Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thiết kế đồ dùng đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI NHẰM
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5-6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người hướng dẫn khoa học : Th.S Phan Thị Nga
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Lê Thị Ngọc Hậu
: 12SMN2

Đà nẵng, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Em xin chân thành cảm ơn Th.S
Phan Thị Nga, Giảng viên khoa giáo dục mầm non, trường Đại học Sư pham – Đại
học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài: Thiết kế đồ dùng, đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động
tinh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô trong khoa Giáo dục
Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt 4 năm học tập rèn luyện và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên Trường mầm
non Tuổi Thơ, Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, Trường mầm non Dạ Lan Hương
thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt
thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.


Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh, các chị đồng nghiệp và bạn bè đã hết
lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài mợt cách hồn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với việc làm khóa luận nên cũng không thể trách
khỏi những thiếu sót về kiến thực cũng như kinh nghiệm mà bản thân chưa thể nhận
thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô và các bạn học để đề
tài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Ngọc Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
NỘI DUNG ..........................................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG - ĐỒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI ..........5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................................5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước...................................................................8
1.2. Các khái niệm chính ................................................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm kỹ năng................................................................................................. 11
1.2.2. Khái niệm kỹ năng vận động tinh........................................................................ 12
1.2.3. Khái niệm kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5 – 6 tuổi ........................................ 12
1.2.4. Khái niệm đồ dùng – đồ chơi. .............................................................................. 13
1.2.5. Khái niệm thiết kế đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................................................. 14
1.3. Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ........... 14

1.3.1. Ý nghĩa của kỹ năng vận động tinh đối với sự phát triển cho trẻ 5-6 t̉i. .... 15
1.3.2. Cơ chế sinh lí hình thành kỹ năng vận động tinh .............................................. 16
1.3.3. Đặc điểm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5 – 6 tuổi ......................... 19
1.3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vân động tinh cho trẻ 5-6 t̉i. 20
1.4. Lí ḷn về thiết kế đờ dùng- đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho
trẻ 5-6 tuổi. ........................................................................................................................ 21
1.4.1. Ý nghĩa của việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận
động tinh cho trẻ 5-6 tuổi. 21
1.4.2. Phân loại và đặc trưng của đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận
động tinh dành cho trẻ 5-6 tuổi. ...................................................................................... 23
1.4.3. Quy trình thiết kế đờ dùng- đờ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................................................. 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................................... 27


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI NHẰM
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................... 28
2.1 Khái quát về quá trình điều tra thực trạng .............................................................. 28
2.1.1. Đối tượng điều tra .................................................................................................. 28
2.1.2. Mục đích điều tra ................................................................................................... 28
2.1.3. Nội dung điều tra ................................................................................................... 28
2.1.4. Phương pháp tiến hành.......................................................................................... 28
2.2. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá ...................................................................... 29
2.2.1. Mức độ phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
............................................................................................................................................. 31
2.3. Kết quả điều tra ......................................................................................................... 34
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển kỹ năng vận động tinh cho
trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................................................... 34
2.3.2. Thực trạng về việc thiết kế đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận

động tinh cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non ....................................................... 36
2.3.3. Thực trạng về hiệu quả phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua việc sử dụng các đồ dùng- đồ chơi ở một số trường mầm non ................ 41
2.3.4. Nguyên nhân thực trạng ........................................................................................ 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 47
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
............................................................................................................................................. 48
3.1.Yêu cầu thiết kế ĐD-ĐC nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
............................................................................................................................................. 48
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ......................................................................................... 48
3.1.2. Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi ................................................................ 48
3.1.3.Đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi ........... 49
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................................... 50


3.1.5. Đảm bảo tính đa dạng, phong phú ....................................................................... 50
3.2. Thiết kế ĐD – ĐC nhằm phát triển KNVĐTcho trẻ 5-6 tuổi .............................. 51
3.2.1. Thiết kế ĐD- ĐC nhằm phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi..... 51
3.3. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................................. 57
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 57
3.3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 57
3.3.3. Thời gian thực nghiệm ......................................................................................... 58
3.3.4. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................ 58
3.3.5. Cách tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 58
3.3.6. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ............................................................................. 59
3.3.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................... 59
3.3.8. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................. 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG III ................................................................................................ 76
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ....................................................... 77

1. Kết luận ......................................................................................................................... 77
2. Kiến nghị sư phạm ....................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Kỹ năng vận động tinh

: KNVĐT

Đồ dùng – đồ chơi

: ĐD – ĐC

Trường mầm non

: TMN

Mầm non

: MN

Mẫu giáo

: MG

Giáo viên

: GV


Giáo dục

: GD

Chăm sóc

: CS

Ví dụ

: VD

Tiêu chí

: TC

Đối chứng

: ĐC

Thực nghiệm

: TN

Số thứ tự

: STT

Thành phố Đà Nẵng


: TP.ĐN


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Kí

Tên bảng

Trang

Bảng

Các tiêu chí đánh giá KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi khi sử dụng và

32

2.1

thao tác với ĐD – ĐC vận động tinh

Bảng

Nhận thức của GVMN về vai trò của việc thiết kế ĐD – ĐC

2.2

nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bảng


Nhận thức của giáo viên về kĩ năng vận động tinh

35

Bảng

Kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên về vấn đề sử dụng

35

2.4

ĐD-ĐC nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5 - 6

hiệu

34

2.3

tuổi
Bảng

Kết quả nhận thức của GV về việc thiết kế ĐD- ĐC nhằm

2.5

PTKNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng


Nguồn ĐD – ĐC nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở

2.6

trường mầm non

Bảng

Kết quả nhận thức của giáo viên về cách thiết kế ĐD-ĐC

2.7

nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng

Nguyên tắc thiết kế ĐD-ĐC nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ

2.8

5 - 6 tuổi

Bảng

Kết quả đánh giá thực trạng mức độ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi

2.9

ở trường MN


Bảng

Kết quả đánh giá KNVĐT của trẻ 5 - 6 t̉i ở trường MN qua

2.10

từng tiêu chí

Bảng

Kết quả biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi thông qua sử dụng

3.1

ĐD-ĐC VĐT của 2 nhóm TN và ĐC trước TN

Bảng

Mức độ thực hiện KNVĐT khi sử dụng và thao tác với các

3.2

ĐD-ĐC vận động tinh của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

37

38

39


40

41

43

61

63


Bảng

Kỹ năng thực hiện KNVĐT khi sử dụng và thao tác với

3.3

ĐD - ĐC vận động tinh của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

Bảng
3.4

64

Thái độ biểu hiện tham gia phát triển KNVĐT thông qua việc 66
sử dụng và thao tác với ĐD - ĐC vận động tinh mới được
thiết kế của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

Bảng


Kết quả biểu hiện KNVĐT của trẻ 5 - 6 tuổi khi sử dụng và

3.5

thao tác với các ĐD- ĐC của 2 nhóm TN và ĐC sau TN

Bảng

Biết cách thực hiện KNVĐT khi tham gia chơi với các ĐD-

3.6

ĐC của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN

Bảng
3.7
Bảng
3.8

Kỹ năng thực hiện KNVĐT khi sử dụng và thao tác với ĐD-

67

69

71

ĐC của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Thái độ biểu hiện tham gia phát triển KNVĐT trong việc sử 72

dụng và thao tác với ĐD-ĐC vận động tinh mới được thiết kế
của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN

Bảng

Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN

74

Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC

75

3.9
Bảng
3.10


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ST

Kí

Tên hình

Trang

T

hiệu


1

Biểu

Nhận thức của giáo viên về vai trị của ĐD-ĐC

đờ 2.1

đới với sự phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ

34

5-6 tuổi
2

Biểu

Kết quả đánh giá nhận thức của giáo viên về vấn

đồ 2.2

đề sử dụng ĐD-ĐC nhằm phát triển kỹ năng vận

36

động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
3

4


5

Biểu

Mức độ thiết kế ĐD-ĐC nhằm phát triển KNVĐT

đồ 2.3

cho trẻ 5 - 6 tuổi

Biểu

Cách thiết kế ĐD-ĐC nhằm phát triển KNVĐT cho

đồ 2.4

trẻ 5 - 6 tuổi

37

39

Mức độ KNVĐT của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN

42

Biểu

Kết quả đánh giá KNVĐT của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở


43

đồ 2.6

trường MN qua từng tiêu chí

Biểu
đờ 2.5

6

7

Biểu

Biểu đờ biểu thị kết quả đánh giá mức độ KNVĐT

đồ 3.1

của 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng ĐD- ĐC phát

61

triển vận động tinh trước TN trên hai nhóm ĐC và
TN
8

Biểu


Biểu đồ biểu thị mức độ thực hiện KNVĐT khi sử

đồ 3.2

dụng và thao tác với các ĐD-ĐC vận động tinh

63

của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN
9

Biểu

Biểu đồ biểu thị kỹ năng thực hiện KNVĐT khi sử

đồ 3.3

dụng và thao tác với ĐD-ĐC vận động tinh của
nhóm ĐC và nhóm TN trước TN

65


10

Biểu

Biểu đồ thể hiện thái độ biểu hiện tham gia phát

đồ 3.4


triển KNVĐT trong việc sử dụng và thao tác với

66

ĐD-ĐC vận đợng tinh mới được thiết kế của nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN
11

Biểu

Kết quả biểu hiện KNVĐT của trẻ mẫu giáo 5 - 6

đồ 3.5

tuổi khi tham gia chơi với các ĐD- ĐC của 2

68

nhóm TN và ĐC sau TN
12

Biểu

Biết cách thực hiện KNVĐT khi tham gia vận động

đồ 3.6

tinh trong khi sử dụng và thao tác với ĐD- ĐC vận


70

động tinh của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
13

Biểu

Kỹ năng thực hiện KNVĐT khi sử dụng và thao tác

đồ 3.7

với ĐD-ĐC vận động tinh của nhóm ĐC và nhóm

71

TN sau TN
14

Biểu

Biểu đồ biểu thị thái độ biểu hiện tham gia phát triển

đồ 3.8

KNVĐT trong việc sử dụng và thao tác với ĐD-ĐC

72

vận động tinh mới được thiết kế của nhóm ĐC và
nhóm TN sau TN

15

Biểu

Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC

74

Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN

75

đồ 3.9
16

Biểu
đồ
3.10


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có mợt câu danh ngơn nói rằng “Nếu trước hết bạn khơng thể giáo dục cho
đứa trẻ trở nên hoạt bát, bạn tuyệt đối không thể dạy cho đứa trẻ thành người thông
minh” (Lữ Tuấn)
Giáo dục mầm non là một trong những bậc học trong hệ thớng giáo dục q́c
dân. Nó có mợt vị trí vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục con người. Là bậc học
đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người, giúp con người phát triển một

cách toàn diện. Chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của
cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa để bồi dưỡng thế hệ trẻ
thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần chăm sóc
giáo dục trẻ chu đáo.
Trong chương trình giáo dục mầm non, ngoài việc giúp cho trẻ phát triển
các mặt trí ṭ, đạo đức, thẩm mỹ thì việc phát triển thể chất cho trẻ cũng hết sức
quan trọng. Giáo dục thể chất là mợt mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục
mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa t̉i mầm non. Chỉ khi có sức khỏe tốt
người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập, vui chơi và lao động sản xuất.
Với trẻ mầm non, giáo dục thể chất còn giúp trẻ phát triển đờng đều và hồn thiện
về các hệ cơ quan trong cơ thể giúp trẻ phát triển và lĩnh hội các tri thức một cách
hiệu quả nhất.
Phát triển vận động tinh cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà
giáo viên cần phải thực hiện. Vì việc phát triển vận động tinh của trẻ sẽ giúp trẻ rất
nhiều trong cả quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, việc phát triển vận đợng
tinh cịn giúp trẻ phát triển tớt hơn về trí ṭ. Giúp trẻ trở nên thông minh và hoạt
bát.
Việc sử dụng đồ dùng- đồ chơi để phát triển vận động tinh của trẻ là một
phương thức tốt và mang lại hiểu quả rất cao. Tuy nhiên thực tế ở các trường mầm
non hiện nay vẫn chưa chú trọng lắm đến việc thiết kế đồ dùng- đồ chơi để phát
triển vận động tinh cho trẻ.


2

Sở dĩ tôi chọn lứa tuổi 5-6 tuổi làm đề tài khóa ḷn của mình bởi vì đây là lứa
t̉i cuối cùng của bậc học mẫu giáo và trẻ chuẩn bị chuyển sang một bậc học khác.
Ở bậc học này trẻ phải bắt đầu làm quen với việc cần bút, viết chữ và phải làm quen
với việc tự lập, tự làm mọi việc và không được phụ thuộc vào người khác. Khi trẻ
được hoạt động vào thao tác với các đồ dùng – đồ chơi, được phát triển các kỹ năng

vận đợng tinh thì các hoạt đợng của trẻ sẽ trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Chính
vì vậy việc hình thành cho trẻ các kỹ năng vận đợng tinh là rất cần thiết.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa vận động với trí tuệ bắt
đầu từ lúc mới sinh và chúng ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ.
Đặc biệt, kỹ năng vận đợng tinh có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục phát
triển thể chất, khả năng tư duy logic, phát triển sự khéo léo của bản thân,… Đây là
kỹ năng đặt nền tảng cho các kỹ năng vận động khác.
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nên chúng tôi muốn đi vào
nghiên cứu đề tài: “ Thiết kế đồ dùng - đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động
tinh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ” nhằm mục đích tạo ra những đồ dùng –
đồ chơi chất lượng và gây hứng thú cho trẻ góp phần giúp trẻ phát triển vận động
tinh một cách tốt nhất.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cách thiết kế đồ dùng – đồ chơi đẹp mắt, phong phú, gây hứng thú
và phù hợp với khả năng và đặc điểm vận động tinh của trẻ, nhằm hình thành và
phát triển các kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cho trẻ vào lớp
1, tạo tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non: Tuổi Thơ,
Hoa Phượng Đỏ, Dạ Lan Hương của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


3

Thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số
trường mầm non: Tuổi Thơ, Hoa Phượng Đỏ, Dạ Lan Hương của quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, hiệu quả của việc phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
còn chưa cao. Nếu thiết kế đồ dùng – đồ chơi một cách sáng tạo, đẹp và phù hợp
với đặc điểm phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ thì sẽ tạo điều kiện cho trẻ
tham gia vào nhiều hoạt động hơn. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển những
kỹ năng vận đợng tinh, góp phần phát triển tồn diện cho trẻ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận về việc thiết kế đồ dùng - đồ chơi nhằm phát
triển vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
5.2. Khảo sát thực trạng việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển KNVĐT
cho trẻ 5-6 tuổi
5.3. Thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
MN và thực nghiệm sư phạm
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển
KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/ 2016 đến tháng 4/ 2017.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, nghiên cứu, so sánh, phân tích, tởng hợp, khái qt hố, hệ
thớng hố những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể hố lí thuyết
nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát


4

- Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu hiệu quả và cách thức tổ chức
việc phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN

- Quan sát hành đợng, thao tác của trẻ trong q trình hoạt đợng để xác định
mức độ thực hiện KNVĐT ở trẻ
7.2.2.Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu Ankét để tìm hiểu về nhận thức, thái độ, cách thức tổ chức
phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
7.2.3.Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với GV để điều tra những khó khăn, hạn chế mà GV gặp phải, cũng
như cách thức tổ chức phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
7.2.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này dùng kiểm nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của việc thiết
kế ĐD-ĐC nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi
7.2.5.Phương pháp thống kê tốn học
Nhằm thu thập, xử lí các sớ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu
8. CẤU TRÚC KHĨA LUẬN
Cấu trúc khóa luận có 3 phần
 Phần mở đầu
 Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển
kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
Chương 2: Thực trạng việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng
vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Chương 3: Thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 5-6 tuổi và Thực nghiệm sư phạm
 Phần kết luận và kiến nghị sư phạm


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG - ĐỒ CHƠI

NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Gần đây, vấn đề vận động tinh xuất hiện khá nhiều trong các cơng trình nghiên
cứu về tâm vận đợng của các tác giả ngoài nước. Năm 1977, Jean – Claude Coste,
trong cuốn Tâm vận động đã đưa ra những lĩnh vực chủ yếu trong sự phát triển tâm
vận động của trẻ em trong đó có cầm nắm và phối hợp mắt – tay [27]. Loise Doyon
trong tài liệu chuẩn bị cho trẻ đến trường cũng đã đề cập đến những lĩnh vực cơ bản
của tâm vận động trước tuổi học và vận động tinh là một trong lĩnh vực cơ bản đó.
Reno (1995) đã tìm ra một số tương quan đáng kể giữa kỹ năng vận động tinh và
việc viết sớm. Share, Jorm, Maclean và Matthews (1984) đã phát hiện ra rằng sự
khéo léo sẽ là tiên tri cho những thành tựu của sự hiểu biết.
Nhằm thiết lập quan hệ tiếp xúc và trao đổi với người khác, trẻ em bắt đầu sử
dụng cơ thể hay là thân thể của mình. Trẻ em cảm nghiệm, trước khi có khả năng
vận dụng mợt cách có ý thức những khả năng và sinh hoạt khác.
Nói khác đi, trẻ em lớn lên, phát triển, xuyên qua mọi phương tiện và hình
thức sinh hoạt của xác thân. Nhờ những kinh nghiệm cụ thể này, trẻ em từ từ có khả
năng phát triển trí ṭ, ngơn ngữ và tồn diện nhân cách của mình.Tác giả CARELS
đã khẳng định : “Trẻ em cử động, vùng vẫy, chạy nhảy, để có cảm giác là mình
đang sớng thực sự, và đờng thời cảm nhận trong xác thân của mình những nỗi niềm
vui thích, hứng thú, hăng say và hờ hởi ”. Thực vậy, nếu không đi qua giai đoạn vận
động, không tìm cách thay đổi những tư thế của xác thân, hay là không thực thi
nhiều cử chỉ khác biệt nhau, làm sao mợt trẻ em có thể cảm nghiệm, thừa hưởng hay
là làm phát sinh trong con người của mình những cảm xúc sung sướng, hạnh phúc
và hân hoan.
Nhà tâm lý người Pháp, Henri WALLON ( 1968 ) cũng đã trình bày một quan
điểm tương tự : “Bằng phương tiện vận động, trẻ em bộc lộ ra bên ngồi chính c̣c


6


sống tâm linh của mình, cho đến khi ngôn ngữ xuất hiện, để đảm nhận công việc
diễn tả những nhu cầu và ý thích có mặt trong nợi tâm”.Trong tinh thần và đường
hướng ấy, nếu chúng ta tác động trên địa hạt cơ thể và nhờ những phương tiện thể
lý, chúng ta có thể tạo nên những điều kiện thuận lợi, để ngơn ngữ, tư duy và tồn
diện con người của trẻ em có cơ may xuất hiện và phát triển một cách dễ dàng.
Đồng thời chính đời sống xúc đợng và tình cảm của các em cũng được khai phóng,
mợt cách hài hòa, thư thái, cởi mở và trung thực. Qua lăng kính vừa được trình bày
như vậy, giữa bốn thành tố khác nhau của sinh hoạt tâm lý là : trí ṭ, quan hệ tiếp
xúc, tình cảm và vận đợng, có những liên hệ chặt chẽ, tác đợng qua lại hai chiều, tạo
ảnh hưởng giao thoa, chằng chịt và chồng chéo lên nhau. Khi một yếu tố đang vươn
lên và tăng trưởng, tự khắc nó kéo theo ba yếu tố khác cũng đồng thời phát huy và
tiến bộ.
Joanne M. Landy và Keith R. Burridge năm 1999 đã cho ra đời cuốn sách
Ready – to – use Fine Motor Skills & Handwriting Activitives for Children (Sẵn
sang hướng dẫn sử dụng kỹ năng vận động tinh và hoạt động viết cho trẻ em).
Trong ćn sách này, ngồi sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực vận đợng tinh, nó cịn
bao hàm ba lĩnh vực quan trọng khác: Sự phát triển hoạt đợng với bút chì và giấy,
sự phát triển việc viết bằng tay, các hoạt động vận động tinh thú vị và hấp dẫn. Đây
có lẽ là mợt tài liệu vô cùng quý báu đối với giáo viên, các chuyên gia và phụ huynh
trong việc hỗ trợ và giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn về kỹ năng vận động tinh cũng
như việc viết bằng tay của trẻ. Đối với những trẻ có kỹ năng vận đợng tinh mợt cách
bình thường thì tài liệu này sẵn sàng thúc đẩy và hướng trẻ đến những kỹ năng đúng
cũng như cung cấp các trò chơi, các hoạt đợng thú vị và có giá trị hoạt đợng ấy là
hoạt đợng tạo hình có nhiều hình thức: vẽ, chơi với bợt nặn, cắt, xé, thủ công, xâu
chuỗi hay hoạt động trò chơi như xây dựng lắp ghép, … [29]
Năm 2002, Audrey C. Rule và Roger A. Stewart – hai nhà khoa học người Mĩ
đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc luyện tập với dụng cụ gia đình đến phát triển kỹ
năng vận động tinh của trẻ. Hơn 50 hoạt động khác nhau đã được tiến hành với
nhóm thực nghiệm. Giáo viên đã dạy trẻ trong nhóm này sử dụng nhíp, kẹp, thìa để



7

thao tác các hoạt động khác nhau. Kết quả đã cho thấy rằng, vận động tinh là quan
trọng và việc luyện tập với các vật liệu từ cuộc sống thực tế có tác dụng đáng kể đến
sự phát triển kỹ năng ấy của trẻ.
Năm 2004, Mojgan Farahbod Asghar Dadkhah trong bài The Impact of
educational play on fine motor skills of children ( sự ảnh hưởng của trò chơi học tập
đến kỹ năng vận động tinh của trẻ em) đã tiến hành: so sánh mức độ trò chơi của
học tập đến kỹ năng vận động tinh ở trẻ trai và gái; xác định mức độ ảnh hưởng của
trò chơi học tập đến sự phới hợp mắt – tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đới chứng.
Nhóm thực nghiệm được chơi trò chơi học tập còn nhóm đới chứng thì khơng; xác
định mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập đến sự phới hợp khéo léo tay – tay ở 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng; xác định mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập
đến tốc độ của các kỹ năng bàn tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đới chứng. Kết quả đã
chỉ ra rằng: có sự gia tăng về khả năng phối hợp tay – mắt, tay – tay của nhóm thực
nghiệm so với nhóm đới chứng; có sự khác nhau đáng kể giữa tớc đợ trung bình của
kỹ năng bàn tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đới chứng; khơng có quan hệ đáng kể
nào giữa chiều cao, cân nặng với sự tiến bộ về kỹ năng vận động tinh; sự tăng lên
về các kỹ năng vận động tinh của 2 giới là giống nhau. Tác giả cũng đã viết rằng: “
Chơi đã tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng phối hợp tay – mắt, tay – tay và tốc
độ của các kỹ năng bàn tay. Chơi đẩy mạnh được sự tập trung, thúc đẩy tính tích
cực và niềm đam mê thích thú, và có ảnh hưởng đặc biệt đến hệ thống chi – ́u tớ
có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu vận động”.
Như vậy, việc thực hành với các vật liệu từ cuộc sống thực tế cũng như chơi
với các đồ dùng – đồ chơi mang tính chất giáo dục sẽ giúp trẻ rèn luyện và phát
triển kỹ năng vận động tinh.
Năm 2007, Roger A. Stewart, Audrey C. Rule và Debra A. Giordano đ ã
nghiên cứu tác động của các hoạt động vận động tinh đến sự tập trung chú ý ở trẻ.

Dưới lăng kính của thuyết Montesseri về sự tập trung chú ý, nhóm tác giả này
chứng minh sự tập trung chú ý của trẻ đã tăng lên nhờ trẻ tham gia vào các hoạt
động vận động tinh. Tuy nhiên, nhìn mợt cách sâu xa, ở đây, kỹ năng vận động tinh


8

mới có vai trị quan trọng trong việc tác đợng lên sự tập trung chú ý của trẻ, bởi lẽ
kỹ năng vận đợng tinh chính là ́u tớ duy trì sự hứng thú, niềm đam mê của trẻ
trong các hoạt động bằng tay. Theo Montesseri, sự hứng thú, niềm đam mê chính là
chìa khóa dành cho sự tập trung chú ý của trẻ. Như vậy, Roger A. stewart và cộng
sự cũng đã quan tâm đến vai trị của vận đợng tinh đối với trẻ.
Nghiên cứu lịch sử phát triển hệ thống giáo dục thể chất cho con người trên
thế giới nói chung và phương pháp hình thành kỹ năng vận đợng cho trẻ mầm non
nói riêng, từ trước cơng ngun đến thời hiện đại, mặc dù có rất nhiều quan điểm
khác nhau về nội dung và phương pháp dạy học bài tập vận động qua các chế độ xã
hội, nhưng nó đã phản ánh hiện thực xã hội của từng thời kì.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước
Ở Việt Nam có trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc Viện Khoa học
giáo dục Việt Nam, đã nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của các nhà
khoa học Liên Xô, Mĩ, Pháp vào thực tiễn giáo dục thể chất cho trẻ mầm non của
Việt Nam.
Lần đầu tiên ở Việt Nam (2005) có cơng trình nghiên cứu cấp bộ với đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng và phát triển tâm lí của trẻ từ 37 – 72 tháng tuổi
do Hàn Nguyệt Kim Chi làm chủ nhiệm. Trong cơng trình nghiên cứu này, lĩnh vực
vận đợng tinh đã được các tác giả đề cập đến. Phát triển vận động tinh tế của trẻ từ
3 – 6 tuổi đã được nêu một cách khái quát. Đồng thời, các tác giả cũng đã tìm hiểu
sự giống và khác nhau trong các kỹ năng vận động tinh đối với trẻ gái và trẻ trai.
Trong cuốn Đặc điểm giải phẫu tâm lí trẻ em các tác giả Phan Thị Ngọc Yến,
Trần Minh Kỳ, Nguyễn Thị Dung (2006) đã đưa ra một số trò chơi giúp trẻ phát

triển các cơ nhỏ như xâu hạt, so hình, so màu, lô tô…[23]
Trong cuốn Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 3 – 6 tuổi, tác giả Tạ
Ngọc Thanh (2009) đã đưa ra các chỉ số, cách đánh giá và các biện pháp kích thích
sự phát triển về tâm vận đợng trong đó có vận động tinh.[17] Năm 2009, tác giả
Nguyễn Thị Hà Lương đã tiến hành đề tài khóa ḷn tớt nghiệp: Một số biện pháp
rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân


9

gian. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số biện pháp rèn luyện
kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 t̉i thơng qua trị chơi dân gian.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Phương Nam đã tiến hành luận văn tốt nghiệp:
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng
qua hoạt đợng tạo hình. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số
biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 t̉i thơng qua
trị chơi dân gian. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất các
biện pháp: Lập kế hoạch chi tiết cho việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt đợng tạo hình; bắt đầu việc rèn lụn kỹ năng
vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với những hoạt động tạo hình đơn giản;
hướng dẫn cụ thể, thể hiện rõ ràng cách cầm nắm, thao tác với các dụng cụ và
nguyên vật liệu tạo hình; thường xuyên theo dõi và sửa sai cho trẻ; tăng cường tổ
chức các hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình có ý nghĩa thực tiễn đối với trẻ;
tăng cường sử dụng các yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình tổ chức hoạt động
tạo hình mọi lúc mọi nơi.
Theo PGS.TS Nguyễn Ánh Tút thì “Hoạt đợng tạo hình chủ ́u là hoạt
đợng của đơi tay để tạo ra những sản phẩm cụ thể. Tất nhiên đằng sau đôi tay là
hoạt động của cả bộ não, nhưng đối với trẻ em thì trước hết là sự hoạt đợng của đơi
bàn tay. Trẻ em vốn hiếu đợng hễ nhìn thấy gì thích thú muốn thể hiện được lại
bằng đơi tay của mình và mỗi lần vẽ hay nặn được mợt cái gì đó trơng giống hiện

thực thì nó rất vui sướng” [12; tr 299].
Nhận định các tác giả hết sức quan trọng giúp chúng ta quan tâm hơn tới việc
đánh giá kết quả hoạt động của trẻ đặc biệt trẻ MG nhỡ. Trong quá trình đánh giá
nhận xét kết quả chơi, bản thân các giáo viên cũng cần tăng cường nhiều tình
h́ng, hình thức, lời nói, cách trưng bày sản phẩm đa dạng, phong phú để phát huy
và duy trì được hứng thú bền vững cho trẻ.
Trong cuốn sách “10 phương pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ”, Tri thức
Việt (Biên dịch) nghiên cứu về năng lực vận động của đôi bàn tay của trẻ cho rằng:
“năng lực vận động của đôi bàn tay trẻ kém và yếu ớt, họ đã tìm ra được mợt số


10

nguyên nhân bên cạnh đó họ đã đưa ra biện pháp bồi dưỡng năng lực vận động đôi
bàn tay cho trẻ”
Như vậy với các cơng trình nghiên cứu trên đây, các tác giả đã tập trung rất
nhiều vào việc nghiên cứu hứng thú cũng như kỹ năng điều khiển thao tác tay của trẻ
mầm non. Để từ đó giúp tôi có được những định hướng quan trọng trong việc nghiên
cứu cũng như sưu tầm thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động
tinh cho trẻ 5-6 tuổi.
Đặc biệt hiện nay ở nước ta, vấn đề rèn luyện KNVĐT đã được đặt ra từ
những năm 60 của thế kỉ XX chủ yếu dưới góc độ triết học và tâm lý học dựa trên
cơ sở lý thuyết hoạt động. Do đó, thiết kế đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển
KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi cũng được quan tâm đến theo nhiều hướng:
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, T.S Nguyễn Thị Mỹ
Trinh cũng đi tới nhận định: trò chơi là một phương tiện hữu hiệu để phát triển vận
động và tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo ( trong đó có vận động tinh).
Hiện nay, việc phát triển vận động tinh cho trẻ cũng được chú trọng cụ thể
như: Có rất nhiều nhà sách trên nước ta bán rất nhiều đồ dùng- đồ chơi phát triển
vận động tinh cho trẻ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề này

như: Nguyễn Thị Minh nghiên cứu về vấn đề “Một số biện pháp phát triển kỹ năng
vận đợng tinh cho trẻ có hợi chứng down”. Cơ Ngô Võ Thùy Linh với các đồ dùngđồ chơi vận động tinh tự thiết kế. Thạc sĩ Phan Đông Phương với nghiên cứu cải
tiến thiết kế một số đồ dùng- đờ chơi…
Nhìn chung, những nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước đã có đóng góp
đáng kể cho việc thiết kế đồ dùng – đồ chơi nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5 - 6
tuổi. Tuy nhiên, để có định hướng cụ thể và nhất quán về việc thiết kế đồ dùng – đồ
chơi nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5 - 6 t̉i, cần phải có cơng trình nghiên cứu
vấn đề này, đồ dùng – đồ chơi thiết kế phải đảm bảo tính sáng tạo, ln mới mẻ và
kích thích trẻ nhiều hơn. Trên thực tế, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thiết kế
đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi.


11

1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này
thường bắt ng̀n từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết.
Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng
ta lí giải được kỹ năng là sự thông hiểu mối liên hệ giữa mục đích hành động, các
điều kiện và phương pháp áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do
quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng
ln có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Xem xét các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay, thông qua các khái niệm
chúng tôi thấy vẫn cịn tờn tại hai quan niệm khác nhau đơi chút về kỹ năng.
Quan niệm 1: Coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của một thao tác hành động hay
hoạt động nào đó. Muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải hiều mục
đích, phương thức và điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy nếu ta nắm được các tri thức
về hành đợng, thực hiện nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau tức ta đã có
kỹ năng về hành động. Theo V.A Kruchexki thì: “kỹ năng là các phương thức thực

hiện hoạt động những cái mà con người đã nắm vững” . Ông cho rằng: Chỉ cần nắm
vững phương thức của hành động là con người có kỹ năng, khơng cần đến kết quả
hoạt đợng của cá nhân . Trong ćn Tâm lí học cá nhân Côvaliôp.A.G cũng xem:
“kỹ năng là phương thức hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành
động”.
Khi bàn về kỹ năng, Trần Trọng Thủy cũng cho rằng: “kỹ năng là mặt kỹ thuật
của hành động. con người nắm được cách thức hành động-tức kỹ thuật của hành
động là có kỹ năng” .
Quan niệm 2: Coi kỹ năng khơng đơn th̀n là mặt kỹ tḥt hành đợng mà cịn
là một biểu hiện năng lực của con người. Kỹ năng theo quan niệm này vừa có tính
ởn định, lại vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt sáng tạo lại vừa có tính mục đích.
Chẳng hạn, theo N.D.Lêvitơp: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả mợt đợng tác


12

nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách
thức đúng đắn có tình đến những điều kiện nhất định” .
K.K.Platơnôp, nhà tâm lí học Liên Xô khẳng định: “Cơ cở tâm thức hành
động”. Pêtrôpxki cũng định nghĩa: “kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để
lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt
ra.
Trong từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa: “Kỹ năng là
năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể
lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng .
Như vậy ta thấy, các nhà tâm lí học theo khuynh hướng thứ hai này khi bàn về
kỹ năng lại rất chú ý tới mặt kết quả của hành động. Xét về mặt bản chất hai quan
niệm trên không phủ định lẫn nhau. Sự khác biệt là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp
thành phần cấu trúc của kỹ năng mà thơi.
Có thế hiểu: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một

hoạt động nào đó trong những điều kiện nhất định, bằng cách vận dụng và lựa chọn
những tri thức, kinh nghiệm đã có.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng vận động tinh
Vận động tinh là những vận động được thực hiện bởi các cơ nhỏ, chủ yếu là
cơ của các ngón tay trong những hoạt đợng đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo.
Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển, phối hợp các cơ nhỏ của bàn
tay và ngón tay để thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo.
Kỹ năng vận động tinh của trẻ: là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay,
ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như là: viết, vẽ, may hoặc
tháo nút áo. Kỹ năng vận động tinh kết hợp chặt chẽ với những kỹ năng cần sự kết
hợp thị giác và vận động (sự phối hợp tay – mắt), là khả năng cùng sử dụng mắt, tay
và ngón tay để thực hiện các động tác.
1.2.3. Khái niệm kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5 – 6 tuổi


13

Kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi là sự rèn luyện củng cố, nâng cao, phát
triển khả năng điều khiển, kiểm soát cơ nhỏ của bàn tay, ngón tay để trẻ thực hiện
vận động một cách khéo léo, tinh tế và chính xác.
1.2.4. Khái niệm đồ dùng – đồ chơi.
Trong lý luận dạy học, ĐD- ĐC và ảnh hưởng của nó tới kết quả dạy học ln
là vấn đề lôi cuốn sự chú ý của nhà giáo dục. Bởi vì nợi dung, phương pháp và
phương tiện là ba phạm trù ln gắn bó chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động của
con người, trong đó có hoạt động dạy học.
Đờ dùng là những hình ảnh, dụng cụ, đờ vật phục vụ cho việc dạy và học mà
học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công tác giảng dạy. là
các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo.
Đồ chơi là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong
c̣c sớng của trẻ. Đờ chơi có khi là đới tượng để trẻ khám phá thế giới xung quanh,

có khi lại là công cụ để trẻ thao tác các hoạt đợng, là chỗ dựa cho các trị chơi tưởng
tượng của trẻ.
Đồ chơi là những đồ vật được tạo bởi trẻ em và thú cưng trong các hoạt động
giải trí. Chúng thường là những đồ vật, thú vật thu nhỏ, được tạo dáng đơn giản và
có màu sắc hấp dẫn. Đờ chơi có những nét tiêu biểu dưới dạng khái quát, bảo đảm
tái tạo các hoạt động tương ứng của đồ vật, thú vật. Ví dụ đồ chơi xe ô tô có thể
chạy, đồ chơi búp bê có hình dạng giống con người. Những dân tộc, những nền văn
hóa hay các thời kỳ khác nhau hình thành các đồ chơi khác nhau. Trong việc khảo
cổ, người ta tìm thấy từ thời tiền sử con người đã làm ra các đồ chơi, đơn giản như
mô hình nhà, thú vật bằng đất nung, búp bê trẻ sơ sinh, chiến binh cũng như các
công cụ được sử dụng bởi người lớn. Những đồ chơi này được tìm thấy ở các khu
vực nghiên cứu khảo cổ học. Nguồn gốc của từ "đồ chơi" chưa được khám phá,
nhưng người ta cho rằng từ này có từ thế kỷ XIV.
Đồ chơi không chỉ là thứ để trẻ em giải trí. Nó còn mang tính giáo dục và do
đó ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách của trẻ nhỏ. Những đồ chơi ngày nay rất
đa dạng. Nhiều công ty đồ chơi lớn còn có những phòng thí nghiệm riêng, nghiên


14

cứu sở thích của trẻ em, sự ảnh hưởng của đồ chơi với trẻ em. Khoa học giáo
dục coi đồ chơi là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục trẻ em.
1.2.5. Khái niệm thiết kế đồ dùng- đồ chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 5-6 tuổi
Khái niệm về thiết kế được hiểu là:
- Thiết kế là sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần và có ý nghĩa trừu tượng
- Thiết kế là làm một công trình kiến thúc theo một kế hoạch nhất định.
- Thiết kế là làm cho hoạt động của một tổ chức, hay một chỉnh thể về xã hội,
chính trị, kinh tế, văn hóa theo phương hướng nhất định.
Từ đó có thể khái niệm rằng: Thiết kế là tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị vật

chất hay tinh thần dựa theo những định hướng nhất định
Thiết kế đồ dùng- đồ chơi là tạo ra, sáng tạo ra đồ dùng- đồ chơi theo những
định hướng nhất định.
Vậy, khái niệm về việc thiết kế ĐD- ĐC nhằm phát triển kỹ năng vận động
tinh như sau: Thiết kế ĐD-ĐC nhằm phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi là tạo ra,
sáng tạo ra hệ thống đồ dùng- đồ chơi theo mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội
dung, yêu cầu, các bước nhất định, phù hợp với việc phát triển kỹ năng vận dộng
tinh của trẻ 5-6 tuổi
1.3. Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
Một trong những bước phát triển vượt trội ở giai đoạn này là trẻ đã phối hợp
khéo léo cử động giữa các ngón, bàn tay và cổ tay để để giữ bút, cầm nắm đồ vật
giống như người lớn. Thay vì cầm bằng cả bàn tay, trẻ dùng các ngón tay giữ cố
định bút để có thể kiểm sốt được tớt nhất. Mợt khi th̀n thục được kỹ năng này,
trẻ đã dùng hai tay đón bóng rất chính xác và có thể dùng các ngón tay để nặn các
đồ vật nhỏ hay tháo lắp đồ vật đồ chơi một cách thành thạo. Cũng như trẻ đã dùng
bút vẽ một rất nhiều hình sống động và hiện thực, thích tô màu, xé dán, biết dùng
kéo cắt một số hình chi tiết nhỏ. Trẻ cũng đã bắt đầu đi học và viết chữ.


15

1.3.1. Ý nghĩa của kỹ năng vận động tinh đối với sự phát triển cho trẻ 5-6 tuổi
Trẻ độ tuổi 5-6 tuổi đã thực hiện các cử động bàn tay, ngón tay mợt cách khéo
léo, biết phới hợp thị giác, thính giác với vận đợng; đặc biệt trẻ ở ći độ tuổi này
đã gần như thành thạo trong một số công việc đơn giản như tự phục vụ trong ăn ngủ
và vệ sinh cá nhân. Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ
sinh hoạt; mợt sớ thói quen tớt trong ăn ́ng, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và
an tồn. Hình thành ở trẻ khả năng thích nghi với chế đợ sinh hoạt, nề nếp, hình
thành kỹ năng làm mợt sớ việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng
lứa t̉i, giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, hiểu biết ích lợi của

việc luyện tập vận động đối với sự phát triển tồn diện của cơ thể. Ở đợ t̉i này trẻ
đã phát triển gần như hoàn toàn các hệ cơ và xương, sẽ luôn chân luôn ta, chạy
nhảy, chui lủi vào mọi nơi, tháo lắp liên tục những đồ vật trong tay. Những hoạt
đợng liên tục này ngồi việc có tác dụng tốt trong phát triển cơ bắp, tăng độ linh
hoạt, khéo léo cho cơ thể, còn giúp bé có được những trải nghiệm về thế giới vật
chất xung quanh và tích lũy thành kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Giai đoạn 5 -6 tuổi đôi tay của các Bé đã khéo léo hơn nhiều so với các độ tuổi
khác. Bạn sẽ thấy Bé vẽ, viết bằng tay phải khá là thuần thục nhưng bên cạnh đó
vẫn có một số Bé cầm bút còn chưa đúng cách.Các Bé thích dùng các loại bút như:
bút lông, bút dạ, bút màu và cả màu nước… Các Bé thích vẽ với những đứa trẻ khác
trên một tờ giấy to. Các bé đã bưng cái ghế đến chỗ đồ vật được giấu trên cao. Bé
đã chơi với bộ xếp hình nhỏ, tháo lắp các vật dụng đồ chơi với các kích thước khác
nhau … Bé thích leo trèo, chạy, nhảy… cũng như bé thích mang vác, kéo đẩy.
- Cho trẻ tự do chọn đồ dùng – đồ chơi mà trẻ thích và hấp dẫn được trẻ từ đó
sẽ tăng tính tích cực hoạt động và sự tò mò, muốn khám phá của trẻ.
- Nên thường xuyên thay đổi đồ dùng – đồ chơi, lúc đó trẻ mới có cơ hội được
thao tác với nhiều đồ chơi. Lúc này những ngón tay và cả bàn tay của trẻ được phát
triển một cách tích cực nhất. Trẻ đã biết sử dụng từng ngón riêng lẻ hay phối hợp
nhau và có thể cân nhắc sử dụng bàn tay như thế nào để làm điều mình muốn.


×