Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thực trạng và giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi việt nam gia nhập WTO (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.89 KB, 16 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
FDI là mơ ̣t bơ ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng trong tổ ng nguồ n vố n đầ u tư phát triể n kinh tế
– xã hội. Nhờ có nguồ n vố n FDI mà nhiề u nguồ n lực trong nước đươ ̣c khai
thác và phát huy tác dụng. Vấ n đề thu hút FDI đang là mố i quan tâm của
nhiề u quố c gia phát triể n và đang phát triể n hiê ̣n nay. Đối với Việt Nam, FDI
đươ ̣c coi là ngoa ̣i lực quan tro ̣ng phu ̣c vu ̣ cho công cuộc công nghiê ̣p hóa,
hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước. Chính vì vậy trong những năm qua Chính phủ ln
mong ḿn thu hút nguồn vớn này bằng nhiều giải pháp tài chính. Do đó tơi
đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài
nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng tình hình thu hút FDI
vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO và qua đó đề xuất hồn thiện
mợt sớ giải pháp tài chính nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI cho Việt
Nam trong thời gian tới.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm FDI
Đầu tư nước ngồi là hoạt đợng mợt cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư
bằng tiền, tài sản vào quốc gia khác để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm sốt mợt thực thể kinh tế với mục tiêu tới đa hóa lợi nhuận”.
1.2. Các giải pháp tài chính và tác động của giải pháp tài chính đến
thu hút FDI
1.2.1. Thuế và tác động của thuế đến thu hút FDI
1.2.1.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận
của các Doanh nghiệp. Hiện nay Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế



quan trọng trong việc đảm bảo Ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối
thu nhập. Mục tiêu phải đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách để đáp
ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải hỗ trợ cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng phát triển.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là chỉ sớ quan trọng để thu hút đầu tư nước
ngồi. Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là điều kiện cần để khuyến
khích đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay có
hai trường phái khác nhau: Các nước phát triển Phương Tây thường hạn chế
ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn đến lợi dụng, thay
vào đó các nước này thường áp dụng thuế suất thấp nhất có thể để khuyến
khích đầu tư. Trong khi đó, các nước đang phát triển Châu Á và ASEAN như
Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines,… tin rằng áp dụng
các biện pháp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khuyến khích các ngành,
nghề đặc biệt phát triển. Xu hướng chung trong cải cách chính sách thuế
TNDN hiện nay là ban hành chính sách thuế TNDN có lợi hơn so với các
nước khác nhằm thu hút đầu tư. Các hình thức ưu đãi thường là ưu đãi về thuế
suất thấp hơn thuế suất phổ thông đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu đãi
thuế đối với công nghiệp hỗ trợ, cho phép chuyển lỗ, miễn giảm thuế có thời
hạn, giảm nghĩa vụ thuế, cho phép khấu hao nhanh, hỗ trợ tái đầu tư…
1.2.1.2. Chính sách thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Đới tượng
chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá
nhân nước ngoài. Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư nước ngồi thông qua
việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, đưa ra mức thuế phù hợp hoặc ưu đãi miễn,
giảm với tỷ lệ nhất định trong từng ngành, lĩnh vực hay địa bàn cần khuyến


khích. Qua đó sẽ định hướng FDI vào những địa bàn, ngành nghề theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hợi.

1.2.1.3. Chính sách thuế xuất nhập , thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt
hàng được phép xuất khẩu và nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Khi Việt
Nam gia nhập WTO, các nhóm q́c gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay
loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khới, cũng như khả năng áp đặt
thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngồi khới hay hàng xuất khẩu
ra ngồi khới. Liên minh hải quan của khới thường có biểu thuế quan ngồi
chung và theo các quy định đã thỏa thuận thì các q́c gia thành viên chia sẽ
các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khới.
Chính Phủ các nước có thể sử dụng các chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu góp phần vào việc thu hút nguồn vớn từ nước ngồi.
1.2.1.4. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
Nhà nước có thể sử dụng thuế thu nhập cá nhân như mợt cơng cụ để
khuyến khích thu hút FDI thông qua việc quy định mức thu nhập chịu thuế,
mức thuế suất hợp lý, hoặc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đới với người
nước ngồi hoạt đợng trong các doanh nghiệp FDI.
1.2.2. Chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệđến thu hút
FDI
Chính sách lãi suất:Chính sách lãi suất là mợt cơng cụ của chính sách
tiền tệ. Tùy tḥc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHNN sẽ áp dụng cơ
chế điều hành lãi suất phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả
các nguồn vớn trong nền kinh tế. Trong quá trình thu hút FDI, lãi suất là nhân
tố quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, lãi suất cịn tác


đợng gián tiếp tới tình hình thu hút FDI, thơng qua việc tác đợng tới nền kinh
tế vĩ mơ.
Chính sách tỷ giá:Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
chi phí sản xuất kinh doanh, nó có thể tác đợng rất mạnh tới q trình thu hút

vớn đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua giá trị của các tài sản mà cá nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào nước chủ nhà kể cả tài sản vật chất và nhân lực, và
lợi nhuận khi chuyển ra nước ngoài cũng như khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu.
1.2.3.Chính sách đối với dịch vụ tài chính và tác động của chính sách
đối với dịch vụ tài chính đến thu hút FDI
Chính sách đới với dịch vụ ngân hàng: Các nước nhận đầu tư có thể thu
hút các nguồn vớn đầu tư nước ngồi thơng qua việc cho phép các doanh
nghiệp được vay vốn tại các ngân hàng trong nước với thời gian, mức lãi suất,
thủ tục phí cơ bản như đối với các doanh nghiệp trong nước, được dùng tài
sản ở nước ngoài để vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng trong nước, xóa bỏ
các yêu cầu về cân đới ngoại tệ, tỷ lệ nợi địa hóa, sửa đổi u cầu về cơng
nghệ, mức đợ xuất khẩu….
Chính sách đối với dịch vụ bảo hiểm: Theo các cam kết của Việt Nam
với WTO, chúng ta sẽ không hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia
với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (hay tiêu dùng ngoài lãnh thổ).
Chúng ta cũng cam kết, đối xử quốc gia và không hạn chế tiếp cận thị trường
đối với phương thức cung cấp qua biên giới đối với dịch vụ bảo hiểm cung
cấp cho các doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam, dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế (
gồm vận tải biển quốc tế, hàng khơng thương mại q́c tế, hàng hóa đang vận
chuyển q cảnh quốc tế); dịch vụ môi giới bảo hiểm và mơi giới tái bảo
hiểm, dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.


Chính sách đới với dịch vụ chứng khốn: Thị trường chứng khoán được
tổ chức hoạt động nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội,
nguồn vốn từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và
Chính Phủ để phát triển sản xuất – kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hay tài trợ
cho các dự án đầu tư. Nếu doanh nghiệp FDI được tiếp cận với thị trường

chứng khoán trong việc phát hành, mua bán trái phiếu, tín phiếu mợt cách
thuận lợi, dễ dàng thì mơi trường đầu tư càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.2.4. Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp và tác động của cơ chế
giám sát tài chính doanh nghiệp đến thu hút FDI
Giám sát tài chính doanh nghiệp là kiểm tra, theo dõi các hoạt đợng tài
chính và tình hình tuân thủ các quy định, luật pháp về quản lý tài chính của
các doanh nghiệp. Cơ chế giám sát tài chính là cách thức tổ chức thực hiện
hoạt đợng giám sát tài chính.
Việc giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời, đầy đủ
những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và có giải pháp khắc phục, nâng cao
khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp . Không chỉ
vậy việc giám sát tài chính doanh nghiệp cịn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp đồng thời sửa đổi, bổ sung
hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Điều này giúp cho việc đầu tư của các doanh
nghiệp có vớn đầu tư nước ngồi thuận lợi hơn khi đầu tư vào một nước.
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong sử dụng giải pháp tài chính
để thu hút FDI và bài học cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm thu hút đầu tư của Malaysia và Trung Quốc rút ra kinh
nghiệm cho Việt Nam:


Thứ nhất, Các chính sách tài chính thu hút FDI phải được điều chỉnh
linh hoạt.
Thứ hai, đổi mới chế độ báo cáo thuế theo hướng minh bạch, đơn giản,
tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
Thứ ba, thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ
thuế.
Thứ tư, đưa ra ưu đãi đầu tư có chọn lọc.

Thứ năm, giải quyết thất thoát ngân sách Nhà nước do tình trạng
chuyển giá.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT
NAM TỪ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2.1. Thực trạng thu hút FDI và đóng góp của FDI trong phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014
2.1.1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014
Giai đoạn 2007 - 2009 được coi là giai đoạn bùng nổ ĐTNN tại Việt
Nam Năm 2007, vớn đăng ký có bước tiến vượt bậc với 21,3 tỷ USD, tăng
77,8% so với năm 2006. Năm 2008 là năm thu hút đỉnh cao của đầu tư nước
ngoài với vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007,
đây là năm có sớ vớn FDI đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút ĐTNN vào
Việt Nam.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên ĐTNN trong giai đoạn
từ năm 2010 – 2012 có giảm nhẹ. Năm 2010 Việt Nam thu hút được 19,88 tỷ
USD, năm 2011 là 15,6 tỷ USD, và năm 2012 là 16,34 tỷ USD vớn đăng ký
đầu tư. Như vậy, tính chung cả giai đoạn 2010 đến 2012, Việt Nam đã thu hút
được 3715 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đạt 51,8 tỷ USD, bằng 72% so với
vốn đăng ký của riêng năm 2008.


Trong 2 năm trở lại đây, vớn ĐTNN đã có sự khởi sắc trở lại. Năm 2013,
Việt Nam đã thu hút được 1.530 dự án với vốn đăng ký đặt 22,3 tỷ USD, tăng
36% so với năm 2012. Trong 9 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD.
2.1.2. Đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế
2.1.2.1.Cung cấp vốn đầu tư cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
2.1.2.2. Đóng góp vào xuất khẩu
2.1.2.3. Giải quyết cơng ăn việc làm

2.1.2.4. Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm q́c nợi
2.1.2.5. Đóng góp vào ngân sách
2.2. Thực trạng áp dụng các giải pháp tài chính và tác động của các
giải pháp tài chính đến thu hút FDI vào Việt Nam từ sau khi Việt Nam
gia nhập WTO
2.2.1. Thực trạng áp dụng các giải pháp tài chính trong thu hút FDI
vào Việt Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.2.1.1. Chính sách thuế
2.2.1.1.1. Chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong suốt hơn 25 năm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi chính sách
thuế TNDN cũng khơng ngừng được điều chỉnh và hồn thiện, điều này đã
giúp mơi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể mức thuế suất thuế TNDN
giai đoạn 1990-2003 là 32%, giai đoạn 2004-2008 là 28%, giai đoạn 20092013 là 25%, từ 01/01/2014 đến 31/12/2015 là 23% và từ 01/01/2016 là 20%.
Việc ban hành luật thuế TNDN số 09/2003/QH11, thông tư số
88/2004/TT-BTC, luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, nghị định số
124/2008/NĐ-CP, thông tư số 78/2014/TT-BTC, thông tư số 178/TT-BTC,
thơng tư sớ 96/TT-BTC trong đó đưa ra nhiều ưu đãi, giảm thuế; bỏ trần chi


phí quảng cáo, khuyến mại; các khoản chi phí được trừ được mở rộng, linh
hoạt và phù hợp hơn với thực tế.
2.2.1.1.2. Chính sách thuế giá trị gia tăng
Việc ban hành luật thuế GTGT, thông tư số 129/TT-BTC, thông tư số
109/TT-BTC, thông tư số 134/TT-BTC đưa ra một số ưu đãi cho nhà đầu tư
nước ngoài như quy định miễn thuế đối với mặt hàng trong nước chưa sản
xuất được; hàng hóa, dịch vụ từ khu vực phi thuế quan tḥc kinh tế cửa khẩu
xuất khẩu ra nước ngồi tḥc đối tượng không chịu thuế GTGT; gia hạn nộp
thuế GTGT nhập khẩu 60 ngày cho các doanh nghiệp đủ điều kiện.
2.2.1.1.3. Chính sách Thuế xuất khẩu , thuế nhập khẩu

Nghị định 149/2005/NĐ-CP, nghị định 87/2010/NĐ-CP thi hành luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 quy định các trường hợp
được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: hàng hóa gia cơng, hàng hóa
tạo ra tài sản cớ định, giớng cây trồng vật nuôi.
Thông tư 109/2014/TT-BTC quy định miễn thuế nhập khẩu cho máy
móc thiết bị nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được đối với khu phi
thuế quan của khu kinh tế cửa khẩu từ 01/10/2014.
Thông tư 164/2013/TT-BTC quy định biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi
theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
2.2.1.1.4. Chính sách thuế thu nhập cá nhân
Theo luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP và thông tư sớ
111/2013/TT-BTC có mợt sớ ưu đãi sau đới với các cá nhân làm việc trong
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Theo thông tư số 109/2014/TT-BTC kể từ
ngày 01/10/2014 sẽ ưu đãi và thuế thu nhập của người Việt Nam và người
nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu,
cụ thể được giảm 50% số thuế phải nộp. Theo thông tư 128/TT-BTC về việc


giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20/10/2014.
2.2.1.2. Chính sách tiền tệ
Chính sách lãi suất: từ 2011 đến nay, với chính sách tiền tệ chặt chẽ,
chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi theo hướng
kiếm sốt chặc chẽ hơn, khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy đợng
theo thông tư 02/2011 ngày 3/3/2011. Hiện nay, Việt Nam đang duy trì chính
sách tiền tệ lới lỏng. Lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã
giảm khá sâu trong năm 2014. Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát hành mợt
lượng tín phiếu lớn nhằm thu hút bớt lượng tiền đã lưu thông để mua ngoại tệ,
đảm bảo điều tiết tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.

Chính sách tỷ giá:trong q trình hợi nhập vào nền kinh tế thế giới, trên
nền tảng cơ chế giá đã lựa chọn, việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng
ngày càng linh hoạt hơn đã giúp Việt Nam khai thông các dịng vớn FDI.
2.2.1.3. Chính sách đới với dịch vụ tài chính
Đới với các chính sách về tín dụng, theo luật khuyến khích đầu tư trong
nước, các nhà đầu tư nước ngoài được hỗ trợ xem xét cho vay tín dụng trung
hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn , hỗ trợ lãi xuất sau
đầu tư theo quy định hiện hành.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm: Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải
thực hiện cam kết lợ trình mở cửa cho chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngồi.
Đới với dịch vụ chứng khoán:
- Đối với phương thức cung cấp qua biên giới: không áp dụng hạn chế
tiếp cận thị trường (MA) với dịch vụ cung cấp thơng tin tài chính và tư vấn,
trung gian và dịch vụ phụ trợ - bảo lưu quyền áp dụng với các dịch vụ khác,
bảo lưu quyền áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);


- Đới với phương thức tiêu dùng ở nước ngồi không áp dụng hạn chế
tiếp cận thị trường hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);
Năm 2014, số lượng các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã tăng lên 26%.
2.2.1.4. Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp
Theo qui định hiện hành, từ ngày 01/01/2001, các doanh nghiệp có vớn
FDI phải chuyển sang áp dụng chế đợ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính
doanh nghiệp phải được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập được phép
hoạt động tại Việt Nam trước khi gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước và đại
diện các liên doanh. Tuy nhiên, trên thực tế báo cáo tài chính đã được kiểm
toán của các doanh nghiệp có vớn FDI khơng được coi là căn cứ chính xác
trong việc xác định sớ thuế phải nợp trong năm tài chính được kiểm toán đó.
Sớ thuế mà doanh nghiệp có vớn FDI phải nộp được xác định thông qua biên

bản quyết toán thuế hàng năm sau khi doanh nghiệp được cơ quan thuế kiểm
tra xác nhận.
2.2.2. Tác động của các giải pháp tài chính đến thu hút FDI vào Việt
Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Việc cải cách thuế góp phần tạo ra bước ngoặt trong quá trình thu hút
FDI. Cụ thể trong giai đoạn 2004-nay số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đều
gấp trên 4 lần so với giai đoạn 1987-2004. ĐTNN cũng góp phần nhất định
vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng như tạo nên bộ mặt mới trong
lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, ngân hàng , bảo hiểm... FDI
đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra 150 khu công nghiệp, khu chế xuất.
Từ năm 2013 xuất khẩu của khu vực FDI trở thành nhân tớ chính thúc đẩy
xuất khẩu, chiếm khoảng 68% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. ĐTNN góp
phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ các sản phẩm khai khoáng,
sơ cấp sang các sản phẩm chế tạo.


2.3. Đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính trong thu hút FDI
vào Việt Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
2.3.1.1. Chính sách về thuế
Việc ban hành thơng tư sớ 119/2014/TT-BTC, nghị định số 91/2014/TTBTC làm giảm số giờ nộp thuế từ 537 giờ/năm x́ng cịn 167 giờ/năm.
Thuế TNDN, thuế xuất khẩu nhập khẩu được cải cách góp phần làm
tăng thu hút nguồn vớn đầu tư nước ngồi, từ năm 2007 số vốn ĐTNN thực
hiện hàng năm đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.
2.3.1.2. Chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp FDI được hưởng mợt sớ ưu đãi liên quan đến chính sách
ngoại hới như được coi là đối tượng được hỗ trợ cân đối ngoại tệ, Nhà nước
bãi bỏ việc quy định bắt buộc trả lương bằng VND, được phép mua ngoại tệ
tại các ngân hàng.
2.3.1.3. Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp

Cơ chế phân cấp quản lý FDI được thực hiện tại Việt Nam từ năm
1996. Việc phân cấp quản lý FDI đã giảm thiểu tính tập trung quá mức quyền
lực của một cơ quan quản lý duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng quan liêu đợc
đoán cũng như làm giảm tính tự chủ và năng đợng của các địa phương.
2.3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng các giải pháp tài chính để
thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua
2.3.2.1. Chính sách về thuế
Thủ tục hành chính và quản lý thuế: hệ thớng thuế cịn phức tạp, chưa
thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo ngun tắc hợi nhập q́c tế.
Các chính sách thuế:
- Thuế TNDN: nhiều khoản chi phí chưa được trừ, ưu đãi còn nhiều
vướng mắc


- Thuế TNCN: khá cao so với các nước
- Thuế GTGT: nhiều phương thức tính thuế GTGT, hồn thuế cịn chậm, phức
tạp trong kiểm tra hóa đơn, thời gian nợp thuế ngắn.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: biểu thuế xuất nhập khẩu được ví như ma
trận, chưa khuyến khích sản phẩm có GTGT cao, chưa khuyến khích phát
triển sản phẩm trong nước
2.3.2.2. Các chính sách ưu đãi
Các chính sách ưu đãi còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những
ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư.
2.3.2.3. Chính sách tiền tệ
VND chưa chuyển đổi tự do, tỷ giá do thị trường xác định nhưng còn rất hạn
chế, chưa mở cửa tiếp nhận các dịng vớn gián tiếp, mức đợ mở cửa khu vực
dịch vụ cịn hạn chế.
2.3.2.4. Chính sách đới với dịch vụ tài chính
Thị trường tài chính khơng minh bạch, quy mơ và chất lượng các sản
phẩm thị trường tài chính cịn hạn chế.

2.3.2.5. Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa xác lập được cơ chế giám sát tài chính hiệu quả đối với
doanh nghiệp FDI nên các doanh nghiệp FDI dễ dàng thực hiện hoạt động
chuyển giá mà biểu hiện rõ nét nhất là tình trạng lỗ bất thường, khoảng
44,2%-51,2% doanh nghiệp FDI lỗ giai đoạn 2007-2013 theo VCCI.
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO VIỆT NAM
3.1. Hồn thiện giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút FDI
vào Việt Nam tronng thời gian tới
3.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế


3.1.1.1. Hồn thiện thủ tục hành chính, quản lý thuế
Tiếp tục cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đặt mục tiêu
ngang bằng các nước ASEAN.
Rà sốt pháp luật, chính sách về đầu tư kinh doanh.
Tạo mơi trường tài chính lành mạnh.
Đới với các vấn đề chuyển giá và trốn thuế TNDN.
Đối với việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
3.1.1.2. Sửa đổi , bổ sung những bất cập trong chính sách thuế hiện hành
Thuế TNDN: điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lợ trình, đơn
giản hóa chính sách ưu đãi thuế, bổ sung các diều khoản để bao quát các hoạt
động mới phát sinh.
Thuế GTGT: quản lý theo đới tượng, đánh giá rủi ro; giảm bớt nhóm
hàng, dịch vụ chịu thuế 5%; hồn thiện phương pháp tính thuế.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: sửa đổi bổ sung biểu thuế xuất nhập
khẩu; chuyển dần từ luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sang luật quản lý
thuế.
Thuế TNCN: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở

tính thuế và xác lập rõ thu nhập chịu thuế; bổ sung thêm các khoản chi phí
hợp lý khác cho người lap động; giảm biểu lũy tiền từ 35% xuống 30%
Các chính sách ưu đãi: quy định rõ ràng, cụ thể tiêu chí; ưu đãi có thể
định hướng theo địa phương; đảm bảo tính thớng nhất và xun śt trong ưu
đãi về thuế, đất đai, xuất nhập khẩu giữa cơ quan quản lý nhà nước, các bộ
chuyên ngành, địa phương; xây dựng hệ thống ưu đãi thỏa thuận để áp dụng
với các dự án đặc thù.
3.1.2. Hồn thiện chính sách về dịch vụ tài chính


Đới với lĩnh vực chứng khốn, bảo hiểm: cần tích cực triển khai thực
hiện đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm đã
được phê dụt.
Đới với lĩnh vực tín dụng, ngân hàng: Chính phủ cần hồn thiện các quy
định về đảm bảo vay vớn, cầm cớ, thế chấp để doanh nghiệp FDI có thể vay
vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước.
3.1.3. Giải pháp và phương pháp chống chuyển giá
Phương pháp chống chuyển giá ở Việt Nam: phương pháp so sánh giá thị
trường và phương pháp sử dụng giá thành tồn bợ để xác định thu nhập chịu
thuế.
KẾT LUẬN
Thông qua thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp tài chính nhằm tăng
cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập
WTO” luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Luận văn hệ thớng hóa các giải pháp tài chính và tác đợng của các giải
pháp tài chính đó ảnh hưởng đến thu hút FDI, cả những ưu thế và bất lợi của
từng giải pháp. Bằng các sớ liệu cụ thể, luận văn tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng việc áp dụng các giải pháp tài chính vào việc thu hút FDI vào Việt
Nam. Thơng qua phân tích, luận văn rút ra được mợt sớ thành quả đạt được và
những hạn chế cần khắc phục đối với việc thu hút FDI. Trên cơ sở đánh giá

thực trạng hoạt động thu hút FDI của các giải pháp tài chính, chương 3 của
luận văn đã đưa ra hướng hồn thiện giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu
hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận thức đây là một vấn đề cấp bách và ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế ViệtNam,với tầm nhìn và sự hiểu biết hạn chế nên những luận điểm tác giả
đưa ra còn nhiều hạn chế. Vì vậy tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp
của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.





×