Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận hải châu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.07 MB, 180 trang )

ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG
TRƢỜNG ÐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ TUYẾT VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ðà Nẵng, Năm 2018


ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG
TRƢỜNG ÐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ TUYẾT VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN



Ðà Nẵng, Năm 2018



ii

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM
LÝCHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNGTRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ và tên học viên: Lê Thị Tuyết Vân
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Cơ sở đào tạo: Đại học sƣ phạm Đà Nẵng
Tóm tắt
Bối cảnh sống, học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại chứa
đựng nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của ngƣời học. Nhu
cầu đƣợc hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển thuận lợi ngày càng trở nên cấp bách
hơn đối với từng ngƣời học. Đó là những đòi hỏi tất yếu nhằm giải tỏa những bức
xúc, vƣớng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong tình bạn, hƣớng nghiệp, trong các
mối quan hệ,… có đƣợc sự thăng bằng về tâm lý, sự hiểu biết và phƣơng hƣớng
phát triển nhân cách đúng đắn. Nhu cầu cần tƣ vấn của học sinh ngày càng trở nên
cấp bách trƣớc thực trạng hiện nay khi các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn
cần hỗ trợ và giúp đỡ. Có thể nói cơng tác TVTL là một bộ phận của q trình giáo
dục trong nhà trƣờng, có vai trị quan trọng trong việc tạo nên những con ngƣời đáp
ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Tuy nhiên việc làm thế nào để việc quản lý công
tác TVTL mang lại hiệu quả tốt nhất, phát huy đƣợc hết tác dụng và đáp ứng đƣợc
nhu cầu của học sinh là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở lý luận về quản lý công
tác TVTL, chúng tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lý công tác TVTL tại
các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất

những biện pháp góp phần nâng cao hoạt động giáo dục và công tác quản lý giáo
dục tại các nhà trƣờng.
Việc thực hiện khảo sát thực trạng CTTVTL và quản lý CTTVTL tại 10
trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay đã làm rõ
đƣợc tình hình CTTVTL chung của các trƣờng THCS, đã thấy đƣợc vài nét khái
quát về công tác TVTL của ngành giáo dục, cần sự quan tâm của các cấp, các
ngành, của các lực lƣợng làm giáo dục, các em học sinh về CTTVTL có chất lƣợng,


iii

hiệu quảvề công tác TVTL; xây dựng đội ngũ; đầu tƣ, phát triển cơ sở vật chất, việc
bồi dƣỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tham gia công tác TVTL và quản lý
CTTVTL trong toàn ngành.
Từ thực trạng nhận thức của học sinh về CTTVTL trong nhà trƣờng, cho đến
việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức TVTL cho
học sinh phổ thơng của Bộ và hƣớng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố Đà
Nẵng, Phòng GD&ĐT quận Hải Châu. Những nội dung có liên quan đến thực trạng
quản lý CTTVTL cho học sinh tại trƣờng THCS cũng đƣợc làm rõ, nhƣ: Thực trạng
về việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chƣơng trình CTTVTL; về phƣơng pháp
TVTL; về hình thức tổ chức, chỉ đạo thực hiện; về các lực lƣợng tham gia; về kiểm
tra, đánh giá cũng nhƣ các điều kiện, phƣơng tiện, thiết bị phục vụ CTTVTL ở các
trƣờng THCS thuộc quận Hải Châu.
Từ thực trạng quản lý CTTVTL cho học sinh các trƣờng THCS, để đề xuất các
biện pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm thực hiện tốt hơn công tác giáo dục góp phần
giáo dục học sinh phát triển tồn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành giáo
dục trong giai đoạn hiện nay.
Với mong muốn có nhiều giải pháp ƣu việt để việc quản lý công tác TVTL
cho học sinh trong các trƣờng THCS đạt hiệu quả cao. Với những đề xuất các giải
pháp nêu trên, chúng tôi mong muốn các trƣờng THCS có thể thực hiện đƣợc

phƣơng châm “Phịng tƣ vấn là ngơi nhà mong đợi của học sinh”, ở đó các em
đƣợc cảm thơng, đƣợc giúp đỡ, đƣợc hịa đồng và trƣởng thành theo đúng tính
cách của mình.
Cơng tác TVTL học đƣờng ngày nay là vơ cùng cần thiết và cấp bách, các nhà
quản lý giáo dục cần chỉ đạo công tác này đa dạng hơn, đa dạng từ hoạt động đào
tạo đến nghiên cứu, ứng dụng và xâu chuỗi lại thành một hoạt động chung nhất về
mục tiêu, chƣơng trình. Các nhà quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học
sinh, phụ huynh và những ngƣời làm công tác giáo dục nhận thức đƣợc tính cấp
thiết của tâm lý học đƣờng với mỗi học sinh. Từ những hoạt động này góp phần xây
dựng nền giáo dục nƣớc nhà ngày một phát triển, góp phần giáo dục học sinh phát



v

THE MANAGEMENT OF PSYCHOLOGICAL COUNSELLING FOR
STUDENTSAT SECONDARY SCHOOLS IN HAI CHAU DISTRICT,
DANANG CITY
Major: Education Management
Student’s name:Le ThiTuyet Van
Supervisor’s name :Assoc. Prof. Dr. Le Quang Son
Institution:The University of Danang – University of Education
Abstract
The living, studying and training contexts of the young generation in modern
society contain many unfavorable factors, negatively affecting the development of
learners. The need for moral support for the smooth development becomes
increasingly urgent for every learner. It isan indispensable requirement to clear up
the

urgent


problems

relationship…to have

in

learning,

living,

friendship,

career

orientation,

the psychological balance, knowledge and

proper

development of personality. Students’ need for counseling is becoming increasingly
urgent sincethey are facing so many difficulties that they really need support and
assistance. It can be said that psychological counseling is part of the educational
process at schools, which plays an important role in creating people meeting the
goals of comprehensive education. However, it is essential to clarify how to manage
psychological counseling to make it the most effective, bring the utmost benefitsand
meet students’ need. Based on the theory of management of psychological
counseling, the status quo of the management of psychological counselingat
secondary schools in HaiChau district, Danang city has been studied to

introducemeasures to enhance educational activities and education management at
schools.
The survey on psychological counselingand the management of psychological
counselingat 10 secondary schools in Hai Chau district, Danang city has clarifiedthe
common situations of the management of psychological counselingat secondary
schools, showing general characteristics of psychological counseling of the
education sector to attract the attention from educational levels,branches, forces,


vi

students to make psychological counseling effective, develop the staff,invest in the
improvement of facilities, andenhance the professional development forteachers
participating in psychological counseling and management of psychological
counseling in the whole sector.
The thesis presents students’ awareness of psychologicalcounseling at schools,
the plan implementation, contents, programs, methods, forms ofpsychological
counseling for school students by the Ministry and the guidelines by Danang city
Department of Education and Training and HaiChau District Division of Education
and Training. The contents relating the management of psychological counselingfor
secondary school studentshave been clarified, including: the status quo of the
development ofplans, contents, programs onpsychological counseling,psychological
counseling

methods,forms,

instructions

for


the

implementation;

people

involved,testing-assessment, as well as conditions, means, andfacilities for
psychological counseling in secondary schools in HaiChau.
Based on the status quo of the management of psychological counselingfor
secondary school students, measures are proposed for more effective managementin
order to implement the educational work better, contributing tothe comprehensive
development of students and successful implementation of tasksin the education
sector in the current period.
It is essential tofind optimal solutions to make the management of
psychologicalcounselingfor secondary school students highly effective.With the
solutions, it is expected that schools can carry out the guideline that is
“Counseling office is students’ dream home”, where the children are empowered,
helped, integrated and grown up in their own way.
Psychological counselingat schools has been necessary and urgent, so it
should be made diversified by education administrators, in terms of training,
research, and application which are linked to becomethe task with thecommontarget
and program. Education administratorsneed to make students, parentsand people
working in the education sectoraware of the necessityof psychologicalcounseling



viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

MỤC LỤC .............................................................................................................. viii

THÔNG TIN KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG ANH VÀ VIỆT . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu .............................................4
4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5
8. Bố cục của đề tài: có 3 Phần...........................................................................6
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM
LÝ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý trên thế giới ............7
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tƣ vấn tâm lý ở Việt Nam ..........................10
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................12
1.2.1. Quản lí ....................................................................................................12
1.2.2. Quản lí giáo dục .....................................................................................13
1.2.3. Quản lí nhà trƣờng ..................................................................................14
1.2.4. Tƣ vấn tâm lý trong trƣờng học..............................................................15
1.2.5. Quản lý hoạt động TVTL trong trƣờng học ...........................................16
1.3. HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ TRONG TRƢỜNG THCS ........................18
1.3.1. Vai trò của tƣ vấn tâm lý trong trƣờng THCS ........................................18


ix


1.3.2. Mục tiêu của tƣ vấn tâm lý trong trƣờng học .........................................18
1.3.3. Nội dung của hoạt động tƣ vấn tâm lý trong trƣờng THCS ...................19
1.3.4. Các phƣơng pháp và hình thức tƣ vấn tâm lý trong trƣờng THCS ........21
1.3.5. Các lực lƣợng thực hiện hoạt động TVTL .............................................23
1.3.6. Các điều kiện phục vụ hoạt động TVTL ................................................24
1.3.7. Những khó khăn tâm lý điển hình của học sinh THCS ..........................24
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ Ở TRƢỜNG THCS .....................26
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý ..............................................26
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý .............................................26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM
LÝCHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..........................................................................31
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ..........................................................31
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ...................................................................................31
2.1.2. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát ................................................................31
2.1.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................32
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................33
2.1.5. Thời gian tiến hành khảo sát ..................................................................33
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GD-ĐT
CỦA QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................33
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng ..........................................................................................................................33
2.2.2. Tình hình GD-ĐT của quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng ...................34
2.3. THỰC TRẠNG HĐTVTL CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..........................36
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu tƣ vấn tâm lý trong trƣờng học .............36
2.3.2. Thực trạng đội ngũ tƣ vấn viên của các trƣờng THCS ..........................38
2.3.3. Thực trạng hoạt động của Tƣ vấn viên ..................................................39



x

2.3.4. Thực trạng nội dung hoạt động tƣ vấn tâm lí .........................................42
2.3.5. Thực trạng các phƣơng pháp và hình thức TVTL ..................................43
2.2.6. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động TVTL ..............................44
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐTVTL Ở CÁC TRƢỜNG THCS ....................46
2.4.1. Thực trạng nhận thức của GV, HS, CBQL về HĐTVTL.......................46
2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động tƣ vấn tâm lý ...........................49
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động tƣ vấn tâm lý ...........................50
2.4.4. Thực trạng quản lý phƣơng pháp và hình thức hoạt động tƣ vấn tâm lí.....52
2.4.5. Thực trạng quản lý các lực lƣợng tham gia hoạt động tƣ vấn tâm lí .....54
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động tƣ vấn tâm lí .......56
2.4.7. Đánh giá chung .......................................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................60
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN TÂM LÝ .......62
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI
CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................................62
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP .................................................62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .........................................................62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .........................................................62
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...........................................................62
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐTVTL CHO HS Ở CÁC TRƢỜNG THCS......63
3.2.1. Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên – Tƣ vấn viên về hoạt động
tƣ vấn tâm lý trong nhà trƣờng ..................................................................................63
3.2.2. Xây dựng kế hoạch HĐTVTL trong nhà trƣờng ..................................65
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy nhân sự làm công tác TVTL ...................................70
3.2.4. Thiết lập mơ hình tƣ vấn tâm lý tại các trƣờng THCS theo hƣớng tích cực
nhằm hình thành các kĩ năng xã hội. ............................................................................76

3.2.5.Tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ GV, TVV về năng lực TVTL ........................79
3.2.6. Giáo dục rèn luyện kĩ năng sống (KNS), giá trị sống (GTS) cho học sinh
của tƣ vấn viên thông qua các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. ........81


xi

3.2.7. Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ HĐTVTL trong trƣờng học ........................83
3.2.8.Tăng cƣờng quản lý việc kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật đối với
hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh .......................................................................84
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP .......................................................86
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ĐỀ XUẤT .......................................................................................................87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...........................................................................87
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ..........................................................................88
3.4.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm .....................................................................88
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................95
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt
CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh

CTTVTL

Công tác tƣ vấn tâm lý

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐNGLL

Hoạt động ngồi giờ lên lớp

HQ


Hiệu quả

HS

Học sinh

IHQ

Ít hiệu quả

KHQ

Khơng hiệu quả

KTH

Không thực hiện

KTX

Không thƣờng xuyên

NTV

Nhà tƣ vấn

RTX

Rất thƣờng xuyên


THCS

Trung học cơ sở

TT

Thỉnh thoảng

TVTL

Tƣ vấn tâm lí

TVV

Tƣ vấn viên

TX

Thƣờng xuyên

XH

Xã hội


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Thực trạng đối tƣợng khảo sát và địa bàn khảo sát

32

2.2

Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Hải Châu

35

2.3

Thực trạng tình hình đội ngũ tƣ vấn viên

38

2.4

Thực trạng hoạt động đội ngũ tƣ vấn viên

40


2.5

Thực trạng về điều kiện hỗ trợ HĐTVTL trong trƣờng học

47

2.6

Thực trạng quản lý mục tiêu CTTVTL tại các trƣờng THCS

48

2.7

Thực trạng quản lý xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt

51

động của CTTVTL
2.8

Thực trạng việc phối hợp với các tổ chức trong CTTVTL

55

2.9

Thực trạng cơng tác quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐTVTL


57

3.1

Mẫu xây dựng kế hoạch quản lý HĐTVTL

66

3.2

Mẫu bản kế hoạch theo đầu công việc

66

3.3

Mẫu bản kế hoạch theo tiến trình thời gian

66

3.4

Mẫu bản kế hoạch thể hiện biểu đồ phát triển về HĐTVTL

67

3.5

Sơ đồ hóa mơ hình phát triển tâm lí học đƣờng


78

3.6

Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi

79

của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho học sinh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - Đào tạo đƣợc xem là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp đổi mới giáo
dục ở nƣớc ta đang đi vào chiều sâu và đƣợc triển khai trên quy mô lớn, trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải tăng cƣờng
công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng
nhân tài.
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội, các
yêu cầu ngày càng cao của nhà trƣờng và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo
dục. Sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và
gây ra căng thẳng cho HS trong cuộc sống, học tập và trong quá trình phát triển.
Mặt khác, sự hiểu biết của HS về bản thân mình cũng nhƣ kỹ năng sống của các em
vẫn cịn hạn chế trƣớc những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy HS trong nhà trƣờng
phổ thông có thể có những rối loạn về tâm lý, rối loạn phát triển và kỹ năng nhà
trƣờng (nhƣ đọc, viết, tính tốn,…), những rối loạn cảm xúc nhƣ lo âu, trầm cảm
hay những rối loạn về hành vi (nhƣ gây rối, bỏ học ảnh hƣởng từ cuộc sống gia
đình, trộm cắp,…). Hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp khơng ít khó khăn

trong học tập, tu dƣỡng đạo đức, xây dựng lý tƣởng sống cho mình cũng nhƣ xác
định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ xung quanh.
Từ đó các hoạt động tƣ vấn tâm lý (TVTL) xuất hiện và ngày càng phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là những thành phố lớn.Theo các văn bản
pháp quy về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng nhƣ Luật Giáo dục, Điều lệ nhà
trƣờng, hay các Chỉ thị hàng năm của BGD&ĐT về nhiệm vụ năm học luôn đặt vấn
đề về công tác hỗ trợ tâm lý cho ngƣời học. Luật Giáo dục các văn bản năm 1998,
2005 và 2009 đều đề cập nhiệm vụ “bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời
học”(khoản 3 điều 72 Luật Giáo dục 2005); Điều lệ trƣờng THCS (chƣơng 4 điều
31 khoản 6) quy định nhiệm vụ tƣ vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các
em vƣợt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt. Nhƣ vậy hoạt


2

động trợ giúp tâm lý học đƣờng khơng chỉ đóng vai trị quan trọng đối với học sinh
(HS) mà nó còn rất cần thiết cho giáo viên, cha mẹ học sinh - những ngƣời có liên
quan đến “Sự nghiệp trồng ngƣời”.
Tuổi học sinh THCS (hay ở tuổi thiếu niên) lứa tuổi quá độ từ tình trạng trẻ
em sang trạng thái ngƣời lớn, từ chỗ chƣa trƣởng thành sang trƣởng hành. Sự
chuyển biến này xuyên suốt mọi mặt phát triển: cả giải phẫu-sinh lý, trí tuệ, lẫn đạo
đức và mọi dạng hoạt động của trẻ. Khác biệt cơ bản giữa lứa tuổi học sinh THCS
với các lứa tuổi khác nằm ở sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt thể chất, trí
tuệ, đạo đức. Sự phát triển ở đây đầy phức tạp và khó khăn nhất trong các lứa tuổi
học sinh. Tuy nhiên, đây lại là lứa tuổi quan trọng nhất cho sự hình thành nhân cách
trẻ em, khơng chỉ diễn ra sự cải tổ tận gốc rễ những cấu trúc tâm lý đã hình thành
trƣớc đây và xuất hiện những cấu trúc tâm lý mới, mà cịn hình thành những cơ sở
của hành vi có ý thức, của tính đạo đức, những định hƣớng xã hội, thái độ đối với
bản thân, với mọi ngƣời và với xã hội. Đồng thời ở lứa tuổi này những nét tính
cách, những hình thái cơ bản của hành vi liên nhân cách trở nên ổn định. [30,8]

Vì vậy các HS rất cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy cơ
giáo và cha mẹ, các em đều có nhu cầu cần đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời lớn để thốt
khởi sự khủng hoảng về tâm lý trong q trình phát triển của mình. Nói cách khác
vấn đề tƣ vấn học đƣờng cho học sinh về các lĩnh vực liên quan đến đời sống học
đƣờng đang trở thành vấn đề bức xúc mà nhà trƣờng và xã hội cần đƣợc đáp ứng.
Nhu cầu tƣ vấn học đƣờng càng bộc lộ rõ rệt hơn trong các mối quan hệ của học
sinh với cha mẹ, với bạn bè và thầy cô giáo. Bên cạnh đó, giáo viên và phụ huynh
học sinh cũng xuất hiện nhu cầu đƣợc tƣ vấn để phối hợp với các lực lƣợng khác
trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Hơn nữa trong môi
trƣờng học đƣờng hiện nay, không chỉ phổ biến các vụ bạo lực giữa học sinh với
nhau mà ở đó cịn diễn ra rất nhiều hành vi, cử chỉ và thái độ đi ngƣợc lại với các
yếu tố văn hóa học đƣờng. Đó có thể là thái độ thờ ơ với việc học hành, là những
hành vi vô lễ với thầy cơ,…
Đứng trƣớc thực trạng trên rất cần có những hoạt động tâm lý học đƣờng cho


3

HS. Việc xây dựng các hoạt động tâm lý cho HS trong trƣờng sẽ giúp cho giáo viên
và HS hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của các em để giúp đỡ và hƣớng cho các em phát triển một cách đúng
đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và ngƣời khác tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở Đà
Nẵng các hoạt động hỗ trợ tâm lý trong trƣờng học còn chƣa đƣợc thực hiện một
cách phổ biến và chƣa đƣợc chú trọng một cách hợp lý. Hoạt động tƣ vấn tâm lí của
các trƣờng THPT hiện nay mới đƣa vào thực hiện, còn đối với cấp THCS chỉ áp
dụng ở một số trƣờng thực hiện dự án “Hành trình yêu thương” năm học 20122013 nhƣng chƣa mang tính hệ thống và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣ vấn tâm lý
ngày càng cao ở học đƣờng.
Theo khảo sát hiện nay, một số trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng có lập các phịng tƣ vấn nhƣng hoạt động chƣa có hiệu quả cao do cơng tác
quản lý và do bất cập về đội ngũ tham gia hoạt động tƣ vấn tâm lý chƣa qua

trƣờng lớp đào tạo hoặc chƣa đƣợc bồi dƣỡng chuyên sâu về chuyên môn. Đối với
quận Hải Châu chỉ có trƣờng: Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã thành lập từ năm 20132014 nên việc quản lý các hoạt động tƣ vấn tâm lý ở các trƣờng THCS chỉ mang
tính hình thức, đối phó. Đa số học sinh khi gặp khó khăn đều tự mình giải quyết
hoặc chỉ tham khảo ý kiến qua các hình thức khác nhƣ: Tâm sự với bạn bè,
GVCN, cô TPT Đội hoặc sống thu mình thay vì đến phịng tƣ vấn tâm lý của nhà
trƣờng. Trƣớc thực trạng trên, việc thành lập các phòng tƣ vấn tâm lý học đƣờng
để giúp học sinh tháo gỡ những nút thắt trong nhận thức, cảm xúc và hành vi là
một việc làm có ý nghĩa và thiết thực. Vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích và đƣa ra
những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tƣ vấn tâm lý cho
học sinh THCS ở quận Hải Châu là rất cần thiết.
Quận Hải Châu một quận trung tâm của thành phố, luôn luôn đi đầu trong
mọi hoạt động và điều đặc biệt từ năm học 2015-2016 đã phối hợp với trƣờng Đại
học Sƣ phạm Đà Nẵng về mơ hình mới “Trường thực tập vệ tinh”, hàng năm nhà
trƣờng đã tiếp nhận nhiều sinh viên ở các khoa về thực tập, trong đó có Khoa tâm
lý giáo dục. Nên một lần nữa quận Hải Châu đƣợc thí điểm trong đó có trƣờng


4

THPT Phan Châu Trinh và trƣờng THCS Tây Sơn. Đây là cơ hội để chúng tôi cọ
xát và tiếp xúc với các em tâm lí có chun mơn thực tập tại trƣờng và quận mình.
Từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “ Quản lý hoạt động tƣ vấn tâm
lý cho học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà
Nẵng” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý
cho học sinh ở các trƣờng THCS, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tƣ
vấn tâm lý cho học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

- Khách thể:
Hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở các trƣờng THCS.
-Đối tƣợng:
Quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động TVTL và QLHĐTVTL ở các trƣờng THCS quận Hải Châu còn
nhiều bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐTVTL, xuất
phát từ đặc thù HĐTVTL, có thể đề xuất đƣợc các biện pháp hợp lý, khả thi để quản
lý HĐTVTL ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển tồn diện nhân cách học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh
THCS.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở các
trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý học sinh ở các trƣờng
THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.


5

6.Các phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp lý
thuyết, hệ thống hoá lý thuyết trong xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi dùng để khảo sát thực trạng cơng tác tƣ
vấn tâm lí và thực trạng quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý học sinh ở các trƣờng
THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đối tƣợng điều tra là lãnh đạo Phòng GD-ĐT, lãnh đạo các trƣờng, giáo viên
chủ nhiệm, cán bộ, TPT Đội, giáo viên thực hiện công tác tƣ vấn tâm lý, học sinh
các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Kết quả điều tra,
khảo sát đƣợc phân tích để tìm ra những thơng tin cần thiết theo hƣớng nghiên cứu
của đề tài.
Phƣơng pháp phỏng vấn dùng ngun cứu thực trạng về quản lí cơng tác
TVTL, Các biện pháp quản lí TVTL, các điều kiện phục vụ hoạt động của TVTL,...
đối với CBQL Phòng Giáo dục, CBQL các trƣờng THCS, giáo viên và học sinh,
Đoàn TN.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm dùng trong xây dựng các biện pháp quản lý.
Phƣơng pháp nguyên cứu hồ sơ: Bao gồm hồ sơ về quản lý HĐTVTL gồm các
chỉ thị, công văn, kế hoạch, báo cáo,... trong hoạt động TVTL ở trƣờng.
6.3. Phƣơng pháp hỗ trợ
Phƣơng pháp thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: 10 trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
- Về thời gian nghiên cứu: Thực trạng vấn đề đƣợc nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ 2015 đến 2017.
- Đề xuất biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với hoạt động tƣ vấn tâm lý
cho học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2017-2020.


6

8. Bố cục của đề tài: có 3 Phần
Phần 1. Phần mở đầu
Phần 2. Phần nội dung
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý ở các

trƣờng THCS
Chƣơng 2. Thực trạng quản lí hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở các
trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3. Các biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở
các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Phần 3. Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
TÂM LÝ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động tƣ vấn tâm lý trên thế giới
a. Lịch sử tư vấn tâm lí trên thế giới
Tƣ vấn là một ngành nghề đại diện cho sự hợp nhất lại của nhiều sự ảnh
hƣởng nhƣ phong trào đấu tranh để có đƣợc những biện pháp điều trị nhân đạo cho
bệnh nhân tâm thần từ thế kỷ XIX ở Pháp nhƣ phân tâm học-Freud; những khảo
cứu khoa học và phƣơng pháp tiếp cận hành vi; sự ra đời và đƣợc chuẩn hoá các
trắc nghiệm tâm lý; tâm lý học hiện sinh; tâm lý học nhân văn và những thành tựu
rõ ràng của lĩnh vực hƣớng nghiệp, tƣ vấn nghề.
* Sự phát triển của TVTL diễn ra theo các giai đoạn sau:
Từ 1900 đến 1950: Những tiền đề cho sự ra đời của ngành TVTL.
Tiền đề đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của công tác hƣớng nghiệp, tƣ vấn
nghề và sự ra đời của những NTV nghề đầu tiên.
Đầu thế kỷ XX, công tác xã hội đã mang lại quan tâm và những thay đổi trong
công tác giáo dục; tâm thần học làm biến đổi về chất các phƣơng pháp chữa trị cho

bệnh nhân tâm thần; phân tâm học và những liệu pháp liên quan đƣợc ứng dụng
rộng rãi; hiệu quả của các trắc nghiệm và cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự
phát triển xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con ngƣời. Nhìn một
cách tinh tế, mỗi một sự kiện này đều ảnh hƣởng đến công tác hƣớng dẫn tƣ vấn
nghề và sự ra đời của tham vấn.
Frank Parsons (1854-1908) là ngƣời sáng lập ra ngành hƣớng nghiệp, tƣ vấn
nghề ở Mỹ. Bắt đầu sự nghiệp với tƣ cách là một nhân viên công tác xã hội ở
Boston, đƣợc sự hậu thuẫn của những quan chức lãnh đạo cộng đồng ở đây, ông đã
xuất bản cuốn sách “Cẩm nang hƣớng nghiệp” (Vocational Bureau) nhằm trợ giúp
các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một
nghề nghiệp thành công và hiệu quả.


8

Năm 1909, sau khi ông qua đời một năm, cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing
a Vocation) đƣợc xuất bản và ngay lập tức nó đƣợc coi là sự cống hiến lớn lao cho
công tác hƣớng dẫn tƣ vấn nghề. Boston trở thành địa điểm tổ chức Hội nghị công
tác hƣớng dẫn tƣ vấn nghề nghiệp đầu tiên. Kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra
đời của Hiệp hội tƣ vấn hƣớng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA) năm 1913, tổ chức tiền
nhiệm của Hiệp hội tham vấn Mỹ sau này. Mục đích chính của Parsons đối với cơng
tác hƣớng nghiệp, tƣ vấn nghề luôn đƣợc thể hiện trong “3 quá trình” sau:
Một là: Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng, sở thích hồi
bão, nguồn lực cũng nhƣ những hạn chế của bạn đối với nghề; động lực thúc đẩy
bạn chọn nghề.
Hai là: Kiến thức về những yêu cầu, điều kiện của thành công, những thuận lợi
và khó khăn; sự đền bù; những cơ hội và những triển vọng phát triển trong các giới
hạn khác nhau của công việc.
Ba là: Nguyên nhân thực sự trong mối liên hệ của hai nhóm trong thực tế.
Tham vấn chính thức ra đời vào những năm 1930 do cơng của E.G

Williamson (1900-1979). Lần đầu tiên trong lịch sử một lý thuyết hoàn chỉnh của
tham vấn đƣợc đƣa ra, phân biệt rõ rệt với thuyết phân tâm học đang thịnh hành thời
bấy giờ của Freud.
Cách tiếp cận của Williamson bƣớc đầu đã vƣợt qua những ý tƣởng của Frank
Parsons. Mặc dù có nguồn gốc từ cơng tác hƣớng nghiệp, tƣ vấn nghề nhƣng hƣớng
tiếp cận này đã đƣợc thay đổi và đƣợc xem nhƣ là một hƣớng tiếp cận hữu cơ với
tham vấn và trị liệu tâm lý. Nét đặc trƣng và những nhân tố chính của nó liên quan
đến một chuỗi hoạt động 5 bƣớc, bao gồm:
1. Phân tích đánh giá vấn đề và có đƣợc hồ sơ về sự tiếp xúc và những trắc
nghiệm đối với thân chủ.
2. Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thơng tin để hiểu vấn đề.
3. Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề.
4. Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết.
5. Theo dõi, đảm bảo sự theo dõi đích thực, sát sao với TC.[67,8]


9

Từ 1950-2000: Sự ra đời và phát triển của tham vấn hiện đại những năm 50
của thế kỷ XX tham vấn hiện đại đƣợc ra đời gắn liền với tên tuổi của Carl Rogers,
nhà Tâm lý học Mỹ theo trƣờng phái tâm lý học nhân văn. Cuốn sách thứ hai của
ơng có tựa đề “Thân chủ - Trọng tâm trị liệu” (Client - Centered Therapy) xuất bản
năm 1951 để khẳng định “một cách tiếp cận trị liệu mới nhấn mạnh đến các giá trị
nhân văn và nhấn mạnh đến sự trắc nghiệm có ý thức của từng cá nhân”.[83,12]
Hiện nay đang có những quan điểm rất đa dạng bàn về việc nhà tham vấn nên
dùng phƣơng pháp tham vấn nào. Trên thế giới đang tồn tại rất nhiều cách tham vấn.
Một số theo quan điểm của phân tâm tìm ra những nguồn gốc từ vô thức,
những cơ chế tự vệ do lo hãi, sự chuyển vai tích cực,…
Số khác, theo phép trị liệu hành vi cảm xúc thuần túy là cho lời khuyên trực
tiếp, giải thích trực tiếp hành vi của thân chủ do thân chủ xuất phát từ niềm tin phi

lý dẫn đến những cảm nghĩ tiêu cực.
Số khác, chủ yếu theo phép trị liệu Gestalt nhấn mạnh nhiều đến kinh nghiệm
hiện tại của cảm xúc - tƣ tƣởng.
Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn trong giai đoạn hiện nay là
tập trung vào lĩnh vực văn hố hay cịn gọi là tham vấn xun văn hố. Các nhà
tham vấn hiện nay đều cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu
nhà tham vấn khơng nắm đƣợc nền tảng văn hố của khách hàng.
b. Lịch sử tư vấn tâm lý học đường
Tƣ vấn tâm lý học đƣờng (School Counselling) hay còn gọi là tƣ vấn học
đƣờng là một nhánh ngành tƣ vấn tâm lý đƣợc xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa
kỳ. Jesse B. Davis có thể đƣợc xem là một trong những ngƣời đầu tiên trong lĩnh
vực này khi giới thiệu một chƣơng trình “Những hƣớng dẫn về nghề nghiệp và đạo
đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trƣờng công. Frank
Parsons, đƣợc xem nhƣ cha đẻ của nghề Hƣớng dẫn (còn gọi là Khải Đạo), đã viết
cuốn sách “Chọn lựa một nghề” vào năm 1909 qua đó trình bày phƣơng pháp kết
nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp; Jesse B. Davis,
Frank Parsons, Eli Weaver và nhiều ngƣời khác nữa đã tạo thành một trào lƣu thúc
đẩy cho sự phát triển của ngành tham vấn học đƣờng.


10

Những năm 1930, lý thuyết đầu tiên về Khải đạo đƣợc giới thiệu: Lý thuyết
về các nhân tố và đặc điểm của E.G.Williamson, (E.G.Williamson’s Trait and
Factor Theory). Lý thuyết này trở nên nổi tiếng nhƣ là một sự chỉ đạo cho hoạt
động tham vấn.
Năm 1940, đạo luật George Barden (George Barden Act) - đạo luật về giáo
dục hƣớng nghiệp - ra đời đã mang lại những nguồn lực quan trọng cho sự phát
triển và hỗ trợ hoạt động khải đạo và tham vấn trong môi trƣờng học đƣờng cũng
nhƣ những môi trƣờng khác. Đây là lần đầu tiên những nhà tham vấn học đƣờng,

những kiểm huấn viên địa phƣơng và các tiểu ban nhận đƣợc những hỗ trợ chính
thức từ chính phủ.
Năm 1957, năm mà vệ tinh Sputnik của Nga đƣợc phóng vào quỹ đạo cũng là
thời điểm mà ngành tham vấn và khải đạo đƣợc “phóng lên”.
Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học ra đời, cung cấp nguồn
quỹ để phát triển những cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo. Đến những năm
1980 và 1990, nhu cầu về việc làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà tham vấn
học đƣờng đƣợc xuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn đề pháp lý liên quan.
Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chƣơng trình tham vấn học
đƣờng ra đời và kể từ đó, ngành tham vấn học đƣờng đƣợc xem đã hoàn thiện.
Hiện nay, hiệp hội các nhà tham vấn học đƣờng Hoa Kỳ đƣợc xem là nguồn
tham khảo và kiểu mẫu cho các chƣơng trình tham vấn tâm lý học đƣờng của hầu
hết các nƣớc trên thế giới. ASCA hiện có hơn 23.000 hội viên trên tồn thế giới và
là một phân hội của ACA với hơn 60.000 hội viên trên toàn thế giới.[32.35]
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tƣ vấn tâm lý ở Việt Nam
Tƣ vấn tâm lý ở Việt Nam chƣa có một lịch sử nghề nghiệp và bề dày nhƣ tƣ
vấn tâm lý trên thế giới, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức tự phát của việc ra
đời các dịch vụ tƣ vấn tình u, hơn nhân, gia đình, sức khoẻ sinh sản,… trên khía
cạnh thực hành và một số bài báo, tác phẩm ít ỏi về lý thuyết.
Ở Việt Nam, vào những năm chín mƣơi của thế kỉ XX, một loạt các hoạt động
bề ngồi có vẻ rời rạc, khác nhau nhƣ sự hình thành các trung tâm cơng tác xã hội


×