Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công dự án khu dân cư Đảo Kim Cương quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐINH PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN KHU DÂN
CƯ ĐẢO KIM CƯƠNG – QUẬN 2 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2014


ĐINH PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN KHU
DÂN CƯ ĐẢO KIM CƯƠNG – QUẬN 2 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THANH TE

Hà Nội - 2014




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Vũ Thanh Te đã hướng
dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho
tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Đại Học Thủy Lợi, đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln bêntơi,
động viên khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
TP-HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2014

Đinh Phú Quốc


LỜI CAM KẾT
Đề tài luận văn cao học “Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công dự án khu dân
cư Đảo Kim Cương Quận 2-TP.Hồ Chí Minh” của học viên đã được Nhà trường giao
nghiên cứu theo quyết định số 690/QĐ-DHTL ngày 22 tháng 5 năm 2014 của hiệu
trưởng trường Đại Học Thủy Lợi.
Trong thời gian học tập tại trường với sự định hướng của các thầy cô cộng với kinh
nghiệm làm việc tại cơ quan, sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là sự giúp
đỡ, chỉ đạo của PGS.TS. Vũ Thanh Te, học viên đã tự nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đây là thành quả lao động, là cơng trình nghiên cứu của tác giả.
TP-HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Học Viên

Đinh Phú Quốc



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................................... 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...............................................................2
4. Kết quả dự kiến đạt được........................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG....................4
1.1. Quản lý chất lượng trong xây dựng dự án khu dân cư............................................4
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý chất lượng.................................................................... 4
1.1.2. Mơ hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng....................................................7
1.1.3. Hệ thống hoạt động quản lý chất lượng cơng trình xây dựng theo các giai đoạn dự án
hiện nay.......................................................................................................................... 10
1.2. Công tác về quản lý chất lượng xây dựng ở nước ta và trên thế giới............................12
1.2.1. Công tác về quản lý chất lượng xây dựng ở nước ta hiện nay...............................12
1.2.2. Công tác vềquản lý chất lượng xây dựng trên thế giới.........................................15
1.3. Một số tồn tại trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng hiện nay..........18
1.3.1. Một số sự cố liên chất lượng xây dựng cơng trình....................................................... 18
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng trong xây dựng dự án..............................28
1.4. Kết luận chương 1................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI
ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN.............................................................................................................32
2.1. Mục đích quản lý chất lượng trong xây dựng dự án.......................................................32
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng dự án....................................32
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án..........................................................32
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dự án..............................34
2.3. Các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng trong q trình thi cơng..............38
2.3.1. Kiểm sốt con người................................................................................................ 38
2.3.2. Kiểm soát cung ứng vật tư....................................................................................... 39
2.3.3. Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm.................................40
2.3.4. Kiểm sốt phương pháp và q trình.......................................................................40

2.3.5. Kiểm sốt mơi trường............................................................................................... 41


2.3.6. Kiểm sốt thơng tin.................................................................................................. 41
2.3.7. Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng đến chất lượng thi công.....................41
2.3.8. Đánh giá chất lượng vật tư, vật liệu, sản phẩm xây dựng......................................57
2.3.9. Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện.............................................................. 60
2.4. Kết luận chương 2................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐẢO KIM CƯƠNG66
3.1. Giới tổng quan về dự án khu dân cư Đảo Kim Cương..........................................66
3.1.1. Giới thiệu về vị trí địa trí dự án............................................................................... 66
3.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 66
3.1.4. Q trình thi cơng của dự án.................................................................................... 68
3.1.5. Giải pháp kết cấu...................................................................................................... 68
3.2. Hệ thống quản lý chất lượng thi công dự án (Giải pháp quản lý)..................................69
3.2.1. Đối với chủ đầu tư dự án.......................................................................................... 69
3.2.2. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế....................................................................................... 70
3.2.3. Đối với tư vấn giám sát............................................................................................ 72
3.2.4. Đối với tư vấn quản lý dự án................................................................................... 73
3.2.5. Đối với nhà thầu thi công dự án.............................................................................. 74
3.2.6. Quản lý nhà nước tại địa phương............................................................................ 75
3.3. Công tác quản lý và đánh giá chất lượng thi công dự án (Giải pháp kỹ thuật).............75
3.3.1. Công tác thi công cọc khoan nhồi........................................................................... 75
3.3.2. Công tác thi công cốt pha......................................................................................... 98
3.3.3. Công tác thi công cốt thép..................................................................................... 101
3.3.4. Công tác thi công bê tông...................................................................................... 105
3.3.5. Công tác thi công hoàn thiện................................................................................. 109
3.3.6. Một số giải pháp cần lưu ý để nâng cao quản lý chất lượng dự án.....................111
3.4. Kết luận chương 3................................................................................................. 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 113
1. Kết quả đạt được.................................................................................................... 113
2. Hạn chế của đề tài............................................................................................................... 113
3. Một số kiến nghị..................................................................................................... 113


TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 115


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mơ hình quản lý theo quá trình của hệ thống..................................................9
Hình 1.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng 11
Hình 1.3 Sơ đồ chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.......................................................12
Hình 1.4 Sơ đồ chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án..................................................14
Hình 1.5 Toàn cảnh 2 nhịp neo cầu Cần Thơ sau sự cố sập đổ ngày 26/9/2007..........19
Hình 1.6 Cơng trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giả pháp cải tạo...........................23
Hình 1.7 Sập sàn BTCT đang thi công do hệ giàn giáo vi phạm tiêu chuẩn.................26
Hình 2.1 Mơ hình BQL Dự án......................................................................................42
Hình 2.2 Mơ hình tổ chức Tư vấn quản lý dự án..........................................................46
Hình 2.3 Mơ hình đồn TVGS......................................................................................48
Hình 2.4 Mơ hình tổ chức kiểm định chất lượng..........................................................49
Hình 2.5 Mơ hình tổ chức của tư vấn thiết kế...............................................................52
Hình 2.6 Mơ hình Ban chỉ huy cơng trường.................................................................53
Hình 3.1 Bản đồ vị trí dự án Đảo Kim Cương..............................................................66
Hình 3.2 Mơ hình dự án Đảo Kim Cương....................................................................69
Hình 3. 3 Sơ đồ thi cơng cọc khoan nhồi......................................................................78
Hình 3.4 Đào trước khi lắp đặt ống vách tạm..............................................................79
Hình 3.5 Đặt vịng khoan RCD & khoan......................................................................79
Hình 3.6 Lắp đặt lồng thép...........................................................................................80
Hình 3.7 Lắp đặt ống đổ bê tơng..................................................................................80

Hình 3.8 Thổi rửa bùn lắng đáy cọc.............................................................................80
Hình 3.9 Đổ bê-tơng.....................................................................................................80
Hình 3.10 Rút ống vách tạm.........................................................................................81
Hình 3.11 Lắp đất hố khoan.........................................................................................81
Hình 3.12 Phiểu và ca đong.........................................................................................96
Hình 3.13 Cân bằng tỷ trọng........................................................................................96
Hình 3.14 Kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ.....................................................................97
Hình 3.15 Bộ kiểm tra hàm lượng cát...........................................................................98
Hình 3.16 Cơng tác kiểm tra cốp pha.........................................................................100
Hình 3.17 Cơng tác kiểm tra cốt thép.........................................................................105
Hình 3.18 Cơng tác đầm bê tông................................................................................108


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá vật liệu phối trộn tại cơng trường................................59
Bảng 3.1 Tóm tắc quy mơ thiết kế dự án......................................................................68
Bảng 3.2 Thiết bị thi công cọc nhồi..............................................................................87
Bảng 3.3 Yêu cầu kiểm tra cốt pha.............................................................................101
Bảng 3.4 Yêu cầu kiểm tra cốt thép............................................................................103


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮC
QC

Kiểm soát chất lượng

TQC

Kiểm sốt chất lượng tồn diện


TQM

Quản lý chất lượng tồn diện

QLDA

Quản lý dự án

CDT

Chủ đầu tư

TVGS

Tư vấn giám sát

TVQLDA

Tư vấn quản lý dự án

DVTC

Đơn vị thi công

DADT

Dự án đầu tư

DTXD


Đầu tư xây dựng

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLAN

Quản lý an tồn

BTCT

Bê tơng cốt thép


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều
thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ
rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Có thể
nói rằng tất cả các thành phần trong nền kinh tế thị trường đã bước đầu phát triển đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Một trong số đó phải kể đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Lĩnh vực này đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ kể từ khi mở cửa cải cách. Thành tựu đạt
được là vô cùng to lớn nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra những bài tốn cần được giải
quyết. Một trong số đó là việc quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình sao cho
cơng trình đạt được chất lượng tốt nhất, hợp lý về thời gian và chi phí đầu tư xây dựng.
Thực trạng việc quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình ở nước ta hiện nay
chưa hợp lý, chưa chặt chẽ và còn tùy thuộc vào nhà thầu thi công xây lắp. Các doanh

nghiệp xây dựng có khuynh hướng coi trọng sản xuất, xem thường quản lý, coi trọng
giá trị sản lượng mà xem nhẹ hiệu quả, quan tâm tới tiến độ, giá rẻ mà bỏ mặc chất
lượng. Các doanh nghiệp để có thể thắng thầu đã cố tình lập kế hoạch, tiến độ thi cơng
xây dựng cơng trình có thời gian càng ngắn càng tốt mà khơng hoặc ít chú ý đến các
yếu tố ảnh hưởng tác động như năng lực về tài chính, máy móc thiết bị và về vốn, về
cơng nghệ xây dựng, về chất lượng xây dựng cơng trình. Những hành vi này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, chất lượng hồ
sơ dự thầu.
Ngồi ra, cơng tác đánh giá và phê duyệt các phương án quản lý chất lượng xây
dựng còn tùy tiện, theo chủ quan của nhà thầu và của Chủ đầu tư. Các công việc nếu
không được thực hiện theo một quy trình kỹ thuật hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt quy
trình quản lý chất lượng thì khơng thể kiểm sốt được. Từ đó đơn vị quản lý, Chủ đầu
tư khơng biết được chính xác chất lượng của dự án. Việc quản lý chất lượng thi công
không hợp lý sẽ dẫn đến chậm trễ trong q trình thi cơng, phát sinh nhiều chi phí.


Phần lớn các dự án không đảm bảo chất lượng đều làm chi phí tăng thêm đến 20%30% tổng giá trị. Chậm bàn giao đưa cơng trình vào vận hành cịn có nghĩa là vốn bị ứ
đọng, quay vịng chậm gây thiệt hại cho nhà thầu, Chủ đầu tư, Nhà nước và xã hội.
Chính vì vậy mà trong q trình quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình ta cần
phải sắp xếp công việc, nhân lực, phân bổ nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, trong quá trình xây dựng dự án Đảo Kim Cương mặc dù đã thực hiện
việc quản lý chất lượng từ khi bắt đầu dự án. Tuy nhiên có nhiều phức tạp trong khâu
quản lý chất lượng của dự án. Vì vậy mà có nhiều vấn đề về chất lượng cho dự án từ
khâu thiết kế, năng lực nhà thầu, chất lượng thi cơng, vật tư trang thiết bị, an tồn,
nguồn tài chính.
Do đó với mục đích nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề ra biện pháp, qui trình
nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý chất lượng thi công xây dựng dự án khu dân cư
mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng dự
án khu dân cư Đảo Kim Cương” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong
muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho cơng tác quản lý chất lượng

trong xây dựng dự án dân cư.
2. Mục đích của đề tài.
Mục đích của nghiên cứu là xác định được điều kiện kỹ thuật và qui trình quản lý
chất lượng của dự án.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu. Tiếp cận cơ sở khoa học và cơ sở pháp
lý.
Tiếp cận thực tế.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập, thống
kê hóa các tài liệu, phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp chuyên gia.
4. Kết quả dự kiến đạt được.
Tổng quan được các vấn đề về quản lý chất lượng các công tác xây dựng ở trong
nước và trên thế giới.


Xác lập được điều kiện kỹ thuật và quy trình quản lý kỹ thuật trong dự án khu dân
cư Đảo Kim Cương.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY
DỰNG
1.1. Quản lý chất lượng trong xây dựng dự án khu dân cư
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý chất lượng
Theo Liên Xô: Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng
tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực
hiện bằng cách kiểm tra chất lượng một cách hệ thống, cũng như những tác động
hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Theo Kaoru Ishikawa: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện
sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu
cầu của người tiêu dùng.

Theo ISO (8402-1999): Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản
lý chung nhằm xác địng chính sách chất lượng và thực hiện thơng qua các biện pháp
như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong hệ thống chất lượng.
Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng khơng phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó
là kết quả tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được
chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. “Quản lý
chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm sốt một tổ chức về
đảm bảo chất lượng”.
Việc định hướng và kiểm sốt về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục
tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Đặc điểm và vai trò của quản lý chất lượng:
Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống
của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được lao
động xã hội, làm tăng trưởng và phát triển kinh tế.


Đối với khách hàng: Khi có hoạt động quản lý chất lượng, khách hàng sẽ được thụ
hưởng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn.
Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng,
giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất, giảm
chi phí.
Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời
gian giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng.
Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh
nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng
được nâng cao, do đó chúng ta phải khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng,
đặt biệt là trong các tổ chức.

Nguyên tắc quản lý chất lượng:
- Định hướng bởi khách hàng:
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người đặt ra các yêu cầu đối với sản phẩn
như chất lượng, kiểu cách, giá cả và dịch vụ đi kèm. Do đó, để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp phải biết tập trung định hướng các sản phẩm dịch vụ của mình theo yêu
cầu của khách hàng.
Quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách
hàng thông qua các hoạt động điều tra nghiên cứu nhu cầu, đồng thời lấy việc phục vụ
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng làm mục tiêu phát triển.
Khách hàng ngày nay có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đều phải hướng
theo khách hàng, lấy việc thỏa mãn khách hàng là mục tiêu số một.
- Coi trọng con người:
Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành đảm bảo và
nâng cao chất lượng. Vì vậy, trong cơng tác quản lý chất lượng cần áp dụng những


biện pháp thích hợp để có thể huy động hết khả năng của mọi người mọi cấp vào công
việc.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xác định được chính sách và chiến lược phát
triển cho doanh nghiệp, đồng thời phải thiết lập được sự thống nhất, đồng bộ giữa mục
đích, chính sách của doanh nghiệp, người lao động và của xã hội trong đó đặt lợi ích
của người lao động lên trên hết.
Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo với cán bộ quản lý trung gian và nhân viên để
mang lại kết quả, hiệu quả mong muốn. Nhân viên phải được trao quyền để thực hiện
để thực hiện các yêu cầu về chất lượng. Tôn trọng con người sẽ tạo ra sức mạnh tổng
hợp.
- Quản lý chất lượng phải toàn diện và đồng bộ:
Chất lượng là tổng hợp của tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và nó liên
quan đến mọi lĩnh vực.

Quản lý chất lượng địi hỏi đảm bảo tính đồng bộ trong các mặt hoạt động vì nó là
kết quả của những nỗ lực chung của từng bộ phận, từng người.
Quản lý chất lượng phải tồn diện và đồng bộ vì nó giúp cho các hoạt động của
doanh nghiệp ăn khớp với nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất trong các hoạt động.
Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ mới giúp cho việc phát hiện các vấn đề
chất lượng một cách nhanh chóng, kịp thời từ đó có những biện pháp điều chỉnh.
- Quản lý chất lượng phải đồng thời với đảm bảo chất lượng và cải tiến:
Đảm bảo và cải tiến là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đảm bảo bao
hàm việc duy trì mức chất lượng thỏa mãn khách hàng, còn cải tiến sẽ giúp cho các sản
phẩm hàng hóa dich vụ có chất lượng vượt mong đợi của khách hàng.
Đảm bảo và cải tiến là sự phát triển liên tục không ngừng trong công tác quản lý
chất lượng, nếu chỉ giải quyết phiến diện một vấn đề thì sẽ khơng bao giờ đạt được kết
quả như mong muốn.
Quản lý chất lượng phải thực hiện theo quá trình:


Quản lý chất lượng theo quá trình là tiến hành các hoạt động quản lý ở mọi khâu
liên quan đến hình thành chất lượng, đó là từ khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho
đến dịch vụ sau bán hàng.
Quản lý chất lượng theo quá trình sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng hạn chế những
sai hỏng do các khâu, các cơng đoạn điều được kiểm sốt một cách chặt chẽ.
Quản lý chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn những sản phẩm chất lượng
kém tới tay khách hàng. Đây chính là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi
phí. Lấy phương châm phịng ngừa làm phương tiện cơ bản để hạn chế và ngăn chặn
những nguyên nhân gây ra chất lượng kém cho chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ.
Quản lý chất lượng theo quá trình sẽ khắc phục được rất nhiều hạn chế của phương
pháp quản lý chất lượng theo mục tiêu.
- Quản lý chất lượng phải tuân thủ nguyên tắc kiểm tra:
Trong quản lý chất lượng, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai

sót, kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến.
Kiểm tra là một biện pháp sử dụng tổng hợp các phương tiên kỹ thuật để nhằm giải
quyết hiệu quả các vấn đề về chất lượng.
1.1.2. Mơ hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng
Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui
định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàn lọc và loại ra bất
cứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ thuật.
Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm,
định cở một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác
định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm
đã được chế tạo, một cách xử lý “chuyện đã rồi”. Nói theo ngơn ngữ hiện nay thì chất
lượng khơng được tạo dựng nên qua kiểm tra. Vào những năm 1920, người ta đã bắt


đầu chú trọng đến những q trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến
hành sàn lộc sản phẩm. Khái niệm kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) ra đời.
Kiểm soát chất lượng (QC)
Theo định nghĩa, kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác
nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát chất lượng,
kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến q trình tạo ra chất lượng sản
phẩm. Việc kiểm sốt này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng.
Kiểm sốt chất lượng tồn diện (TQC)
Thuật ngữ kiểm sốt chất lượng tồn diện (Total Quality Control – TQC) được
Feigenbaum định nghĩa như sau: Kiểm sốt chất lượng tồn diện là một hệ thống có
hiệu quả để nhất thể hóa các nổ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các
nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản
xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép hoàn toàn thỏa mãn
khách hàng.
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

TQM được định nghĩa là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng
vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mổi thành viên và nhằm đem lại sự thành
công dài hạn thơng qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của cơng
ty đó và của xã hội.
Mơ hình quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM):
Giáo sư Nhật Bản Histoshi Kume (Nhật): Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là
một dụng pháp quản lý đưa đến thành công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững
của một tổ chức thơng qua việc huy động hết tâm trí của tất cả các thành viên nhằm tạo
ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.
ISO 8402: 1994: Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là cách quản lý một tổ chức
tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được


sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành
viên của tổ chức đó và cho xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức
tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất
lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống tồn diện cho cơng tác quản lý và cải tiến
mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phân
và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
CẢI TIẾN LIÊN TỤC CỦA HỆ THỐNG QLCL

Trách
nhiệm của lãnh đạo

KHÁCH HÀNG
(VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN)

Quản lý nguồn lực


Yêu cầu

Đầu vào

KHÁCH
HÀNG
(VÀ
CÁC
BÊN
LIÊN
QUAN)

Đo lường, phân tích, cải
tiến

Tạo
sản phẩm

Sản
phẩm

Đầu
ra

Các hoạt động tạo giá trị gia tăng

Dịng thơng tin
Hình 1.1 Mơ hình quản lý theo quá trình của hệ thống

Thỏa

mãn


1.1.3. Hệ thống hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các
giai đoạn dự án hiện nay
Quản lý chất lượng cơng trình là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá
trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và
cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo
trì, quản lý và sử dụng cơng trình.
Theo nghị định 15/2013/NĐ – CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng, xun suốt các giai đoạn từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công và khai
thác cơng trình.
Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì hệ thống hoạt động quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng chủ yếu là cơng tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể
khác. Có thể gọi chung là cơng tác giám sát là giám sát xây dựng. Nội dung công tác
giám sát và tự giám sát của các chủ thể có thể thay đổi tùy theo nội dung của hoạt động
xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt về nội dung và chủ thể giám sát theo các giai
đoạn của dự án xây dựng:


Hoạt động quản lý
chất lượng

Hoạt động xây dựng

Các
tiêu
chuẩn
quy
chuẩn


-Tự giám sát của nhà t

Khảo sát

hầu khảo

sát

Thiết kếThỏa mản

Thi công xây Yêu cầu

Khảo sát cơng trình

-

Thẩm tra thiết kế của chủ
đầu tư

-

-

Tự giám sát của nhà thầu xây
dựng
Giám sát và nghiệm thu
của chủ đầu tư
Giám sát tác giả của TVTK


-

Bảo hành công trình
Bảo trì cơng nhân

-

CƠNG TRƯỜNG
Hình 1.2 Hệthống quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tưxây dựng

Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây
dựng cần phải có chun trách tự giám sát cơng tác khảo sát.
Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình. Chủ đầu tư
nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà
thầu.
Trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình có các hoạt động quản lý chất lượng
và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình


và nghiệm thu cơng trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết
kế xây dựng cơng trình.
Trong giai đoạn bảo hành, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng cơng
trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng cơng trình xây dựng, phát hiện hư hỏng yêu
cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó.
Ngồi ra cịn có giám sát của nhân dân về chất lượng cơng trình xây dựng.
Có thể nói quản lý chất lượng cần được coi trọng trong tất cả các giai đoạn từ giai
đoạn khảo sát thiết kế thi cơng cho tới giai đoạn bảo hành cơng trình xây dựng.
1.2. Công tác về quản lý chất lượng xây dựng ở nước ta và trên thế giới
1.2.1. Công tác về quản lý chất lượng xây dựng ở nước ta hiện nay

Các mơ hình quản lý chất lượng ở nước ta hiện nay
Cơ cấu tổ chức, triển khai dự án ĐTXD với trường hợp CĐT trực tiếp quản lý dự
án.

Hình 1.3 Sơ đồ chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Đánh giá ưu, nhược điểm của mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Ưu điểm:


Cán bộ tham gia quản lý dự án thường được chọn là người có kinh nghiệm và năng
lực trong lĩnh vực liên quan, trong q trình quản lý họ tích lũy thêm được kiến thức
và kinh nghiệm, đặc biệt là khi họ là cán bộ dài hạn của ban QLDA. Trường hợp được
tham gia làm việc cùng với các nhân sự nước ngoài ở các dự án Quốc tế, giúp họ học
hỏi thêm các qui định quản lý dự án quốc tế, góp phần nâng cao năng lực.
Nhóm cán bộ có trình độ và năng lực quản lý có thể được giao thực hiện các dự án
khác, giảm bớt sự cồng kềnh và tiết kiệm chi phí hoạt động của ban QLDA. Ngồi ra,
việc sử dụng hình thức ban QLDA cố định, lâu dài đáp ứng nguyên tắc của việc sử
dụng mơ hình ban QLDA là để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cũng
như tập hợp nhân sự có năng lực quản lý.
Có sự linh hoạt trong quản lý dự án khi các ban QLDA đồng thời triển khai nhiều
dự án sẽ có cơ hội trao đổi, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm cũng như nắm bắt kịp thời các
chủ trương, quy định của Nhà nước và địa phương về cơng tác quản lý, giải phóng mặt
bằng và các chính sách khác.
Nhược điểm:
Có thể dẫn đến tình trạng chưa rõ ràng về pháp nhân, về trách nhiệm giữa những
đơn vị liên quan. Ví dụ theo sơ đồ (b) khi chủ đầu tư và ban QLDA thực hiện dự án, sẽ
có đơn vị của cấp quyết định đầu tư thực hiện kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc lập
và điều chỉnh DADT, có đơn vị hướng dẫn về quản lý chất lượng và tiến độ thực hiện
dự án, đơn vị kiểm tra và hướng dẫn về tài chính, quyết tốn dự án hồn thành và quản

lý tài sản. Như vậy cơng tác QLDA khó đảm bảo tính độc lập và sự phân chia trách
nhiệm giữa các bên liên quan có thể chưa rõ ràng.
Thơng thường CĐT là người ký kết các hợp đồng xây dựng, điều này buộc họ phải
thực hiện các trách nhiệm qui định trong tài liệu hợp đồng. Việc có nhiều bên tham gia
có thể sẽ làm giảm tính sáng tạo và chủ động của CĐT trong xử lý các vướng mắc,
phát sinh ở q trình thực hiện hay làm giảm bớt vai trị và sự chịu trách nhiệm của họ
trước Nhà nước.


Theo sơ đồ trên, vai trò của đơn vị tưvấn chưa được thể hiện rõ ràng trong quá
trình thực hiện dự án. Điều này chưa đáp ứng yêu cầu trong hợp đồng FIDIC hiện nay
đang có xu hướng áp dụng rộng rãi trên thế giới, theo đó vai trị ‘‘Nhà tư vấn” được
giao quyền hạn trong việc ra quyết định hay đề xuất đối với các vấn đề kỹ thuật, chi
phí và chịu trách nhiệm về kết quả cơng việc được giao.
Cơ cấu tổ chức, triển khai dự án ĐTXD với trường hợp CĐT thuê tư vấn quản lý dự
án.

Hình 1.4 Sơ đồ chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án

Đánh giá ưu, nhược điểm của mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Ưu điểm:
Việc tuyển chọn tưvấn QLDA thông qua hồsơyêu cầu hoặc hồsơ mời thầu và có
pháp lý ràng buộc giữa CĐT và đơn vị tư vấn thơng qua hợp đồng, do đó có thể chọn
được các nhà thầu có năng lực theo yêu cầu.
Sự cạnh tranh của nhà thầu tư vấn có tính thị trường nên có thể sẽ có thể tìm được
tư vấn với chí phí giá thành thấp.
Nhược điểm:



×