Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa cái nước năm 2018 và đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 135 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

TRỊNH THỊ NHIÊN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƢỚC NĂM 2018
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP
NĂM 2019

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------



TRỊNH THỊ NHIÊN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƢỚC NĂM 2018
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP
NĂM 2019
Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số: CK 62 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM ĐÌNH LUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


.

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tơi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Người cam đoan

TRỊNH THỊ NHIÊN


.


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến:
Thầy PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN – Trưởng Bộ môn Quản lý dược- Khoa
Dược đã quan tâm, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Em cảm ơn
Thầy đã tận tình chia sẽ những kinh nghiệm quý báú trong sự nghiệp quản lý của
Thầy cho em để có kiến thức thực tế và vững tin trong môi trường bệnh viện.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Các Thầy Cô trong hội đồng đã dành thời gian để nhận xét và góp ý cho luận văn
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu nhà trường và toàn bộ quý Thầy, Cô đang công tác tại Khoa Dược Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, và các quý Thầy, Cô ở Bộ môn Quản lý
Dược đã tận tụy truyền đạt những kiến thức quý báu, hành trang kiến thức thực tiễn
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và các anh, chị đang công tác tại Bệnh
viện Cái Nước đã hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại bệnh viện.
Cuối cùng, con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình, các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo
điều kiện tốt nhất để em tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hồn thành khóa luận nhưng cũng khơng tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý tận tình của Q Thầy Cơ để luận văn hoàn thiện hơn.

Học viên

TRỊNH THỊ NHIÊN


.

Luận văn Chuyên khoa II – khóa 2017 – 2019
Chuyên ngành Tổ chức – Quản lý Dƣợc


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƢỚC NĂM 2018 VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP NĂM 2019
Trịnh Thị Nhiên
Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Đình Luyến
TÓM TẮT
Đặt vấn đề
Kháng sinh (KS) đang là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng
tiền thuốc cao nhất tại các bệnh viện của Việt Nam. 45,9% tổng số người bệnh được điều trị có chỉ
định kháng sinh thuộc 5 nhóm bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng
trong ổ bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, nhiễm trùng đường tiết niệu trên và nhiễm trùng
huyết [36]. Thực trạng việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là mối quan tâm lớn của ngành Y tế
nước ta. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04 tháng 3 năm 2016 về hướng dẫn
thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, nhằm mục đích tăng cường sử dụng kháng
sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc
người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh, giảm chi phí y tế [5].
Mục tiêu
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước năm 2018 và đánh giá hiệu
quả các giải pháp can thiệp năm 2019.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả hồi cứu
Kết quả
Đề tài đã khảo sát thực trạng và đánh giá các tiêu chí sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa Cái
Nước năm 2018. Từ đó đề xuất, áp dụng các giải pháp can thiệp và đã đánh giá được hiệu quả các
giải pháp can thiệp như: Tăng sử dụng KS nội từ 7,03% lên 15,79%, giảm sử dụng KS biệt dược
gốc từ 71,88% xuống 43,68%. Giảm chi phí tiêu thụ KS từ 21,44% xuống 17,80% tương ứng giảm
gần 3.700 triệu VNĐ. Giảm chi phí tiền thuốc KS trung bình cho mỗi người bệnh gần 300 ngàn
VNĐ từ 1.383 ngàn VNĐ xuống 1.087. Giảm thời gian sử dụng KS trung bình là 0,62 ngày; Giảm
thời gian nằm viện trung bình là 0,88 ngày và Giảm ngày sử dụng KS trung bình (DOT) là 1,38
ngày. Mức độ tiêu thụ KS trên 1000 người bệnh giảm 11.496 DDD tại 6 phòng khoa trọng điểm.
Kết luận

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, giúp hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện khắc phục
những hạn chế và điều chỉnh kịp thời nhằm tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả.
Từ khóa
Kháng sinh, Bệnh Viện Đa khoa Cái Nước, giải pháp can thiệp, chương trình quản lý kháng sinh.


.

Specialized Thesis II - course 2017 - 2019
Specialized in Administrative and Organization Pharmacy

MONITORING THE SITUATION OF USING ANTIBIOTICS
AT THE CAI NUOC GENERAL HOSPITAL IN 2018 AND EFFICIENCY
ASSESSMENT OF INTERVENTION SOLUTIONS IN 2019
Trinh Thi Nhien
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Pham Dinh Luyen
ABSTRACT
Introduction
Antibiotics are currently one of the most widely used drugs and account for the highest proportion of
drug costs in Vietnamese hospitals. 45.9% of the patients were prescribed antibiotics in 5 pathological
groups such as pneumonia, skin and soft tissue infections, intra-abdominal infections, lower urinary
tract infections, urinary tract infections. on and sepsis. The situation of inappropriate use of antibiotics is
a major concern of our country's health sector. The Ministry of Health issued Decision No. 772/QĐBYT dated March 4, 2016 on guidelines for management of antibiotic use in hospitals, with the aim of
increasing the rational use of antibiotics and reducing consequences. undesirable when using antibiotics,
improving the quality of care for patients, preventing antibiotic-resistant bacteria, reducing medical
costs.
Objectives
Survey on antibiotic use at Cai Nuoc General Hospital in 2018 and evaluate the effectiveness of
intervention solutions in 2019.
Methodology: Cross sectional study

Result
The study investigated the situation and assessed the criteria for antibiotic use at Cai Nuoc General
Hospital in 2018. Since then, proposed intervention solutions and evaluated the effectiveness of
intervention solutions. such as: Increasing use of internal antibiotics from 7.03% to 15.79%, reducing
the use of original brand antibiotics from 71.88% to 43.68%. Reduce antibiotics consumption costs from
21.44% to 17.80%, equivalent to nearly VND 3,700 million. Reducing the average cost of antibiotics
medicines per patient with nearly VND 300,000 from VND 1,383 thousand to 1,087. Reducing the
average period of using antibiotics is 0.62 days; The average reduction in hospital stay was 0.88 days
and the average reduction in the days of antibiotics therapy (DOT) was 1.38 days. Antibiotics
consumption per 1,000 patients decreased by 11,496 DDD in 6 key departments.
Conclusion
The study has practical significance, helping the management of antibiotic use in hospitals overcome
limitations and timely adjust to increase the rational and effective use of antibiotics.
Key word
Antibiotics, Cai Nuoc General Hospital, intervention solutions, antibiotic management program.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Đại cương về kháng sinh ......................................................................................3
1.2. Chương trình quản lý kháng sinh .......................................................................10

1.3. Một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trên thế giới và Việt Nam...............19
1.4. Các phương pháp phân tích tình hình sử dụng thuốc .........................................22
1.5. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa cái nước ..........................................................27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................29
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................29
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................29
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...............................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................35
3.1. Khảo sát thực trạng và các tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
đa khoa cái nước năm 2018 .......................................................................................35
3.2. Đề xuất, áp dụng giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp ...............54
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp ...............................................................................80
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................88
4.1. Về tình hình sử dụng kháng sinh........................................................................88


.

4.2. Về các tiêu chí đánh giá sử dụng ks năm 2018 ..................................................95
4.3. Đề xuất, áp dụng giải pháp can thiệp ...............................................................100
4.4. Về hiệu quả can thiệp .......................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................105
KẾT LUẬN ............................................................................................................105
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADR
AHFS
ASHP

Chú giải tiếng Anh
Adverse Drug Reaction
American Hospital Formulary
Service
American Society of Health –
System Pharmacists

ASP/ AMS

Antimicrobial stewardship

ATC

The Anatomical Therapeutic
Chemical

Chú giải tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Hiệp hội Dược thư Bệnh
viện của Mỹ
Hiệp hội Dược sỹ lâm sàng
Hoa Kỳ
Chương trình quản lý kháng

sinh
Hệ thống phân loại Giải
phẫu - Điều trị - Hóa học của
Tổ chức Y tế thế giới

BDG

Biệt dược gốc

BGĐ

Ban giám đốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN
BQ
BS
BV

Bệnh nhân
Bình qn
Bác sỹ
Bệnh viện
Trung tâm kiểm sốt và
phịng ngừa dịch bệnh Hoa
Kỳ
Công nghệ thông tin

Enterobacteriaceae kháng
carbapenem

CDC

The US Centers for Disease
Control and Prevent

CNTT
CRE
DAV
DDD
DLS
DMT
DOT
DS
DSLS

Carbapenem Resistant
Enterobacteriaceae
Drug Administration of
Vietnam
Defined Daily Dose

Days Of Therapy

Cục quản lý Dược Việt Nam
Liều xác định hàng ngày
Dược lâm sàng
Danh mục thuốc

Ngày điều trị trung bình
Dược sĩ
Dược sĩ lâm sàng


.

Từ viết tắt
DTC
DUE
ESAC
ESBL
GARP
GMP

Chú giải tiếng Anh
Drug and Theurapeutics
Committeees
Drug Utilisation
European Surveillance of
Antimicrobial Consumption
Extended Spectrum Beta –
lactamase
Global Antibiotic Resistance
Partnership
Good Manufacturing Practice

HĐT và ĐT
HSBA
HSPI


Health Strategy and Policy
Institute

ICH

International Conference on
Harmonization

ICU
IDSA
IV
KHTH
KS
KSNK
LS
MBC
MIC
MRSA

Intensive Care Unit
Infectious Diseases Society of
America
Intravenous
Antibiotics

Minimal Bactericidal
Concentration
Minimal Inhibitory
Concentration

MethicilinResistant Staphylococcus

Chú giải tiếng Việt
Hội đồng thuốc và điều trị
Nghiên cứu đánh giá sử
dụng thuốc
Chương trình giám sát sử
dụng kháng sinh tại châu Âu
Vi khuẩn kháng men beta –
lactamase phổ rộng
Hợp tác toàn cầu về kháng
kháng sinh
Nguyên tắc thực hành tốt sản
xuất thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Hồ sơ bệnh án
Viện chiến lược và chính
sách y tế
Hội nghị quốc tế về hài hịa
hóa các thủ tục đăng ký dược
phẩm
Khoa chăm sóc đặc biệt
Hiệp hội các bệnh truyền
nhiễm Hoa Kỳ
Tiêm tĩnh mạch
Kế hoạch tổng hợp
Kháng Sinh
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Lâm sàng
Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn

Nồng độ tối thiểu ức chế vi
khuẩn
Tụ cầu vàng kháng
Methicilin


.

Từ viết tắt
NK
NT
NVYT
PD
PIC/s
PK
PO
QLSDKS
SD
SU
TCKT
USD
VK
VNĐ
VRE
WHO

Chú giải tiếng Anh
aureus

Pharmacodynamic

Pharmaceutical Inspection Cooperation Scheme
Pharmacokinetic
Per os

Standard Units
United States Dollar

Vancomycin Resistant
Enterococcus
World Health Organization

Chú giải tiếng Việt
Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng
Nhân viên y tế
Dược lực học
Hệ thống hợp tác về thanh
tra dược phẩm
Dược động học
Đường uống
Quản lý sử dụng kháng sinh
Sử dụng
Đơn vị chuẩn
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Đồng đô la Mỹ
Vi Khuẩn
Việt Nam đồng
Enterococcus kháng
vancomycin
Tổ chức Y tế thế giới



.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học và phổ tác dụng .....................3
Bảng 1.2. Phân loại kháng sinh theo chỉ số PK/PD ...................................................6
Bảng 1.3. Chi phí tiền thuốc của các bệnh viện Việt Nam .......................................14
Bảng 1.4. Mơ tả các bước để tính DDD ....................................................................26
Bảng 2.1. Biến số của phân tích ABC .......................................................................32
Bảng 2.2. Biến số của phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh theo xuất xứ,
thuốc biệt dược- generic ..........................................................................32
Bảng 2.3. Các chỉ số cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh tại bệnh viện ...................32
Bảng 2.4. Các chỉ số chí phí tiêu thụ KS ..................................................................32
Bảng 2.5. Các chỉ số đánh giá sử dụng KS ...............................................................33
Bảng 3.1. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh năm 2018 theo xuất xứ, biệt dược, generic...35
Bảng 3.2. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo phân tích ABC năm 2018 ....................35
Bảng 3.3. Cơ cấu tiêu thụ các kháng sinh nhóm A năm 2018 ..................................36
Bảng 3.4. Phân tích cơ cấu tiêu thụ các kháng sinh trong nhóm A năm 2018 ........37
Bảng 3.5. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm kháng sinh theo phân loại ATC năm 2018 .....38
Bảng 3.6. Tần suất sử dụng các nhóm kháng sinh theo phân loại ATC năm 2018 ..39
Bảng 3.7. So sánh tần suất sử dụng các nhóm kháng sinh tại bệnh viện năm 2018
với các nghiên cứu khác ..........................................................................40
Bảng 3.8. Tần suất các mặt hàng kháng sinh theo xuất xứ năm 2018 trong phân
tích ABC ..................................................................................................41
Bảng 3.9. Cơ cấu tiêu thụ các nhóm kháng sinh theo phân loại ATC năm 2018 .....42
Bảng 3.10. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo chuyên khoa năm 2018 .......................42
Bảng 3.11. Cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh tại 2 khoa lâm sàng năm 2018 ..........43
Bảng 3.12. Chi phí tiêu thụ kháng sinh A tại 6 phòng khoa trọng điểm năm 2018 ..44
Bảng 3.13. Chi phí tiêu thụ kháng sinh năm 2018 ....................................................45

Bảng 3.14. So sánh chí phí tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện với nơi khác ............45
Bảng 3.15. Tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh tại bệnh viện năm 2018 ..46


.

Bảng 3.16. Tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh tại 6 phòng khoa trọng
điểm năm 2018 ........................................................................................46
Bảng 3.17. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh đường tiêm năm 2018 .................................47
Bảng 3.18. Tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh đường tiêm tại khoa lâm sàng
năm 2018 .................................................................................................47
Bảng 3.19. Tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh đường tiêm trên một số nhóm
kháng sinh được khuyến cáo chuyển đổi từ đường tiêm sang đường
uống .........................................................................................................48
Bảng 3.20. Tỷ lệ % người bệnh sử dụng kháng sinh đơn trị, kháng sinh phối hợp
tại bệnh viện năm 2018 ............................................................................49
Bảng 3.21. Thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian nằm viện, ngày sử dụng
kháng sinh trung bình tại bệnh viện năm 2018 ........................................50
Bảng 3.22. Mức độ tiêu thụ kháng sinh 2018 theo DDD/1000 người bệnh/ ngày ...51
Bảng 3.23. Mức độ tiêu thụ của nhóm kháng sinh Carbapenem và Polymyxin tính
theo liều xác định hàng ngày và tỷ lệ % người bệnh sử dụng KS ...........52
Bảng 3.24. Các giải pháp can thiệp ...........................................................................55
Bảng 3.25. Tóm tắt những vấn đề chính trong việc sử dụng kháng sinh và đề xuất
ban biện pháp can thiệp ...........................................................................56
Bảng 3.26. Phân nhóm người bệnh và kháng sinh khuyến cáo ................................63
Bảng 3.27. Công việc hàng ngày của DSLS trong giám sát chuyển đổi KS từ
đường tiêm sang đường uống ..................................................................75
Bảng 3.28. Giám sát KS trọng điểm- mẫu công việc hàng ngày của dược sĩ ...........75
Bảng 3.29. So sánh cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo xuất xứ, nhóm tiêu chuẩn kỹ
thuật trước và sau can thiệp .....................................................................80

Bảng 3.30. So sánh tần suất kê đơn kháng sinh theo xuất xứ, nhóm TCKT 6 tháng
đầu năm 2018 với 6 tháng đầu năm 2019 ................................................81
Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ % sử dụng KS đường tiêm 6 tháng đầu năm 2018 với 6
tháng đầu năm 2019 .................................................................................81


.

Bảng 3.32. So sánh tỷ lệ % sử dụng kháng sinh đơn trị 6 tháng đầu năm 2018 với
6 tháng đầu năm 2019 ..............................................................................82
Bảng 3.33. So sánh thời gian sử dụng kháng sinh, ngày sử dụng kháng sinh trung
bình 6 tháng đầu năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 ............................84
Bảng 3.34. So sánh chí phí tiêu thụ kháng sinh trung bình, chi phí tiền thuốc trung
bình của mỗi người bệnh giữa 6 tháng đầu năm 2018 và 6 tháng đầu
năm 2019 .................................................................................................85
Bảng 3.35. So sánh tỷ lệ % chi phí KS trên chi phí tiền thuốc 6 tháng đầu năm
2018 với 6 tháng đầu năm 2019 ..............................................................86
Bảng 3.36. So sánh DDD/1000 người bệnh/ngày tại 6 phòng khoa trọng điểm 6
tháng đầu năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 .......................................87


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ đề kháng carbapenem của Klebsiella pneumoniae trên thế giới
giai đoạn 2011 - 2014 ................................................................................8
Hình 1.2. Hai mươi hoạt chất có chi phí lớn nhất .....................................................15
Hình 1.3. Quy trình triển khai hoạt động của nhóm quản lý sử dụng kháng sinh ....18
Hình 1.4. Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ sử dụng kháng sinh tăng
mạnh nhất thế giới ...................................................................................19

Hình 1.5. Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam là ba quốc gia có tỷ lệ bình qn sử
dụng kháng sinh tăng mạnh nhất .............................................................20
Hình 1.6. DDD/100 giường-ngày của từng nhóm kháng sinh tại 15 bệnh viện
(Kết quả nghiên cứu GARP-Việt Nam 2008-2009) .............................21
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................34
Hình 3.1. Tỷ lệ % sử dụng kháng sinh đường tiêm tại 6 phịng khoa trọng điểm
năm 2018 .................................................................................................48
Hình 3.2. Tỷ lệ % sử dụng kháng sinh đơn trị tại 6 phòng khoa trọng điểm 2018 ...49
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh
viện năm 2018..........................................................................................59
Hình 3.4. Lưu đồ hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ...........................62
Hình 3.5. Quy trình liệu pháp xuống thang...............................................................68
Hình 3.6. Quy trình chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống ..........69
Hình 3.7. Lưu đồ tiến hành phịng ngừa cách ly vi khuẩn đa kháng ........................71
Hình 3.8. Quy trình phê duyệt các kháng sinh ..........................................................74
Hình 3.9. Quy trình giám sát kháng sinh trọng điểm ................................................78


.

MỞ ĐẦU
Kháng sinh (KS) đang là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi và
chiếm tỷ trọng tiền thuốc cao nhất tại các bệnh viện của Việt Nam. 45,9% tổng
số người bệnh được điều trị có chỉ định kháng sinh thuộc 5 nhóm bệnh lý như viêm
phổi, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng đường tiết
niệu dưới, nhiễm trùng đường tiết niệu trên và nhiễm trùng huyết [36]. Bênh cạnh
đó, các bệnh nhiễm trùng cộng đồng cũng có tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh chiếm
rất cao (45,6%) [36].
Theo một nghiên cứu của Cục quản lý khám chữa bệnh năm 2009, 70% các người
bệnh nội trú được kê đơn có chứa kháng sinh và số đơn kê có hơn một kháng sinh

dao động từ 24,3% đến 29,3% tùy theo tuyến bệnh viện [7]. Chi phí so với tổng chi
phí thường xuyên của bệnh viện lên đến 58%; trong đó chi phí cho kháng sinh
chiếm tới 34% trong tổng tiền thuốc [39].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng
thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn
cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng
sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu [31].
Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam, tình trạng sử dụng thuốc
khơng hợp lý đang là một vấn đề đáng báo động. Tại các cơ sở y tế, các thầy thuốc
thường có xu hướng kết hợp nhiều loại thuốc không cần thiết, đặc biệt lạm dụng
kháng sinh đã được nhiều báo cáo ghi nhận. Tình trạng đề kháng kháng sinh đang
có chiều hướng ngày càng gia tăng như là một hệ quả tất yếu của việc lạm dụng
kháng sinh.
Thực trạng việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là mối quan tâm lớn của ngành Y
tế nước ta. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04 tháng 3 năm
2016 về hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, nhằm
mục đích tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn


.

khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi
khuẩn đề kháng kháng sinh, giảm chi phí y tế [5].
Bệnh viện đa khoa Cái Nước là Bệnh viện hạng II, là Bệnh viện đa khoa khu vực
của tỉnh Cà Mau, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trong huyện và các
khu vực lân cận. Do đặc điểm tỉnh Nông nghiệp với hệ thống Sơng nước kênh rạch
chằng chịt, khí hậu ẩm thấp, mơ hình bệnh tật chủ yếu của người dân là nhiễm trùng
ngồi da, nhiễm trùng đường hơ hấp và tiêu hóa, do đó nhu cầu sử dụng kháng sinh
rất lớn cùng với thói quen của người dân và sự lạm dụng kháng sinh điều trị của các
cơ sở y tế ( phòng khám, nhà thuốc, quầy thuốc). Nên việc sử dụng kháng sinh bừa

bãi trong cộng đồng ngày càng trầm trọng.
Vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, tránh lạm dụng được quan tâm
hàng đầu; tuy nhiên trong những năm gần đây, thống kê tỷ lệ sử dụng các thuốc
kháng sinh tại Bệnh viện Cái Nước có khuynh hướng tăng theo từng năm. Năm
2016 tỷ lệ sử dụng các thuốc kháng sinh là 34,2% [1]. Năm 2017 tỷ lệ sử dụng
kháng sinh là 36,34% trong tổng tiền thuốc sử dụng trong Bệnh viện [2]. Trong đó
Thuốc ngoại chiếm 44%, Thuốc nội chiếm 56% trong tổng tiền thuốc sử dụng Bệnh
viện [2]. Như vậy, tỷ lệ kháng sinh trong tổng số các thuốc sử dụng trong Bệnh viện
chiếm gần 40%.
Do đó đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Cái
Nƣớc năm 2018 và đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp năm 2019” được
thực hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước năm 2018
và đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp năm 2019.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát thực trạng và các tiêu chí đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa
khoa Cái Nước năm 2018
2. Đề xuất và áp dụng các giải pháp can thiệp năm 2019
3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp năm 2019


.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ KHÁNG SINH
1.1.1. Khái niệm kháng sinh
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được
tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes) có tác dụng ức chế
sự phát triển của các vi sinh vật khác. Hiện nay, từ kháng sinh được mở rộng đến cả

những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hộp như các sulfonamid và
fluoroquinolone [5].
1.1.2. Phân loại kháng sinh
Theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ Y tế về việc
“Hương dẫn sử dụng kháng sinh”, Kháng sinh có thể được phân loại theo cấu trúc
hóa học và phổ tác dụng, theo chỉ số dược động học/ dược lực học [5].
1.1.2.1. Theo cấu trúc hóa học và phổ tác dụng
Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học và phổ tác dụng
TT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
1.13
1.14
1.15

Tên nhóm
Beta – lactam
Penicilin phổ
KK hẹp

Penicilin phổ
KK hẹp tác
dụng tụ cầu
Penicilin phổ
KK trung bình
penicilin phổ
KK rộng, tác
dụng trên trực
khuẩn mủ
Xanh
Cephalosporin
thế hệ 1

Tên Thuốc

Phổ tác dụng

Benzathin benzylpenicilin Cầu khuẩn Gr (+), (trừ S.
aureus).
Benzylpenicilin
Oxacilin
Cầu khuẩn Gr (+), có tác
dụng trên tụ cầu
Cloxacilin
Amoxicilin/clavulanic
Amoxicilin/ sulbactam
Ampicilin
Ampicilin/sulbactam
Piperacilin
Piperacilin/tazobactam*

Ticarcilin
Ticarcilin/clavulanat
Cefazolin
Cefradin
Ceftezol

Cầu khuẩn Gr (+), (trừ tụ
cầu S.aureus).
Trực khuẩn Gr (-): E.coli
Haemophilus influenza
Cầu khuẩn Gr (+) và
Listeria monocytogenes ,
Pseudomonas
Cầu khuẩn Gr (+), (trừ
enterococci,
S. epidermidis và
S. aureus). Vi khuẩn kỵ
khí trong khoang miệng
(trừ B. fragilis).


.

TT

Tên nhóm

1.16
1.17
1.18

1.19
1.20
1.21
1.22
1.23
1.24
1.25
1.26
1.27

Cephalosporin
thế hệ 2

Cephalosporin
thế hệ 3

1.28

Cephalosporin
thế hệ 4

1.29
1.30
1.31
1.32

Carbapenem

1.33
1.34

1.35
1.36
2.
2.1
2.2

Chất ức chế
beta-lactamase

4.2

Phổ tác dụng
Tác dụng yếu trên Gr (-).
Cefmetazol
Tác dụng trên Gr (-) mạnh
Cefoxitin
hơn G1; Cefoxitin
Có tác dụng trên B. fragilis
Cefuroxim
Cefotaxim
Yếu hơn Cephalosporin thế
Cefotiam*
hệ 1 trên cầu khuẩn
Cefoperazol*
Gr (+), tác dụng mạnh trên
Cefoperazol*/ sulbactam* vi khuẩn
Enterobacteriaceae.
Ceftazidim
ceftazidim và cefoperazon
Ceftizoxim

có tác dụng
Ceftriaxon*
trên P. aeruginosa .
Cefoperazon
Cefepim*
Tác dụng trên cả
các chủng Gr (+), Gr (-)
Enterobacteriaceae và
Cefpirom
Pseudomonas
Doripenemm*
vi khuẩn hiếu khí:
streptococci, Listeria,
Ertapenem*
Enterococci ,
Imipenem
Enterobacteriaceae,
Imipenem/cilastatin*
Pseudomonas và
Acinetobacter
Meropenem*
Vi khuẩn kỵ khí:
B. fragilis
Acid clavulanic
Khơng có tác dụng kháng
khuẩn, mà chỉ có vai trị ức
Sulbactam
chế enzyme
beta - lactamase do vi
Tazobactam

khuẩn tiết ra.

Aminoglycosid
Amikacin*
Gentamicin

2.3
3.
3.1
3.2
3.3
4.
4.1

Tên Thuốc

Tobramycin

Gr (-),
Amikacin và Tobramycin
(P. aeruginosa.
Proteus spp).
Gentamicin (Serratia)

Macrolid

clarithromycin,
erythromycin,
spiramycin


Gr (+) liên cầu, tụ cầu).
Vi khuẩn nội bào

Lincosamid
Clindamycin
Lincomycin

Gr (+) liên cầu, tụ cầu).
Vi khuẩn kỵ khí:
(C. perfringens,


.

TT

5.
5.1

Tên nhóm

Tên Thuốc

Phenicol
Cloramphenicol,

5.2

Thiamphenicol


6.
6.1

Cyclin
Thế hệ 1:

Tetracyclin

6.2

Thế hệ 2:

Doxycyclin

7.
7.1

Peptid

7.2

Teicoplanin*
Glycopeptid

Vancomycin*

7.3

Lipopeptid


Daptomycin*

7.4

Polypeptid

Colistin*

8.

Quinolon

8.1

Thế hệ 1

8.2
8.3
8.4
8.5
9.
9.1

Acid nalidixic

Ciprofloxacin
Thế hệ 2

Ofloxacin


Levofloxacin
Moxifloxacin
Các nhóm kháng sinh khác
Thế hệ 3

Oxazolidinon

9.2
9.3

Phổ tác dụng
Clostridium spp), đặc biệt
là B. fragilis.

Linezolid*
Metronidazol,

5 nitroimidazol

Tinidazol

Cầu khuẩn Gr (+),
Vi khuẩn kỵ khí: B.
fragilis, Clostridium spp.
Vi khuẩn Gr (-), Gr (+), cả
vi khuẩn hiếu khí và kỵ
khí
Vi khuẩn Gr (+), (S.
aureus, S. epidermidis,
Bacillus spp).

Staphylococci,
Enterococcus,
Clostridium
Enterobacter
P.aeruginosa,
Acinetobacter
Tác dụng ở mức độ
trung bình trên các
chủng trực khuẩn
Gram-âm họ
Enterobacteriaceae
Enterobacteriaceae, vi
khuẩn nội bào.
Ciprofloxacin cịn có tác
dụng trên P. aeruginosa
Enterobacteriaceae, VK
nội bào, phế cầu khuẩn.
Gr (+) :staphylococci,
streptococci, enterococci
Trichomonas, Chlamydia,
Giardia) và vi khuẩn kỵ
khí (Bacteroides,
Clostridium)


.

1.1.2.2. Phân loại theo chỉ số dượcđộng học/ dược lực học (PK/PD)
Chỉ số PK/PD đối với kháng sinh được thiết lập trên cơ sở nồng độ thuốc trong
huyết tương (PK) và nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh đối với vi khuẩn (PD).

Từ các nghiên cứu in vitro, có ba chỉ số PK/PD liên quan đến tác dụng của KS [5]:
 T >MIC: thời gian nồng độ kháng sinh duy trì ở mức cao hơn MIC.
 Cpeak/MIC: Tỷ lệ giữa nồng độ đỉnh của kháng sinh và MIC.
 AUC0-24/MIC: Tỷ lệ “diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian” trong
24 giờ và MIC (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Phân loại kháng sinh theo chỉ số PK/PD
Phân loại kháng sinh
Kháng sinh diệt khuẩn phụ
thuộc thời gian, có tác dụng hậu
kháng sinh ngắn hoặc khơng có
Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc
nồng độ và có tác dụng hậu kháng
sinh trung bình tới kéo dài
Kháng sinh diệt khuẩn phụ
thuộc thời gian và có tác dụng
hậu kháng sinh trung bình

Nhóm đại diện
Beta-lactam
Aminoglycosid,
fluoroquinolon,
metronidazol
Macrolid
Clindamycin
Glycopeptid

Chỉ số PK/PD liên
quan đến hiệu quả
T > MIC
Cpeak/MIC và AUC

0-24/MIC
AUC0-24/MIC

1.1.3. Sự đề kháng kháng sinh
1.1.3.1. Cơ chế đề kháng kháng sinh
Đề kháng KS là khả năng vi khuẩn chống lại tác động của thuốc KS, kết quả là vi
khuẩn không bị tiêu diệt và tiếp tục sinh sôi [6]. Cơ chế kháng KS: có 4 cơ chế đề
kháng
1. Phá hủy, bất hoạt thuốc KS: vi khuẩn tiết enzym tiêu hủy KS, do gen mã hóa
nằm trên plasmid nên rất dễ lan truyền.
2. Ngăn KS đến vị trí tác động trên tế bào (hay gặp ở vi khuẩn Gram âm).
3. Thay đổi vị trí tác động của KS trên tế bào.
4. Bơm thuốc KS ra khỏi tế bào.


.

1.1.3.2. Tình hình đề kháng kháng sinh trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới
Kháng KS là một hậu quả của việc lạm dụng sử dụng KS, vấn đề kháng thuốc trở
nên báo động [32]. Đề kháng KS là vấn đề sức khỏe nổi bật toàn cầu hiện nay. Đề
kháng KS là nguyên nhân của khoảng 50.000 ca tử vong hằng năm trong một thập
kỉ qua tại châu Âu và Hoa Kỳ. Con số này ước tính sẽ tăng lên tới 10 triệu vào năm
2050 do đề kháng KS [31].
Theo báo cáo năm 2014 của WHO cho thấy nguy cơ vi khuẩn đề kháng với KS đe
dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới. Các vi khuẩn như Escherichia P. aeruginosa
coli, Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus là 3 tác nhân đáng quan tâm
nhất trong đề kháng KS, đây là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng
đồng. Một báo cáo ở một số khu vực trên thế giới, E. coli đã đề kháng hơn 50% các
fluoroquinolon và các cephalosporin thế hệ thứ 3. Tỷ lệ đề kháng với cephalosporin

thế hệ thứ 3 của K. pneumoniae ở hầu hết các quốc gia là trên 30% và ở một số nơi
con số này là 60%.
Đối với MRSA, con số này là 20% và trên 80% ở một số quốc gia. Streptococcus
pneumoniae, Salmonella, Shigella spp và Neisseria gonorrhoeae đã được định danh
gây nhiễm khuẩn cộng đồng với tỷ lệ cao và hiện đang là mối quan tâm của thế
giới. Tỷ lệ đề kháng gia tăng đáng kể với các thuốc thế hệ thứ 1, thứ 2 và thế hệ thứ
3, thứ 4 là từ 26- 50%. Thuốc carbapenem được coi là các kháng sinh lựa chọn cuối
cùng đang gia tăng nhanh chóng cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng, có khả năng bị
kháng. CRE (carbapenem resistant Enterobacteriaceae) đã tăng nhanh chóng tại các
cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tại Châu Âu năm
2013, 10% K. pneumoniae kháng với carbapenem. Tại Châu Mỹ La tinh năm 2013
28% K. pneumoniae kháng với carbapenem. Tại Ấn Độ năm 2008 E. coli được
phân lập đề kháng với carbapenem và gia tăng thành 13% vào năm 2013. Đối với K.
pneumonia có 29% vào năm 2008 và tăng vọt đến 57% vào năm 2014 kháng với
carbapenem [40].


.

Hình 1.1. Tỷ lệ đề kháng carbapenem của Klebsiella pneumoniae trên thế giới giai
đoạn 2011 - 2014
Tại Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) xếp Việt Nam vào
nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Từ năm 2000, tỷ lệ
Haemophilus influenza kháng ampicilin đã được ghi nhận là vàokhoảng 57% tại
Bệnh viện Nhi Trung Ương và tại các bệnh viện ở Nha Trang. Vào những năm
1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, mới chỉ có 8% các chủng phế cầu kháng với
penicilin, thì đến năm 1999 - 2000, tỷ lệ này đã tăng lên tới 56%. Xu hướng tương
tự cũng được báo cáo tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam[15]. Từ năm 2009 đến nay, số
lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.

Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị
được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%[13]. Mới đây, tại
các tỉnh phía Nam, tỉ lệ E. coli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới
74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi
khuẩn A. baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các
loại kháng sinh ở mức trên 90%... Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng
sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm
mang gen kháng thuốc như beta lactamase.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
9

Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang trở thành mối thảm họa, thực trạng
này là hậu quả tất yếu của mức độ sử dụng KS cao cả trên người và trong nông
nghiệp, mà đa phần là tình trạng sử dụng khơng hợp lý. Theo báo cáo của một
nghiên cứu dựa trên cộng đồng tiến hành năm 1999, 78% KS được mua từ các nhà
thuốc tư mà khơng có đơn, 67% khách hàng tham khảo tư vấn của nhân viên bán
thuốc trong khi 11% tự quyết định về việc sử dụng KS. Chỉ có 27% số nhân viên
bán thuốc có kiến thức về sử dụng KS và kháng KS [7]. Nghiên cứu cắt ngang tại
15 nhà thuốc tư nhân thành phố và 15 nhà thuốc ở vùng quê đánh giá việc bán KS
không phù hợp tại nhà thuốc tư nhân, 88 - 91% KS bán tại nhà thuốc là thuốc mẫu
[29]. Năm 2009, 30-70% các vi khuẩn Gram (-) kháng với các KS cephalosporin
thế hệ 3 và 4, xấp xỉ 40 – 60% kháng với các KS nhóm aminoglycosid và
fluoroquinolon. Gần 40% các chủng Acinetobacter giảm nhạy cảm với imipenem.
Một nghiên cứu tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy,
Acinetobacter hiện diện với tỷ lệ gây bệnh trên 50% mẫu dịch hút khí quản, là tác
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất và VK này cũng thể hiện tính chất kháng thuốc cao. Các
KS như ceftazidim, ciprofloxacin, piperacilin-tazobactam, ticarcilin-clavulanat đều
bị kháng từ 36 – 78%. Chủng VK trong dịch hút khí quản kháng imipenem và

meropenem ở mức cao (75% và 74%) [11].
Đối với P. aeruginosa được phân lập trên bệnh phẩm tại viện Pasteur thành phố Hồ
Chí Minh vào năm 2014, 50% số chủng được phân lập từ mẫu bệnh phẩm đàm và
42% người bệnh nhiễm là những người bệnh lớn tuổi (>50 tuổi). P. aeruginosa
kháng tất cả các KS với tỷ lệ khá cao (trên 40%), đặc biệt một tỷ lệ kháng khá cao
với imipenem (46,2%), chỉ một tỷ lệ nhỏ kháng với colistin (10,7%). Nghiên cứu
này cũng ghi nhận 17,9% số chủng P. aeruginosa có khả năng sản xuất
carbapenemase kháng lại các KS thuộc nhóm carbapenem [10].
Một nghiên cứu, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh năm 2016 về tình
hình nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do các chủng
E.coli và Klebsiella spp, cho thấy tỉ lệ kháng 100% các cephalosporin thế hệ thứ 3
và 60% -80% các fluoroquinolon, trong khi 35% người bệnh được sử dụng KS kinh
nghiệm chưa phù hợp với kháng sinh đồ [23].


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
10

Một nghiên cứu khác, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2016, cho thấy sử
dụng KS điều trị nhiễm MRSA kháng cao 91,6% với clindamycin và
Fluoroquinolon, 22 – 27% KS được lựa chọn chưa phù hợp [21].
Từ phân tích thực trạng sử dụng KS và kháng KS tại Việt Nam, có thể xác định một
số nguyên nhân gây đề kháng KS:
 Sử dụng KS cho người bệnh không đúng chỉ định, đủ liều và thời gian.
 Sử dụng KS khơng kiểm sốt trong chăn ni tạo các chủng vi khuẩn kháng
thuốc trong vật nuôi dẫn đến lan truyền kháng thuốc sang người.
 Lan truyền vi khuẩn kháng thuốc người - người và môi trường - người [13].
Tóm lại, kháng KS đã làm giảm hiệu quả điểu trị của các KS đang dùng, tăng phí
điều trị do dùng các KS phổ rộng, thế hệ mới, do đó tăng gánh nặng y tế, tăng tỷ lệ
tử vong và tàn tật và hơn nữa tăng lan truyền kháng thuốc ra cộng đồng [11].

1.1.3.3. Các biện pháp hạn chế sự gia tăng tính đề kháng của vi khuẩn
Hạn chế gia tăng đề kháng bằng cách sử dụng KS hợp lý:
 Chỉ sử dụng KS khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Khơng điều trị KS khi khơng
có bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả khi người bệnh yêu cầu.
 Phải lựa chọn đúng KS và đường cho thuốc thích hợp. Phải hiểu được xu hướng
đề kháng KS tại địa phương.
 Sử dụng KS đúng liều, đúng khoảng cách liều và đúng thời gian quy định.
 Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ có thai,
người già, người suy gan, suy thận…
 Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp KS. Kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp
quá nhiều có thể gia tăng độc tính, đối kháng dược lý và gia tăng đề kháng.
 Sử dụng KS dự phòng theo đúng nguyên tắc.
 Có chiến lược quay vịng KS hợp lý.
Thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn [5].
1.2. CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH
1.2.1. Nội dung chƣơng trình quản lý kháng sinh
 Giáo dục: giáo dục được xem là yếu tố quan trọng của chương trình do tầm ảnh


×