Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ (5 6 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 32 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ (5 - 6 TUỔI)

Tác giả

: NGƠ THỊ HƯƠNG

Trình độ : CAO ĐẲNG SP - Chun Ngành Mầm Non
Chức vụ

: Giáo Viên 5 tuổi

Đơn vị

: Trường Mầm non NGHĨA TÂN

Nghĩa Tân , ngày 3 tháng 5 năm 2021

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Trẻ chơi với các đồ chơi ngồi trời
Các bé gái rất thích làm các cô người mẫu, tôi đã tổ chức cuộc thi người
mẫu và những người mẫu tí hon này sẽ sải những bước chân nhẹ nhàng trên các
tấm xốp trên sân trường. Tôi thấy khuôn mặt bạn nào cũng rạng ngời đầy vẻ
kiêu hãnh.
Các bé biểu diễn người mẫu trên các miêng xốp
Những buổi sáng thời tiết mát mẻ cho trẻ xuống sân tơi đã cho trẻ hoạt
động ngay tại góc thiên nhiên của lớp.
Trẻ chăm sóc cây và quan sát sự phát triển của cây
* Chuẩn bị tốt nội dung, hệ thống câu hỏi cho trẻ hoạt động ngoài trời.
Để thực hiện tốt hoạt động này thì việc chuẩn bị nội dung với hệ thống câu


hỏi cho quá trình hoạt động là rất quan trọng và cần thiết. Cần tích lũy các nội
dung theo khả năng của trẻ đối với từng đối tượng và điều kiện cụ thể, mỗi nội
dung có thể thực hiện trong một hay ba ngày và trong một chủ đề cần thực hiện
những nội dung gì.
VD: Ở chủ đề “ Thực vật” tôi xác định nội dung chính cho trẻ quan sát là
các loại cây cối, hoa quả, trẻ biết phân biệt và gọi tên các dấu hiệu đặc trưng
của chúng: Hình dạng, kích thước, màu sắc của lá, hoa, quả và thân. Trẻ làm


quen với chức năng của cấc bộ phận: Rễ cây thường nằm trong lòng đất, hút
nước và các chất dinh dưỡng để cây phát triển ra hoa tạo quả. Quả có hạt gieo
xuống đất có thể phát triển thành cây mới. Qua đó trẻ hiểu tồn bộ q trình
sinh trưởng và phát triển của cây.
Hoặc ở chủ đề “Nghề nghiệp” tôi xác định nội dung quan sát là những
con người cụ thể (Chú bộ đội, bác nông dân, bác cấp dưỡng, cô chú công
nhân…). Những công việc của họ, những dụng cụ lao động cần thiết, những sản
phẩm lao động…..
Rút kinh nghiệm khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời từ những năm học
trước tơi thấy mình gặp khơng ít khó khăn và nhiều khi khơng mang lại kết quả
tốt đó là việc đưa ra các câu hỏi đàm thoại mà mình chưa chuẩn bị kỹ, chưa có
sự lường trước khi có tình huống xảy ra. Chính vì thế đến ngay từ đầu năm để
hoạt động này đạt kết quả tốt hơn tôi đã chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi cho
hoạt động này sẽ không quá nhiều giống như một hoạt động khám phá. Đế xây
dựng hệ thống câu hỏi mang lai hiệu quả khi tố chức cho trẻ hoạt động ngoài
trời đặc biệt là khi cho trẻ quan sát ta cần phải dựa vào đặc điểm khả năng nhận
thức của trẻ về đối tượng, mục đích tìm hiểu về khám phá đối tượng, nội dung
cần khám phá về đối tượng, lường trước một số tình huống có thể xảy ra để đặt
câu hỏi.
+ Một số câu hỏi về đặc điểm:
VD: Con có nhận xét gì? Con thấy thế nào? Có đặc điểm gì? Màu sắc thế

nào? Có bộ phận nào? Có tác dụng gì?..
+ Câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của trẻ về đối tượng giúp khai thác vốn
sống, vốn kiến thức và những kinh nghiệm của bản thân trẻ một cách hiệu quả.
VD: Biết ở đâu? Tại sao biết? biết gì về chúng? Làm thế nào để nhận biết
điều đó? ...
+ Câu hỏi giúp trẻ giải thích các sự vật hiện tượng.
VD: Vì sao? Tại sao? Để làm gì? Tại sao như vậy? Nếu làm như vậy điều
gì sẽ sảy ra?......
+ Các câu hỏi nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào các chi tiết nhỏ của sự vật
hiện tượng khi quan sát và khám phá chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau:
VD: Nhìn thấy gì? Sờ thấy nó thế nào? Có nhận xét gì? Nó có vị gì, màu
gì? Nó hoạt động hay vận động ra sao?...... Với cách làm này tôi thấy trẻ rất
hứng thú và tích cự tham gia hoạt động, bản thân tơi cũng thấy mình khơng cịn
lúng túng khi đặt câu hỏi cho trẻ.


Cô và trẻ trẻ đang quan sát một số loại hoa ở vườn trường
Biện pháp 2: Đa dạng các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
hoạt động ngồi trời
Để trẻ hoạt động tốt hoạt động này thì ngay từ đầu năm học tôi cũng đã lên
kế hoạch cho việc sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngồi
trời. Tơi đã nghiên cứu làm thêm một số đồ dùng, đồ chơi cần thiết để thu hút sự
chú ý của trẻ nhằm kích thích trí tưởng tượng và mong muốn được làm những
đồ chơi đó.
VD: Tôi đã tận dụng những đoạn dây thép thừa để uốn thành những chiếc
vợt. Sau đó sử dụng những mảnh vải von mỏng mà một số bậc phụ huynh làm
nghề cắt may đã mang để làm thành những chiếc vợt có độ co dãn dùng cho trẻ
chơi thi chuyển bóng nước tôi thấy trẻ rất hứng thú.
Hay tôi đã nhặt chiếc bẹ cau đã rụng của cây cau ở sân trường mang rửa
sạch, rồi phơi khô cho trẻ chơi kéo.




Hị dơ ta nào! Nặng q các bạn ơi!
Tơi đã tận dụng viên phấn nhựa thông minh thừa khi làm tranh để làm bàn
cho trẻ chơi ô ăn quan, những hạt gấc để làm các quân rải.



Bạn rải qn ở ơ kia kìa!
Để các ngun vật liệu cho trẻ chơi phong phú hơn tơi đã có kế hoạch
chuẩn bị các nguyên liệu làm đồ chơi. Nguyên vật liệu làm đồ chơi là những vật
liệu rất dễ kiếm như giấy,hạt gấc, đá sỏi, len, gỗ, phế vật liệu và vật liệu thiên
nhiên.Các nguyên vật liệu cần được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn cho
trẻ trước khi cho trẻ sử dụng và phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ. Kích
thước phải vừa tay trẻ không quá to và cũng không quá nhỏ. Khi cho trẻ sử dụng
các nguyên vật liệu nhỏ như hột, hạt cô giáo phải nhắc nhở và chú ý bao quát
tốt. Để thu hút trẻ các nguyên vật liệu đó cần đảm bảo thẩm mỹ, màu sắc tươi
đẹp, có thể sơn màu trước khi cho trẻ sử dụng.
Từ các nguyên vật liệu trẻ tự do sáng tạo những tác phẩm theo ý thích của
mình làm thành tranh mang bày vào góc nghệ thuật của lớp.
VD: Ở chủ đề bản thân tôi chuẩn bị một số nguyên liệu cho trẻ làm hình
người bằng các loại củ, quả. Làm búp bê bằng rơm và len, làm chiếc vòng đeo
tay bằng các loại hoa.
Ở chủ đề gia đình trẻ làm đồng hồ đeo tay bằng lá chuối, làm quang gánh
bằng sọ dừa, làm bàn ghế bằng que kem…
Trẻ biết lựa chọn các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình từ sân vườn như
nhặt lá cây để xé dán, để xếp thành những bức tranh hay làm ra những con vật
ngộ nghĩnh đáng yêu như làm con mèo bằng lá chuối, làm con nghé bằng lá đa,
làm con chuột bằng củ khoai lang… Trẻ biết lựa chọn các nguyên liệu trong hoạt

động tạo hình từ sân vườn như nhặt lá cây để xé dán, để xếp thành những bức
tranh hay làm ra những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Tôi luôn kết hợp hướng
dẫn trẻ cùng làm những đồ chơi từ nguyên vật liệu khác nhau ngay tại hoạt động
ngoài trời, việc tận dụng những ngun vật liệu sẵn có khơng những khuyến
khích trẻ hoạt động một cách tích cực mà cịn tiết kiệm được kinh phí.
VD:
+ Làm chong chóng bằng lá dừa:
Cắt hai đoạn lá dừa, mỗi đoạn khoảng 20-30 cm. Chồng hai đoạn lên nhau
theo hình dấu cộng. Gấp hai đầu đoạn 1 vào giữa tâm, ngón cái giữ chặt,xâu
hai đầu của đoạn 2 vào hai chỗ gấp của đoạn 1, rút chặt và tạo nếp gấp của 4
đoạn. sau đó dùng sống lá dừa làm cần. Cầm chơng chóng chạy thi xem chong
chóng của ai quay tít nhất.
+ Làm thuyền từ bẹ hoa chuối:
Bóc một số bẹ từ hoa chuối làm thân thuyền và dùng thìa nhựa nhỏ hoặc
dao nhựa cắt bánh sinh nhật làm mái chèo.


Đây là những loại đồ chơi trẻ được tự tay làm tôi thấy trẻ rất hứng thú. Với
mỗi chủ đề cơ giáo có thể khuyến khích cha mẹ học sinh cho con em mình mang
đến một số nguyên vật liệu để cô và trẻ tạo ra những sản phẩm. Khi xem những
sản phẩm do con họ tạo ra gia đình trẻ có thể hiểu được cơng việc của cơ giáo
cũng như qúa trình học tập của trẻ ở trường.
Biện pháp 3: Linh hoạt tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời.
* Hoạt động quan sát.
Cần cho trẻ được thường xuyên quan sát trực tiếp, được tiếp xúc với thiên
nhiên, với mây, nắng gió với cỏ cây hoa lá…Trong q trình quan sát khả năng
tri giác của trẻ chính xác hơn nhanh nhạy hơn tự nhận xét đánh giá nói lên ý
kiến của mình. Tơi ln lấy trẻ là trung tâm trong q trình cho trẻ quan sát.
Chính vì thế tơi ln quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ khi quan sát. Tổ
chức cho trẻ hoạt động một cách tự do thoải mái gị bó, áp đặt, ln quan sát

cảm xúc và sự hứng thú của trẻ với đối tượng đang quan sát, không nhất thiết
phải thực hiện nội dung theo một trình tự cứng nhắc.Tơi ln tạo cơ hội cho trẻ
quan sát trong bối cảnh thực và tận dụng mọi lúc, mọi nơi.Tơi ln khích lệ trẻ
khám phá, hướng sự quan tâm chú ý của trẻ tới đối tượng quan sát, tạo ra thói
quen tìm hiểu thế giới xung quanh ở trẻ bằng cách tạo ra những tình huống bất
ngờ mang tính ngẫu nhiên để lơi cuốn trẻ vào hoạt động quan sát.
VD: Ở chủ đề thực vật tôi cho trẻ quan sát chồi non của cây lộc vừng. Yêu
cầu trẻ quan sát kỹ trên từng cành, sau vài ngày ra quan sát lại để thấy sự thay
đổi trên từng cành lá.
+ Con có nhận xét gì về cây lộc vừng này so với mấy hơm trước?
+ Vì sao lá nó lại dài hơn, to hơn?
+ Các con hãy dự đoán xem sau một thời gian nữa cây lộc vừng này sẽ có
gì nhỉ?
+ Các con đã nhìn thấy hoa lộc vừng bao giờ chưa?
Vậy chúng mình hãy chăm sóc thật tốt để cây mau ra hoa nhé!
Trong khi trẻ đang quan sát cây trong sân trường tôi thấy trên cành cây có
một vài chú chim đang nhảy nhót chuyền từ cành nọ sang cành kia, tơi đã cho
trẻ hướng sự chú ý sang những chú chim và dành một chút thời gian trò chuyện
với trẻ về các chú chim đó, tơi thấy trẻ rất hứng thú và đã rất sôi nổi tranh luận
kể cả một số trẻ nhút nhát. Tơi gợi ý cho trẻ hiểu hiểu vì sao các chú chim chim
lại rất thích nhảy nhót, chuyền cành trên những cành cây cịn mọi người lại rất
thích ngồi dưới gốc cây to xum xuê cành lá nhất là trong những ngày nóng nực.
Sống và làm việc ở những nơi có nhiều cây xanh bóng mát và nhiều hoa mọi
người sẽ cảm thấy thế nào? (Cô gợi ý để trẻ nói được: Cảm thấy dễ chịu, sảng


khối, thích thú trước cảnh đẹp của cây, hoa và khơng khí mát mẻ của mơi
trường…)
Dưới gốc cây từng đàn kiến đi kiếm mồi dưới gốc cây con nọ gặp con kia
cụng đầu vào nhau con thì quay đi con thì trở lại, một lúc cả đàn kéo đến cùng

nhau khênh một con giun dài về tổ. Tôi cho trẻ quan sát và thấy trẻ rất hứng thú
rồi rôm rả bàn luận như vừa phát hiện ra một bí mật nào đó.
Hay khi cho trẻ quan sát thời tiết tơi gợi ý cho trẻ quan sát bầu trời, dành
thời gian cho trẻ quan sát và trao đổi với nhau. Sau đó tơi trị chuyện với trẻ,
khuyến khích trẻ nêu những điều muốn biết về những đám mây.
Chúng ta đứng ở đây đã thuận tiện cho viêc quan sát chưa?
+Các con có thấy mây khơng? mây như thế nào? Có bao nhiêu loại mây?
Mây nào thì thường gây ra mưa?....
+ Muốn biết mây có đặc điểm gì các con phải nhìn kỹ xem chúng có màu
gì? có chuyển động khơng? các đám mây dày hay mỏng?
+ Các con dự đoán thời tiết ngày hơm nay thế nào? Điều gì giúp chúng
minh dự đốn chính xác nhất là hơm nay trời sẽ nắng to? (Cho trẻ tự do thảo
luận).
Cho trẻ phát hiện điểm khác nhau của các đám mây trong thời điểm đó.
Cho trẻ dự đốn trời có mưa hay khơng? Khi bầu trời có nhiều mây che khuất
ơng mặt trời các con cảm thấy như thế nào? Trong quá trình cho trẻ quan sát tôi
luôn tạo cơ hội để trẻ nâng cao kỹ năng so sánh, phân loại bằng cách sử dụng
các câu theo hệ thống từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ cụ thể chi tiết đến trừu
tượng khách quan. Câu hỏi rõ ràng mạch của giáo viên tạo cho trẻ khả năng
nghe và hiểu người khác nói. Cách diễn đạt của giáo viên chính là phương tiện
quan trọng để dạy cho trẻ nói cho người khác hiểu ý kiến nhận xét của mình khi
quan sát.
Cho trẻ dự đoán thời tiết theo một số dấu hiệu của trời sắp mưa
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
Khi cho trẻ quan sát trời mưa tôi cho trẻ nhận xét
+ Các con thấy bầu trời như thế nào? Mây nào thường gây ra mưa? Mưa
từ đâu mà có? trời mưa to hay mưa nhỏ?hạt mưa dày hay thưa? Các hạt mưa
rơi theo đường thẳng đứng hay xiên? Trong khi mưa cây cối như thế nào?mưa
hôm nay gọi là mưa gì?Muốn biết mưa sắp tạnh hay chưa các con nhìn lên bầu

trời xem mây đã tan hết chưa? Cầu vồng thường hay xuất hiện lúc nào?
Sau khi cho trẻ quan sát cần cho trẻ tự nói lên những điều mà trẻ quan sát
được. Từ đó tơi đã khẳng định, củng cố bổ sung thêm kiến thức cho trẻ.


Những hơm cho trẻ quan sát xa ngồi khu vực sân trường tôi luôn chuẩn bị
chu đáo, lên kế hoạch chọn vị trí dễ quan sát và an tồn cho trẻ.
VD: Ở chủ đề giao thông tôi đã cho trẻ xếp hàng đi ra ngoài cổng trường
để trẻ được trực tiếp quan sát các phương tiện giao thông và nhắc nhở trẻ trật
tự nề nếp, chú ý quan sát các phương tiện tham gia trên đường.
+ Các loại phương tiện đang tham gia trên đường gì?
+ Con thấy những phương tiện giao thông nào?
+ Xe ô tô đi ở phần nào của đường?
+ Còn xe máy, xe đạp đi ở phần đường nào?
+ Phần đường nào dành cho người đi bộ?
Cơ tăng dần các câu hỏi khó cho những lần quan sát tiếp theo, tạo tình
huống cho trẻ trả lời:
+ Xe máy có đặc điểm gì? Xe máy chạy được nhờ gì? (Động cơ và xăng)
+ Khi đi xe máy phải như thế nào? (Đi đúng phần đường quy định và phải
đội mũ bảo hiểm)
+ Cịn xe ơ tơ có đặc điểm gì? Vì sao mà xe ơ tơ chạy được? (Động cơ và
xăng)
+ Khi ngồi trên tàu xe các con phải thế nào? Khi gặp tín hiệu giao thơng
chúng ta phải làm gì? (Trẻ đọc bài thơ :Cơ dạy con)
+ Các con vừa quan sát thấy mọi người tham gia giao thông đã đúng
chưa?



Cô và trẻ quan sát các phương tiện giao thông trên đường

* Hoạt động chơi
Với sân trường rộng rãi là nơi là nơi tạo điều kiện cho trẻ vui chơi một
cách thoải mái, tích cực. Tơi đã linh hoạt tổ chức trò chơi vận động và trò
chơi dân gian cho trẻ trong hoạt động ngồi trời. Đặc biệt là trị chơi dân
gian, khi quan sát trẻ chơi tơi thấy trị chơi dân gian khơng những chỉ gây
hứng thú mà cịn hình thành ở trẻ tinh thần đồn kết và sự tn thủ luật chơi,
trẻ khơng thể chơi một mình mà phải kết hợp với các bạn
Tôi luôn quan sát thái độ cũng như mọi hành động của trẻ khi tham gia
trị chơi. Với những trẻ khơng hứng thú, khơng tập trung vào hoạt động tôi
đã kịp thời nhắc nhở nghiêm khắc. Đồng thời phải trò chuyện trao đổi với
trẻ để tìm hiểu ngun nhân, lý do trẻ khơng hứng thú và không muốn tham
gia vào hoạt động cùng các bạn. Từ đó động viên khích lệ trẻ, cùng chơi với
trẻ tạo ra các tình huống gây được sự chú ý và hứng thú của trẻ để trẻ có thể
tham gia vào hoạt động chơi tích cực và sáng tạo.
Khi tổ chức các trị chơi tơi ln lưu ý tạo cho trẻ khơng khí sơi nổi,
thoải mái lơi cuốn trẻ tham gia vào trị chơi tích cực, xen kẽ các trị chơi
động, tĩnh để giúp trẻ cân đối về thể lực.



Các bé chơi trò chơi rồng rắn.
Tổ chức cho trẻ chơi tự do, đây là thời gian chơi trẻ được tự chọn các trị
chơi mà chúng thích. Trẻ được chơi với cát, nước, sỏi, vẽ trên sân, chơi với hạt
muồm với lá cây. Chơi các trò chơi bán hàng hay hay leo trèo, đánh đu với các
đồ chơi sẵn có ngồi trời.
Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực
trường nhằm phát triển tính tị mò sáng tạo ở trẻ như biết sự thay đổi hàng
ngày của cây xanh, của những cây hoa và biết phân loại theo nhóm có hoa,
khơng có hoa, nhóm ăn quả, nhóm ăn củ. Qua những trị chơi này giúp trẻ
mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây

Khi trẻ chơi tơi luôn quan sát, khéo léo điều chỉnh số lượng trẻ chơi ở
mỗi nhóm khi muốn tách một số trẻ ở nhóm đơng q sang các trị chơi
khác một cách hợp lý thông qua việc cung cấp đầy đủ những thông tin về
trị chơi đó đối với trẻ.
VD: Khi thấy góc chơi xích đu đơng q tơi đã hướng một số trẻ sang
chỗ chơi khác:
Các con ơi! hôm nay sân trường có rất nhiều lá rụng các con hãy cùng
cơ nhặt lá và chúng mình sẽ cùng tạo hình với những chiếc lá nhé!



Biểu tượng chúng mình đã hồn thành rồi đấy!
* Đánh gíá, nhận xét sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt đông.
Nhận xét, đánh giá trẻ, khen ngợi kịp thời với những sáng tạo của trẻ ngay
trong quá trình hoạt động.
Với cương vị cô giáo là người bạn chơi giàu kinh nghiệm, thể hiện vai trị
của mình qua việc thường xuyên khích lệ trẻ bằng cách tán thưởng, ngợi khen
những dấu hiệu sáng tạo, những cố gắng dù rất nhỏ của các con khi chơi. Tuy
nhiên lời khen cũng phải được sử dụng khéo léo sẽ là liều thuốc bổ rất lớn cho
tinh thần các con, lời khen tuy đơn giản nhưng nên khen đúng lúc, đúng chỗ sẽ
là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, tích cực của các con, khơng nên lợi dụng lời
khen q sẽ hình thành cho trẻ ý nghĩ tự mãn, không cố gắng của mình.
VD: Khi thấy trẻ làm được con trâu bằng lá mít rất đẹp tơi đã khen “Ơi!
chú trâu này giống quá, bác làm thêm cho tôi một con để tôi và bác chơi trọi
trâu nhé”.
Một số trẻ đang chơi trị chơi chơi bắt cua bỏ giỏ. Tơi lại gần và hỏi: “Bác
ơi cho tôi xem cái giỏ của bác nào? Chà! hôm nay hôm nay bác bắt được nhiều
cua thế? bác có bị con nào cắp vào tay khơng? Lát nữa bác bán cho tơi một ít
để trưa tơi nấu canh nhé!
Thấy các bé đang say sưa tạo hình từ những viên sỏi tôi đã động viên khen

sự sáng tạo của, trẻ gợi ý cho trẻ dùng băng dính hai mặt gắn chặt các viên sỏi
đó thành bức tranh mang lên lớp treo ở góc nghệ thuật.

Các bé tạo hình nghệ thuật từ lá mít
Biện pháp 4: Đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động ngồi trời.


Các hoạt động ngồi trời của trẻ khơng nhất thiết phải là những hoạt động
quan sát hay những trò chơi vận động mà có thể tổ chức cho trẻ dạo chơi, thăm
quan.
Đi dạo còn là cơ hội giúp để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cảm nhận về thiên
nhiên. Đi dạo trong vườn hoa, vườn cây tôi cho trẻ khám phá các mùi kỳ diệu
của thiên nhiên như cho trẻ hít thở sâu để cảm nhận
VD: Cho trẻ phân biệt các lồi hoa qua mùi hương bằng cách: Tơi cho trẻ
ngửi mùi thơm của hoa nhài. Sau đó bịt mắt trẻ và đưa lại gần mũi trẻ hoa
hồng và hoa nhài yêu cầu trẻ nhận ra đâu là hoa hồng, đâu là hoa nhài.
Cho trẻ cảm nhận các âm thanh trong môi trường bằng cách: Cho trẻ
khum tay sau tai giống như những chú chuột, nhắm mắt tập trung nghe âm
thanh theo một hướng nhất định như tiếng ve kêu, chim hót, tiếng gió thổi hay
tiếng động to nhỏ của các phương tiện giao thông…
Trong lúc đi dạo trẻ được thỏa thuê ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh,
ngắm mây, ngắm mặt trời tơi cịn giúp cho trẻ thấy được cái đẹp trong thiên
nhiên qua các câu hỏi:
+ Các con ơi! sắp đến mùa gì? khi được nghỉ hè các con thích gì nhất?
Chúng mình đã được đi biển chưa?
+ Mọi người thường gọi nhau dậy sớm để ngắm bình minh. Các con có
biết bình minh là gì khơng? (Bình minh là lúc ông mặt trời bắt đầu xuất hiện
vào buổi sáng sớm đấy)
+ Lúc mặt trời mọc gọi là bình minh cịn khi mặt trời lặn gọi là hồng hơn
đấy.Vậy mặt trời lặn vào lúc nào?

Trong khi dạo chơi, trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, đất, cát, nước. Việc
quần áo bị ướt hay tay chân có bị bẩn khơng quan trọng bằng trẻ được trải
nghiệm. Chính điều đó sẽ tạo thêm tình huống để giáo dục trẻ.
VD: Trẻ giúp bác lao công nhặt rác bỏ vào thùng, biết phân loại rác, biết
nhổ cỏ, tưới nước cho cây. Có thể tạo cho trẻ có những bộ sưu tập từ các
nguyên liệu thiên nhiên mang về lớp. Khi cho trẻ rửa tay tôi hướng dẫn trẻ tiết
kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Những hoạt động này có tác dụng rất lớn vì
trẻ được tự học và trải nghiệm. Từ đó sẽ hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh và
bảo vệ môi trường.
Trước khi cho trẻ đi thăm quan tôi đã liên hệ với địa điểm cần thăm quan
dể được sự ủng hộ cuả những người ở nơi trẻ được thăm quan. Khi trẻ đến nơi
thăm quan tôi luôn luôn quan tâm đến vị trí đứng, những đồ vật xung quanh trẻ
làm sao để đảm bảo cho trẻ được an toàn thoải mái khi tham gia hoạt động, và
nếu cần có thể nhờ một số phụ huynh tham gia cùng . Trong buổi thăm quan các


con được cảm nhận khơng gian mới mẻ, được tìm hiểu các hoạt động xã hội,
các danh lam thắng cảnh và một số di tích lịch sử của địa phương để giáo dục
trẻ lòng tự hào dân tộc biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh cho lợi ích
dân tộc. Qua những lần cho trẻ đi thăm quan tôi thấy trẻ rất hào hứng phấn
khởi, trẻ linh hoạt hơn, ngôn ngữ và kỹ năng được tăng cường hơn trẻ dễ hòa
nhập hơn khi trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh trẻ học được cách
thích nghi với mọi hồn cảnh khác nhau. Từ đó rèn luyện ý thức tập thể, ý thức
tự lập và tự chủ hơn.hình thành ý thức bảo tồn, tơn trọng những địa danh nổi
tiếng của địa phương.


Tớ thích cái này cơ!

(Trẻ thăm quan các gian hàng)



Biện pháp 5: Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian kết
hợp với những bài đồng dao, hò vè, câu đố theo lời mới cho trẻ hoạt động
ngời trời phù hợp với từng chủ đề để gây hứng thú cho trẻ.
Đồng dao là thơ ca truyền miệng gắn liền với trò chơi của trẻ. Hầu hết các
giáo viên thường cho trẻ đọc các bài đồng dao theo lời cũ. Trẻ đã được thuộc
,được chơi ở các lớp dưới. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trị chơi hấp dẫn
thì nội dung lại khơng phù hợp với chủ đề. Để khắc phục những tồn những tồn
tại trên ngoài việc sưu tầm đồng dao cổ. Đến năm học này để tạo cho trẻ sự mới
mẻ và hứng thú hơn tôi đã sưu tầm, đặt lời mới cho một số trò chơi và thấy trẻ
háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian.
VD: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê

Cố đuổi vòng quanh

Vấp phải bờ hè

Dê chạy thật nhanh

Ngã chồng bốn vó

Túm ngay một chú.
(Lời mới)

Hay khi cho trẻ quan sát các loại củ ở chủ đề thưc vật tôi cho trẻ đọc:
Đồng dao về củ

CCủ đậu mát lành


Ngồi chơi trên đất

LLợn thích củ hành

Là củ su hào

CChó địi riềng sả

Tập bơi dưới ao

CCủ lạc đến lạ

Đen xì củ ấu

CCó hạt uống bia

Khơng cần phải nấu

NNhư mũi ông hề
LLà củ cà rốt
(Sưu tầm)

+ Trị chơi: Xuống đầm bắt cua (Sáng tác)
Mục đích: Phát triển vận động thô, khả năng giữ thăng bằng của trẻ,
khă năng định hướng trong không gian.
Chuẩn bị: Mũ một con vật (tơm, cua, ốc..)
Cách chơi: Một người đóng vai chủ đầm để xuống bắt tơm, cua cá.
Những bạn cịn lại đóng vai tơm, cua, cá.
Luật chơi: Những ai đóng vai con vật nào thì đội mũ và phải bị, bơi đúng

dáng con vật đó
(Tơm đi lùi, cá đi thẳng, cua bò ngang)


+Trị chơi: Đơi bạn (Sáng tác)
Mục đích: Phát triển nhóm cơ tay, cơ chân. Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp
các vận động và đồn kết trong khi chơi thơ, khả năng giữ thăng bằng của trẻ,
khă năng định hướng trong không gian.
Chuẩn bị: Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn, đĩa nhạc bài hát theo chủ đề
Cách chơi: Trẻ chơi phân chia từng đội. Hai trẻ cùng đôi sẽ ngồi quay lưng
lại với nhau, tay ngoắc vào nhau thật chặt và khơng chạm xuống sàn. Khi có
hiệu lệnh bắt đầu trị chơi (Cơ giáo sẽ hơ và bật nhạc các đơi sẽ tìm cách đứng
dậy tay vẫn phải nắm chặt tay bạn mình.
+ Trị chơi: Nhà hàng (Sáng tác)
Mục đích: Phát triển nhóm cơ tay, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, khả năng
tư duy tưởng tượng, phán đoán.
Chuẩn bị: Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn, đĩa nhạc bài hát theo chủ đề
Cách chơi: Lần 1. Cô sẽ là người giới thiệu món ăn, trẻ sẽ là người mơ
phỏng động tác phù hợi với món ăn.
Cơ nói: Khoai tây chiên, trẻ sẽ dơ hai ngón tay trỏ ra phía trước
Bánh humbeger, trẻ úp hai bàn tay vào nhau
Cánh gà, trẻ đưa hai khuỷu tay ra sau làm động tác vỗ cánh
Cocacola, cà phê….và một số món ăn khác dễ làm động tác minh
họa
Lần 2. Cô sẽ là người chọn món ăn và trẻ sẽ phải chọn những món khơng
được trùng với món cơ đã chọn. Bạn nào chọn nhầm sẽ phải nhảy lò cò.
Với trò chơi này cơ có trể tăng dần độ khó cho trẻ trong những lần chơi
sau.
+ Trò chơi: Rồng rắn lên mây (Cải biên).
Với trò chơi “Rồng rắn lên mây” với chủ đề thực vật tơi có thể thay đổi lời ca.

“Rồng rắn lên mây

Mẹ con rồng rắn đi đâu?

Có cây lúc lắc

Đi mua rau sạch

Có hàng bán rau

Về làm gì?

Hỏi thăm chủ qn

Về nấu cho bé ăn….

Có nhà hay khơng?

Tha hồ mà đuổi”

+ Trò chơi: Dung dăng dung dẻ (Cải biên).
Dung dăng dung dẻ

Cùng hát véo von


Dắt trẻ đi chơi
Đi khắp sân trường

Mời chú chim non


Tìm nơi gió mát

Ra chơi cùng bé
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.

Biện pháp 6: Trao đổi, phối hợp với phụ huynh trong việc luyện tập cho
trẻ quan sát khám phá các sự vật xung quanh tại gia đìnhvà khi được di du
lịch, vui chơi.
Đây là hình thức thường làm nhưng đạt hiệu quả rất cao. Tôi thường xuyên
trao đổi, liên hệ với cha mẹ trẻ để giúp họ hiểu biết về tác dụng và tầm quan
trọng của hoạt động này với con em họ. Từ đó tận dụng sự hỗ trợ của phụ huynh
về kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cũng như cách làm một số đồ chơi có ở
địa phương. Vận động sự hỗ trợ trực tiếp nguồn nguyên liệu do phụ huynh giúp
đỡ tạo môi trường hoạt động cho trẻ trong hoạt động ngoài trời được thường
xuyên thay đổi phù hợp với các chủ đề khác nhau.
Tôi đã trao đổi trò chuyện với cha mẹ trẻ trong giờ đón trả, trong buổi họp
phụ huynh đầu năm tơi đã giới thiệu về chương trình học, nội dung các chủ đề
cũng như tầm quan trọng của hoạt ngoài trời.
VD: Với chủ đề thế giới thực vật yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu
về một số loại hoa và cây có ở gia đình hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh
ủng hộ thêm môt số loại cây cho trẻ quan sát hay thường xuyên cho trẻ đi thăm
quan công viên và trao đổi với trẻ. Với cách này tơi thấy trẻ hoạt động rất tích
cực và không những thế tôi đã nhận được sự tham gia ủng hộ rất nhiệt tình từ
các bậc phụ huynh.
Trong đợt Tết trung thu trường tơi có tổ chức trưng bày cây và các gian
hàng chợ quê tôi đã chủ động liên kết với với phụ huynh của lớp ủng hộ một số
nguyên vật liệu ,cùng với các bậc phụ huynh và các con học sinh làm được
nhiều đồ dùng đồ chơi để trưng bày trong gian hàng của lớp với nhiều nguyên

liệu và chất liệu khác nhau rất phong phú và đa dạng.
Theo mỗi chủ đề tôi đã yêu cầu mỗi cháu về nhà nhờ sự phối hợp của
những người thân trong gia đình làm một sản phẩm nào đó. Làm một số con vật
bằng củ, quả. Hay giao cho trẻ cắt hoặc xé dán, sưu tầm những chiếc mũ xinh
xinh để trẻ có thế đội khi dạo chơi, thăm quan, liên hệ với phụ huynh để các bậc
phụ huynh hướng dẫn trẻ làm ngày mai mang đến lớp.Trẻ sẽ tự tay làm cùng gia
đình và mang đến lớp. Qua những sản phẩm mả trẻ mang đến trẻ được trao đổi,
tự nhận xét về những sản phẩm đó giúp trẻ học hỏi thêm những kinh nghiệm từ
những sản phẩm đó.


Bản thân tơi ln tích cực học tập trao đổi với các cô, các chi em đồng
nghiệp, học tập qua tài liệu, sách báo, chuyên san, trong các đợt thăm lớp dự giờ
trong và ngồi trường tơi ln chú ý đến việc tạo mơi trường cho trẻ hoạt động
ngồi trời của các lớp mà tôi đã được thăm quan áp dụng vào lớp mình.
Ln có ý thức tìm tịi và sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ, những đề tài
khám phá để trẻ quan sát trải nghiệm.
Sáng tạo trong trong đồ dùng, đồ chơi với các nguyên vật đơn giản, gần gũi
xung quanh trẻ.
Linh hoạt, sáng tạo, biết xử lý các tình huống nhanh nhẹn, khoa học trong
khi tổ chức hoạt động.
Tôn trong ý kiến của trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động.

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi ” tôi đã đạt được một số
kết quả sau:

1.Hiệu quả về kinh tế
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia trong hoạt động ngồi trời của lớp tơi

rất đẹp, phong phú về chủng loại, có nhiều đồ dùng, đồ chơi được làm từ các
nguyên vật liệu, phế liệu bảo đảm an tồn cho trẻ.
Góc trưng bày sản phẩm của trẻ có rất nhiều sản phẩm đẹp như: trẻ nặn cây
nấm, quả bầu, quả bí, củ cà rốt, những con vịt, con cá,...đã tạo nên một góc
phong phú nhiều màu sắc, một mơ hình đẹp mắt gây hứng thú cho nhiều hoạt
động.
- Hàng ngày trẻ rất thích đến lớp, hứng thú, say sưa tham gia các hoạt động
vì có nhiều đồ dùng mới lạ, hấp dẫn. Được thư giãn bởi các trò chơi, câu đố, các
bài đồng dao và những trị chơi dân gian mang tính chất giáo dục, ôn luyện kiến
thức qua quá trình quan sát, trải nghiệm phù hợp với chủ đề.
- Lớp học được trang trí nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp được làm từ những sản
phẩm tạo hình do cơ và cháu cùng làm khi tham gia hoạt động ngoài trời đã tiết
kiệm được 2.000.000 - 3000.000 kinh phí cho lớp,
- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có cơ và trẻ cùng làm. Trang trí 10 chủ đề
(10 chủ đề x 150.000 = 1.500.000đ) tiết kiệm được 1500.000đ
Thiết kế một số đồ chơi ngoài trời tự tạo đã tiết kiệm được tiền mua đồ chơi
. Đặc biệt bộ đồ dùng tự tạo do cô và trẻ cùng các bậc phụ huynh giúp đỡ đã tạo
ra mơi trường đồ chơi phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại từ những phế
liệu và nguyên liệu dễ tìm kiếm. Trị giá đồ dùng, đồ chơi tự làm tiết kiệm đươc
từ 2,5 - 3 triệu đồng


Đồ chơi hoạt động ngoài trời và một số đồ dùng được làm từ những
nguyên vật liệu cô và trẻ sưu tầm.

Đồ chơi trẻ tìm ống để đổ nước hoặc luồn hạt


Một số đồ chơi (bập bênh, cà kheo, cầu gỗ…)



×