Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.01 KB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN


<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>
<b>--- </b>


<b>NGUYỄN THỊ DUNG </b>


<b>TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ </b>


<b>NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH TRIẾT HỌC</b>


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thị Liên


ThS. Trương Thị Quỳnh Hoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tôi xin cam đoan khóa luận <i>“Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và </i>
<i>những giá trị, hạn chế của nó”</i> là cơng trình nghiên cứu của tơi và được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng viên – Th. S Nguyễn Thị Liên và
Th. S Trương Thị Quỳnh Hoa.


Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, ĐHQGHN không liên quan đến những vi pham tác quyền, bản
quyền do tơi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).







Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020
Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th. S Nguyễn
Thị Liên và Th. S Trương Thị Quỳnh Hoa - người trực tiếp hướng dẫn,
giúp em hồn thành khóa luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng
dạy trong Khoa Triết học cũng như các thầy cô trong chuyên ban Logic học
và các thầy cô trong trường đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích để
thực hiện khóa luận và trang bị cho mình hành trang vững chắc cho sự
nghiệp sau này.


Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình bạn bè đã luôn động viên,
quan tâm, chăm sóc em trong q trình thực hiện. Mặc dù đã nỗ lực hết sức
để hồn thành khóa luận này, tuy nhiên với khả năng có hạn nên khóa luận
tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ
phía thầy cơ và các bạn để em tiến bộ hơn nữa trong học tập và nghiên cứu.


Bên cạnh đó, dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô và anh chị, nhưng do giới hạn kiến thức và
khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều hạn chế, kính mong nhận được sự
góp ý và chỉ dẫn của các thầy cơ để khóa luận của em được hồn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!



Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020
Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU</b> ... 1


<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài</b> ... 1


<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận</b> ... 3


<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận</b> ... 3


<b>4. Tình hình nghiên cứu</b> ... 3


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu</b> ... 4


<b>6. Những đóng góp của khóa luận</b> ... 5


<b>7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận</b> ... 5


<b>8. Kết cấu của khóa luận</b>... 5


<b>CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG </b>
<b>GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ</b>... 6


<b>1.1.</b> <b>Điều kiện kinh tế - xã hội.</b> ... 6


<b>2.2. Những tiền đề tƣ tƣởng</b> ... 10



<b>2.3.</b> <b>Khổng Tử- cuộc đời và sự nghiệp</b> ... 12


<b>Tiểu kết chƣơng 1</b> ... 15


<b>CHƢƠNG 2: MỘT SỐ TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA </b>
<b>KHỔNG TỬ</b> ... 17


<b>2.1. Quan niệm của Khổng Tử về mục đích giáo dục</b> ... 17


<b>2.2. Quan niệm của Khổng Tử về đối tƣợng giáo dục</b> ... 19


<b>2.3. Quan niệm của Khổng Tử về các lĩnh vực giáo dục</b> ... 22


<b>2.3.1. Giáo dục đạo đức</b> ... 22


<b>2.3.2. Giáo dục về các kiến thức khác</b> ... 29


<b>2.4. Quan niệm của Khổng Tử về phƣơng pháp giáo dục</b> ... 30


<b>2.4.1. Đối với ngƣời thầy</b> ... 31


<b>2.4.2. Đối với ngƣời học</b> ... 39


<b>Tiểu kết chƣơng 2</b> ... 43


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>3.1. Những giá trị trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử</b> ... 45


<b>3.2. Những hạn chế trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử</b> ... 52



<b>KẾT LUẬN</b> ... 66


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

1


<b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài </b>


Trên con đường phát triển của một quốc gia, bên cạnh những điều kiện
tự nhiên thì điều kiện xã hội cũng đóng vài trị quan trọng chủ chốt để thúc
đẩy q trình tiến lên ấy. Trong đó nguồn lực con người đóng vai trị thiết
thực và quan trọng đối với một đất nước. Để đào tạo ra được những người
tài giỏi điều đầu tiên các nước chú trọng giáo dục, xem nó là động lực, địn
bẩy thúc đẩy sự phát triển.


Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ
và nền kinh tế tri thức, hàm lượng trí tuệ kết tinh trong mỗi sản phẩm hàng
hóa ngày càng chiếm đa số trong giá trị được tạo ra và quyết định đến chất
lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tài năng, trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao
động, sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách tự phát và
ngẫu nhiên, mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện tích lũy lâu
dài mới có được. Chính bởi vậy, giáo dục lại càng được coi trọng và trở
thành yếu tố cấu thành nên nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy bất kỳ
quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm, đầu tư cho giáo dục. Bởi
vì giáo dục- đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, góp
phần ổn định chính trị xă hội và hơn hết là góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người. Vì vậy, John Gelbriet viết: “Đồng đơ la được đầu tư cho trí
tuệ con người thường mang đến sự gia tăng thu nhập quốc dân lớn hơn
đồng đô la đầu tư vào đường sắt, các đập chắn nước, máy móc, và các
khoản mục cơ bản khác. Giáo dục đang trở thành hình thức đầu tư có hiệu
suất cao”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2


năm và đã có những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người Việt
Nam.


Trung Quốc là một trong những cái nơi văn hóa lớn, rực rỡ, phong
phú bậc nhất của nền văn minh phương Đông. Và vậy nên, tư tưởng triết
học Trung Quốc từ lâu đã khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình
phát triển chung của lịch sử tư tưởng nhân loại với tên tuổi của những nhà
triết học nổi tiếng. Mặc dù, Nho giáo - một trong những học thuyết triết học
và chính trị - xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại ra
đời rất sớm, nhưng nội dung của nó đã dành sự quan tâm lớn đến con người
đặc biệt là vấn đề giáo dục con người.


Cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, việc đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, thì cơng tác giáo dục đào tạo đã và đang
được đặt lên hàng đầu và đóng góp một phần quan trong trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Việc phát triển giáo dục- đào tạo trực tiếp
giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vân dụng những tri
thức khoa học kỹ thuật để từ đó khơng ngừng phát triển kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiến tới thực hiện các
mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng phát triến đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam. Phát triến giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho
phát triền” [23,tr. 115-116].



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

3


Vì vậy, với tất cả lý do trên, tôi lựa chọn : <i>“Tư tưởng giáo dục của </i>


<i>Khổng Tử và những giá trị, hạn chế của nó</i>” làm đề tài nghiên cứu trong


khóa luận tốt nghiệp của mình.


<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận </b>
<b>2.1. Mục đích nghiên cứu </b>


Mục đích nghiên cứu của khóa luận là phân tích một cách có hệ
thống tư tưởng giáo dục Khổng Tử từ mục đích, đối tượng, đến nội dung và
phương pháp giáo dục để qua đó, đồng thời qua đó rút ra những đánh giá
về giá trị và hạn chế của nó.


<b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung làm rõ những nội
dung chủ yếu sau:


- Phân tích, khái quát những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành
tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.


- Phân tích, làm rõ một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử.


- Bước đầu rút ra những đánh giá về giá trị và hạn chế của nó



<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận </b>
<b>3.1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử và đánh giá về tư tưởng đó.


<b> 3.2. Phạm vi nghiên cứu </b>


Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử trong tác phẩm Luận ngữ và những cơng trình nghiên cứu về tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử.


<b>4. Tình hình nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

4


cương triết học Trung Quốc cổ đại” của Dỗn Chính (Nhà xuất bản Thanh
niên, 2003), “Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại” của nhóm
tác giả Dỗn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (Nhà
xuất bản Thanh niên, 2003)… đã trình bày những nét cơ bản về đặc điểm
kinh tế, chính trị, xã hội cho q trình hình thành, phát triển của tư tưởng
triết học Trung Quốc cổ đại, trong đó tư tưởng giáo dục Nho giáo nói
chung và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng.


- “Khổng Tử” của Nguyễn Hiến Lê (Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà
Nội, 2006) đã trình bày ngắn gọn một số nội dung cơ bản trong học thuyết
của Khổng Tử như: “chính danh”, “đức trị”, “tu thân’, “phải học”, “dưỡng
dân”, “giáo dân”, “đạo làm người”.v.v.. Nghiên cứu những nội dung này
giúp chúng tơi có thêm những gợi ý để phân tích một số nội dung giáo dục
của Khổng Tử.



- “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam” của Phạm Minh Hạc (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013) đã trình bày triết lý giáo dục của
Việt Nam và một số nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới. Tác giả đã dành
nguyên chương thứ 3 để viết về Khổng Tử và triết lý giáo dục của Khổng
Tử.


- “Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội. Ảnh hưởng và ý nghĩa
của nó đối với xã hội ta ngày nay” (Luận án của Nguyễn Văn Bình, 2001)
đã trình bày khái lược về những mối quan hệ trong xã hội Trung Quốc.


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

5


<b>6. Những đóng góp của khóa luận </b>


Khóa luận phân tích và trình bày một cách có hệ thống những nội
dung và một số giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Khổng
Tử từ mục đích, đối tượng đến các lĩnh vực giáo dục và phương pháp giáo
dục.


7<b>. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận</b>


<b>7.1. Về mặt lý luận </b>


- Từ góc độ và phương pháp tiếp cận triết học khoa học, khóa luận
trình bày khái qt các điều kiện và nhân tố tác động đến sự hình thành tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử.



- Phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản trong tư tưởng
giáo dục của Khổng Tử.


<b>7.2. Về mặt thực tiễn </b>


Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy,
nghiên cứu và học tập về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng, tư
tưởng Nho giáo nói chung.


<b> 8. Kết cấu của khóa luận </b>


Ngồi các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của khóa luận được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

6


<b>CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG </b>
<b>GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ </b>


<b>1.1.</b> <b>Điều kiện kinh tế - xã hội. </b>


Từ xa xưa đến nay, bất kì một sự việc hay vấn đề gì nảy sinh thì đều
chịu những ảnh hưởng của chính xã hội, thời đại mà nó đang tồn tại chi
phối. Và bất kì học thuyết gì ra đời và được nhiều người dân nhắc mãi thì
đều phải chứa đựng trong nó vấn đề đáng chú ý và “học thuyết của Khổng
Tử nói chung và tư tương giáo dục của ơng nói riêng” cũng đáng giá như
vậy.


Vì vậy để có thể nghiên cứu và hiểu rõ được học thuyết của Khổng
Tử thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về điều kiện kinh tế-xã hội mà


ông đã sống - xã hội của thời kỳ Xuân Thu và trước Xuân Thu. Đây là thời
kỳ xã hội Trung Quốc với sự cai trị của các vua nhà Chu.


Về kinh tế, cũng như các nhà nước phương Đông bấy giờ, nền kinh
tế ở đây xuất hiện nhiều thành tựu rực rỡ trong nông nghiệp khi sản lượng
lương thực tăng nhiều hơn từ đó đáp ứng được nhu cầu và đã góp phần làm
cho xã hội hưng thịnh và văn minh hơn trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

7


giáo dục học hiệu ngày càng mở nhiều để có thể đáp ứng nhu cầu của
người học. Đặc biệt thời kì này, việc giáo dục chỉ dành cho nam nhân, đặc
biệt là con trai trưởng của gia tộc thì vấn đề giáo dục, đào tạo được coi là
một chuyện hết sức quan trọng.


Vào thời kì này, nhà Chu đã thể hiện rõ lập trường của mình trong
việc phân biệt rõ giữa thành thị và nông thôn; và đã thành lập thành thị với
quy mô rộng lớn. Thành thị là nơi ngụ của vua và tầng lớp quý tộc- những
kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị; cịn nơng thơn là nơi ở của những người
nông nô bị nô dịch. Từ đó trong xã hội có xuất hiện những người được coi
trọng là “quân tử” và những kẻ thấp kém được gọi là “tiểu nhân”. Há phải
chăng cứ là quân tử thì được mọi người mến mộ cịn kẻ tiểu nhân thì bị
người đời khinh bỉ. Liệu những người không là quân tử cũng chả là hạng
tiểu nhân thì họ là ai? Trong các học thuyết của Khổng Tử ông cũng đề cập
đến quân tử đến tiểu nhân đến việc giáo dục như thế nào để được thành
quân tử và như thế nào sẽ trở thành tiểu nhân. Nhưng dù cho ông chủ
trương “hữu giáo vô loại” thì ơng vẫn coi trọng việc giáo dục người qn tử
và giáo dục như thế nào để trở thành quân tử hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

8



cõi, dẫn đến việc thương nghiệp cũng phát triển. Vào thời điểm này đã có
hình thức trao đổi mua bán bằng tiền tệ chứ không như trước. Sự xuất hiện
tiền tệ và thương nghiệp phát triển đã hình thành một tầng lớp người mới-
người thương nhân, tầng lớp này ngày càng có vị trí lớn và tầm ảnh hưởng
quan trọng tới kinh tế- xã hội- chính trị. Sự phát triển kinh tế đã làm cho
người dân thoát khỏi những cảnh đói nghèo lạc hậu từ đó họ quan tâm
nhiều hơn đến các vấn đề khác trong xã hội – trong đó có giáo dục.


Nếu ở xã hội trước, giai cấp quý tộc chủ nô nắm toàn bộ sức lao
động ruộng đất và người nơ lệ, thì thời kì này xuất hiện công xã nông
nghiệp với tầng lớp nông nô- người được công xã giao ruộng đất cày và
được khai khẩn đất hoang, luận canh để tăng năng suất. Bên cạnh đó đã tạo
điều kiện cho giới quý tộc chiếm cứ ruộng đất công xã làm ruộng tư- xuất
hiện chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Từ đó trong xã hội hình thành 1
giai cấp mới, giai cấp địa chủ, giai cấp này vừa giàu có về kinh tế, vừa
mong muốn có quyền lực về chính trị, xuất hiện với tư cách địa chủ mới
cùng với giai cấp quý tộc chủ nô vào việc thống trị xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

9


Vào thời kì này, việc quản lý đất đai đã khơng cịn nằm trong tay của
nhà vua nữa, quyền cai trị đất đai của vua Chu bị tước đoạt, giai cấp quý
tộc nhà Chu thì mất dần quyền lực, địa vị kinh tế ngày càng sa sút. Việc
thực hành chế độ “phong hầu kiến địa” chỉ có kết quả trong thời gian đầu,
đến lúc này, các nước chư hầu khơng cịn quy phục và phục tùng nhà Vua
như trước. Trật tự nhà nước đảo lộn, đạo đức suy đồi, chiến tranh loạn lạc
liên miên. Các cuộc chiến thơn tính lẫn nhau giữa các chư hầu nhằm tranh
giành địa vị cũng ngày càng nhiều dẫn đến sự diệt vong của hàng loạt các
nước chư hầu, dân tình loạn lạc, chết chóc, khổ sở, xã hội trở nên rối loạn


hơn bao giờ hết. Sử viết “khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn
cuộn, làm thế nào cho thiên hạ trị?”[43, tr. 36] hay “Nghĩ như vua chẳng ra
vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh
hỗn loạn như thế, dẫu ta có lúa đầy kho có chắc được ngồi yên mà ăn
không?”[43, tr.36] . Đây là thời kì mà xã hội Trung Quốc có sự biến động
sâu sắc, chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu phương Đông ngày càng suy yếu, sự
manh nha bắt đầu xuất hiện chế độ phong kiến sơ kỳ đang dần hình thành-
đây chính là nguồn động lực để Khổng Tử đưa ra tư tưởng về giáo dục của
mình. Bởi ơng cho rằng, xã hội hỗn loạn như bấy giờ là do trình độ nhận
thức, con người ngày càng vơ đạo. Vì vậy cần phải có một triết thuyết về
giáo dục để có thể đưa con người trở về đúng với bản chất tự nhiên là thiện,
là yêu thương quý mến đồng loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

10


hội, đưa tới một xã hội thái bình thịnh trị như thời vua Nghiêu, vua Thuấn.
Ngồi ra, Khổng Tử cịn muốn thơng qua giáo dục để xây dựng một xã hội
lí tưởng- xã hội thái bình, thịnh trị có trật tự lễ nghĩa “quân quân, thần thần,
phụ phụ, tử tử”, “chính danh, định phận”, “túc thực, túc binh, dân tín”. Với
một xã hội lí tưởng như vậy thì việc đầu tiên và quan trọng nhất ông hướng
tới giáo dục con người vừa có đức, vừa có tài đặc biệt có thể xây dựng tầng
lớp đứng đầu với “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.


Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước đang trong quá trình phát
triển nhưng lại xảy ra chiến tranh loạn lạc. Chính điều này đã phần nào đó
là lý do Khổng Tử đưa ra tư tưởng giáo dục và cũng ảnh hưởng đến những
nội dung giáo dục sau này của ông.


<b>2.2. Những tiền đề tƣ tƣởng </b>



Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có từ thời tiền sử nhưng phát
triển mạnh mẽ từ đời nhà Chu (1134-247 TCN). Trước đây, khi con người
ở thời đại nguyên thủy, tri thức còn đang sơ khai, thường cho rằng tất cả sự
vật trong vũ trụ này đều do các vị Thần sắp đặt. Lúc này, người dân đều lo
sợ trước mẹ thiên nhiên, lo sợ trước những vị Thần tự nhiên. Từ thời nhà
Hạ, nhà Thương đã bắt đầu có quan niệm về Trời và Đế, họ tin rằng Trời và
Đế đều có quyền uy tối thượng: “Thượng đế có quyền uy rất cao, đặt các
Thần giữ các chức quan, địa vị của các Thần là ở dưới Đế và phải phục
tùng mệnh lệnh của Đế” [33, tr.38]. Cho đến thởi kỳ Tây Chu thì bắt đầu có
triết học Trung Quốc. Vào lúc này người ta đã quan tâm đến thần thoại tôn
giáo duy tâm với các biểu tượng về “Thượng đế”, “quỷ thần”.


Cho đến thời Xuân Thu, con người đã biết đến ngũ hành, cho rằng
hầu như toàn bộ vật chất tồn tại quy thành năm loại, đồng thời cũng sử
dụng thuyết âm dương để giải thích những hiện tượng trong thế giới vật
chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

11


điều. Nếu như vào thời nhà Chu, “Lễ” vốn là điển chương thần thánh, là
công cụ thống trị của quý tộc thị tộc; “Thi” vốn là huyết mạch tư tưởng của
giai cấp thống trị thì đến thời Xuân Thu, “Lễ” đã trở thành nghi thức giao
tế của quý tộc, “Thi” đã trở thành lệnh bang giao giữa các nước hay thành
những lời thù tạc trong trường giao tế của quý tộc. Tuy nhiên, văn hóa thời
Tây Chu với những thành tựu mà vua Văn Vương, Vũ vương, Chu Cơng để
lại vẫn được nhiều người gìn giữ và bảo tồn ở thời Xuân Thu, đặc biệt là
chế độ Lễ - Nhạc nhà Chu rất được Khổng Tử coi trọng. Vì là người có
niềm tin về lịch sử, hồi cổ, nên Khơng Tử rất coi trọng việc gìn giữ và lưu
truyền văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa, đạo đức lễ nghi do Chu
Cơng tạo dựng. Để có thể tìm lại và lưu giữ văn hóa truyền thống thì


Khổng Tử coi đó là một nhiệm vụ của giáo dục. Để sau này, trong các bài
giảng của mình, ơng thường sử dụng những câu chuyện về gương người cũ
mà giáo hóa cho học trị của mình.


Kể từ khi các nước chư hầu khơng cịn phục tùng vương mệnh nhà
Chu, dẫn đến chiến tranh loạn lạc. Các cuộc chiến tranh giành địa vị bá chủ
càng ngày gay go, việc tranh giành đất đai và quyền cai trị dân chúng giữa
các dòng họ và quý tộc ngày càng khốc liệt. Bởi vậy chính trị rối loạn, đạo
đức băng hoại, đời sống tinh thần của ngươì dân ngày càng khổ cực, cuộc
sống ngày càng khó khăn. Đứng trước tình hình này đã nảy sinh trong lịng
người dân Trung Quốc một khát vọng về xã hội thái bình, thịnh trị. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành học thuyết chính trị- xã hội và
tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Đứng trước hoàn cảnh như bấy giờ, đạo
đức được coi như là một trong những vấn đề triết học Trung Quốc, từ đó
các nhà tư tưởng đã đề cao việc “tu tâm, dưỡng tính”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

12


Vào thời Xuân Thu, mặc dù chiến tranh loạn lạc nhưng đây cũng là
thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại, còn
được gọi là thời kỳ “bách gia, chư tử”, “bách gia tranh minh”. Chính trong
điều kiện này, đã giúp Khổng Tử nhận thấy được rằng muốn thiết lập lại
trật tự, kỷ cương xã hội thì cần phải giáo hóa con người trước tiên. Trong
giáo dục ông chủ trương dùng “đức trị” và thông qua giáo dục như là
phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của mình. Với mong muốn lập
lại trật tự lễ pháp nhà Chu, Khổng Tử đề cao chính sách Nhân trị của Chu
cơng, nêu lí tưởng Vương đạo của vua Nghiêu, vua Thuấn đời thái cổ.


<b>2.3.</b> <b> Khổng Tử- cuộc đời và sự nghiệp </b>



Khổng Tử (孔子), sinh năm 551 tr.CN và mất năm 479 tr.CN, tên là
Khâu (丘), tự là Trọng Ni (仲尼). Ông sinh ra vào thời Xuân Thu, tại ấp
Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc), trong một gia đình nghèo, có ơng tổ ba đời vốn thuộc dòng
quý tộc sa sút từ nước Tống, sau này dời sang nước Lỗ. Cha của Khổng Tử
là Thúc Lương Ngột làm một chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Năm Khổng Tử
lên 3 tuổi thì cha mất, ông sống với mẹ trong cảnh nghèo khó. Tuy nhà
nghèo nhưng cha làm quan nên lúc cịn nhỏ “ơng cũng được học trong một
trường công (quan học) mở để dạy con cái quý tộc về lục nghệ” [54, tr.40].
Vốn là một người rất thông minh, ham học, xem xét kỹ lưỡng để hiểu biết
tường tận vấn đề, gặp ai cũng học, ở đâu cũng học, bên cạnh đó ơng cũng là
một người tự học và biết học như thế nào để tốt hơn. Khi trưởng thành, trải
qua sự dạy dỗ và tích lũy kiến thức mà mình có được, ông đã tự ý thức
được rằng, giáo dục là con đường không thể thiếu đối với mọi người để từ
đó ơng mở trường tư dạy học (trước đó chỉ có trường cơng dạy cho con em
quan lại, quý tộc, vua chúa), đưa giáo dục đến với mọi tầng lớp trong xã
hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

13


nhận đệ tử dạy học” [ 21, tr.15]. Học trò thường gọi ông là Khổng Phu Tử
(孔夫子) hay Khổng Tử (chữ Tử ở đây gọi là thầy). Vốn nổi tiếng là người
học rộng, biết nhiều, nên ơng được nhiều học trị xin theo học, ngay cả
quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ cũng cho hai người con trai là Hà
Kỵ và Nam Cung Quát theo Khổng Tử học lễ. Học trò của Khổng Tử rất
đơng, trong đó có nhiều người tài đức được Khổng Tử nhắc đến nhiều lần
trong Luận ngữ như Nhan Uyên, Tử Lộ, Tử Cống, Nhiễm Hữu, Quý Lộ,
Tử Du, Tử Hạ, Trọng Cung...


Ngay khi cịn trẻ, Khổng Tử đã có mong muốn được làm quan để thi


hành chính đạo, thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Năm 21 tuổi, Khổng
Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách. Sau đó,
làm chức Tư Chức Lại, coi việc ni bị, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.
Theo các nhà nghiên cứu, Khổng Tử đã kinh qua một số chức quan, có sách
viết ông làm đến chức “Thượng thư Bộ công, Thượng thư Bộ hình, rồi
được thăng tới chức Đệ nhị Tướng quốc, Tư khấu (Quyền Tể tướng)” [21,
tr.48]. Vào năm thứ mười đời Lỗ Quốc công, với tư cách là quan Tư khấu,
Khổng Tử đã mang lại cho nước Lỗ nhiều thành tựu khi hội đàm với Tề
hầu ở Giáp Cốc. Sau vì chính sách của ơng khơng được áp dụng, ông đã đi
chu du thiên hạ cùng với một số học trò thân cận như Nhan Uyên, Tử Lộ,
Nhiễm Hữu... để tuyên truyền cái đạo của mình. “Ơng cũng là người đầu
tiên mở phong trào du thuyết khắp các nước để tìm một ơng vua biết dùng
thầy trị ơng” [43, tr. 48]. Sau 13 năm chu du liệt quốc, Khổng Tử vẫn
khơng tìm được nơi nào để hành đạo của mình, ơng quay về nước Lỗ tiếp
tục nghiên cứu và dạy học để truyền đạo cho đời sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

14


chính trị: Từ 50 đến 68 – Hoặc chấp chính tại Lỗ (50 - 55 tuổi), – Hoặc chu
du thiên hạ (55 đến 68 tuổi); 4. Thời kỳ giảng giáo bằng phương pháp
giảng dạy, giáo dục môn đệ và trước tác: từ 68 đến 73 tuổi” [Dẫn theo 43 tr.
48-49]. Như vậy, phần lớn cuộc đời Khổng Tử là để tâm cầu học và dạy
người. Vốn “là người đi nhiều, học nhiều, Khổng Tử đã tổng kết được
nhiều vấn đề về nhận thức, về thực tiễn giáo dục và phương pháp dạy học”
[9, tr.19]. Đúng như nhận định của Nguyễn Văn Thọ: “Đức Khổng Tử sinh
ra đời, có lẽ là để dạy đời, cho nên Ngài hết sức tha thiết với vấn đề giáo
dục”. Gần như cả cuộc đời Khổng Tử theo đuổi sự nghiệp giáo dục với sự
nhiệt tâm và tinh thần “hối nhân bất quyện” – dạy người không chán, ông
đã trở thành nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

15


<b>Tiểu kết chƣơng 1 </b>


Được ví là một trong những nền văn minh lớn của thế giới, Trung
Quốc ở giai đoạn Xuân Thu đã có nhiều thành tựu nổi bật đánh dấu sự phát
triển của đất nước. Về kinh tế đã có nhiều cải tiến trong cơng cụ sản xuất,
từ những hịn cuội, hịn đá để đập vỡ hạt thì bây giờ người Trung Quốc đã
sử dụng những công cụ bằng kim loại để trồng trọt, chăn nuôi. Về chính trị,
sau khi vua nhà Chu qua đời, đã có nhiều biến động xảy ra. Với địa thế là
một đất nước có diện tích lãnh thổ rộng lớn bật nhất thì việc các cuộc chiến
tranh loạn lạc giữa các chư hầu nhằm xâm chiếm lẫn nhau để giành quyền
cai trị đất nước xảy ra thường xuyên vào giai đoạn này. Điều nãy dẫn đến
cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, đất nước thì tà đạo ngày
càng nhiều. Sống trong xã hội loạn lạc, vô đạo của xã hội đương thời đã
làm cho Khổng Tử sớm nhận thức và tìm ra con đường cải tạo xã hội bằng
việc phải giáo dục, giáo hóa con người, đào tạo nên những con người đủ
đức hạnh và tài năng để gánh vác trách nhiệm phục hưng xã hội. Điều này
đã thúc đẩy Khổng Tử xây dựng nên học thuyết của mình để xây dựng một
xã hội bình trị, quốc thái dân an.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

16


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

17


<b>CHƢƠNG 2: MỘT SỐ TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA </b>
<b>KHỔNG TỬ </b>


Với Khổng Tử, giáo dục không chỉ là phương tiện đưa lại tri thức
hay phương pháp mang đến kỹ năng mà còn là phương thức ứng xử, đạo


làm người trong xã hội. Trong quá trình giảng dạy của mình cũng như
trong tác phẩm Luận ngữ không có chia rõ cụ thể về: mục đích giáo dục,
đối tượng giáo dục, các lĩnh vực giáo dục, phương pháp giáo dục, mà là do
người thực hiện sử dụng để có thể nghiên cứu về tư tưởng.


<b>2.1. Quan niệm của Khổng Tử về mục đích giáo dục </b>


Giáo dục là việc dạy dỗ con người tránh khỏi sự mơ hồ về thế giới
xung quanh và chính bản thân chúng ta. Giáo dục biến con người tự nhiên
thành con người xã hội, có năng lực nhận thức nhất định. Hoạt động giáo
dục không chỉ đơn thuần diễn ra trong nhà trường, lớp học chính quy mà
cịn có thể tồn tại ở nhiều mơi trường khác trong xã hội.


Đặc biệt trong thời kì xã hội Khổng Tử đang sinh sống, xã hội loạn
lạc, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu thơn tính lẫn nhau làm cho trật
tự xã hội bị đảo lộn, thì việc giáo dục con người như thế nào để có hiệu quả
nhất là vẫn đề cấp thiết. Trước tình hình xã hội như vậy, Khổng Tử chủ
trương tác động đến con người, làm cho con người thấu hiểu đạo lí, biết rõ
quy luật xã hội, từ đó mới có thể xây dựng một xã hội trật tự, kỉ cương,
“ quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, một xã hội thịnh vượng như thời
trước. Vậy nên ơng đặt vai trị của giáo dục là vai trò quan trọng và cấp
thiết có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

18


người tốt. Nếu ở trong gia đình được sự định hướng giáo dục tốt ngay từ
khi còn nhỏ, sau này lớn lên sẽ xây dựng cho người đó một nền tảng tốt để
đối mặt với xã hội ngoài kia. Lớn lên ở những môi trường khác nhau, trong
sự giáo dục khác nhau thì sẽ tạo ra những con người với bản tính và trách
nhiệm khác nhau. Mục đích giáo dục của Khổng Tử là nhắm khơi dậy bản


tính ngay thẳng, vốn lương thiện của con người, đánh thức con người
hướng đến con người toàn diện.


Bên cạnh đó với ơng việc giáo dục có mục đích để sửa mình và sửa
người “Người qn tử khơng trang trọng thì khơng uy nghi, học tất khơng
vững, chuyên chú vào sự trung tín, khơng kết bạn với người khơng trung
tín như mình, có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”. Với mục tiêu giáo dục để thành
người quân tử, nên ông luôn lấy người quân tử làm hình mẫu để giáo dục
người khác, đặc biệt với ơng mục đích cao cả nhất của giáo dục là có thể tự
sử mình, tự tu tâm dưỡng tính và đặc biệt là khơng ngần ngại sửa sang lại
lỗi lầm của mình khi mắc phải sai phạm dù là nhỏ nhất.


Với Khổng Tử, mục đích giáo dục khơng đơn thuần là cung cấp kiến
thức mà cịn là phương tiện giúp giáo hóa, hình thành nhân cách con người,
cải tạo nhân tính giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Giáo dục giúp mình tự soi
xét được chính mình, tự sửa mình, trách mình và tự hồn thiện mình. Và
chính Khổng Tử là người đã đặt nền móng cho thuyết bản tính con người
chia làm thiện và ác để sau này Mạnh Tử và Tuân Tử hình thành nên học
thuyết của mình. Ơng cho rằng, con người phát triển khơng phụ thuộc vào
bản tính tự nhiên mà chủ yếu là do giáo dục và đặc biệt trong xã hội lúc bấy
giờ thì mục đích giáo dục của ơng cũng chính là giúp cải tạo nhân tính, sửa
trị bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

19


những cuộc chiến tranh để nhằm thâu chiếm lẫn nhau nên thời điểm ấy ông
muốn giáo dục nên những nhân tài làm chính trị để có thể thiết lập lại trật
tự xã hội. Theo ơng, để có thể ổn định lại xã hội, cần phải có những người
vừa có đức vừa có tài và họ phải thực sự có sức mạnh và có quyền lực. Cho
nên, Khổng Tử rất quan tâm dạy dỗ học trị của mình đạo của người quân


tử. Dù không phải là người đầu tiên đưa ra khái niệm “người quân tử”
nhưng đến thời ông, quân tử mới được xem không chỉ là người có địa vị xã
hội mà cịn là người có đạo đức nhân cách và có vai trò to lớn trong xã hội.
“Đạo của bậc quân tử phải lấy sự tu tập lấy mình làm gốc, mình hãy tỏ ra
cho dân thấy hẳn mình là bậc có đức hạnh”[46, tr.87]. Là một khn mẫu
tồn diện, chính Khổng Tử đã dệt nên người qn tử phải có những phẩm
chất mà người thường khơng có, đặc biệt đó là “sự tu tập, lấy mình làm
gốc”, phải tự mình cố gắng, tự mình làm việc, tu sửa bản thân để ngày càng
tốt hơn; và phải “lấy mình làm gốc” bản thân mình phải tốt, phải hồn thiện,
làm việc gì cũng đặt trọng tâm vào chính mình. Hay đạo của người quân tử
phải có bốn điều cốt lõi : “phận làm con phải hiếu thuận với cha mẹ, phận
làm tôi phải trung với vua, phận làm em phải kính nhường anh, phận làm
bằng hữu phải ra tay giúp người”[46, tr.55].


Mặc dù với mục đích giáo dục để phục hưng xã hội, nhưng một mặt
ông chủ trương phục hưng xã hội bằng những người được giáo dục và một
mặt ông lại giáo dục những người đó theo khn mẫu trong quá khứ, thì
điều này sẽ tạo ra một vịng trịn lặp lại.


Nói tóm lại, mục đích giáo dục của Khổng Tử là để cải biến xã hội,
giáo dục người phát triển toàn diện, dạy cho con người biết hiểu biết về đạo
và hành đạo, đào tạo những người có kiến thức để tham gia vào hoạt động
chính trị, và giúp con người có thể tu dưỡng nhân tính.


<b>2.2. Quan niệm của Khổng Tử về đối tƣợng giáo dục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

20


cần phải giáo dục là chính con người. Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vơ
loại”- có nghĩa là giáo dục, giáo hóa với tất cả mọi người mà khơng phân


biệt loại người. Vì vậy một lần nữa khẳng định phạm vi giáo dục của ông
không chỉ dừng lại ở các con em quý tộc quan lại mà còn bao gồm cả
thường dân và nô lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

21


nếu như trên thì số người cao thượng chỉ chiếm một lượng nhỏ nhoi trong
xã hội- những thiên tài. Còn hạng thứ hai lại là hạng người chỉ cần học đến
đâu hiểu đến đó để chỉ những kẻ thơng minh với chỉ số thơng minh cao.
Cịn hạng thứ ba dùng để chỉ những kẻ không biết gì nhưng chăm chỉ nỗ
lực làm đi làm lại, nghiên cứu mày mò rồi cũng có chút thành tựu. Còn
hạng cuối cùng là những kẻ đã chẳng biết gì cịn lười biếng, khơng chịu tìm
hiểu, học tập chứ không phải là không được giáo dục. Cho thấy ông không
chê trách học trò không hiểu biết mà ông chỉ chê trách những người lười
biếng, không chú tâm học hành.


Đối với Khổng Tử, ông chia xã hội thành hai hạng người chủ yếu là :
quân tử và tiểu nhân. Theo đó, quân tử là những người có địa vị, đức hạnh
và có giáo dục bậc cao còn tiểu nhân là kẻ thấp kém, trí tuệ và đạo đức ít ỏi.
Quân tử là hình mẫu lí tưởng cho việc giáo dục của Khổng Tử.


Bên cạnh đó, Khổng Tử vẫn chỉ đề cập đến việc giáo dục nam nhân
mà không đề cập đến việc giáo dục phụ nữ “Nếu sinh được con trai thì cho
ngủ trên giường, cho mặc quần áo đẹp, cho chơi ngọc chương. Tiếng khóc
vang vang lớn lên sẽ huy hoàng, là bậc quân vương thành gia lập nghiệp.
Nếu sinh được con gái, cho ngủ dưới đất, cho quấn tá lót, cho chơi mảnh
ngói. Lớn lên nhu thuận biết lễ nghi, lo cơm nước khéo việc nhà, không để
cha mẹ lo lắng”[42, tr 910-941]. Trong xã hội bấy giờ thân phận người phụ
nữ thấp hèn, bị xã hội coi thường, có lẽ bởi vậy nên họ ít có được cơ hội đi
học hơn nam giới. Bên cạnh đó lúc này xã hội người giàu thì ít, người


nghèo thì nhiều, dù cho Khổng Tử là người bảo “hữu giáo vơ loại” thì cũng
khơng phải ai, gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con cái đi học. Mặc
dù không được đến trường đến lớp thì người phụ nữ vẫn được giáo dục
ngay tại trong gia đình mình những việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

22


cũng như phương pháp dạy học khác nhau để giúp học trị có thể tiếp thu
kiến thức được tốt nhất.


<b>2.3. Quan niệm của Khổng Tử về các lĩnh vực giáo dục </b>


Trong q trình thực hiện giáo dục, Khổng Tử khơng chỉ giảng dạy
về một môn hay một lĩnh vực nhất định mà ông đã dạy cho học trị của
mình nhiều nội dung quan trọng: từ đạo đức làm người, chính trị, cách học,
cách dạy, cách kết bạn... Nhưng cho dù ông dạy lĩnh vực nào cũng mang
hết kiến thức có được của mình vào việc giảng dạy, mong cho học trị có
thể hiểu, có thể biết, có thể làm và có thể hồn thiện chính mình, góp phần
xây dựng đất nước.


<b>2.3.1. Giáo dục đạo đức </b>


Ngay từ đầu, Khổng Tử chủ trương dùng đức trị để cai trị xã hội nên
nội dung giáo dục của ông phần lớn thường nghiêng về đạo đức và đạo lí
làm người. Trong q trình nghiên cứu nội dung giáo dục của ông, tôi nhận
thấy rằng mặc dù ông là người chủ trương giáo dục tồn diện nhưng ơng
chỉ chú trọng nhiều đến đạo đức chính trị cịn những lĩnh vực khác ông
không quá đi sâu vào giáo dục. Trong nội dung giáo dục về đạo đức của
mình, có thể nói Nhân, Lễ, Chính danh định phận là những nội dung cốt lõi
mà ông đề cập đến. Với mục đích giáo dục đạo đức, nên trong các mối


quan hệ khác nhau thì cách ứng xử lời nói đều phải tuân theo vai vế, tuân
theo đạo tương xứng, phải “chính danh, định phận”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

23


hiện chủ nghĩa “Chính danh, định phận”. Danh và phận của mỗi người
trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đã quy tất cả các quan hệ xã
hội thành năm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) như sau: Vua – Tôi: bề tôi
phải lấy chữ trung làm đầu; Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu;
Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu; Anh – Em: phải lấy chữ hữu
làm đầu; Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu. Năm mối quan hệ này có tiêu
chuẩn riêng: vua thì phải nhất; tơi thì phải trung; cha phải hiền từ; con phải
hiếu thảo; phu xướng phụ tuỳ… Trong năm quan hệ đó Khổng Tử nhấn
mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (Tam cương) cụ thể là: Vua – Tôi: vua
là trụ cột; Cha – Con: cha là trụ cột; Chồng – Vợ: chồng là trụ cột.


Theo Khổng Tử nếu không chính danh thì lời nói khơng thuận, lời
nói khơng thuận thì việc làm khơng thành, việc làm khơng thành thì lễ nhạc
không kiến lập được, không kiến lập lại được lễ nhạc thì hình phạt khơng
đúng, hình phạt khơng đúng thì dân khơng biết đặt tay chân vào đâu. Cho
nên, người quân tử đã dùng cái danh thì phải nói ra được, nói rồi tất phải
làm được, vì thế người quân tử phải thận trọng với lời nói của mình. Nếu
danh khơng chính, nói và làm khơng đúng theo chức phận của mình, “trên”
khơng nghiêm “dưới” loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha không ra
cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ,… Khổng Tử cho rằng , xã hội
loạn là có nguồn gốc từ trên. Do vậy, ơng rất đề cao tính tự giác của mỗi cá
nhân trong việc giữ lấy cái danh phận của mình, bởi vì nếu mỗi người tự
chính được bản thân mình thì khơng cần hạ lệnh mọi việc sẽ được tiến hành,
nếu ngược lại dù có hạ lệnh cũng chẳng ai theo. Khi Tử Lộ hỏi về việc
chính trị, Khổng Tử nói,: “muốn trị nước, trước tiên ắc phải sửa cho chính


danh, vì nếu việc chính sự là ngay thẳng, cứ làm gương về sự ngay thẳng
thì khơng ai khơng dám ngay thẳng nữa” [42].


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

24


phải là người đức hạnh, chăm lo xã tắc thái bình thịnh trị như thế mới có
thể có được lịng dân, mới có được niềm tin từ người dân. Theo ông, vua
muốn dẫn dắt được cần phải có đức hạnh, học thức và quyền nghi. Bên
cạnh đó người dân phải trọn đạo với về trên, trung thành, tin tưởng tơn kính
và phải làm việc chăm chỉ để làm giàu giang san của vua, để có thể phụng
sự vua lâu dài.


Trong gia đình thì đạo cha- con, người cha phải “từ”, con phải “hiếu”.
Theo Khổng Tử trong gia đình, người cha sẽ là hình mẫu là kiểu mẫu để
người con noi gương, học tập theo. Vì vậy người cha trong gia đình ln
phải biết nhân từ độ lượng, dạy dỗ con cái mình. Cịn người con thì có thể
học tập từ cha mình, hiểu biết phép tắc lễ độ, hiếu thảo ngoan ngoãn với
cha mẹ mình. Với ơng, đạo hiếu là đạo quan trọng nhất đối với một người
con trong gia đình. Và làm con phải phụng thờ cha mẹ theo Lễ: “Hễ làm
con, khi cha mẹ còn sống, phải phụng sự cho có lễ; khi cha mẹ chết, phải
chơn cất cho có lễ; khi cúng tế cũng phải giữ đủ lễ phép, nghiêm trang” [45,
tr.17].


“Nhân” trong Luận Ngữ là phạm tù trung tâm trong nội dung giáo
dục mà Khổng Tử đề cập đến. Mặc dù có nhiều người cho rằng “Lễ” mới là
nội dung cơ bản trong quá trình giáo dục của ông. Những theo cá nhân tôi,
cho rằng Nhân chính là nội dung giáo dục trọng tâm của Khổng Tử, bởi lẽ
xét vào thời đại ông sống, chiến tranh loạn lạc, thơn tính lẫn nhau, người
người mất hết nhân tính nên việc đầu tiên và quan trọng mà ơng muốn đó là
có thể giáo dục lại “Nhân” cho mọi người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

25


sung thêm những nội dung mới trở thành phạm trù trung tâm bao trùm tất
cả những phạm trù đạo đức khác.


Trong <i>Luận ngữ</i>, khái niệm “Nhân” được Khổng Tử nhắc tới nhiều
lần và tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà “Nhân” được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau. Theo nghĩa sâu rộng nhất “Nhân” là một nguyên tắc đạo
đức trong triết học Khổng Tử. “Nhân” được ông coi là cái quy định bản
tính con người thơng qua “Lễ”, “Nghĩa”; quy định quan hệ giữa người và
người từ trong gia tộc đến ngồi xã hội. “Nhân” có quan hệ chặt chẽ với
các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử để làm nên một hệ
thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi
các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vịng trịn đồng
tâm thì “Nhân” là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong bản
tính con người. “Nhân” cũng có thể hiểu là “trung thứ”, tức là đạo đối với
người, nhưng cũng là đạo đối với mình nữa. Với mỗi đối tượng học, mục
đích hướng đến giáo dục của đối tượng đó mà Khổng Tử dạy về Nhân khác
nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

26


đánh giá cao, khi nói về đức Nhân, Khổng Tử lại dạy rằng: “Hành nhân
chính là khắc kỷ, phục lễ” [45, tr.181], nghĩa là phải chế ngự lòng tư dục,
thuận theo lễ tiết, cái gì khơng hợp lễ thì đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói
và đừng làm. Như vậy, muốn có đức Nhân thì phải biết làm chủ và chế
thắng lịng dục vọng của mình, không để các dục vọng ấy chi phối, làm
băng hoại đạo đức con người.



Ngồi việc dạy học trị như thế nào để có đức Nhân thì Khổng Tử
cịn khun răn học trị về những trường hợp khơng có đức Nhân. Ở thiên
Học nhi trong Luận Ngữ, Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ
niềm nở, hạng người đó ít có lịng nhân”[37 ]. Trong nguyên văn Khổng Tử
dùng chữ: “xảo ngôn” bởi vì có thể nhận xét rằng những người xảo ngơn là
người nói khéo, khéo đến mức khơng thấy được lời nói của họ là xảo trá,
mà trái lại, họ sẽ cố gắng làm người khác tin tưởng họ. Người xảo ngôn
cũng là người dẻo miệng, người lúc nào cũng lo trau chuốt sao cho lời nói
bóng bẩy, bay bướm. Đó thường là người thiếu thành thật, là người chuộng
hình thức và thường tìm mọi cách để che đậy những ý nghĩ xấu xa của
mình. Bên cạnh những người xảo ngôn, ông cũng không đề cao những
người có nét mặt giả bộ niềm nở, bởi vì những người như thế thường sẽ
hay suy tính, suy đốn, bên ngồi thì hiền hậu nhưng bên trong lại gian ác.
Vì vậy ơng khun học trị nên tránh xa những người “xảo ngôn” và “lệnh
sắc” bởi những người như thế nào thương là người mưu mô, xảo quyệt,
sống không ngay thẳng.


Bên cạnh việc “khắc kỷ”, người muốn có Nhân phải biết “phục lễ”,
nghĩa là tuân theo lễ chế, quy định của xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

27


Lễ còn được hiểu là những quy định về nghi thức tế lễ, với Khổng
Tử khi tế lễ phải kính cẩn “Cư thương bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang
bất ai, ngơ hà dĩ quan tri tạng” nghĩa là bậc trên làm lễ phải nghiêm tức nếu
không sẽ gặp việc tang. Bên cạnh đó ơng cịn đề cập đến nghi thức, nghĩa
vụ, bổn phận của mỗi người khi tế lễ, ngay cả cách ăn mặc, trật tự tế lễ.


Lễ là đường lối trị nước và luật lệ quốc gia. Lễ được vận dụng trong
lĩnh vực chính trị cịn có tên là đường lối trị nước gọi là Lễ trị. Lúc bấy giờ


có hai quan điểm khác nhau về đường lối trị nước đó là Pháp trị và Lễ trị.
Khổng Tử phê phán Pháp trị và đề cao Lễ trị. Khổng Tử cho rằng dùng đức
và Lễ để trị nước thì có sức quy tụ lớn. Ơng nói: “Lấy đức làm cơ sở cho
chính sự thì như sao Bắc đẩu ở trên trời, chỉ đứng một chỗ mà các sao khác
đều chầu về”. Phạm trù Lễ của Khổng Tử còn được dùng về phương diện
phân tôn ti trật tự, tức là phép tắc để tổ chức ln lí ở trong gia đình, xã hội
và quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

28


nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng quá lễ thành ra
gắt gỏng, cấp bách” [45, tr.121] hay “Lễ là việc làm của con người, không
có lễ, khơng có gì đứng vững được” [10, tr.336]. Như vậy, Lễ theo Khổng
Tử, còn cốt để giữ chừng mực cho hành vi của con người trong xã hội, do
vậy mà Lễ được coi như là tiêu chuẩn đạo đức để tu thân. Lễ còn được quy
định cả những cách ứng xử của những người có chức, có quyền trong xã
hội như trong quan hệ vua tôi Lễ giáo khuyên người ta trong quan hệ với
bạn bè phải chân thành thân mật với nhau. Trên cơ sở những chuẩn mực
đạo đức ấy mà con người điều chỉnh hành vi xử thế của mình trong các
quan hệ cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

29


lịng trung tín làm chủ yếu. Khơng đánh bạn với người chẳng giống mình”
[25, tr.415]. Điều này quả thật rất đúng, không nhất thiết phải là người
quân tử nhưng điều chúng ta cần có trong cuộc sống là “tín” đấy là việc
phải giữ đúng lời hứa hẹn, làm theo những gì mình đã nói chứ khơng phải
là giả dối, gian trá, xảo quyết. Những người có thế giữ chữ Tín thường sẽ
được mọi người tin tưởng tin cậy.



Có thể nói Khổng Tử là một người coi trọng giáo dục đạo đức, thông
qua những bài giảng của mình ơng muốn nâng cao đạo đức của người học
trị. Đặc biệt ơng chú trọng giáo dục về các đức : Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín ,
Trí , Dũng cho học trị.


<b>2.3.2. Giáo dục về các kiến thức khác </b>


Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, Khổng Tử còn giảng dạy nhiều kiến
thức chính trị như: đạo trị nước, cách dùng người,… Với mục đích giáo dục
nhằm đào tạo những nhà cầm quyền, những người cai trị nên khi trao đổi,
giảng giải cho học trò, Khổng Tử thường định hướng cho họ cách cai trị xã
hội, cách làm chính trị. Khi trả lời Tử Lộ về cách cai trị, Khổng Tử bảo
rằng: “Chính sự là làm những việc sao cho dân làm theo, chịu khó lo liệu,
giúp đỡ dân” [25, tr.496]. theo Khổng Tử là người cầm quyền phải lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo cho dân, bảo hộ dân, dạy dân, “dân đông rồi
phải giàu, giàu rồi thì phải giáo hóa” [25, tr.504]. Theo Khổng Tử những
người được giáo dục thì dễ sai bảo, dễ trị, nếu kết quả của sự giáo hóa dân
được tốt thì nhà cầm quyền khơng phải làm gì mà vẫn cai trị được đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

30


sẽ học sáu khoa: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số” [25, tr.201]. Điều này chứng tỏ
để học được những điều tốt đẹp thiên về tài năng thì trước hết chúng ta phải
học làm người cho chính đã.


Khi bàn về “ lục nghệ”, trong sách Luận Ngữ có nhiều chỗ Khổng
Tử dạy Nhạc cho học trò, đặc biệt ở thiên “ Bát dật”. Khi bàn về Nhạc,
Khổng Tử cho rằng : “ Thiều âm nhạc của vua Thuấn, hay tột bậc và lành
cũng tột bậc” [25, tr.264], “ Phép tấu nhạc vốn khơng khó. Lúc mới khởi,
nên cho các món nhạc trồi lên, mọi tiếng đều hợp tụ. Lúc mở rộng ra, cần


cho các thứ tiếng đều thuần thục, tiếng nào phân minh theo tiếng ấy, rồi
tiếng này liên kết với tiếng kia. Như vậy được thành một bản nhạc” [25,
tr.261]. Bên cạnh đó ông còn dạy cho về Xạ( bắn cung) : “Bắn giỏi là bắn
cho trúng cái đích ở trung tim, chứ chẳng cần bắn cho lủng tấm da; là vì
sức của người ta chẳng đồng bậc với nhau. Đó là phép bắn của người xưa
đã định như vậy” [25, tr.253]. Điều này cho ta thấy, Khổng Tử muốn nhắn
nhủ, cho dù làm việc gì cũng phải cố gắng làm tốt nhất, đạt được kết quả
cao nhất chứ nếu chỉ muốn đạt hay cho qua thì ai cũng làm được. Khổng
Tử dùng phép Bắn cung mà giáo hóa học trị mình cố gắng. Mặc dù ơng
khun học trị học về “lục nghệ”, song ông lại cho rằng: “Lễ, nhạc, thư, số,
xạ, ngự học cho biết thì tốt chứ khơng nên học chuyên làm lấy nghề, tức
đánh xe mướn cho người, thì hèn”. Điều này chứng tỏ một điều rằng, trong
suy nghĩ cũng như tư tưởng của mình, Khổng Tử ln đề cao vấn đề đạo
đức hơn những mặt hay những vấn đề khác.


<b>2.4. Quan niệm của Khổng Tử về phƣơng pháp giáo dục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

31


Người thầy giỏi ở đây khơng chỉ có nghĩa là người có kiến thức cao rộng,
sâu sắc như thế nào, mà một người thầy giỏi cịn chính là người có thể
truyền cảm hứng học tập cho học trị, sau đó phải có một “phương pháp”
riêng của mình trong quá trình truyền thụ kiến thức để bất kì học trị nào
cũng thích nghe, cũng hiểu được kiến thức mình đã dạy.


<b>2.4.1. Đối với ngƣời thầy </b>


Khi tìm hiểu sách “ Luận ngữ” ta mới thấy được Khổng Tử có cách
dạy học đặc sắc như thế nào, ông không chỉ gói mình trong một phương
pháp nhất định, hay ông không sử dụng những phương pháp của người xưa


mà ơng đan xen trong mình rất nhiều phương pháp giảng dạy mà đến tận
sau này những phương pháp ấy được đánh giá cao và được khuyến khích
sử dụng. Có lần Khổng Tử bảo với học trò Tử Cống rằng: “Ta nhờ để tâm
quan sát, bắt một mối mà thông suốt tất cả”. Theo Khổng Tử, nhờ để tâm
quan sát, hiểu được tâm tính người đời, nguyên nhân của hành vi, hiện
tượng, mới có thể nắm bắt từ chỗ gần mà xét tới chỗ xa, nắm bắt từ ngọn
mà đi tới gốc… Khổng Tử ln khuyến khích học trò phải biết suy nghĩ
sâu sắc, tìm tịi cho sáng tỏ. Nếu học trị chưa khao khát muốn biết, chưa hổ
thẹn vì khơng biết thì ơng chưa dạy bảo. Khi học trị nơn nóng muốn học
thì ơng lại tùy tính cách và khả năng của từng người mà có phương pháp
riêng. Rõ ràng, Khổng Tử luôn chú trọng đến sự nỗ lực, tính tích cực, tự
giác của người học. Cách dạy của ơng khơng gị bó, mà cốt ở sự chỉ dẫn,
gợi ý cho người học để phát huy tính tích cực, tự giác của người học


 <b> Phƣơng pháp dạy học bằng thuyết trình/ thuyết giảng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

32


mình, chính Khổng Tử cũng vận dụng phương pháp này rất nhiều. Bởi lẽ
trong luận ngữ, chúng ta luôn bắt gặp cụm: “Tử nói…”, hay “Khổng Tử
nói..”, chứng tỏ trong q trình giảng dạy ơng đã phải nói rất nhiều, phải
giải thích rất nhiều để khi mà học trị của ơng có thể nhớ hết lời dạy và nội
dung dạy học của ông.


Trong quá trình diễn giảng, ơng khơng chỉ đề cập riêng rẽ về lý
thuyết sng đưa ra các ví dụ cụ thể, vẫn dụng Kinh Thi, Kinh Lễ, Tam tự
kinh… vào các vấn đề mà mình dạy ngồi ra ơng cịn giải thích vận dụng
các lí thuyết đó vào từng vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Mặc dù trong
quá trình diễn giảng chủ yếu chỉ là Khổng Tử nói và giải thích nhưng ơng
cũng rất để tâm, để ý tới sắc thái của học trò, khuyến khích học trị đặt câu


hỏi, ln ln có ý mở hỏi han học trò. Với cách thức giảng dạy như vậy,
ông đã khắc phục được hạn chế của việc thuyết minh trong giảng dạy là
nhàm chán, chỉ có mỗi mình người dạy thuyết giảng, khơng có tương tác để
ý đến người học. Nếu nói phương pháp thuyết mình là mơ hình giảng dạy,
trong đó người thầy là trung tâm truyền đạt kiến thức một chiều thì đối với
Khổng Tử điều này khơng hồn tồn chính xác.


Trong q trình giảng dạy của mình Khổng Tử khơng chỉ nói-nói-nói,
mà khi ơng trình bày một vấn đề gì thì ln đi kèm những lời giải thích của
mình. Khi giải thích về một vấn đề, Khổng Tử đưa ra những nhận xét
những lí lẽ cá nhân của mình, nhưng được học trị ơng ủng hộ và công nhận
những điều chủ quan ấy. Chẳng hạn như ở thiên thứ I bài thứ 15, khi Tử
Cống hỏi ông về nghèo- vui:


Tử Cổng viết: “bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như?
Tử viết: Khả dã, vị nhược bần nhu lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã


Tử Cống viết: Thi vân: Như thiết như ta, như trác như ma – Kì tư chi vị dư?
Tử viết: Tứ dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lại giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

33


Khổng Tử đáp: Khá đấy, nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ
lễ


Tử Cống thưa: Kinh Thi có câu: Như cắt sừng bò, như giãu ngà voi, như
đẽo ngọc đẹp, như mài đá quý. Ý nghĩa như vậy chăng?


Khổng Tử khen: Tứ, như anh mới đáng cho ta giảng Kinh Thi cho. Vì bảo
cho điều trước mà anh hiểu được điều sau”.



Trong quá trình giảng dạy Khổng Tử không chỉ đơn độc trình bày
quan điềm của mình mà ơng cịn gợi mở cho chính học sinh của mình để
chính họ tìm ra những kiến thức mới. Qua việc thuyết giảng, ơng cịn tự tìm
cho mình những người học trị ưng ý, tâm đắc.


 <b> Phƣơng pháp hỏi- đáp, gợi mở. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

34


băn khoăn, giữa việc lựa chọn, người xưa có câu: “Nếu xuất hiện một ý
kiến khác thì chắc chắn bạn sẽ chọn ý kiến mới này, bởi nếu cái cũ đã tốt
thì sẽ khơng có cái mới”, và khi Tử Cống đưa ra câu hỏi với hai sự lựa
chọn là “cất đi” hay “bán đi” thì cả ơng và Khổng Tử đều đã chọn là bán
đi- Đây là sự hiểu ý nhau giữa thầy trò. Hay lần khác Tử Cống hỏi: “Có
một câu cách ngơn nào có nghĩa tổng quát mà trọn đời mình có thể làm
theo chăng?” Khổng Tử đáp: “Đó là câu cách ngơn về lượng thứ chứ gì?
Việc gì mình khơng muốn, chớ làm cho người”. Khi học trị có những băn
khoăn, những suy nghĩ khơng rõ thì Khổng Tử sẽ là người gỡ rối và giải
đáp những thắc mắc ấy. Phương pháp hỏi- đáp được sử dụng như một
phương tiện để kết nối giữa thầy và trị, nó như một sợi dây có thể kéo gần
mối quan hệ giữa hai người. Qua cách hỏi và cách trả lời thì hai bên có thể
hiểu được suy nghĩ, nội tâm của người đối diện, từ đó có thể hiểu rõ nhau
hơn.


Khổng Tử cịn là một người thấy gì cũng hỏi: “Tử nhập Thái miếu,
mỗi sự vấn” [45, tr.40], bản thân ông đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc
hỏi khi mình khơng rõ, khơng biết. Nên ơng ln muốn học trị có thể chăm
chỉ học tập, đặt ra những câu hỏi, thường xuyên nêu ý kiến của mình để có
thể được rõ được sâu hơn trong học tập. Bởi vì, có thể cùng một vấn đề,


cùng một câu hỏi, những với mỗi đối tượng học trị ơng lại có những câu
trả lời khác nhau để phù hợp. Bên cạnh đó, ơng cịn cố gắng hỏi han tận
tình sao cho học trị có thể dần dần gợi mở được vấn đề, hiểu được vấn đề.
Như trong đoạn trích ở thiện thứ I, bài thứ 15, khi Tử Cống hỏi ông:“Bần
nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như?”- Tử đáp: “ Khả dã, vị nhược nhi lạc,
phú nhi hiểu lễ giả dã”Tử Cống lại hỏi: Thi vân, như thiết như tha, như trác
như ma- Kì tư chi vị dư? Tử đáp: Tú dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ, cáo
chư vãng nhi tri lai giả”


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

35


Khổng Tử đáp: Khá đấy, nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ
lễ


Tử Cống lại hỏi: Kinh Thi có câu : Như cắt sừng bò, như giũa ngà voi, như
đẽo ngọc đẹp, như mài đá quý.- Ý nghĩa như vậy chăng?


Khổng Tử khen: “Tứ, như anh mới đáng cho ta giảng Kinh Thi cho. Vì bảo
cho điều trước mà anh hiểu được điều sau.”


Đây há chẳng phải là sự hiểu ý lẫn nhau giữa trò và thầy qua phương
tiện hỏi đáp hay sao? Rõ ràng bằng phương thức hỏi- đáp, người học có thể
lĩnh hội được tri thức phù hợp với khả năng của mình. Trong q trình này
sự tương tác đó đã làm cho việc học trở nên thoải mái, khơng gị bó trong
khn phép truyền thống là chỉ có người thầy nói mà học trị chỉ ngồi im,
thụ động nghe. Vì vậy việc sử dụng phương pháp này trong học tập sẽ giúp
cho người học dễ tiếp thu tri thức, phát huy được tính tích cực, chủ động
của người học trước các vấn đề trong bài giảng, đồng thời có thể giúp
người dạy hiểu được khả năng nắm bắt vấn đề, khả năng nhận thức của
người học. Mặc dù vậy, trong quá trình dùng phương pháp này, thứ nhất


người dạy phải có đủ kiến thức sâu rộng để bất cứ học trị hỏi câu nào cũng
có thể trả lời; thứ hai, trong quá trình học, người thầy phải biết cách tổng
hợp, khái quát và phải linh hoạt trong q trình dạy học để có thể tổng quát
lại tất cả các ý chủ chốt cho bài giảng. Cũng vì vậy trong quá trình giảng
dạy, người thầy đóng vai trị rất quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

36


việc học bằng phương pháp này là một câu chuyện thì người thầy chỉ đứng
dẫn chuyện gợi mở dẫn dắt câu chuyện còn những người học trò sẽ là các
nhân vật sẽ dựng lên cho câu chuyện nội dung nhưng tất cả đều sẽ xoay
quanh sự dẫn dắt bởi người dẫn truyện.


Trong quá trình Khổng Tử giảng dạy bằng phương pháp này, ông
không chỉ gợi lên những vấn đề, những suy tư cho người học mà ông còn
cố gắng gợi ra những ý nghĩ để học trị tự mình tìm được tri thức. Khổng
Tử luôn luôn lắng nghe, để ý những ý kiến suy nghĩ của học trị để có thể
giúp họ tư duy và lập luận theo hướng đi chính xác để đạt được kết quả tốt.
Ơng khuyến khích và ưa thích những học trị chăm chỉ, có cách tư duy độc
lập, và đặc biệt mạnh dạn nói lên ý kiến của mình bởi với ơng đó chính là
cả q trình người học trị của mình học tập và rèn luyện mới có thể đạt
được chứ khơng phải tự nhiên mà có. Bởi vậy nên, ông rất khinh thường
những kẻ chỉ biết ăn cắp ý tưởng lười suy nghĩ, lười động não tư duy- “Kẻ
nào mà chẳng phấn phát lên để hiểu thơng, thì ta chẳng giúp cho hiểu thơng
được. Kẻ nào chẳng ráng bày tỏ ý kiến thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ
nào đã biết rõ một góc nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết ln ba góc
kia, thì ta chẳng dạy cho kẻ ấy nữa” [25, tr.347]. Chứng tỏ, ông là người
coi trọng việc tư duy độc lập, tự suy nghĩ và còn mạnh dạn đưa ra ý kiến
của mình bằng lời nói, cịn những người chỉ biết ngồi im nghe giảng không
hiểu cũng không hỏi, cũng chẳng nói lên suy nghĩ của mình thì ơng không


muốn giảng dạy cho nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

37


Thơng qua q trình gợi mở, Khổng Tử giúp học trị của mình có thể
tích cực suy nghĩ, động não làm cho tư duy ngày càng sâu sắc và khả năng
diễn đạt ngày càng tốt hơn. Điều này thể hiện được ngay từ xưa, Khổng Tử
đã rất coi trọng ý kiến của người học, thông qua suy nghĩ, cách diễn đạt, lối
tư duy logic của mỗi người mà ơng có thể đánh giá, nhận xét mỗi người sao
cho chính, sao cho thuận. Mặc dù Khổng Tử đã vận dụng phương pháp hỏi
đáp và phương pháp gợi mở thành cơng nhưng trong q trình giảng dạy
ơng vẫn cịn hạn chế ở chỗ ơng vẫn cịn đi sâu vào q trình suy nghĩ của
học trị.


Tóm lại, qua q trình hỏi đáp cộng hưởng với cách gợi mở của
người thầy, có thể giúp người học khơng những tự khám phá những điều
mình chưa rõ mà cịn có thể tự khám phá ra được những năng lực cá nhân
của bản thân. Qua việc tương tác giưa thầy và trị ngày càng sơi nổi, giúp
cho q trình học tập tư duy, tích lũy kiến thức khơng cịn nhàm chán hay
khô khan như trước.


 <b>Phƣơng pháp dẫn luận </b>


Có thể nói, Khổng Tử chính là người sử dụng nhiều trích dẫn, đưa là
nhiều nhân vật trong quá khứ cộng với lời nói của họ để giáo hóa học trị
hoặc có thể lấy chính bản thân mình để làm ví dụ giảng dạy cho học trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

38


chỏ có trời là vĩ đại và chỏ có vua Nghiêu là theo được trời. Lồng lộn thay,


dân chũng khơng tìm được lời nào để khen cho đúng đức nghiệp của ông.
Vòi vọi thya, sự thành công của ông, rực rỡ thya, lễ nhạc và chế độ của
ông”. Dường như, Khổng Tử thường lấy gương những nhà hiền triết, bậc
thánh nhân, những người khơng chỉ có quyền có tài mà đạo đức còn rất
đáng khâm phục. Việc ông dùng trích dẫn gương người tốt việc tốt cũ để
nhằm mục đich giáo hóa học trị, khun học trò nên theo gương người cũ
để học tập, để ứng xử, rất có hiệu quả trong q trình truyền dạy. Bởi ông
không phải chỉ diễn sng bằng lời nói hay kinh nghiệm cá nhân của
mình( rất chủ quan) mà ơng đã dùng những lời lẽ, minh chứng của người
xưa để bảo vệ cho những lập luận, lĩ lẽ đấy- rất thuyết phục. Một trong
những điều xuất sắc mà Khổng Tử làm được là ,học trò của Khổng Tử
không những ngưỡng mộ chính thầy mình có vốn tri thức lớn mà còn
ngường mộ cả những bậc anh tài thời xưa. Chính qua những bài giảng của
thầy mà học trị có thể biết thêm, tìm hiểu và nghiên cứu về những người
thánh nhân này, vậy há chẳng phải rất thành công sao.


Bên cạnh việc dẫn những gương bậc thánh, thì Khổng Tử cịn
thường trích dẫn những câu cổ ngữ, những dẫn luận trong Kinh thi, Kinh
Lễ, và những lời nói ngắn gọn súc tích của những người hiền tài để giảng
dạy. Như: “Cổ ngữ có câu: nếu bậc thiện nhân nối nhau trị nước được trăm
năm, thì đủ khiên những kẻ tàn bạo hóa ra hiền lương và chính phủ chẳng
dùng đến phép xử giết nữa. Lời ấy thật hay lắm” [45, tr.203] hay “ Tiết
Quan Thư trong Kinh Thi có chép: Khái lạc mà không dâm dật, ai cảm mà
không bi thương” [45, tr.43]… hay “Ví như: Vua Thuấn có năm vị hiền
thần mà thiên hạ được thái bình. Đến đời nhà Chu, vua Võ Vương nói rằng:
“Ta có mười vị đại thần giúp ta mà bình trị thiên hạ” [45, tr.131].


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

39


quá giảng dạy, luôn xem xét cẩn trọng những phương pháp phù hợp với


kiến thức, đối tượng mà mình dạy.


<b>2.4.2. Đối với ngƣời học </b>


Để thành công trong việc học tập, không chỉ cần một người thầy giỏi
mà còn cần một người học trò biết học như thế nào cho tốt. Một người thầy
khơng chỉ truyền dạy cho học trị mình kiến thức mà người thầy đó cịn tạo
cho người học trị của mình “ cái thú” hăng say học tập; tự tạo cho chính
mình một phương pháp học riêng thì rất đáng ngưỡng mộ. Khổng Từ
không những bàn về phương pháp dạy học cho một người thầy mà ơng cịn
bàn luận về cả phương pháp học cho học trị. “Có học mới biết được đạo,
sinh ra chưa biết” [40, tr.358]- theo ông trên con đường tìm đến tri thức
khơng phải là khó khăn hay là khơng biết mà quan trọng bạn có chịu học và
có học được hay khơng.


<b>* Học thì phải suy nghĩ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

40


tìm hiểu thì ta khơng mở giảng cho; không ráng tỏ ý kiến (muốn nói mà
khơng được) thì ta khơng khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà khơng
tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta khơng dạy cho nữa”. Điều này ông luận
giải rất đúng, với người học thì việc tự mình tìm tịi, nghiên cứu, say sưa
với việc học thì mới đáng được người thầy quan tâm, dẫn lối vì chính họ đã
ý thức được việc học. Còn những người mà chỉ gắn mác người học nhưng
trong đầu chả có gì, khơng chun tâm chăm chú nghiên cứu, tìm hiểu, chả
chịu động não suy nghĩ bao giờ thì làm sao được người thầy coi trọng và
giúp đỡ. Ở đây Khổng Tử mong muốn người học trị cần có ý thức tự giác,
học cần phải có ý chí quyết tâm, kiên trì nhẫn nại mới thành cơng được.



Làm cách nào ơng có thể xác định được người học trị có suy nghĩ tự
giác học hành? Đó là ở chỗ người học biết đặt câu hỏi, trong quá trình học
thầy giảng bài thì biết nêu lên ý kiến riêng của mình. Muốn có được tri thức
thì phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng đầy gian khổ, ở đó yêu cầu
người học phải có sự nỗ lực bền bỉ, vượt khó khăn, học tập lâu dài, thì sau
đó sẽ mang lại cho họ những điều tuyệt vời mà những người khác khơng
thể có được. Để trở thành một người hồn mỹ thì khơng chỉ có đạo đức tốt
thơi chưa đủ mà phải có trình độ, có đầu óc thì mới khơng bị kẻ khác lợi
dụng lịng tốt của mình để làm điều xấu được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

41


không) hay câu “Ba người cùng đi tất có người làm thầy ta; lựa cái hay của
người này mà học, xét cái quấy của người kia mà sửa” [25, tr.395]. Ở chỗ
này Khổng Tử chỉ ý định ba người, nhưng chúng ta có thể xét rộng hơn là
một nhóm nhiều hon ba người, trong một nhóm đấy, thì phải cố gắng để ý
và học tập những điều tốt đẹp mà sửa mình, cịn những điều xấu xa thì cố
gắng tránh đi. Ở đây ý như chọn bạn mà chơi, chọn người làm việc cũng
như vậy. Chọn người hiền để học tập, nhưng cũng phải nhìn xuống những
người khác xem họ có gì hơn mình khơng để cịn làm theo, “Thông minh
mà lại hiếu học, không thẹn hỏi người kém mình”. Mỗi chúng ta khơng có
ai từ khi sinh ra đã hiểu đã biết hết tất cả mọi vấn đề trên thế giới, vì vậy
cần phải có sự học tập, tìm và hỏi từ những người khác để càng ngày càng
hoàn thiện hơn. Học tập không quan trọng người ấy phải giỏi giang tài giỏi
xuất chúng mà tìm học ở người có tính tốt, học mà không thấy thẹn với
người, không cảm thấy xấu hổ, chăm chỉ như vậy thì sẽ “thành người”.
Ơng khun răn học trị cố gắng tự mình tìm tịi học hỏi ở mọi người thì
“khơng cơ độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình như ở đâu thì có
láng giềng ở đó”. Điều này quả thật rất đúng, khi mình tìm tịi, hỏi han về
vấn đề chưa rõ thì người đối diện là một người thầy cũng như một người


bạn mới của mình. Để sau này, có thể sẽ có những người khác tìm đến hỏi
han mình về vấn đề cũ thì lúc đó mình chẳng phải sẽ có được nhiều người
bạn đồng hành hơn sao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

42


cũng có những việc, những vấn đề mà người ta chưa biết. Là một người
chăm chỉ tìm tịi học hỏi thì có cái gì khơng biết thì sẽ hỏi ngay, bới chúng
ta đâu phải người toàn diện, có những việc cần phải học hỏi, tích lũy mỗi
ngày mới thành.


 <b>Phƣơng pháp học đi đôi với hành </b>


Khổng Tử khuyến khích học trị học phải đi đơi với hành- nghĩa là
học được gì thì phải cố gắng áp dụng nó để biến nó thành có ý nghĩa. Ông
viết : “Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ” [25, tr.196] tức là Học mà
thường xuyền ôn tập những điều mình đã học há chẳng thích lắm sao? Hay
“Như có ai đã đọc thuộc hết ba trăm thiên trong Kinh Thi, được bậc quốc
trưởng trao quyền hành chính cho mình nhưng cai trị chẳng xi, được phái
đi sứ ở các nước bốn phương, nhưng tự mình chẳng có tài ứng đối; người
ấy dù học nhiều nhưng có biết dùng tài học của mình chăng” [44, tr. 201].
Theo Khổng Tử, trong việc học thì phải cố gắng thực hành được, nếu đem
được những điều mình học được mà thực hành trong cuộc sống thì quả rất
đáng để học.


 <b> Phƣơng pháp học tập bằng cách ôn luyện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

43


qua bao nhiêu mà quan trọng bạn ôn tập lại nó bao nhiêu lần, bạn hiểu được


nó tường tận như thế nào. Càng ôn tập, cái cũ càng nhuần nhuyễn, càng ôn
tập cái mới sẽ xuất hiện. Ông chủ trương học ở mọi người: “chọn điều lành,
điều phải của người này đặng làm theo; xét điều dữ, điều quấy của người
kia đặng sửa đổi lấy mình” [45, tr.109]


Có thể nói, phương pháp tự học mà Khổng Tử khuyên học trò nên
làm theo rất chính xác. Bên cạnh việc nghe giảng từ người thầy thì lựa chọn
áp dụng những phương pháp tự học phù hợp với chính mình cũng sẽ giúp
người học tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới, đào sâu kiến thức cũ.


<b>Tiểu kết chƣơng 2 </b>


Khổng Tử không chỉ là nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc mà còn là
một người thầy trong lịch sử giáo dục của nhân loại. Ông đã để lại một hệ
thống tư tưởng giáo dục hết sức phong phú đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc
đối với nền giáo dục không chỉ của Trung Quốc mà cịn của cả thế giới. Dù
trong q trình giảng dạy Khổng Tử không chỉ ra cụ thể về logic trong tư
tưởng của mình, nhưng qua tìm hiểu, tơi nhận ra được những mặt, những
vấn đề như đã trình bày ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

44


ra những phương pháp học tập, cách tu thân, dưỡng tính để có thể trở thành
một người có đạo đức, một người có trí tuệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

45


<b>CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG GIÁO </b>
<b>DỤC CỦA KHỔNG TỬ </b>



Có thể nói, Khổng Tử là người thầy đầu tiên trong lịch sử giáo dục
Phương Đơng, để từ đó những tư tưởng giáo dục của ông không chỉ mang
lại nhiều giá trị lúc bấy giờ mà còn giá trị đến tận ngày nay. Bên cạnh
những giá trị đem lại trong tư tưởng giáo dục của ơng, thì vẫn cịn đó rất
nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải xem xét lại và khắc phục.


<b>3.1. Những giá trị trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử </b>


Là một trong những nhà giáo đầu tiên xuất hiện trong lịch sử giáo
dục, có thể nói Khổng Tử đã để lại nhiều tư tưởng giáo dục có giá trị.
Thơng qua q trình nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống tư tưởng giáo dục
của Khổng Tử, cá nhân tôi nhận thấy được những điểm có giá trị như dưới
đây.


 <b>Về đối tƣợng giáo dục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

46


tác động đến người thứ dân làm cho bản tính của họ cũng phải thay đổi. Vì
vậy, ngay lúc này việc có thể giáo dục, giáo hóa tất cả mọi người để ai ai
cũng có thể hiểu đạo, hiểu về Nhân, Lễ… để từ đó thay đổi bản tính của
mình, ép mình vào khn khổ thì xã hội ngày càng thịnh trị và thái bình.
Với chủ trương giáo dục cho mọi hạng người, như thế này sẽ mở mang dân
trí cho dân chúng để họ dần dần hiểu được đạo lý và khi hiểu được người ta
sẽ dễ theo con đường chính đạo, mới thực hành theo những gì đã được dạy,
được học. Đây chính là điều mà tất cả những nhà tư tưởng ở mọi thời đại
đều mong muốn.


Với chủ trương giáo dục cho tất cả mọi người nhưng không phải ai
ông cũng dạy cùng một bài giảng cùng một kiến thức. Ơng đã chia người


học của mình ra thành nhiều đối tượng khác nhau: thượng trí, trung nhân,
hạ ngu, hay quân tử - tiểu nhân…, đối với mỗi đối tượng thì ơng lại có nội
dung giảng dạy và phương pháp khác nhau. Đối với mỗi người thì trình độ
nhận thức, khả năng tư duy sẽ khác nhau, với những người thông minh học
nhanh hiểu rộng không thể mãi chỉ dạy những bài cơ bản được, cịn những
người kém hơn thì khơng thể dạy cho những điều cao siêu được. Nên trong
giáo dục cần phải có sự phân chia đối tượng để có thể giáo dục đúng trình
độ, năng lực, khả năng của người học. Với những đối tượng khác nhau,
người thầy vẫn luôn dành sự quan tâm, giáo dục, chỉ bảo thì sẽ làm cho
người học ngày càng hấp dẫn bởi kiến thức; ngày càng phát triển hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

47


tiên cho những người con, người cháu, người trẻ trong gia đình. Từ đó có
thể hướng người trẻ đi theo con đường chính đạo khơng lâm vào sai trái.


Một lần nữa, có thể khẳng định, tư tưởng đưa giáo dục đến với mọi
người , đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục của người dân,
là một tư tưởng tiến bộ vượt trước thời đại của mình và có giá trị cho đến
ngày nay. Ngoài ra trong giáo dục phải xem xét đến số tuổi, tính cách, năng
lực tiếp thu, thể lực của người học, bởi khả năng tiếp thu không phải là
năng lực có tính đồng đều ở mọi người học, vì vậy sự giáo dục phải được
tiến hành qua từng giai đoạn, có chương trình giảng dạy phù hợp tương ứng.
Như vậy, tư tưởng giáo dục của ông đặt ra một vấn đề mà giáo dục ở thời
đại nào cũng cần quan tâm là làm thế nào để con người có thể tiếp nhận sự
giáo dục một cách tự nhiên, phù hợp với tư chất, năng khiếu tự nhiên của
mỗi người.


 <b>Về mục đích giáo dục </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

48


Khổng Tử cho rằng giáo dục nhằm mục đích cải tạo nhân tính, cải
tạo đạo đức con người. Bởi lẽ ông cho rằng bản tính tự nhiên của con người
là gần giồng nhau, nhưng do chịu môi trường sống, tập tính sinh hoạt, sự
giáo dục mà thành ra khác nhau. Vì vậy, có thể thừa nhận rằng bản tính con
người có thể biến đổi từ thiện thành ác, và ngược lại, để có thể cải biến
được bản tính con người thì Khổng Tử đề cao quá trình giáo dục. Điều này
hồn tồn chính xác, bởi thơng qua giáo dục, ngay từ đầu người thầy có thể
hiểu được bản thân người học trò của mình là như thế nào, để có thể sử
dụng những phương pháp, bài giảng phù hợp với từng đối tượng. Như vậy
chứng tỏ điều quyết định sự phát triển của con người không phụ thuộc và
bản tính tự nhiên mà phần lớn là do giáo dục. Thông qua giáo dục con
người có thể tự tìm hiểu chính mình, từ đó có thể rèn luyện bản thân để trở
nên tốt đẹp hơn. Nhân tính ở đây chính là lịng u thương, quý mến người
khác. Chúng ta không chỉ là một cá thể sống độc lập trong thế giới rộng lớn
này, mà trong quá trình sinh sống tiếp xúc với nhiều người từ đó sẽ nảy
sinh nhiều vấn đề xảy ra. Vì vậy, chúng ta nên đối xử với nhau tốt hơn, yêu
thương, đùm bọc, quan tâm đến nhau nhiều hơn và có thể giúp đỡ nhau
ngày càng phát triển và hoàn thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

49


người dân ngày càng kém. Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà
bỏ quên cộng đồng bỏ mặc đồng loại. Thông qua giáo dục người dân về
đạo đức về đạo lý... để họ có thể quay trở về là người lương thiện, nhận
thức được trách nhiệm của bản thân, phải “tu thân”, “tề gia”, sau đó “trị
quốc” và “bình thiên hạ”. Để xây dựng được một đất nước phát triển, thì
điều đầu tiên là người dân của quốc gia ấy phải tự mình hiểu rõ được nhiệm
vụ và vai trị của chính mình. Thơng qua việc giáo dục không chỉ giúp


người học hoàn thiện bản thân mình, mà cịn cung cấp cho người học
những kiến thức về chính trị, về xã hội, về ngoại giao... để từ đó người học
có thể đóng góp sức lực của mình vào q trình xây dựng xã hội. Khi cuộc
sống người dân ngày càng tốt đẹp thì đất nước sẽ ngày càng giàu mạnh,
phát triển và văn minh. Khổng Tử đã nhìn ra được vai trò của giáo dục,
chính giáo dục là một trong những nhân tố góp phần làm động lực cho sự
phát triển ổn định của quốc gia, của đời sống xã hội.


 <b>Về phƣơng pháp giáo dục </b>


Khổng Tử là người thầy có phương pháp giảng dạy đa dạng và
phong phú. Nhắc đến phương pháp giảng dạy của ơng có thể kể đến:
phương pháp thuyết giảng, trao đổi tranh luận, nêu gương người xưa,
phương pháp hỏi đáp, gợi mở, phương pháp giảng dạy dựa trên những tình
huống có thật. Tùy vào tố chất, đức hạnh và khả năng của mỗi người học
trò mà Khổng Tử tự có lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Ơng là
người thầy có đầy đủ khả năng, trình độ trí tuệ, đặc biệt là có phẩm chất
đạo đức đáng quý. Ông cũng cho rằng mỗi người thầy phải là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo, khơng ngừng học hỏi, rèn luyện tích lũy
kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

50


theo nhiều hướng. Với việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp học sẽ làm
cho buổi học thú vị và hấp dẫn hơn, trong đó sự tương tác giữa thầy và trò
sẽ nhiều hơn, từ đó sẽ giúp người học không cảm thấy việc học là nhàm
chán, áp lực hay quá khô khan.


Việc sử dụng phương pháp trao đổi, tranh luận, với phương pháp này,
người học có thể lĩnh hội được tri thức một cách chủ động, đáp ứng được


yêu cầu và lợi ích của mình đưa ra. Đây là phương pháp mà người học
đóng vai trị là trung tâm, qua đó có thể khơi gợi khả năng tư duy, coi trọng
nội lực của người học, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động của
chủ thể người học. Để sử dụng phương pháp này trong giảng dạy thì địi
hỏi người thầy phải có sự hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và phải có
khả năng tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập và xử lý những vấn đề mà
người học đặt ra.


Phương pháp mà Khổng Tử sử dụng với tần suất khá nhiều là
phương pháp đàm thoại gợi mở. Phương pháp này vừa có thể phát huy
được vai trò chủ động của người học vừa tạo nên môi trường giáo dục thân
thiện, đảm bảo được sự tương tác giữa thầy và trò, kết nối người học tới
những gì lớn hơn cái mà người ta nhìn thấy được. Ngồi ra phương pháp
này còn giúp người học rèn luyện được khả năng tư duy, năng lực tự tìm tịi
suy nghĩ của bản thân, từ đó giúp họ có khả năng logic và giải quyết vấn đề
tốt hơn. Ngày nay, nhiều phương pháp dạy học hiện đại ra đời, chẳng hạn
dạy học trực tuyến gắn với giáo dục số, thiết bị số… Đây là một hình thức
mới của phương pháp đàm thoại. Nếu như trong quá khứ thì phương pháp
này được thực hiện trực tiếp, mọi người quây quần bên cạnh nhau cũng bàn
luận thì bây giờ thông qua công nghệ - điện tử phương pháp này được nâng
cao


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

51


nề về lý thuyết trừu tượng. Đây là những phương pháp dạy học trong giáo
dục hiện đại nhưng kỳ thực nó đã được Khổng Tử sử dụng trong q trình
dạy học. Ngày nay, các phương pháp dạy học này vẫn được sử dụng và
đánh giá cao trong thực tiễn giáo dục. Đặc biệt, phương pháp dạy học
thông qua tình huống có thật nên được áp dụng rộng rãi trong dạy học
nhằm để giúp người học hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan


đến cuộc sống của họ, góp phần xây dựng con người năng động, nhạy bén
đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.


Trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử ông không chỉ đề cập đến
phương cách giảng dạy của người thầy mà ông còn đưa ra những gợi ý về
cách học cho người học trò định hướng cách học cho học trò để có thể thu
nhận kiến thức tốt hơn và hoàn thiện bản thân hơn.


Khổng Tử là tấm gương học tập không biết mỏi mệt, không ngừng
nghỉ và lúc nào cũng sẵn sàng tâm thế học tập với mọi người, học ở mọi lúc,
mọi nơi. Vì vậy ơng đã đưa ra một số định hướng về cách học cho người
học như: học đi đôi với hành; học phải suy nghĩ; học cũ để biết mới; học ở
mọi nơi mọi lúc; học bằng cách hỏi; học phải kiên trì, phải vui học và tự
học… Tất cả những phương pháp học này đều mang lại hiệu quả rất tốt
trong quá trình học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

52


Phương pháp học thì phải kiên trì, học mọi nơi mọi lúc- đây là một
lời khuyên rất chính xác. Việc học là một q trình gom nhặt, tích lũy kiến
thức lâu dài chứ không phải là trong một hay hai ngày vì vậy trong quá
trình học có lúc chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn rồi lùi bước. Vậy nên cần
phải cố gắng, nỗ lực kiên trì phải có sự kiên định với việc học thì mới có
thể kinh qua những trở ngại trong q trình học. Thơng qua việc học, người
học có thể rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn kiên trì, chăm chỉ- điều này
quả thật rất có ý nghĩa. Học không chỉ mỗi trên lớp, trên giảng đường mà
còn phải học mọi nơi mọi lúc, tự mình học hỏi những gì mình chưa biết,
tích lũy nhiều kiến thức cho bản thân, từ đó ngày càng hồn thiện chính
mình.



<b>3.2. Những hạn chế trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử </b>


Một học thuyết trong quá khứ dù có xuất sắc đến mức nào cũng
không thể nào luôn đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Vì thế,
mặc dù tư tưởng giáo dục của Khổng Tử để lại rất nhiều giá trị cho thời đại,
nhưng trong chính những tư tưởng ấy vẫn cịn nhiều điểm hạn chế.


 <b>Về mục đích giáo dục </b>


Hạn chế đầu tiên trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đó chính là
việc ông hướng tới mục tiêu là đào tạo người quân tử, điều này cũng đồng
nghĩa với việc trong đối tượng giáo dục của mình ơng chú trọng đào tạo
những người đàn ông. Theo cá nhân tác giả, điều này chứng tỏ một điều
rằng, Khổng Tử cho rằng chỉ có những người nam giới mới có thể ra làm
quan xây dựng, cải tạo và cai trị xã hội.


Thứ hai, Khổng Tử cho rằng thơng qua giáo dục ơng có thể cải tạo xã
hội, và xã hội mà ông hướng đến là cải lương quay lại xã hội cũ xã hội của
các vua nhà Chu thái bình thịnh trị, nhưng trong quá trình giáo dục của
mình ơng khơng thể hồn thành được mục tiêu đã đặt ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

53


trong quá khứ, xã tắc loạn lạc trật tự xã hội bị xáo trộn, thì rất cần có những
người vừa có tài vừa có đức để có thể quản lý và xây dựng lại đất nước.
Ngày nay, nếu mục đích giáo dục con người có đức, có tài để làm quan như
trong tư tưởng của Khổng Tử thì rất phiến diện vì chưa bao quát hết các
hình thức hoạt động thực tiễn; chưa thấy rõ mối quan hệ giữa các hình thức
hoạt động thực tiễn, đặc biệt là vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất
vật chất. Bởi ngày nay có rất nhiều nhà cầm quyền có xuất thân từ những


nhà kinh tế, nhà khoa học như Tổng thống Mỹ Donal Trump,… Theo tôi,
việc học cũng có mục đích là để biết, để thực hành, học để tham gia xây
dựng, phát triển đất nước, có thể ứng dụng những điều mình học vào đời
sống xã hội, không nhất thiết cứ phải làm quan thì mới nên học, làm quan
mới có thể giúp đất nước phát triển . Việc suy nghĩ học để ra làm quan dẫn
đến nhiều hệ lụy như học chỉ để có bằng cấp, nạn mua bằng, làm bằng giả
ngày càng nhiều, và xuất hiện tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” làm cho
những người có kỹ năng và kiến thức nhưng lại khơng có cơ hội làm việc.


Bàn về đối tượng giáo dục, mặc dù ông chủ trương đem giáo dục đến
tất cả mọi người nhưng trên thực tế thì ông chỉ hướng giáo dục đến đối
tượng là những người cầm quyền, những người đứng đầu cai trị, đặc biệt
ông chỉ chú trọng giáo dục đào tạo người quân tử. Ông cho rằng chỉ có
người quân tử mới có thể tham gia vào chính trị, mới có thể xây dựng đất
nước, mới làm cho xã tắc quốc thái dân an được. Điều này thật sự chưa
thuyết phục. Theo ông nói, người quân tử là người vừa có tài, vừa có đức,
trung thành với vua, hiếu đễ với dân, nhưng đấy chỉ là hình mẫu lí tưởng vì
trong suốt q trình giảng dạy ơng cũng chưa nêu rõ được một người cụ thể
nào là người quân tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

54


những người ở tầng lớp này ln ln có trí tuệ hơn những người ở tầng
lớp khác. Điều này sẽ làm cho nhiều người ở tầng lớp dưới cũng có mong
muốn xây dựng đất nước, muốn làm quan không đủ dũng cảm và điều kiện
để thực hiện. Chính từ việc phân biệt như vậy ảnh hưởng đến ngày này như
tư tưởng phân biệt đối xử trong giáo dục; việc tổ chức xây dựng trường
chuyên, lớp chọn, chính quy, tại chức, chương trình chất lượng cao; hiện
tượng chạy trường, chạy lớp; học thêm, dạy thêm… những biểu hiện đó đã
gây cản trở khơng ít đối với cả người học và người dạy.



Đặc biệt trong quá trình giáo dục của mình, ông chỉ đề cập đến
những nội dung giáo dục cho người nam giới, còn lại ông không nhắc đến
người nữ giới. Điều này xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho
giáo, coi trọng việc giáo dục đào tạo người con trai mà xem nhẹ con gái.
Và tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng đến nền giáo dục phong kiến Việt Nam
dẫn đến sự phân biệt đối xử trong giáo dục sau này.


 <b>Về các lĩnh vực giáo dục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

55


Để hình thành phẩm chất và năng lực cho người học thì giáo dục đạo
đức là cần thiết nhưng không nên quá xem trọng đạo đức mà xem nhẹ các
lĩnh vực giáo dục khác. Việc mất cân bằng giữa trí dục và đức dục sẽ hình
thành nên những con người phát triển không cân đối. Trong khi đó, ở
Khổng Tử lại thiên về đạo đức, tính phiến diện đạo đức được đẩy mạnh, tạo
nên những người quân tử có nhân cách và phẩm hạnh nhưng lại thiếu kiến
thức về khoa học tự nhiên, khoa học thường thức. Con người có trí lực
nhưng trí lực ở đây chủ yếu là kiến thức về đạo đức, về chính trị cịn kiến
thức về tự nhiên, về sản xuất thì mờ nhạt. Vì vậy cần phải khắc phục hạn
chế trong giáo dục của Khổng Tử bằng cách giáo dục cân bằng giữa đạo
đức, trí tuệ khoa học.


Trung Hoa lúc bấy giờ là một xã hội nông nghiệp, ngành nghề chủ
yếu là trồng ruộng, làm vườn, thế nhưng trong nội dung giáo dục của mình
Khổng Tử khơng đề cập đến lĩnh vực này. Khi Phàn Trì xin ơng dạy cách
trồng cây thì ơng đã trách rằng : “Gã Phàn Trì chí nhỏ hẹp lắm thay!”, hay
khi Tử Lộ hỏi thì ơng đáp : “Người bề trên chỉ cần học đủ lễ, nghĩa, tín thì
dân chúng bốn phương sẽ đem đến phục dịch mình. Cần chi phải học nghề


cày cấy”. Tư tưởng xem nhẹ nông nghiệp hay những kiến thức về trồng
ruộng làm vườn chứng tỏ ông không để tâm đến việc giáo dục về kỹ năng
thực nghiệm cho học trò. Bên cạnh đó việc Khổng Tử chê Phần Trì “chí
nhỏ hẹp” chững tỏ ơng có phần xem nhẹ những người làm việc tay chân, là
những người ý chỉ nhỏ bé, suy nghĩ chậm chạp,… Qua đây một lần nữa cho
thấy Khổng Tử quá coi trọng việc giáo dục đạo đức mà đã bỏ quên nhiều
kiến thức có thể giúp người học trị hồn thiện hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

56


học kỹ thuật, về lao động sản xuất, về kinh tế… hầu như chưa được đưa
vào giảng dạy. Dù ơng có chú ý bồi dưỡng cái kỹ năng thực tế cho người
học nhưng lại coi thường những công việc lao lực như cầy cấy, làm ruộng,
kéo xe... và thiếu quan tâm đến việc ứng dụng tri thức vào các lĩnh vực lao
động sản xuất; đánh giá thấp các giá trị vật chất, thiên về các giá trị tinh
thần; chưa coi trọng giáo dục thực nghiệm... Nội dung giáo dục của Khổng
Tử thiếu sự gắn liền với thực tiễn nên chỉ có giá trị về mặt chính trị đạo đức
chứ khơng có nhiều giá trị trong sự phát triển và xây dựng cuộc sống.


Trong quá trình dạy học của mình Khổng Tử cho rằng, muốn “trị
quốc”, “bình thiên hạ” thì trước hết phải “tề gia”. Việc vận dụng những
kiến thức về “tề gia” như : cha mẹ phải nhân từ; con cái phải hiếu thảo; anh
em phải có thứ tự; bằng hữu phải tín nghĩa... cần phải được tiếp thu và vận
dụng. Đồng thời việc coi gia đình là gốc của xã hội, là tế bào của xã hội cần
được phát huy. Tuy nhiên, việc quá đề cao yếu tố gia đình dẫn đến trình
trạng “gia trưởng” trong gia đình, trong tổ chức xã hội: “đứng đầu gia đình
là người cha, người chồng gọi là gia trưởng; đứng đầu dòng tộc gọi là
trưởng họ; đại diện cho cả làng là ông lý; cả tổng là ông chánh; hệ thông
quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua” [dẫn theo 48]. Điều này cho thấy
hạn chế trong xu hướng trọng nam khinh nữ, chỉ có nam giới mới có thể là


người đứng đầu trong các trong gia đình, trong xã hội. Cùng với đó là việc
coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo
thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, đề cao địa vị, coi thường
lớp trẻ, trọng nam khinh nữ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

57


 <b>Về phƣơng pháp giáo dục </b>


Về phương pháp giáo dục, đặc biệt về phương pháp dạy học, Khổng
Tử rất coi trọng việc “ôn cố nhi tri tân” với nguyên tắc “thuật nhi bất tác”,
giáo dục truyền thống, coi trọng việc vận dụng những thành quả của các
đấng tiên vương, tiên thánh, coi đó là khn vàng, thước ngọc. Coi trọng
lời dạy của người xưa là đúng, nhưng coi trọng đến mức mà người học
khơng thể làm gì hơn ngồi việc ơn cho kỹ, học cho thuộc thì lại mang tính
áp đặt và thiếu sáng tạo. Vì thế làm cho người học bị ràng buộc bởi những
kiến thức cũ khơng dám thể hiện chính kiến cá nhân của mình, hạn chế sự
sáng tạo. Theo cái cũ, không sáng tác, không thay đổi… sẽ dẫn đến tình
trạng ỷ lại, chỉ biết phục tùng mà không biết phản biện, phê phán sẽ là một
trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo
dục. Nói như vậy khơng có nghĩa là gạt bỏ truyền thống mà ngược lại
những giá trị truyền thống phải được kế thừa, vận dụng và phát huy sao cho
phù hợp với bối cảnh mới. Mặc dù phải biết tôn trọng quá khứ nhưng điều
quan trọng là phải biết hướng tới tương lai, phải biết thay đổi cái cũ bằng
cái mới tiến bộ hơn. Vì vậy, giáo dục ngày nay cần phải kích thích sự ham
mê sáng tạo, ham mê cái mới, coi trọng sự chủ động, tích cực của người
học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

58



nên, trong quá trình giáo dục cần phải “khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc” ; phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành; khắc phục quan niệm lệch lạc coi quyền uy của người thầy
là tuyệt đối. Vai trò của người thầy là giúp người học tìm ra phương pháp
thu nhận kiến thức tối ưu nhất, giúp người học nắm được phương pháp giải
quyết vấn đề và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống. Người thầy không truyền đạt kiến thức theo lối
thuyết giảng một chiều mà là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học.


 <b>Ý nghĩa tƣ tƣởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự nghiệp giáo </b>


<b>dục Việt Nam hiện nay </b>


Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử, dưới đây là những ý kiến của tôi về ý nghĩa của tư tưởng giáo
dục nàyđối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay.


Như chúng ta đã biết, giáo dục đóng vai trị quan trọng là nhân tố, là
động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Không chỉ Việt Nam mà ở hầu
hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Là một nước có sự tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa từ rất
sớm, thông qua những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử, chúng ta cần phải rút ra được bài học cho sự nghiệp giáo dục
của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

59


đình, từng dịng họ, từng vùng, miền, từng khu dân cư,... tạo nên một
phong trào to lớn, có sức lan tỏa rộng khắp trong cả nước.



Điều đầu tiên chúng ta có thể học tập từ Khổng Tử đó là đức tính cần
mẫn, cầu thị và chăm chỉ trong học hành. Những người học nhất là những
cô, cậu bé cần được dạy những đức tính này ngay từ lúc còn bé để ngày
càng phát triển và ngày càng thành công trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

60


dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”[40 ].
Điều này một lần nữa khẳng định việc giáo dục cho toàn bộ người dân đưa
sự học đến với mọi người là hoàn toàn quan trọng và cấp thiết. Quan trọng
hơn nữa, giáo dục cho tồn dân nhưng khơng chỉ trong thời gian ngắn có
hạn, mà đó là q trình phát triển lâu dài.


Thực tiễn việc mở rộng phạm vi giáo dục đến mọi người dân ở nước
ta hiện nay có thể xem là thành cơng và có nhiều điểm tích cực. Nếu như
trước đây, do điều kiện kinh tế, giao thơng khó khăn, những hộ dân ở vùng
núi, cao ngun ít có cơ hội được tiếp xúc với việc học. Dường như việc
được đến trường, học chữ, được tham gia vào lớp học là điều rất khó khăn
với những người dân nơi đây. Thì thơng qua quá trình phổ cập giáo dục,
xóa nạn mù chữ cho tồn dân thì đã có nhiều biến đổi rất tốt. “ Theo kết
quả điều tra của Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc về tình hình kinh tế
- xã hội 53 dân tộc thiểu số, tính đến ngày 1/8/2015: Số lượng người dân
tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết là 7.465.062 người, đạt
79,8%; số lượng người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết
chữ phổ thông là 7.416.732 người, đạt 79,2%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số
có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, đạt 6,2%; tỷ lệ học sinh trong
độ tuổi đi học, đi học đúng cấp đạt 70,2% (trong đó: cấp tiểu học 88,9 %;
cấp trung học cơ sở 72,6 %; cấp trung học phổ thông 32,3 %)”[ 26 ]. Với
kết quả đạt được như vậy, hứa hẹn tương lai toàn thể người dân Việt Nam


đều được đến trường, được đi học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

61


Khi nhắc đến mục đích giáo dục của Khổng Tử, ơng có chủ trương
đào tạo người qn tử- hình mẫu lý tưởng trong xã hội có tài, có đức để
tham gia xây dựng quản lí nhà nước đây là một mục đích mà chúng ta nên
học tập. Trong thời đại ngày nay, nên tập trung đào tạo một mẫu người lý
tưởng để làm nòng cốt cho việc xây dựng xã hội. Ngày nay, trong công
cuộc đổi mới và xây dựng thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định
hướng xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ,
văn minh thì chúng ta rất cần bồi dưỡng đào tạo những con người mới, có
đầy đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ để có thể tham gia vào quá trình đổi mới
đất nước. Đặc biệt họ phải là những người có tính sáng tạo, đổi mới và có
tính cạnh tranh cao, dám đối mặt với những thách thức và giải quyết vấn đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

62


thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội…” [ 40 ]. Điều này một lần nữa khẳng định giáo dục đạo đức con
người nên là việc làm đầu tiên và chu đáo trong quá trình giáo dục của mỗi
người. Để làm được điều đó, đổi mới giáo dục hiện nay cần phải “chú trọng
giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức cơng
dân”.


Ngồi ra để hội nhập và phát triển, giáo dục Việt Nam không nên chỉ
giáo dục những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống<b>: </b>lòng yêu nước nồng nàn,


tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc, lịng u thương, độ
lượng, sống có nghĩa tình với con người, truyền thống hiếu học và tơn sư


trọng đạo, truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có
nghĩa tình, thủy chung mà cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm
chất đạo đức mới như năng động, sáng tạo, hợp tác, tự tin, quyết đốn… có
thể tự do phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân để có thể tiếp thu, học tập
phát triển, có thể làm chủ được cuộc sống của mình tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

63


tuệ của đất nước, hay làm cho nền kinh tế ngày càng sa sút, nhân cách
người dân ngày càng đi xuống....


Khổng Tử coi chữ “ Hiếu” là cái gốc của đạo làm con, cho rằng gia
đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để thiết lập kỉ cương, ổn định trật tự xã
hội : “ tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Ở Việt Nam, chữ Hiếu đã hình thành
lâu đời trong những phong tục của người Việt như: thờ cúng tổ tiên, kính
trọng người già, tơn trọng cha mẹ, kính trên nhường dưới… đồng thời chữ
Hiếu hiện nay cịn được chính sách hóa, pháp luật hóa bằng việc quy định
về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà và được chế tài
đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ đó bằng quy định của pháp luật.


Nhắc đến phương pháp học tập, cũng như Khổng Tử đã đề cập thì
việc học tập suốt đời, học mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, hướng tới xây
dựng một xã hội học tập không chỉ là nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân mà
còn là ý thức và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Khi xã hội ngày
càng phát triển mạnh mẽ, tri thức nhân loại không ngừng phát triển, mỗi
giây phút trôi qua có nhiều tri thức mới được ra đời, nếu không học tập,
không được giáo dục và tự giáo dục để nâng tầm hiểu biết thì sớm muộn
chúng ta cũng sẽ bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Cho nên, giáo dục
tinh thần hiếu học hiện nay vẫn là một yêu cầu không thể thiếu của đổi mới
giáo dục nước ta hiện nay. Việc rèn luyện phương pháp học tập và thói


quen, khả năng tự học ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp
người học tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất đồng thời chuẩn
bị cho họ có khả năng học tập suốt đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

64


bộ môn, nội dung dạy học, thiết bị dạy học và đối tượng dạy học. Vai trò
của người thầy là giúp người học tìm ra phương pháp thu nhận kiến thức
tối ưu nhất, giúp người học nắm được phương pháp giải quyết vấn đề và
vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống. Người thầy không truyền đạt kiến thức theo lối thuyết giảng một
chiều mà là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học. Điểm mấu chốt nhất
để đổi mới phương pháp dạy học chính là người thầy phải thay đổi quan
niệm, suy nghĩ về phương pháp dạy học, về bản chất của việc dạy và việc
học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

65


Bên cạnh đó, trong q trình dạy học, người thầy cần phải kết hợp
giáo dục kiến thức ở nhiều lĩnh vực cho người học để họ có thể có cái nhìn
rộng hơn về thế giới và về chính bản thân mình. Nên cân bằng giáo dục
giữa đạo đức- khoa học, để người học có thể phát triển tồn diện hơn.


Đối chiếu với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy
rất nhiều yếu tố trong hệ thống tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn
giá trị cần kế thừa và vận dụng. Chúng ta có thể kế thừa chủ trương mở
rộng giáo dục, bình dân hóa giáo dục của Khổng Tử để tiến tới xây dựng
một xã hội học tập; tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội học tập và
học tập suốt đời. Thơng qua việc giáo hóa giúp con người biết tự sửa mình,
biết tu dưỡng bản thân để xây dựng xã hội có trật tự, lễ nghĩa. Chúng ta cần


tiếp biến những hạt nhân trong nội dung giáo dục về đạo lý làm người và
một số phẩm chất đạo đức như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng, Tín, Hiếu
đễ… trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử góp phần vào việc giáo dục
đạo đức con người mới ở nước ta. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và phát
triển với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường hiện nay, cùng với
việc giáo dục tri thức thì việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách, đạo lý
làm người càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

66


<b>KẾT LUẬN </b>


Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Xuân Thu, giai đoạn lịch sử xã hội
Trung Quốc có nhiều biến động lớn xảy ra. Việc đảo lộn đạo đức, luân lý
và trật tự kỷ cương xã hội đã là động lực thúc đẩy Khổng Tử đề ra tư tưởng
giáo dục của mình.


Là người hiểu được tầm quan trọng của giáo dục của việc “hữu giáo
vô loại”, ông là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa mở trường tư dạy
học, mở rộng giáo dục đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Chính ơng cũng
tự hiểu được rằng, xã hội loạn lạc, vô đạo là do con người khơng có đạo
đức, vì thế ông chủ trương giáo dục đạo đức là mục tiêu chủ yếu trong tư
tưởng giáo dục của mình. Bên cạnh đó ông còn giáo dục học trị mình
nhiều lĩnh vực kiến thức khác như: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, đặc biệt là các
lĩnh vực kiến thức về chính trị, về cách trị nước, an dân. Để truyền đạt nội
dung giáo dục đến với học trò, Khổng Tử đã sử dụng nhiều cách thức dạy
học khác nhau và có ảnh hưởng tốt đến thời đại bấy giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

67



chúng ta tìm hiểu bản thân, tìm hiểu xã hội, giao tiếp xây dựng mối quan hệ
với mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

68


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, Sài Gòn.
2. Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục và đào tạo. Nxb Lao động – Xã hội.


3. Tạ Ngọc Ái (2011), Trí tuệ Khổng Tử, Nxb Văn hóa – thơng tin, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2000), “Đơi điều suy nghĩ về đối tượng và nội
dung giáo dục, giáo hóa của Nho giáo”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (Số
10/2000), tr.50-54.


5. Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã
hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay, Luận án Tiến
sĩ Triết học, Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.


6. Dỗn Chính (2003), Đại cương triết học Trung Quốc cổ đại, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.


7. Dỗn Chính (2005), “Quan điểm về thế giới và con người trong triết học
Khổng Tử”, Tạp chí Triết học, (Số 11/2005), tr.40-46.


8. Dỗn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (2003),
Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
9. Trịnh Dỗn Chính (2005), Triết lý phương Đông giá trị và bài học lịch
sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.



10. Dỗn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.


11. Ngơ Vi Chính (2005), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Văn
hóa thơng tin, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

69


13. Phùng Thiên Du (1975), Phê phán tư tưởng giáo dục của Khổng Khâu,
Nhân dân xb Bắc Kinh, Phan Văn Các và Trương Bích dịch, Tư liệu Viện
Triết học, ký hiệu: TL 635.


14. Đặng Xuân Dương (2011), “Phương pháp giáo dục của Khổng Tử và
ảnh hưởng của nói tới việc dạy và học Nho giáo ở Việt Nam thời Lý –
Trần”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (Số 4/2011), tr.55-57.


15. Vu Đan (2012), Khổng Tử tinh hoa, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.


16. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà
Nội.


17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


18. Đỗ Long Giang dịch (2007), “Triết lý giáo dục của Khổng Tử”, Tạp chí
Khoa học Giáo dục, (Số 22/2007), tr.62-63.


19. Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học – cơ sở lý luận góp phần đúc kết,
xây dựng giá trị chung của con người Việt Nam hiện nay, Nxb Dân trí.


20. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


21. Nguyễn Văn Hòa (2009), “Phát triển giáo dục và đào tạo – một động
lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (Số
4/2009), tr.3-9.


22. Đoàn Trọng Huy (2012), “Triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục”, Tạp chí
Triết học, (Số 7/2007), tr.17-23.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

70


24. Trần Thị Lan Hương, Triệu Quang Minh (2009), “Một số nội dung cơ
bản của phạm trù “Hiếu” trong Nho giáo sơ kỳ”, Tạp chí Triết học, (Số
7/2009), tr.66-71.


25. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải),
Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà nội.


26.
, truy cập ngày
15/05/2020, ngày đăng Thứ tư, 18/10/2017


27. Phạm Văn Khoái (2004), Khổng Phu Tử và Luận ngữ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


28. Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.



30. Vũ Khiêu (2009), “Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam”, Tạp
chí Triết học, (Số 8/2009), tr.37-40.


31. Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo: Đại cương triết học Trung Quốc cổ
đại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.


32. Trần Trọng Kim (2012), Nho giáo, Nxb Thời đại, Hà Nội.


33. Phùng Hữu Lan (1966), Nguyễn Hữu Ái (dịch), Trung Quốc triết học
sử, Nxb Khai trí, Sài Gịn.


34. Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 1, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.


35. Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 2, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

71


37. Nguyễn Hiến Lê (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học, Hà Nội.


38. Nguyễn Hiến Lê (2006), Khổng Tử , Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
39. Luật Giáo dục (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) (2012), Nxb Lao
động, Hà Nội.


40. Luật giáo dục ( Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019)




41. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm của Nho giáo về con người,


về giáo dục và đào tạo con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


42. Tạ Quang Phát, (1992), Kinh Thi, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội


43. Nguyễn Thị Hoa Phượng(2016), Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ý
nghĩa của nó đối với đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Viện hàn Lâm, Viện khoa học xã hội Việt Nam.


44. Nguyễn Minh Tường (2012), Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


45. Đồn Trung Cịn dịch (1996), Luận ngữ, Nxb Thuận Hóa, Huế.


46. Đồn Trung Cịn dịch (1996), Tứ thơ Đại học Trung dung, Nxb Thuận
Hóa, Huế.


</div>

<!--links-->

×