CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP LẦN 8
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là quan trọng nhất đối với vật chất di truyền?
a. Có khả năng bị đột biến.
b. Có khả năng nhân đôi chính xác.
c. Có khả năng điều chỉnh để thích ứng với từng loại mô.
d. Mang thông tin chỉ dẫn cho việc tổng hợp prôtêin và các cấu trúc phức tạp khác của tế bào và cơ thể.
Câu 2: Một chủng vi khuẩn bị đột biến không thể phân giải được lactôzơ mà chỉ có thể phân giải các loại đường khác.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là :
a. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Opêron Lac.
Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Opêron Lac.
Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Opêron Lac.
d. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Opêron Lac.
Câu 3: Enzim nào sau đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp AND?
a. ARN pôlimeraza. b. ADN pôlimeraza. a. Ligaza. d. Endonucleaza.
Câu 4: Nếu toàn bộ một gen bị đứt ra và quay 180 độ rồi lại nối lại với các phần còn lại của phân tử AND thì điều gì sẽ
xảy ra?
a. Trình tự axitamin do gen đó mã hóa bị thay đổi hoàn toàn.
b. Không có điều gì xảy ra.
c. Gen đó không thể phiên mã được.
d. Mạch làm khuôn của gen sẽ bị thay đổi.
Câu 5: Trong quá trình tiến hóa, một số gen hầu như rất ít thay đổi nhưng cũng có những gen lại thay đổi mạnh.
Nguyên nhân có lẽ là do
a. có sự khác biệt về tầm quan trọng của gen đổi với tế bào và cơ thể.
b. các tác nhân đột biến khác nhau gây nên tần số đột biến khác nhau ở các gen.
có thể enzim sửa chữa sai ở gen này tốt hơn so với ở gen kia.
Do sự khác biệt về thời gian tiếp xúc của các gen với các tác nhân đột biến.
Câu 6: Đột biến đa bội thể lẻ thường làm xuất hiện loài mới ở thực vật vì
a. các cây này thường có khả năng sinh sản hữu tính.
b. các cây này thường có khả năng sinh sản vô tính
c. các cây này thường có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh.
Các cây này có bộ NST nhiều hơn 2n.
Câu 7: Người ta không áp dụng biện pháp tạo giống đa bội thể đối với loài cây nào dưới đây?
a. Cây mía b. Cây củ cải c. Cây khoai lang d. Cây lúa mạch
Câu 8: Đột biến nào trong số các dạng đột biến nêu dưới đây làm giảm số lượng chuỗi pôlipeptit?
a. Đột biến mất đoạn NST.
b. Đột biến mất đoạn trong vùng mã hóa của gen.
c. Đột biến trong vùng khởi động của gen.
d. Đột biến trong vùng vận hành.
Câu 9: Một cây có kiẻu gen AaBbCcDdEeFF tự thụ phấn. Tỷ lệ cá thể đời con có kiểu hình A-B-CcDdeeFF sẽ là bao
nhiêu? Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
a. 0,791 b. 0,316 c. 0,354 d. 0,891
Câu 10: Người ta cho lai cây có hoa đỏ với cây có hoa trắng và thu được F
1
toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F
1
tự thụ
phấn người ta thu được đời F
2
có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Sau đó người ta lấy ngẫu nhiên một
cây hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cây này cho thế hệ sau gồm toàn cây hoa đỏ là bao nhiêu?
a.
1
3
b.
1
4
c.
1
9
d.
1
2
Câu 11: Đặc điểm nào mô tả dưới đây là đúng cho gen quy định tính trạng nằm trên vùng tương đồng giữa NST X và
NST Y của ruồi giấm?
a. Di truyền giống như gen nằm trên NST thường.
b. F
1
của phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau nhưng kiểu hình ở đời F
2
của phép lai này là khác nhau.
c. F
1
của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau nhưng kiểu hình ở đời F
2
của 2 phép lai này là giống nhau.
d. F
1
của phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau nhưng kiểu hình ở đời con của phép lai phân tích là khác
nhau.
Câu 12: Các mô khác nhau có nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình ở giống thỏ Himalaya có lông
trên thân màu trắng nhưng lông ở tai, mũi và đầu các chân lại có màu đen.Người ta cho rằng nhiệt độ ở các vùng đầu
mút của cơ thể như tai, mũi, chân thấp hơn so với nhiệt độ ở vùng thân nên đã làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu
hình. cách làm nào dưới đây là đúng để chứng minh cho giả thuyết về chênh lệch nhiệt độ nêu trên?
a. Nuôi thỏ Himalaya trong điều kiện nhiệt độ 30
0
C cho lông trắng hoàn toàn còn nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25
0
C
thì cho lông kiểu Himalaya.
b. Nuôi thỏ Himalaya trong điều kiện nhiệt độ 30
0
C cho lông kiểu Himalaya còn nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25
0
C thì
cho lông trắng hoàn toàn.
c. Nuôi thỏ Himalaya trong điều kiện nhiệt độ 25
0
C cho lông kiểu Himalaya còn nuôi trong điều kiện nhiệt độ 30
0
C thì
cũng cho lông kiểu Himalaya.
d. Nuôi thỏ Himalaya trong điều kiện nhiệt độ 25
0
C cho lông trắng hoàn toàn còn nuôi trong điều kiện nhiệt độ 30
0
C
thì cho lông kiểu Himalaya.
Câu 13: Các gen A,B và C phân li độc lập nhau và cùng tham gia quy định tổng hợp sắc tố đen. Giả sử rằng các gen
A,B,và C quy định các enzim tham gia vào chuỗi phản ứng hóa sinh theo trình tự sau đây:
Chất không màu
A B C
→ → →
Chất màu đen
Các alen a,b, và c đều tạo ra các sản phẩm không có chức năng(enzim mất hoạt tính). Vì vậy kiểu gen aabbcc sẽ cho
con vật có lông màu trắng.
Người ta lai con vật có kiểu gen AABBCC với con vật có kiểu gen aabbcc và thu được F
1
cho toàn lông đen. Sau đó
cho các con F
1
giao phối tự do với nhau được F
2
. Tỷ lệ đời con cho lông màu trắng ở F
2
sẽ là bao nhiêu? biết rằng các
sản phẩm trung gian trong chuỗi phản ứng nêu trên đều cho các chất không màu(màu trắng) và vì thế đời F
2
chỉ có 2
loại kiểu hình trắng và đen. Câu trả lời đúng là:
a. 53,72% b. 57,81% c. 56,28% d. 43,71%
Câu 14: Lai hai dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng với nhau người ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa
màu đỏ. Từ kết quả lai này ta có thể rút ra kết luận gì?
a. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là alen với nhau.
b. Màu hoa đỏ xuất hiệnlà do kết quả của sự tương tác cộng gộp.
c. Các alen quy định hoa trắng ở cả hai dòng cây bố mẹ là không alen với nhau
d. Chúng ta chưa thể rút ra được kết luận gì.
Câu 15: Nêu kết quả của phép lai giữa cơ thể dị hợp tử về 2 gen (AaBb) với cá thể đồng hợp tử lặn (aabb) mà cho tỷ lệ
phân li kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 thì kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng?
a. Gen A và B nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau.
b. Gen A và B có thể nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
c. Gen A và B có thể phân li độc lập nhau.
d. Gen A và B có thể nằm trên cùng hoặc trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 16: Điều kiện đảm bảo cho quy luật phân li của Menđen là gì?
a. Số lượng cá thể con lai phải lớn và bố mẹ phải thuần chủng.
b. Các alen phải có quan hệ trội-lặn hoàn toàn.
c. Mỗi gen quy định 1 tính trạng.
d . Quá trình giảm phân xỷ ra bình thường.
Câu 17: Công việc nào trong các công việc nêu dưới đây cần được làm đầu tiên trong quá trình chọn lọc tạo lên 1
giống vịt mới?
a. Tạo dòng thuần.
b. Lai các giống thuần chủng với nhau.
c. Gây đột biến.
d . Chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn.
Câu 18: Cắt 1 gen nguyên vẹn của người rồi gắn vào plasmit sau đó đưa vào tế bào vi khuẩn chúng ta có thể chờ đợi
điều gì trong số các điều nêu ra dưới đây?
a. Gen của người tạo ra nhiều sản phẩm bình thường trong tế bào vi khuẩn.
b . Gen của người được nhân lên thành nhiều bản sao nhưng sẽ không tạo ra được sản phẩm bình thường.
c. Gen của người được nhân lên thành nhiều bản sao và chúng không tạo ra được sản phẩm.
d. Gen của người được nhân lên thành nhiều bản sao nhưng không được phiên mã.
Câu 19: Nguyên nhân làm cho ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ là gì?
a. Các gen lặn có hại được đưa về trạng thái đồng hợp tử ngày càng nhiều.
b. Số lượng các gen trội có tác động cộng gộp ở các thế hệ sau ngày một giảm.
c . Số lượng các gen ở trạng thái dị hợp tử bị giảm dần.
d. Tất cả các lí do nêu ra đều đúng.
Câu 20: Nếu 1 quần thể cân bằng Hacđi - Vanbec thì tần số kiểu gen dị hợp tử là lớn nhất khi nào?
a. Khi tần số alen trội bằng 1 và tần số alen lặn bằng 0
b. Khi tần số alen lặn bằng 1 và tần số alen trội bằng 0
c. Khi tần số alen trội lớn gấp 2 lần tần số alen lặn.
d . Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn.
Câu 21:Tại sao nhiều quần thể thực vật sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn nhưng chúng không bị thoái hóa?
a . Do tần số alen lặn có hại trong quần thể của chúng rất thấp.
b. Tần số đột biến gen ở các quần thể này khá thấp.
c. Tần số các gen trội trong những quần thể này rất cao.
d. Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết những gen có hại ra khỏi các quần thể này.
Câu 22: Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị chi phối?
a. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của chọn lọc tự nhiên bị hạn chế.
b. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kể.
c. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của di nhập gen bị hạn chế.
d . Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế.
Câu 23: Làm thế nào để nghiên cứu phả hệ của người đem lại hiệu quả chính xác và tiết kiệm thời gian khi số lượng
con trong mỗi gia đình chỉ hạn chế ở 1 đến 2 người con?
a. Khuyến khích những gia đình được nghiên cứu đẻ thêm con.
b. Nghiên cứu càng nhiều thế hệ trong phả hệ càng tốt.
c. Kết hợp nghiên cứu phả hệ với phương pháp nghiên cứu tế bào học.
d . Nghiên cứu càng nhiều phả hệ cùng 1 lúc càng tốt.
Câu 24: Tần số trẻ sơ sinh bị hội chứng Đao là khá cao (0,15%) trong khi số lượng trẻ em bị dư thừa 1 nhiễm sắc thể
thường khác lại gần như bằng không. Nguyên nhân gây nên sự khác biệt này có thể là do:
a. Sự phân li không bình thường của các nhiễm sắc thể khác (không phải 21) gần như không xảy ra.
b. Nhiễm sắc thể 21 chứa ít gen hơn.
c. Nhiễm sắc thể thường khác chứa nhiều gen gây chết.
d. Không có nguyên nhân nào nêu ra là đúng.
Câu 25: Đacuyn nhận thấy các loài cây sống ở các đảo vùng ôn đới ở Nam Mỹ có nhiều đặc điểm giống các loài cây
sống ở vùng đất liền kề hơn là giống các loài cây sống ở vùng ôn đới ở phía bắc bán cầu. bằng chứng này cho thấy
a. vai trò của điều kiện ngoại cảnh là không quan trọng bằng vai trò của yếu tố di truyền.
b. sự khác biệt giữa các loài sinh vật chủ yếu do môi trường.
c. sự giống nhau giữa các loài sinh vật chủ yếu là do yếu tố di truyền.
d. sự hình thành loài trên Trái Đất chủ yếu là do sự cách li địa lí.
Câu 26: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại?
a. Chọn lọc tự nhiên phần lớn làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.
b. Chọn lọc tự nhiên phần lớn làm đa dạng hóa vốn gen của quần thể.
c. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi kiểu gen của quần thể theo 1 chiều hướng xác định.
d. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen khi điều kiện thời tiết thay đổi mạnh.
Câu 27: Nhân tố tiến hóa nào sau đây khác với các nhân tố tiến há còn lại?
a. Đột biến.
b. Yếu tố ngẫu nhiên.
c. Giao phối không ngẫu nhiên.
d. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 28: Nhiệt độ tại đó phân tử ADN bị tách thành mạch đơn được gọi là nhiệt độ biến tính (ký jiệu là T). Người ta
cho 1 mạch đơn của phân tử thuộc loài A "lai" với 1 mạch đơn của phân tử lấy từ loài B. Sau đó xác điịnh nhiệt độ biến
tính của phân tử lai (AB). Câu nào dưới đây nói về nhiệt độ biến tính là đúng?
a. T của phân tử AB thường cao hơn T của AA và T của BB.
b. T của AB càng cao càng chứng tỏ loài A và B càng có họ hàng gần.
c. T của AB càng cao càng chứng tỏ loài A và B càng có họ hàng xa.
d. T của AB càng cao càng chứng tỏ phân tử lai càng có nhiều GX.
Câu 29: Giả sử các quần xã nêu dưới đây đều có cùng thời gian tiến hóa như nhau. Hãy cho biết quần xã nào có độ
phong phú về loài cao nhất?
a. Quần xã có nhiều loài cây thuộc cùng 1 chi.
b. Quần xã có nhiều loài cây thuộc cùng 1 lớp.
c. Quần xã có nhiều loài cây thuộc cùng 1 họ.
d. Quần xã có nhiều loài cây thuộc cùng 1 bộ.
Câu 30: Trong số các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng nào được xem là bằng chứng trực tiếp?
a. Bằng chứng phôi sinh học.
b. Bằng chứng hóa thạch.
c. Bằng chứng sinh học phân tử và tế bào.
d. Bằng chứng địa lí sinh học.
Câu 31: Nguyên nhân nào nêu dưới đây có thể giải thích cho quá trình tiến hóa của sinh vật đơn bào thành sinh vật đa
bào?
a. Khi tế bào nọ ăn tế bào kia thì việc liên kết nhiều tế bào lại với nhau sẽ đem lại lợi thế.
b. Khi các tế bào liên kết với nhau thành cấu trúc nhiều tế bào thì quá trình trao đổi chất với môi trường sẽ thuận lợi
hơn.
c. 1 tập hợp các tế bào sẽ giúp các tế bào đỡ mất nhiệt vào môi trường.
d. 1 tập hợp các tế bào sẽ có ưu thế hơn so với cá thể đơn bào vì các tế bào có thể chia sẻ thức ăn cho nhau.
Câu 32: Đặc điểm nào được xem như là sự xuất hiện sớm nhất trong quá trình tiến hóa của loài người?
a. Bộ não phát triển.
b. Biết sử dụng lửa.
c. Biết chế tạo công cụ.
d. Dáng đi thẳng.
Câu 33: Cây ưa bóng có các đặc điểm
a. phiến lá mỏng, lá nằm ngang và có ít hoặc không có mô giậu.
b. phiến lá dày, lá xếp nghiêng và có mô giậu phát triển.
c. phiến lá mỏng, lá xếp ngang và có mô giậu phát triển.
d. phiến lá mỏng, lá nằm nghiêng và có ít hoặc không có mô giậu.
Câu 34: Để giảm kích thước của quần thể sâu hại lúa thì bà con nông dân cần quan tâm đến đặc điểm nào của quần thể
sâu?
a. Tỷ lệ đực cái.
b. Sự phân bố của sâu trên ruộng lúa.
c. Cấu trúc tuổi.
d. Mật độ sâu cao hay thấp.
Câu 35: Người ta hay dùng cách nào để xác định số lượng cá thể của quần thể?
a. Đếm số cá thể trong quần thể tự nhiên.
b. Bắt 1 số con đánh dấu rồi thả vào quần thể sau đó tiến hành bắt lại.
c. Xác định số cá thể cái sau đó nhân với số con trung bình chúng có thể sinh ra.
d. Tính số cá thể trên 1 đơn vị diện tích nhất định.
Câu 36: Quần xã là
a. tập hợp các cá thể khác loài sống trong cùng 1 khu vực.
b. tập hợp các cá thể cùng loài có mối quan hệ gắn bó với nhau để duy trì nòi giống.
c. tập hợp các cá thể khác loài có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc ổn định.
d. tập hợp các cá thể cùng loài có mối quan hệ gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc ổn định.
Câu 37: Câu nào dưới đây mô tả về quần xã là đúng?
a. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì càng ổn định.
b. Quần xã có độ đa dạng loài cao thì càng ít ổn định.
c. Quần xã có số lượng loài càng ít thì càng ổn định.
d. Quần xã ở biển khơi có độ đa dạng loài cao hơn quần xã trên cạn.
Câu 38: Tại sao vật ký sinh thường ít khi làm chết vật chủ?
a. Vật lý sinh không giết chết vật chủ vì nếu vật chủ chết thì chúng cũng bị chết.
b. Những con vật ký sinh tự kiềm chế khả năng sinh trưởng và phát triển để cho vật chủ không bị chết.
c. Vật ký sinh thường có kích thước nhỏ hơn nhiều so với vật chủ.
d. Những con vật ký sinh sinh sản mạnh sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
Câu 39: Tại sao chuỗi thức ăn thường chỉ gồm có 1 vài loài?
a. Vì nếu chuỗi quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
b. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
c. Vì hiệu quả truyền năng lượng trong chuỗi thức ăn thấp.
d. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
Câu 40: Kiểu diễn thế nào dưới đây là diễn thế nguyên sinh?
a. Diễn thế xảy ra trên đất bỏ hoang.
b. Diễn thế xảy ra trên khu rừng bị cháy trụi.
c. Diễn thế xảy ra trên 1 xác chết.
d. Diễn thế xảy ra ở nơi chưa có đất.
II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (A hoặc B)
A. Dành cho thí sinh học chương trình cơ bản (10 câu tè câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Trình tự nuclêôtit của gen bình thường có 3 bộ ba là ...TTTGXXXAG... Alen đột biến nào trong số các alen
nêu dưới đây quy định lên chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin bị thay đổi ít nhất?
a. ...TTGGXXXAG....
b. ...TTTXXXAG....
c. ...TTTGXXGGGXAG....
d. ...TTTGXXAG....
Câu 42: Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 gen nguyên vẹn bị đảo đi 180 độ?
a. Gen phiên mã và dịch mã ra 1 sản phẩm hoàn toàn khác thường.
b. Mạch khuôn đã bị đổi chiều nên gen không thể phiên mã.
c. Gen được phiên mã nhưng dùng mạch khuôn khác nên không thể dịch mã.
d. Gen vẫn phiên mã và dịch mã bình thường.
Câu 43: Câu nào dưới đây nói về các alen của 1 gen là đúng?
a. Các alen của 1 gen không thể tương tác với nhau.
b. Các alen khác nhau của 1 gen có thể tương tác với nhau làm sai lệch tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F
2
c. Các alen lặn của cùng 1 gen có thể tương tác cho ra kiểu hình trội.
d. Các alen lặn ít phổ biến trong quần thể hơn các alen trội của cùng 1 gen.
Câu 44: Lai chuột lông vàng với chuột lông đen người ta thu được tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 vàng : 1 đen. Lai chuột
lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được chuột con với tỷ lệ phân li kiểu hình là 2 vàng : 1 đen. Giải thích nào
nêu dưới đây về kết quả của các phép lai trên là đúng?
a. alen quy định lông vàng là gen đa hiệu khi ở thể đồng hợp.
b. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính.
c.Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của môi trường.
d. Không có giải thích nào nêu ra là đúng.
Câu 45: Người ta không tạo ra các thể đột biến tam bội ở loài cây trồng nào nêu dưới đây?
a. Cây khoai lang. b. Cây ngô. c. Cây lạc. d. Cây đậu tương.
Câu 46: Để nghiên cứu sự di truyền các tính trạng của người được chính xác người ta có thể sử dụng
cách nào trong số các cách nêu dưới đây?
a. khuyến khích các cặp vợ chồng đẻ nhiều con.
b. Sử dụng biện pháp phả hệ kết hợp với biện pháp tế bào học.
c. Nghiên cứu nhiều phả hệ liên quan đến cùng 1 tính trạng.
d. Kết hợp nhiều biện pháp nghiên cứu di truyền người dùng 1 lúc.
Câu 47: Câu nào dưới đây nói về vai trò của đột biến gen trong tiến hóa là đúng?
a. Đột biến gen là 1 nhân tố quan trọng nhất trong tất cả các nhân tố tiến hóa.
b. Đột biến gen thường có hại nên sớm hay muộn chúng cũng bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn
khỏi quần thể.
c. 1 gen đột biến khi này có thể có hại nhưng khi khác lại có thể có lợi hoặc trung tính.
d. Đột biến gen không có vai trò quan trọng bằng đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành loài.
Câu 48: Câu nào dưới đây nói về các cơ chế cách li là đúng?
a. Các cơ chế cách li luôn duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
b. Các cơ chế cách li luôn trực tiếp tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
c. cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
d. các cơ chế cách li luôn nhắm tới sự cách li sinh sản giữa các quần thể.
Câu 49: Câu nào dưới đây mô tả về quan hệ cạnh tranh giữa các loài là đúng?
a. cạnh tranh giữa các loài luôn dẫn đến 1 loài kém ưu thế bị diệt vong.
b. Nếu không có sự cạnh tranh giữa các loài thì kích thước của quần thể sẽ không bị kiểm soát.
c. cạnh tranh giữa các loài không đem lại lợi ích gì vì các loài đều có hại.
d. Cạnh tranh giữa các loài dẫn đến phân li ổ sinh thái.
Câu 50: Sản lượng sinh vật trong hệ sinh thái là:
a. Số lượng sinh vật được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định, trên một đơn vị diện tích nhất
định của hệ sinh thái.
b. Lượng chất sống do sinh vật tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, trên 1 đơn vị diện tích nhất
định của hệ sinh thái.
c. Lượng năng lượng được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định, trên một đơn vị diện tích nhất
định của hệ sinh thái.
d. Tổng số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích nhất định của hệ sinh thái trên một đơn vị thời
gian nhất định.
B. Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Để chứng minh mỗi thành viên của 1 cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li về 1 giao tử trong
quá trình tạo thành giao tử, Menđen đã tiến hành
a. phép lai thuận và phép lai nghịch.
b. phép lai phân tích.
c. lai cải tiến.
d. lai kinh tế.
Câu 52: 1 gen đột biến có hại lại trở thành có lợi khi
a. gen đó kết hợp với 1 gen khác.
b. môi trường sống thay đổi.
c. thể đột biến chuyển đổi giai đoạn sinh trưởng.
d. gen đột biến nằm trong tổ hợp gen mới hoặc khi môi trường sống thay đổi.
Câu 53: Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng trình tự axit amin vẫn không
bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptit được tạo ra. Nguyên nhân là do
a. mã di truyền có tính dư thừa.
b. đột biến xảy ra ở vùng cuối gen.
c. đột biến xảy ra ở vùng promoter
d. đột biến xảy ra ở vùng intron
Câu 54: Giải thích nào dưới đay về sự di truyền của bệnh trên phả hệ là đúng?
a. Tính trạng do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
b. Tính trạng do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
c. Tính trạng do gen lặni nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
d. Tính trạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
Câu 55: Câu nào dưới đây mô tả về ưu thế lai là không đúng?
a. lai khác dòng luôn cho ưu thế lai cao.
b. Nếu tập trung được nhiều gen trội vào cơ thể lai thì con lai sẽ có ưu thế lai cao.
c. Không thể tiên đoán được kiểu tổ hợp lai nào cho ưu thế lai.
d. Ưu thế lai ở động vật thường cao hơn so với ở thực vật.
Câu 56: Các gen trên nhiễm sắc thể X ở nam cũng tạo ra 1 lượng sản phẩm giống như ở nữ giới là do
a. gen trên nhiễm sắc thể X của nam giới phiên mã gấp 2 lần so với gen trên X của nư giới.
b. gen trên nhiễm sắc thể X của nam giới được lặp lại 2 lần sao với gen trên X ở nữ giới.
c. trong mỗi tế bào cơ thể của nữ giới, chỉ có 1 nhiễm sắc thể X là hoạt động.
d. trong mỗi tế bào cơ thể của nữ giới, chỉ có 1 nhiễm sắc thể X từ mẹ là hoạt động.
Câu 57: Biện pháp nào được xem là hữu hiệu nhất để phân biệt 2 loài có họ hàng thân thuộc?
a. Dựa trên các đặc điểm hình thái.
b. Dựa trên số lượng nhiễm sắc thể.
c. Dựa trên các đặc điểm sinh học phân tử.
d. Dựa trên các đặc điểm của cơ quan sinh sản.
Câu 58: Hình thức chọn lọc nào dưới đây sẽ dẫn đến kiểu hình của các cá thể trong quần thể là tương
đối đồng nhất?
a. Chọn lọc định hướng (vận động)
b. Chọn lọc ổn định (kiên định)
c. Chọn lọc phân hóa.
d. Không có loại chọn lọc nào trong số các loại chọn lọc nói trên.
Câu 59: Câu nào dưới đây nói về tác động của việc bón phân hữu cơ trong nông nghiệp là đúng?
a. Phân hữu cơ làm ô nghiễm nguồn nước bởi nitrat hơn so với phân vô cơ.
b. Phân hữu cơ ít làm ô nghiễm nguồn nước bởi nitrat hơn so với phân vô cơ.