Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

on thj

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.35 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Phân tích hình ảnh người mẹ Tà -ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em </i>
<i>bé trên lưng mẹ” (của Nguyễn Khoa Điềm)</i>


Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Bắc-Nam. Thời kì này, cuộc sống của
cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu (phần lớn là những vùng miền núi) rất
gian nan, thiếu thốn. Cán bộ, nhân dân ta vừa phải bám rẫy, bám đất để tăng
gia sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ. Bài thơ là lời hát ru
những em bé dân tộc Tà-ôi lớn trên lưng mẹ ở vùng chiến khu Trị-Thiên
trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.


Hình ảnh người mẹ Tà-ơi trong bài thơ, qua từng đoạn thơ với từng khúc hát
ru được gắn với hồn cảnh, cơng việc cụ thể.


Ở khúc thứ nhất, người mẹ hiện lên với dáng tần tảo, lam lũ, vất vả với công
việc giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ giã gạo, con vẫn trên lưng mẹ. Câu thơ: “Vai
<i>mẹ gầy nhấp nhô làm gối” thật cảm động. Mẹ gầy vì cơng việc giúp ni bộ </i>
đội đánh giặc. Mẹ gầy vì ni cho con nhanh lớn. Nhưng trái tim của mẹ vẫn
hát về ước mơ:


<i>“Mai sau con lớn vung chày lún sân”</i>


Trong khúc ru thứ hai, diễn tả công việc mẹ lên núi trỉa bắp. Câu thơ: “Lưng
<i>núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” hình thành theo kết cấu đối lập làm nổi bật hình </i>
ảnh me với cơng việc vất vả. Núi thì to, nương bắp thì rộng, mà sức mẹ có
hạn. Trên lưng mẹ, em vẫn ngủ say:


<i>“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi</i>
<i>Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”</i>



Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ sau được chuyển nghĩa (ẩn dụ): Cu Tai là
mặt trời của mẹ. Em còn là tất cả của mẹ, là lí tưởng, là hi vọng của mẹ. Mẹ
mơ ước về con:


<i>“Mai sau lớn lênphát mười Ka-lưi”</i>


Đến khổ thứ ba, lời ru đồn đập, mạnh mẻ, gấp rút, bởi “giặc Mỹ đến đánh”,
đuổi ta phải rời suối rời nương “Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối”. Mẹ
phải chuyển lán, đạp rừng , cùng tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường,
em vẩn trên lưng:


<i>“Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường </i>
<i>Từ trong đói khổ em vào Trương Sơn”</i>


Trong khói lửa của chiến tranh mẹ mong ước: “Mai sau con lớn làm người
<i>tự do”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

mong cho đất nước độc lập, tự do.


Lời ru gắn với tình yêu con tha thiết của người mẹ dân tộc Tà-ôi.


Lời ru thủ thỉ những điều đang diển tả trong thực tại mà người con chưa thể
biết:


<i>“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội</i>


<i>Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng</i>
<i>Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi</i>


<i>Vai mẹ gầy nhấp nhơ làm gối </i>


<i>Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”</i>


Lời ru theo nhịp giã gạo, mỗi câu bị ngắt nhịp làm hai như theo nhịp chày,
nhịp thở. Hai mẹ con cùng chung một nhịp, mẹ làm việc, con ngủ ngon
<i>“Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”. Hai từ “Nghiêng” đứng trong </i>
một câu thơ thể hiện niềm say mê của mẹ hoà cùng giấc ngủ của bé. Mẹ làm
việc khổ cực trong hiện tại, nhưng lời ru của mẹ cao vút đến ngày mai. “Mai
<i>sau con lớn vung chày lún sân!!..</i>


Lời ru trên nương khi trỉa bắp ở trên núi Ka-lưi, vẫn theo nhịp “chọc lỗ” trỉa
bắp nhưng hình ảnh lúc này thiên về đối lập “Lưng núi to- lưng mẹ nhỏ” và
đối xứng “Mặt trời của bắp- mặt trời của mẹ”, tất cả tốt lên tình thương vơ
hạn của người mẹ nghèo vẫn thương con, thương cách mạng, “mặt trời của
<i>mẹ em nằm trên lưng”- người mẹ vừa chịu đựng cái nóng vừa tha thiết yêu </i>
thương.


Lời ru của mẹ khơng chỉ hướng vào thực tại mà cịn hướng về tương lai:
<i>“Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi</i>


<i>Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói</i>
<i>Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều</i>


<i>Mai sau con lớn phát mười Ka-Lưi”</i>


Khi chuyển lán, trong lời ru thứ ba, nhịp thơ vẫn ngắt đơi, mỗi dịng theo
bước chân đi nhưng lời thơ xếp theo lối hùn điệp, đuổi nhau giục giã, khẩn
trương:


<i>“Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng</i>
<i>Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối</i>


<i>... ...</i>
<i>Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”.</i>


Cũng như đoạn thơ trên, lời ru của mẹ hướng vào đất nước, hướng vào
tương lai chiến thắng”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình cảm đối với cán bộ,
xóm làng, đất nước. Tình u của người mẹ Tà- ơi gắn liền với tình cảm cao
đẹp khác. Đó là lòng thương yêu bộ đội, yêu thương dân làng, yêu thương
đất nước. Những lời ru của người mẹ cịn thể hiện ước mơ và ý chí của nhân
dân ta. Người mẹ mong con lớn lên giúp mẹ giã gạo “vung chày lún sân”,
giúp mẹ trỉa ngô, làm rẫy “phát mười Ka-lưi”. Đó là niềm mong ước mọi
người được sống ấm no “hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều”. Lời hát ru
còn thể hiện ý chí chiến đấu, khát vọng tự do và niềm tin vào thắng lợi của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:


<i>“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ</i>
<i>Mai sau con lớn làm người tự do...”</i>


Bài thơ xây dựng hình ảnh người mẹ Tà-ơi, ni con thơ mà làm đủ mọi
việc cho cơng cuộc chống Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung cho đất nước.
Một người mẹ tuy lao động nhọc nhằn mà ước mơ bay bổng, toát lên một
niềm tin vững chắc cho tương lai. Đây là một hình tượng hiếm có trong thơ
ca cách mạng hiện đại, sánh cùng với những hình tượng khác hình ảnh người
mẹ khác trong hai cuộc chiến của dân tộc ta đó là: mẹ Tơm, mẹ Suốt, người
mẹ-người cầm súng Út Tịch...đã góp nên một bài ca của những người mẹ
Việt Nam anh hùng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” với tám
chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng.


</div>


<!--links-->
TL on tap CNXH CHƯƠNG I.doc
  • 12
  • 745
  • 1
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×