Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thưc trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi người bahnar thông qua hoạt động tập nói tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NĨI TIẾNG VIỆT

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tơn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện

: Y Minh Truyền

Lớp

: 13SMN2

Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt luận văn này, em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô
khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy
và hỗ trợ rất nhiệt tình trong suốt chặng đường bốn năm đại học mà em đã đi qua.
Bên cạnh đó, em ln biết ơn gia đình, những người ln ủng hộ và tạo điều kiện
cho em được ăn học nên người. Và bạn bè xung quanh luôn ở bên động viên, ủng
hộ em hết mình. Hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng,
trong suốt thời gian qua cô đã luôn nhắc nhở và quan tâm đến em, cô luôn hỏi thăm
và hướng dẫn bài luận văn rất nhiệt tình để em có thành quả như ngày hôm
nay.Cám ơn những kiến thức mà cô đã tận tình truyền đạt cho em.Đây cũng sẽ là
hành trang quý báu cho em sau này trên bước đường tương lai, sự nghiệp. Và em


xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và giáo viên đứng lớp ở các trường mầm non
đã hỗ trợ rất nhiệt tình để em có thể hồn thành tốt luận văn này: Trường Mầm non
Hoa Pơ Lang và Trường Mầm non Tuổi Thơ, thành phố Kon Tum. Bài khóa luận
của em tuy đã hồn thành nhưng khơng tránh khỏi sự thiếu sót.Kính mong q thầy
cơ xem xét và đóng góp ý kiến để em có được một bài khóa luận hồn chỉnh hơn.

Sinh viên thực hiện

Y Minh Truyền


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
8. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 4
9. Cấu trúc của đề tài.................................................................................................. 4
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
4 - 5 TUỔI NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI
TIẾNG VIỆT…………………….......…………………………………………….….5
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.

1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 5
Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 5
Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 8
Khái quát về từ và từ loại tiếng Việt............................................................... 10
Khái niệm từ và các tiêu chí nhận diện từ ....................................................... 10
Cấu tạo từ tiếng Việt ......................................................................................... 10
Phân loại từ tiếng Việt theo cấu tạo ................................................................. 12
Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ ........................................................... 15

1.2.5. Phân loại từ ....................................................................................................... 16
1.3. Chƣơng trình Tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum ................................................................................................ 25
1.3.1. Khái niệm Tập nói tiếng Việt ............................................................................ 25
1.3.2. Chương trình Tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum ................................................................................................. 25
1.4. Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi ngƣời Bahnar thông qua hoạt động
Tập nói tiếng Việt ........................................................................................................ 38
1.4.1. Vài nét về nguồn gốc và đời sống văn hóa vật chất của người Bahnar ......... 38


1.4.2. Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thơng qua hoạt động
Tập nói tiếng Việt ......................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
NGƢỜI BAHNAR THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT Ở
CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM .......... 55

2.1. Khái quát về q trình điều tra thực trạng ....................................................... 55
2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................................... 55
2.1.2. Nội dung điều tra................................................................................................ 55
2.1.3. Đối tượng điều tra .............................................................................................. 55
2.1.4. Phương pháp điều tra ........................................................................................ 56
2.2. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện vốn từ của trẻ mẫu giáo 4 – 5
tuổi ngƣời Bahnar. ...................................................................................................... 57
2.2.1. Tiêu chí đánh giá................................................................................................ 57
2.2.2. Thang đánh giá .................................................................................................. 59
2.3. Kết quả điều tra .................................................................................................... 60
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi
người Bahnar thơng qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt” ......................................... 60
2.3.2. Thực trạng biểu hiện phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar
thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt” .................................................................. 67
2.4. Nguyên nhân thực trạng ...................................................................................... 70
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan...................................................................................... 70
2.4.2. Nguyên nhân khách quan.................................................................................. 70
2.5. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi ngƣời Bahnar
thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt ”. .............................................................. 71
2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..................................................................................... 71
2.3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi
người Bahnar thông qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt”. ........................................ 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................................. 83
1. Kết luận .................................................................................................................... 83
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 85
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng tiếng phổ thông

62

của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt
Bảng 2.2: Kết quả về những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ cho

64

trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt
Bảng 2.3: Biện pháp giáo viên sử dụng trong hoạt động Tập nói tiếng Việt

64

Bảng 2.4: Những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi phát triển vốn từ cho

66

trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt
Bảng 2.5: Kết quả biểu hiện vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar thơng qua
hoạt động Tập nói tiếng Việt ở trường mầm non Hoa PơLang, trường mầm non
Tuổi Thơ. Thành phố Kon Tum

68



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng tiếng phổ
thông của trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói Tiếng Việt
Biểu đồ 2.2: Mức độ biểu hiện vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar

TRANG
63
68


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người nó là một nhân tố
quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Song ngôn ngữ không phải là cái bẩm
sinh, mà nó hình thành và phát triển trong q trình đứa trẻ sống và giao lưu với
những người xung quanh và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của
mọi tri thức. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc, nói là
trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng mối quan hệ với mọi
người. Mặt khác, ở lưá tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng diễn đạt, ngôn ngữ mạch
lạc, phát âm rõ ràng tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng.
Đối với trẻ mẫu giáo, muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình, trẻ phải
dùng ngơn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngơn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ có nhận
thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình u đối với con người và
thiên nhiên. Nhưng đối với trẻ người Bahnar thì việc diễn đạt bằng tiếng Việt rất
khó khăn.

Xuất thân từ người Bahnar tơi biết học ngơn ngữ thứ 2 ngồi tiếng mẹ đẻ rất
khó khăn đối với trẻ, vì trong cuộc sống hằng ngày trẻ tiếp xúc với mọi người đa số
dùng tiếng Bahnar để giao tiếp.
Vì vậy, dạy trẻ tập nói tiếng Việt là một hoạt động quan trọng của giáo dục
mầm non, việc này càng cần thiết đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số. Thực tế cho
rằng chất lượng học tập học sinh Tiểu học ở những vùng này phụ thuộc rất lớn vào
trình độ tiếng Việt của các em. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trước khi vào lớp 1,
trẻ chỉ học được một ít tiếng Việt ở lớp mẫu giáo theo lối truyền khẩu. Trong giao
tiếp ở gia đình và cộng đồng, trẻ khơng có thói quen nói tiếng Việt, nên vốn tiếng
Việt của trẻ nghèo nàn, khả năng sử dụng tiếng Việt còn rất hạn chế.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã biết lắng nghe âm thanh và nhận ra
giọng nói của mẹ.Thực tế cho thấy, một đứa trẻ sẽ biết nói nhanh hơn khi được mọi
người xung quanh chủ động trò chuyện.


2

Đối với trẻ người Bahnar, ở nhà trẻ đa số giao tiếp với người thân, mọi người
xung quanh đều bằng tiếng Bahnar. Hiện tại tất cả người Bahnar khi ra ngoài xã hội
rất tự ti về việc giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông.Được thể hiện bằng việc dù trẻ
đi học ở trường lớp, giáo viên nói tiếng phổ thơng thì trẻ trả lời lại bằng tiếng phổ
thơng, nhưng khi học nhóm hay giao tiếp trong lớp trẻ đa số vẫn nói tiếng
Bahnar.Vì vậy vốn từ của trẻ khơng phong phú, cách dùng ngôn ngữ không mạch
lạc, dẫn đến việc học tập của trẻ bị giảm sút.
Phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi người Bahnar đây chính là thời gian trẻ đi
học nhiều, mong muốn giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn. Vào thời
điểm này trẻ đa số đã biết nhiều và hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nên việc phát
triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ sẽ dễ dàng hơn, dễ nhớ hơn so với các nhóm tuổi
khác, đây cũng chính là thời gian vàng để trẻ hiểu các từ ngữ, cung cấp vốn từ để
bước vào lớp một. Khi rào cản ngôn ngữ xóa bỏ, trẻ sẽ tự tin tiếp xúc kho tang kiến

thức trên các phương tiện, đồng thời dễ dàng hịa nhập vào mơi trường xã hội.
Vì vậy tơi chọn đề tài: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi
người Bahnar thông qua hoạt động Tập nói tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5
tuổi người Bahnar qua hoạt động Tập nói tiếng Việt. Từ đó đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao việc phát triển vốn từ cho trẻ Bahnar thơng qua hoạt động Tập
nói tiếng Việt, ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình tổ chức hoạt động “Tập nói tiếng Việt” cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở
các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar.


3

4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết sử dụng một số biện pháp hợp lí, khoa học thì góp phần
phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi không gian:
- Trường Mầm Non Hoa PơLang tại Thôn Măng la- xã Ngok Bay- Thành
Phố Kon Tum – Kon Tum.
- Trường Mầm Non Tuổi Thơ – Phường Ngô Mây - Thành phố Kon Tum –
Kon Tum.
5.2. Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2016 đến cuối tháng 4 năm 2017.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi ngƣời Bahnar qua hoạt động “Tập nói tiếng Việt” ở các trƣờng mầm
non trên địa bàn thành phố Kon Tum.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ sở lí luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi người Bahnar ở trường mầm non nhằm đánh
giá thực trạng vốn từ tiếng Việt của trẻ.
Quan sát quá trình tổ chức hoạt động Tập nói tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 4 - 5
tuổi người Bahnar ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon Tum nhằm
đánh giá thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ người Bahnar.
7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại
-

Trao đổi trực tiếp với giáo viên để thấy được nhận thức của giáo viên về

việc phát triển vốn từ cho trẻ người Bahnar.


4

-

Trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi người Bahnar nhằm đánh giá thực

trạng vốn từ tiếng Việt của trẻ.
7.2.3. Phƣơng pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra các giáo viên ở các trường mầm non trên địa

bàn thành phố Kon Tum để nắm được nhận thức, thái độ, kinh nghiệm và các biện
pháp mà các giáo viên sử dụng khi phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar
thông qua hoạt động Tập nói tiếng Việt.
7.2.4. Phƣơng pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê tốn học để xử lý số liệu.
8. Những đóng góp của đề tài
-

Hệ thống lí luận của đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thơng
qua hoạt động Tập nói tiếng Việt ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon
Tum.
9. Cấu trúc của đề tài
Khóa luận gồm 3 phần:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung: gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi người
Bahnar thông qua hoạt động Tập nói tiếng Việt.
Chương 2: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar qua
hoạt động Tập nói tiếng Việt ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Kon
Tum.
C. Phần kết luận và kiến nghị sƣ phạm
D. Tài liệu tham khảo


5

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO

TRẺ 4 - 5 TUỔI NGƢỜI BAHNAR THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
TẬP NĨI TIẾNG VIỆT
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngơn ngữ, một hệ thống tín
hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất trong giao tiếp giữa
các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó ngơn ngữ được phát triển cùng
với sự phát triển của xã hội lồi người. Ngơn ngữ chính là một trong những yếu tố
nâng tầm cao của con người lên vượt xa về chất so với mọi giống lồi.
Ngơn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, để
giao tiếp, là chìa khố để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của
dân tộc và nhân loại.
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai đoạn từ 0
- 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngơn ngữ, đến cuối 6 tuổi - chỉ
một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người - trẻ đã có thể sử dụng thành
thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày.Đây chính là giai đoạn phát cảm về
ngơn ngữ.Ở giai đoạn này nếu khơng có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
ngơn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngơn ngữ nói
chung và ngơn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học
trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại.Nhưng thời cổ đại
người ta nghiên cứu ngôn ngữ khơng tách khỏi triết học và lơgíc học. Các nhà triết
học cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện bề ngồi của các bên
trong là "logos", tinh thần, trí tuệ của con người. Trong cuốn "Bàn về phương
pháp", Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngơn ngữ và lấy đó làm tiêu
chí phân biệt con người, khác với động vật. Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngơn


6


ngữ, cái tín hiệu duy nhất chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết
luận rằng "Có thể lấy ngơn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và con
vật". Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn ngữ
học. Người đầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal (1823
- 1899). Ơng đã đưa ra học thuyết ngơn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản
ánh tâm lý dân tộc.Theo ông, ngôn ngữ học phải đưa vào tâm lý cá nhân trong
khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dùa vào tâm lý dân tộc trong khi nghiên cứu
ngôn ngữ của dân tộc.Thuyết tâm lý liên tưởng - đại biểu là V.Vunt (1832 - 1920) nghiên cứu lý thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa chuyển đổi
của từ, về nghĩa hiện có của từ và câu, về mối quan hệ liên tưởng có tính ngữ đoạn.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về ngơn ngữ:
Đầu tiên phải kể đến hướng nghiên cứu về vai trò của ngơn ngữ đối với q
trình phát triển và giáo dục trẻ. Đây là hướng nghiên cứu nổi bật nhất xuất hiện
trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng: D. B. Enconhin, X.
Vưgốtxki, V. X. Mukhina, K. D. Usinxki, A. Xookhin… quan tâm chú ý nghiên
cứu tìm hiểu vai trị của ngơn ngữ được các tác giả khẳng định là công cụ nhận thức
thế giới, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất và là “cơ sở của mọi sự phát
triển tư duy, trí tuệ”. Theo X. Vưgốtxki: “khi trẻ em gặp phải những khó khăn trong
cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của người lớn và củ bạn bè có năng lực cao
hơn, những người này đã giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp
tác này những quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được truyền sang trẻ, mà
ở đó ngơn ngữ là phương thức đầu tiên trao đổi các giá trị xã hội”, Vưgốtxki
coingôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ.
Trên cơ sở khẳng định vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em,
xu hướng thứ hai nghiên cứu đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0-6 tuổi
(tiêu biểu là V. I. Iadenco, E. I. Tikkhêêva, P. A. Xokhin, K. Hainodich). Các tác
giả đã phân chia quá trình phát triển ngơn ngữ của trẻ em thành các giai đoạn: 0 –
12 tháng, 12 – 36 tháng, 36 – 72 tháng. Với mỗi giai đoạn, các tác giả đã nghiên


7


cứu từng nội dung cụ thể của nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ ở trẻ: đặc điểm phát
triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu gần đây của nhà khoa học Phùng Đức
Tồn và nhóm cộng sự của ơng ở Trung Quốc đã cho thấy: Ngay từ trong bào thai,
trẻ đã có khả năng nghe và phân biệt được âm thanh ở bên ngồi và có phản ứng với
với cường độ âm thanh khác nhau. Do đó, các nhà khoa học cho rằng: Việc giáo dục
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ có thể được tiến hành ngay khi trẻ còn trong bào thai.
Hướng nghiên cứu thứ ba là về phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ thể hiện qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả.
Tác giả E. I. Tikheva đã đề ra các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tìm
hiểu về thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ thông qua các hoạt động chơi, xem
tranh, kể chuyện… để hình thành và phát triển kỹ năng cho trẻ. Những tư tưởng này
đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với giáo dục mầm non.
Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các đặc điểm
tâm, sinh lí, mơi trường sống, hầu hết các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng
của ngôn ngữ văn học trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và là
phương tiện quan trọng trong q trình đứa trẻ giao tiếp. Từ đó, đưa ra các phương
pháp, biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Những kết quả trên là cơ sở rất quan trọng đối với các nhà giáo dục học mầm
non trong việc nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và
biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý ra rằng từ vựng là một yếu tố cực kì quan
trọng trong sự phát triển của trẻ đặc biệt là ở kĩ năng đọc và nói.Khi trẻ có một vốn
từ vựng phong phú thì chúng sẽ nói tốt hơn và có khuynh hướng học tốt hơn so với
những đứa trẻ cùng lứa mà có vốn từ hạn hẹp.Tuy nhiên vấn đề vốn từ cũng như
phát triển vốn từ cho trẻ chưa được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm
nhiều.



8

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu về ngôn ngữ của các nhà tâm lý
học, giáo dục học trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục
mầm non hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề phát triển
ngơn ngữ nói chung, phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nói riêng.
Hướng thứ nhất nghiên cứu đặc điểm phát triển lời nói của trẻ từ 0 – 6 tuổi của
các tác giả Nguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan, Nguyễn Xuân Đức, Đinh Hồng Thái.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm phát âm, vốn từ, phát triển lời nói và các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ ở trẻ 0 – 6 tuổi.
Trên cơ sở khái quát các đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ em, hướng thứ hai
đã xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngơn ngữ mạch
lạc cho trẻ.Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo” đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển ngơn ngữ, vốn từ
của mình.Tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển ngơn ngữ, vốn từ của
mình. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ như:
hướng dẫn trẻ quan sát, sử dụng tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, sử dụng trò chơi học
tập, trị chơi phát triển ngơn ngữ…
Tác giả Hồng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với Phương pháp
phát triển ngôn ngữ. Tác giả đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng vốn từ của
mình.
Nói đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam, phải kể đến Đoàn Thiện
Thuật, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan,…
Vốn từ, khả năng hiểu nghĩa của từ, ngữ pháp của trẻ em ở các độ tuổi khác
nhau có các cơng trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985 ), Nguyễn Minh Huệ
(1989), Hồ Minh Tâm (1989 )… Lưu Thị Lan trong cơng trình nghiên cứu: “ Những
bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi” đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ
âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ, giai đoạn ngơn ngữ, về

mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giai đoạn 4 – 5 tuổi. Các bước phát
triển về từ vựng được tác giả thống kê ở lứa tuổi với số lượng từ tối thiểu và số


9

lượng từ tối đa.Từ 18 tháng trở đi trẻ có sự nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn
hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến vốn từ của trẻ.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng
quan trọng để phát triển ngơn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt
sau này của trẻ.
Trong việc phát triển ngôn ngữ , Sở giáo dục và đào tạo thành phố Kon Tum
đã biên soạn tài liệu giảng dạy môn “Tập nói tiếng việt” cho trẻ mẫu giáo vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Bahnar nói riêng, nhằm giúp trẻ mẫu
giáo dân tộc Bahnar có một trình độ tiếng Việt nhất định để giao tiếp, học tập, tạo
thuận lợi cho trẻ học tốt các môn học lớp 1.
Chương trình Tập nói tiếng Việt dành cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở
vùng núi được Sở giáo dục chú trọng quan tâm đến. Hoạt động Làm quen với mơi
trường xung quanh được thay thế bằng Chương trình Tập nói tiếng Việt, nên ở các
vùng có đồng bào sinh sống thì ở các trường mầm non có các hoạt động: Tập nói
tiếng Việt, Làm quen với tốn, Tạo hình, Âm nhạc, Làm quen với tác phẩm văn
học, Vận động …
Trẻ người Bahnar đã được tiếp xúc từ mới sinh ra bằng ngơn ngữ mẹ đẻ của
mình đó là tiếng Bahnar, nên ít phần nào trẻ cũng hiểu và biết tiếng Bahnar. Nhưng
khi trẻ đi học bắt buộc trẻ phải học thêm ngơn ngữ thứ hai đó là tiếng Việt, để có
thể phục vụ cho mọi việc ở ngồi xã hội nói chung, trong cơng việc học tập nói
riêng. Việc học một lúc hai ngôn ngữ không dễ dàng cho trẻ, nhưng trong độ tuổi 0
– 6 tuổi là độ tuổi nhạy cảm nhất của trẻ nên việc dạy tiếng Việt cho trẻ khơng thể
chậm trễ được.
Các cơng trình trên là cơ sở phương pháp luận để tôi thực hiện đề tài: “Thực

trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi người Bahnar thơng qua hoạt động Tập
nói tiếng Việt”.


10

1.2. Khái quát về từ và từ loại tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm từ và các tiêu chí nhận diện từ
a) Khái niệm từ :Từ trước tới nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ.
Ngay trong giới Việt ngữ, việc định nghĩa từ hay sự nhận diện ranh giới của từ
cùngtheo hai khuynh huớng khác nhau. Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp thì
đồng nhất tiếng với từ. Trong khi đó, các tác giả khác nhu Nguyễn Kim Thản,
Hồng Tuệ, Ðái Xuân Ninh, Hồ Lê, Ðỗ Hữu Châu,…[trích dẫn theo 11] lại không
đồng nhất tiếng với từ. Ở bài giảng này, để tiện theo dõi, chúng tôi theo quan diểm
về từ của GS.TS Ðỗ Thị Kim Liên. “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc
một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hồn chỉnh và duợc vận dụng tự do
để cấu tạo nên câu” [11, tr 18].
b) Các tiêu chí nhận diện từ
- Từ là đơn vị của ngơn ngữ, có âm thanh được biểu thị bằng một hoặc một số
âm tiết.
- Từ là đơn vị mang nghĩa
- Từ có cấu tạo hồn chỉnh
- Từ có khả nang vận dụng tự do để tạo nên câu
1.2.2. Cấu tạo từ tiếng Việt
a) Ðơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
Trong ngôn ngữ, từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Nếu phân xuất từ,
ta có được những đơn vị nhỏ hơn gọi là hình vị.Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
được dùng dể cấu tạo nên từ.
* Từ trước đến nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa hình vị.
Có nhiều nhà ngơn ngữ đã định nghĩa về hình vị

- Đơn vị ngữ pháp cơ sở của Ngữ pháp học. Trong cuốn “Từ điển giải thích
thuật ngữ ngơn ngữ học” (Nguyễn Như Ý chủ biên) có nêu một số cách định nghĩa
của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam nhu: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Anh
Quế, Hữu Quỳnh, Phan Thiều, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê, Ðỗ Hữu Châu, Nguyễn
Thiện Giáp, Võ Bình, Ðái Xuân Ninh... Xin được dẫn ra một số cách định nghĩa:


11

“Hình vị là đơn vị nhỏ nhất mà có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ pháp”
(Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ÐHQGHN, H., 1994, tr.67)
“Hình vị là đơn vị hai mặt, có đầy đủ tính chất tín hiệu. Ðã là tín hiệu thì cái
quan trọng, về mặt chức năng là phần nội dung biểu đạt, nó quyết định sự tồn tại
của bản thân tín hiệu” (Phan Thiều, “Thảo luận chuyên đề Tiếng, hình vị và từ trong
tiếng Việt”, Ngơn ngữ, 2 , H., 1984, tr.54).
“Hình vị là một đơn vị ngơn ngữ có nghĩa, nhỏ nhất và không độc lập về cú
pháp”. (Trần Ngọc Thêm, “Bàn về hình vị tiếng Việt duới góc độ ngơn ngữ học đại
cương”, Ngơn ngữ, 1).
“Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng
không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp
với nhau tạo thành câu”. (Ðỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghia tiếng Việt, Nxb GD ,
H., 1985, tr. 5) Ju. X. Xtêpanov trong Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, từ
phương diện cấu tạo, đưa ra định nghĩa: “Hình vị là lớp các hình tố tương đồng mà
mỗi hình tố lại gồm nhiều âm vị nhánh và được gặp trong một vị trí nhất định nào
đó”
Tóm lại, dù định nghĩa hình vị ở góc độ và phương diện nào thì các nhà ngôn
ngữ cũng dễ thống nhất với nhau ở những đặc điểm của hình vị:
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là đơn vị gốc để tạo thành từ.
- Hình vị được cấu tạo bởi các âm vị.
- Hình vị là đơn vị khơng độc lập về cú pháp.

- Ý nghĩa tồn tại ở dạng tiềm năng (không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức
không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu).
* Bàn về ranh giới hình vị, từ trước tới nay có hai khuynh hướng rõ rệt:
Thứ nhất, ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết. Tiêu biểu gồm các tác
giả như M.B.Emeneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Ðinh Văn Ðức,
Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lang, Nguyễn Văn Tu, Lê Văn Lý


12

Thứ hai, ranh giới hình vị khơng hồn tồn trùng với ranh giới âm tiết. Tiêu
biểu là các tác giả như L Thompson, Ðỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Trần Ngọc
Thêm, Nguyễn Kim Thản…).
Trong học phần này, chúng tôi theo quan diểm của khuynh hướng thứ nhất,
tức là ranh giới của hình vị trùng với ranh giới âm tiết. Trong tiếng Việt, âm tiết
bằng với tiếng.Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ ngơn ngữ học, âm tiết khơng cần chứa
nghĩa, cịn tiếng phải có nghĩa (hoặc tiềm ẩn nghĩa). Ðối với nguời Việt, tiếng là
đơn vị dễ nhận diện nhất. Và tiếng (hình vị) chính là đơn vị trực tiếp cấu tạo từ tiếng
Việt.
1.2.3. Phân loại từ tiếng Việt theo cấu tạo
Xét ở mặt số lượng tiếng, chúng ta có:
- Từ đơn: là từ chỉ chứa một tiếng. Ví dụ:học, trường, sách, sẽ, đang,...
- Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên, như: tàuxe, trường học, máy tính,... Căn
cứ vào mặt quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ, nguời ta tiếp tục phân loại từ phức
(từ đa tiết) ra làm các loại: từ ghép, từ láy, từ ngẫu kết.
+ Từ ghép: Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) hình vị và trong đó nhìn
chung khơng có hiện tượng “hoà phối ngữ âm tạo nghĩa”.
Về mặt ngữ pháp, từ ghép được chia thành 2 nhóm lớn theo kiểu quan hệ giữa
các thành tố: từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép song song) và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là: Quan hệ

ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bình đẳng. Ý nghĩa ngữ pháp do cơ
chế ghép đẳng lập tạo ra là ýnghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng (hành
động, trạng thái, tính chất, quan hệ) chung. Căn cứ vào vai trò của các thành tố
trong việc tạo nghĩa của từ ghép, ta chia từ ghép đẳng lập thành 3 kiểu chính là: từ
ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa, từ ghép đơn nghĩa.
Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: (từ ghép hội ứng) * Ví dụ: điện nuớc, xăng dầu,
nghe nhìn, ăn uống, học tập, may rủi,...
* Ðặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: Ý nghĩa của từng hình
vị cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩachung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung


13

đó có thể có phần ý nghĩa của từng hình vị. Ví dụ: “sách vở” chỉ các loại sách vở
nói chung, trong đó có thể có cả sách và vở. Khi sử dụng, nghĩa chung của từ ghép
có thể ứng với tất cả các sự vật, các đặc trưng do từng hình vị gọi tên, cũng có thể
chỉ ứng với một số sự vật, đặc trưng được nhắc đến trong một hình vị mà thơi. Khi
có thể sử dụng riêng từng hình vị với tư cách từđơn, ý nghĩa của từng từ rời này rất
xác định và khác nhau. Ví dụ: sách khác vở.
Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa (từ ghép trùng ứng) * Ví dụ:núi non, binh lính,
cấp bậc, mây phúc, thay đổi, tìm kiếm,...
* Ðặc điểm tạo nghĩa của từ ghép lặp nghĩa: Các hình vị trong nó là những
yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, cùng nhau gộp lại để biểu thị những ý nghĩa
chung của từ ghép, chẳng hạn: binh lính, thay đổi, tìm kiếm... Ý nghĩa của từ ghép
này tương đương với ý nghĩa của từng hình vị (trừ ý nghĩa ngữ pháp “tổng hợp”)
khi những hình vị này được dùng như từ đơn.
Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa (từ ghép đẳng lập đơn ứng) * Ví dụ:chợ búa,
đường sá, xe cộ, tre pheo, bếp núc, sầu muộn,...
* Ðặc diểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: Ý nghĩa của từ ghép
ứng với ý nghĩa của hình vị rõ nghĩa nhất trong số các hình vị có mặt (trừ ý nghĩa

ngữ pháp tổng hợp). Chẳng hạn nghĩa của từ “bếp núc” ứng với ý nghĩa“bếp” trừ ý
nghĩa ngữ pháp tổng hợp. Ý nghĩa của hình vị cịn lại có xu huớng phai dần, hư hóa,
chỉ cịn có tác dụng góp sức tạo ra ý nghĩa tổng hợp của chung cả từ ghép.
Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ có những đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bất bình đẳng, quan
hệ chính phụ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trị chỉ loại sự vật lớn, loại đặc
trưng lớn và yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, loại đặc trưng
đó.
- Ý nghĩa của từ ghép chính phụ là ý nghĩa không tổng hợp và khi cần cụ thể
hóa nó thì có thể phân biệt trong đó ý nghĩa dị biệt, ý nghĩa sắc thái hóa. Có thể chia


14

từ ghép chính phụ thành 2 kiểu chính là: từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính
phụ sắc thái hóa.
Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó tên gọi nêu ở thành tố chính
được cụ thể hóa bằng cách thêm vào một tên gọi ở thành tố phụ, làm cho những sự
vật cùng loại được gọi tên ở thành tố chính phân biệt được với nhau nhờ thành tố
phụ.
Ví dụ: xe đạp, xe máy, xe lửa, xe bò ... dưa hấu, dưagang, dưa chuột, dưa bở
... - toán học, sử học, vậtlý học, khảo cổ học…

- hợp tác hóa, cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa,…
Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là từ ghép trong đó thành tố phụ có tác dụng
bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho tồn từ ghép này khác nghĩa với
thành tố chính khi thành tố chính hoạt động như từ đơn và từ ghép sắc thái hóa này

khác từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Ví dụ: - xanh lè, xanh um, xanh rì, xanh
lục, xanh lo ... - thẳng do, thẳng tắp, thẳng duột, thẳng tuột ...
+ Từ láy: Từ láy là “từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng
tạo nghĩa”. Ðể tạo ra nhạc tính cho sự hịa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ vốn
giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy khơng đơn thuần là sự lặp lại âm, thanh của âm
tiết ban đầu mà bao giờ cũng có sự biến đổi âm, thanh nhất định, dù là ít nhất, để
tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Láy của tiếng Việt phải được hiểu
là “sự hịa phối ngữ âm có tác dụng biểu trung hóa”. Ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa
biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng. Căn cứ vào số lượng tiếng người ta thường chia từ láy
ra làm 3 lớp: từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.
* Từ láy đôi: Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai
tiếng trong từ. Khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngơn ngữ được lặp lại có thể
phân biệt các kiểu: Từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận
Từ láy tồn bộ: là từ láy trong dó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với
sự khác biệt về thanh điệu hoặc trọng âm. Ví dụ: - hao hao, lam lam, dùng dùng...
- do dỏ, ho hớ, sừng sững,...


15

Từ láy bộ phận: + Từ láy âm đầu là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần
vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: đủng đỉnh, rung rinh, mộc mạc, lúc
lắc, hể hả, ngo ngoe, hổn hển, nhúc nhích, mỉa mai,...+ Từ láy vần: là từ có phần
vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: luẩn quẩn,
bâng khuâng, chạng vạng, khéo léo, hấp tấp, tần ngần, bỡ ngỡ, khúm núm, tẹp
nhẹp,...
*Từ láy ba: Từ láy ba là từ láy gồm 3 tiếng. Kiểu phối thanh thường gặp là:
Tiếng thứ hai mang thanh bằng. Tiếng thứ nhất và thứ ba phải đối lập về âm vực
hoặc âm điệu. Ví dụ: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, cỏn còn con, sát sàn sạt, ...
*Từ láy tư: Là từ láy gồm 4 tiếng. Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy

đơi.Ví dụ: ấm ớ

ấm a ấm ớ hì hục

hì hà hì hục ham hở

ham ham hở hở

+ Từ ngẫu kết: Ngoài ra, tiếng Việt cịn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện
nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc
ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu kết
(từ ngẫu hợp) với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Ví
dụ: bồ câu, bồ hịn, bồ nơng, mồ hóng, mồ hơi, kì nhơng, cà nhắc,vằn thắn, lục tàu
xá, a-xít, mit tinh, so mi, mùi xoa, xà phịng, cao su, ca cao, hắc ín, sơ-cơ-la..
1.2.4. Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ
a) Khái niệm từ loại
“Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa
phạm trù, theo khả năng kết hợp trong đoản ngữ (cụm từ), trong câu để thực hiện
chức năng ngữ pháp giống nhau.”
b) Cơ sở để phân loại từ

 Ý nghĩa khái quát : “Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ,
trên cơ sở khái quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung”.
Trong phạm vi đơn vị được xét là từ, thì ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho một
lớp từ. Ðây là căn cứ đầu tiên để phân định từ loại. Ví dụ các từ như: thợ, trâu,
trăng, sao, nhà, tình cảm,…có ý nghĩa khái qt là chỉ sự vật, hiện tượng; cịn các
từ nhưăn, học, đi, chạy…có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt dộng.


16


 Khả năng kết hợp:Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng
thay thế nhau ở cùng một vị trí, có tính chất thường xun, được tập hợp vào một
lớp từ. Các từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho những từ có thể thay thế nhau ở vị
trí nhất định được gọi là chứng tố (hay từ chứng). Với những từ loại lớn như danh
từ, động từ, tính từ; nguời ta tìm được lớp từ chứng này. Chẳng hạn từ chứng cho
danh từ thường là: những, các, mọi, cái, con, này, kia, đấy, đó,ấy,này, nọ ..; từ
chứng cho động từ thường là: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, xong, rồi, mãi, nữa ...; từ
chứng cho tính từ thường là: rất, hoi, quá, lắm ...

 Chức năng cú pháp: Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay
một số vị trí nhất định trong câu, hoặc có thể thay đổi cho nhau ở vị trí đó và cùng
biểu thị một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong cấu
tạo câu thì có thể phân vào một từ loại. Tuy nhiên vì thường một từ có thể giữ nhiều
chức năng cú pháp trong câu nên cần phải xem xét chức năng cú pháp nào của từ là
chủ yếu để làm căn cứ phân loại. Chẳng hạn, những từ có ý nghĩa chỉ sự vật thường
làm chủ ngữ, bổ ngữ; còn những từ chỉ hoạt động, trạng thái thường làm vị ngữ…
1.2.5. Phân loại từ
Căn cứ vào các tiêu chí ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp,
từ loại được chia thành hai lớp lớn dó là thực từ và hư từ.
Thực từ: là lớp từ có ý nghĩa từ vựng- ngữ pháp, có chức năng biểu thị sự vật,
trạng thái, quá trình, trạng thái, đặc trưng của sự vật.
Thực từ có khả năng đảm nhận các thành phần, vị trí trong câu và có khả năng
làm thành tố chính trong cụm từ.
Thực từ là tập hợp lớp nhất về số luợng trong vốn từ vựng tiếng Việt; bao
gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ.
Hư từ: là lớp từ khơng có ý nghĩa từ vựng, chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp hoặc
ý nghĩa tình thái. Hư từ khơng có khả năng làm thành tố chính trong cụm và nó
được dùng kèm với thực từ với tác dụng nối kết, diễn dạt ý nghĩa tình thái.Hư từ
gồm phó từ, luợng từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, chỉ từ, thán từ.



17

a) Danh từ
-

Ý nghĩa khái quát: Danh từ là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể.

-

Khả năng kết hợp

Danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ; có khả năng kết
hợp với các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ...; có khả năng kết hợp trực tiếp hay
gián tiếp với số từ.
-

Chức năng cú pháp: Chức năng cú pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong

-

Phân loại và miêu tả

câu.

 Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật cụ
thể…Danh từ riêng bao gồm:
+ Danh từ riêng chỉ tên người: Tên riêng của người Việt thường gồm 3 yếu tố:
họ, đệm, tên.

Bên cạnh tên riêng chính thức, nguời Việt cịn dùng tên riêng thơng dụng và
tên riêng đặc biệt (bí danh, bút danh, biệt hiệu...).
+ Danh từ riêng chỉ sự vật: gồm tên gọi một con vật cụ thể, tên gọi một đồ vật
cụ thể, tên gọi tổ chức xã hội cụ thể, dịa danh...

 Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái
qt, trừu tuợng, khơng có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi
tên. Bao gồm các loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
+ Danh từ chỉ đơn vị: Ðây là một tiểu loại danh từ rất đa dạng, bao gồm các
lớp từ không thuần nhất. Nét nổi bật của nó là khả năng kết hợp trực tiếp, vô điều
kiện với số từ (là danh từ đếm được tiêu biểu).
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tính tốn quy uớc: (thường đứng ở vị trí trung gian
giữa số từ và danh từ chỉ chất liệu), ví dụ: cân, tạ, lít, yến, mét, sào, mẫu, cốc,
thúng, bó, chai, ly ...
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (danh từ chỉ loại, loại từ): Ðây là một tiểu
loại danh từ khá dặc biệt. Tiếng Việt có các danh từ chỉ loại chuyên dùng như: con,


18

tấm, bức, cái,chiếc, ngơi, hịn, dứa, thằng; có những danh từ chỉ loại lâm thời như:
người, ông, bà, cô, bác, anh, chị, em ..., cây, quả, lá, ngọn ...

 Danh từ chỉ sự vật
+ Danh từ tổng hợp: danh từ tổng hợp dùng để gọi tên những sự vật tồn tại
thành từng tổng thể gồm nhiều sự vật cùng loại với nhau hoặc có chung một số đặc
điểm nào dấy. Ví dụ: quần áo, sách vở, chợ búa, đất đai, bàn ghế ...
+ Danh từ không tổng hợp: bao gồm các tiểu loại khác nhau
Nhóm danh từ chỉ chất liệu: biểu thị sự vật có ý nghĩa chỉ về chất liệu ở các
thể chất khác nhau. Ví dụ: nuớc, dầu, mỡ, khí, hoi, duờng, bột, cát, sạn,…

Nhóm danh từ chỉ khái niệm thời gian, khơng gian: chốn, miền, phía hướng,
hồi, dạo, buổi, vụ, mùa, khi, lúc, thuở ...
Nhóm danh từ chỉ khái niệm về sự vật, sự việc, khái niệm trừu tượng: sự, nỗi,
niềm, cuộc, trận, phen, trên, dưới, trong, ngồi, trước, sau, bắc ...
Nhóm danh từ chỉ người: bao gồm từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ, nghề
nghiệp, học hàm, tầng lớp xã hội ... Ví dụ: ơng, bà, anh, chị, cô, bác, đàn ông, đàn
bà, bác si, kỹ su, học sinh, hiệu truởng ...
Nhóm danh từ chỉ đồ vật, động vật, thực vật. Ví dụ: bàn, ghế, sách, vở, tre,
trúc, hoa, quả, trâu, bị, gà, vịt ...
Nhóm danh từ chỉ đơn vị tổ chức, địa lý, chẳng hạn: tỉnh, xã, phường, đoàn, ủy
ban, viện, khoa, trường ...
b) Ðộng từ
-

Khả năng kết hợp:Ðộng từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng

tiêu biểu của động từ là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều,vẫn, cũng, xong, rồi, nữa
...
-

Chức năng cú pháp: Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.

-

Phân loại và miêu tả:Dựa vào bản chất nghĩa – ngữ pháp của động từ, ta có

thể chia động từ thành hai loại lớn: Những động từ độc lập và những động từ không
độc lập



19

 Nhóm động từ độc lập: Ðộng từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa.
Chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm. Bao gồm:
+Nhóm động từ tác động đến đối tượng: loại động từ này địi hỏi phải có thành
tố phụ (bổ ngữ) đi sau. Ví dụ: làm, cắt, chặt, quang, trồng, vẽ...
+ Nhóm động từ trao nhận: thường cần hai bổ ngữ. Ví dụ:cho, biếu, tặng, bán,
nhận, vay, mua ...
+ Nhóm động từ gây khiến: loại này cung cần hai bổ ngữ. Ví dụ:cấm, bảo, bắt
buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép, khuyên, để...
+ Nhóm động từ cảm nghi, nói năng:biết, hiểu, nghi, nghe, thấy...
+ Nhóm động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống, di, chạy, bị, lan, kéo, xơ,
dẩy...
+ Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến:cịn, có, biến, mất, hết...
+ Nhóm động từ khơng tác động đến đối tượng. Ví dụ: ở, ngồi, đứng, nằm,
ngủ, thức, cuời, cằn nhằn ...
+ Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục, kết
thúc, ngừng, thôi, hết ...
+Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong khơng gian:gần, xa, ở
+ Nhóm động từ trạng thái tâm lý:u, ghét, sợ, thích, mê ...
+ Nhóm động từ tổng hợp:đi đứng, ra vào, trị chuyện ...

 Nhóm động từ khơng độc lập: Là những động từ biểu thị tình thái vận động,
quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn. Bao gồm:
+ Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu:giống, khác, như, tựa, in, hệt ...
+ Nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm…
+ Nhóm động từ chỉ quan hệ sở hữu: có
+ Nhóm động từ biến hóa. Ví dụ:làm, trở thành, hóa, hóa ra ...
+ Nhóm động từ tình thái: Tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải.
Tình thái về khả năng: có thể, khơng thể, chưa thể… Tình thái về



×