Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Gián án BT tổng hợp lần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.02 KB, 7 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP LẦN 6
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Nếu có một trình tự nucleotit cụ thể, làm thế nào ta có thể nhận biết được đó có phải là một gen quy
định một chuỗi polipeptit hay không?
a. Nếu tìm trên trình tự đó có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 3

và bộ trong số ba bộ ba kết thúc ở đầu 5

thì đó là
gen cấu trúc quy định 1 chuỗi polipeptit.
b. Nếu tìm trên trình tự đó có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5

và bộ trong số ba bộ ba kết thúc ở đầu 3

thì đó là
gen cấu trúc quy định 1 chuỗi polipeptit.
c. Nếu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba một theo chiều 3

- 5

mà liên tục có các bộ ba mã hóa cho các axit
amin và sau cùng là bộ ba ATT thì đó là 1 gen cấu trúc quy định 1 chuỗi polipeptit.
d. Nếu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba một theo chiều 5' - 3' mà liên tục có các bộ ba mã hóa cho các axit
amin và sau cùng là bộ ba ATT thì đó là một gen cấu trúc quy định một chuỗi polipeptit.
Câu 2: Tại sao ADN lại được tổng hợp trên 2 mạch theo 2 cách khác nhau?
a. Vì 2 mạch của ADN là ngược chiều nhau và ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo một chiều từ 5'
đến 3'.
b. Vì 2 mạch của ADN là ngược chiều nhau và ADN polimeraza chỉ tổng hợp được mạch mới theo một chiều
từ 3' đến 5'
c. Vì 2 mạch ADN là ngược chiều nhau và ADN polimeraza tổng hợp cùng một lúc cả 2 mạch mới theo một
chiều từ 5' đến 3'


d. Vì 2 mạch ADN là ngược chiều nhau và ADN polimeraza tổng hợp cùng một lúc cả 2 mạch mới theo một
chiều từ 3' đến 5'
Câu 3: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
a. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng phiên mã.
b. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nucleotit đặc biệt nằm trước bộ ba mở đầu của gen.
c. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3' - 5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 3' - 5' và
dựng phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
d. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3' - 5' và tổng hợp mạch 3' - 5' theo nguyên tắc bắt
đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc.
Câu 4: Điều khẳng định nào dưới đây về operon là đúng?
a. operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau quy định các protein có chức năng liên quan đến nhau.
b. operon là một nhóm gen cấu trúc được phiên mã cùng một lúc thành một phân tử mARN
c. operon là một nhóm gen cấu trúc có cùng một vùng promoter và được phiên mã cùng một lúc thành các
phân tử mARN khác nhau.
d. operon là một nhóm gen cấu trúc kết hợp với một gen điều hòa có nhiệm vụ điều hòa phien mã của cả nhóm
gen cấu trúc cùng một lúc.
Câu 5: Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi polipeptit bình thường và chuỗi polipeptit đột
biến:
Chuỗi polipeptit bình thường: Phe - ser - Lis - Leu - Ala - Val ...
Chuỗi polipeptit đột biến: Phe - ser - Lis
Nếu đây là kết quả của đột biến điểm thì kiểu đột biến nào nêu dưới đây là đúng? Biết rằng các bộ ba mã hóa
của các axit amin nêu trên như sau: UUU, UUX: Phe; AGU, AGX: ser; AAA, AAG: Lis; XUU, XUX, XUA,
XUG: Leu; GXU, GXX, GXA, GXG: Ala; GUU, GUX, GUA, GUG: Val
a. Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
b. Đột biến mất cặp nucleotit
c. Đột biến thêm cặp nucleotit
d. Không thể do kết quả của đột biến điểm.
Câu 6: Đột biến nào sau đây có thể góp phần tạo nên loài mới?
a. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

c. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
d. Đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 7: Thể dị đa bội được hình thành bằng cơ chế nào nêu dưới đây?
a. Cơ thể dị bội được đa bội hóa.
b. Hợp tử lai khác loài được đa bội hóa.
c. Hợp tử dị bội được đa bội hóa.
Trang 1/7
d. Lai các thể đa bội với nhau.
Câu 8: Một cây ngô có lá bị rách thành nhiều mảnh và hạt phấn tròn lai với cây ngô có lá bình thường và hạt
phấn có góc cạnh, người ta thu được 100% cây F
1
có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh. Cho cây F
1
tự thụ
phấn, hãy cho biết xác suất để 1 cây F
2
có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh là bao nhiêu? Biết rằng 2 cặp gen
quy định 2 tính trạng nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau.
a. 56,25% b. 75% c. 43,75% d. 31,25%
Câu 9: Làm thế nào để phân biệt được gen đa hiệu với trường hợp 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau?
a. Lai phân tích.
b. Lai thuận và lai nghịch.
c. Gây đột biến gen.
d. Gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 10: Cho cây hoa đỏ, quả tròn (cây cái) thụ phấn bằng phấn lấy từ cây đực có hoa đỏ, quả tròn, người ta
thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242
cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới
đây là đúng nhất?
a. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trao đổi chéo đã
xảy ra ở cả cây đực và cây cái.

b. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trao đổi chéo đã
xảy ra ở cây cái.
c. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trao đổi chéo đã
xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
d. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và trao đổi chéo đã
xảy ra ở cây đực.
Câu 11: Điều khẳng định nào dưới đây về liên kết và hoán vị gen là đúng?
a. Liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp do vậy sẽ không có lợi cho loài trong quá trình tiến hóa.
b. Chỉ có liên kết gen mới có lợi vì nó duy trì những đặc điểm có lợi cho loài.
c. Hoán vị gen phá vỡ các nhóm gen liên kết có lợi do vậy sẽ không có lợi cho sự tồn tại của loài.
d. Cả hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen đều có lợi cho loài vì các đặc tính của loài cần được duy trì ổn
định nhưng cũng phải có khả năng thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.
Câu 12: Lai ruồi giấm cái mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được
100% ruồi cái F
1
có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F
1
có mắt đỏ tươi. Cho ruồi đực và cái F
1
giao phối ngẫu
nhiên với nhau ta thu được F
2
với tỷ lệ phân li kiểu hình ở cả 2 giới như sau: 3/8 ruồi F
2
có mắt đỏ tía, 3/8 ruồi
F
2
có mắt đỏ tươi và 2/8 ruồi F
2
có mắt trắng. Kết luận nào được rút ra từ kết quả của phép lai trên là đúng?

a. Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường át chế sự biểu
hiện của gen trên nhiễm sắc thể giới tính.
b. Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường át chế sự biểu
hiện của gen trên nhiễm sắc thể giới tính.
c. Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính át chế sự biểu
hiện của gen trên nhiễm sắc thể thường.
d. Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính át chế sự biểu
hiện của gen trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 13: Nghiên cứu nhiều gia đình khác nhau có người bị cùng một bệnh “X”, người ta nhận thấy nếu bố bị
bệnh X thì không có người con nào của gia đình đó bị bệnh X. Kết luận nào nêu dưới đây là đúng?
a. Bệnh X do gen nằm trong ti thể quy định.
b. Bệnh X do gen lặn hiếm gặp nằm trên X ở vùng t\ương đồng với nhiễm sắc thể Y
c. Bệnh X do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y
d. Bệnh X do gen lặn hiếm gặp nằm trên nhiễm sắc thể thường không có alen tương ứng trên Y
Câu 14: Cùng một gen nhưng có thể biểu hiện ra các kiểu hình khác nhau. Nguyên nhân có thể là do
a. môi trường khác nhau.
b. sự tương tác gen.
c. đó là gen quy định tính trạng số lượng.
d. tổ hợp gen khác nhau hoặc do môi trường khác nhau hoặc cả hai.
Câu 15: Điều mô tả nào dưới đây về hiện tượng giao phối gần là đúng?
a. Giao phối gần luôn luôn có hại.
b. Giao phối gần làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng dần số alen có hại.
c. Giao phối gần làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần số kiểu gen đồng hợp tử.
d. Giao phối gần là kiểu giao phối của những cá thể sống gần nhau.
Trang 2/7
Câu 16: Một quần thể cây có 80 cá thể có kiểu gen AA, 20 cá thể có kiểu gen aa và 100 cá thể có kiểu gen Aa.
Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì tần số kiểu gen Aa ở thế hệ sau của quần thể này sẽ là bao nhiêu? Biết
rằng các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể được cách li với
quần thể lân cận. Tần số đột biến của gen là không đáng kể.
a. 55,66% b. 45,5% c. 25,76% d. 66,25%

Câu 17: Điều giải thích nào dưới đây cho thấy quần thể giao phối ngẫu nhiên có ưu thế hơn so với quần thể
không giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa?
a. Vì chỉ có quần thể ngẫu phối mới thích nghi tốt với môi trường.
b. Vì quần thể ngẫu phối nhân rộng và phát tán các alen đột biến.
c. Vì quần thể giao phối ngẫu nhiên có thể sống sót tốt hơn trong quá trình tiến hóa.
d. Vì nó không làm thay đổi số alen của quần thể.
Câu 18: Người ta có thể tạo ADN tái tổ hợp bằng cách
a. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng ligaza sau đó hỗn hợp của 2 loại ADN này được xử lí
bằng enzim restrictaza
b. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng restrictaza sau đó hỗn hợp của 2 loại ADN này được
xử lí bằng enzim ligaza
c. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng hỗn hợp các enzim ligaza và restrictaza
d. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng ADN polimeraza sau đó hỗn hợp của 2 loại ADN này
được xử lí tiếp bằng enzim ligaza
Câu 19: Tại sao để chuyển gen từ tế bào người sang tế bào vi khuẩn, người ta lại phải dùng thể truyền là
plasmit?
a. Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể đưa gen vào trong tế bào được.
b. Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể nhân được thành nhiều bản sao trong tế bào nhận.
c. Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể tồn tại được trong tế bào nhận.
d. Vì nếu không có thể truyền thì gen người không thể gắn được vào hệ gen cua tế bào nhận.
Câu 20: Nếu không có thông tin gì thêm thì gen quy định bệnh trong phả hệ nêu dưới đây là trội hay lặn và
nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? Giải thích. Biết rằng đây là bệnh rất hiếm gặp ở
người.
a. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
b. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
c. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
d. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Câu 21: Bệnh trên phả hệ dưới đây là do 1 gen đột biến quy định. Hãy cho biết gen quy định bệnh trên phả hệ
là gen trội hay gen lặn và nằm ở đâu trong tế bào?
a. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.

b. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
c. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
d. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Câu 22: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
I. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
II. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
III. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
IV. Chúng đều ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền của quần thể.
Trang 3/7
Câu trả lời đúng là:
a. I và II b. I và III c. II và III d. I và IV
Câu 23: Khi cho các ADN sợi đơn thuộc ccs loài khác nhau “lai” với nhau thành phân tử ADN “lai” hai mạch
rồi tiến hành thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ tại đó phân tử ADN bị tách rời thành 2 mạch đơn được gọi là
nhiệt độ “nóng chảy”. Điều nào dưới đây được rút ra từ việc xác định nhiệt độ nóng chảy là đúng?
a. Nhiệt độ nóng chảy càng cao thì 2 loài có quan hệ họ hàng càng xa.
b. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp thì 2 loài có quan hệ họ hàng càng xa.
c. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp thì 2 loài có quan hệ họ hàng càng gần.
d. Nhiệt độ nóng chảy không liên quan đến mối quan hệ họ hàng giữa 2 loài.
Câu 24: Điều mô tả nào dưới đây phù hợp với tinh thần của học thuyết Dacuyn?
a. Các biến dị có lợi đều được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho các thế hệ sau.
b. Những biến dị di truyền làm tăng khả năng sinh sản thì biến dị đó mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho
thế hệ sau.
c. Những biến dị làm tăng khả năng sống sót thì biến dị đó được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho thế hệ sau.
d. Chỉ các biến dị di truyền xuất hiện lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho thế
hệ sau.
Câu 25: Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án nêu dưới đây về vai trò của giao phối ngẫu nhiên
trong quá trình tiến hóa.
a. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa quan trọng giúp quần thể tiến hóa.
b. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
c. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.

d. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
Câu 26: Khi kết quả của phép lai phân tích cho ra đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 thì kết luận
nào được rút ra dưới đây là kết luận đúng nhất?
a. 2 gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau.
b. 2 gen này có thể nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể rất dài.
c. 2 gen này có thể cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể hoặc trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau.
d. Không có kết luận nào nêu ra là đúng.
Câu 27: Trong một quần thể, 90% alen ở locut Rh là R, alen còn lại là r. 40 trẻ em của quần thể này đi đến 1
trường học nhất định. Xác suất để tất cả các em đều Rh dương tính sẽ là:
a. 40
0,81
b. 40
0,75
c. 0,99
40
d. 1 - 0,81
40
Câu 28: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,9 qua vài thế hệ giảm bằng 0. Nguyên nhân chính có lẽ là do
a. đột biến gen A thành a
b. môi trường thay đổi chống lại alen a
c. kích thước quần thể đã bị giảm mạnh.
d. có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khác.
Câu 29: Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì:
a. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.
b. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
c. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi
các nhân tố tiến hóa.
d. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 30: S.Milơ đã cho tia điện cao thế phóng qua hỗn hợp nào sau đây để chứng minh quá trình tiến hóa trên
Trái đất được bắt đầu bằng sự tiến hóa hóa học?

a. CH
4
; N
2
; CO
2
; H
2
O
b. CH
4
; O
2
; CO
2
; H
2
O
c. CH
4
; N
2
; CO; H
2
O
d. CH
4
; NH
3
; H

2
; H
2
O
Câu 31: Những cơ quan thoái hóa trên cơ thể người chứng tỏ:
a. Loài người và động vật ngày nay có chung một nguồn gốc.
b. Loài người tiến hóa hơn so với các loài động vật.
c. Loài người thích nghi với môi trường hơn so với các động vật ngày nay.
d. Cơ quan nào không được sử dụng thì cơ quan đó sẽ thoái hóa.
Câu 32: Việc trồng trọt sau khi đốt rừng là 1 kiểu
a. diễn thế nguyên sinh.
b. diễn thế tái sinh.
c. diễn thế thứ sinh.
d. diễn thế hủy diệt.
Trang 4/7
Câu 33: Cấu tạo và kích thước của các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình chọn lọc
tự nhiên để thích nghi với điều kiện môi trường nhất định. Giải thích nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến
đặc điểm thích nghi của dạ dày loại ăn cỏ và loài ăn thịt?
a. Dạ dày của loài ăn cỏ to hơn dạ dày của loài ăn thịt cùng kích thước.
b. Dạ dày của loài ăn cỏ nhỏ hơn dạ dày của loài ăn thịt cùng kích thước.
c. Chức năng của dạ dày của các loài là nghiền thức ăn.
d. Dạ dày của loài ăn cỏ có kích thước bằng với kích thước của dạ dày của loài ăn thịt có cùng kích thước.
Câu 34: Điều giải thích nào dưới đây là đúng về kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể?
a. Môi trường đồng nhất và các cá thể không có tập tính lãnh thổ.
b. Hay gặp trong tự nhiên đối với các quần thể động vật.
c. Phân bố của các cây gỗ trong rừng nhiệt đới là ví dụ minh chứng cho kiểu phân bố đồng đều.
d. Môi trường đồng nhất và các cá thể có tập tnhs lãnh thổ cao.
Câu 35: Các loài sinh vật hẹp nhiệt nhất thường sống ở
a. các cận nhiệt đới.
b. vùng ôn đới.

c. vùng nhiệt đới xích đạo.
d. nơi giao nhau giữa vùng nhiệt đới và ôn đới.
Câu 36: Nguồn dự trữ nitơ lớn nhất trong sinh quyển là
a. ở trong các loài sinh vật.
b. trong các nhiên liệu hóa thạch.
c. trong đất.
d. trong không khí.
Câu 37: Lượng chất dinh dưỡng khoáng trong đất của rừng mưa nhiệt đới tương đối thấp vì
a. chu kỳ luân chuyển chất dinh dưỡng xảy ra tương đối hiếm.
b. sự phân giải các chất hữu cơ trong đất và sự tái đồng hóa các chất dinh dưỡng ở cây xanh xảy ra rất nhanh.
c. chất dinh dưỡng thấp nên vi sinh vật trong đất rất ít.
d. nhiệt độ cao và mưa nhiều làm phân hủy và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
Câu 38: 2 loài chim sẻ Geospiza fuginosa và Geospiza fortis, khi sống trên các đảo riêng rẽ thì chiungs có
kích thước mỏ tương tự nhau. Tuy nhiên, những quần thể của 2 loài này khi sống trên cùng một đảo thì lại có
kích thước mỏ khác biệt nhau. Kết luận nào được rút ra từ quan sát trên là đúng nhất?
a. 2 loài này có họ hàng gần gũi nhau.
b. 2 loài này ăn các loại thức ăn khác nhau nên có thể ở cùng nhau.
c. 2 loại ăn cùng 1 loại thức ăn nên mới có tình trạng mỏ như mô tả.
d. 2 loài cạnh tranh nhau nên ổ sinh thái đã được mở rộng.
Câu 39: Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng lá cây ở trong các lỗ trên
thân cây rừng nhiệt đới với số lượng các loài trong chuỗi thức ăn. Kết quả nhận thấy số lượng loài trong chuỗi
thức ăn là thấp ở rừng cây có lượng mùn trong các lỗ thân cây thấp và ngược lại. Kết luận nào được rút ra dưới
đây là phù hợp nhất?
a. Nơi ở của các loài có năng suất sơ cấp càng cao thì chuỗi thức ăn càng dài.
b. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ sẽ dài hơn so với chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
c. Điều kiện môi trường càng biến đổi thì chuỗi thức ăn càng dài.
d. Điều kiện môi trường càng ổn định thì chuỗi thức ăn càng dài.
Câu 40: Câu nào đưới đây nói về yếu tố ngẫu nhiên như một nhân tố tiến hóa là đúng?
a. Yến tố ngẫu nhiên chỉ là nhân tố tiến hóa khi kích thước quần thể nhỏ.
b. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành loài.

c. Yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
d. Yếu tố ngẫu nhiên không ảnh hưởng đến tần số các alen quy định tính trạng có lợi.
II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh shir được làm 1 trog 2 phần (A hoặc B)
A. Dành cho thí sinh học chương trình cơ bản (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng?
a. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm phát sinh các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
b. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên tần số alen của quần thể.
c. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm gia tăng tần số kiểu gen thích nghi trong quần thể.
d. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm gia tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi trong quần thể.
Câu 42: Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác nhưng trình tự axit amin lại không bị thay
đổi. Nguyên nhân là do:
a. Mã di truyền có tính thoái hóa. b. Mã di truyền có tính phổ biến.
Trang 5/7

×