Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Chuyên đề rèn luyện nâng cao kĩ năng kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.41 KB, 82 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với nghị luận văn học, nghị luận xã hội (NLXH) là một nội dung trọng
điểm trong chương trình ngữ văn THPT, đặc biệt là với việc bồi dưỡng học sinh
giỏi văn. Khơng chỉ vậy NLXH cịn mang tính thực tiễn khi giúp học sinh rèn
luyện đạo đức, hành vi, nhận thức và cả những kĩ năng mềm như: khả năng tư duy,
nhận xét, đánh giá về các vấn đề đời sống, kĩ năng thuyết minh, bày tỏ quan điểm
cá nhân, tích lũy thêm vốn tri thức về mọi mặt của đời sống từ đó áp dụng vào thực
tế... Theo GS Trần Đình Sử: “Thực tế làm văn nghị luận là rất cần thiết cho mỗi
người, dù ta có học nghề gì trong tương lai. Bởi làm văn nghị luận là rèn luyện tư
duy bằng ngơn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết
phục người khác. Thiếu năng lực thuyết phục thì khó mà thành cơng trong cuộc
sống”. [8,3] Với những lí do đó NLXH ngày càng được chú ý một cách toàn diện
hơn. Bắt đầu từ kì thi HSG Quốc Gia mơn Ngữ Văn năm 2008, yêu cầu viết bài
nghị luận xã hội đã có trong đề thi và cho đến nay vẫn là một phần trong cấu trúc
đề thi (chiếm 8/20 điểm).
Đối với học sinh chuyên Văn trong quá trình tạo lập văn bản NLXH, kĩ năng làm
bài là phần được quan tâm trước nhất, giúp người viết bộc lộ được rõ nét tư duy,
kiến thức của mình. Đã có rất nhiều chun đề nghiên cứu, bộ sách tham khảo về
kĩ năng làm bài NLXH nhằm nâng cao chất lượng bài viết cho người học. Tuy
nhiên, đa số chỉ tập tập trung hướng dẫn kĩ năng lập dàn ý và đưa ra bài mẫu mà vơ
hình chung chưa quan tâm nhiều đến những kĩ năng cơ bản trong quá trình làm bài.
Bởi vậy, chuyên đề này nhằm hướng tới mở rộng và nâng cao hơn một số kĩ năng
cần có khi viết bài văn NLXH.
Với chun đề này, chúng tơi hi vọng sẽ góp thêm ý kiến vào việc hoàn thiện
và phát triển kĩ năng làm bài văn NLXH cho học sinh giỏi. Điều này khơng chỉ có
ý nghĩa đối với mơn học, mà xa hơn chúng tôi mong muốn những kĩ năng này
được nguời học áp dụng linh hoạt vào việc tạo lập các loại văn bản khác.
2. Mục đích và nhiệm vụ của chuyên đề
Mục đích của chuyên đề là tập trung vào việc nghiên cứu, đào sâu một số
vấn đề về rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn NLXH của học sinh giỏi.


Nhiệm vụ của chuyên đề là chỉ ra và mở rộng nâng cao hơn những kĩ năng
khi viết bài văn NLXH, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể để rèn luyện cho
học sinh thực hiện một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn hơn những kĩ năng sẵn có và
chưa có.
3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là học sinh chuyên văn THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng là thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Phương pháp thực nghiệm cũng được áp dụng để xây dựng chuyên đề.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu áp dụng thử nghiệm và kiểm tra kết quả ở lớp
10,11,12 chuyên văn của nhà trường để đi đến kết luận và để ra những giải pháp
được đề cập trong chuyên đề.
5. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của chuyên đề bao gồm những
mục chính như sau:
1.Cơ sở lý luận
2. Một số kĩ năng khi viết bài văn NLXH.
3. Một số ví dụ minh họa (đề, gợi ý đáp án và bài viết tham khảo).

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
1.1.1 Nghị luận xã hội là gì?
Bàn về khái niệm văn nghị luận xã hội, đã có rất nhiều ý kiến, nhận định uy
tín được đưa ra. Dưới đây là một số ví dụ:
Theo Bảo Quyến: “Văn NLXH là văn nghị luận về một vấn đề xã hội, bao
gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực

đời sống, xã hội cũng như chính trị, kinh tế, giáo dục, mơi trường, dân số…”
Theo giáo sư Đỗ Ngọc Thống: “Văn nghị luận xã hội là thể văn hướng tới
phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người
trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích
cực đến con người và những mối liên hệ giữa con người với con người trong xã
hội.” [5,5]


Theo nhà giáo Hoàng Dân: “Nghị luận xã hội là một kiểu bài dùng lí lẽ và
thực tế để giải quyết một vấn đề đặt ra trong xã hội, từ những vấn đề trong cuộc
sống hàng ngày ở cộng đồng lớn nhỏ đến những vấn đề chính trị rộng lớn, từ
những vấn đề luân lí đạo đức cá nhân đến những vấn đề có tầm quan trọng về triết
lí nhân sinh. Đó là những vấn đề chính trị - xã hội có liên quan đến mỗi cá nhân,
nó khiến mọi người phải suy nghĩ và có trách nhiệm tham gia giải quyết bằng một
phương thức nào đó (nói, viết, hành động) để góp phần duy trì sự tồn tại của cộng
đồng.” [6,5]
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, “nghị luận” là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa
phải trái, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội” trước hết là một tập thể người
cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có
thể hiểu, “xã hội” là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt
chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngơn ngữ…[1] Từ đó, có thể hiểu
NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề xã hội, mối quan hệ
con người trong xã hội, những đòi hỏi của cuộc sống cũng như những yêu cầu của
con người, thực trạng xã hội và các hiện tượng đời sống... Mục đích cuối cùng của
nó là thể hiện chính kiến, quan niệm của người viết về vấn đề đặt ra đồng thời tạo
ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với
người trong xã hội.
Yêu cầu đối với bài văn NLXH trước hết cũng là đảm bảo kĩ năng nghị luận nói
chung (tập trung hướng tới luận đề để bài viết khơng tản mạn, có ý thức triển khai
thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng,

giàu sức thuyết phục). Bên cạnh đó, bài văn NLXH cũng cần đảm bảo về nội dung
kiến thức mang màu sắc chính trị, xã hội (những hiểu biết về chính trị, pháp luật,
những kiến thức nền tảng về truyền thống lịch sử, văn hố, đạo đức, tâm lí, xã hội,
những tin tức thời sự cập nhật...); đảm bảo mục đích, tư tưởng: phải vì con người,
vì sự tiến bộ chung của tồn xã hội.
1.1.2 Kỹ năng là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, “kĩ năng” là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực hành. [2]
1.2 Một số dạng bài NLXH
Hiện nay, tiêu chí phân loại các kiểu bài nghị loại xã hội dựa vào nội dung
đang được sử dụng phổ biến nhất. Theo tiêu chí này, có thể chia nghị luận xã hội
thành ba dạng chính:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.


- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, không thể chỉ gói gọi các vấn đề xã hội trong ba dạng cơ bản nêu trên,
thực tế, đề bài NLXH vô cùng phong phú không chỉ ở nội dung xã hội được đặt ra
mà còn đa dạng trong cách thức đặt vấn đề xã hội: thông qua một ý kiến, thông qua
hai ý kiến đối lập, thông qua một bức tranh, một hình ảnh... Cũng cần lưu ý rằng,
khơng phải lúc nào các vấn đề cũng tách biệt rạch ròi là thuộc dạng nghị luận về
một hiện tượng đời sống, hay thuộc dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí;
nhiều khi một vấn đề nhưng có sự giao thoa giữa cả hai dạng đề. Song, dù thuộc
dạng nào thì người viết vẫn cần nắm vững các kĩ năng làm bài cơ bản của một bài
văn NLXH.
2. Một số kĩ năng khi viết bài văn NLXH
2.1 Kỹ năng nhận diện đề
- Đọc kĩ đề và yêu cầu của đề bài.
- Gạch chân vào các từ khóa quan trọng để hiểu yêu cầu đề.

- Nắm chắc khái niệm và đặc điểm các dạng bài nghị luận xã hội.
+ Nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về các vấn đề thực tiễn,
có ý nghĩa đối với xã hội. Đó có thể là một vấn đề tiêu cực, cũng có thể là vẫn đề
tích cực, hoặc một hiện tượng có cả mặt tiêu cực và tích cực.
+ Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về những vấn đề nhận
thức, đạo đức, phẩm chất và những giá trị tinh thần của con người trong các mối
quan hệ xã hội.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ các tác phẩm văn học: Từ một tác phẩm
văn học được trích dẫn (có thể là câu chuyện nhỏ hoặc đoạn trích trong tác phẩm
văn học), đề yêu cầu người viết bàn về một vấn đề có ý nghĩa xã hội nào đó (có thể
là một tư tưởng đạo lí cũng có thể là một hiện tượng đời sống).
Đơi khi, đề bài nghị luận xã hội tồn tại trong một dạng thức đặc biệt: thơng qua
bức tranh/ hình ảnh: Từ một hình ảnh minh họa được đưa ra, người viết căn cứ vào
các dữ liệu được cung cấp trong hình ảnh để chỉ ra, bàn luận về các vấn đề có ý
nghĩa xã hội được chứa đựng trong nó.
Ví dụ:
Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trầm cảm sau khi sinh của phụ nữ?


Đây là dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, đưa ra một hiện tượng phổ
biến và ngày càng gia tăng trong cuộc sống đó là nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của
người phụ nữ sau khi sinh con.
Đề 2: Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Albert Einstein: “Ai cũng là thiên tài.
Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó thì nó sẽ sống cả
đời tin rằng mình là kẻ ngu ngốc”.
Từ việc lí giải các từ khóa, vế câu, nhận định trên của Albert Einstein trước hết đề
cao khả năng của con người, mỗi người đều có những sở trường riêng, phù hợp với
bản thân họ - điều đó khiến họ trở thành thiên tài. Vì vậy, khơng nên đánh giá
người khác một cách phiến diện, chỉ nhìn vào những khuyết điểm của họ mà phán
xét. Đây là một vấn đề thuộc về lĩnh vực bàn luận về đạo đức, lối sống của con

người do vậy nó thuộc kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đề 3: Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề rút ra từ câu chuyện sau:
BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về
cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngồi ra, ơng cịn tổ chức nhiều hoạt động cho
những cậu bé trong làng cùng chơi. Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé,
trước rất chăm đến nghe nói chuyện, tự nhiên khơng thấy đến. Nghe nói cậu ta
chán nghe những bài nói chuyện của vị giáo sư và cũng chẳng muốn chơi với
những cô cậu bé khác nữa. Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu
bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đốn được lý do chuyến
viếng thăm, cậu bé mời giáo sư vào nhà, lấy ghế mời ông ngồi bên bếp lửa cho
ấm. Vị giáo sư ngồi xuống, nhưng n lặng hồi lâu, khơng nói câu nào.Trong im
lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư
lấy cái kẹp than, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng
nó sang bên cạnh lị sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng
im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng chỉ cháy thêm
được trong giây lát rồi tắt hẳn, khơng tạo nên đốm. Nó trở nên lạnh lẽo và khơng
cịn sức sống. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm
một người khác.Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo đặt lại vào giữa
bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, bắt đầu tỏa sáng, cùng với ánh sáng và hơi
ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà
nắm tay ơng và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau
cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
(Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thơng tin)
Đây là một câu chuyện dạng mini, do vậy đây là kiểu bài Nghị luận về một vấn đề
đặt ra trong các tác phẩm văn học. Một buổi thuyết giảng trong im lặng, nhưng
hành động của vị giáo sư cùng với sự thay đổi của mẩu than khi bị đưa ra khỏi lò
sưởi và khi được đặt lại vào lò sưởi, đã giúp cho câu bé và chúng ta nhận ra bài học
về thông điệp sống: con người chỉ có thể tỏa sáng khi tự biết mình, khơng kiêu



căng, tự phụ và phải hòa trong cuộc sống chung với cộng đồng, cá nhân sẽ trở nên
mờ nhạt nếu tách khỏi cộng đồng.
Đề 4 : Suy nghĩ của anh/chị về bức ảnh sau:
(Nguồn: Internet)
Từ hình ảnh minh họa được đưa ra ta có thể dễ dàng nhận diện kiểu bài: Nghị luận
xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lý được đặt ra từ hình ảnh. Căn cứ vào hành
động của hai nhân vật, bối cảnh, vấn đề được đặt ra ở đây là: có những người dù đã
đi một chặng đường dài để vươn tới thành công nhưng lại bỏ cuộc ở giây phút cuối
cùng, cũng có những người dù khơng biết con đường phía trước cịn bao xa nhưng
vẫn lạc quan, nỗ lực, cố gắng hết mình.
2.2 Kỹ năng lập dàn ý
2.2.1 Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Khác với dạng đề bàn về một tư tưởng đạo lý, dạng đề này thường nêu lên một
hiện tượng có thật trong đời sống xã hội. Đó có thể là một hiện tượng tích cực,
nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có
cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, địi hỏi người viết bằng nhận thức của bản
thân thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và
biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện (chân, thiện, mỹ) và lên án, vạch trần cái xấu,
cái ác, cái phi nhân... Tất nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn
dạng này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cả
cộng đồng dân tộc và thế giới.
Đề luyện tập viết các bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước hết cần biết
nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con người): các biểu hiện, các dạng tồn tại, thậm
chí cần cả những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác này đòi hỏi học sinh một sự
hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời sống xã hội có sự
chuẩn bị trước bằng việc chú ý nghe thời sự hằng ngày, cập nhật thông tin về các
vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Tất nhiên không phải hiện tượng nào cũng
được đặt trong các bài nghị luận xã hội mà phải là những gì có ý nghĩa sâu sắc, tạo

ảnh hưởng rộng - và thường là ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng và cuộc
sống của chính lứa tuổi học sinh: ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, các căn
bệnh xã hội như HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, mại dâm, các
thói quen xấu như ham mê trị chơi điện tử, hút thuốc lá, quay cóp bài trong giờ
kiểm tra... Tất nhiên cũng có khi người ra đi đưa ra những hiện tượng có ảnh
hưởng tích cực làm đề tài bàn luận như việc triển khai “quỹ vì người nghèo”, sự trở
lại của trào lưu sống tối giản, phong trào thanh niên tình nguyện, những tấm gương
hiếu thảo, vượt khó của thanh thiếu niên... Khi phản ánh thực tại, ta cần đưa ra
những con số, những thơng tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự
cụ thể của thơng tin sẽ tạo sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó.
Chẳng hạn muốn bàn về tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, cần tìm thơng tin về


những con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất
gây ô nhiễm điện có mặt trong nguồn nước sơng... Muốn bàn về nạn bạo hành đối
với phụ nữ, cần tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại người phụ nữ phải đối mặt với
những kiểu dạng bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo
hành...
Sau khi xác định rõ thực trạng, cần phân tích hiện tượng ở các mặt nguyên nhân,
hậu quả và cố gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng đó.Việc này khơng
q khó. Chỉ cần chú ý một chút từ cách nói của các phóng viên, bình luận viên
trên báo chí, đài, chú ý quan tâm đến dư luận xã hội và chịu khó tìm hiểu cuộc
sống xung quanh mình là các em sẽ làm được. Tuy nhiên, khi nghe và tiếp nhận
thơng tin, dư luận, cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lý thích đáng trên
cơ sở hiểu biết và cố gắng xây dựng một lập trường tư tưởng vững vàng, tránh
chạy theo dư luận khơng chính thống và cái tơi chủ quan, hồ đồ khi phân tích, đánh
giá hiện tượng. Lưu ý là khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách
quan - chủ quan. Chẳng hạn với hiện tượng tai nạn giao thơng thì ngun nhân
khách quan là do hệ thống giao thơng cịn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân
tuyến, hệ thống biển báo chỉ dẫn, chất lượng của cơ sở hạ tầng và phương tiện

tham gia giao thông...), nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý
thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp hoặc cố tình vi phạm quy
định an tồn giao thông, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn... Khi đánh giá
hậu quả cần xem xét ở các phạm vi cá nhân - cộng đồng, hiện tại - tương lai... Ví
dụ: nạn bảo hành phụ nữ gây hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ với chính người phụ
nữ về mọi mặt sức khỏe cũng như tâm lý mà ảnh hưởng đến tồn xã hội trong cả
q trình phát triển lâu dài, hiện tượng nghiện trò chơi điện tử không chỉ làm hao
tốn tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm
mống cho những bất ổn trong xã hội. Còn khi tìm giải pháp, ta cần xem lại phần
nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất, ngun nhân nào giải pháp ấy chính là
cách giải quyết triệt để vấn đề. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của nạn
bạo hành phụ nữ là nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp
khắc phục tình trạng này là tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức
về bình đẳng giới cho cộng đồng, nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người
tham gia giao thơng chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa
chú ý đầy đủ đến sự an tồn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là
tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với
những trường hợp vi phạm an tồn giao thơng.
Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết và
lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được đề cập đến. Vì vậy, bên cạnh
việc nắm vững các bước cơ bản trong q trình làm bài, người viết cịn cần thể
hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá giải thích rõ ràng, sắc sảo, bài viết
mới có sức thuyết phục.
2.2.2 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí


Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông do tâm lý lứa tuổi và nhận thức nêu
những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề phức tạp lớn lao mà
chỉ là những khía cách đạo đức tư tưởng tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng
ngày như tình cảm quê hương, gia đình, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập

phương pháp nhận thức… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp
nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngơn (tục ngữ, ca dao, câu nói của
các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa khoa học, nhà văn nổi tiếng…).
Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí để giải quyết vấn đề cần lưu ý
cách học sinh xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là đặt ra đặt ra và
trả lời những câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi chính:
- Nó là gì?
- Nó như thế nào?
- Vì sao lại như thế?
- Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân?
Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi có thể hình dung một bài văn nghị luận về một
tư tưởng đạo lí cần được triển khai theo 3 bước cơ bản sau:
- Giải thích, cắt nghĩa
- Lý giải
- Đánh giá
Cụ thể như sau:
Bước 1: Giải thích, cắt nghĩa
Tùy theo từng yêu cầu cụ thể và mức độ mà cách giải thích có thể sẽ khác nhau.
Chẳng hạn với câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Hỏi thời ta phải nói ra/ Vì chưng
hay ghét cũng là hãy thương”, điều cần giải thích trước hết là khái niệm “ghét” và
“thương” rồi trên cơ sở đó giải thích, cắt nghĩa nội dung ý thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Với lời dạy của Phật “Giọt nước chỉ hòa vào giữa biển cả mới không cạn mà thôi”,
trước hết cần xác định nghĩa đen của từ “giọt nước”, “biển cả”,“không cạn” rồi
suy luận ra nghĩa bóng. Với quan niệm của Trịnh Cơng Sơn “Sông vẫn chảy đời
sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lịng, dù chỉ là để gió
cuốn đi”, cần lần lượt giải thích các mệnh đề, các hình ảnh “sơng vẫn chảy đời
sơng”, “suối vẫn trơi đời suối”, “sống trên đời cần có tấm lịng tấm lịng dù chỉ để
gió cuốn đi” để trên cơ sở đó xác định chính xác nội dung thơng điệp được gửi
gắm trong câu nói.



Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm rất gọn gàng, đơn giản, nhất là khi
trong yêu cầu nhận định khơng có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những
hình ảnh có khả năng khơi gợi tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài
khâu giải thích cần làm rất cơng phu. Chẳng hạn với quan niệm của Viên Mai
“Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng cỏi
và cường bạo, giữa tiết kiệm và keo kiệt, giữa trung hậu và khờ khạo, giữa sáng
suốt và cay nghiệt, giữa tự trọng và tự đại, giữa khiêm tốn và hèn hạ. Mấy cái đó
hình như giống nhau mà thực khác nhau”, có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích
như là “làm người”, phân biệt “cường bạo và cứng cỏi”, “nhu mì và nhu nhược”,
“keo kiệt và tiết kiệm”, “tự trọng và tự đại”,“trung hậu và khờ khạo”, “khiêm tốn
và hèn hạ”, “sáng suốt và cay nghiệt”… Bởi vì nếu khơng giải thích tận tường
những mệnh đề ấy sẽ khơng xác định nổi ý nghĩa, phạm vi nghĩa trong quan điểm
của Viên Mai.
Bước 2: Lý giải
Bản chất của thao tác này là giảng cái nghĩa lý của vấn đề được đặt ra để làm sáng
tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó.
Để làm được điều này, chúng ta cần tách vấn đề thành các khía cạnh nhỏ để xem
xét, nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát, tìm hiểu.
Muốn đặt ra được những câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu đề,
cần làm tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với
các khía cạnh, phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì
cần lý giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng.
Chẳng hạn với vấn đề nhận thức đặt ra trong quan niệm của J.Houston: “Chúng ta
sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì
tự trải nghiệm” thì sau khi giải thích để xác định rằng chúng ta chỉ làm được
phần nhỏ những gì mình đọc được, nghe thấy và sẽ nắm được phần lớn những gì
sự trải nghiệm”, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:
- Vì sao chúng ta chỉ tiếp thu được một phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy?
- Vì sao chúng ta sẽ nắm được phần lớn những gì tự trải nghiệm?

Việc suy nghĩ tìm ra câu trả lời sẽ giúp ta tháo gỡ dần để tiếp cận và nắm vững bản
chất vấn đề. Với câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần thấy rõ những khía cạnh sau:
- Vì mỗi chúng ta đều chỉ có một giới hạn về năng lực, một giới hạn về chuyên
môn và một giới hạn về phạm vi hiểu biết nên không phải những gì ta đọc được
nghe thấy đều có thể hiểu hết được.
- Vì trong trường hợp đó sự tiếp thu của chúng ta chỉ là tiếp thu một cách gián tiếp
qua hiểu biết, nhận thức cách nhìn và cách lý giải của người khác.


- Vì những gì đọc được, nghe thấy mà chưa có sự kiểm nghiệm trong thực tế thì ý
nghĩa giá trị của nó chưa thể bộc lộ rõ ràng trọn vẹn.
Với câu hỏi thứ hai, chúng ta cần thấy được những khía cạnh sau:
- Khi trải nghiệm, chúng ta sẽ nắm bắt trực tiếp vấn đề trong ý nghĩa thực tế của
nó.
- Khi trải nghiệm, dù thành cơng hay thất bại ta cũng có được những kinh nghiệm
thực tế để giải quyết vấn đề.
- Khi tự trải nghiệm, ta sẽ phải vận dụng toàn bộ năng lực hiểu biết trong q trình
tích lũy trước đó để ứng phó, xử lý những tình huống cụ thể, đó chính là điều kiện
để ta nắm bắt nó một cách trọn vẹn hơn.
Bước 3: Đánh giá
Đây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất cũng là
phần việc gây khó khăn cho học sinh nhiều nhất.
Vì vậy, trước hết chúng ta cần đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác
nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế…
Từ sự đánh giá trên các bình diện, ta cần nhìn nhận giá trị của vấn đề như một bài
học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng
như trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm ứng xử trong đời sống. Ngồi ra tùy theo u cầu và tính chất cụ thể của
từng đề bài mà học sinh có thể bổ sung thêm phần liên hệ - mở rộng. Phần này nên
có trong những đề bài đề cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống

của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: phương pháp học tập, tích lũy kiến thức, quan hệ bạn
bè, cách sống và cách ứng xử… ở đề bài như thế việc liên hệ mở rộng càng chứng
tỏ mức độ hiểu và khả năng cảm nhận vấn đề của học sinh.
2.2.3 Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và đời
sống, cũng địi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá các
vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người biết cả về kiến thức văn học và
kiến thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong
một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội
đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong
chương trình nhưng cũng có thể người viết phải rút ra từ một câu chuyện chưa
được học (thường là một câu chuyện ngắn gọn giàu ý nghĩa, truyện mini).


Để làm dạng bài này, người viết trước hết phải phân tích tác phẩm theo hướng làm
rõ vấn đề xã hội cùng với các khía cạnh, các phương tiện biểu hiện của nó. Chẳng
hạn trong sách giáo khoa lớp 11 nâng cao có đề bài sau: Từ bài thơ “Tiến Sĩ Giấy”
của nhà thơ Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về danh và thực trong
cuộc sống hiện nay. Với đề bài này, trước hết cần phải phân tích sơ lược bài thơ
“Tiến sĩ giấy” để xác định vấn đề mà Nguyễn Khuyến đặt ra là sự mâu thuẫn giữa
cái danh tiến sĩ với cái thực tầm thường, thấp kém cả về năng lực và vai trị của
ơng tiến sĩ trong xã hội đương thời khiến cho danh hiệu tiến sĩ cao uý là thế lại hóa
thành giả dối, đáng kinh và những nỗ lực học hành để cầu chút cơng danh lại hóa
thành đáng thương, thảm hại. Sau khi đã xác định chính xác vấn đề, cần xem xét ý
nghĩa của nó trong tác phẩm, trong cuộc sống ở thời điểm tác phẩm ra đời và ý
nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống hơm nay. Bài thơ “Tiến sĩ giấy” ra đời vào thời
kỳ đất nước đã rơi vào họa xâm lăng, bút nghiên, chữ nghĩa của ông tiến sĩ không
đủ để cứu nước, cứu đời, tài cán của ông tiến sĩ không đủ để đuổi giặc. Đó là cịn
chưa kể đến chuyện xã hội giao thời lố lăng, chuyện mua quan bán tước chả khác
gì mua bán những món hàng thơng thường thì cái danh tiến sĩ lại càng không đáng

giá. Khi bàn về vấn đề trong mối liên hệ với cuộc sống hiện tại, ta sẽ tùy theo tính
chất của vấn đề mà có cách xử lý cụ thể. Nếu vấn đề đặt ra mang màu sắc tư tưởng,
đạo lí cần trở lại với mơ hình cắt nghĩa - lý giải - đánh giá. Nếu vấn đề đặt ra là
một hiện tượng đời sống cần trở lại với mơ hình thực trạng - ngun nhân- kết quả
(hậu quả) - đề xuất ý kiến (nêu giải pháp). Chẳng hạn với đề bài “Đọc truyện Tấm
Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện
và cái ác trong xã hội xưa và nay”, sau khi nói về chuyện Tấm Cám và cuộc đấu
tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội thời xưa, cần thấy
rằng đây là một hiện tượng đời sống tồn tại trong cuộc sống mọi thời. Xác định
được điều này khi chuyển sang bàn về cuộc đấu tranh trong xã hội ngày nay, cần
nhìn rõ thực trạng về sự tồn tại của cái xấu, cái ác trong xã hội hiện tại, nguyên
nhân, hậu quả của hiện tượng này và đề xuất giải pháp khắc phục. Có những vấn
đề vừa mang màu sắc tư tưởng đạo lí lại vừa mang dáng dấp của một hiện tượng
đời sống. Để xử lý loại vấn đề như thế cần có sự linh hoạt trong cách thức. Chẳng
hạn, vấn đề “danh” và “thực” là một vấn đề thuộc về nhận thức, tư tưởng song
cách ứng xử với “danh” và cái “thực” lại là một hiện tượng đời sống khá phức tạp
thì để bàn về danh và thực trong cuộc sống ngày hôm nay, ta cần hiểu khái niệm
“danh”,“thực”, mối quan hệ cần có giữa hai vấn đề này, tác dụng, ý nghĩa của sự
tương xứng giữa danh và thực cũng như tác hại của mối quan hệ khập khiễng giữa
chúng. Bước tiếp theo, cần phân tích thực tế quan hệ giữa danh và thực trong đời
sống xã hội hiện nay ở các mặt thực trạng, nguyên nhân, kết quả và hậu quả của
mối quan hệ này. Cuối cùng, người viết nên có một phần nêu kinh nghiệm, bài học
nhân sinh mà mình nhận thức được đúc rút ra từ tồn bộ q trình tìm hiểu vấn đề
về vấn đề danh và thực thì bài học rút ra là không nên chạy theo những thứ danh
tiếng hão song cũng không nên thờ ơ, coi thường cái danh, cần tu bổ cho cái thực
để cái danh đáng được tôn trọng.


Cần lưu ý là dạng bài này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu
phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn cầm xác

định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của
Nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá chất lượng nội dung nghệ
thuật của văn bản tác phẩm. Cịn mục đích của NLXH là phân tích, đánh giá để
đưa ra ý kiến về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế khi làm
bài Nghị luận văn học cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của
văn bản như ngôn ngữ, hình tượng, về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc
sắc nghệ thuật. Còn khi làm bài Nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội
dung. Hơn nữa, với bài Nghị luận văn học, phân tích văn bản là mục đích cịn trong
Nghị luận xã hội nó lại chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một
quá trình sau đó.
2.2.4 Ngồi ba dạng đề NLXH quen thuộc như đã trình bày ở trên, dưới đây xin
trình bày sâu thêm 1 dạng đề đặc biệt, đó có thể là vấn đề hiện tượng đời sống hoặc
tư tưởng đạo lý nhưng được trình bày dưới hình thức bức tranh/hình ảnh. Đây là
dạng đề mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Việt Nam, bởi vậy việc tiếp cận,
cũng như xử lí dạng đề này vẫn cịn là vấn đề mới mẻ đối với người viết. Cũng
giống như dạng đề Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn
học, dạng đề này yêu cầu kĩ năng thường thức nhiếp ảnh, hội họa và kĩ năng tổng
hợp các kiến thức đời sống xã hội. Đằng sau những bức tranh là những vấn đề có ý
nghĩa nhân sinh, mà yêu cầu đặt ra với người viết là cần tìm ra những vấn đề ấy từ
những dữ liệu cho sẵn như chi tiết, hình ảnh biểu tượng,… trong bức tranh. Tham
khảo một số đề lấy từ các hình ảnh/ bức tranh sau đây:

1
2

3
(Nguồn: Internet)

Đặc điểm của kiểu bài này là không sử dụng ngôn ngữ mà sử dụng hình ảnh
biểu tượng để gửi gắm thơng điệp. Bởi vậy kĩ năng quan trọng nhất cần chú ý khi

làm là việc nắm bắt các hình ảnh trung tâm, bên cạnh đó cũng cần chú tâm đến các
chi tiết nhỏ như mảng màu sắc, trạng thái sự vật, hành động của nhân vật, không
gian,… Dạng đề này cũng được coi là một dạng đề khá mở, tùy vào cách suy nghĩ
mỗi người có thể có những cách hiểu và lí giải hình ảnh riêng.Tuy nhiên, sự suy
luận vẫn phải đảm bảo cơ sở khách quan là những dữ liệu được cung cấp trong
hình ảnh. Sau khi đã rút ra được thơng điệp theo ý kiến cá nhân của mình, người
viết tiến hành xác định kiểu bài nghị luận xã hội chính. Nếu mang đậm màu sắc
của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống như bức tranh 1 thì việc lập dàn
ý cũng cần bám theo hướng dẫn đã nêu ở mục 2.2.1 ở trên. Đối với bức ảnh 1 ta
cần chú ý tới không gian bị bao trùm bởi khói bụi và rác thải, đó là biểu hiện của


hiện trạng ơ nhiễm mơi trường nặng nề. Hình ảnh con người ở vị trí trung tâm
chính là sự gợi dẫn về thông điệp: những hành động của con người là nguyên nhân
trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, song chính họ cũng là người gánh chịu những
hậu quả nặng nề đó. Sau khi xác định được vấn đề và kiểu bài, người viết cần tiến
hành chỉ ra và giải thích, phân tích khái niệm, nguyên nhân, thực trạng, hậu quả,
cách khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề khá quen thuộc
do vậy, việc nêu ra các dẫn chứng cần mới mẻ, mang tính thời sự để bài viết không
trở nên nhàm chán. Song song với việc phân tích những cơ sở khách quan cũng cần
nêu ra những ý kiến chủ quan, bài học nhận thức riêng để bài viết có được màu sắc
cá nhân. Cịn đối với bức tranh thứ 3, hình ảnh quan trọng nhất là sự đối lập giữa
hai con người. Một người với trang phục sang trọng điển hình cho sự khá giả về
vật chất; người còn lại ăn mặc rách rưới, nghèo túng và đang cần sự giúp đỡ. Hình
ảnh gợi dẫn nhất là chiếc gương và hành động của người đàn ơng giàu có khi nhìn
vào chiếc gương mà người nghèo khổ kia đang cầm. Từ đó, có thể rút ra thông điệp
về một lối sống đẹp, biết đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thơng và chia
sẻ. Đây là một đề bài thiên về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí cho nên để
thuyết phục người đọc cần biết đặt ra và trả lời những câu hỏi như Tại sao? Như
thế nào? Nếu khơng thì ra sao?... Lối viết khơng chỉ mang sự sắc sảo, khách quan

mà còn phải thuyết phục bằng tình cảm, như vậy mới có thể tác động được tới
nhận thức và trái tim người đọc. Tuy vậy, cũng có những bức tranh lại mang màu
sắc của cả hai kiểu bài nghị luận xã hội trên ví dụ như bức tranh thứ 2.Vấn đề được
đặt ra ở bức tranh thứ hai là thói sống giả tạo, lợi dụng lịng tin của người khác để
làm những việc xấu xa. Đây vừa là một hiện tượng tiêu cực ở đời sống, vừa liên
quan đến vấn đề đạo đức và lối sống do vậy cần kết hợp cả kĩ năng, kiến thức khi
viết kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống và kiểu bài nghị luận về một tư
tưởng đạo lí. Trước hết nêu ra thực trạng, nguyên nhân lối sống giả tạo, từ việc
nhận thức được sự nguy hại của vấn đề nêu người viết lấy cơ sở đạo lí để phê phán
thói sống ấy từ đó hướng con người tới một lối sống đẹp, sống tốt hơn. Cuối cùng
nêu ra kinh nghiệm bản thân, bài học nhận thức và hành động thực tiễn không nên
lợi dụng sự tin tưởng của người khác, cũng không thể mang bộ mặt giả tạo mà làm
phương tiện cho cái xấu xa, bạo tàn.
Nói tóm lại, về bản chất hướng phát triển và xây dựng ý khá giống với kiểu
bài Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học, điểm mới
cũng là điểm khó nhất của kiểu đề này đó là việc tiếp nhận hình ảnh được minh
họa trong đề. Tuy ưu điểm là không giới hạn tư duy của người viết, nhưng nếu
người viết không biết cách tiếp nhận, khơng lí giải được những chi tiết biểu tượng
một cách hợp lí rất dễ gây nhầm lẫn và lạc đề. Bởi vậy, để tránh trường hợp này
cần chú ý quan sát hình ảnh một cách kĩ lưỡng, tránh bỏ qua những chi tiết quan
trọng.
Trên cơ sở hiểu biết chung về cách làm bài, học sinh cần vận dụng để lập
dàn ý cho những dàn bài cụ thể. Dàn ý cần rõ ràng, mạch lạc, bài viết càng dễ triển
khai và có sức thuyết phục cao.


Đề 1: Ngày nay, công nghệ 4.0 đang ngày càng tác động và gây ra ảnh hưởng sâu
rộng đến nước ta. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về cuộc cách mạng này.
Đề 2: Có ý kiến cho rằng:“Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm
nên”. Nhưng ngạn ngữ Latin lại nói: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta hy

vọng quá xa”. Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên.
Đề 3: Kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) là hình ảnh Chí Phèo xách dao
đến nhà Bá Kiến và địi “lương thiện”. Câu hỏi của Chí đã gây cho bạn đọc biết
bao ám ảnh: “Ai cho tao lương thiện?”
Suy nghĩ của anh (chị) về hành động trên của Chí, từ đó liên hệ đến những áp lực
cuộc sống hiện nay khiến con người ta tha hóa?
* Đối với đề 1, vì yêu cầu của đề là “nêu những hiểu biết của mình” do vậy
người viết cần chú trọng đến việc đưa ra những thơng tin, kiến thức của mình về
cuộc cách mạng cơng nghệ này; đồng thời có sự xen kẽ các ý kiến của cá nhân nêu
ra được cả mặt lợi và hại của vấn đề.Chú ý các thông tin đưa ra cần chính xác một
cách tuyệt đối, với dạng đề này yêu cầu về tính khách quan rất cao. Có thể tiến
hành lập dàn ý cơ bản như sau:
Bước 1: Cần tiến hành giải thích, cung cấp thơng tin về lịch sử phát triển cũng như
khái niệm về cuộc cách mạng công nghệ, và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để
người đọc hiểu được vấn đề được nói đến là gì.
- Kể từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 21, nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng
công nghiệp (CMCN) và đang bước vào cuộc CMCN lần thứ tư, hay còn gọi là
cuộc CMCN 4.0. Cuộc CMCN lần thứ 1 bắt đầu ở cuối thế kỷ XVIII gắn với cơng
cuộc cơ khí hố máy chạy bằng thuỷ lực và hơi nước. Giáo dục đào tạo 1.0 chỉ đáp
ứng nhu cầu xã hội chủ yếu là nông nghiệp. CMCN lần thứ 2 xuất hiện vào cuối
XIX gắn với động cơ điện và dây truyền sản xuất hàng loạt. Giáo dục, đào tạo 2.0
đáp ứng đòi hỏi của xã hội công nghiệp. CMCN lần thứ 3 xuất hiện vào đầu thế kỷ
XX là kỷ nguyên máy tính và tự động hoá, Internet, bán dẫn. Giáo dục, đào tạo 3.0
đáp ứng xã hội công nghệ.
- Công nghệ 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu
trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực - ảo
(cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận
thức (cognitive computing).
-> Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn rất
nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học,

tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống
chính trị, xã hội, kinh tế của tế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Cuộc
cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời
cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam.


Bước 2: Nêu được hiện trạng (Biểu hiện) của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự
thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng
dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) sẽ
thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến
sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận
chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Trong quá trình
này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ
sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức sản xuất khi có
những cơng nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người
có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt
động của nhà máy thông qua sự vượt trội về Internet.
- Theo dự báo của các chuyên gia, sau năm 2025 sẽ có khoảng 10% dân số mặc
quần áo kết nối Internet; 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu khơng giới hạn và miễn
phí; 1 nghìn tỷ cảm biến thông minh kết nối với Internet; Dược sĩ rơbốt đầu tiên sẽ
xuất hiện ở Mỹ; 10% mắt kính kết nối với Internet; Chiếc ôtô đầu tiên được sản
xuất hồn tồn bằng cơng nghệ in 3D; cấy ghép thiết bị thông minh vào người; số
người sử dụng điện thoại thông minh nhiều và 80% người trên thế giới thường
xuyên truy cập Internet; ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm thông minh…
- Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng kể
chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy
tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và
Internet.

- Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản
xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già
hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên.
Bước 3: Chỉ rõ được những mặt lợi, hại của vấn đề.
- Những cơ hội mới được đặt ra:
+ Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện thời kỳ này đang là thời kỳ dân số vàng và là thời kỳ
đổi mới ở nước ta. Đây là cơ hội hiếm có, mang tính lịch sử đối với một quốc gia.
Cơ hội này đã là tất yếu cho sự ra đời Tổng cục Dạy nghề (1998), nay là Tổng cục
GDNN (2017) thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm thúc đẩy và đào
tạo phát triển nguồn nhân lực lao động trực tiếp có trình độ đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước trong giai đoạn lịch sử này.
+ Ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI đã ban hành nghị quyết số
29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã cho thấy sự đúng đắn và tài tình
trong việc dự đốn trước tình hình của Đảng, Nhà nước trước sự xuất hiện CMCN
4.0 và yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo (Nghị quyết 29 ban hành năm 2013,
nhưng thuật ngữ “CMCN 4.0” mới xuất hiện đầu năm 2016). Nghị quyết đã chỉ ra
những chủ trương, quan điểm lớn; xác định những mục tiêu, nội dung căn bản,


những giải pháp toàn diện về giáo dục và đào tạo nói chung và GDNN nói riêng.
Đây là cơ hội lớn để GDNN làm căn cứ và có định hướng phát triển đột phá vươn
tầm quốc tế, trong đó chú trọng nhiệm vụ “lấy người học làm chủ thể trung tâm
của quá trình đào tạo” với quan điểm “phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất
người học” mà nghị quyết đã đăt ra.
- Thách thức mà chúng ta phải đối mặt:
+ CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp
mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa

xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và
cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có
chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay
nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.
+ Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với
việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU,
Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo
ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị tồn cầu và đẩy
nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách cơng nghệ
mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.
+ Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành
của Chính phủ của Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh cơng nghệ mới để tăng
quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng như các chính phủ
khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực
phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định và thực hiện chính
sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân trong q
trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoan
phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quyết tâm cao
của Chính phủ nhằm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Về phía doanh nghiệp, chi phí cho giao thơng và thơng tin sẽ giảm xuống, dịch
vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại
sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về
phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các cơng
nghệ mới, nó tạo ra những cách hoàn toàn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện
tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành cơng nghiệp đang hoạt động. Do đó,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện
phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.
+ Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có được những quyền lợi nhất định khi sự
minh bạch ngày càng rõ hơn, quan tâm của người tiêu dùng, và các khuôn mẫu mới
về hành vi của người tiêu dùng (ngày càng xây dựng dựa trên quyền truy cập vào

các mạng di động và dữ liệu) buộc các doanh nghiệp phải thích nghi với cách mà
họ thiết kế, tiếp thị, và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Khi công nghệ và tự
động hóa lên ngơi, họ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và


đổi mới các dây chuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về cơng nghệ, đồng
thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước
ngồi. Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngồi về cơng nghệ, cũng như
nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay.
+ Việc lạm dụng q mức máy móc, cơng nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới
hoạt động của con người, thậm chí là những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy khơng
nên phụ thuộc vào máy móc, đặc biệt là giới trẻ khơng nên q chìm đắm vào
khơng gian mạng ảo mà trở nên lười biếng, bị động.
Bước 4: Nêu ra bài học cho giới trẻ hiện nay:
- Về kiến thức, các bạn trẻ nên bắt đầu nghĩ về sự hội tụ đáng kinh ngạc của những
đột phá công nghệ mới nổi. Đây là cơ hội rất lớn để trau dồi kiến thức, nhất là
những lĩnh vực như trí thơng minh nhân tạo, robot, các phương tiện không người
lái...
- Nhiều công nghệ trong số đó đang ở giai đoạn khởi đầu nhưng đã đạt được bước
ngoặt đáng kể trong sự phát triển. Bởi chúng dựa vào nhau, kết hợp giữa các công
nghệ của thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học cùng với đó là các hình thức kinh
doanh mới.
- Ngồi kiến thức chun mơn học ở nhà trường, các bạn trẻ cũng cần thiết phải
hình thành thói quen đọc sách để tiếp thu kiến thức mới, đặc biệt là các sách ngoại
ngữ.
- Ngoài ra, vấn đề thay đổi tư duy về việc học tập cũng cần được quan tâm đúng
mực đối với các bạn trẻ. Khi CMCN 4.0 diễn ra sẽ tạo một nền trí thức mới chia sẻ
qua những nền tảng như Youtube, Google, Facebook...
* Đối với đề số 2, thuộc dạng đề Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần

được rút ra từ 2 ý kiến đã nêu bởi vậy học sinh cần làm rõ vấn đề được đặt ra trong
hai ý kiến nêu rõ quan điểm của mình về từng ý kiến (là đúng hay sai), nhận định
về mối quan hệ giữa hai ý kiến (đối lập hay bổ sung,…) sau khi đã rút ra vấn đề
chung tiến hành lập dàn ý theo 3 bước đã nêu.
Bước 1: Giải thích:
- Ý kiến của Martin Luther: đề cập đến tầm quan trọng của hy vọng trong cuộc đời
mỗi con người.
- Ngạn ngữ Latin: Những hy vọng quá xa: những hy vọng, mơ mộng viển vơng,
mơ hồ khó nắm bắt, vượt xa khỏi khả năng của con người. -> Ý kiến giống như
một lời thức tỉnh con người đừng nên ảo tưởng, mơ ước và hy vọng những điều trái
thực tế cuộc sống.
=> Hai ý kiến của Martin Luther và ngạn ngữ Latin tưởng chừng đối lập nhau
nhưng thực chất lại bổ sung cho nhau làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của niềm hi vọng
trong cuộc sống con người: Hãy biết hi vọng nhưng hãy nuôi những giấc mộng đẹp
và phù hợp với thực tế cuộc sống.
Bước 2: Bình luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Bàn luận:
+ Tại sao tất cả mọi điều trên thế giới này đều do hi vọng làm nên?


/ Những giấc mộng, những khát khao hi vọng luôn luôn thường trực trong trái tim
mỗi con người, đặc biệt là người trẻ. Thiếu hi vọng con người ta sẽ thiếu đi chất
xúc tác khiến ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê bùng lên một cách mãnh liệt.
/ Những hy vọng đem đến cho con người ta niềm tin vào cuộc sống, đem đến cho
con người ta một mục tiêu để phấn đấu, để dâng hiến hết mình. Để rồi rèn cho
mình bản lĩnh ý chí cứng cỏi, kiên cường sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử
thách để đạt được điều mình muốn.
+ Những hy vọng cũng đem đến cho con người sự tự tin vào khả năng của bản thân
và đem đến cho họ cơ hội để phát huy sức mạnh của bản thân.

+ Tại sao không nên cho phép ta hi vọng quá xa?
/ Bởi lẽ những hi vọng quá xa sẽ khiến con người ta sống thiếu thực tế, sống chìm
trong những giấc mộng hão huyền, sinh ra thói ảo tưởng. Điều đó sẽ trở thành vật
cản trở đưa con người ta đến ngưỡng cửa của sự thành công.
/ Hi vọng quá xa cũng sẽ khiến con người có tâm lí tự ti, thất vọng về bản thân khi
khơng đạt được những điều mình mong muốn dẫu nó vượt xa ngồi tầm với của
bản thân.
Bước 3: Đánh giá mở rộng vẫn đề:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Phê phán những người sống khơng có hy vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và cả
những người chỉ biết mơ mộng những điều viển vông hão huyền.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Với đề số 3, vấn đề mà đề bài yêu cầu được rút ra từ một tác phẩm văn học
bởi vậy học sinh cần nắm rõ được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm được nêu ở đề
bài (Chí Phèo) để tiến hành nhận diện đề bước đầu và lập dàn ý:
Bước 1: Khát quát về truyện ngắn “Chí Phèo”
- Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, được viết năm 1941, kể về người
nông dân do bị đẩy đến bước đường cùng mà tha hóa, mất đi cả nhân hình lẫn nhân
tính. Trong xã hội “quần ngư tranh thực” của làng Vũ Đại, Chí Phèo- nhân vật
chính của truyện đã trở thành nạn nhân chịu biết bao áp bức khổ cực.
- Khi nhận ra được sự đổi thay trong chính con người mình, Chí đã tìm đến Bá
Kiến - ngun nhân chính gây ra một “Chí Phèo”, để tìm lại lương thiện. Nhưng
Chí đã mất hết mọi hi vọng và niềm tin, không thể quay đầu được nữa và phải tự
sát.
-> Ngày nay, dù cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn ln tồn tại những áp
lực vơ hình khiến con người ta thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, mất đi nhân
tính làm người.
Bước 2: Giải thích:



- “Áp lực trong cuộc sống”: Là những gánh nặng, những điều mà con người ta phải
chịu khi bước vào đời. “Áp lực” được xuất phát từ nhiều phía, có những áp lực do
chính mình tạo ra, có áp lực do những yếu tố bên ngoài tạo nên.
- “Lương thiện”: một phẩm chất tốt đẹp của con người, khi người ta khơng làm
điều gì xấu, trái với đạo đức và pháp luật, luôn giúp đỡ và quan tâm tới mọi người.
- “Tha hóa”: Một người đang từ tốt trở nên xấu dần đi, thay đổi theo chiều hướng
tiêu cực thì bị coi là “tha hóa”.
Bước 3: Bình luận:
*Những áp lực tác động vào con người là gì?
- Con người ta từ khi sinh ra đã phải chịu được rất nhiều gánh nặng trên đơi vai.
Gia đình mong muốn con cháu giỏi giang, ln có nhiều thành tích tốt. Bố mẹ ông
bà nào cũng muốn con cháu mình thành công và phát triển tồn diện nhất. Nhưng
khi khơng biết cách thể hiện những mong muốn đó, người lớn đã vơ tình đặt những
áp lực không tên lên cuộc sống của con trẻ. VD: Cha mẹ mong con học giỏi nhất
lớp, muốn con cái có nhiều tài năng, ơng bà mong cháu của mình sẽ thành cơng, có
việc làm ổn định lương cao,… Đó đều là những mong ước rất tốt đẹp, nhưng đơi
lúc, nó đã bị thể hiện sai cách.
- Bên ngoài xã hội cũng là một trong những nhân tố chủ yếu gây ra áp lực cho mỗi
chúng ta. Áp lực về thời đại, áp lực do những người xung quanh bạn gây lên chính
là nhân tố lớn khiến chúng ta trở nên stress, sai lầm trên con đường mà ta đang đi.
*Những áp lực ấy ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
- Gia đình quá căng thẳng, chèn ép con cái khiến ta mệt mỏi và trở nên sợ hãi,
thậm chí là căm thù cha mẹ vì những mong đợi mà cha mẹ trông vào. Con cái sẽ
bắt đầu biết nói dối, biết làm những việc xấu để lừa cha mẹ (quay cóp để đạt điểm
cao, nói dối đi học để chơi điện tử, …) Dần dần, những hành động ấy sẽ làm con
cái khi lớn lên trở thành một đứa trẻ hư, thay đổi tính tình…
- Xã hội ln mang những áp lực vơ hình, to lớn khiến con người mệt mỏi. Có quá
nhiều người và có quá nhiều những ý kiến đánh giá ta mỗi ngày. Chính áp lực cuộc
sống mới là lý do lớn nhất khiến mỗi người ngày càng trượt dài trên cái dốc của sự
thay đổi. Thua kém người khác, không xin được việc, giàu – nghèo, … Con người

vì thế mà trượt dài trên cái dốc của tha hóa.
Bước 4: Mở rộng vấn đề:


- Mặc dù những áp lực khiến con người ta mỏi mệt, nhưng đơi khi nó chính là
động lực để ta vươn lên, để tiến bước trong cuộc sống. Chỉ cần ta tỉnh táo và có đủ
sức mạnh biến áp lực thành động lực…
- Không thể đổ lỗi tất cả cho cuộc sống, vì tha hóa thì cịn do chính những sự ích
kỉ, lịng tham của con người tạo nên,…
Bước 5: Bài học mở rộng:
- Biết sống tỉnh táo, biết tự tin vượt qua mọi áp lực trong cuộc đời.
- Ln ln lạc quan, vì lúc nào cũng sẵn có những con đường phía trước cho ta
bước đi, khơng bao giờ sợ rơi vào ngõ cụt. Bởi trên mặt đất làm gì có đường,
đường đi do chính chúng ta tạo thành mà thôi.

2.3 Kĩ năng tạo lập văn bản
2.3.1 Kĩ năng viết mở bài
* Yêu cầu
- Ngắn gọn, súc tích: Khơng ít học sinh vì muốn tạo được ấn tượng từ đầu mà đã
tốn rất nhiều thời gian vào phần mở bài. Đây là một lỗi cần phải khắc phục vì mở
bài NLXH u cầu cao sự cơ đọng, súc tích bởi nếu quá chú trọng sẽ mất thời gian
và nếu quá dài sẽ khiến bị mất ý hoặc lặp ý trong phần thân bài.
- Đầy đủ: Dù mang tính gợi mở nhưng một mở bài đúng là một mở bài phải nêu ra
được yêu cầu của đề một cách rõ ràng, chính xác.
- Độc đáo: Phần mở bài phải gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị
luận bằng cách nêu hoặc có những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Đặc
biệt với học sinh giỏi bài viết NLXH yêu cầu cao tính sáng tạo, để gây ấn tượng
với người đọc về “chất riêng” của người viết.
- Tự nhiên: Một mở bài hay khơng đồng nghĩa với sự phức tạp cầu kì. Đa số mở
bài gây được cảm tình thường là những mở bài mang tính tự nhiên, gợi mở, gần

gũi tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc. Do đó, phần mở bài cũng chỉ nên dùng các
ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Bởi điều này sẽ gây cho
người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.
- Tránh lạc đề: Nếu xác định vấn đề sai dẫn đến việc lạc đề ngay ở mở bài sẽ là một
“điểm trừ” lớn, tồn bài có thể khơng trúng trọng tâm và mất đi cảm tình của người
chấm. Bởi vậy một yêu cầu vô cùng quan trọng đó là phải đọc kĩ yêu cầu đề, xác
định vấn đề và hướng triển khai một cách rõ ràng


* Cách viết mở bài
- Cách 1: Mở bài trực tiếp:Người viết đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Sau đây
là một số ví dụ và cách viết tham khảo:
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị Mĩ Fran.KA.Clark đã nói: “Ai cũng
muốn làm những điều gì đó lớn lao nhưng khơng nhận ra rằng cuộc sống được tạo
thành từ những điều nhỏ nhất.”
Bài làm:
“Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng có những ước mơ, khát vọng
lớn lao của riêng mình. Nhưng để thực hiện được nó, mỗi chúng ta ln cần bắt
đầu đầu từ những điều nhỏ nhất. Chính vì vậy, nhà chính trị Mĩ Fran.KA.Clark đã
nói: “ Aicũng muốn làm những điều gì đó lớn lao nhưng khơng nhận ra rằng cuộc
sống được tạo thành từ những điều nhỏ nhất”.
(Trích bài làm của học sinh)
Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Phải chăng đánh mất mình là mất mát
lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người?"
Bài làm:
“Đời người ai có thể tránh khỏi những mất mát, đau thương? Sự mất mát đó để lại
một nỗi đau trong lịng người. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi điều gì mới là sự
mất mát đau đớn nhất? Có người đã đặt ra câu hỏi: "Phải chăng đánh mất mình
là mất mát lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người?".
(Trích bài làm của học sinh)

Ưu điểm và hạn chế của cách mở bài này :
Ưu điểm: + Trực tiếp dẫn dắt vào vấn đề, tránh được việc lan man, xa đề.
+ Dễ vận dụng.
+Tiết kiệm được thời gian, suy nghĩ cho người viết.
Hạn chế: Ít tạo được ấn tượng lôi cuốn người đọc.
- Cách 2: Mở bài gián tiếp:
Người viết dẫn dắt từ một ý liên quan đến vấn đề sẽ nêu, rồi trình bày vấn đề cần
giải quyết.Đối với một bài văn Nghị luận xã hội những kiểu mở bài gián tiếp
thường thấy nhất là mở bài từ một nhận định, trích dẫn hoặc từ một câu chuyện
ngắn có nội dung gần với nội dung được đặt ra ở đầu bài. Sau đây là một số ví dụ
tham khảo:


Đề bài: Trong bài thơ “Tự sự”, Nguyễn Quang Hưng viết:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Thì chắc gì ta đã nhận được ra ta ?
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ để dành cho một riêng ai !”
Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề được đặt ra từ bài thơ trên.
Bài làm:
“Ơng cha ta có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Cũng giống như thứ kim
loại quý giá kia, con người nếu biết tự mình vượt qua những thử thách sẽ khẳng
định được sức mạnh, giá trị của bản thân. Từ đó mà cánh cửa đến với hạnh phúc,
thành cơng ngày càng rộng mở.Đến với những vần thơ trích trong bài “Tự sự”
của Nguyễn Quang Hưng, một lần nữa, ta càng thấm thía hơn bí quyết để có được
thành cơng, hạnh phúc ấy”.
(Trích bài làm của học sinh)
Đề bài: Trong tác phẩm “Suối nguồn”, tác giả Ayrn Rand có viết: “Và ở đây, loài

người đối mặt với lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được
theo một trong 2 cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta,
hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng
tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám chọn cách thứ hai.” Từ đó nêu suy nghĩ của
anh chị về kẻ ăn bám và người sáng tạo.
Bài làm:
“Nhà triết học Đức Karl Jaspers từng nói: “Con người là một thực thể khơng
hồn thành và khơng bao giờ hồn thành, nó ln ln mở rộng cửa về phía tương
lai. Một con người hồn thành, hiện tại khơng có, tương lai cũng khơng bao giờ
có”. Thực tế này nuôi dưỡng cho con người ta lý tưởng và hành động để không
ngừng cải tạo, làm tốt đẹp hơn cuộc sống của bản thân mình. Ở đó, theo lời nhân
vật Howard Roark trong tiểu thuyết “Suối nguồn” (Ayrn Rand) chính là việc con
người lựa chọn làm “người sáng tạo” hay “kẻ ăn bám”.
(Trích bài làm của học sinh)


Đề bài: “Vị thánh nhân nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có một
tương lai” (Oscar Widle). Suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên.
Bài làm:
“Có một câu chuyện kể về hai chàng trai sống trong ngơi làng nọ, vì túng quẫn mà
ăn trộm cừu của dân làng. Khi bị bắt, hai người bị khắc lên trán hai chữ “kẻ cắp”.
Người thứ nhất vì q tủi hổ mà bỏ đi biệt tích, cịn người thứ hai không nỡ rời bỏ
chốn quê nên quyết định ở lại tu tâm. Thời gian qua đi, một hôm có vị khách xa
đến làng tị mị vì hình dấu trên mặt anh chàng kia liền hỏi vị trưởng làng. Câu trả
lời mà vị khách nhận được là: Tôi cũng không rõ, nhưng phải chăng, hai chữ ấy
nghĩa là “thánh nhân”. Bạn thấy đấy, câu chuyện thật đúng như lời Oscar Widle
từng nói rằng “Vị thánh nhân nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có
một tương lai”.
(Trích bài làm của học sinh)
* Lưu ý: Khi sử dụng câu nói làm điểm tựa dẫn dắt vấn đề học sinh cần lựa

chọn những câu nói, nhận định gắn sát với vấn đề hoặc phục vụ một cách tốt nhất
cho ý tưởng của mình để tránh việc gây ra sự nhầm lẫn hay xa đề ngay từ mở bài.
Còn đối với việc lựa chọn một câu chuyện để mở bài, đây là một cách khá khó, học
sinh chỉ nên chọn những câu chuyện có dung lượng ngắn, sát với vấn đề, có nội
dung gần gũi để dẫn dắt một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên trên khảo sát thực tế
của chúng tôi đa số các em học sinh còn chưa thành thạo trong cách mở bài này.
Một số lỗi thường gặp như chọn câu chuyện quá dài, câu chuyện không bắt được
vào với vấn đề nghị luận hay tốn quá nhiều thời gian trong việc lựa chọn. Bởi vậy,
lời khuyên là, chỉ nên sử dụng cách này khi các em đã có sẵn ý tưởng, biết lựa
chọn câu chuyện nào cho phù hợp, để tiết kiệm thời gian. Dẫu vậy đây cũng là một
cách rất hay để thể hiện được sự tinh tế, bút lực của người viết. Khi mở bài theo
cách này thì sang phần thân bài học sinh cần có một đoạn văn chuyển ý nêu khái
quát về tác giả, tác phẩm, vừa làm cho bài viết uyển chuyển hơn vừa tránh thiếu ý
của bài viết.
Ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm: Giúp học sinh có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và kiến thức của
mình.
Hấp dẫn, lơi cuốn, khơi gợi trí tị mị của người đọc.
+ Hạn chế: Khá khó, dễ sa vào tình trạng lạc đề và có phần tốn thời gian hơn kiểu
mở bài trực tiếp.
2.3.2 Kĩ năng viết kết bài:
* u cầu, đặc điểm: Phần kết bài có tính chất tổng kết, khái quát những vấn đề đã
trình bày ở phần thân bài. Đối với bài văn học sinh giỏi kết bài là một yếu tố quan


trọng khơng chỉ để bài viết hồn chỉnh mà cịn tạo chất dư ba, gây ấn tượng khó
quên đối với người đọc.
*Các cách viết kết bài: (Ở đây chuyên đề của chúng tôi sẽ nêu ra 4 cách viết kết
bài, sau mỗi dạng sẽ nêu ra những ví dụ cụ thể).
- Cách 1: Kết bài mang tính tóm lược, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra ở thân

bài.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Sống là một cuộc vượt thoát khỏi những định kiến.
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Bài làm:
“Như vậy,“Sống là cuộc vượt thoát khỏi những định kiến”. Tất cả đều phụ thuộc
vào cá nhân có ý thức vượt qua cách trở ấy của lồi người. Và tơi ln tin rằng
nếu cố gắng mình có thể khẳng định được nét đẹp phẩm chất người bên trong tâm
hồn. Một hình xăm khơng nói lên điều gì cả, định kiến khơng thể chiến thắng vẻ
đẹp vốn có bên trong con người bạn…”
(Trích bài làm của học sinh)
- Cách 2: Mở rộng và phát triển vấn đề theo chiều hướng mới hoặc rộng hơn.
Đề bài: Nhà văn Đồn Minh Phượng có lần nảy ra ý tưởng về một bộ phim ngắn
với nội dung như sau: "Có một đám dân làng kia được thầy pháp của họ dạy cho
bí quyết để khơng bao giờ cịn phải gặp đau khổ phải phiền lụy, khơng có gì để
phải xót thương. Ông dạy họ làm những hình nhân bằng giấy, mỗi hình nhân nhận
lấy một khoảng lịch sử, một câu chuyện, một số phận, mỗi hình nhân trở thành một
số phận của mình và sau một thời gian khi số phận đó được sống đủ, người ta đem
những hình nhân ấy đi nhấn chìm dưới sơng, hay bất cứ một con mương con lạch
nào đó tình cờ chảy ngang nơi họ sống. Các hình nhân ấy nhận lấy tất cả các buồn
phiền và xao động thay cho dân làng.
Dân làng bắc ghế ngồi cạnh nhau nhìn ngắm các hình nhân đại diện đi qua các
thứ số phận nhỏ lớn trước khi chìm vào những dịng nước.
Những hình nhân bằng giấy càng về cuối phim càng giống người, và ngược lại. Ở
cuối phim ta thấy các hình nhân bằng giấy ngồi nhìn đám người vật vã trong số
phận và cuối cùng bị nhấn chìm trong nước”.
Anh chị cảm nhận được điều gì từ ý tưởng của nhà văn Đồn Minh Phượng?Hãy
trình bày những suy nghĩ của mình bằng một bài văn ngắn.
Bài làm:



“Thay vì kết thúc bằng cách nhắc lại những gì đã phân tích trên, tơi muốn mở
rộng thêm vấn đề theo một hướng mới. Bởi đôi khi, để cho người khác thấy mình
thực hiện một cơng việc, một trách nhiệm nào đó khơng phải lúc nào cũng là sai
trái. Chỉ là con người có điểm mạnh, điểm yếu, và chúng ta cần có nhau để tồn tại,
để sống. Thế nên điều quan trọng chúng ta cần nghĩ tiếp là mỗi con người cần tìm
ra ranh giới giữa việc tìm đến sự giúp đỡ và tự tạo con đường dẫn đến hủy diệt
chính mình”.
(Trích bài làm của học sinh)
- Cách 3: Vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề
nêu ở thân bài.
Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị Mĩ Fran.KA.Clark đã nói: “Ai cũng
muốn làm những điều gì đó lớn lao nhưng không nhận ra rằng cuộc sống được tạo
thành từ những điều nhỏ nhất.”
Bài làm:
“Có thể nói, cuộc sống của ta là muôn vàn những điều nhỏ nhặt thú vị. Chính vì
vậy, mỗi người hãy sống chậm lại, hãy cảm nhận những giá trị cao đẹp của những
điều nhỏ để góp phần vun đắp lên cái lớn lao, xây dựng được những thành cơng
của riêng mình bằng cách ngay bây giờ hãy tập bắt đầu mọi việc bằng những việc
nhỏ nhất.
(Trích bài làm của học sinh)
- Cách 4: Mượn lời những câu nói, nhận định có uy tín hay những câu chuyện
mang tính chất tương đồng để thay cho lời kết luận của người viết.
Đề bài: Vì mỗi khoảnh khắc đều là duy nhất…
Bài làm:
“Nguyên Tổng thống Mĩ Barack Obama từng nói: “Thay đổi sẽ khơng đến
nếu ta trơng chờ người khác hay chờ thời điểm khác. Ta chính là người ta chờ đợi,
là khoảnh khắc ta cần đến”. Vì mọi khoảnh khắc đều là duy nhất nên sống ra sao,
ghi lại được dấu ấn, ý nghĩa gì đều phụ thuộc ở bản thân mỗi chúng ta. Có thể
ngay sau khoảnh khắc này, tơi và bạn đã khác....”
(Trích bài làm của học sinh)

=> Đối với học sinh giỏi cần phát huy, sử dụng linh hoạt các cách kết bài nêu trên,
sáng tạo nó theo cách riêng của mình để tạo ra điểm khác biệt, nâng cao hơn giữa
bài viết Nghị luận xã hội của phổ thông với bài viết Nghị luận xã hội của HSG.


×