Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã phúc xuân thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.91 KB, 77 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

VƢƠNG MINH PHƢƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC XUÂN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 – PTNT – N01

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Nguyên, năm 2017


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

VƢƠNG MINH PHƢƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC XUÂN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 – PTNT – N01

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên HD

: ThS. Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh
giá tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phúc Xuân – TP Thái
Nguyên” tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và
các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn, Phịng Đào tạo
trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun cùng các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
giảng viên, Th.S Đặng Thị Bích Huệ, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND xã Phúc
Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thơng tin và số liệu cần thiết
cho để phục vụ cho báo cáo. Ngồi ra, các cán bộ xã cịn chỉ bảo tận tình, chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình cơng tác, đó là những ý kiến hết
sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn

thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn người dân xã Phúc Xuân đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phương thực tập.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành
luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, luận văn
của tơi chắc hẳn khơng thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2017
Sinh viên
Vƣơng Minh Phƣơng


ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu đất xã Phúc Xuân giai đoạn 2013 - 2015 ....... 27
Bảng 4.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người .................................. 29
Bảng 4.3. Thống kê làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Phúc Xuân ....... 34
Bảng 4.4. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã Phúc Xuân giai đoạn 2013 – 2015 ... 36
Bảng 4.5. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại Phúc Xuân ................................ 40
Bảng 4.6. Tổng hợp một số điểm bán hàng tại xã Phúc Xuân ........................ 41
Bảng 4.7. Số lượng khách du lịch đến Phúc Xuân ......................................... 39
Bảng 4.8. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Phúc Xuân . 43
Bảng 4.9. Tình hình dân số và lao động của xã Phúc Xuân năm 2015 .......... 45
Bảng 4.10. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra ... 46
Bảng 4.11. Độ tuổi của lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra
........................................................................................................................................47

Bảng 4.12. Trình độ học vấn của người lao động tham gia vào hoạt động du
lịch ................................................................................................................... 48
Bảng 4.13. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng50
Bảng 4.14. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt
động du lịch cộng đồng ................................................................................... 50


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa

Chữ viết tắt
TP

Thành phố

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

KT - PTNT

Kinh tế - phát triển nông thôn

WTTC

Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế

UNWTO


Tổ chức du lịch thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

ATK

An tồn khu

TX

Thị xã

TS

Thủy sản

CN - XD

Cơng nghiệp – xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính


Trđ

Triệu đồng

SL

Số lượng

CC

Cơ cấu



Lao động

TB

Trung bình

CĐ - ĐH

Cao đẳng – đại học

TN

Thái Ngun

CNH - HĐH


Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NXB

Nhà xuất bản


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa về học tập................................................................................... 2
1.3.2: Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng ............................ 5
2.1.3. Tiêu chí của du lịch cộng đồng ............................................................... 6
2.1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn ...................... 7
2.1.5. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng .......................................................... 7
2.1.6. Các hình thức du lịch cộng đồng ............................................................ 8
2.1.7. Tác động của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội ........ 10
2.1.8. Tài nguyên du lịch................................................................................. 12
2.1.9. Những đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng ................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia ................. 14


v
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam ............................. 17
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ............................................... 21
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 23
3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh ............................................................. 23
3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội........................................................... 24

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Tình hình phát tiển kinh tế - xã hội xã Phúc Xuân .............................. 24
4.2. Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phúc Xuân, TP
Thái Nguyên .................................................................................................... 27
4.2.1. Tiềm năng về tài nguyên nhiên ............................................................. 27
4.2.2. Tài nguyên nhân văn ............................................................................. 31
4.2.3. Tiềm năng kinh tế.................................................................................. 35
4.2.4. Lượng khách du lịch ............................................................................. 42
4.2.5. Dịch vụ và sản phẩm du lịch ................................................................. 43
4.2.6. Nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng ....................................... 44
4.3. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch tại xã Phúc Xuân ............... 49
4.4. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phúc Xuân...... 51


vi
4.4.1. Chính sách của địa phương ................................................................... 51
4.4.2. Xây dựng mơ hình các làng du lịch văn hóa trở thành điểm hấp dẫn của
người dân xứ trà Phúc Xuân............................................................................ 52
4.4.3. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch .......................... 52
4.4.4. Giải pháp về tổ chức hoạt động và quản lý ........................................... 53
4.4.5. Giải pháp về môi trường ....................................................................... 53
4.4.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .................................................................... 54
4.4.7. Giải pháp về tổ chức quy hoạch du lịch cộng đồng .............................. 54
4.4.8. Giải pháp về thị trường, thị trường hàng hóa........................................ 54
4.4.9. Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................ 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
5.2.1. Đối với Đảng và nhà nước .................................................................... 57
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đồn thể địa phương .......................... 57

5.2.3. Đối với người dân địa phương .............................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay du lịch trên thế giới ngày càng phát triển, bởi du lịch là ngành
kinh tế mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Du khách thích đi du lịch
tới những bản làng xa xơi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống với cảnh
quan hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền,
chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, những chương trình du
lịch sinh thái, cộng đồng đến những bản làng được khách du lịch quốc tế ưa
chuộng. Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, du lịch cộng đồng đã đem lại
nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng gắn với
nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên
nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc..., trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình
homestay, hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng
ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa,
văn nghệ.
Là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Ngun có địa hình
khá hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khối núi và dãy núi đá vôi tạo nên những
cung đường uốn lượn cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Bên
cạnh đó, đây cịn là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số với những phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn
hóa vùng miền, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch,
trong đó tiêu biểu là du lịch cộng đồng.
Phúc Xuân là một xã nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Thái

Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 9km. Nằm trong chương
trình xây dựng mơ hình thí điểm làng du lịch cộng đồng tại “Vùng chè đặc
sản Tân Cương” gắn với mơ hình xây dựng nơng thơn mới theo chương trình


2

đối tác đô thị và phát triển kinh tế giữa thành phố Thái Nguyên với thành phố
Victoria – Canada, năm 2012. Đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn xã đã
có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chưa tận dụng được hết lợi thế cũng
như tiềm năng của du lịch trên địa bàn.
Với mong muốn tìm hiểu về tài nguyên, những đặc trưng, nét văn
hóa và con người, để phát triển du lịch tại vùng đất Phúc Xuân, em tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã
Phúc Xuân - TP Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Phúc Xuân thành
phố Thái Nguyên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho hoạt động
du lịch cộng đồng ở xã phát triển hơn, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Xuân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã.
- Đánh giá được tiềm năng của hoạt động du lịch cộng đồng tại xã.
- Tìm hiểu được thuận lợi, khó khăn về du lịch cộng đồng của địa
phương được phát triển.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về học tập
- Giúp bản thân vận dụng được các kiến thức đã học.

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lý thông tin.
- Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người cán bộ chuyên ngành.
- Là tài liệu tham khảo cho ban ngành liên quan ở địa phương, khoa KT
- PTNT, cho nhà trường.


3

1.3.2: Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài giúp UBND xã Phúc Xuân đánh giá được tiềm
năng du lịch trên địa bàn xã Phúc Xuân. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển
phù hợp.
- Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập
trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
lãnh đạo, quản lý tại địa phương.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam 1995:
- Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngồi nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật....
- Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần nâng cao tinh thần yêu nước; đối với người nước ngoài là

tinh thần hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hoạt động xuất khẩu hàng hóa
tại chỗ...
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, khái niệm du lịch được xác
định chính thức như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi
của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.[2]
- Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được
Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) đưa ra năm 1996: “Du lịch bền
vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn
đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
- Du lịch cộng đồng: Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người
dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ
môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng
của địa phương (phong cảnh, văn hóa…).


5

Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn cuả du khách để tìm
hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác
nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các
vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian
nhất định.[16]
2.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có
ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tham quan tìm hiểu, tìm
hiểu cái mới lạ, tham gia cùng người dân cũng là một trong những xu hướng
của du khách tham gia du lịch cộng đồng.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư: Các loại hình du lịch cộng đồng

tìm hiểu hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt hay những phong tục tập quán
của đồng bào dân tộc khá phát triển cùng với thái độ và khả năng đón tiếp
khách. Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế: Du khách là
nhân tố quyết định cho sự thành cơng của chương trình phát triển du lịch cộng
đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ của khách du lịch rất
cần thiết cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Điều này giúp
cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể
tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu
cầu khách hàng.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý: Để du khách nói chung và du
lịch cộng đồng nói riêng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ
cần có những chính sách phù hợp để phát triển các chiến lược, chương trình.
Các chính sách đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai
thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị


6

truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và
ngồi nước. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, tạo thuận lợi cho du
lịch cộng đồng phát triển.
2.1.3. Tiêu chí của du lịch cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch cộng
đồng đang hướng tới gồm:
- Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý
hoạt động du lịch tại cộng đồng.
- Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho

cộng đồng.
- Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng
đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.
- Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
- Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tơn trọng nền văn hóa và các
cấu trúc xã hội tại cộng đồng.
- Có hệ thống, phương pháp để giúp người dân trong cộng đồng có thể
vượt qua những ảnh hưởng của những khách du lịch phương Tây.
- Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa
những ảnh hưởng đến văn hóa và môi trường.
- Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có
những hành động hợp lý trong q trình du lịch.
- Khơng u cầu trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái
với văn hóa – tơn giáo của họ.
- Khơng u cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch nếu họ không muốn.[2]


7

2.1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nơng thơn
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa
phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.
Điều này cực kì quan trọng vì nó làm giảm áp lực cuả con người lên các
nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.
- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với
việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch
vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay
khơng, nghĩa là cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện tiếp cận tốt hơn, các
nguồn nước sạch, viễn thông vv…

- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm, các doanh nghiệp du lịch cộng
đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch cộng đồng có thể giúp
thay đổi cơ cấu việc làm địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra đô thị.
- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa du
lịch cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa và truyền
thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường. Du lịch cộng đồng tạo
ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam với các nước khác. Đây
là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và
phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các kinh tế chậm phát triển.[2]
2.1.5. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng
Có rất nhiều nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Theo Võ Quế (2008) các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng bao gồm:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch,
thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng.


8

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên
và văn hóa.[15]
Theo tổ chức WTO (2004) các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng
đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì tiến trình sinh thái học chủ
yếu và giúp nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.
- Khía cạnh cạnh xác thực nền văn hóa – xã hội của cộng đồng địa
phương, kế thừa văn hóa và giải trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự
hiểu biết và thơng cảm đối với các nền văn hóa khác nhau.

- Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích
kinh tế - xã hội đến tất cả những người liên quan nhằm phân bổ cơng bằng.[2]
2.1.6. Các hình thức du lịch cộng đồng
- Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên
(đặc biệt trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường chung quanh nó) và
kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa, xã hội của địa phương, có sự quan tâm đến
vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy hệ sinh thái bền vững thơng qua q trình
quản lý mơi trường, có sự tham gia của các bên liên quan.[3]
- Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân
tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống.
Mục đích chủ yếu các khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là
nghiên cứu, tìm hiểu các đối tượng văn hóa như: Các di tích văn hóa lịch sử,
các cơng trình kiến trúc tiêu biểu, các di sản văn hóa, các phong tục, tập
qn... Mục đích chính của du lịch văn hóa là bảo tồn, khai thác các giá trị
văn hóa vào hoạt động du lịch, truyền bá các giá trị văn hóa bản địa nói riêng
và nhân loại nói chung tới khách du lịch.[3]


9

Du lịch nơng nghiệp: Là hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp
như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo và các trang
trại động vật đã được chuẩn bị cho du khách. Khách du lịch xem hoặc tham
gia vào các hoạt động thực tiễn, sản xuất nông nghiệp như làm việc với công
cụ nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái
hoặc năng xuất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm đặc biệt là nghỉ ngơi ở
các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học
tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.[3]
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa dân tộc đề cập đến một loại du

lịch nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực
tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ là yếu tố chính thu
hút khách du lịch. [3]
- Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống
thôn bản, và các làng nông thơn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du
lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn uống, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua
đêm trong những ngơi nhà cùng với một gia đình, du khách có thể chọn nhà
nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã. Làng hoặc các cá
nhân cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và
đôi khi cả nhà chủ.[3]
- Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay): Là một loại hình du lịch mà
khách du lịch đến tạm thời và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng
ngày của người dân bản địa trong thời gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu
cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa.
Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là người dân chính
là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch các dịch
vụ bổ sung trong quá trình lưu trú. Khách du lịch thơng qua loại hình này có
thể khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trưng. Du lịch


10

homestay là loại hình hướng tới lợi ích của cộng đồng địa phương nhằm đảm
bảo sự công bằng trong du lịch, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch. [3]
2.1.7. Tác động của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng
địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt
hơn. Điều này cực kì quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các
nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.
- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với

việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch
vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay
khơng, nghĩa là giao thông, điện, điều kiện tiếp cận, các nguồn nước sạch,
viễn thông,…tốt hơn
- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm, các doanh nghiệp du lịch cộng
đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương. Du lịch cộng đồng có thể
giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra
đô thị.
- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa du
lịch cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa và truyền
thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường. Du lịch cộng đồng tạo
ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế việt nam với các nước khác. Đây
là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và
phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.
2.1.7.1. Du lịch cộng đồng mang tính hiệu quả cao
Cùng với sự đi lên của xã hội, đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao, giờ đây con người không chỉ cần đủ ăn đủ mặc nữa mà họ hướng
đến nhu cầu cao hơn la ăn ngon mặc đẹp, tìm hiểu khám phá những vùng đất
mới, những nơi mà họ chưa được trải nghiệm bao giờ. Vì thế mà du lịch trong


11

những năm gần đây rất phát triển đặc biệt du lịch cộng đồng đã mang lại hiệu
quả cao.
- Hiệu quả kinh tế: Các loại hình du lịch ngày càng phong phú đa dạng,
thu hút trí tị mị, sự thích thú của du khách làm cho lượt khách du lịch ngày
càng tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế cao.
- Hiệu quả đầu tư: Nắm bắt được cơ hội, nhìn nhận được tương lai. Từ
những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên và con người đã tạo nên những nét

riêng nổi bật cho vùng. Thu hút sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu
nghỉ dưỡng, resort, nhà hàng, khách sạn... Do đó đầu tư phát triển làm
thay đổi diện mạo của khu vực, hứa hẹn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu
của khách du lịch.
- Hiệu quả xã hội: Du lịch cộng đồng thu hút nguồn lao động lớn, giảm
tình trạng thất nghiệp. Qua đó nâng cao trình độ giao tiếp cũng như các kĩ năng
tay nghề cho người dân, cải thiện thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Đồng
thời rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thơn và thành thị.
2.1.7.2. Du lịch cộng đồng góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- Du lịch ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính
trị xã hội và bảo vệ tài ngun mơi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và hàng xuất
khẩu tại chỗ. Du lịch tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có
liên quan, đặc biệt là ngành thủ cơng mỹ nghệ, góp phần thực hiện chính sách
xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm có thu nhập thường xuyên cho người
lao động tại vùng, miền khác nhau trên cả nước. Du lịch cũng làm thay đổi
diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới
hải đảo, thúc đẩy bảo tồn và phát triển các nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong


12

nước, góp phần quan trọng với cơng tác giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi
trường.
- Để ngày càng khẳng định mình trong nền kinh tế đất nước rất cần
những chính sách, biện pháp đúng đắn của những người quản lí, lãnh đạo.
Cần coi phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu GDP tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại có trọng tâm,
trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu
quả, tăng khả năng thu hút.
2.1.8. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của
ngành du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra khái niệm sau: “Mọi
nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du
lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài
nguyên du lịch”.[3]
Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể
thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành 3 loại:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Bao gồm khí hậu, địa hình,
phong cảnh... Có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng
cho con người.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Là tài nguyên du lịch gồm có tài
nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.
Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế
hệ mai sau. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống
lịch sự, văn hóa dân tộc, các truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các phong
tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống ....


13

- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng như tạo ra sự hấp dẫn để thu
hút khách du lịch.
Các nhà khoa học cũng chia ra làm tài nguyên du lịch hiện thực (tức là
có khả năng khai thác) và tài nguyên du lịch tiềm năng cịn chưa khai phá.

Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và có thể phát triển
ngành du lịch.
2.1.9. Những đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng
Mọi hoạt động của du lịch đều được thực hiện dựa trên giá trị của tài
nguyên du lịch thiên nhiên văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở
hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản
phẩm du lịch từ các tiềm năng và tài nguyên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Du lịch mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Tính đa ngành
- Tính đa thành phần
- Tính đa mục tiêu
- Tính liên vùng
- Tính mùa vụ
- Tính chi phí
- Tính xã hội hóa
Ngồi những đặc trưng cơ bản của du lịch, du lịch cộng đồng cịn có
thêm một số đặc trưng sau:
- Giáo dục cao về môi trường: Giáo dục mơi trường trong du lịch có
tác dụng làm thay đổi thái đội của du khách, cộng đồng và chính ngành du
lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của các
dạng tài nguyên du lịch.


14

- Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì đa dạng
sinh học: Vì du lịch được phát triển trong mơi trường có sự hấp dẫn ưu thế về
tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc. Vì vậy trong du lịch, hình thức, địa điểm và
mức độ sử dụng các dạng tài nguyên phục vụ du lịch phải được duy trì quản
lý bền vững.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Du lịch cải thiện đời
sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến
thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào
việc quản lý, vận hành, kinh doanh du lịch. Đó cũng là để người dân có thể trở
thành những người bảo tồn tích cực. Lợi ích của du lịch phải lớn hơn sự trả giá
về môi trường, văn hóa, xã hội có thể nảy sinh trên lãnh thổ du lịch.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia
2.2.1.1. Ở TP Hua Hin – Thái Lan
Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu
hướng du lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Thái Lan đã chủ
động tiếp cận xu hướng tập trung vào lượng khách du lịch có thu nhập cao
đến du lịch tại Thái Lan.
Hua Hin cách thủ đô Bangkok khoảng 250 km, thủ phủ tỉnh Prachuap
Khiri Khan, thành phố có khoảng 50 ngàn dân, một thành phố nghỉ dưỡng,
thời tiết ấm áp quanh năm, có địa hình đa dạng và là nơi có những bãi biển
đẹp. Hua Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với
nhiều công viên cây xanh và các di tích lịch sử. Đi lại trong Hun Hin chủ yếu
sử dụng xe tuk tuk. Ga tàu hỏa Hun Hin là một trong những ga tàu đẹp nhất ở
Thái Lan. Tịa nhà chính của ga bằng gỗ, trước đây từng là một cung điện của
Hoàng gia, được xây dựng lại vào năm 1968.


15

Người dân ở Hun Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng
nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết
sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm đồ lưu niệm đa dạng, mang
đặc trung của vùng, góp phần quảng bá hình ảnh Hun Hin đến du khách.
Người dân Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng

đồng thơng qua chính sách 4P ( Products, Price, Place and Promotion), là sự
kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Theo khái niệm kinh doanh
này, các nhà sản xuất hàng hóa lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn
được nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến
những nơi thuận lợi cho khách du lịch có thể tiếp cận. Quảng bá là một bước
để tạo ra sự kết nối thông tin với các khách hàng tiềm năng và khuyến khích
họ bỏ tiền ra mua các sản phẩm này. Thiết lập các hỗ trợ dựa trên chi phí sản
xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết. Từ chính
sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài lòng của khách du lịch trong
việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du lịch ở Hua Hin
có những bước phát triển bền vững.
Hua Hin cịn thu hút hơn 5.000 người nước ngồi sinh sống và có hơn 1
triệu khách du lịch đến với Hun Hin mỗi năm, trong đó chủ yếu là khách
Châu Âu, Anh đến nghỉ dưỡng. Du lịch đã làm tăng thu nhập của người dân
địa phương giao động từ 250 – 400 USD/tháng.
Chính quyền Hua Hin đầu tư các khu chung cư cao cấp giá cả giao
động trong khoảng 100.000 USD tùy thuộc vào nhiều vị trí. Ngồi ra, chính
quyền Hua Hin cịn kết nối với các cơng ty du lịch tại Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức...
để cung cấp các thơng tin về chính sách, bán nhà ở, cung cấp tồn bộ cơ sở hạ
tầng kỹ thuật thơng tin xã hội tốt nhất cho những người mua nhà tại đây.
Hơn nữa để đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách du lịch lưu trú tại
đây, các nguồn rau củ quả tươi, hải sản, thịt bò được nhập từ Nhật Bản,


16

Australia và Mỹ tại các cửa hàng, siêu thị của Hua Hin bán đầy ắp như ở
Bangkok. Các nhà hàng, tiệm bánh được mở ra đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch với tiêu chí phục vụ tột nhất với giá cả phải chăng nhất.
Hua Hin phát triển du lịch theo một hệ thống tồn diện từ chính phủ,

đến chính quyền địa phương, các đơn vị làm du lịch, người dân cùng tham gia
du lịch cùng tham gia đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo nên sự phát triển du
lịch bền vững tại thành phố Hua Hin.[18]
2.2.1.2. Ở Ouchi – Juku – Nhật Bản
Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu
hướng du lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Nhật Bản đã chủ
động tiếp nhận xu hướng phát triển du lịch mới, tập trung lượng khách có thu
nhập cao.
Tháng 2 năm 2003, nguyên Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã thơng qua
Chương trình xúc tiến du lịch Visit Japan Campaigan – “Chương trình tới
thăm Nhật Bản” với khẩu hiệu “Welcome to Japan – Nhật Bản chào đón đánh
dấu một bước chuyển lớn trong chính sách phát triển du lịch của Nhật Bản,
đặc biệt là chính sách du lịch inbuond. Thị trường khách du lịch trọng điểm
của Nhật Bản gồm 12 nước và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp và Úc.
Ouchi là khu phố nhà trọ nơi vẫn còn lưu giữ được khu phố thời Edo
(1603 – 1868). Khu phố gồm hơn 30 căn nhà lợp mái tranh nằm dọc 2 bên
đường, hiện được chỉ định là khu vực bảo tồn kiến trúc truyền thống quan
trọng của quốc gia. Tại Ouchi có khu nhà trọ, ẩm thực, cửa hàng đồ lưu niệm
đều được lợp bằng mái tranh. Du khách có thể thong thả đi bộ dọc các con
đường và ngắm các tác phẩm nghệ thuật gian gian như đồ gốm, vải... Ở khu
vực ẩm thực có rất nhiều cửa hàng bán thức ăn ngon và độc đáo như “Negi


17

Soba” nổi tiếng với món mỳ Soba sử dụng 1 cọng hành lớn để ăn mỳ thay cho
việc dùng đũa; hay món bánh gạo ở “Shingoro” của Minamiauzu, vv.....
Người dân Ouchi tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng
nhiều hình thức khác nhau đã góp phần cho du lịch Ouchi phát triển mạnh.

Người dân Ouchi được hưởng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ để phát triển
du lịch. Chính quyền Ouchi đã đầu tư các khu ẩm thực, cửa hàng... độc đáo
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ngồi ra chính quyền địa phương cịn liên
kết với các cộng ty du lịch tại Hàn Quốc, Trung Quốc, CamPuChia... để tạo
nên các tour du lịch.
Mỗi năm Ouchi thu hút hơn 70.000.000 lượt khách trong đó có khách
nội địa và khách quốc tế. Du lịch đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân
tham gia du lịch giao động từ 500 – 700 USD/tháng. . Du lịch đã góp phần
đáng kể quảng bá hình ảnh, văn hóa Nhật Bản đến với cuộc đồng Thế giới.[22]
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
2.2.2.1. Ở Bản Hồ- Sa Pa- Lào Cai
Huyện Sa Pa thuộc tỉnh lao, cách Thái Nguyên khoảng 370km, bắt đầu
phát triển du lịch bùng nổ vào những năm 1990. Sa Pa nổi tiếng với phong
cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của dân
tộc thiểu số trong vùng. Du lịch bắt đầu phát triển tại Bản Hồ vào năm 1997
nhờ các công ty điều hành du lịch tại Sa Pa. Năm 2001 SNV cùng với
IUCN tiến hành một dự án 3 năm nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền
vững trong vùng:
Dân số của Bản Hồ gồm 200 hộ gia đình thuộc dân tộc Tày. Trong đó có 29
hộ gia đình tham gia vào dự án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Giai đoạn quy hoạch được áp dụng phương pháp APTA với sự tham gia
tích cực của cộng đồng thơng qua 4 thời kỳ: khám phá, ý tưởng, mong muốn
và phân phối. Phương pháp đơn giản và hấp dẫn này đã đươc xây dựng sao


×