Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tổng kết bước 1 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân Huyện, Quận, Phường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TONG KẾT BUtTC 1</b>



<b>THựC HIỆN THÍ ĐIẾM KHƠNG Tơ CHứC</b>


<b>HỘI DỐNG NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, PHIràNG</b>



<i><b>Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo Hội nghị</b></i>


<b>Ả nh: Trần Kiên</b>


<i><b>f </b></i> <b>LTS: </b><i>Ngày 16/8/2010, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung Ương thực hiện thí điểm khơng tổ c h ứ c \ </i>
<i>HĐND huyện, quận, phường tổ chức hội nghị tổng kết bước 1 thực hiện Nghị quyết sơ' </i>
<i>26/2008/QH12 của Quốc hội. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, ủ y viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng </i>
<i>thường trực Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị. Tham gia chủ trì </i>
<i>hội nghị có các đồng chí: ng Chu Lưu, ủ y viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, </i>
<i>Phó Ban Chỉ đạo Trung ương; Trần Văn Tuấn, ủ y viên Trung ương Dảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, </i>
<i>Phó Ban Chỉ đạo Trung ương; Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ, ủ y viên Ban </i>
<i>Chỉ đạo Trung ương. Tạp chí Tổ chức nhà nước xin trích đăng bản Báo cáo. tóm tắt do đồng chí </i>
<i><b>\T rầ n Văn Tuấn trình bày tại Hội nghị.______________________________________ _____ ________</b></i>

<i>J</i>



<b>“ I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT </b>

Được



<b>1. </b> <b>Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai </b>
<b>thực hiện th í điểm</b>


Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức các hội
nghị quán triệt, tập huấn, giao bàn trực tuyến
với 10 địa phương thực hiện thí điểm; tổ chức
các đoàn kiểm tra sơ kết, tổng kết tại các đơn vị
nhằm chỉ đạo, đánh giá kịp thời việc thực hiện
thí điểm. Cấp ủy, chính quyền của 10 tỉnh,



thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí
điểm (sau đây gọi là 10 tỉnh, thành phố) cũng
đã tập trung chỉ đạo thực hiện khẩn trương, chặt
chẽ, đảm bảo cho sự thành công việc thí điểm
khơng tổ chức HĐND huyện, quận, phường.


<b>2. </b> <b>Bảo đảm quyển đại diện và quyền làm </b>
<b>chủ của nhân dân trên địa bàn huyện, quận, </b>
<b>phường thực hiện thí điểm</b>


- Tính đại diện và quyền dân chủ của nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dân trong thực thi quyền lực nhà nước trên địa
bàn huyện, quận, phường vẫn được bảo đảm,
phát huy thông qua hoạt động của đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND cấp trên, thông qua
uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chinh trị-
xã hội, hoạt động tiếp công dân và việc cung
cấp, công bố thông tin, tiếp thu ý kiến, giải
quyết các đề xuất, kiến nghị từ nhân dân của
UBND huyện, quận, phường.


- Việc mở rộng sự tham gia của nhân dân
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở
huyện, quận, phường được thực hiện dưới nhiều
hình thức như: tổ chức tiếp cơng dân, giải quyết
các khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, đề xuất
đến các cơ quan, cán bộ, công chức; tham gia
đối thoại giữa nhân dân với chính quyển; tham
gia các cuộc họp của thôn, tổ dân phố.



Trong năm thực hiện thí điểm, hoạt động
tiếp cơng dân tại các huyện đã tăng 17,6% so
với năm trước khi thực hiện thí điểm; tại các
quận tăng 6,3%; các phường thuộc quận tăng
11%. Số kiến nghị, đề xuất trực tiếp của nhân
dân và doanh nghiệp đến UBND huyện tăng
8,4%, đến UBND quận tăng 6%; thông qua uỷ
ban MTTQ Việt Nam huyện, quận đến UBND
cùng cấp tăng lần lượt là 37% và 23,1%. Điều
này cho thấy việc thí điểm không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường không những không ảnh
hưởng đến quyển dân chủ của người dân mà
còn tạo thuận lợi hơn cho nhân dân khi tham gia
quản lý nhà nước.


- Tại một số huyện, quận của thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hải Phòng còn tổ chức hội
nghị giao ban dư luận xã hội, hội nghị đối thoại
giữa chính quyển với nhân dân, giữa chính quyền
với doanh nghiệp; tại các phường đã tăng cường
phân công lãnh đạo UBND, cán bộ, công chức
phường tham dự các cuộc họp của tổ dân phố...
để thông tin kịp thời các hoạt động của chính
quyền cho nhân dân biết, đổng thời lắng nghe,
tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân
dân. Những hoạt động này đã tạo nên sự gần gũi
hon giữa chính quyền với nhân dân so với khi còn
tổ chức HĐND huyện, quận, phường.



<b>3. </b> <b>Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ </b>
<b>may nhà nước các cấp tạ i địa phương khi </b>
<b>thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND </b>
<b>huyện, quận, phường</b>


- Qua thực hiện thí điểm, nhìn chung các
chức năng, nhiệm vụ trước đây của HĐND


huyện, quận, phường vẫn được duy trì, phân
công, phối hợp trong hệ thống tổ chức chính trị
ở địa phương; việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyển
hạn của HĐND huyện, quận cho HĐND cấp
tỉnh, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
hoạt động của UBND huyện, quận, phường theo
Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 đã phù
hợp, đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà
nước, sự điều hành quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn huyện, quận, phường được
thực hiện tốt, có hiệu quả, nhiều mặt đạt được
cao hơn so với trước đây.


Số liệu điều tra về việc giải quyết các khiếu
nại, tố cáo của công dân của UBND huyện,
quận, phường thực hiện thí điểm cho thấy số
đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến UBND huyện,
phường trong năm thí điểm đã giảm so với năm
trước thi điểm, trong đó tại huyện giảm 3,5%, tại
quận giảm 7,9%, tại phường thuộc quận giảm
4,5% và phường thuộc thị xã, thành phố thuộc
tỉnh giảm 34,6%; kết quả số đơn thư đã được


giải quyết so với số đơn thư tiếp nhận cũng đạt
tỷ lệ cao hơn so với năm trước thí điểm.


- Hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy
chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị ở địa phương vẫn đảm bảo
ổn định, không gây xáo trộn; đã có sự tăng
cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan
hành chính, các tổ chức chính trị- xã hội trong
hệ thống chính trị tại các huyện, quận, phường
thực hiện thi điểm; sự chỉ đạo điều hành của cơ
quan nhà nước cấp trên đã trực tiếp và sâu sát
hơn, đề cao tính hành chính của UBND.


- Bước đầu tinh gọn bộ máy, giảm bớt các
quy trình, thủ tục hành chính; giảm nguồn ngân
sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND
huyện, quận, phường, nhưng vẫn bảo đảm hoạt
động quản lý nhà nước trên địa bàn.


- Tổ chức và hoạt động của UBND huyện,
quận, phường nơi thực hiện thí điểm ln đảm
bảo ngun tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách; đồng thời tăng thẩm
quyền và trách nhiệm của tập thể UBND và chủ
tịch UBND huyện, quận, phường trong điều
hành, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;
nâng cao tính chủ động cho UBND huyện,
quận, phường trong xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an


ninh, quốc phòng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn
của UBND cấp trên; tăng thẩm quyền và trách


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhiệm của chủ tịch UBND cấp trên trong việc
phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, trong chỉ đạo,
điều hành quản lý hành chinh nhà nước và
công tác tổ chức cán bộ; tạo thuận lợi trong
công tác điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ
ở địa phương.


- Việc thực hiện thí điểm đã bước đầu phân
biệt về bộ máy, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ,
quyền hạn giữa chính quyển khu vực đô thị và
nơng thốn. Theo đó, chỉ tổ chức HĐND theo mơ
hình 1 cấp ở đô thị nên bước đầu phát huy và
bảo đảm quản lý theo hướng tập trung, thống
nhất, không bị chia cắt trong quản lý đô thị.


<b>4. </b> <b>về thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối </b>


<b>với hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa </b>
<b>bàn huyện, quận, phường</b>


Việc giám sát của HĐND, kiểm tra của
UBND cấp trên đối với hoạt động của UBND
huyện, quận, phường, Toà án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân huyện, quận và các cơ quan,
tổ chức trên địa bàn huyện, quận, phường luôn
được thực hiện đảm bảo cho các cơ quan nhà
nước hoạt động tuân thủ theo quy định của


pháp luật; vai trò của cấp ủy trong lãnh đạo,
giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Tòa
án, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận và
UBND huyện, quận, phường được tăng cường;
sự phối hợp của ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ
chức chính trị- xã hội cùng cấp trong giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn huyện, quận, phường được chú trọng.


Số liệu điều tra cho thấy, trong năm thí điểm
hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh đối với
hoạt động của UBND huyện, quận những nơi
thực hiện thí điểm tăng so với năm trước thí
điểm, trong đó <i>ở huyện tăng 6%, ở quận tăng </i>


15,4%; số lượng kiến nghị sau giám sát ở huyện
tăng 3,6%, quận tăng 58%; số lượng các cuộc
giám sát của uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị- xã hội huyện, quận, phường đối
với hoạt động của UBND cùng cấp đều tăng so
với năm trước thí điểm, ở huyện tăng 30,7%, ở
quận tăng 7,8%, ở phường thuộc quận tăng
23,4%, phường thuộc thị xã, thành phố thuộc
tỉnh tăng 1,4%; số lượng các kiến nghị sau giám
sát và tỷ lệ số kiến nghị đã được UBND huyện,
quận, phường giải quyết trong năm thí điểm
cũng đã tăng lên rõ rệt.


Số cuộc kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch của
UBND cấp trên trực tiếp đối với hoạt động của



UBND huyện tăng 26%, đột xuất tăng 20%; tại
quận tăng tương ứng là 35,9% và 24%.


<b>5. </b> <b>Kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo </b>
<b>đảm quốc phòng, an ninh, trậ t tự an toàn xã </b>
<b>hội, cung cấp dịch vụ công cho nhân dân, tổ </b>
<b>chức và doanh nghiệp</b>


- Qua báo cáo của các địa phương thực hiện
thí điểm, mặc dù năm 2009 cả nước nói chung
và các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm
khơng tổ chức HĐND nói riêng bị ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số địa
phương còn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh, nhưng tình hình kinh tế- xã hội của các
huyện, quận, phường thí điểm vẫn duy trì được
sự ổn định và phát triển. Các ngành, lĩnh vực
đểu có tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu kinh
tế- xã hội được HĐND trước đây giao từ đầu
năm đều được hoàn thành và vượt mức kế
hoạch đề ra. Trong điều hành ngân sách tại
huyện, quận, phường đã giảm bớt một sơ' khâu
trong quy trình, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý
thống nhất trong thực hiện ngân sách giữa các
cấp và tăng tính chủ động cho UBND huyện,
quận, phường trong một số trường hợp đột xuất.
Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, năm
2009 tính bình qn tại các huyện, sô' thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 148%, thu ngân


sách địa phương đạt 137%; ỏ quận: số thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 120%, thu ngân
sách địa phương đạt 156%; ở phường: số thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 111 %, thu
ngân sách địa phương đạt 132%.


- Tinh hình quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội ổn định. Các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp được tạo điều
kiện thuận lợi. Công tác chăm lo, bảo đảm đời
sống của nhân dân và thực hiện các chế độ,
chính sách cho những đối tượng chính sách xã
hội, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm trên địa bàn tiếp tục được chú trọng.


- Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường gắn liền với công tác cải
cách thủ tục hành chính, từng bước tăng cường
chất lượng và mở rộng thực hiện cơ chê' “một
cửa”, “một cửa liên thông, hiện đại” trong công
tác quản lý, điều hành, giải quyết các công
việc, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp các
dịch vụ công cho doanh nghiệp vá người dân;
tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức và công dân
đến giao dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II. NHỮNG VÂN ĐẾ PHÁT SINH KHI THựC </b>
<b>HIỆN THÍ ĐIỂM</b>


- Nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh đã được điều


chỉnh theo hướng giao thêm các nhiệm vụ mới,
song biên chế vẫn như cũ nên có khó khăn khi
tổ chức hoạt động giám sát đối với hoạt động
của UBND huyện, quận, phường, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận.


- Việc tiếp nhận các phản ánh, ý kiến, kiến
nghị của nhân dân trên địa bàn huyện, quận,
phường trước đây thuộc thẩm quyền của HĐND
cùng cấp, nay được giao cho HĐND tỉnh, thành
phố, thị xã, ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ
chức chính trị- xã hội cùng cấp thực hiện, nhưng
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.


- Công tác hướng dẫn, phối hợp hoạt động
của HĐND xã, thị trấn được các địa phương
giao cho UBND huyện thực hiện. Tuy nhiên, do
thiếu các quy định của pháp luật hướng dẫn vấn
đề này nên việc thực hiện chưa thống nhất ở
các địa phương.


- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy
chế làm việc mẫu của UBND các cấp. Tuy
nhiên, Quy chế làm việc mẫu của UBND huyện,
quận, phường khi thực hiện thí điểm khơng tổ
chức HĐND vẫn chưa được ban hành, do đó
cần có hướng dẫn sớm để các địa phương thực
hiện tốt hơn.


<b>III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA QUA </b>


<b>THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM</b>


- Sự quyết tâm cao, phối hợp đồng bộ của
cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa
phương đã bước đầu đảm bảo cho sự thành
công của thực hiện thí điểm; cần chú trọng
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thường
xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên và cấp uỷ
Đảng cùng cấp để việc thực hiện thí điểm đạt
kết quả tốt.


- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ
trương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường trên các phương tiện
truyền thông; cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ
về kết quả thí điểm để tạo sự thống nhất cao
trong nhận thức và hành động của cán bộ, công
chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo
cho người dân niềm tin vào chủ trương, đường
lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.


- Hệ thống văn bản pháp luật được ban
hành đầy đủ, kịp thời; Ban Chỉ đạo Trung ương
và các địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình


cụ thể cho từng giai đoạn của thi điểm; các chế
độ, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp
với thực tiễn để giải quyết tốt việc sắp xếp tổ
chức bộ máy; có kiểm tra đánh giá, sơ kết việc
thí điểm, phát hiện kịp thời những vướng mắc,


vấn đề nảy sinh để có biện pháp khắc phục.


- Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chủ động
triển khai, có bước đi thích hợp, thực hiện đầy
đủ, kịp thời các quy định, hướng dẫn của Trung
ương về thực hiện thí điểm. Coi trọng công tác
đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ có phẩm chất,
năng lực đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch, phó
chủ tịch, ủy viên UBND huyện, quận, phường
những nơl thí điểm khơng tổ chức HĐND.


- Cùng với <b>việc </b>thực hiện thí điểm khơng tổ
chức HĐND huyện, quận, phường, chú trọng
việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân.


<b>IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG</b>


Từ những kết quả qua một năm rưỡi thực
hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường cho thấy các mục tiêu, yêu cầu
đề ra của Để án đểu đạt được. Thí điểm khơng
tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã tạo
bước đột phá trong cải cách hành chính, góp
phần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương,
phân biệt rõ sự khác nhau giữa tổ chức chính
quyền đơ thị và nơng thơn; đảm bảo tính thống
nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
hành chính nhà nước; thực hiện đúng nguyên


tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điểu hành
của UBND, đồng thời phát huy tính chủ động,
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính; việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động
của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện,
quận, phường được tăng cường; quyền dân chủ
của người dân ở địa phương vẫn được bảo đảm;
kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển.


Theo Chương trình hoạt động của Quốc hội
khóa XII, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2010),
Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo của Chính phủ
tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số
26/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm khơng
tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Để chuẩn
bị báo cáo và đưa ra những kiến nghị, đề xuất
trước Quốc hội về tổng kết thực hiện thí điểm
khơng tổ chức HĐND huyện, quận, phường,
Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trình phương án xin
chủ trương chỉ đạo tiếp tục...”ũ


</div>

<!--links-->

×