Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hien nay tinh Kon Tum co bao nhieu Di tich lich su cachmang van hoa danh lam thang canh cap quoc gia va captinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.87 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Câu 2: Hiện nay, tỉnh Kon Tum có bao nhiêu Di tích lịch sử cách mạng, văn
<i><b>hố, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược nội dung các</b></i>
<i><b>di tích?</b></i>


<b>Trả lời:</b>


Hiện nay Kon Tum có 6 di tích lịch sử cách mạng, văn hoá và 6 danh lam thắng
cảnh cấp quốc gia và cấp tỉnh.


<i><b>*Các di tích lịch sử cách mạng, văn hố:</b></i>
<b>1. Nhà tù Kon Tum:</b>


Vị trí: Nhà tù Kon Tum nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.


Đặc điểm: Do người Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sỹ cách
mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.


Di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia, di
tích nằm trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đây là nơi thực dân Pháp đã giam giữ các
chiến sỹ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931. Những ngôi mộ của những
chiến sỹ vô danh, nhà ngục, các vật chứng tàn bạo của nhà ngục, những dấu tích của
nó được thể hiện ngay trước mắt chúng ta, về một minh chứng hùng hồn về một cuộc
đấu tranh đầy đau thương và mất mát, hy sinh nhưng vô cùng kiên cường, anh dũng
của dân tộc ta trên con đường giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.


<b>2. Di tích khảo cổ học Lung Leng:</b>


Di chỉ khảo cổ học Lung Leng nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum. Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng
phong phú. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.
Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản


ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kì kim
khí, thậm chí cả thời kì trung đại. Dấu tích cư dân hậu kỳ đá cũ tìm thấy trong lớp đất
laterite hóa ở dưới độ sâu từ 1,4 mét đến 1,6 mét với những công cụ ghè đẽo thô sơ,
kích thước lớn làm từ cuội thạch anh hoặc đá bazan như các cơng cụ mũi nhọn, cơng
cụ chặt rìa lưới dọc, cơng cụ nạo hình múi bưới. Kết quả phân tích niên đại cho thấy
lớp đất này tương ứng với thời kỳ cách tân (pleistocene) cách đây trên một vạn năm.
Gần chúng ta hơn, ngay lớp đất trên là vết tích văn hóa hậu kì đá mới - sơ kì kim khí,
tương ứng với niên đại tồn tân (holocen), từ 2.000 năm đến 4.000 năm trước. Đây là
nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích như rìu bơn đá mài tồn
thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ gốm, than tro, lọ nung, mộ táng...
Qua khai quật hàng loạt, phát hiện mới được ghi nhận, đặc biệt là di cốt và dấu vết vỏ
trấu, cho thấy tục táng người chết của cư dân cổ, đồng thời xác nhận nghề trồng lúa đã
xuất hiện rất sớm tại Tây Nguyên.


Những phát hiện bước đầu ở Di chỉ khảo cổ học Lung Leng đã được giới thiệu
nghiên cứu, khảo cổ đánh giá cao. Mới đây, thủ tướng chính phủ đã có quyết định giao
cho trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia phối hợp với bộ khoa
học - công nghệ và bộ văn hóa - thơng tin... tiếp tục triển khai thực lên giai đoạn 2
(đánh giá, phân loại, bảo quản di vật và hồ sơ khoa học) dự án “Khai quật di chỉ Lung
Leng (Kon Tum)” thuộc dự án “Thủy điện YaLy”.


Di chỉ khảo cổ hạc Lung Leng là một trong những di sản văn hóa lớn của cả
nước. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ
trước một vạn năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độ cao
600 m, cách thị trấn Đăk Tơ 1 km về hướng Tây Nam. Di tích nằm trên quốc lộ 14
đoạn từ Đăk Tô đi Ngọc Hồi. Đây là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây
Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gịn ở Bắc Tây Ngun được
giải phóng tháng 4 năm 1972.



Hiện nay di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tơ - Tân Cảnh đã được xếp hạng di
tích lịch sử Quốc gia, du khách đến thăm quan sẽ thấy sừng sững giữa trung tâm thị
trấn Đăk Tô đài tưởng niệm chiến thắng thể hiện sự đoàn kết, chung sức chung lòng
của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên với đảng, là nơi tưởng niệm các chiến sỹ cách
mạng đã hy sinh tại nơi này, từ trung tâm thị trấn du khách sẽ nhìn thấy tấm bia lớn
ghi lại chiến tích lẫy lừng của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng
được Mỹ xây dựng trải dài trên 2 km theo đường đi huyện Ngọc Hồi.


Với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn hiện đang được huyện Đăk Tô tôn
tạo, bảo quản sẽ giúp rất nhiều cho các du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây
Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc
tỉnh Kon Tum và đặc biệt du khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu cịn được
thăm quan nét đặc trưng văn hố của dân tộc Tây Ngun (nhà Rơng, các lễ hội, văn
hố, văn nghệ dân gian...) và nghỉ ngơi, thư giãn tại suối nước nóng Đăk Tơ, Thác Đăk
Lung thuộc địa phận xã Kon Đào.


<b>4. Ngọc Đăk GLei:</b>


Ngục Đăk Glei nằm ở phía Bắc thị trấn Đăk Glei, đi theo quốc lộ 14. ngục được
xây dựng năm 1932 là nơi thực dân pháp đã giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt
Nam trong những năm 1932 – 1954, trong đó có Nhà thơ Tố Hữu. Di tích ngục Đăk
Glei đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia, nơi đây hàng năm vẫn là điểm hẹn
của các cán bộ lão thành ôn lại những kỷ niêm của thời đã qua. Du khách thăm quan
khu du lịch này như thấy lại được tinh thần và ý chí cách mạng quật cường của những
chiến sỹ cộng sản bị giam giữ, tù đày tại các nhà lao, nhà ngục của bon thực dân đế
quốc.


<b>5. Nhà mồ Tây Nguyên:</b>



Nhà Mồ Tây nguyên: Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ
truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống
dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai,
Mnông, Xơ Đăng.


Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có
nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó
tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.


<b>6. Nhà thờ gỗ Kon Tum:</b>


Nhà thờ Gỗ ở thành phố Kon Tum được xây dựng gần 90 năm. Cơng trình là sự
kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa Tây Nguyên.


Thành phố Kon Tum nằm trên một đồng bằng nhỏ, có độ cao 525m so với mặt
biển, bên bờ sông ĐakBla, một nhánh nhỏ của sông Pôcô hùng vĩ. Đây là trung tâm
hành chính cũ của Pháp ở Tây nguyên, các cố đạo truyền giáo đến đây từ rất sớm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

người Ba Na, là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng
bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rơng. Ngồi ra, trong khn viên nhà thờ
cịn có cơ nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc. Tuy gồm nhiều
cơng trình nhưng do sắp xếp hài hòa nên bố cục tổng thể nhà thờ khơng bị phá vỡ,
ngược lại thánh đường cịn được tơn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao
vút, điểm xuyết các bức tượng làm bằng rễ cây có tính mỹ thuật cao.


Đứng từ rất xa, du khách đã có thể nhìn thấy tháp chng nhà thờ với mầu nâu
ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua các đường phố, tản bộ trên
đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên
có thể cảm nhận là mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm khơng xuể giờ đã


ngả mầu đen bóng. Cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn nghệ thuật mang bản
sắc Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí vừa hết sức gần gũi.


Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như
ở các nhà rường cổ của người Kinh nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng
khống đã thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh.
Thánh đường có rất nhiều khung cửa piarơ kính mầu vẽ các điển tích trong kinh thánh,
các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho
giáo đường. Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích
này là tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người
miền trung, dù gần một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp.


Một vị linh mục cho biết, nhà thờ Gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương
pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Kinh từ Bình Định, Quảng
Nam và cả từ miền bắc vào đã làm nên điều kỳ diệu đó. Đến với nhà thờ Gỗ Kon Tum,
du khách được ngắm một cơng trình nghệ thuật đã tồn tại cả trăm năm.


<i><b>*Các danh lam tháng cảnh:</b></i>
<b>1. Cầu treo Kon KLor:</b>


Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu
treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Ngun, nối liền hai bờ của dịng sơng Đăk
Bla, huyền thoại những dịng sơng chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ
Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.


Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hồn thành
ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả. Dịng sơng Đăk
Bla mùa nắng trơ ra những hịn đá cuội bên lịng sơng êm ả, hài hịa, bóng chiếc cầu
uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng. Dưới cái nắng chiều tà từng đồn xe bị chở
đầy ắp những củ khoai mì vừa mới đươc thu hoạch trong ngày, những người nông dân


vội vã trở về nhà sau một ngày lao động vất vả và bọn trẻ đang nô đùa trong làn nước
mát lạnh, trong lành, tạo ra một khơng khí thanh bình của núi rừng Tây Ngun hùng
vĩ.


Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu
xanh rì của người dân nơi đây. Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người
đến gần nhau hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt ln những
chuyến đị ngang bằng xuồng độc mộc đã từng bao năm qua lại đôi bờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một
làng dân tộc Bah Nar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên
nhiên hoang sơ.


<b>2. Khu bảo tồn Ngọc Linh:</b>


Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh thuộc địa phận hai huyện Đắk Glei và Tu
Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150km về phía bắc. Đây
khơng chỉ là nơi có bầu khơng khí trong lành, mát mẻ mà cịn có hệ động thực vật vơ
cùng phong phú, đa dạng; trong đó có cây sâm quý - sâm Ngọc Linh. Nơi đây được
xem là kho tàng đa dạng sinh học lớn của Việt Nam.


Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có diện tích 41.420ha và được xem là một
trong bốn kho tàng đa dạng sinh học lớn của Việt Nam.


Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có 874 lồi thực vật bậc cao thuộc 537 chi,
họ; 309 loài động vật hoang dã... Khu bảo tồn có kiến tạo địa chất lâu đời, cịn tồn tại
nhiều loài loài thực vật cổ xưa như các họ ngọc lan, họ na, họ chè, họ cáng lồ và các
họ thực vật ơn đới. Có 9 lồi thực vật đặc hữu, trong đó sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamensis) là cực kỳ quý hiếm. Khu bảo tồn có nhiều kiểu rừng như rừng cây lá
rộng, lá kim… Động vật có 5 loài thú được ghi trong Sách Đỏ thế giới: Khỉ mặt đỏ,


khỉ đi lợn, báo gấm, hổ, nhím đi ngắn và 15 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam. Trong khu hệ chim phát hiện hai loài mới là khướu đầu hung, khướu đi vằn;
khu hệ bị sát có 3 lồi đặc hữu là thằn lằn đi đỏ, rùa hộp trán vàng và ếch da cóc…


Năm 2008, trong một khảo sát tại địa bàn xã Đăk Choong (Đăk Glei), các nhà
khoa học đã khám phá 39 loài thực vật mà họ chưa từng thấy ở các địa phương khác.
Cuối tháng 3 đầu tháng 4-2009, các nhà khoa học tiếp tục thu thập được 50 loài thực
vật quý hiếm.


Với sự đang dạng đó, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là một điểm du lịch
sinh thái, nghiên cứu hấp dẫn.


<b>3. Khu du lịch Măng Đen:</b>


Từ thị xã Kon Tum, đi dọc Quốc lộ 24 (về hướng Quảng Ngãi) khoảng 50km,
du khách sẽ đến Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông - Kon Tum), điểm khởi
đầu của tuyến du lịch Con đường xanh Tây Nguyên. Với phong cảnh thiên nhiên vừa
hùng vĩ vừa hữu tình, Măng Đen được du khách ví là “nàng tiên” giữa đại ngàn...
Cảm giác thú vị bất ngờ xâm chiếm sau hành trình dài giữa đại ngàn hùng vĩ, du khách
thấy Măng Đen đột ngột hiện ra ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Bốn phía
được bao bọc bởi sương mù, rừng thơng, biệt thự và cái lạnh nhè nhẹ...


Không chỉ hấp dẫn du khách bởi mức nhiệt trung bình khoảng 20 độ C, Măng
Đen cịn đặc biệt quyến rũ bởi rừng thơng từ 30 - 70 năm tuổi. Ngoài bạt ngàn cây
xanh, ở Măng Đen thỉnh thoảng bạn còn bắt gặp nhiều suối, thác đẹp nổi tiếng như:
Paish, Dakke, Lô Ba và những hồ thơ mộng: Toong Zơri, Toong Pô, Toong Đam...
Nếu là người ưa khám phá, bạn nên thả bộ dưới tán thơng vi vu gió, ngắm những dị
lan rừng đua nhau toả hương, khoe sắc. Nơi đây cịn có vườn thú với nhiều lồi như
heo rừng, nai, gà, nhím... Đẹp nhất là khu vườn thực nghiệm trồng rất nhiều loại rau,
hoa xứ lạnh để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Người dân ở đây cũng bắt


đầu ni cá hồi với lời tun bố: “Khí hậu Măng Đen thích hợp nhất cho giống cá hồi
trên đất nước Việt Nam”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ya Ly đã thực sự là một cái tên rất quen thuộc đối với du khách trên mọi miền
đất nước, khi nói đến Ya Ly người ta thường nghĩ đến cảnh đẹp, núi non hùng vĩ và là
nơi tiềm ẩn những huyền thoại.Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lịng hồ
rộng lớn. Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà ( thị xã Kon Tum) xi về
làng văn hố dân tộc Jarai ( phía trên đập thuỷ điện) nơi đây cịn ngun nét văn hố
sơ khai của dân tộc Tây Nguyên. Với cảnh quan thiên nhiên, con người, khu vực lòng
hồ Ya Ly thực sự là nơi thăm quan, du lịch lý tưởng với những người u thích thiên
nhiên, tìm về cuội nguồn.


<b>5. Rừng đặc dụng ĐăkUi:</b>


Rừng đặc dụng Đăk Uy cách thành phố Kon Tum 25 km về phía Bắc, theo quốc
lộ 14 thuộc xã Đăk Mar, Hà Mòn - huyện Đăk Hà.


Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích 690 ha, nằm ở một địa hình khá bằng
phẳng, thuận lợi về mặt giao thông và các thuận lợi khác.


Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều loại gỗ q sống hỗn giao, như Cẩm lai, giáng
hương, gỗ trắc,... ở đây các cây dược liệu, các loại hoa cũng rất phong phú và đa dạng
như Sa nhân, Sâm Nam,..., tại khu vực này có nhiều động vật q sinh sống... Rừng có
nhiều lồi chim như: Cị trắng, vạc, nhồng, sáo đen, gà rừng...tạo ra nét phong phú,
sinh động cho một khu du lịch sinh thái.


Với những thuận lợi về phát triển du lịch, rừng đặc dụng Đăk Uy hiện nay là
nơi thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tổ chức các hoạt động văn hoá văn
nghệ và đặc biệt các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức cho các em
học sinh đến đây để thăm quan, tìm hiểu về các loại gỗ q, các loại động vật thực vật


nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái của học
sinh.


<b>6. Vườn quốc gia Chư - mo - ray:</b>


</div>

<!--links-->

×