Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.64 KB, 21 trang )

Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Càng ngày, sự tham gia của người khuyết tật càng nhiều hơn trong các công việc và
hoạt động. Kèm theo đó sự kỳ thị dần dần mất đi. Tuy nhiên câu hỏi "làm thế nào để giúp đỡ
người khuyết tật hiệu quả?" vẫn còn là vấn đề của toàn xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 750 triệu người trên thế giới bị khuyết tật. 80% người
khuyết tật sống ở các nước đang phát triển. 10% dân số ở các nước nghèo là người khuyết
tật. Trên thế giới cứ 10 trẻ em thì có 1 phải đối mặt với tình trạng khuyết tật. Chỉ 2-3% trẻ
em khuyết tật ở các nước nghèo được đến trường.
Những con số nói trên còn thấp hơn nhiều so với con số thực tế do người khuyết tật
thường bị cộng đồng xa lánh, cô lập vì vậy họ thường không được có mặt trong những báo
cáo điều tra dân số. Các gia đình thường dấu diếm những đứa trẻ khuyết tật và loại chúng ra
khỏi những hoạt động của gia đình và cộng đồng.
Con người có thể bị khuyết tật về mặt thể chất (như bị liệt, cụt chân tay, điếc), về mặt
tinh thần (như suy nhược, rối loạn thần kinh sau chấn thương) hay là về mặt trí tuệ (như
không có khả năng học tập). Một số người sinh ra đã bị khuyết tật, một số khác bị khuyết tật
do kết quả của một tai nạn. Khuyết tật từ ở mức độ vừa phải đến trầm trọng, có thể tạm thời
hoặc vĩnh viễn. Với sự giúp đỡ của một cộng đồng biết thông cảm, được giáo dục tốt và có
những cơ hội nghề nghiệp, người khuyết tật có thể tiến bộ.
Trước đây, mỗi khi nói đến trẻ khuyết tật một số người gọi trẻ bằng những từ miệt thị,
gán cho cái nhãn như mù điếc, câm, què… Cũng từ các tiếp cận đó, mà dẫn tới coi thường,
xem nhẹ khả năng của trẻ. Bởi vì khái niệm mù, điếc, câm… đồng nghĩa với tàn tật, mà đã
tàn tật thì trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Để xóa bỏ quan điểm này, ngày nay người ta hiểu trẻ khuyết tật là trẻ em chậm phát
triển. Những trẻ chậm phát triển không có nghĩa là mất hết khả năng. Nếu có cơ hội học tập,
các em có thể phát triển tốt khả năng của mình để trở thành người hữu ích. Ngược lại, nếu
gia đình, cộng đồng bỏ rơi các em hoặc không biết cách chăm sóc, giáo dục thì các em khó
tránh khỏi tàn phế và thực sự là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Ngay cả một đứa trẻ bình
thường, nhưng không có cơ hội học tập, rèn luyện, không sống trong môi trường thuận lợi
thì cũng trở thành mối lo cho gia đình và xã hội. Về mặt giá trị, trẻ khuyết tật cũng là một


SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 1
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
con người như mọi con người như mọi trẻ em bình thường, đều có những đặc điểm cơ bản
giống nhau.
Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quyền của
trẻ em khuyết tật như: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục, Pháp lệnh
người tàn tật… đồng thời, Việt Nam cũng đã ký Công ước Quốc tế về Người khuyết tật.
Đồng thời đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng
thông qua giáo dục hòa nhập để các em khuyết tật cùng học chung với những trẻ không
khuyết tật, và đã đạt được những thành công nhất định. Số lượng trẻ em khuyết tật được giáo
dục hòa nhập đã tăng lên đáng kể. Thông qua giáo dục hòa nhập thì các em cũng đã có
những thay đổi tích cực về tình trạng bệnh của mình cũng như có thể học tập, sinh hoạt với
các bạn không khuyết tật trong lớp…
Thông qua những kết quả đạt được thì chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật đã đề ra mục
tiêu là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một
nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng
góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ
khuyết tật được đi học.
Giáo dục hòa nhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao không chỉ
đối với gia đình có trẻ khuyết tật, mà chính với bản thân trẻ khuyết tật và cả toàn xã hội, Khi
được giáo dục hòa nhập với những bạn bình thường thì các em sẽ được nâng cao năng lực
không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là những lý do mà Sinh viên lựa chọn đề tài “Thực trạng giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Thông qua đề tài này Sinh viên
mong rằng với những mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ thì ngành giáo dục Việt Nam sẽ
mang lại cho trẻ khuyết tật có được cơ hội bình đẳng, được trợ giúp phát triển tối đa tiềm
năng để có thể tham gia đóng góp tích cực cho xã hội…
Qua bài báo cáo này Sinh viên xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Dung đã cung

cấp những kiến thức và hướng dẫn Sinh viên làm chuyên đề.
Do thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh những sai sót, Sinh viên mong
được sự đóng góp ý kiến của Giáo viên để bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 2
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG.
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
1. Người khuyết tật.
Người khuyết tật, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, là người bị khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng
tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động
gặp nhiều khó khăn. (Điều 1, pháp luật về người tàn tật).
2. Giáo dục hòa nhập.
Là phương thức giáo dục người khuyết tật chung với người không khuyết tật trong
các cơ sở giáo dục.
3. Trẻ em.
Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”.
Căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm của con người Việt Nam, luật Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 25/2004/QN 11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
4. Trẻ khuyết tật.
Trẻ khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, sai lệch về chức năng cơ thể, dẫn
đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, hoạt động xã hội và học tập theo
chương trình giáo dục phổ thông. Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ
khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
5. Các dạng khuyết tật.
5.1. Khiếm thị: Là những người mắc vấn đề về thị lực, tình trạng thị lực khác nhau ở

mỗi người, từ lòa đến mù. Cho nên khiếm thị không phải người đó bị mù hoàn toàn, vẫn có
người nhìn thấy được.
5.2. Khiếm thính: Là những người mắc vấn đề về thính giác, thường thì chứng này
luôn đi kèm "câm - điếc". Người khiếm thính không phải là không nghe thấy âm thanh, xin
nói rõ, họ vẫn nghe được âm thanh, nhưng âm thanh tiếng nói với cường độ nhỏ nên không
thể nghe thấy. Họ vẫn nghe được tiếng đánh trống. Bằng chứng là các trường khiếm thính
như Hy vọng I sử dụng tín hiệu trống như các trường phổ thông bình thường.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 3
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
5.3. Khuyết tật vận động: Là những người bị khuyết tật tay chân, khó khăn trong việc
đi đứng, làm việc như người bình thường.
5.4. Khuyết tật ngôn ngữ: Là những trẻ bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp. Cần sự giúp
đỡ và rèn luyện nhiều, hiện tại đang có dự án phát triển kỹ năng sư phạm cho các giáo viên
tiểu học để giúp đỡ cho các em này được tốt hơn trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. Các
vấn đề dị tật khác các bạn hoàn toàn bình thường như mọi người, trừ một số trường hợp mắc
nhiều chứng
5.5. Đa tật: Là những trẻ ngoài bị khiếm thị còn mắc chứng chậm phát triển trí não
hay là sự kết hợp của nhiều chứng khác nhau.
5.6. Thiểu năng hay còn gọi là chậm trí: Các trẻ mắc chứng này thường có cách cư
xử trẻ con, hoặc không có khả năng điều tiết suy nghĩ và hành vi bản thân. Tùy theo từng
trường hợp mà có biểu hiện khác nhau, như có em thường yên lặng, có em lại nghịch
ngợm
5.7. Bệnh down, não nước, : Các em như thế này thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự
chăm sóc của người khác, khả năng nhận biết sự vật bên ngoài gần như không có cuộc
sống của các em chỉ dần tiến từng ngày, có lúc giống như đời sống thực vật, chỉ khác là các
em vẫn cử động và quờ quạng được
6. Các cấp độ của khuyết tật.
- Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực hiện một hành vi

cụ thể nào đó
- Trung bình: Người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi thông thường.
- Cao: Cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường nhật.
II. THỰC TRẠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM.
1. Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến đầu những năm 2000, Việt Nam
đã có khoảng 5,3 triệu mgười khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Trong đó 1,5 triệu
người được xếp vào loại khuyết tật nặng. Gần 8% hộ gia đình Việt Nam có người
khuyết tật và hầu hết là những hộ nghèo. Tuy nhiên, con số này cũng thay đổi tùy
theo định nghĩa về khuyết tật. Chẳng hạn như theo ước tính của WHO thì tỷ lệ
người khuyết tật chiếm đến 10% dân số.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 4
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Tỷ lệ người
khuyết tật trong nam giới là 7,5% trong khi trong nữ giới là 5,1%. Khoảng 16% người
khuyết tật dưới 16 tuổi, 61% từ 16-55 tuổi và 23% trên 55 tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật
sống ở nông thôn là 87% và ở thành thị là 13%.
2. Thực trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
Theo GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, tính đến hết tháng 12/2008, cả nước có gần 1,3 triệu trẻ em
khuyết tật, chiếm 25,4% tổng số người tàn tật (5,1 triệu người tàn tật), hay nói cách khác, cứ
4 người tàn tật thì trong đó có 1 trẻ em.
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,3 triệu em,
chiếm khoảng 3,6% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn
em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp.
Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn
khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này
kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát triển

giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.
Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Dưới góc
độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức
năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học
tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ
khuyết tật chưa được đến trường.
3. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
3.1. Giáo dục hòa nhập.
"Khuynh hướng hòa nhập" (Mainstreaming) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật
sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để
trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc
hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ
khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc
lĩnh hội những kinh ngiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa,
đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học
hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 5
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà
còn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: trẻ bình
thường và trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương
trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho
trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học.
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng , trẻ có một khuyết tật nào đó về thể chất sẽ
được "bù trừ" bởi một khả năng phát triển trội ở một cơ quan khác. Ví dụ trẻ khiếm thị sẽ có
thính giác tốt hơn hay có thể định hướng tốt hơn trong không gian. Thực ra, nếu cứ để trẻ
khiếm thị sống cùng nhau thì sẽ không có quá trình "bù trừ" đó diễn ra. Trẻ khiếm thị phải

được đưa vào các trường hòa nhập. Điều này làm cho chúng nhận ra sự khiếm khuyết của
mình và từ đó, cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của những cơ quan khác để đạt
được những cái mà bạn bình thường đồng trang lứa của chúng làm được. Hơn nữa, ở trường
hòa nhập chúng còn học được kỹ năng sống thiết yếu của một người bình thường chứ không
phải của một người khuyết tật. Điều đó vô cùng quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời
là rất quan trọng trong việc học và phát triển. Trong thời gian này sự phát triển về các mặt
nhận thức, giao tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu những
nhu cầu đặc biệt được phát hiện và đáp ứng trong thời gian này, trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội
tốt hơn để trở thành những người trưởng thành tháo vát và độc lập. Những trẻ khuyết tật có
được cơ hội cùng chơi với những trẻ khác trong lớp học hỏi được nhiều hơn về chính bản
thân chúng cũng như thái độ về việc nhân nhượng lẫn nhau diễn ra mỗi ngày. Đó là một
trong những bước đầu tiên để phát triển tinh thần độc lập. Bằng cách tham gia những lớp học
hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứng dụng những kỹ
thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) sẽ có một "bắt
đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ
em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập là "hỗ
trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với
những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm
chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội".
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 6
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông
và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục.
Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của
mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng
dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù

3.2. Lợi ích của giáo dục hòa nhập.
Có rất nhiều lợi ích của việc giáo dục hòa nhập - những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ
khuyết tật và trẻ bình thường cũng như phụ huynh và giáo viên của trẻ. Ở đây Sinh viên xin
bàn đến hai lợi ích lớn nhất: đó là lợi ích ảnh hưởng đến trẻ khuyết tật và trẻ bình thường
trong lớp học chung với trẻ khuyết tật.
3.2.1.Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ khuyết tật.
Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên đuợc tiếp đón ân cần dạy cho trẻ có
những nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng
mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến
khích làm những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ
khác khuyến khích trẻ khuyết tật phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó
chúng phát triển được ý thức cái tôi khoẻ mạnh và tích cực.
Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ
khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa
nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể
tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ
rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng
có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ
bình thường cùng tuổi. Việc hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn quá
trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng.
Bên cạnh đó, một số khuyết tật không chẩn đoán được cũng được khám phá thông
qua chương trình hoà nhập trước tuổi học. Có một số khuyết tật không nhận biết được một
cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường tiểu học, và do vậy rầt nhiều thời gian học tập
bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này
làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên
dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể là cơ hội đầu tiên mà một số trẻ nhận được sư chăm sóc mà
chúng cần.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 7
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

GVHD: ThS. Lê Thị Dung
3.2.2. Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường.
Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học được cách vui vẻ tiếp
nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy
rằng thái độ của trẻ đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội
chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Chúng học đuợc rằng trẻ khuyết tật, cũng như
chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, chúng có
cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau.
Chúng ta biết rằng - sự thân ái - là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và
vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thường dân chủ
và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về
văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ
học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng
chính vì vậy, chúng sẽ tự làm giàu vốn sống của mình.
Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật sẽ lo lắng rằng con em mình sẽ không được những
trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên
chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ thích nghi,
dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Nếu là giáo viên, bạn cũng có
thể nói với phụ huynh trẻ rằng bạn không cho phép bất cứ trẻ nào trêu chọc hay bắt nạt con
của họ, và rằng bạn sẽ giải quyết mọi chuyện ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra.
Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải là vấn đề chỉ
xảy ra với trẻ khuyêt tật. Đó không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không phải là
lý do để lẫn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻ khuyết tật cũng cần phải được tiếp
cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: cuộc sống là một món quà phải được mở bởi
chính đôi bàn tay của chúng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết
tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ
khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình
thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển

khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng
được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269 nghìn
trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và bảy nghìn trẻ trong các trường
chuyên biệt.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 8
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
3.3. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.
Trong số gần 1,2 triệu trẻ khuyết tật trong cả nước có tới 46,7% số trẻ chưa học xong
tiểu học. Năm học 2006-2007, mới chỉ có khoảng 26% số trẻ khuyết tật được đến trường, tập
trung chủ yếu ở tiểu học.
Nguyên nhân của sự thiệt thòi này là do trẻ khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó
khăn trong cuộc sống. Nhiều trẻ không được tới trường do cha, mẹ không muốn con cái bị
kỳ thị. Các trẻ khuyết tật theo học các trường chuyên biệt cũng ít có cơ hội tiếp xúc với xã
hội, với các bạn đồng trang lứa cho nên gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp bình thường.
Hiện nay, giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới
và tại Việt Nam. Giáo dục hòa nhập cũng được triển khai để tạo cơ hội cho mọi trẻ em, đặc
biệt là trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Trong 10 năm qua kể từ khi công tác giáo dục trẻ khuyết tật được Thủ tướng Chính
phủ giáo dục giao cho ngành giáo dục quản lý, công tác giáo dục trẻ khuyết tật đã được quan
tâm đúng mức, dần ổn định và phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Số trẻ khuyết tật
đi học tính từ năm 1996 đến 2005 đã tăng 6,4 lần (từ 42.000 lên 269.000 trẻ khuyết tật đi
học). Tỉ lệ trẻ khuyết tật học hoà nhập cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1996 trẻ
khuyết tật học hoà nhập chiếm 14,29%, trẻ khuyết tật học tại các trường chuyên biệt chiếm
85,7% thì đến năm 2005, trẻ khuyết tật học hoà nhập tăng lên chiếm 97,5%, trẻ khuyết tật
học tại các trường chỉ còn 2,5%. Hiện nay đã có 105 trường, trung tâm giáo dục chuyên biệt
và trên 3.000 trường có giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Hiện ở Việt Nam có 4 trường đại học sư phạm và 3 trường cao đẳng sư phạm mở mã
ngành giáo dục đặc biệt đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật (tương lai sẽ có thêm 8 trường

nữa), có 10 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập, với chức năng như là trung tâm
nguồn của giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Mục tiêu chung của ngành giáo dục là đến năm
2010 có 75% và đến năm 2015 có 90% trẻ khuyết tật được tiếp cận với giáo dục chất
lượng…(Theo Quân đội Nhân dân online ngày 15/09/2006)
Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật đến năm 2015 là hầu hết trẻ khuyết tật
Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ
giúp để phát triển tối đa khả năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Cụ thể, trong
năm học 2009-2010, phải bảo đảm cho 75% trẻ khuyết tật được đi học.
III. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN
VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 9
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
1. Thực trạng trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh.
Vĩnh Linh là một vùng đất anh hùng trong chiến tranh, nơi có vĩ tuyến 17 chia cắt 2
miền Nam- Bắc, nơi có con sông Hiền Lương hiền hòa chở bộ đội sang sông để đánh giặc
cứu nước, là bên ni- bên nớ nhớ thương.
Trong chiến tranh Vĩnh Linh anh hùng lắm, thế nhưng trong thời bình, Vĩnh Linh vẫn
còn phải chịu nhũng khó khăn do chiến tranh để lại. Đó chính là những thế hệ mai sau bị ảnh
hưởng bởi hậu quả của chiến tranh. Theo số liệu điều tra trên toàn huyện năm 2008 toàn
huyện có 154 trẻ khuyết tật trong tổng số 867 trẻ, chiếm 17,76% số trẻ em trong toàn huyện.
Trẻ khuyết tật với nhiều dạng tật khác nhau như bị khiếm thị, khiếm thính, tật vận động hay
cả bệnh down, thiểu năng trí tuệ
Một vài xã có số lượng trẻ khuyết tật cao như:
STT Xã Số lượng trẻ khuyết tật
1 Vĩnh Hòa 14
2 Vĩnh Hiền 23
3 Vĩnh Mốc 32
4 Vĩnh Trung 28

5 Vĩnh Thành 17
6 Các xã khác 61
( Theo số liệu thống kê Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện Vĩnh Linh 2008)
2. Thực trạng nguyên nhân trẻ bị khuyết tật.
Trong toàn huyện thì trẻ bị khuyết tật bẩm sinh (ảnh hưởng chất độc đioxin) chiếm
47,1%, do tai nạn bom mìn chiếm 33,8%, do bệnh tật chiếm 4,7%, do môi trường chiếm
2,9%, còn lại là do các nguyên nhân khác.
2.1. Ảnh hưởng chất độc đioxin.
Ở Vĩnh Linh, trẻ khuyết tật tập trung chủ yếu ở những xã có điều kiện tự nhiên còn
khó khăn, là những vùng bị ảnh hưởng chất độc hóa học đioxin trong chiến tranh. Bố mẹ của
những trẻ này đi bộ đội trong chiến tranh bị nhiễm chất độc. Có những gia đình sống trong
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 10
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
những vùng bị ảnh hưởng bởi chất độc nên trong quá trình mang thai cũng đã ảnh hưởng đến
thai nhi. Những trẻ khi được sinh ra thường bị dị dạng, phần lớn các em đều mắc một lúc
nhiều dạng tật khác nhau như vừa mắc tật vận động, vừa bị thiểu năng trí tuệ…Những gia
đình có con bị nhiễm chất độc thường rất đau khổ khi con mình như vậy, đồng thời hoàn
cảnh của những gia đình thường là rất khó khăn về kinh tế.
2.2. Nguyên nhân do bom mìn.
Chiến tranh qua đi, nhưng hậu quả nó để lại cho đến ngày hôm nay, và không biết cho
đến bao giờ mới hết được. Trung bình 1 tháng ở Vĩnh Linh có 4 vụ tai nạn bom mìn với trẻ
em xảy ra. Các em khi thấy bom mìn thường tò mò, muốn xem như thế nào nên đã nghịch
phá bom mìn gây ra tại nạn không chỉ với bản thân mình mà còn với các bạn khác. Có em vì
gia đình quá khó khăn nên phải cùng phụ cha đi tìm kiếm phế liệu để bán, và không may
cũng gặp phải tai nạn bom mìn. Trường hợp em Lê Văn Lai, học lớp 5 trường tiểu học Vĩnh
Hòa. Buổi sáng Lai đi học, buổi chiều lại phụ giúp gia đình bằng việc đi tìm phế liệu. Chiều
ngày 15/4 năm 2004, trong lúc ở bãi hoang của xã để tìm kiếm phế liệu, trong lúc dò tìm thì
em đã rà phải 1 quả bom còn sót lại và quả bom đã nổ khiến em bị thương nặng. Em bị mất 2

chân, một mắt của em bị mờ.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho số lượng trẻ khuyết tật ở Vĩnh Linh ngày càng
tăng. Mặc dù đã có những dự án về rà phá bom mìn ( Dự án RENEW), các hình thực tuyên
truyền về bom mìn trong cộng đồng đã thực sự tốt thế nhưng tuy việc khắc phục bom mìn
vẫn còn những khó khăn và sự bất cẩn của cha mẹ, sự đùa nghịch của các em khiến cho tại
nạn vẫn xảy ra.
Những em bị tai nạn bom mìn thường bị khuyết tật về vận động. Có em bị mất tay,
mất chân, có em còn nặng hơn nên rất khó khăn trong sinh hoạt. Cuộc sống của các em có
nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nếu các em không bị tai nạn bom mìn thì các em
vẫn đến trường như bao bạn bè khác…
2.3. Nguyên nhân khác.
Ngoài 2 nguyên nhân chính khiến cho số lượng trẻ khuyết tật tăng thì còn có những
nguyên nhân khác dẫn đến trẻ bị khuyết tật như một số bậc cha mẹ chưa có kiến thức trong
việc chăm sóc thai nhi và chăm sóc khi con đang lớn.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 11
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Ở Vĩnh Linh thì phần lớn các gia đình đều làm nông nghiệp, bởi vậy, cha mẹ ít quan
tâm đến con cái. Những gia đình nào có điều kiện thì cho con đến trường. Còn không thì các
em ở nhà cùng chơi với nhau. Chị em trong gia đình có độ tuổi chênh nhau khoảng 2- 3 tuổi
nên các em vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc em. Trẻ vốn còn nhỏ nên không
thể biết được khi thế nào là nguy hiểm. Nếu bất cẩn thì tai nạn rất dễ xảy ra với trẻ, nhất là
độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi như tai nạn sông nước, bỏng, điện giật Ở những lứa tuổi học cấp 1,
cấp 2 thì trẻ còn hiếu động, ham đùa nghịch nếu không được dặn dò của bố mẹ thì cũng dễ
sơ ý gặp tai nạn.
3. Thực trạng ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Vĩnh Linh.
Mặc dù trẻ bị khuyết tật khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là các dạng tật đó
làm trẻ khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mối quan hệ của trẻ bị thu hẹp do không nói
được, không hiểu được người khác nói, không đi lại được…và do trong cộng đồng vẫn có

những người không muốn giao tiếp với trẻ khuyết tật. Những trẻ bị khuyết tật thường sống
trong mặc cảm tự ti, sự xa lánh của bạn bè và thậm chí là cả người thân.
Phần lớn những trẻ em bị khuyết tật trên địa phương ít được đến trường. Có nhiều gia
đình không còn quan tâm đến việc học của con cái nữa. Vì rất mất thời gian trong việc kèm
cặp, đưa đón. Có những em trước khi chưa bị khuyết tật học rất giỏi nhưng khi trở thành
người khuyết tật thì các em chỉ còn biết ở nhà mang sách vở ra học.
Có những em vì khả năng tiếp thu còn hạn chế nên gia đình cũng không muốn cho em
đến trường, sợ bạn bè trêu chọc nên các em chỉ biết ở nhà.
Mặt khác, do nhận thức của cộng đồng, một số người có thái độ phân biệt đối xử,
thậm chí khinh miệt các em nên đã khiến các em luôn sống trong sợ hãi, mặc cảm tự ti, sống
khép mình với xã hội. Ngay trong gia đình có trẻ khuyết tật, cha mẹ đổ lỗi cho nhau khiến
cho các em cảm thấy mình là người thừa trong gia đình. Sự quan tâm, ưu ái dành cho những
đứa con lành lặn, bình thường đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em. Các em thấy cô
đơn, lẻ loi ngay trong chính gia đình.
4. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh.
Những em khuyết tật đều nằm trong độ tuổi đến trường, nhưng vì lý do các em là trẻ
khuyết tật nên cơ hội đến trường là rất thấp. Trong 154 trẻ khuyết tật thì chỉ mới có 32 em
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 12
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
( chiếm 20,7%) được giáo dục hòa nhập. Đây là những em bị khuyết tật về vận động, như
mất 1 tay, mất chân, trí tuệ các em tiếp thu như bao bạn khác. Chỉ có 3 trong tổng số 32 em
được đến trường là bị thiểu năng trí tuệ ở mức độ nhẹ. Những em này thường là con của
những gia đình có tri thức, bố mẹ có kiến thức hiểu biết nên cũng tạo điều kiện cho con em
đến trường, hòa nhập cùng với các bạn, không muốn con mình là người khuyết tật không có
ích cho xã hội.
Các trường, từ các cấp mầm non cho đến trung học phổ thông ở trên địa bàn Huyện
đều thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Nhà trường đã tạo điều kiện hết
sức thuận lợi để trẻ khuyết tật được đến trường, hòa nhập với các bạn, tiếp thu kiến thức…

Phần lớn những em được giáo dục hòa nhập là những em bị khuyết tật vận động nên
vấn đề tiếp thu kiến thức của các em không bị hạn chế, các em được học những chương trình
như các bạn khác trong lớp, các em chỉ hạn chế trong việc đi lại, sinh hoạt mà thôi. Có
những em còn được bạn chở đến trường. Sự kỳ thị ban đầu của các bạn trong lớp sẽ dần dần
được xóa bỏ cùng với sự hòa nhập của các em.
Ở cấp mầm non thì có 3 em bị thiểu năng trí tuệ được đến trường. Mức độ dạng tật
của em còn nhẹ. Các em được học cùng với các bạn, được học hát, học vẽ, xếp hình. Phần
lớn các cô giáo có sự quan tâm đặc biệt đến các em hơn trong việc giảng dạy. Các em tiếp
thu còn chậm hơn so với các bạn khác. Các em được học thực hành về kỹ năng sinh hoạt
chăm sóc bản thân. Lúc đầu các em còn khó khăn trong việc thực hành như việc dùng bàn
chải đánh răng vệ sinh răng miệng. Nhưng sau khi được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
nhiều lần thì các em đã có thể tự mình đánh răng. Qua lớp học mầm non thì các em được học
những kỹ năng sinh hoạt hàng ngày rất bổ ích cho các em, các em tự mình làm những công
việc đơn giản nhất mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
Quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Vĩnh Linh cũng đã một số thành
công nhất định. Các em đã thực sự được hòa nhập với môi trường xã hội. Các em không còn
mặc cảm, tự ti mình là người khuyết tật.
Trên đây là thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.
Nhìn chung thì đây là những con số đáng mừng cho việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật ở Vĩnh Linh. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ
khuyết tật, gia đình trẻ khuyết tật mà còn cho cả cộng đồng.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 13
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Tuy nhiên, bên cạnh đó, địa phương cần có những chính sách để hỗ trợ cho những gia
đình có trẻ khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi để các em được đến trường. Con số 32 em
khuyết tật được đến trường sẽ còn tăng lên, làm sao để đạt được 75% trẻ khuyết tật được đến
trường vào năm 2010 như mục tiêu của chiến lược giáo dục.
5. Những thuận lợi và khó khăn trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Vĩnh Linh.

5.1. Thuận lợi.
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhân dân trong
huyện đã phát huy truyền thống tốt đẹp lá lành đùm lá rách để giúp đỡ những gia đình có con
em khuyết tật đang còn gặp khó khăn về mặt tinh thần cũng như vật chất như thường xuyên
thăm hỏi động viên, hỗ trợ tiền hàng tháng cho các em… Các phong trào giúp đỡ trẻ khuyết
tật luôn được phát động đã tạo điều kiện cho các em được đến trường như phong trào đưa
bạn đến trường, phong trào đôi bạn tiến…
Các cấp chính quyền trong huyện luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc triển khai các
chương trình giúp đỡ trẻ khuyết tật được đến trường vui chơi và học tập như bao trẻ bình
thường khác.
Nhận thức của người dân trong huyện ngày càng được nâng lên thông qua các chương
trình, phong trào vì trẻ em khuyết tật. Những thái độ xa lánh, kỳ thị, gán nhãn cho các em đã
dần dần được xóa bỏ.
Địa phương cũng đã huy động được sự tham gia của các ban ngành trong tỉnh trong
việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí cho các em. Các em cũng được hỗ trợ các
phương tiện để thuận lợi trong sinh hoạt như chân tay giả, xe lăn, máy trợ thính…đã tạo điều
kiện thuận lợi để các em tiếp cận các dịch vụ xã hội và hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn.
5.2. Khó khăn.
Trong quá trình thực hiện các chính sách giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, bất cập. Một số văn bản quy định của pháp luật vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Các chính sách liên quan đến trẻ khuyết tật vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ.
Các chương trình, dự án hỗ trợ cho trẻ khuyết tật vẫn còn hạn chế về kinh phí. Các em
chưa có được môi trường thuận lợi cho mình như đường đi lại dành cho xe lăn, hay bàn ghế
ngồi học. Số em được hỗ trợ về phương tiện giả còn ít.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 14
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Ở trường học thì các em vẫn còn bị các bạn trêu chọc, gây mặc cảm cho trẻ khi học
cùng với những bạn bình thường.

Phần lớn trẻ khuyết tật ở Vĩnh Linh là con của các gia đình nghèo nên bố mẹ các em
cũng không có kinh phí để phục hồi chức năng cho các em. Họ chỉ mong vào sự hỗ trợ của
các cơ quan ban ngành, của những tấm lòng tự thiện trong cộng đồng.
Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc
giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục, trong
đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng
đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.
Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục
trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết tật học hòa nhập.
=> Trên đây là những thuận lợi, khăn trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
tại Vĩnh Linh. Qua việc đánh giá này để rút ra những kinh nghiệm trong công tác tổ chức
cũng như phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để việc triển khai các hoạt
động hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng được tốt hơn.
Với sự nỗ lực của bản thân trẻ khuyết tật, gia đình trẻ, các cơ quan đoàn thể và cộng
đồng thì công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật sẽ đạt những kết quả khả quan hơn. Con
số phần trăm trẻ khuyết tật được giáo dục hòa nhập sẽ tăng lên hàng năm. Trẻ khuyết tật sẽ
là những người “ tàn nhưng không phế” trong xã hội.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN.
I. KIẾN NGHỊ.
1. Với trường học ở Vĩnh Linh.
Trường học chính là môi trường thuận lợi nhất cho việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật. Bởi vậy, Nhà trường cần phải có những mục tiêu, những hoạt động hỗ trợ hợp lí để trẻ
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 15
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
khuyết tật thực sự hòa nhập tốt trong môi trường được giáo dục đó. Để làm được điều này thì
Sinh viên xin có một số kiến nghị đưa ra để các trường học ở mọi cấp học trên đại bàn huyện
Vĩnh Linh trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật như sau:

Trước hết là mỗi giáo viên phải thực sự yêu thương và có sự quan tâm đặc biệt đến
những em khuyết tật đang ngồi trong lớp học. Các em học hành sẽ bị hạn chế hơn so với các
bạn khác, bởi vậy mỗi giáo viên cần quan tâm hơn nữa, đồng thời cần khuyến khích các em
trong học tập để các em thấy mình vẫn có khả năng như bao bạn bè khác, các em có hứng
thú đến trường hơn.
Lứa tuổi các em đến trường thường rất hiếu động, bởi vậy việc trêu chọc trẻ khuyết
tật là chuyện dễ dàng xảy ra. Bởi vậy giáo viên cần có những bài giảng về tình thương yêu,
về sự đoàn kết, rồi đề ra các phong trào học tập tốt, cùng giúp đỡ bạn khuyết tật ….để các
em thưc sự hòa nhập với nhau. Trẻ không khuyết tật giúp đõ trẻ khuyết tật, giữa chúng sẽ
không còn khoảng cách nữa.
Phần lớn các trường học ở địa bàn huyện hiện nay chưa có chỗ dành cho trẻ khuyết
tật như đường đi của xe lăn, hay bàn ghế phù hợp với dạng tật của các em. Do vậy các cơ
quan ban ngành cần hỗ trợ các trường trong việc xây dựng những công trình cơ bản để giúp
trẻ khuyết tật thuận lợi hơn trong học tập cũng như sinh hoạt.
Các trường học ở huyện cần phát triển mô hình giáo dục hòa nhập hơn nữa để các em
khuyết tật được đến trường nhiều hơn, từ mầm non cho đến phổ thông trung học. Đồng thời
giữa các trường cần có sự liên kết, trao đổi với nhau chặt chẽ trong việc thực hiện mô hình
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Năng lực của giáo viên trong việc giảng dạy cho trẻ khuyết tật vẫn còn hạn chế. Phần
lớn các giáo viên chỉ dạy theo kinh nghiệm và tình thương của thầy đối với trò. Do đó,
phòng giáo dục của huyện cần có những lớp tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về các
phương pháp giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật. Đồng thời có sự hỗ trợ về các tài liệu,
dụng cụ giảng dạy phù họp với nhóm trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao
chất lượng giảng dạy cho giáo viên bằng cách tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, làm
đồ dùng dạy học, thường xuyên tổ chức chuyên đề.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 16
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Giáo viên nên có những giờ thực hành để tạo điều kiện cho các em khuyết tật nắm bắt

được kiến thức nhiều hơn vì hình thức học này phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ khuyết
tật và giúp các em dễ tiếp thu kiến thức hơn
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc chăm sóc và
giáo dục trẻ bằng các việc làm cụ thể như cung cấp chương trình, tài liệu cho phụ huynh
nghiên cứu, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hỗ trợ trẻ ở nhà,
thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh thông qua hình thức gặp gỡ trực tiếp,
sổ liên lạc, điện thoại
Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao lưu với các bạn thông qua các hoạt
động học tập, vui chơi sinh động, hấp dẫn trong các buổi giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu
biết, nâng cao kĩ năng sống, kĩ năng xã hội, khả năng hoà nhập ở trẻ khuyết tật.
Cho trẻ thường xuyên được đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
theo chủ đề có trong chương trình nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thiên nhiên, xã
hội
2. Với gia đình trẻ khuyết tật.
Gia đình là nơi trẻ được quan tâm, yêu thương. Và sự quan tâm yêu thương của cha
mẹ còn thể hiện cả trong việc cha mẹ muốn con được hòa nhập cộng đồng. Bởi khi hòa nhập
cộng đồng thì con mới thực sự là người có ích, con sẽ cảm thấy mình không phải là người
thừa, mình cũng có thể làm được những việc như bao bạn bè khác.
Hiện nay, ở Vĩnh Linh, nhận thức của cha mẹ trong gia đình có con khuyết tật đã
được nâng cao hơn. Họ đã biết đến những lợi ích của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật. Vì vây, số lượng trẻ khuyết tật được đến trường đã tăng lên (phần lớn là trẻ khuyết tật
vận động)
Ngoài những gia đình đã đưa con em đến trường để được hòa nhập thì những bậc cha
mẹ khác cần nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập cho con
em mình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em được đến trường, học tập với các bạn bè
bình thường khác. Thời gian đầu đến trường, các em có thể bị bạn bè trêu chọc khiến các em
không muốn đến trường thì lúc này cha mẹ cần động viên, khuyến khích các em
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 17
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Ngoài việc cho con đến trường thì cha mẹ cần học những kỹ năng, tìm hiểu những
kiến thức trong việc chăm sóc con. Hội phụ nữ Huyện có thể thành lập câu lạc bộ những gia
đình có con khuyết tật để cha mẹ có thể trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ với nhau trong việc
chăm sóc con khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập không chỉ với trẻ khuyết tật mà còn cả với cha mẹ của các em. Có
những bậc cha mẹ thường mặc cảm khi có con khuyết tật. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến
tâm lý của con. Bởi vậy cha mẹ phải là người hòa nhập cộng đồng trước khi cho con mình
giáo dục hòa nhập thông qua các hoạt động như tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc trẻ
khuyết tật, tham gia các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật do chính quyền địa phương tổ chức.
3. Với cộng đồng huyện Vĩnh Linh.
Cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật. Trước hết khi cộng đồng không có sự kỳ thị thì trẻ khuyết tật được đến trường nhiều hơn.
Không còn sự kỳ thị của phụ huynh khi không muốn con mình học chung với những bạn
khuyết tật. Việc nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật thay đổi tích cực sẽ giúp trẻ xóa
đi mặc cảm, muốn được đến trường nhiều hơn…. Bởi vậy các cơ quan đoàn thể liên quan
đến vấn đề của trẻ khuyết tật cần có những chương trình hành động, tuyên truyền nâng cao
nhận thức cộng đồng về trẻ khuyết tật để mọi người trong cộng đồng thay đổi nhận thức một
cách tích cực hơn. Không còn sự kỳ thị không chỉ dành cho trẻ khuyết tật mà cả người
khuyết tật nói chung.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về kinh phí của cộng đồng sẽ là một nguồn lực rất lớn để giúp
các em trang bị những phương tiện phục hồi chức năng, để điều trị bệnh, hay để phục vụ các
công trình công cộng dành cho người khuyết tật…Với sự phát triển về kinh tế thì các cá
nhân, tổ chức không chỉ trong huyện Vĩnh Linh mà trong cả tỉnh Quảng Trị đã ủng hộ kinh
phí cho trẻ khuyết tật rất lớn với những ý nghĩa lớn lao trong việc hỗ trợ các em khuyết tật
hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra một số tổ chức còn nhận nuôi các em khuyết tật có hoàn cảnh
khó khăn như Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh…Mong rằng
những cá nhân, tổ chức sẽ tiếp tục phát huy để trẻ khuyết tật không chỉ trong huyện Vĩnh
Linh mà trong toàn tỉnh Quảng Trị sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
4. Các cơ quan, tổ chức liên quan.

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 18
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
Vai trò của các cơ quan liên quan đến trẻ khuyết tật là rất quan trọng. Việc triển khai
thực hiện các chính sách, hoạt động liên quan đến trẻ khuyết tật sẽ giúp quá trình hỗ trợ trẻ
khuyết tật được giáo dục hòa nhập được tốt hơn. Sự kết hợp từ trên xuống dưới chặt chẽ, cần
có sự chỉ đạo theo dõi sát sao công tác thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Có
đánh giá 6 tháng/1 lần để theo dõi tình hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật như thế
nào, những mặt nào đã đạt được, những mặt nào còn hạn chế để khắc phục…
Hiện nay ở địa bàn Huyện chưa có câu lạc bộ của những gia đình có con khuyết tật,
theo Sinh viên thì Phòng lao động thương binh xã hội Huyện nên tổ chức câu lạc bộ này để
những gia đình có con khuyết tật sẽ được tập huấn những kỹ năng, kiến thức trong việc
chăm sóc con cái, biết được những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ trẻ khuyết tật, là nơi
các gia đình chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con, xóa bỏ mặc cảm có con
khuyết tật…
Bên cạnh đó các tổ chức cần lên danh sách những gia đình có trẻ khuyết tật có hoàn
cảnh khó khăn để có những chính sách hỗ trợ kịp thời để họ không rơi vào cảnh túng quẫn,
không chăm sóc được con cái.
Đồng thời cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những nguyên nhân gây ra khuyết tật
để các gia đình khuyên bảo, dặn dò, chăm sóc con em tránh xa những nguyên nhân có thể
dẫn đến khuyết tật như dán pano, phát tờ rơi về tai nạn bom mìn, những hình ảnh về tai nạn
sông nước…
=> Để quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đạt thành công thì sự kết hợp
giữa gia đình, Nhà trường và cộng đồng là rất cần thiết. Mối quan hệ này chính là điều kiện
thiết yếu để trẻ khuyết tật được đến trường, được hòa nhập. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phát
huy hết vai trò của mình trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật, để làm sao trẻ khuyết tật nào cũng được đến trường, được hòa nhập với cộng
đồng.
II. KẾT LUẬN.

Hòa nhập cộng đồng, đó là điều mà mỗi con người sinh ra đều có quyền được hưởng
và cũng không ai muốn mình bị xa lánh hay bỏ rơi trong cộng đồng. Thế nhưng trong xã hội
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 19
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
vẫn tồn tại một bộ phận những người mong muốn được hòa nhập với cuộc sống, với mọi
người trong xã hội nhưng không dễ dàng gì bởi vì do mặc cảm với bản thân, vì mọi người kỳ
thị, xa lánh… đó chính là những đứa trẻ không may mắn bị khuyết tật, không có một cơ thể
hoàn thiện như bao đứa trẻ bình thường khác.
Hòa nhập không dễ dàng gì với những đứa trẻ kém may mắn đó, cũng chính vì lẽ đó
mà mỗi cá nhân trong cộng đồng cần giúp đỡ các em để các em có thêm niềm tin vào cuộc
sống, vào tình thương giữa con người với nhau, để đó chính là cầu nối để giúp các em hòa
nhập cộng đồng như bao đứa trẻ bình thường khác.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chính là cầu nối giúp trẻ hòa nhập với cộng
đồng thông qua việc học tập những kiến thức, kỹ năng trong sinh hoạt ngày. Giáo dục hòa
nhập với những bạn bình thường khác chính là môi trường thuận lợi giúp các em có cơ hội
được học tập, vui chơi, được yêu thương.
Trẻ khuyết tật nào cũng cần được giáo dục hòa nhập để nâng cao năng lực không chỉ
về trí tuệ mà cả về các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày để các em có thể tự mình chăm sóc bản
thân, để các em không còn mặc cảm mình là người không có ích.
Hy vọng rằng mục tiêu của chiến lược giáo dục vào năm 2010 sẽ có khoảng 75% trẻ
khuyết tật được giáo dục hòa nhập sẽ là con số trở thành hiện thực, để trẻ khuyết tật nào
cũng được đến trường, được học, được giao lưu với những bạn không khuyết tật trong môi
trường yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Giáo dục hòa nhập chính là việc “nâng cánh” để trẻ khuyết tật bước vào đời với một
tương lai tươi sáng hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Số liệu thống kê phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 20
Lớp LCĐ2. CT3
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
GVHD: ThS. Lê Thị Dung
2. Báo quân đội nhân dân online, ngày 16/6/2006.
3. Website
4. Pháp lệnh người tàn tật, số 06/1998/PL- UBTVQH
5. Luật người khuyết tật dự thảo lần 5, Quốc hội khóa 12.
SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Linh Page 21
Lớp LCĐ2. CT3

×