Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập chương este lipit để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

VÕ THỊ KIM THOA

Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ESTE-LIPIT
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ESTE-LIPIT
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Kim Thoa
Lớp

: 13SHH



Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Ngô Minh Đức

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐHSP

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Võ Thị Kim Thoa
Lớp
: 13SHH
1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng este-lipit để phát triển năng lực
cho học sinh lớp 12”.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc xây dựng hệ thống bài tập chƣơng
este - lipit để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12.
- Tìm hiểu lý thuyết, bài tập và các phƣơng pháp giải bài tập chƣơng este-lipit.
- Xây dựng hệ thống bài tập với nhiều cách giải và phân tích cách học sinh chọn đáp
án khi làm bài tập chƣơng este-lipit với nội dung sách giáo khoa lớp 12, chƣơng
trình cơ bản ở trƣờng THPT.
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Minh Đức
4. Ngày giao đề tài
: 22/9/2016
5. Ngày hồn thành

Chủ nhiệm Khoa
(Kí và ghi rõ họ, tên)

: 27/4/2017
Giáo viên hƣớng dẫn
(Kí và ghi rõ họ, tên)

PGS. TS. Lê Tự Hải
TS. Ngô Minh Đức
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 28 tháng 4 năm 2017
Kết quả điểm đánh giá …………
Ngày….tháng….năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là thầy cơ khoa Hóa học của
trƣờng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báo cho chúng em trong suốt thời gian học tập tai trƣờng. Và em cũng xin chân
thành cảm ơn thầy Ngô Minh Đức đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hồn thành bài khố
luận này.
Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ trình độ lí luận, kinh nghiệm thực tiễn còn
hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của thầy, cơ để em học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày… tháng … năm 2017
Sinh viên


Võ Thị Kim Thoa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV
HS

: Giáo viên
: Học sinh

PTHH
PTN

: Phƣơng trình hố học
: Phịng thí nghiệm

PTPƢ

: Phƣơng trình phản ứng

NL
CTCT

: Năng lực
: Công thức cấu tạo

CTPT
SGK
ĐH-CĐ


: Công thức phân tử
: Sách giáo khoa
: Đại học – Cao đẳng

THPT
BGDĐT
BVHTTDL
BTHH

: Trung học phổ thông
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
: Bài tập hóa học


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số

Tên các hình vẽ

Trang

Hình 1

Thứ tự nhiệt độ sơi tăng dần của các este

39

Hình 2


Mùi hƣơng của các este trong thực phẩm.

78

Hình 3

Thí nghiệm điều chế chất lỏng Y.

80


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................................... 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 2
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 4
1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ....................................... 4
1.1.1. Định hƣớng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015 ............................ 4
1.1.2. Khái niệm năng lực .......................................................................................................... 6
1.1.3. Cấu trúc của năng lực ...................................................................................................... 7
1.1.4. Quá trình hình thành năng lực ......................................................................................... 8
1.1.5. Năng lực của học sinh ....................................................................................................... 9
1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh ..................................................................................... 9
1.1.7. Năng lực trong bộ mơn hóa học. ...................................................................................... 9

1.1.8.Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hƣớng phát triển năng lực
cho học sinh. 11
1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC ......................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học .............................................................................................. 13
1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học .................................................. 13
1.2.3. Phân loại chi tiết bài tập hoá học ở trƣờng phổ thơng .................................................... 14
1.3. QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP HĨA HỌC VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CỦA HỌC SINH ...................................................................................................................... 16
1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
HỌC SINH ................................................................................................................................ 17
1.4.1. Quán triệt mục tiêu dạy học ............................................................................................ 17
1.4.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung ............................................................ 17
1.4.3. Phát huy tính tích cực của học sinh ................................................................................ 17


1.4.4. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................................................... 18
1.4.5. Đảm bảo tính thực tiễn.................................................................................................... 18
1.4.6. Phù hợp với trình độ, đối tƣợng HS ................................................................................ 18
1.5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP HĨA HỌC TRONG HỌC TẬP MƠN HĨA
HỌC Ở TRƢỜNG THPT ......................................................................................................... 19
1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016.......................................................... 19
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ESTE –
LIPIT HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................................. 24
CỦA HỌC SINH LỚP 12 ......................................................................................................... 24
2.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƢƠNG ESTE- LIPIT .............................................. 24
2.1.1. Vị trí – ý nghĩa – tầm quan trọng của chƣơng ................................................................ 24
2.1.2. Mục tiêu của chƣơng ...................................................................................................... 24
2.1.3. Cấu trúc nội dung của chƣơng ........................................................................................ 25
2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ESTELIPIT HÓA HỌC 12 ................................................................................................................ 25
2.3. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ................................................................................................. 27

2.3.1. Khái niệm este ................................................................................................................ 27
2.3.2. Khái niệm lipit (chất béo) ............................................................................................... 29
2.3.3. Khái niệm và phƣơng pháp sản xuất xà phòng. .............................................................. 31
2.3.4. Các dạng bài tập trong đề thi tuyển sinh đại học- cao đẳng ........................................... 32
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƢƠNG ESTE-LIPIT ............................................ 76
3.1. Bài “Este” .......................................................................................................................... 76
3.2. Bài “Lipit”.......................................................................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục (28/12/2001) đã nêu: Đổi mới và hiện
đại hóa phƣơng pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy
giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri
thức, dạy cho ngƣời học phƣơng pháp học, tự thu nhận thơng tin một cách có hệ
thống và có tƣ duy phê phán, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cƣờng tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập.
Nhƣ vậy nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục: Đào tạo đƣợc những con ngƣời tích
cực, chủ động, sáng tạo. Nhƣng thực tế, nhiều cơng trình nghiên cứu về thực trạng
giáo dục hiện nay cho thấy: Chất lƣợng nắm kiến thức của học sinh còn chƣa cao,
đặc biệt việc phát huy năng lực nhận thức, năng lực tƣ duy, năng lực giải quyết vấn
đề không đƣợc chú ý rèn luyện đúng mức. Trong dạy học hóa học, để nâng cao chất
lƣợng dạy học bằng nhiều biện pháp và phƣơng pháp khác nhau.Trong đó bài tập
hóa học với tƣ cách là một phƣơng pháp pháp dạy học, có vai trị rất lớn trong việc
củng cố, đào sâu, mở rộng, hoàn thiện kiến thức lí thuyết và rèn luyện cho học sinh
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giải bài tập hóa học địi hỏi học sinh hoạt
động tích cực của trí tuệ, tự lực sáng tạo nên có tác dụng rất lớn đến sự phát triển
năng lực nhận thức và năng lực tƣ duy cho học sinh. Hiện nay, hệ thống bài tập hóa
học để phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy cho học sinh tƣơng đối ít, chƣa có hệ

thống, cịn nặng về tính tốn, chƣa đi sâu về bản chất môn học, chƣa khai thác hết
khả năng tƣ duy của ngƣời học và cũng chƣa phục vụ tốt cho hình thức kiểm tra
đánh giá trắc nghiệm khách quan. Do vậy, cần nghiên cứu, bổ sung, đổi mới, làm
cho bài tập hóa học ngày càng phong phú hơn.
Là một sinh viên trƣờng Đại Học Sƣ Phạm– Đại Học Đà Nẵng, đƣợc lĩnh hội
những kiến thức chuyên sâu, nay cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa hóa học, đặc biệt là thầy Ngơ Minh Đức, em mong muốn xây dựng một hệ
thống bài tập tự luận và trắc nghiệm hóa học theo từng chƣơng có chất lƣợng, phục
vụ tốt cho việc phát tiển năng lực cho học sinh THPT, đồng thời cũng làm phong
phú thêm hệ thống bài tập hiện nay. Chính vì vậy em đã lựa chọn vấn đề “Xây
dựng hệ thống bài tập chƣơng este-lipit để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng Este - Lipit hóa học 12 góp phần phát
triển năng lực nhận thức và tƣ duy cho học sinh.
- Giúp học sinh nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của HS góp phần đổi mới
phƣơng pháp học và làm bài tập.
- Chia sẻ các phƣơng pháp học và xây dựng một số dạng bài tập có sử dụng nhiều
phƣơng pháp giải trong chƣơng este-lipit chƣơng trình hóa học lớp 12.
- Thông qua các bài tập thực tiễn và hình vẽ để phát triển năng lực cho HS.
- Xây dựng một số giáo án có vận dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực cho
HS.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Việc sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực trong dạy và học phần
“chƣơng este-lipit” hóa học lớp 12 ở trƣờng THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu:

Là quá trình dạy và học chƣơng este-lipit hóa học lớp 12 ở trƣờng THPT.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan vấn đề
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và tƣ duy.
- Nghiên cứu phƣơng pháp giải bài tập theo hƣớng trắc nghiệm.
- Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa bộ mơn hóa học ở trƣờng
THPT.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chƣơng Este- Lipit hóa học 12.
- Hƣớng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng trong quá trình học một
cách hợp lí.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và
các biện pháp đề xuất từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng chúng trong việc
phát triển năng lực nhận thức và năng lực tƣ duy của học sinh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chƣơng “Este-lipit” sách giáo khoa hóa học 12.
2


6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, để đạt đƣợc các mục đích đã nêu, em đã sử dụng hệ
thống các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa
học cơ bản liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các dạng bài tập để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12.
- Truy cập thông tin, bài giảng và các bài tập thực tiễn trên mạng internet.
- Phân tích, tổng hợp.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển nhận thức, tƣ duy và các phƣơng pháp sử

dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực nhận thức, tƣ duy cho học sinh.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chƣơng este- lipit hóa học 12.
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý thuyết trọng tâm và bài tập chƣơng este- lipit
nói chung và phƣơng pháp giải bài tập theo nhiều cách nói riêng đã xây dựng đƣợc
một số phƣơng pháp giúp học sinh phát triển năng lực giải bài tập về chƣơng este lipit phù hợp với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1.1. Định hƣớng đổi mới căn bản tồn diện Giáo dục phổ thơng sau 2015
[web]
 Đối với công tác quản lý
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà
trọng tâm là đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự học của học sinh.
- Các sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trƣờng thực hiện các hoạt động đổi mới
phƣơng pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dƣỡng, tập huấn
về phƣơng pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm chuyên môn,
cụm trƣờng; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên khen thƣởng các đơn
vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học và các hoạt
động hỗ trợ chuyên môn khác.
- Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”.
Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng lấy hoạt động của học sinh làm
trung tâm, ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến ngƣời học
nhƣ: Học sinh học nhƣ thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội
dung và phƣơng pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh khơng,
kết quả học tập của học sinh có đƣợc cải thiện khơng? cần điều chỉnh điều gì
và điều chỉnh nhƣ thế nào?

- Triển khai xây dựng Mơ hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của mơ hình này là đổi
mới đồng bộ phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hƣớng khoa học, hiện
đại; tăng cƣờng mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phƣơng pháp
tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và
đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn
bị cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và
quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phục vụ đổi mới
chƣơng trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
- Triển khai thí điểm phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thơng theo
Hƣớng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các
trƣờng và các địa phƣơng tham gia thí điểm. Mục đích của việc thí điểm là nhằm:
4


(1) Khắc phục hạn chế của chƣơng trình, sách giáo khoa hiện hành, góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học, hoạt động giáo dục của các trƣờng phổ thông tham gia thí
điểm; (2) Củng cố cơ chế phối hợp và tăng cƣờng vai trò của các trƣờng sƣ phạm,
trƣờng phổ thông thực hành sƣ phạm và các trƣờng phổ thông khác trong các hoạt
động thực hành, thực nghiệm sƣ phạm và phát triển chƣơng trình giáo dục nhà
trƣờng phổ thơng; (3) Bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển
chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thơng cho đội ngũ giảng viên các
trƣờng/khoa sƣ phạm, giáo viên các trƣờng phổ thơng tham gia thí điểm; (4) Góp
phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thơng sau năm 2015.
- Triển khai áp dụng phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; sử dụng di
sản văn hóa trong dạy học theo Hƣớng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày
16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho giáo viên.

- Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phƣơng pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá
nhƣ: Hƣớng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTH,
ngày 30/12/2010 về việc Hƣớng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao
quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tƣ duy. Đề thi các mơn khoa
học xã hội đƣợc chỉ đạo theo hƣớng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy
nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Bƣớc đầu tổ chức
các đợt đánh giá học sinh trên phạm vi quốc gia, tham gia các kì đánh giá học sinh
phổ thông quốc tế (PISA). Tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải
quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học; Cuộc thi nghiên cứu
khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh trung
học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới
hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học; đổi mới hình thức và phƣơng pháp đánh
giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh.
- Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói khơng với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế đƣợc nhiều tiêu
cực trong thi, kiểm tra.
5


 Đối với giáo viên
- Đơng đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phƣơng pháp dạy học.
Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới
đồng bộ phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Một số giáo viên đã vận dụng đƣợc các phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học đƣợc nâng cao; vận dụng
đƣợc qui trình kiểm tra, đánh giá mới.
 Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những
năm qua đã đƣợc đặc biệt chú trọng. Nhiều dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
đang đƣợc triển khai thực hiện trên phạm vi cả nƣớc đã từng bƣớc cải thiện điều
kiện dạy học và áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở các trƣờng trung học,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trƣơng tăng cƣờng hoạt động tự làm thiết bị dạy học
của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của
giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học ở trƣờng trung học phổ thơng.
Với những tác động tích cực từ các cấp quản lý giáo dục, nhận thức và chất lƣợng
hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của các trƣờng trung
học cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lƣợng giáo dục
và dạy học từng bƣớc đƣợc cải thiện.
1.1.2. Khái niệm năng lực [10]
Năng lực Theo Từ điển Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân, “NL là khả năng
đảm nhận công việc và thực hiện tốt cơng việc đó nhờ có phẩm chất đạo đức và
trình độ chun mơn.”
Đinh Quang Báo đã đƣa ra khái niệm về NL nhƣ sau: “NL là một thuộc tính
tích hợp nhân cách, tổ hợp các đặc tính tâm lí của cá nhân, phù hợp với những yêu
cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”.
Nhƣ vậy, có thể nhìn nhận một cách tổng qt, NL ln gắn với khả năng thực
hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không dừng lại ở hiểu. Hành động “làm” ở đây lại
gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ để đạt đƣợc kết quả.
6


1.1.3. Cấu trúc của năng lực [10]
-Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ khả năng đánh giá kết quả chuyên mơn một cách
độc lập, có phƣơng pháp và chính xác về mặt chun mơn. Nó đƣợc tiếp nhận qua

việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức tâm lý vận
động.
-Năng lực phƣơng pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành
động có kế hoạch, định hƣớng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn
đề. Năng lực phƣơng pháp bao gồm năng lực phƣơng pháp chung và phƣơng pháp
chuyên môn. Trung tâm của phƣơng pháp nhận thức là ngững khả năng tiếp nhận,
xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc học
phƣơng pháp luận - giải quyết vấn đề.
-Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt đƣợc mục đích trong những
tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng nhƣ những nhiệm vụ khác nhau trong sự
phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc học giao
tiếp.
-Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá đƣợc
những cơ hội phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ
chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc học cảm xúc đạo đức và liên quan đến tƣ duy và hành động tự chịu trách nhiệm.
Mơ hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo
UNESCO:

7


Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hƣớng phát triển
năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri
thức, kỹ năng chun mơn mà cịn phát triển năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội
và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ
chặt chẽ. Năng lực hành động đƣợc hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực
này.
1.1.4. Quá trình hình thành năng lực [10]
- Tƣ chất với sự hình thành và phát triển năng lực
Tƣ chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh

và những chức năng của chúng đƣợc biểu hiện trong nhũng hoạt động đầu tiên của
con ngƣời. Trong tƣ chất ngoài những yếu tố bẩm sinh di truyền cịn có những yếu
tố tự tạo trong cuộc sống cá thể. Những đặc điểm di truyền có đƣợc bảo tồn và thể
hiện ở thế hệ sau hay khơng và thể hiện mức độ nào, điều đó hồn toàn do hoàn
cảnh sống quyết định. Nhƣ vậy, tƣ chất là một trong những điều kiện hình thành
năng lực, nhƣng tƣ chất không qui định trƣớc sự phát triển của các năng lực. Trên
cơ sở của tƣ chất, có thể hình thành những năng lực rất khác nhau trong hoạt động,
điều đó cịn tùy thuộc vào điều kiện sống và hoạt động của mỗi cá nhân.
- Điều kiện xã hội với sự hình thành và phát triển năng lực.
Năng lực con ngƣời chỉ đƣợc hình thành và phát triển trong điều kiện sống
và điều kiện của con ngƣời đó. Nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội và xã hội là
yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển năng lực. Xã hội ngày càng phát triển
thì năng lực con ngƣời ngày càng phát triển theo để đáp ứng với yêu cầu xã hội.
Năng lực con ngƣời con phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội, sự phân công lao
động của xã hội, sự giáo dục, … trong đó giáo dục là tác động tích cực nhất của xã
hội đối với sự hình thành và phát triển năng lực của cá nhân. Bởi vì, năng lực là
điều kiện để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ln có mối quan hệ thống nhất với
nhau. Năng lực không biểu hiện trong tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà nó đƣợc phát hiện
ra trong q trình lĩnh hội tri thức.
Năng lực của mỗi ngƣời dựa trên cơ sở tƣ chất, nhƣng điều chủ yếu là năng
lực đƣợc hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con ngƣời
dƣới tác động của dạy học và giáo dục. Vì vậy, vấn đề phát hiện và bồi dƣỡng năng
lực, năng khiếu là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lƣợc giáo dục nhằm:
8


nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài… Việc hình thành và phát
triển các phẩm chất nhân cách là phƣơng tiện có hiệu quả nhất để phát triển năng
lực. Mỗi ngƣời đếu có năng lực đối với một hoạt động nào đó. Vì vậy, khi phân
cơng lạo động ta cần phải tìm hiểu năng lực của mỗi ngƣời sao cho phù hợp với

từng loại công việc.
1.1.5. Năng lực của học sinh
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ
năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí
vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra
cho chính các em trong cuộc sống.
Năng lực học sinh là một cấu trúc động (trừu tƣợng), có tính mở, đa thành tố,
đa tầng bậc, hàm chứa trong đó khơng chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm tin,
giá trị, trách nhiệm xã hội…thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong
mơi trƣờng học phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực sử dung ngơn ngữ.
- Năng lƣc tính tốn.
1.1.7. Năng lực trong bộ mơn hóa học. [10]
Trong mơn Hóa học bao gồm 6 năng lực đặc thù
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Nghe và hiểu, trình bày và vận dụng đƣợc nội dung các thuật ngữ hóa học, danh
pháp hóa học và các biểu tƣợng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mơ hình cấu trúc các
phân tử các chất, các liên kết hóa học)
- Biểu diễn đúng cơng thức hóa học của các hợp chất vơ cơ và các hợp chất hữu cơ
các dạng công thức, đồng đẳng, đồng phân.
- Quy tắc đọc tên tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ
9



Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm, lắp đặt các bộ dụng cụ thí nghiệm,
hiểu đƣợc tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp.
- Mơ tả và giải thích đƣợc các hiện tƣợng thí nghiệm và rút ra những kết luận về
tính chất của chất, đƣợc các phƣơng trình hóa học và rút ra đƣợc những kết luận cần
thiết
- Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng thí
nghiệm; năng lực quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tƣợng tự nhiên.
- Tiến hành độc lập các thí nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm và thu đƣợc những kiến
thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kĩ thuật.
Năng lực tính tốn
- Vận dụng thành thạo phƣơng pháp bảo toàn (bảo toàn khối lƣợng, bảo tồn điện
tích, bảo tồn electron..) trong việc tính tồn giải các bài tốn hóa học.
- Sử dụng thành thạo phƣơng pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với các kiến
thức hóa học để giải các bài tốn hóa học. Đồng thời sử dụng hiệu quả các thuật
tốn để biện luận và tính tốn các dạng bài tốn hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa học
- Phân tích đƣợc tình huống, phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học
tập, trong cuộc sống.
- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. Đề xuất và phân tích
đƣợc một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn đƣợc giải pháp phù hợp.
- Đề xuất đƣợc giả thuyết khoa học khác nhau. Lập đƣợc kế hoạch để giải quyết vấn
đề đặt ra. Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác trên cơ sở các giả
thuyết đã đề ra.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến
trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm,

nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là
việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tƣợng, tình huống cụ thể
xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

10


- Định hƣớng đƣợc các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến
thức hóa học phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó đƣợc ứng dụng trong
các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.
- Phát hiện và hiểu rõ đƣợc các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm,
sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thƣờng thức, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và môi trƣờng.
- Tìm mối liên hệ và giải thích đƣợc các hiện tƣợng trong tự nhiên và các ứng dụng
của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức
hóa học và kiến thức liên môn khác.
- Chủ động sáng tạo lựa chọn phƣơng pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng
lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống
thực tiễn và bƣớc đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề
đó.
Năng lực sáng tạo
- Đề xuất đƣợc câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề hay chủ đề học tập cụ thể; đề
xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng
tạo.
- Đề xuất phƣơng án thực nghiệm tìm tịi để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, thực
hiện phƣơng án thực nghiệm. Sau đó, các em sẽ xây dựng báo cáo kết quả nghiên
cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.
1.1.8.Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hƣớng phát
triển năng lực cho học sinh. [10]
1.1.8.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học để rèn các kiến thức kĩ

năng THTN góp phần phát triển năng lực thực hành hóa học cho HS
Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh các bƣớc giải bài tập thực nghiệm:
Bƣớc 1: Giải lí thuyết, hƣớng dẫn học sinh phân tích lí thuyết, xây dựng các bƣớc
giải, dự đoán hiện tƣợng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hóa chất, dụng cụ, dự kiến
cách tiến hành.
Bƣớc 2: Tiến hành thí nghiệm, chú trọng đến các kỹ năng:
- Mô tả đầy đủ, đúng hiện tƣợng thí nghiệm và giải thích đúng các hiện tƣợng đó.
- Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lí thuyết, rút ra nhận xét, kết luận.

11


Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của học sinh cũng có thể
thay đổi cho phù hợp. Cần chú ý rằng khi sử dụng các bài tập thực nghiệm, có thể
dùng nhiều hình thức khác nhau:
+ Sử dụng các thí nghiệm hóa học và các dụng cụ hóa chất cần thiết để làm bài tập
(toàn thể học sinh làm hoặc một vài em làm thí nghiệm biểu diễn; kết hợp vừa giải
bằng lí thuyết và có một phần bằng thực nghiệm).
+ Bài tập chỉ đƣợc giải bằng lí thuyết (mang tích chất thực nghiệm tƣởng tƣợng).
+ Bài tập bằng hình vẽ, sơ đồ (dùng hình vẽ để mơ tả cách lắp đặt dụng cụ, thu khí,
... hoặc từ hình vẽ, sơ đồ cho trƣớc, phân tích các khả năng phù hợp)
1.1.8.2. Tăng cƣờng các dạng bài tập có sử dụng sơ đồ,hình vẽ
Các dạng bài tập này hiện nay cịn ít đƣợc sử dụng trong dạy học, việc sử dụng
dạng bài tập này sẽ góp phần hình thành cho HS năng lực quan sát ,năng lực tƣ duy
hóa học
1.1.8.3. Sử dụng bài tập hóa học xây dựng tình huống có vấn đề,dạy học sinh
giải quyết vấn đề,tổ chức cho học sinh tìm tịi,giải quyết vấn đề
Phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, thực tiễn là một
năng lực cần thiết. Trong phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề giáo viên
phải tạo tình huống có vấn đề, điều chƣa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú

nhận thức, kích thích tƣ duy, tính tự giác, tính tích cực trong hoạt động nhận thức
của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn
đề đối với học sinh rồi giúp học sinh tự lực giải quyết các vấn đề đặt ra. Bằng cách
đó học sinh vừa nắm đƣợc tri thức mới vừa nắm đƣợc phƣơng pháp nhận thức tri
thức đó, phát triển đƣợc tƣ duy sáng tạo, học sinh cịn có khả năng phát triển vấn đề
và vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
Nhƣ vậy bằng những bài tập nêu vấn đề của giáo viên mà học sinh tiếp thu kiến
thức mới một cách tích cực, chủ động, sáng tạo
1.1.8.4. Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề,các bài
tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn góp phần phát triển năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực xử lí thơng
tin…
Các bài tập này địi hỏi sự phân tích, tổng hợp , đánh giá vận dụng kiến thức
vào những bối cảnh và tình hƣớng thực tiễn . Những bài tập này là những bài tập
mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều cách giải quyết khác nhau góp phần
12


hình thành cho học sinh các năng lực nhƣ: Năng lực xử lý thông tin, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
1.2. BÀI TẬP HĨA HỌC
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học
Trong thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông, BTHH đƣợc giữ vai trò rất quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, BTHH vừa là mục đích vừa là nội dung
lại vừa là nội dung dạy học hiệu của, nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức,
con đƣờng giành lấy kiến thức mà nó cịn mang lại niềm vui cho úa trình khám phá,
tìm tịi, phát hiện của việc tìm ra đáp số. BTHH là cơng cụ rất hiệu nghiệm để củng
cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực
tiễn cuộc sống. Đặc biệt BTHH còn mang lại cho ngƣời học một trạng thaí hƣng
phấn, hứng thú nhận thức. Đây là yếu tố tâm lý quan trọng của qúa trình nhận thức

đang đƣợc chúng ta quan tâm.
1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học
 Ý nghĩa trí dục.
- Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức
một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng đƣợc các kiến thức vào
việc giải baì tập, học sinh mới nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc.
- Ơn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ơn tập, học sinh sẽ
buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ
thích giải bài tập trong giờ ôn tập.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học nhƣ cân bằng phƣơng trình phản ứng,
tính tốn theo cơng thức hóa học và phƣơng trình hóa học… Nếu là bài tập thực
nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật
tổng hợp cho học sinh…
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất
và bào vệ môi trƣờng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học và các thao tác tƣ duy.
 Ý nghĩa phát triển.
- Phát triển ở học sinh các năng lực tƣ duy logic, biện chứng, khái quát độc lập,
thông minh và sáng tạo.
 Ý nghĩa giáo dục.
13


- Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lịng say mê
khoa học hóa học. Bài tập thực tiễn, thực nghiệm cịn có tác dụng rèn luyện văn hóa
lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm
việc).
1.2.3. Phân loại chi tiết bài tập hoá học ở trƣờng phổ thơng
1.2.3.1. Cơ sở phân loại.
Có nhiều cách phân loại bài tập tùy thuộc vào cơ sở phân loại. Có thể dựa vào các

cơ sở sau đây:
- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia thành bài tập
lý thuyết (khơng có tiến hành thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí
nghiệm).
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành: Bài tập định tính (khơng có tính
tốn) và bài tập định lƣợng (có tính tốn).
- Dựa vào các kiểu bài và dạng bài có thể chia thành bài tập cân bằng phƣơng trình
phản ứng, bài tập viết chuỗi phản ứng, bài tập điều chế, bài tập nhận biết, bài tập
tách các chất ra khỏi hỗn hợp, bài tập xác định thành phần hỗn hợp, bài tập lập
CTPT, bài tập tìm nguyên tố chƣa biết.
- Dựa vào nội dung có thể chia thành: bài tập nồng độ, điện phân, áp suất …
- Dựa vào chức năng có thể chia thành: bài tập kiểm tra sự hiểu và nhớ: bài tập đánh
giá có khả năng vẽ sơ đồ, tìm tài liệu, tổng kết … Bài tập rèn luyện tƣ duy khoa học
(phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch …).
- Dựa vào khối lƣợng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp có thể chia
thành bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.
1.2.3.2. Phân loại chi tiết bài tập hoá học ở trƣờng phổ thơng.
Bài tập lý thuyết định tính gồm các dạng chính sau:
-Viết công thức điện tử, công thức cấu tạo, công thức đồng phân.
- Viết phƣơng trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hóa của chất.
- Bài tập bằng hình vẽ.
- Nhận biết hay phân biệt các chất.
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Điều chế một chất.
( Các bài tập nhận biết, tách các chất, điều chế một chất có thể chỉ giải lý thuyết
hoặc làm thực nghiệm).
14


- Xác định cấu tạo cuả một chất dựa vào tính chất của nó.

- Trình bày tính chất hóa học của một chất.
- Trình bày các định luật và học thuyết hóa học, các khái niệm hóa học cơ bản.
Bài tập lý thuyết lƣợng hay bài tập tính tốn gồm các dạng chính sau:
- Tính khối lƣợng phân tử của một chất. Đổi từ gam sang mol nguyên tử hoặc mol
phân tử và ngƣợc lại.
- Tính theo cơng thức hóa học: tính tỉ lệ khối lƣợng giữa các nguyên tố trong hợp
chất, tính khối lƣợng nguyên tử của một nguyên tố khi biết công thức phân tử của
của một hợp chất và thành phần trăm các nguyên tố còn lại.
- Tính theo phƣơng trình hóa học ( cân bằng phƣơng trình ).
- Hồn thành các phƣơng trình phản ứng hạt nhân. Tính chu kì bán hủy.
- Tính lƣợng lƣợng chất tan và lƣợng dung môi để pha chế một lƣợng dung dịch có
nồng độ cho trƣớc hoặc tính nồng độ của dung dịch.
- Xác định nguyên tố hóa học.
- Xác định cơng thức phân tử của hợp chất.Tính thành phần phần trăm về thể tích
hay khối lƣợng của một hỗn hợp.
- Tính tốc độ phản ứng hóa học.
- Tính độ điện li, hằng số cân bằng axit, bazo.
- Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng.
- Tính độ tinh khiết của một chất hoặc hiệu suất của phản ứng.
- Điện phân.
- Áp dụng các định luật về chất khí.
- Biện luận theo hóa trị, theo khối lƣợng hoặc tính chất của các nguyên tố và các
chất.
- Dạng hỗn hợp hay tổng hợp.
Bài tập thức nghiệm định tính: gồm các dạng chính sau:
- Lắp dụng cụ thí nghiệm.
- Quan sát mơ tả, giải thích hiện tƣợng thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hoặc của một phản ứng hóa
học.
- Nhận biết các chất.

- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Điều chế các chất.
15


Bài tập thực nghiệm định lƣợng.
Tùy theo nội dung hay phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm ta có thể phân loại bài
tập thực nghiệm định lƣợng thành các dạng chính sau:
- Xác định khối lƣợng, thể tích, khối lƣợng riêng, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy
của các chất.
- Xác định tỉ khối của một chất khí này so với một chất khí khác hay khối lƣợng
phân tử của một chất khí.
- Xác định lƣợng nƣớc chứa trong các chất và công thức phân tử của muối ngậm
nƣớc.
- Xác định độ tan của các chất và nồng độ của dung dịch.
- Xác định thành phần phần trăm về khối lƣợng của hỗn hợp các chất.
- Điều chế các chất hoặc tính hiệu suất của phản ứng hoặc tinh chế một chất rồi tính
độ tinh khiết.
1.3. QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CỦA HỌC SINH
Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội tri thức khi họ thực sự tƣ duy. Vì thế phát triển
năng lực tƣ duy có vai trị quan trọng trong q trình học tập của HS. Bằng cách tƣ
duy, ngƣời học có thể nắm bắt đƣợc kiến thức một cách dễ dàng hơn, vận dụng kiến
thức vào thực tế linh hoạt và mềm dẻo hơn.
Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tƣ duy cho
HS là hoạt động giải bài tập. Thông qua hoạt động này năng lực tƣ duy đƣợc phát
triển, HS sẽ có những phẩm chất tƣ duy mới, thể hiện ở: năng lực phát hiện vấn đề
mới, tìm ra hƣớng mới, tạo ra kết quả học tập mới.
Ngƣời GV cần ý thức đƣợc mục đích của việc giải bài tập hóa học, khơng
phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà cịn là phƣơng tiện khá hiệu quả để rèn luyện tƣ

duy hóa học cho HS. BTHH phong phú và đa dạng, để giải đƣợc BTHH cần vận
dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tƣ duy: so sánh, phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa, trừu tƣợng hóa…. Qua đó HS phát triển năng lực nhận thức, tƣ
duy logic, biện chứng, khái quát, phát huy khả năng suy luận, tích cực.
Với những bài tập có nhiều cách giải sẽ giúp rèn luyện trí thơng minh cho HS thơng
qua việc HS tự chọn một cách giải độc đáo, hiệu quả. Bên cạnh đó, HS cịn đợc rèn
luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết về bản thân, giúp
HS năng động, sáng tạo, thấy đƣợc giá trị lao động qua những bài tập thực hành,
16


thực nghiệm, liên quan đến thực tế sản xuất và đời sống, góp phần hình thành nhân
cách tồn diện cho HS.
1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CỦA HỌC SINH
1.4.1. Quán triệt mục tiêu dạy học
Bài tập là một phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc
sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết, hình thành và rèn luyện các
kĩ năng cơ bản.
Mục tiêu của mơn hóa học ở trƣờng THPT (đối với chƣơng trình nâng cao) là cung
cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thơng, cơ bản, hiện đại, thiết thực,
có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm các kiến
thức về cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác hại của các
chất trong đời sống, sản xuất và mơi trƣờng. Những nội dung này góp phần giúp
học sinh có học vấn phổ thơng tƣơng đối tồn diện để có thể giải quyết tốt một số
vấn đề hóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển
tƣ duy sáng tạo cho học sinh.
1.4.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung
Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa
học, bài tập cho đủ các dữ kiện, không đƣợc dƣ hay thiếu. Các bài tập khơng đƣợc

mắc sai lầm hay thiếu chính xác trong cách diễn đạt, thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy
giáo viên khi ra bài tập cần chú ý tính logic chính xác và đảm bảo tính khoa học về
ngơn ngữ hóa học.
1.4.3. Phát huy tính tích cực của học sinh
Với mục đích của đề tài là nghiên cứu bài tập dùng cho học sinh khá giỏi,
chúng tôi phân ra làm hai loại bài tập: bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.
- Bài tập cơ bản: loại bài tập chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để giải
quyết các tình huống quen thuộc.
- Bài tập tổng hợp: loại bài tập đòi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi các lập
luận logic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đó học sinh cần phải giải thành thạo
các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ logic của toàn bài, từ đó học sinh đề ra
cách giải quyết cho bài tập đó. Đối với học sinh khá giỏi cần phải có nhiều bài tập
dạng tổng hợp để phát huy năng lực sáng tạo của các em. Đồng thời cũng cần lựa
17


×