc sâu được nội dung ,
kể được câu chuyện ,dẫn dắt cách nói đúng và hay kết hợp với các hành động lời
nói, cử chỉ và hành động của nhân vật để đưa ra cách dạy hay nhất , học sinh kể
tốt nhất , phù hợp với câu chuyện , ngoài cách hướng dẫn học sinh kể chuyện thì
việc sử dụng nhiều đồ dùng học tập đơn giản . gây được sự chú ý của học sinh
2
nhờ đó mà hiệu quả tiết dạy được nâng lên . Học sinh kể được câu chuyện theo
lời kể , cử chỉ , điệu bộ phù hợp với từng hành động của nhân vật trong truyện .
Muốn có hiệu quả trong tiết dạy thì giáo viên phải phân loại đối tượng học
sinh . Thường trong lớp sẽ có những em có năng khiếu kể chuyện vượt trội và
có những em năng khiếu kể chuyện còn hạn chế . Ngay từ đầu năm học tôi đã
kòp thời chia ra hai đối tượng học sinh , để có hướng rèn luyện đối với học sinh có
năng khiếu kể chuyện và khuyến khích động viên những học sinh còn rụt rè nhút
nhát trong những tiết kể chuyện . M uốn làm được đièu đó giáo viên phải dạy
học sinh cách luyện nói .
• Thứ nhất là luyện nói đúng
Đối với những tiết kể chuyện đã có sẵn câu chuyện trong sách . Với
chương trình mới hay SGK mới hiện nay .
Tiết kể chuyện là tiết sau tiết tập đọc có thuận lợi là các em đã được
luyện đọc nhiều . T rong câu chuyện có phân đoạn rất rõ ràng và các em
nắm được nội dung cụ thể của từng đoạn
Tuy vậy cũng không phải là học sinh nào cũng biết dựa vào nội dung
của câu chuyện , mà diễn đạt được ý của mình . N hập vai đúng nhân vật ,
kẻ đúng và hay câu chuyện , GV phải dạy các em cách nói đúng . Dạy các

em nói đúng câu chuyện sau đó mới dạy nói hay , nói đúng tiếng của từng
vùng , tiếp sau nói đúng là luyện nói hay . Dạy các em không phải là đọc ,
nói nguyên câu chuyện đó mà từ câu chuyện đó các em có thể kể khác
nhưng vẫn giữ được nội dung cốt truyện . Bằng lời nói chân thật , tự nhiên ,
giản dò , có hồn , không giã vờ vui buồn khi tâm hồn trẻ không làm được .
Đói với các em , phải dạy các em coi mình là nhân vật trong truyện . Từ đó
các em mới nhập vai tốt hơn . Đ ối với những câu chuyện mang nội dung
buồn , tôi thường hướng các em xuất phát từ tâm hồn các em phải buồn thực
sự , không phải giã buồn mà các em có thể khóc thực sự . Những câu
chuyện vui cũng vậy dạy các em coi mình chính là những nhân vật trong
truyện để các em kể tốt hơn . Đối với các em ít năng khiếu nghệ thuật
không đòi hỏi phải ép các em phải thể hiện đúng lời nói , cử chỉ , suy nghó
của nhân vật , mà chỉ yêu cầu các em kể đúng câu chuyện là được . Khi các
em đã quen với câu chuyện thì mới dạy các em kể theo nội tâm của nhân
vật , muốn vậy giáo viên cần làm tốt những yêu cầu sau :
- Đọc kỹ nhiều lần câu chuyện
- Nắm chắc diễn biến nội dung câu chuyện
3
- Hình dung về từng nhân vật , cuộc sống nội tâm , cử chỉ hành động ,
thái độ , lời nói và vui buồn , sợ hãi , lo lắng , kinh ngạc ….
* Thứ hai là dạy cách kể chuyện
Đối với những câu chuyện có sẵn tranh trong SGK giáo viên phải
hướng dẫn học sinh quan sát tranh sau đó hướng dẫn các em kể từng đoạn
theo tranh và nêu câu hỏi để cácem biết đoạn đó kể như thế nào với nét mặt
, điệu bộ , cử chỉ ra sao , lời nói của các nhân vật trong từng đoạn đó như thế
nào . Sau đó mới yêu cầu các em kể hết câu chuyện bằng những hình thức
như : Các em kể theo cặp đối thoại theo nhóm , sắm vai ( Lưu ý khuyến
khích những học sinh kể có sự sáng tạo )
Đối với những câu chuyện không có tranh , giáo viên dặn các em chuẩn
bò trước ở nhà sau đó đến lớp các em tự kể cho nhau nghe , và hướng dẫn

học
sinh học tập cách kể hay , sáng tạo của nhau . Khi dạy một tiết kể chuyện
đã được nghe , được dọc tuỳ theo nội dung để phân tích kỹ đề bài học sinh
không bò lạc đề . Và những câu chuyện giáo viên gợi ý sẵn . Tôi còn dặn
các em chuẩn bò những câu chuyện khác để tiết kể chuyện thêm hấp dẫn lôi
cuốn các em vào lớp học . Tôi thường tổ chức cho các em thi kể . Qua việc
thi kể các em biết được cách kể chuyện hay của bạn . Đặc biệt muốn kể
được câu chuyện lôi cuốn người nghe dạy các em phải tự nhiên trong khi
kể , phải nhập vai tốt coi mình thật sự là nhân vật trong chuyện . Muốn được
thế thì giáo viên phải theo dõi hình thức dạy học . Môn kể chuyện là môn
khó đối với học sinh , khó không phải là cách kể lại một câu chuyện nguyên
như trong sách mà theo chương trình thay sách thì môn kể chuyện thường có
tranh minh hoạ kèm theo cũng có những tiết kể chuyện không có tranh mà
phải tự các em chuẩn bò trước nên điều cần thiết là giáo viên cần thay đổi
hình thức dạy học , để gây hứng thú cho học sinh , sẽ làm cho các em say
mê học tập nhiều hơn nhất là tiết kể chuyện gây cho các em sự ham mê
quên mệt mỏi , thay đổi hình thức dạy học tạo hứng thú trong học tập . Hình
thức mà tôi thường áp dụng đó là hoạt động nhóm , thảo luận theo cặp . Thi
kể chuyện theo nhóm , theo cặp nên đã tạo được nhiều hứng thú cho học
sinh . Đa số các em đều háo hức chờ đợi đến tiết kể chuyện để được kể , thi
với bạn , được cô giáo khen . Ngoài việc thay đổi hình thức dạy học thì GV
phải biết vận dụng kết hợp nhiều phương pháp để rèn những học sinh năng
khiếu còn hạn chế . Như trên đã nêu ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại
đối tượng học sinh theo năng khiếu , đặc biệt chú trọng đến những em năng
khiếu còn hạn chế , còn nhút nhát khi kể . S au khi phân loại học sinh tôi
4
thường quan tâm nhiều hơn đến những học sinh đố bằng các hình thức : Đối
với những câu chuyện có tranh thì dạy cho các em đọc được lời dưới mỗi
tranh . Hiểu nội dung tranh . Sau đó GV kể mẫu từng đoạn và gọi những học
sinh đó kể lại . Sau khi các em hiểu được nội dung thì hướng các em kể câu

chuyện phù hợp với nội dung tranh và thể hiện được lời nói , cử chỉ hành
động của nhân vật đó . Vì các em là những em năng khiếu kể chuyện còn
hạn chế nên thường các em kể còn sai chưa đầy đủ nội dung hoặc một số
em
chưa chòu kể , khi đó GV phải khuyến khích nhắc nhở nhẹ nhàng , bảo ban
các em để các em tự tin kể chuyện tốt hơn , không được trách mắng nói
những lời không hay đối với các em . K hi gọi các em đứng dậy kể giáo viên
cũng phải ân cần chỉ bảo . Nếu các em kể được thì GV động viên để các em
kể tiếp . Thông qua hình thức đó giáo viên sẽ uốn nắn được năng khiếu kể
chuyện của từng em một cách thiết thực hơn .
Nhất thiết những học sinh yếu kém GV phải quan tâm thường xuyên .
Sau mỗi tiết kể chuyện GV phải biết được thực trạng của những em đó .
Bằng cách gọi các em lên kể câu chuyện để biết xem các em có biết kể câu
chuyện đó không . Sau mỗi tiết kể chuyện đều gọi những học sinh năng
khiếu còn hạn chế lên để kể lại có thể chỉ là một đoạn ngắn . Đặc biệt
phương pháp hiệu quả nhất đó là luôn luôn khen ngợi sự tiến bộ của các em
dù sự tiến bộ ấy chỉ là không đáng kể .
Những kết quả đạt được
Mặc dầu so với đầu năm học phần đa học sinh chưa biết kể lại câu
chuyện vừa học , chỉ yêu cầu các em nói đúng nội dung từng đoạn câu
chuyện theo sách giáo khoa , các em cũng chưa làm được . Nhưng qua những
kinh nghiệm trên đây đến nay hầu như các em liệt kê lại từng chuyện theo
tranh , biết diễn đạt lời văn của mình . Một số em đã thể hiện đúng vai trò
của nhân vật mình đang kể đó cũng là những tiến bộ đáng kể . Do năng
khiếu còn hạn chế của lớp nên cũng không thể đòi hỏi các em phải kể hay
mà chỉ yêu cầu các em kể đúng , và em nào cũng biết kể câu chuyện mình
vừa học , đó cũng là kết quả mà GV phấn đấu đạt được .
IV. KẾT LUẬN
Môn kể chuyện là môn không dễ đòi hỏi các em phải có năng khiếu ,
quả thật để rèn luyện các em biết kể chuyện đúng , hay , là cả một quá trình

gian khó . Nhưng với lòng nhiệt tình , lòng tận tâm của người giáo viên và
với lòng quyết tâm của mình tôi tin rằng với một ngày không xa sẽ có những
5

×