Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 208 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

TRƯƠNG THÚY HẰNG

KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
(Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU.................................................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
5.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6


7.1. Tổng quan, phân tích tài liệu ..................................................................... 6
7.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi ............................................................. 6
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................................... 7
7.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 7
8. Phương pháp chọn mẫu và nghiên cứu thực địa .......................................... 8
9. Các biến số và lược đồ phân tích .................................................................. 9
10. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................ 10
10.1. Cỡ mẫu định tính .................................................................................... 10
10.2. Cỡ mẫu định lượng................................................................................. 11
10.3. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu định lượng ................................ 13
11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 16
12. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ............................................... 17

iii


13. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án .............................................. 18
13.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 18
13.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 18
12. Kết cấu của luận án ................................................................................ 19
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 21
1.1. Định hướng nghề nghề nghiệp và vai trò của việc chọn nghề .............. 21
1.1.1. Một số khái niệm về định hướng nghề nghiệp ...................................... 21
1.1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề ........................ 22
1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong định hướng
nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay ............................. 23
1.2.1. Sự lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp ...................... 23
1.2.2. Những nghề học sinh ưu tiên lựa chọn ................................................. 24
1.2.3. Khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ..................... 26
1.2.4. Các yếu tố quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh ...... 27

1.2.5. Thực trạng công tác hướng nghiệp ....................................................... 29
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp
của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 31
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh ....... 31
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng, lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh.......................................................................... 41
1.4. Giải pháp trong đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp .......... 50
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .......... 53
2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 53
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới ........................................ 53
2.1.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................ 60
2.1.3. Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ
thông ...................................................................................................... 61
2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 62
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý ...................................................................... 62
iv


2.2.3. Lý thuyết xã hội hóa & xã hội hóa giới................................................. 66
2.3. Một số văn bản luật pháp, chính sách liên quan ................................... 69
2.3.1. Một số chính sách liên quan đến định hướng nghề nghiệp .................. 69
2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về bình đẳng giới, lồng
ghép giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ........................................... 70
2.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 72
2.4.1. Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh............ 72
2.4.2.Thông tin chung về hai trường trung học phổ thông ............................. 74
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................ 77
3.1. Khác biệt giới trong nhận thức về sự phù hợp của nghề, một số đặc tính
của nghề theo giới của học sinh trung học phổ thông ................................. 77

3.1.1. Nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung
học phổ thông ............................................................................................ 77
3.1.2. Khác biệt giới trong nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và
nữ của học sinh trung học phổ thông ....................................................... 80
3.1.3. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ của học
sinh trung học phổ thông .......................................................................... 83
3.1.4. Khác biệt giới trong nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với
nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ........................................... 85
3.2. Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ...................... 89
3.2.1. Định hướng khối ngành theo học của học sinh trung học phổ thông ... 89
3.2.2. Định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học…) của học sinh
trung học phổ thông .................................................................................. 92
3.2.3. Khác biệt giới trong định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại
học…) của học sinh trung học phổ thông ................................................. 94
3.3. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghề nghiệp trong tương lai
của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 95

v


3.3.1. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học
phổ thông .................................................................................................. 95
3.3.2. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung
học phổ thông ............................................................................................ 98
3.4. Khác biệt giới trong lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai
của học sinh trung học phổ thông .............................................................. 101
CHƯƠNG 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁC BIỆT GIỚI
TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ................................................................................................ 106

4.1. Lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp ................................ 106
4.1.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thơng đến lời khun/chia
sẻ của gia đình về nghề nghiệp tương lai của học sinh .......................... 106
4.1.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ về nghề
nghiệp của gia đình của học sinh trung học phổ thông.......................... 108
4.2. Một số hoạt động định hướng nghề nghiệp từ phía nhà trường ......... 109
4.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông tới một số hoạt động
liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường.......................................... 110
4.2.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới các hoạt động
liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường.......................................... 112
4.3. Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp ......................... 113
4.3.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về
nghề nghiệp ............................................................................................. 113
4.3.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô
giáo về nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ......................... 114
4.4. Lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp .................................. 115
4.4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè ..... 115
4.4.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia
sẻ của bạn bè về nghề nghiệp ................................................................. 117
4.5. Truyền thông đại chúng về nghề nghiệp ............................................. 117
4.5.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp
trên các phương tiện truyền thông đại chúng ......................................... 118
vi


4.5.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên
quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông ..................... 119
4.6. Đánh giá của học sinh về ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, bạn bè và
truyền thông đến định hướng nghề nghiệp ................................................ 120
4.6.1. Đánh giá của học sinh về yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới dự định lựa

chọn nghề nghiệp của mình .................................................................... 121
4.6.2. Khác biệt giới trong đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng tới
dự định lựa chọn nghề nghiệp ................................................................ 123
4.7. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định
hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông .............................. 129
4.7.1. Sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ học sinh và các động cơ lựa
chọn .................................................................................................... 129
4.7.2. Mối liên hệ giữa học lực, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh với sự
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam và nữ ...................................... 131
4.7.3. Mối liên hệ giữa gia đình với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam
và nữ .................................................................................................... 132
4.7.4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ...................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 144
Kết luận ...................................................................................................... 144
Khuyến nghị ............................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 151
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO ............................................... 152
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 161
1. Phụ lục: Bảng hỏi ................................................................................... 161
2. Phụ lục: Các hướng dẫn phỏng vấn sâu ................................................. 170
3. Phụ lục: Hình ảnh nghiên cứu thực địa .................................................. 174
4. Phụ lục số liệu ........................................................................................ 180

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Một số đặc trưng cơ bản của học sinh
Bảng 2. Một số đặc điểm liên quan đến gia đình học sinh
Bảng 3. Một số đặc điểm của cha và mẹ học sinh thuộc mẫu khảo sát

Bảng 3.1. Quan niệm về sự phù hợp nghề nghiệp theo giới của học sinh
Bảng 3.2. Nhận thức về sự phù hợp của nghề theo giới của học sinh nam, nữ
Bảng 3.3. Nhận thức về những đặc điểm nghề nghiệp phù hợp theo giới của học sinh
Bảng 3.4. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp theo giới của học sinh nam, nữ
Bảng 3.5. Khối đang theo học của học sinh
Bảng 3.6. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh
Bảng 3.7. Dự định lựa chọn nghề nghiệp theo giới của học sinh
Bảng 3.8. Lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Bảng 3.9. Lý do lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ
Bảng 4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề
nghiệp
Bảng 4.2. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp của
học sinh nam, nữ
Bảng 4.3. Mức độ quan tâm của học sinh tới hoạt động hướng nghiệp của nhà trường
Bảng 4.4. Mức độ quan tâm của học sinh nam, nữ tới các hoạt động liên quan đến
hướng nghiệp của nhà trường
Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về
nghề nghiệp
Bảng 4.6. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp
của học sinh nam, nữ
Bảng 4.7. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp
Bảng 4.8. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp của học
sinh nam, nữ
Bảng 4.9. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp
trên các phương tiện truyền thông đại chúng

viii


Bảng 4.10. Mức độ quan tâm tới các khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các

phương tiện truyền thông đại chúng của học sinh nam, nữ
Bảng 4.11. Sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của nam, nữ học sinh
Bảng 4.12. Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh
Bảng 4.13. Một số đặc điểm cá nhân & sự trong lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh
Bảng 4.14. Một số đặc điểm gia đình & sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ
Bảng 4.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của học
sinh nam, nữ

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 3.1. Sự lựa chọn khối ngành theo học của học sinh nam, nữ
Biểu 3.2. Dự định về bậc học của học sinh
Biểu 3.3. Định hướng theo bậc học của học sinh nam, nữ
Biểu 3.4. Dự định lựa chọn nghề của học sinh nam, nữ
Biểu 4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Biểu 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của gia đình tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
nam, nữ
Biểu 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, lời
khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo và bạn bè tới bản thân học sinh nam, nữ
Biểu 4.4. Đánh giá ảnh hưởng của truyền thông đại chúng về nghề nghiệp của học
sinh nam, nữ

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Giải thích

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

UN Women

Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

ĐTB

Điểm trung bình

CEO

Giám đốc điều hành

HS


Học sinh

ĐKG

Định kiến giới

NCS

Nghiên cứu sinh

LĐ-TB-XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

KTTT

Kinh tế thị trường

PVS

Phỏng vấn sâu

UBND

Ủy ban Nhân dân

SL

Số lượng


THPT

Trung học phổ thơng

TCH và HNQT

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế

UNESO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Định hướng nghề nghiệp được hiểu là một quá trình dự định, dự tính về cơng
việc sẽ lựa chọn để làm trong tương lai của mỗi con người. Quá trình này được hình
thành từ mơi trường xã hội hóa cả trong gia đình và ngồi xã hội. Từ khi cịn nhỏ, mỗi
người con thường được cha mẹ hỏi: lớn lên con thích làm nghề gì? Đến cuối bậc trung
học phổ thơng (THPT), thiên hướng về nghề nghiệp tương lai của các em ngày càng
được đặt ra. Trước khi kết thúc bậc học này, các em sẽ đứng trước quyết định sẽ lựa
chọn ngành nghề nào cho tương lai một cách nghiêm túc và thực tế.
Theo tác giả Phạm Thị Nga (2013: 92), định hướng nghề nghiệp là quá trình
con người nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và xác định cho mình một nghề trong tương

lai. Định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh THPT góp phần phản ánh đặc trưng
nghề nghiệp của xã hội và quan hệ cung cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó,
những định hướng này cũng chịu ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
gia đình, trường học, năng lực của bản thân, mạng lưới xã hội, truyền thông, đặc biệt
là mạng xã hội, v.v…. (Hà Thúc Dũng & Nguyễn Ngọc Anh, 2012; Ronald McQuaid
& cộng sự, 2004).
Mọi xã hội đều có hệ thống cấu trúc các nghề nghiệp của mình, trong đó, khn
mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp vẫn cịn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nền văn
hóa. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng
kể giữa nam và nữ trong tìm hiểu, lựa chọn nghề nghiệp - hay sự lựa chọn dựa trên cơ
sở giới (Helen S.Farmer, 1995). Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho
thấy có sự khác biệt đáng kể trong khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp theo giới. Phụ
nữ có xu hướng được đại diện quá mức trong các nghề nghiệp nữ tính truyền thống và
cũng có xu hướng thấp hơn về lương và uy tín, trong khi nam giới có xu hướng được
đại diện quá mức trong công việc truyền thống nam tính với mức lương và uy tín cao
hơn (Lê Thị Kim Lan, 2015; Callahan & Megan Norene, 2015; Tổng cục thống kê,
2019). Xu hướng khác biệt trong lựa chọn nghề nghiệp có thể tiếp tục củng cố các

1


khn mẫu giới, định kiến giới trong việc làm nói riêng và trong xã hội nói chung. Điều
này có thể gây lãng phí nguồn nhân lực, khơng kích thích sự sáng tạo và cống hiến của
hai giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nghiên cứu của ILO (2015) đã chỉ ra sự khác biệt trong tuyển dụng lao động
theo giới: trong các đăng tuyển có yêu cầu về giới tính, các cơng việc mang tính chất
kỹ thuật, chun sâu hơn và đòi hỏi kỹ năng cao hoặc các công việc yêu cầu di chuyển
nhiều hơn, thường chỉ tuyển nam giới, như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư, và cơng nghệ
thơng tin. Trong khi đó, phụ nữ thường được u cầu cho cơng việc mang tính chất hỗ
trợ và văn phòng như lễ tân, thư ký và trợ lý, kế tốn, nhân sự và hành chính. Niềm tin

và những mong đợi về các phẩm chất về giới trong cơng việc cho thấy cho thấy có
quan niệm khác nhau về sự phù hợp giữa nam và nữ trong nghề nghiệp (Shinnar R.S.
& cộng sự, 2012). Điều này có thể dẫn tới khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh. Khác biệt giới trong nghề nghiệp đã tạo ra các cơng việc điển hình của
nam giới hay nữ giới trong xã hội. Điều này góp phần gây nên những bất bình đẳng
trên thị trường lao động nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, mặc dù quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội hơn nhưng thị trường
lao động vẫn tiếp tục bị phân hóa theo giới. Phụ nữ vẫn nhận lương thấp hơn nam giới
ngay cả khi có trình độ tương đương, phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các công việc
không chính thức và dễ bị tổn thương, và ít được bảo vệ xã hội (UN Women, 2016: 2,
11). Có thể thấy, khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động, việc làm vẫn cịn tồn tại.
Trong q trình xã hội hóa về giới, hiểu trong khía cạnh nghề nghiệp, khác biệt
giới trong định hướng nghề nghiệp là sự khác nhau giữa nam và nữ trong quá trình định
hướng nghề nghiệp của bản thân. Q trình này khơng chỉ dừng lại ở bậc học THPT.
Đây là quá trình mang dấu mốc quan trọng, với nhiều kỳ vọng của bản thân, gia đình
và xã hội. Học sinh nhận thức được các khía cạnh giới liên quan đến nghề nghiệp là
hết sức quan trọng, bởi “Hiểu đúng về giới và giới tính giúp chúng ta nhận diện được
những yếu tố sinh học và xã hội gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển các đặc điểm
tâm sinh lí cá nhân, năng lực cũng như lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh”

2


(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015: 17). Bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh THPT là vấn đề được quan tâm. Nó khơng chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, mà
còn là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi
giới còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị truyền thống. Điều đó có thể dẫn tới
những mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống và các định hướng giá trị hiện tại, có thể
khiến các cá nhân khơng có cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, dẫn tới sự
mất cân bằng nghề nghiệp theo giới trong thị trường lao động.v.v.

Từ Sơn, Bắc Ninh là thị xã cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, là quê hương của các
vị vua Triều Lý. Nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa với những lễ hội truyền thống mang
bản sắc dân ca quan họ. Đây cũng là quê hương của phong trào “Nghìn việc tốt” ở Tam
Sơn, q hương của ngun Tổng bí thư Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, và quê hương
của nhà văn hiện thực Kim Lân với tác phẩm “Làng” (xuất bản lần đầu tiên năm 1948)
nổi tiếng. Bên cạnh đó, Từ Sơn là địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều làng
nghề nổi tiếng cả nước như làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề sắt Đa Hội, làng Đình
Bảng, Phù Lưu, Đồng Ngun, Sặt có tiếng giỏi kinh doanh bn bán. Là một địa
phương với bản sắc văn hóa phong phú, kinh tế-xã hội phát triển, Từ Sơn có nhiều nét
đặc sắc thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm qua. Từ Sơn
đang đang đứng trước sự thay đổi từng ngày. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp của
thanh niên, học sinh hiện nay ra sao là điều đáng bàn luận.
Hơn nữa, q trình đơ thị hóa mạnh mẽ tại Từ Sơn trong những năm qua tạo
thêm sức hút khiến tác giả mong muốn tìm hiểu ở nhiều khía cạnh. Trong xu hướng
nhân loại đang và sẽ sống trong một thế giới đô thị hơn là một thế giới nông thôn, việc
tăng cường hiểu biết của chúng ta về đời sống đô thị từ nhiều phương diện, trong đó có
cách nhìn của xã hội học góp phần đóng góp cho q trình phát triển đơ thị và xã hội
nói chung hiện nay (Trịnh Duy Luân, 2013: 294). Phát triển bền vững là mục tiêu mà
mỗi cộng đồng, quốc gia và toàn nhân loại đang hướng tới, thể hiện rõ qua Chương
trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Liên Hợp Quốc. Giải quyết tốt việc định
hướng nghề nghiệp cho học sinh nam nữ sẽ góp phần thực hiện mục tiêu các mục tiêu

3


phát triển bền vững SDG4, SDG5 và SDG11 (Chất lượng giáo dục, Bình đẳng giới,
Phát triển Đơ thị và cộng đồng bền vững) trong Chương trình Nghị sự này.
Từ những vấn đề được nêu ra ở trên, có thể đặt ra những câu hỏi như: Định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay ra sao? Giữa nam và
nữ học sinh THPT có những khác biệt nào trong định hướng nghề nghiệp? Những yếu

tố nào ảnh hưởng tới những khác biệt này? Đây là những câu hỏi mà các nghiên cứu
trước đây chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Với đề tài “Khác biệt giới trong định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hưởng”, Luận án hy vọng sẽ
cung cấp được những thơng tin hữu ích trên cơ sở những quan điểm lý luận và bằng
chứng thực tiễn về chủ đề này. Qua đó có thể góp phần phát huy tối đa tiềm năng của
học sinh THPT trong tương lai mà không bị cản trở bởi định kiến giới, khuôn mẫu giới
trong lựa chọn nghề nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT và các yếu
tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy
tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của
HS nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về khác biệt giới trong định hướng nghề
nghiệp của HS THPT, bao gồm: một số khái niệm giới, khác biệt giới, định
hướng nghề nghiệp và các lý thuyết tiếp cận liên quan;
2) Xác định rõ định hướng nghề nghiệp của HS trong bối cảnh hiện tại; chỉ ra
khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT;
3) Phân tích và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng
nghề nghiệp của HS THPT;

4


4) Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các em phát huy tốt định hướng nghề
nghiệp trong tương lai, phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của mình, đóng
góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện tại của HS THPT thể hiện như thế

nào? Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện ra
sao trong bối cảnh hiện tại?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp
của HS THPT?
3) Làm thế nào để phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em dựa trên
các khác biệt đó?
4. Giả thuyết nghiên cứu
1) Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện rõ ở một
số nhóm nghề điển hình có xu hướng nam hoặc nữ lựa chọn nhiều.
2) Cá nhân (yếu tố nhận thức), gia đình, truyền thơng và bạn bè là những nhóm
yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp
của HS THPT, trong đó yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT; Các yếu tố
ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT.
5.2. Khách thể nghiên cứu
1) Học sinh nam và nữ thuộc hai nhóm: Nhóm HS đang học lớp 11 và nhóm HS
đang học lớp 12;
2) Giáo viên đang giảng dạy khối HS lớp 11 và 12;
3) Cha mẹ HS đang học lớp 11, 12;

5


4) Cán bộ Sở Giáo dục đào tạo, sở Lao động Thương binh & Xã hội;
5) Chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục, việc làm;
6) Chuyên gia hướng nghiệp.
6. Phạm vi nghiên cứu
1) Nghiên cứu tại 02 trường THPT (trong đó 01 trường thuộc Phường trung tâm

và 01 trường thuộc xã ven đô) tại đô thị nhỏ: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
2) Đề tài chỉ hướng đến nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của nhóm HS THPT.
Đây được coi là điểm mốc quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của mỗi
người. Q trình này cịn có thể tiếp diễn ở những giai đoạn phát triển sau. Do
khả năng và nguồn lực có hạn, mẫu nghiên cứu bao gồm nhóm khách thể chính
là HS khối 11 và 12, được coi là khối HS đã ít nhiều hình thành định hướng
nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp THPT.
3) Thời gian: Nghiên cứu tiến hành trong 03 năm. Từ tháng 4/2017 - tháng 4/2020
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính, với các
phương pháp cụ thể như sau:
7.1. Tổng quan, phân tích tài liệu
- Tổng quan các bài viết, nghiên cứu liên quan đến khác biệt giới; khác biệt
giới trong hành vi, trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp, lao động việc làm
ở trong và ngoài nước;
- Tổng quan, phân tích tài liệu, chính sách, nghiên cứu có liên quan về định
hướng nghề nghiệp của Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam;
- Phân tích bối cảnh văn hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành nghề
và xu hướng ngành nghề hiện nay ở Việt Nam.
7.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Bảng hỏi là phương pháp thu thập thơng tin quan trọng trong luận án, có thể giúp
thu thập thông tin trên diện rộng, mang lại những con số chính xác, có tính khái qt cao.
6


Trong luận án, bảng hỏi cấu trúc được thiết kế logic, chặt chẽ, rõ ràng. Nội dung chính của
bảng hỏi bao gồm các phần chính như sau: Phần thơng tin cá nhân (bao gồm những thông
tin nhân khẩu học, khối ngành học, dự định bậc học.v.v.); Phần thu thập các thông tin về
thực trạng định hướng nghề nghiệp của HS nam, HS nữ; khác biệt giới trong định hướng
nghề nghiệp của HS (Gồm các thông tin về nhận thức, hành vi trong lựa chọn nghề của

HS THPT); Phần đo các mức độ quan tâm và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến khác
biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT (Đo theo thang Likert).
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin hữu hiệu, bổ sung và lý giải sâu
sắc hơn các khía cạnh mà bảng hỏi có thể chưa chạm tới hết. Phương pháp phỏng vấn sâu
trong nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, chủ yếu dưới dạng bán cấu trúc. Nội dung chính
của phỏng vấn sâu tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau: 1) tìm hiểu thực trạng khác biệt
giới trong định hướng nghề nghiệp qua những thông tin mô tả phong phú, 2) thu thập và
tìm hiểu thơng tin sâu, lý giải rõ các ngun nhân sâu xa có ảnh hưởng đến khác biệt giới
trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT. Các câu hỏi sâu “Mô tả rõ thêm? Tại sao,
như thế nào, làm thế nào, bằng cách nào?...” được khai thác triệt để trong các cuộc nói
chuyện trực tiếp giữa người phỏng vấn và người trả lời. Một số mẫu sẽ được lựa chọn
nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) để có được thơng tin tồn diện, sâu sắc về
những khía cạnh cụ thể liên quan đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS
THPT.
7.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý và phân tích các số liệu định lượng khoa học, logic dựa trên phương
pháp thống kê toán học và mơ hình hồi quy đa biến Logistic bằng phần mềm SPSS
22.0. Các dữ liệu định tính được xử lý bằng phần mềm NVIVO 10.0.
Phân tích định lượng dựa trên khung nghiên cứu và mơ hình phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS. Ngồi kỹ
thuật mơ tả định lượng, các kỹ thuật phân tích sâu hơn được sử dụng như: 1) Phân tích
trung bình số học (Mean) đối với các biến có thang đo Likert. Trung bình cộng được tính
bằng thương số mà tử số là tổng các giá trị của từng trường hợp của tập hợp mẫu nghiên
7


cứu, còn mẫu số là tổng số các trường hợp (Nguyễn Hữu Minh, 2016: 184); 2) Phân tích
mối quan hệ giữa các biến số, chủ yếu sử dụng phân tích mối quan hệ giữa các cặp hai
biến số nhằm xác định xem có mối liên hệ giữa hai biến số hay khơng; 3) Phân tích Khibình phương (Chi-Square) nhằm xác định mối liên hệ giữa hai biến số ý nghĩa thống kê

hay khơng, nhưng nó khơng nói lên hướng của tương quan (Nguyễn Hữu Minh, 2016:
200); 4) Phân tích hồi quy đa biến (Logistic) nhằm xác định tác động của từng yếu tố khác
nhau đối với biến số cần giải thích (Nguyễn Hữu Minh, 2016: 208).
8. Phương pháp chọn mẫu và nghiên cứu thực địa
- Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành qua ba bước như sau:
+ Phỏng vấn sâu thăm dò với HS THPT và phụ huynh nhằm nhận diện các
khía cạnh liên quan đến định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS nam, nữ. Từ căn
cứ lý luận, kết hợp với phân tích thực tiễn bước đầu, tác giả tiến hành xây dựng bộ
câu hỏi khảo sát và hướng dẫn phỏng vấn sâu. Thời gian thực hiện từ tháng 5-7/2018,
số mẫu thăm dò là 10 trường hợp (gồm 06 HS và 04 phụ huynh).
+ Phỏng vấn thử bảng hỏi và tiếp tục phỏng vấn sâu: Sau khi thiết kế xong bộ công
cụ khảo sát (bảng hỏi và hướng dẫn phỏng vấn sâu), tác giả tiến hành phỏng vấn thử nhằm
bước đầu kiểm định thang đo và những căn cứ lý thuyết. Phỏng vấn thử bảng hỏi được
thực hiện trên 30 HS của THPT Tạ Quang Bửu (nội thành Hà Nội) và THPT Yên Viên
(ngoại thành Hà Nội). Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát bảng hỏi tự điền
và phỏng vấn bằng bảng hỏi điện tử online. Qua quá trình khảo sát thử, tác giả nhận thấy:
chất lượng bộ công cụ cơ bản đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. HS THPT hiểu và nắm rõ
các câu hỏi, trả lời tự nhiên, trôi chảy. Kết quả khảo sát thử cũng cho thấy: HS muốn là
người chủ động điền bảng hỏi, thời gian HS tự điền bảng hỏi nhanh hơn so với thời gian
tác giả phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. Thời gian thực hiện khảo sát thử: tháng 11/2018.
+ Sau khi tiến hành khảo sát thử, bộ công cụ được chỉnh sửa và hoàn thiện lầm
cuối. Tác giả liên hệ, xin phép thực hiện nghiên cứu thực địa. Khảo sát chính thức
được thực hiện tại hai trường THPT Lý Thái Tổ và Ngô Gia Tự tại thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh vào tháng 3 năm 2019. Các phỏng vấn sâu chủ yếu được thực hiện tại
hai trường THPT trên. Bên cạnh đó, tác giả xin phép đến phỏng vấn sâu một số phụ
8


huynh tại gia đình. Sau khi thực hiện xong các phỏng vấn sâu và bảng hỏi tại Từ Sơn,
tác giả tiếp tục tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ cấp sở và chuyên gia hướng

nghiệp tại thành phố Bắc Ninh.
- Phương pháp chọn mẫu:
Dựa trên đặc thù của địa bàn nghiên cứu, mẫu là đối tượng HS, cùng với sự tư vấn
của lãnh đạo, giáo viên hai trường THPT, để đảm bảo tính khoa học, tác giả quyết định
chọn phương pháp chọn mẫu xác suất theo cụm. Tổng thể nghiên cứu được chia thành các
cụm. Chọn cụm một cách ngẫu nhiên và lấy các phần tử trong cụm để hình thành mẫu
nghiên cứu.
9. Các biến số và lược đồ phân tích
Trong nghiên cứu này, luận án tập trung vào phân tích hai nhóm biến số cơ
bản, gồm: nhóm biến số độc lập và nhóm biến số phụ thuộc. Bên cạnh đó, nhóm biến
số can thiệp được xem xét để có lý giải rộng hơn.
Các biến số
- Nhóm biến số độc lập: 1) Cá nhân (Học lực; Nhận thức về nghề nghiệp theo
giới và đặc tính của nghề nghiệp theo giới); 2) Gia đình (Khu vực gia đình hiện đang
sinh sống; Tuổi của bố mẹ; Học vấn của bố mẹ; Mức độ quan tâm tới lời khuyên của
những người thân trong gia đình); 3) Nhà trường (Trường theo học; Các hoạt động
hướng nghiệp của nhà trường; Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô; Lời khuyên/chia sẻ
của bạn bè); 4) Truyền thơng (Mức độ quan tâm đến các thơng tin, hình ảnh nghề
nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng).
- Biến số phụ thuộc: Sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và của nữ HS THPT
(các biến số khác biệt có ý nghĩa thống kê).
- Nhóm biến số can thiệp: Có tác động chi phối mối quan hệ giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, các biến số can thiệp được xem xét gồm: quy
định, chính sách liên quan đến định hướng nghề nghiệp của HS THPT; Chính sách về
lao động, việc làm, bối cảnh … Các biến số này chi phối định hướng nghề nghiệp, mong
muốn lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT của nam, nữ HS THPT.

9



Mối quan hệ giữa ba nhóm biến số được mơ tả trong Lược đồ phân tích dưới đây.

LƯỢC ĐỒ PHÂN TÍCH

BỐI CẢNH KT-XH
- CNH, HĐH
- Nền KTTT
- TCH và HNQT
IA

- Cơng ước, luật quốc tế
- Đường lối, chính sách VN
- Truyền thông

KHÁC BIỆT GIỚI
TRONG ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA
HSTHPT
- Nhận thức về nghề
nghiệp

- Nền văn hóa cổ truyền

- Thái độ đối với nghề
nghiệp

- Bản thân HS

- Hành vi lựa chọn nghề
nghiệp


- Các nhóm xã hội (gia
đình, nhà trường, bạn bè)
- Khác

TÁC ĐỘNG
XÃ HỘI
- Tích cực
- Tiêu cực
- Những vấn
đề đang đặt ra

- Lý do lựa chọn nghề
nghiệp

Định hướng
Chính sách và
Giải pháp

Chú thích:
Chiều tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội đến khác biệt giới trong
định hướng nghề nghiệp của HSTHPT và các hệ quả kéo theo.
Chiều tác động của các tác nhân vĩ mô đến vi mô và từ những tác động
xã hội đến định hướng chính sách và giải pháp.
Chiều tác động ngược trở lại của khác biệt giới trong định hướng nghề
nghiệp của HSTHP tới bối cảnh kinh tế - xã hội.
10. Cỡ mẫu nghiên cứu
10.1. Cỡ mẫu định tính
Tổng số là 32 trường hợp, bao gồm:
+ Phỏng vấn sâu 12 HS nam nữ tại hai trường THPT

+ Phỏng vấn sâu 08 giáo viên nam, nữ tại hai trường THPT

10


+ Phỏng vấn sâu 06 cha mẹ HS
+ Phỏng vấn sâu 02 chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
+ Phỏng vấn sâu 02 cán bộ Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
+ Phỏng vấn sâu 02 cán bộ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bắc Ninh
10.2. Cỡ mẫu định lượng
 Cỡ tổng thể (N):
Theo thông tin cung cấp từ hai trường THPT Lý Thái Tổ và Ngô Gia Tự, số
HS lớp 11 và 12 của hai trường trong năm 2019 như sau:
- Trường THPT Lý Thái Tổ: Khối 11: Có số lượng HS là 707 bạn; Khối 12: Có số
lượng HS là 679 bạn => Tổng cộng có 1386 HS;
- Trường THPT Ngơ Gia Tự: Khối 11: Có số lượng HS là 473 bạn; Khối 12: Có số
lượng HS là 476 bạn => Tổng cộng có 949 HS;
 Như vậy, tổng thể là (N): 2335 HS.
 Cách tính tốn cỡ mẫu cho nghiên cứu (n):
Mẫu định lượng được chọn theo cơng thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn giản
(Nguyễn Hữu Minh, 2016: 82). Quy mô mẫu được ước lượng bằng cơng thức (Tính
cỡ mẫu khi ước lượng tỉ lệ p (%), chọn khơng lặp và có thể đoán trước p:

 2  N  p  (1  p)
n
(m 2  ( N  1))  ( 2  p  (1  p))
Ký hiệu trong công thức:
s2

phương sai




hệ số tin cậy ứng với mức tin cậy r định trước
nếu r = 0.95 thì  = 1.96; nếu r = 0.99 thì  = 2.58

N

cỡ tổng thể

p

tỷ lệ cần ước lượng. Thường được ấn định ở mức 0.5

11


m

phạm vi sai số ước lượng (khoảng tin cậy = p  m).

n

cỡ mẫu
Thay vào cơng thức ta tính tốn được như sau:
n=

1,962 x 2335 x 0.5 x (1- .5)
(0.042 x (2335-1)) + (1.962 x 0.5 x (1-0.5))


= 477.6 (mẫu)
Như vậy, tính theo cơng thức trên, tổng mẫu cần chọn được làm trịn là n=478 HS.
Theo bảng tính sẵn cỡ mẫu khi chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Theo Nguyễn
Hữu Minh, 2018), với mức ý nghĩa 95%, sai số 0.05, thì cỡ mẫu cần chọn cho Trường
Lý Thái Tổ dựa trên tổng thể làm trịn là 1500 HS, thì mẫu cần chọn là 306 HS;
Trường Ngô Gia tự dựa trên tổng thể làm tròn là 1000 HS, cỡ mẫu cần chọn là: 278
HS. Tổng số mẫu trong nghiên cứu cần chọn là 584 HS.
Trên thực tế, tổng số mẫu của khảo sát định lượng của nghiên cứu thu được là
706 HS. Bởi tác giả đã chủ định thực hiện khảo sát số mẫu lớn hơn so với số mẫu tính
tốn cần phải khảo sát, nhằm phòng ngừa một số trường hợp từ chối trả lời, hoặc chất
lượng phiếu trả lời không đảm bảo… Và theo nguyên tắc chung là độ tin cậy của
thông tin và kết quả suy luận cho tổng thể sẽ phụ thuộc vào kích thước mẫu được
chọn; mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
Sau khi xác định số mẫu nghiên cứu dự kiến khảo sát, do đặc thù trường học,
chúng tôi tiến hành chọn mẫu xác suất theo cụm tại hai khối lớp 11 và 12 của hai
trường. Quy trình chọn mẫu cụm được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1. Tiến hành phân chia các nhóm riêng biệt theo lớp dựa trên tiêu chí khối lớp
học và lập danh sách của các nhóm này đưa vào khung mẫu
- Bước 2. Dựa trên khung mẫu, tiến hành chọn ngẫu nhiên ra mỗi khối 08 lớp.
- Bước 3. Từ các lớp đã được chọn theo khung mẫu, chúng tối tiến hành lập danh sách
toàn bộ các học sinh của các lớp đã được lựa chọn, bao gồm cả học sinh nam và nữ.

12


- Bước 4. Trên cơ sở danh sách các lớp, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống 706 học sinh như đã xác định ở trên.
10.3. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu định lượng
Một số đặc trưng cơ bản của mẫu định lượng được thể hiện như sau.
Bảng1. Một số đặc trưng cơ bản của học sinh THPT

Một số đặc trưng cơ bản
Số lượng
Tỷ lệ %
Giới tính
704
Nữ
390
55,4
Nam
314
44,6
Lớp đang theo học
704
Lớp 11
357
50,7
Lớp 12
347
49,3
Trường đang theo học
706
Ngô Gia Tự
334
47,3
Lý Thái Tổ
372
52,7
Học lực kỳ gần đây nhất
706
Kém

4
0,0
Yếu
0
0,6
Trung bình
48
6,8
Khá
432
60,9
Giỏi
222
31,7
(Nguồn: Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Tỷ lệ nam nữ, lớp 11 và lớp 12, trường đang theo học là khá cân bằng. Kết quả
học lực kỳ gần đây nhất của các em đa số đạt mức khá, chiếm 60.9%, nhiều em đạt
loại giỏi, chiếm 31.7%, tỷ lệ HS trung bình chiếm khá ít với 6.8%, và tỷ lệ xếp loại
yếu gần như không đáng kể là 0.6%.
Như vậy, phần lớn HS lớp 11, 12 của hai trường THPT trong khảo sát có lực
học khá. Tỷ lệ nam, nữ và khối lớp học là khá cân bằng.
Một số đặc điểm liên quan đến gia đình học sinh THPT
Trong số HS được khảo sát, tỷ lệ các em sống ở khu vực nông thôn cao hơn
đô thị. Các em chủ yếu sống trong gia đình có hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Mức
sống của gia đình các em chủ yếu ở mức trung bình và trung bình khá.

13



Bảng 2. Một số đặc điểm liên quan đến gia đình (%)
Các đặc điểm liên quan đến gia đình

Số
lượng
706
518
188
706

Tỷ lệ

Khu vực gia đình hiện đang sinh sống
100
Nơng thơn
73,4
Đơ thị
26,6
Mức sống của gia đình so với các gia đình
100
tại địa phương
Nghèo
36
5,1
Cận nghèo
37
5,2
Trung bình
344
48,7

Trung bình khá
206
29,2
Khả giả
77
10,9
Giàu có
6
0,8
Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình
706
100
Có hai thế hệ (bố mẹ và con)
502
71,4
Có ba thế hệ (ơng bà, bố mẹ, và con)
201
28,2
Khác
3
0,4
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Các em chủ yếu sống trong gia đình có hai thế hệ (bố mẹ và con cái) (71.4%).
Gia đình có ba thế hệ chiếm gần 1/3 trong tổng số. Mức sống hiện tại của gia đình
HS chủ yếu ở mức trung bình và trung bình khá. Khoảng 10% gia đình HS có mức
sống khá giả. Mức sống nghèo, cận nghèo hay giàu có chiếm tỷ lệ khá ít và khơng
đáng kể. Phần đơng các em sống trong gia đình có hai thế hệ (cha mẹ và con cái) với
mức sống khá ổn định. Có thể thấy đây là nên tảng tốt cho việc hiện thực hóa các
định hướng nghề nghiệp tương lai của tuổi trẻ.

Một số đặc điểm của người cha trong nghiên cứu là như sau: Đa phần người
cha ở độ tuổi trung niên, từ 40-50 tuổi. Người cha làm nghề nông chiếm số đông, bên
cạnh các nghề khác như công nhân, lái xe, làm nghề; kinh doanh bn bán. Những
ngành nghề mang tính chun môn kỹ thuật cao hơn như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,
công chức, công an, quân đội chiếm tỷ lệ ít hơn. Trình độ học vấn của người cha chủ
yếu là cấp 2, cấp 3, chỉ có hơn 10% có học vấn từ trung cấp trở lên.

14


Bảng 3. Một số đặc điểm của cha và mẹ học sinh thuộc mẫu khảo sát (%)
Một số đặc điểm của
người cha
Nhóm tuổi
Từ 35-39
Từ 40-44
Từ 45-49
Từ 50-54
Trên 55
Nhóm nghề hiện tại
Bác sĩ/công an/quân
đội/cán bộ/công chức/kỹ sư
Kinh doanh/buôn bán
Công nhân/lái xe/làm nghề
Nơng dân
Lao động tự do
Trình độ học vấn
Tiểu học/Cấp 1
THCS/Cấp 2
THPT/Cấp 3

Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học

Số
Một số đặc điểm của
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
người mẹ
lượng
635
100 Nhóm tuổi
640
100
34
5,4
Từ 30-34
7
1,1
245
38,6 Từ 35-39
187 29,2
218
34,3 Từ 40-44
271 42,3
90
14,2 Trên 45

175 27,3
48
7,6
670
100
Nhóm nghề hiện tại
679
100
Bác sĩ/dược sĩ/giáo
50
7,4
67
9,9
viên/cán bộ/công chức
93 13,9 Kinh doanh/buôn bán
109 16,1
98 14,6 Công nhân
46
6,8
392 58,5 Nơng dân
402 59,2
37
5,5
Nội trợ
38
5,6
Thợ may/uốn tóc
17
2,5
589

100
Trình độ học vấn
602
100
92 15,6 Tiểu học/Cấp 1
78 13,0
261 44,3 THCS/Cấp 2
282 46,8
154 26,1 THPT/Cấp 3
132 21,9
21
3,6 Trung cấp
20
3,3
9
1,5 Cao đẳng
21
3,5
34
5,8 Đại học
54
9,0
18
3,1 Sau đại học
15
2,5
(Nguồn Số liệu khảo sát của NCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Số lượng thông tin học sinh trả lời về cha mẹ trong bảng trên có kết quả ít hơn
so với số lượng học sinh trả lời bảng hỏi. Lý do, một số học sinh khơng may có cha

mẹ bị mất sớm, hoặc vì một số lý do tế nhị, các bạn không muốn trả lời các thông tin
hoặc không đủ cơ sở để trả lời thơng tin này. Chúng tơi tơn trọng điều đó, chỉ thu
nhận những thơng tin chính xác nhất mà học sinh có thể cung cấp. Các số liệu về cha
mẹ được phân tích dựa trên số liệu hiện tại thực có, khơng phân tích dựa trên tổng thể
số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi.
Người mẹ chủ yếu ở trong nhóm tuổi trung niên (thấp hơn người cha khoảng
5 tuổi), từ 35-45, Điều này cho thấy, khuôn mẫu giới trong tuổi kết hôn của cha mẹ
HS. Người vợ thường nhỏ tuổi hơn người chồng. Đa số người mẹ làm nghề nông,
tương đồng với nghề nghiệp của người cha. Bên cạnh nơng nghiệp, nam giới có thể

15


×