Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non công lập quận hải châu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.48 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN QUỐC THƢ TRÂM

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN QUỐC THƢ TRÂM

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Quản lý giáo dục

Mã số

: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: TS. Nguyễn Trâm Anh

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Quốc Thư Trâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...............................................................3
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
8. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON ..........................................................5
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................5

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................7
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................11
1.2.1. Quản lý ..................................................................................................11
1.2.2. Quản lí giáo dục .....................................................................................13
1.2.3. Trẻ khuyết tật .........................................................................................14
1.2.4. Giáo dục hòa nhập .................................................................................15
1.2.5. Giáo dục hòa nhập mầm non .................................................................17
1.2.6. Quản lí giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non ..............17
1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON .............................................................................................18
1.3.1. Chương trình hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường
mầm non ....................................................................................................................18
1.3.2. Đội ngũ tham gia vào công tác GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm
non .............................................................................................................................23


1.3.3. Sự phối hợp các lực lượng GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm non
...................................................................................................................................24
1.3.4. Kiểm tra đánh giá GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm non ...............25
1.3.5. Điều kiện hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm non .................26
1.4. QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TẠI TRƯỜNG MẦM NON .................27
1.4.1. Quản lí chương trình GDHN trẻ khuyết tật trong trường mầm non ......27
1.4.2. Quản lí đội ngũ tham gia GDHN trẻ khuyết tật trong trường mầm non
...................................................................................................................................31
1.4.3. Quản lí sự phối hợp các lực lượng GDHN trẻ khuyết tật trong trường
mầm non ....................................................................................................................34
1.4.4. Quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá GDHN trẻ khuyết tật trong trường
mầm non ....................................................................................................................34
1.4.5. Quản lí các điều kiện hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật trong trường mầm

non .............................................................................................................................35
Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................................39
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHẢO SÁT.....................................................39
2.1.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................39
2.1.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................39
2.1.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát .................................................39
2.1.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................40
2.1.5. Xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả khảo sát ..........................................41
2.1.6. Tiến trình và thời gian khảo sát .............................................................41
2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .....................................41
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội .......................................41
2.2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục – đào tạo .................................42


2.2.3. Tình hình giáo dục mầm non quận Hải Châu ........................................42
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDHN TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..............43
2.3.1. Thực trạng về nhận thức GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm non công
lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ...................................................................43
2.3.2. Thực trạng về chương trình GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm non
công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ..........................................................45
2.3.3. Thực trạng về đội ngũ tham gia GDHN trẻ khuyết tật tại trường mầm
non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ...................................................50
2.3.4. Thực trạng về sự phối hợp của các lực lượng GDHN trẻ khuyết tật tại
trường mầm non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ..............................52
2.3.5. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá GDHN trẻ khuyết tật tại trường

mầm non ....................................................................................................................55
2.3.6. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ GDHNTKT tại trường mầm non công
lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ...................................................................56
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GDHN TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI
TRƯỜNG MN CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .........57
2.4.1. Thực trạng quản lí chương trình GDHN trẻ khuyết tật tại trường MN
cơng lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ..........................................................57
2.4.2. Thực trạng quản lí đội ngũ tham gia GDHN trẻ khuyết tật tại trường
MN công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ...................................................61
2.4.3. Thực trạng quản lí sự phối hợp của lực lượng tham gia GDHN trẻ
khuyết tật tại trường MN công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng .................64
2.4.4. Thực trạng quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN trẻ
khuyết tật trong trường MN công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng .............66
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG .........................................................................................71
2.5.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân .........................................................71
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................72
Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................73


CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN HẢI
CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..........................................................................74
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP.............................................74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..........................................................74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ........................................................75
3.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ...............................................................................75
3.2.1. Tăng cường tổ chức thực hiện chương trình GDHNTKT tại các trường
MN Công lập .............................................................................................................75

3.2.2. Đổi mới quản lý hình thức tổ chức GDHNTKT tại các trường MN
Cơng lập ....................................................................................................................78
3.2.3. Chú trọng công tác phát triển đội ngũ, tuyển dụng, bổ nhiệm, bồi
dưỡng, nâng cao năng tổ chức các hoạt động GDHNTKT cho đội ngũ CBQL và GV
các trường mầm non công lập ...................................................................................82
3.2.4. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động GDHNTKT các trường mầm
non công lập Quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng ..................................................84
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện cho giáo dục hịa
nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non cơng lập quận Hải Châu Thành Phố Đà
Nẵng ..........................................................................................................................86
3.2.6. Phối hợp đồng bộ các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường tham
gia HĐGDHN trẻ khuyết tật tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu
Thành Phố Đà Nẵng ..................................................................................................90
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP .......................................................91
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
...................................................................................................................................93
Tiểu kết Chương 3 .....................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................98


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa là


CBQL

Cán bộ quản lý

CĐSPTW

Cao đẳng Sư phạm Trung ương

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CMHS

Cha mẹ học sinh

CP

Chính phủ

CSVC

Cơ sở vật chất

CTS

Can thiệp sớm

ĐHSPHN


Đại học Sư phạm Hà Nội

GDCN

Giáo dục cá nhân

GDĐB

Giáo dục đặc biệt

GDMN

Giáo dục mầm non

GDHN

Giáo dục hòa nhập

GDHNTKT

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên


HT

Hiệu trưởng

HS

Học sinh

KHGDCN

Kế hoạch giáo dục cá nhân

KTTT

Khuyết tật trí tuệ

MN

Mầm non



Quyết định

QLGD

Quản lý giáo dục

TECHCKK


Trẻ em có hồn cảnh khó khăn


Viết tắt

Nghĩa là

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TKT

Trẻ khuyết tật

TNCS

Thanh niên cộng sản

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐT&PTGDĐB

Trung tâm Đào tạo và Phát triển


UBND

Giáoban
dụcnhân
Đặcdân
biệt
Ủy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Thực trạng về nhận thức GDHN trẻ khuyết tật tại trường
mầm non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng

Trang

44

Thực trạng về chương trình GDHN trẻ khuyết tật tại
2.2.

trường mầm non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà


46

Nẵng
Thực trạng về đội ngũ tham gia GDHN trẻ khuyết tật tại
2.3.

trường mầm non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà

51

Nẵng
Thực trạng về sự phối hợp của các lực lượng
2.4.

GDHNTKT tại trường mầm non công lập quận Hải

53

Châu Thành Phố Đà Nẵng
Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá GDHNTKT tại
2.5.

trường mầm non công lập Quận Hải Châu Thành Phố Đà

55

Nẵng
2.6.

2.7.


Thực trạng các điều kiện hỗ trợ GDHNTKT tại trường
mầm non công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng
Thực trạng quản lí chương trình GDHN trẻ khuyết tật tại
trường MN công lập quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng

56

58

Thực trạng quản lí đội ngũ tham gia GDHN trẻ khuyết
2.8.

tật tại trường MN công lập quận Hải Châu Thành Phố

61

Đà Nẵng
Thực trạng quản lí sự phối hợp của lực lượng tham gia
2.9.

GDHN trẻ khuyết tật tại trường MN công lập quận Hải
Châu Thành Phố Đà Nẵng

64


Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

Thực trạng quản lí cơng tác kiểm tra đánh giá HĐGDHN
2.10.

trẻ khuyết tật trong trường MN công lập quận Hải Châu

67

Thành Phố Đà Nẵng
Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ GDHN trẻ
2.11.

khuyết tật tại trường MN cơng lập quận Hải Châu, thành

69

phố ĐàNẵng
3.1.

3.2.

Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp QLGD hòa
nhập TKT (n = 64)
Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý
GDHN TKT (n = 64)


93

95


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Mơ hình quản lý

12

3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
quản lý GDHNTKT

94

3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
quản lý GDHNTKT


96


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Gần đây nhất, tại Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Mục tiêu tổng quát mà Nghị
quyết Hội nghị nêu ra là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và
phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Trong sự nghiệp cao cả ấy, giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình
cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Mục tiêu trọng tâm của công tác giáo dục là
nằm đảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao chất
lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham gia của
trẻ. Trong đó, đối tượng mà giáo dục mầm non đang dành sự quan tâm đặc biệt đó
là học sinh khuyết tật.
Trong những năm gần đây, giáo dục hòa nhập (GDHN) ngày càng được quan
tâm và xác định là hình thức giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết
tật ở Việt Nam. Việc giáo dục trẻ khuyết tật nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng sống
để trẻ hòa nhập cộng đồng, có khả năng sống tự lập và đóng góp cho sự phát triển
chung của cả cộng đồng. Theo con số thống kê (Báo Nhân dân ngày 23/2/2016),
năm 1996 cả nước có 42 nghìn trẻ khuyết tật được đi học thì năm 2015 có hơn 500

nghìn trẻ khuyết tật được đến trường (tăng hơn 10 lần). Hiện đã có 71.873 trẻ mẫu
giáo, 52.606 học sinh tiểu học, 14.073 học sinh THCS, hơn 2.300 học sinh THPT là
trẻ khuyết tật được đến trường. Đó c h í n h l à n h ữ n g c o n s ố m i n h c h ứ n g r ấ t
s i n h đ ộ n g t r o n g v iệc thực hiện các nghị quyết, chủ trương đường lối của


2
Đảng, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục: “tạo điều kiện để người
khuyết tật và người nghèo được đi học văn hoá và học nghề.” (Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013; Điều 61); “có 70% học sinh khuyết tật được đi
học” (Chiến lược Phát triển Giáo dục và Đào tạo Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020).
Thành phố Đà Nẵng, thời gian qua, công tác GDHN trẻ khuyết tật luôn được
quan tâm đặc biệt. GDHN được xác định là hình thức giáo dục cơ bản để đáp ứng
nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật. Riêng với Hải Châu, với vị trí là một quận trung
tâm, có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.
Xác định công tác GDHN cho trẻ khuyết tật là hoạt động giáo dục nhân văn sâu sắc
nhằm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với xã hội. Ngành giáo dục Quận đã tập trung tổ
chức triển khai nhiều hoạt động và thực sự đã đạt được một số hiệu quả trong
GDHN trong các bậc học. Chính quyền các cấp và ngành GD&ĐT hàng năm tiến
hành thống kê số lượng trẻ khuyết tật, từ đó, tuyên truyền vận động gia đình đưa trẻ
khuyết tật đến trường. Các trường mầm non công lập trên địa bàn quận, thu nhận
100% trẻ khuyết tật nhẹ học hòa nhập khi phụ huynh học sinh có nhu cầu. Ngay từ
đầu các năm học, Phòng GD-ĐT đã tổ chức bồi dưỡng các nội dung về chăm sóc
giáo dục trẻ khuyết tật học hồ nhập, cấp phát tài liệu cho 100% trường về giáo dục
trẻ khuyết tật học hoà nhập. Các giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hồ nhập đã có
nhiều biện pháp trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ và đúc kết được nhiều kinh
nghiệm phục vụ cho từng trẻ đối với từng loại tật, thực hiện hồ sơ sổ sách theo dõi
trẻ khuyết tật theo đúng chỉ đạo, tham gia các lớp bồi dưỡng về công tác giáo dục
trẻ khuyết tật do Sở GD-ĐT tổ chức. Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, vận động sự hỗ trợ của cộng

đồng đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và thành tích đã đạt được, cơng tác giáo
dục trẻ khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng cịn
đối diện với nhiều khó khăn, bộc lộ nhiều bất cập về: công tác quản lý tiến hành còn
lúng túng và hiệu quả chưa cao, chất lượng giáo dục hồ nhập cịn thấp, thiếu bền
vững, năng lực cán bộ quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy hòa nhập, thiếu hệ


3
thống hỗ trợ trong GDHN…Xuất phát từ lí do trên, đề tài được lựa chọn để nghiên
cứu là: "Quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non công lập
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết
tật tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đáp ứng
yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện
nay.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non công lập quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non công lập quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, tại trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng đã chú trọng đến công tác GDHN. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện,
cơng tác này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và tiến hành chưa đồng bộ. Nếu làm sáng
tỏ các vấn đề lí luận, thực tiễn về GDHN trẻ khuyết tật và xác lập các biện pháp phù

hợp nhằm tác động đến các đối tượng tham gia vào công tác GDHN trẻ khuyết tật sẽ
nâng cao chất lượng giáo dục hịa nhập, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục tại các
trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về quản lý giáo dục và quản lý giáo dục
hoà nhập trẻ khuyết tật trong bậc học mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường
mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.


4
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục hồ nhập trẻ khuyết tật đối
với cơ quan Phịng GD&ĐT tại trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động GDHN trẻ khuyết tật
tại trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Số liệu thu thập cho nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong thời gian từ
năm học 2011-2012 đến nay và đề xuất biện pháp định hướng đến 2020..
Khách thể khảo sát được giới hạn nghiên cứu trên cán bộ quản lý, giáo viên,
phụ huynh, trẻ và các cấp chính quyền trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, nhà nước, ngành, địa phương.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm các phương pháp: điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, quan sát.
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,
phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn

8.1. Cấu trúc luận văn
+ Mở đầu
+ Nội dung
- Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật tại
trường Mầm Non.
- Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại các
trường mầm non công lập quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại các
trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Kết luận và khuyến nghị


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Tìm hiểu các tư tưởng trên thế giới nghiên cứu về GDHN (giáo dục hòa nhập)
và GDHNTKT (trẻ khuyết tật), tác giả có một số nhận xét sau: GDHN khơng phải
là mảnh đất mới chưa được “cày xới” mà GDHN là một vấn đề đã được nhiều nhà
giáo dục học trên thế giới quan tâm đến dưới các góc độ khác nhau.
Những nghiên cứu đầu tiên về GDHNTKT có thể nói được bắt đầu từ thế kỷ
19. Thời kỳ này, hai nhà giáo dục Edouard Seguin và Samuel Gridley Howe là
những nhà tiên phong trong việc đưa những phương pháp mới vào điều trị và giáo
dục cho trẻ khuyết tật. Hai ông đã làm việc với những trẻ vừa điếc vừa mù hoặc
những trẻ vừa mù vừa bị khuyết tật trí tuệ (KTTT- thuật ngữ theo DSM - V, 2013)
và những trẻ bị KTTT. Hai ơng đã vận động tích cực cho quyền của tất cả những
người bị áp bức, tàn tật, kể cả người KTTT. Howe đã thành lập và thử nghiệm thành

cơng một trường thí điểm cho người mất trí từ năm 1855 có tên là “Trường
Massachusetts cho trẻ mất trí và KTTT”. Cịn Seguin cho rằng việc tập luyện sẽ
tăng cường những liên kết cảm giác của các giác quan với hoạt động tinh thần và
việc tập luyện với một giác quan sẽ được truyền tới một giác quan khác tạo thành
một vòng tròn cảm giác - phản ánh - biểu hiện trong các hoạt động trí tuệ và hoạt
động xã hội. Sau Rousseau, ông là người khẳng định rằng trẻ em cần được khuyến
khích khám phá thế giới của chúng cho dù việc đó có đưa đến nguy cơ làm hỏng
một cái gì đó, như một cái thìa, đĩa, v.v. Năm 1848, ơng sang Mỹ và được bầu làm
chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội các nhà quản lý y tế của các trung tâm cho người mất
trí và KTTT Mỹ - tiền thân của Hiệp hội KTTT Hoa Kỳ (AAMR) ngày nay. Các
nhà tiên phong này đã tạo nên một phong trào thành lập các trường, trung tâm điều


6
trị và giáo dục cho người KTTT sâu rộng ở Mỹ và các nước ở Châu Âu và ở Nhật
vào năm 1890, thành lập một cơ sở đầu tiên dành cho trẻ mất trí trong một trung
tâm trẻ mồ cơi. Vào thời gian này, những nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Elwyn
đã đưa đến kết luận rằng não của những người KTTT có cấu trúc tương tự những kẻ
phạm tội và khái niệm về sự suy thoái đạo đức bẩm sinh theo quan điểm của quyết
định luận sinh học làm hạ thấp vai trò của giáo dục và sự hướng thiện. Điều này dẫn
tới thái độ của xã hội từ nhìn nhận người KTTT là những nạn nhân vơ tội sang
thành những người đáng bị khinh rẻ.
Sang thế kỷ 20, là thời kỳ có nhiều tiến bộ trong các ngành khoa học nghiên
cứu về KTTT. Một trong những tiến bộ quan trọng đó là có sự khác biệt giữa KTTT
với bệnh thần kinh và người ta xác định được rằng có nhiều nguyên nhân gây ra
KTTT cũng như có nhiều mức độ KTTT. Vào thời gian này, người ta đã xây dựng
được những bài kiểm tra trí tuệ trong đó đáng chú ý là thang đo “Binet - Simon”
được công bố năm 1905. Sau nhiều năm, thang đo này đã được sửa đổi nhiều lần
cho đến năm 1937, Maud Mơrill đã dựa vào thang Binet thiết lập thang sửa đổi
Stanford và thang này đã trở thành tiêu chuẩn rất quý cho việc đo IQ.

Tuy nhiên, từ những năm 1930, đã có một phong trào cho rằng trí tuệ của một
người không hề bất biến mà rất nhiều trường hợp đã tăng lên đáng kể khi con người
được sống trong một môi trường tốt. Những nghiên cứu và khám phá này đã mở ra
một ý nghĩa mới đó là sự phản bác lại một nhận định cho rằng KTTT là một tình
trạng vơ vọng.
Năm 1934, Cơ quan giáo dục Hoa Kì đã tổ chức hội thảo về giáo dục trẻ
khuyết tật. Báo cáo tổng kết đã khẳng định việc giáo dục đặc biệt nên dựa vào việc
giáo dục từng trẻ trên cơ sở những khả năng, hạn chế và sở thích của trẻ, hướng trẻ
tham gia vào một số công việc của xã hội, chú ý đầy đủ tới những mối quan tâm lớn
nhất của trẻ. Điều đó đã giúp xã hội nhìn nhận lại về việc giáo dục chuyên biệt trẻ
khuyết tật trong các trung tâm chuyên biệt.
Đến những năm 70, khái niệm bình thường hố ra đời. Biểu hiện của ý tưởng
này là phong trào xoá bỏ các trung tâm; phong trào nhận trẻ khuyết tật đang phải


7
học trong các lớp đặc biệt vào các lớp học của trẻ cùng độ tuổi thuộc hệ thống
trường phổ thông đồng thời cung cấp cho những trẻ này các dịch vụ đặc biệt.
Đến năm 1990, giáo dục chuyên biệt đã bộc lộ những điểm yếu của nó. Phong
trào nhân quyền cũng là một nguyên nhân nữa làm dấy lên phong trào và xu hướng
mới đó là giáo dục hồ nhập. Tất cả trẻ em khuyết tật phải được cung cấp một nền
giáo dục hợp lí dựa trên chương trình giáo dục theo cá nhân trong một mơi trường ít
hạn chế nhất.
Nhìn chung, các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở việc nghiên cứu mơ hình
GDHNTKT và cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện... mà chưa có những nghiên
cứu chuyên sâu vào vấn đề quản lý việc thực hiện GDHN trong nhà trường phổ
thơng nói chung, nhà trường mầm non nói riêng.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XIX. Ngôi
trường đầu tiên dành cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam là trường dạy trẻ điếc ở Thuận

An (Sông Bé), do một linh mục người Pháp tên là Azemar thành lập cách đây trên
100 năm.
Năm 1976, trường dạy trẻ điếc Thuận An có quyết định chính thức trực
thuộc sự quản lý của bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, với chức năng ni
dạy văn hố, dạy nghề cho trẻ khiếm thính, đồng thời đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên dạy các trẻ này. Trường thường xuyên có trên 200 học sinh theo học.
Năm 1995, theo Nghị định 26CP/CP là chuyển các trường dạy trẻ khuyết tật
sang Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý vì vậy các trường dạy trẻ khuyết tật trên
toàn quốc đặt dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, trước năm 1980, phương pháp giáo dục cho trẻ khuyết
tật chủ yếu chỉ là nuôi dưỡng, các biện pháp y tế và giáo dục chuyên biệt thành từng
trường, lớp chuyên biệt cho trẻ khuyết tật chưa được bài bản. Đến cuối những năm
80, giáo dục hòa nhập giáo dục hịa nhập mới được biết đến thơng qua các tài liệu,
đài, báo, các cuộc hội thảo khoa học, các lớp tập huấn, các đợt thăm quan, v.v.. Việt
Nam đã học tập được kinh nghiệm từ nhiều nước và đã nhận thức được quan điểm


8
mới về tổ chức GDĐB cho trẻ khuyết tật. Các lớp tập huấn đã giúp nhiều cán bộ
nâng cao kiến thức và mở rộng hiểu biết về trẻ khuyết tật giúp chúng ta có thêm
hướng mới nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ khuyết tật.
Năm 1986, phòng giáo dục trẻ điếc thuộc Trung tâm tật học - Viện Khoa học
Giáo dục đã tiến hành thực nghiệm 10 trẻ điếc ở độ tuổi 4 - 5 vào học hồ nhập với
trẻ bình thường trong các lớp mầm non thuộc trường Mầm non A Hà Nội. Kết quả
cho thấy tính ưu việt của loại hình giáo dục hồ nhập.
Theo TS. Trịnh Đức Duy, tác giả cuốn "Sổ tay giáo dục trẻ em khuyết tật ở
Việt Nam" xuất bản năm 1992, giáo dục cho trẻ khuyết tật nên theo hai mơ hình là
chun biệt và hồ nhập. Chun biệt là hình thức tổ chức thành trường riêng biệt
cho trẻ khuyết tật, có nội dung, chương trình riêng. Hồ nhập là hình thức đưa trẻ
khuyết tật vào học chung với trẻ bình thường, trong hồ nhập có bán hồ nhập: tổ

chức cho khuyết tật học ở lớp riêng trong trường phổ thơng (hình thức lớp học
chun biệt trong trường bình thường - giáo dục hòa nhập).
Tháng 5 năm 1995, Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Viện Khoa học Giáo dục
đã triển khai chương trình giáo dục hồ nhập trẻ khuyết tật ở 33 tỉnh thành trong cả
nước, từ Mục Nam Quan (Lạng Sơn) đến mũi Cà Mau (Minh Hải), với 66 huyện,
926 xã.
Từ năm 1995 đến năm 2000, nhiều cơ sở trong cả nước đã tiến hành công tác
giáo dục và nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục cho khuyết tật trong đó tiêu biểu là
Trung tâm tật học Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành đề tài "Chương trình dạy
trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp dự bị hoà nhập”, Trung tâm nghiên cứu giáo dục
trẻ khuyết tật, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã nghiên cứu thành công đề tài
"Biên soạn tài liệu giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ trong các trường chuyên biệt
tại TPHCM".
Năm học 1998-2001, Vụ Giáo dục Mầm non đã chỉ đạo xây dựng thí điểm mơ
hình can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật mầm non tại 3 nơi: quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội; huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà; và huyện Cam Lộ, Quảng Trị.
Năm 2001, Khoa Giáo dục Đặc biệt (GDĐB) đầu tiên trong cả nước được


9
thành lập tại trường Đại học Sư phạm Hà nội (ĐHSPHN) với nhiệm vụ đào tạo giáo
viên, chuyên gia GDĐB, xây dựng trung tâm tư liệu nguồn và tư vấn cho Bộ Giáo
dục và Đào tạo và trường ĐHSPHN về phát triển ngành học.
Từ đó cho đến nay, nhiều Khoa GDĐB trong cả nước cũng đã được thành lập
đóng góp nguồn nhân lực về giáo dục đặc biệt cho cả nước.
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam cũng chưa các nhiều tài liệu, đề tài nghiên
cứu chuyên sâu về Khoa học quản lý GDHNTKT, nhất là trong lĩnh vực
GDHNTKT bậc mầm non. Đã có một số tài liệu, giáo trình về quản lý GDHNTKT
như: Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các trường sư phạm Can thiệp sớm và
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Lâm - 2005, Quản lý

giáo dục hòa nhập của Trần Ngọc Giao, Lê Văn Tạc – 2010; Giáo trình Quản lý
giáo dục hịa nhập của Nguyễn Xn Hải – 2010;... Các tài liệu đã đề cập đến công
tác quản lý GDHNTKT ở các cấp học (chủ yếu ở cấp Tiểu học), các Trung tâm hỗ
trợ TKT,... Tài liệu đề cập đến công tác quản lý GDHNTKT ở bậc mầm non còn rất
hạn chế và chưa chuyên sâu.
Mới đây nhất, tại Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chất lượng giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”vừa diễn ra ở Hà Nội ngày
24/08/2015 đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học,
các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ khuyết tật,... với những báo cáo có
chất lượng cao được chọn in trong Tạp chí Khoa học của trường ĐHSPHN. Một số
báo cáo có thể kể đến như:
- Tác giả Nguyễn Xuân Hải (ĐHSPHN): Đảm bảo chất lượng GDHN cho học
sinh khuyết tật trong các trường phổ thông và Nghiên cứu năng lực thực hành nghề
nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thông với tư cách là một
trong các thành tố đảm bảo chất lượng GDHN trẻ khuyết tật;
- Tác Lê Thị Thúy Hằng (Trường CĐSP TW): Cơ sở khoa học của mơ hình hỗ
trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non;
- Tác giả Nguyễn Thị Hoa (ĐHSPHN): Biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn
đạt cho trẻ khuyết tật trí tuệ học hịa nhập mầm non;


10
- Tác giả Đỗ Thị Thảo: Biện pháp giáo dục kỹ năng thiết lập mối quan hệ xã
hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhẹ trong trường mầm non hòa nhập;
- Nguyễn Thị Hiền: Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa
nhập; ....
Hội thảo trên đã đánh giá lại những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được
sau 20 năm thực hiện GDHNTKT ở Việt Nam như: nhận thức về GDHN được nâng
cao rõ rệt trong cộng đồng; hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục TKT được hình

thành và đi vào hoạt động có nề nếp; nguồn lực cho giáo dục TKT đang được hình
thành và phát triển; ngày càng nhiều TKT được đến trường hòa nhập, đồng thời chất
lượng GDHN từng bước được nâng cao;... Hội thảo cũng đã chỉ ra những vấn đề bất
cập trong q trình thực hiện giáo dục hịa nhập ở Việt Nam như: cơng tác chẩn
đốn đánh giá chưa đi vào chiều sâu, chưa có sự thống nhất chung trong cả nước về
việc sử dụng bộ cơng cụ gì cho đối tượng nào, hay vẫn còn những nhận thức sai về
trẻ khuyết tật hoặc lạm dụng thuật ngữ “tự kỷ” như một trào lưu, một “mốt” mới
trong cuộc sống hiện đại; số lượng TKT đi học chủ yếu ở mầm non và tiểu học, một
số tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở, rất ít TKT học ở các bậc học cao hơn;
Chương trình đào tạo giáo viên cị thiếu vắng môn GDHN; các địa phương mới chỉ
chú trọng huy động số lượng TKT ra lớp, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng
giáo dục và dạy học các em; cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị hỗ trợ TKT
học hịa nhập cịn thiếu nhiều; cơng tác quản lý GDHN tại các cơ sở giáo dục vẫn
còn nhiều hạn chế; sự hợp tác giữa các ban ngành, sự tham gia của các tố chức xã
hội, các tổ chức người khuyết tật chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả.
Các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định GDHN có một ý nghĩa và vai trò
rất quan trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội của mỗi quốc gia, là yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng GD nhà trường.
Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và sâu sắc về quản lý giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non cơng
lập. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lắp, đảm bảo tính độc lập và có


11
ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý quản lý giáo
dục hồ nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non cơng lập nói chung và trường MN
cơng lập quận Hải Châu nói riêng.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năng của những hệ có tổ

chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội học, kỹ thuật,... nó bảo tồn cấu trúc
các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan,
làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển” [20, tr.45]
Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: “quản lý là phương thức tác động có
chủ định của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc
về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội
hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu”
Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến
tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới
mục đích dự kiến”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể
quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho
cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình
“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm
việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.
Tóm lại: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn
biến động”.
Khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa chung: là những tác động có tính
hướng đích; hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã


12
hội; quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hồn thành cơng việc qua
những nỗ lực của mọi người trong tổ chức; quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm
bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm; quản lý
là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ

chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Quốc gia; quản lý là q trình tác động
có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, thơng qua các
cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường
biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Khái quát những phân tích trên, có thể xây dựng mơ hình quản lý như sau:
Chủ thể
quản lý

Mục
tiêu

Khách thể
quản lý

Đối tƣợng
quản lý

Sơ đồ 1.1. Mơ hình quản lý [20]
+ Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý. Quản lý có các chức năng cơ bản, chức năng cụ thể
với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay, đa số các nhà khoa học và các nhà
quản lý cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:
- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản
lý. Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có,
dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện
pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học.
- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây
dựng. Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt được
mục tiêu của kế hoạch. Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa



×