Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hòa nhập ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.32 KB, 11 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 224-234
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0131

THỰC TRẠNG DẠY HỌC TỐN CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
LỚP 1 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP Ở HÀ NỘI
Nguyễn Hà My
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục hịa nhập là phương thức giáo dục hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ
khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong
lớp học, phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống. Mặc dù vậy, thực trạng dạy học
cho học sinh khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài báo này tập
trung vào việc điều tra thực trạng dạy học mơn Tốn cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1
tại một số trường tiểu học hòa nhập ở Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy chất lượng dạy học
mơn Tốn cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 ở một số trường tiểu học hòa nhập tại Hà Nội
còn thấp. Mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề trong dạy học Toán cho HS KTTT
có nhiều chênh lệch; mức độ điều chỉnh nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức dạy
học chưa nhiều, dẫn đến khả năng tiếp thu mơn Tốn và hiểu quả học môn học này của HS
KTTT không cao. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ ra một số nguyên nhân
của thực trạng, và đưa ra một số định hướng trong việc điều chỉnh hoạt động dạy học và
điều chỉnh sự phối hợp với gia đình để giúp các trường tiểu học hịa nhập trong đó có giáo
viên, phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường nhằm hạn chế các thiếu sót trong việc dạy
học mơn Tốn lớp 1 cho HS KTTT ở mơi trường hịa nhập nói riêng và trong giáo dục hịa
nhập nói chung. Có như vậy, trẻ khuyết tật trí tuệ mới có nhiều cơ hội để thành cơng trong
cuộc sống.
Từ khóa: Giáo dục hịa nhập, học sinh khuyết tật trí tuệ, thực trạng dạy học mơn Tốn.

1.


Mở đầu

Giáo dục hịa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình
thường trong trường phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống [1]. Trong những năm qua, cùng với sự
phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về
nhiều mặt. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp
dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Giáo dục hòa nhập cũng đứng trước những
thời cơ lớn [2].
Giáo dục Tiểu học là cấp học cơ bản và cũng là nền tảng trong toàn bộ hệ thống giáo dục
quốc dân. Mơn Tốn lớp 1 là một trong những mơn học cơ bản trong nội dung chương trình dạy
học ở tiểu học; giúp học sinh có những tri thức cơ bản về số học, đại lượng, một số yếu tố ban
Ngày nhận bài: 18/5 /2015. Ngày nhận đăng: 16/8/2015.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hà My, địa chỉ e-mail:

224


Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hịa nhập ở Hà Nội

đầu về đại số, hình học, hình thành kĩ năng thực hành tính tốn, góp phần phát triển năng lực cá
nhân, phục vụ trong đời sống sau này của các em [3, 4]. Tuy nhiên, học sinh khuyết tật trí tuệ (HS
KTTT) có nhiều hạn chế trong phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy logic, nên trẻ gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập, đặc biệt là mơn Tốn [5].
Hiện nay, thực trạng dạy học Toán cho HS KTTT tại các trường tiểu hoc hòa nhập ở Việt
Nam còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là một số giáo viên (GV) còn lúng túng trong việc thực
hiện mục tiêu và nội dung bài học Toán cho các đối tượng học sinh khác nhau, trong đó có học
sinh KTTT; giáo viên chưa có sự điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu, nội dung dạy học Toán cho phù
hợp với học sinh KTTT [6] Điều này dẫn đến hiệu quả học tập Toán của học sinh KTTT cịn thấp,
số lượng học sinh chưa biết tính tốn cịn nhiều,. . .
Để khắc phục những hạn chế này, chúng ta cần phải tìm hiểu được thực trạng dạy và học

Toán của học sinh KTTT ở các lớp 1 hịa nhập. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá phù hợp và đề
xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh KTTT ở các trường tiểu học
hòa nhập hiện nay, làm cho các em thêm u thích mơn học này.

2.

Nội dung nghiên cứu

Để đảm bảo cho việc giáo dục trẻ khuyết tật một cách tốt hơn, nhà nước ta đã đưa ra phương
thức giáo dục mà trong đó trẻ khuyết tật học cùng với trẻ em bình thường trong trường phổ thông,
ngay tại nơi các em sinh sống, gọi là giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học
sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ
cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành
những thành viên đầy đủ của xã hội" [1].
Trong dạy học hòa nhập, nhiệm vụ được đặt ra là trẻ khuyết tật có thể học được cùng với các
học sinh bình thường mà khơng làm ảnh hưởng tới lớp học. Học sinh khuyết tật được học chung bài
học theo kế hoạch, chương trình dạy học chuẩn. Bên cạnh đó, học sinh khuyết tật cũng cần được
học theo chương trình riêng với những mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho các em. Khi xây dựng kế
hoạch bài giảng ở lớp hịa nhập, giáo viên cần có kĩ năng thiết kế bài giảng chung cho cả lớp cùng
với sự điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với mỗi cá nhân trẻ khuyết tật trong lớp mình [7].
Mỗi học sinh là một cá nhân có những đặc điểm khác nhau về cách học, tốc độ học, thời
gian lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, điều kiện học tập, kinh nghiệm sống. Đối với học sinh KTTT, “sự
khác nhau còn ở thời gian, mức độ và dạng khó khăn, được can thiệp sớm hay không được can
thiệp sớm, mức độ quan tâm của gia đình, giáo viên, và điều kiện chăm sóc” [8]. Do vậy, giáo viên
cần điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để khơng chỉ lơi cuốn học sinh
KTTT tích cực tham gia vào hoạt động học tập mà cịn nâng cao tính tương hợp giữa cách học của
học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Nội dung điều chỉnh bao gồm: thời gian, môi trường trong lớp học, những vấn đề cần điều
chỉnh trong các môn học, các biện pháp tự quản, kiểm tra bằng nhiều hình thức, tài liệu và học
liệu, giao bài tập, những biện pháp kích thích, động viên HS học tập. . . [8].

Phương pháp điều chỉnh bao gồm: Phương pháp đồng loạt, phương pháp trùng lặp giáo án,
phương pháp đa trình độ, phương pháp thay thế [8].
Hình thức điều chỉnh bao gồm: Thay đổi hình thức hoạt động của HS, hình thức giảng dạy
của GV, phong cách giảng dạy của GV, nội dung và yêu cầu, hình thức đánh giá, các yếu tố của
225


Nguyễn Hà My

môi trường học, cách giao nhiệm vụ và bài tập, cách trợ giúp. . . [8].
Các phương pháp dạy học (PPDH) được sử dụng trong mơn Tốn lớp 1 gồm: Phương pháp
trực quan; Phương pháp vấn đáp gợi mở; Phương pháp dùng lời nói; Phương pháp thực hành luyện
tập; Phương pháp sử dụng phiếu giao việc; Nhóm các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp
phát hiện và giải quyết vấn đề, Phương pháp dạy học kiến tạo, Phương pháp dạy học khám phá [9].
Các hình thức dạy học mơn Tốn trong lớp học hịa nhập học sinh KTTT gồm: Hình thức
dạy học theo lớp; Hình thức dạy học hợp tác nhóm; Hình thức dạy học cá nhân [9].

2.1.

Thực trạng việc dạy học Toán cho học sinh KTTT lớp 1 học hòa nhập tại
một số trường tiểu học ở Hà Nội

Dựa trên những nghiên cứu lí luận về trẻ KTTT và mục tiêu, nội dung cũng như phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học Tốn ở lớp 1, chúng tôi đã tiến hành điều tra 17 giáo viên, 24
học sinh KTTT khối 1 và 7 phụ huynh trẻ KTTT ở ba trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội là trường
tiểu học Mĩ Đình, trường tiểu học Phú Đô, và trường tiểu học Cổ Nhuế B. Tất cả các giáo viên
khối 1 đều thực hiện các tiết Tốn theo tiến trình quy định của Phịng Giáo dục - Đào tạo của địa
phương.
* Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học mơn Tốn cho học sinh KTTT lớp 1
học hịa nhập

Về nhận thức, chúng tơi đã khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề trong dạy
học toán cho HS KTTT lớp 1 học hòa nhập như sau:
Bảng 1. Mức độ hiểu biết của giáo viên về các vấn đề trong dạy học mơn Tốn
cho HS KTTT lớp 1 học hịa nhập
Khơng hiểu
Hiểu ít
Hiểu rõ
Vai trị của mơn Tốn trong việc
hình thành và phát triển tư duy, năng
0%
29,42%
70,58%
lực của học sinh KTTT
Ưu và nhược điểm của các PPDH
và hình thức dạy học Toán được sử
17,64%
47,05%
35,31%
dụng trong dạy học cho trẻ KTTT
lớp 1 hịa nhập
Nắm được nội dung, phương pháp,
và hình thức điều chỉnh các hoạt
58,82%
23,52%
17,66%
động dạy học mơn Tốn cho trẻ
KTTT lớp 1 hịa nhập
Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, đa số GV (70,58%) có hiểu biết về vai trị của mơn
Tốn trong việc hình thành và phát triển tư duy, năng lực của HS KTTT. Tuy nhiên, vẫn còn một
số GV có nhận thức chưa tốt, chưa hiểu rõ về giáo dục hịa nhập cũng như việc dạy Tốn cho HS

KTTT có tầm quan trọng như thế nào.
Khi điều tra về các ưu và nhược điểm của các PPDH và hình thức dạy học Tốn được sử
dụng trong dạy học cho trẻ KTTT lớp 1 hòa nhập, 17,64% GV không biết và 47,05% GV hiểu biết
226


Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hịa nhập ở Hà Nội

rất ít về các PPDH và hình thức dạy học nào sẽ kích thích được tính tích cực, thu hút được sự thích
thú của HS KTTT tham gia vào bài học, cũng như phương pháp hoặc hình thức dạy học nào khơng
thực sự phù hợp với HS KTTT lớp 1.
Bên cạnh đó, 58,82% số GV được hỏi không nắm vững sự điều chỉnh các nội dung, phương
pháp, và hình thức tổ chức hoạt động dạy học mơn Tốn cho trẻ KTTT lớp 1 hịa nhập. Điều này
xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như GV chỉ tập trung vào số đông HS trong lớp mà không
chú ý tới việc điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng
trẻ KTTT học hịa nhập. . . Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng tôi tiếp tục tiến hành tìm hiểu
thực trạng điều chỉnh trong dạy học Tốn cho học sinh KTTT tại các lớp học hịa nhập lớp 1.
* Thực trạng điều chỉnh trong dạy học Tốn cho học sinh KTTT tại các lớp học hịa nhập
lớp 1
Điều chỉnh hoạt động dạy học mơn Tốn

Stt
1
2
3
4
5
6

Bảng 2. Mức độ điều chỉnh của giáo viên trong dạy học mơn Tốn

đối với học sinh KTTT lớp 1 tại trường tiểu học hòa nhập
Mức độ điều chỉnh (%)
Nội dung điều chỉnh
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Mục tiêu bài học
5,9
23,52
70,58
Nội dung bài học
17,64
29,41
52,95
Phương pháp dạy học
35,29
23,52
41,19
Hình thức dạy học
11,75
35,3
52,95
Phương tiện dạy học
29,41
41,18
29,41
Kiểm tra, đánh giá
17,64
58,84
23,52


Qua tìm hiểu giáo án của GV dạy lớp 1 hòa nhập ở ba trường tiểu học được điều tra, 70,58%
giáo án chưa thể hiện việc điều chỉnh mục tiêu bài học. Điều này được thể hiện giáo viên chỉ mới
đưa ra những mục tiêu chung dành cho tất cả các học sinh trong lớp mà chưa có mục tiêu riêng
dành cho học sinh KTTT. 23,52% số giáo viên cịn lại đã có sự điều chỉnh về mục tiêu bài học
dành cho học sinh KTTT nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Một giáo viên chưa có sự điều chỉnh
về mục tiêu bài học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh nội dung dạy học trong dạy học cho
học sinh KTTT nên 17,64% số giáo viên thường xuyên điều chỉnh nội dung bài học, 29,41% số
giáo viên có sự điều chỉnh về nội dung nhưng chưa nhiều nên chất lượng điều chỉnh nội dung dạy
học còn hạn chế. Vẫn cịn nhiều giáo viên khơng có sự điều chỉnh về nội dung.
35,29% số giáo viên được hỏi thường xuyên điều chỉnh phương pháp (PP), giáo viên sử
dụng các phương pháp thay thế phù hợp với khả năng, nhận thức của học sinh. 41,19% số giáo
viên còn lại không sử dụng phương pháp điều chỉnh mà sử dụng các phương pháp như đối với học
sinh bình thường.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh phương tiện dạy học mơn Tốn cho HS KTTT đã được một
số giáo viên tiểu học lớp 1 hịa nhập chú trọng và có sự thay đổi phương tiện dạy học một cách
thường xuyên (chiếm 29,41% GV được điều tra). Các phương tiện dạy học được sử dụng và điều
chỉnh thường xuyên bao gồm: vật mẫu/vật thật, tranh ảnh. . . , nhằm giúp HS KTTT hiểu bài tốt
227


Nguyễn Hà My

hơn. Tuy nhiên, các phương tiện dạy học được sử dụng chưa phong phú và chưa có những phương
tiện dạy học hỗ trợ riêng cho HS KTTT. 41,18% số GV còn lại chỉ thỉnh thoảng điều chỉnh và
thay đổi phương tiện dạy học cho phù hợp với HS KTTT và có đến 29,41% số GV khơng thay đổi
phương tiện dạy học mà chỉ sử dụng các phương tiện dạy học chung cho cả lớp.
Về hình thức dạy học, thực tế quan sát và dự giờ cho thấy 6/17 giáo viên đã có sự thay đổi
hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh KTTT, tuy nhiên, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng, chưa có

sự thường xuyên điều chỉnh hình thức dạy học để học sinh KTTT theo kịp bài học và đạt được mục
tiêu bài học riêng cho học sinh đã đề ra. Giáo viên thường xuyên sử dụng hình thức dạy học cả lớp
cho học sinh KTTT như học sinh bình thường, hình thức dạy học cá nhân cho học sinh KTTT là rất
ít do giáo viên chỉ chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng đại trà cho tất cả các học sinh trong lớp.
Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong dạy học hòa nhập cho học sinh KTTT,
đặc biệt là hiên nay quy trình kiểm tra đánh giá đã có rất nhiều thay đổi (theo thông tư 30). Tuy
nhiên, chỉ có một số lượng rất nhỏ giáo viên (17,64%) quan tâm đến vấn đề mức độ nhận thức của
học sinh KTTT. Do vậy, giáo viên cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của
học sinh để kịp thời nắm bắt được sự tiến bộ của các em qua mỗi hoạt động, mỗi bài học, từng giai
đoạn cụ thể. . . để có sự điều chỉnh phù hợp với năng lực và nhu cầu của học sinh.
Sử dụng các phương pháp dạy học mơn Tốn cho HS KTTT lớp 1 hòa nhập
Việc sử dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp và nhuần nhuyễn đóng vai trò
quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học mơn Tốn nói
riêng. Đối với HS KTTT, phương pháp dạy học mơn Tốn mà giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới
việc tiếp thu môn học này của HS. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá mức độ vận dụng các phương
pháp dạy học mơn Tốn cho HS KTTT và cách thức tiến hành các phương pháp dạy học này trong
các tiết học Toán cho HS KTTT.
Stt

1
2
3
4
5
6

Bảng 3. Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học mơn Tốn
Mức độ vận dụng (%)
Các phương pháp dạy học mơn Tốn
Ln

Thường
Thỉnh
Khơng
ln
xun
thoảng
bao giờ
Phương pháp trực quan
100
0
0
0
Phương pháp vấn đáp gợi mở
0
82,35
11,76
5,89
Phương pháp dùng lời nói
100
0
0
0
Phương pháp thực hành luyện tập
0
88,24
11,76
0
Phương pháp sử dụng phiếu giao việc
0
0

58,82
41,18
Nhóm các phương pháp dạy học tích
0
0
0
100
cực: PP phát hiện và giải quyết vấn đề,
PP dạy học kiến tạo. . .

Có thể nói, tất cả các giáo viên được hỏi đều sử dụng PP trực quan và PP dùng lời nói khi
dạy cho HS KTTT. Điều này được lí giải bởi đây là những phương pháp được sử dụng phổ biến
trong tiến trình bài dạy mơn Tốn: GV có thể sử dụng PP dùng lời nói trong hầu hết các hoạt động
của bài học như kiểm tra bài cũ, dạy bài mới (giới thiệu bài, nêu khái niệm, nêu ví dụ. . . ), hoặc
đối với PP trực quan, GV sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, các đồ dùng dạy học
228


Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hịa nhập ở Hà Nội

trong mơn Tốn như que tính, thẻ số, các biểu tượng toán học. . . để giúp học sinh tiếp cận với nội
dung bài học. Hai phương pháp này được GV sử dụng trong hầu hết các tiết dạy học Toán cho tất
cả các đối tượng học sinh, trong đó có HS KTTT; tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của PP dùng lời nói
là chưa cao vì HS ít có cơ hội được tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học Toán trong
khi PP trực quan lại giúp HS nắm bắt kiến thức và kĩ năng Tốn một cách tốt hơn vì các em được
hoạt động trực tiếp trên các phương tiện trực quan, tạo hứng thú cho người học.
PP vấn đáp gợi mở, và PP thực hành luyện tập được các GV ở 3 trường điều tra sử dụng
thường xuyên trong các tiết học Toán. Các GV trong khu vực điều tra cho biết, họ sử dụng PP vấn
đáp gợi mở (82,35%) nhiều đối với đối tượng HS KTTT, tuy nhiên, việc sử dụng PP chưa thực sự
hiệu quả vì HS KTTT thường không trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra, ngay cả khi GV đã

đưa nhiều gợi ý hay chia nhỏ câu hỏi thành nhiều ý để giúp HS có thể trả lời được. Một số GV cho
hay, nếu như tập trung quá nhiều vào các câu hỏi cho HS KTTT thì tiến trình bài học sẽ bị ảnh
hưởng; cho nên, khi một HS KTTT không trả lời được câu hỏi GV đề ra, HS khác sẽ được GV gọi
để hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi và HS KTTT đó sẽ được yêu cầu nhắc lại câu trả lời. . . Bên cạnh đó,
PP thực hành luyện tập được 88,24% số GV sử dụng nhiều trong các bài học để giúp HS KTTT
hiểu rõ nội dung bài và luyện tập nhiều sẽ giúp các em hình thành kĩ năng tốn học.
Bên cạnh đó, PP sử dụng phiếu giao việc ít được GV sử dụng cho HS KTTT bởi thông
thường HS KTTT không thực hiện được các yêu cầu trong phiếu giao việc. 58,82% số GV được
hỏi thỉnh thoảng sử dụng PP này cho HS dưới hình thức nhóm, HS KTTT được thực hiện nhiệm
vụ trong phiếu giao việc dưới sự dẫn dắt của các bạn trong nhóm và của giáo viên. 41,18% số GV
cịn lại khơng bao giờ sử dụng PP này cho HS KTTT.
Nhóm các PP dạy học tích cực khơng bao giờ được GV sử dụng cho HS KTTT bởi các GV
cho rằng HS KTTT có nhiều hạn chế về mặt tư duy cũng như kĩ năng, việc sử dụng các PP dạy
học tích cực vào bài học sẽ khiến các em thêm khó hiểu và không tham gia vào các hoạt động học
trên lớp. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là đúng bởi việc vận dụng khéo léo các PP dạy học tích cực
phù hợp vào các nội dung của mơn Tốn sẽ giúp cho khơng chỉ HS bình thường mà cả HS KTTT
có sự hứng thú và u thích mơn Tốn hơn.
Việc sử dụng các PP dạy học trong mơn Tốn cho HS KTTT hiện nay chưa được các trường
tiểu học trong địa bàn khảo sát quan tâm sát sao và việc lựa chọn các PPDH cho HS KTTT của các
GV lớp 1 chỉ dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm cụ thể của các HS KTTT lớp mình chủ nhiệm. Một
số giáo viên chưa có những định hướng đúng đắn trong việc điều chỉnh vận dụng các PPDH trong
mơn Tốn, khiến cho hiệu quả việc học Toán của HS KTTT học lớp 1 hịa nhập là chưa được cao.
Sử dụng các hình thức dạy học mơn Tốn cho HS KTTT lớp 1 hịa nhập
Stt

1
2
3

Bảng 4. Mức độ vận dụng các hình thức dạy học mơn Tốn

Mức độ vận dụng (%)
Các hình thức dạy học mơn Tốn
Ln
Thường
Thỉnh
Khơng
ln
xun
thoảng
bao giờ
Hình thức dạy học theo lớp
0
100
0
0
Hình thức dạy học hợp tác nhóm
0
11,76
70,58
17,66
Hình thức dạy học cá nhân
0
0
76,48
23,52

229


Nguyễn Hà My


Cùng với việc sử dụng hợp lí các PPDH Tốn, việc tổ chức tốt và đa dạng hóa các hình thức
dạy học khác nhau trong tiết dạy Tốn cũng góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành kiến thức
và kĩ năng học Toán cho HS KTTT. Kết quả điều tra về việc sử dụng các hình thức dạy học mơn
Tốn cho HS KTTT lớp 1 hịa nhập cho thấy tất cả GV được hỏi đều tổ chức hình thức dạy học
theo lớp. Qua dự giờ và quan sát cho thấy, việc tổ chức hình thức dạy học theo lớp hiện nay được
GV sử dụng rất thường xuyên nhằm cung cấp một nội dung kiến thức mới hay hướng dẫn kĩ năng,
hướng dẫn bài tập cho cả lớp. Đây là hình thức chủ yếu mà GV lựa chọn để tiến hành các PPDH.
Ở hình thức này, chủ yếu là các hoạt động của GV, HS ít có cơ hội được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động, đặc biệt là các HS KTTT.
Ở hình thức dạy học hợp tác nhóm, 70,58% GV thỉnh thoảng sử dụng hình thức này trong
các hoạt động dạy học trên lớp. Chỉ có 11,76% GV được hỏi sử dụng hình thức này một cách
thường xuyên. GV lí giải lí do chỉ thỉnh thoảng sử dụng hình thức này bởi HS lớp 1 vẫn chưa quen
với việc hoạt động nhóm. Vì vậy, để đảm bảo tiến trình dạy học, GV chỉ sử dụng hình thức làm
việc nhóm đơi trong một số hoạt động như đối chiếu kết quả bài tập. . .
Đối với hình thức dạy học cá nhân, 76,48% GV thỉnh thoảng thực hiện hình thức dạy học
này đối với HS KTTT (chủ yếu trong các giờ hướng dẫn học), thậm chí 23,52% GV khơng bao giờ
sử dụng hình thức này đối với HS KTTT lớp mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến HS KTTT bởi
các vốn có những hạn chế về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kĩ năng nhận
thức, xã hội và kĩ năng thích ứng thực tế cho nên, việc sử dụng hình thức dạy học cá nhân sẽ giúp
các em tiếp cận tốt hơn tới các kiến thức toán học để từ đó hình thành được các kĩ năng tốn học.
* Thực trạng trình độ tiếp thu mơn Tốn và những khó khăn trong q trình học mơn
Tốn của HS KTTT lớp 1
Nhận định của giáo viên về trình độ tiếp thu mơn Tốn của học sinh KTTT học lớp 1
hịa nhập
Để GV có thể tiến hành điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học mơn Tốn phù
hợp với khả năng và nhu cầu của HS KTTT học lớp 1 hịa nhập, việc nắm vững được trình độ nhận
thức của trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo kết quả điều tra thì 100% GV cho rằng khả
năng nhận thức của HS KTTT là chậm và rất chậm, tư duy kém phát triển dẫn dến quá trình học
tập nói chung và q trình học Tốn của HS KTTT nói riêng bị ảnh hưởng về nhiều mặt.

Qua quan sát tại các lớp học, chúng tôi nhận thấy các HS KTTT lớp 1 học hịa nhập có tri
giác đối tượng chậm hơn HS bình thường và tư duy logic kém. Các em cịn gặp khó khăn trong
việc ghi nhớ bài học, cơng thức, cách tính. . . , khả năng tập trung chú ý cũng thấp nên các em khó
tập trung vào việc gì trong khoảng thời gian dài.
Mức độ khó của các nội dung Tốn học đối với HS KTTT [10]
Stt
1
2
3
4
230

Bảng 5. Đánh giá mức độ khó của các nội dung Toán học lớp 1
Mức độ (%)
Nội dung chương trình mơn Tốn
Khó
Phù hợp
Số học và các yếu tố đại số
17,64
82,36
Đại lượng và đo đại lượng
58,83
41,17
Yếu tố hình học
52,95
47,05
Giải tốn có lời văn
100
0


Dễ
0
0
0
0


Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hòa nhập ở Hà Nội

Kết quả của bảng trên cho thấy khơng có nội dung nào trong chương trình tốn lớp 1 là dễ
đối với HS KTTT. Trên thực tế, HS KTTT gặp khó khăn trong q trình lĩnh hội cả 4 nội dung
toán học này. Theo ý kiến của các GV được khảo sát, 82,36% số GV cho rằng nội dung Số học
và các yếu tố đại số là phù hợp với khả năng và nhu cầu của HS KTTT. Điều này được lí giải bởi
đây là nội dung cơ bản, xun suốt trong chương trình mơn Tốn lớp 1 và có nhiều ứng dụng trong
thực tế. HS KTTT không chỉ học nội dung này thông qua các con số, phép tính, các em cịn có thể
học thơng qua các sự vật, đồ vật hay con vật gắn liền với đời sống của các em.
Tuy nhiên, với nội dung Đại lượng và đo đại lượng và nội dung Yếu tố hình học, mức độ
phù hợp với HS KTTT là thấp hơn (41,17% GV cho rằng nội dung Đại lượng và đo đại lượng là
phù hợp; 47,05% GV cho rằng nội dung Yếu tố hình học là phù hợp với HS KTTT). Lí do các GV
đưa ra là bởi các nội dung này mang tính trừu tượng cao hơn, để học được những nội dung này,
HS phải vận dụng cả các kĩ năng được học từ nội dung Số học và các yếu tố đại số. GV cho rằng,
nhiều HS KTTT gặp khó khăn trong việc phân biệt các dạng hình học, đếm số hình đơn hình ghép,
HS khơng hiểu các đơn vị đo đại lượng. . . Trong các nội dung ở chương trình mơn Tốn lớp 1 thì
nội dung Giải tốn có lời văn được đánh giá là nội dung khó đối với HS KTTT (100% GV) bởi tư
duy logic của HS KTTT là rất kém, các em khó khăn trong việc kết nối các dữ liệu của bài toán.
Do vậy, khi tổ chức dạy học Toán cho HS KTTT lớp 1 học hòa nhập, các GV cần linh hoạt
trong việc điều chỉnh các yếu tố của quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng của mỗi
HS KTTT.

2.2.


Ngun nhân thực trạng học mơn Tốn của HS KTTT lớp 1 học hòa nhập
tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội

* Nguyên nhân khách quan
Các đặc điểm của HS KTTT đã gây cho các em nhiều khó khăn trong việc hình thành những
tri thức và kĩ năng tốn học. HSKTTT khó khăn trong việc phân biệt số và chữ số, số liền trước số
liền sau, nhận diện hình học, khơng hiểu các số đo đại lượng. . . Trẻ không thể chú ý, tập trung vào
việc gì đó trong thời gian dài. Bên cạnh đó, HS KTTT mới bắt đầu làm quen với mơi trường tiểu
học hịa nhập nên càng khó khăn hơn trong việc thích nghi với các hoạt động học tập và giáo dục
trong nhà trường [5].
Sĩ số lớp đông (trung bình 50 HS/lớp) khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc hỗ trợ HS
KTTT cũng như điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức dạy học để phù hợp với đặc điểm
nhận thức và tâm lí của các em.
* Nguyên nhân chủ quan
Giáo viên chưa thực sự hiểu về học sinh KTTT và chưa có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Các GV chưa hoặc ít có sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS KTTT và phù hợp với môi trường giáo dục
hịa nhập.
Giáo viên chưa có sự giảm tải về nội dung dạy học mơn Tốn. Phương pháp dạy học mơn
Tốn của giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của trẻ, chưa phát huy được điểm mạnh
của trẻ. Mặc dù một số giáo viên đã có sự điều chỉnh về phương pháp cũng như hình thức dạy –
học nhưng hầu hếtcác hoạt động dạy - học trên lớp khơng thể hiện các hỗ trợ, ít có sự tham gia của
HSKTTT.
231


Nguyễn Hà My

Gia đình của HS KTTT chưa quan tâm tích cực đến việc học của các em hoặc chưa có sự

hướng dẫn con/em mình một cách đúng đắn.

2.3.

Một số định hướng trong dạy học mơn Tốn cho HS KTTT lớp 1 học hòa
nhập tại một số trường tiểu học ở Hà Nội

Dựa trên những kết quả khảo sát thu được cũng như tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
học Toán của HS KTTT lớp 1 tại một trường tiểu học trong địa bàn Hà Nội, chúng tôi xin đề xuất
một số định hướng trong dạy học mơn Tốn cho HS KTTT lớp 1 học hòa nhập như sau:
* Điều chỉnh hoạt động dạy học
- Điều chỉnh mục tiêu dạy học: Giáo viên cần xác định mục tiêu chung cho cả lớp và mục
tiêu riêng cho trẻ KTTT (mục tiêu hành vi).
- Sử dụng các phương pháp đặc thù cho HS KTTT: Các phương pháp này giúp cho HS
KTTT dễ dàng tiếp nhận thông tin theo đặc điểm riêng của các em, giúp giảm bớt những hạn chế
do khuyết tật mạng lại cho các em trong quá trình học tập, sinh hoạt và vui chơi. Giáo viên cần
quan sát, tìm hiểu đặc điểm HS KTTT ở lớp mình để từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp cho
các em nhằm kích thích hứng thú học tập ở các em. Một số phương pháp đặc thù cho HS KTTT
được khuyến khích để giáo viên sử dụng là:
+ Phương pháp xâu chuỗi: Chuỗi tiến (giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện, sau đó giáo
viên thực hiện bước thứ hai cho đến hết; tương tự như vậy cho tới khi học sinh tự thực hiện được
tất cả các bước); Chuỗi lùi (giáo viên thực hiện từ bước đầu đến gần cuối, hướng dẫn học sinh
tự thực hiện bước cuối, tương tự như vậy cho tới khi học sinh tự thực hiện được tất cả các bước);
hoặc Chuỗi toàn bộ nhiệm vụ (giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện thành thục 1 bước rồi mới
chuyển sang bước tiếp theo, tương tự như vậy cho tới bước cuối cùng).
+ Phương pháp quan sát: Giúp HS KTTT gần gũi với sự vật, hiện tượng xung quanh. HS sẽ
ghi nhận được hình ảnh qua tri giác nhìn. Tri giác nhìn sẽ làm cho HS KTTT chú ý, kết hợp với
những câu hỏi gợi ý của giáo viên, HS sẽ rút ra được kết luận về những điều cần biết.
+ Phương pháp nhóm: Việc học trong nhóm nhỏ sẽ kích thích khả năng học hỏi thông qua
quan sát của HS KTTT. Khi dạy học theo nhóm, giáo viên cần phân chia thời gian và sự chú ý của

mình cho các nhóm.
- Áp dụng kĩ thuật Phân tích nhiệm vụ (chuyển những nội dung khó thành những nhiệm vụ
nhỏ, hoặc bài tập phù hợp): Một số nội dung dạy đọc có thể cao so với sức HS nhưng các em vẫn
chiếm lĩnh được nếu GV biết chuyển những nội dung này thành những bài tập phù hợp. GV có thể
chia nhỏ một bài tập/nhiệm vụ thành nhiều u cầu nhỏ và có những biện pháp khích lệ kịp thời
khi HS KTTT hoàn thành một bài tập/nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, GV cần chọn những nội dung
trẻ KTTT có thể thực hiện được để các em có thể hồn thành nhiệm vụ.
- Dạy tiết cá nhân: Việc dạy cá nhân cho HS KTTT nên được nhà trường khuyến khích
nhằm mục đích rèn những kĩ năng cịn hạn chế cho HS KTTT mà không làm ảnh hưởng đến q
trình học tập chung của lớp. GV có thể thiết kế các tiết dạy cá nhân vào giờ tự học của HS vào
buổi chiều để củng cố kiến thức và kĩ năng cho HS KTTT.
- Tạo hứng thú, động cơ cho việc học của HS KTTT: Mơn Tốn sẽ trở nên rất khô khan nếu
như GV chỉ cho HS KTTT làm việc với những con số. . . GV nên tổ chức các trò chơi học tập theo
232


Thực trạng dạy học toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 tại một số trường tiểu học hịa nhập ở Hà Nội

nhóm/lớp và động viên HS KTTT tham gia để các em được thể hiện bản thân và tạo cho các em
cơ hội thành công.
* Điều chỉnh sự phối hợp với gia đình
- Nâng cao nhận thức cho gia đình HS KTTT về vai trị của họ trong việc chăm sóc, giáo
dục con: Nhằm giúp gia đình HS nhận thức đúng đắn về vai trò của họ trong việc chăm sóc, giáo
dục con. Từ đó, gia đình sẽ hợp tác tích cực với nhà trường trong việc giáo dục HS KTTT nói
chung và trong mơn Tốn nói riêng.
- Phối hợp với gia đình lên kế hoạch hỗ trợ HS KTTT: Giáo viên cần phối hợp với gia đình
lên kế hoạch hỗ trợ HS KTTT tại gia đình như hướng dẫn phụ huynh cách thức củng cố kiến thức,
kĩ năng đã học cho HS KTTT thông qua các trị chơi học tập hoặc thơng qua một số nhiệm vụ tại
gia đình trẻ, thiết lập sổ trao đổi hàng ngày để phụ huynh nắm bắt được tình hình của con em mình
tại trường học.


3.

Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tơi thấy chất lượng học mơn Tốn của HS KTTT lớp 1 học hòa nhập
tại một số trường tiểu học ở Hà Nội chủ yếu đạt mức độ thấp. Học sinh cịn gặp nhiều khó khăn
trong việc tri giác đối tượng, tư duy logic, khả năng tập trung chú ý kém, khiến cho các em tiếp
thu kiến thức và hình thành kĩ năng toán học chậm hơn nhiều so với các HS bình thường.
Việc tiến hành điều tra GV dạy lớp hịa nhập có HS KTTT với mục đích khảo sát nhận thức
và kĩ năng của GV khi làm việc với trẻ đã cho ta thấy những khó khăn của GV trong việc điều
chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, và hình thức tổ chức dạy học cho
HS KTTT. Một số nguyên nhân được đưa ra như GV còn lúng túng khi lựa chọn nội dung dạy học
và phương pháp dạy học chưa sát với khả năng và nhu cầu của từng đối tượng HS KTTT, GV chưa
được đào tạo chuyên sâu về giáo dục hòa nhập cũng như chưa linh hoạt trong việc điều chỉnh các
yếu tố trong q trình dạy học, sĩ số lớp đơng dẫn đến HS KTTT chưa được quan tâm một cách
đúng đắn. . .
Dựa trên những kết quả thu được, báo cáo đã đề xuất một số định hướng về điều chỉnh nhằm
nâng cao chất lượng học mơn Tốn của các em, và hơn thế nữa, giúp các em tự tin và u thích học
Tốn: GV cần có sự điều chỉnh các hoạt động trong dạy học mơn Tốn cho HS KTTT (điều chỉnh
mục tiêu, sử dụng các phương pháp đặc thù, áp dụng kĩ thuật phân tích nhiệm vụ, dạy tiết cá nhân,
và kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập cho HS KTTT), và hỗ trợ phụ huynh của HS KTTT
trong việc chăm sóc và giáo dục con mình tại gia đình.
Điều quan trọng là chúng ta cần tiến hành đồng bộ các biện pháp cũng như có sự phối hợp
chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để tạo cho HS KTTT cơ hội thành công trong khơng chỉ mơn
học này mà cịn cả trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]


Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học), 2005. Giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật bậc tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
TS Vương Hồng Tâm, 2011. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho
trẻ khiếm thính ở cấp tiểu học, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giáo dục đặc biệt Việt Nam - Kinh
233


Nguyễn Hà My

nghiệm và triển vọng. Nxb Đại học Sư phạm, tr. 200 - 202.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học), 2007. Toán và phương pháp
dạy học Toán ở tiểu học (Tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học), 2007. Toán và phương pháp
dạy học Toán ở tiểu học (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Hoàng Yến (Chủ biên) - Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật
trí tuệ. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Xuân Hải, 2008. Những vấn đề khó của Chương trình tiểu học đối với học sinh chậm
phát triển trí tuệ học hịa nhập. Tạp chí Giáo dục, số 182, tr. 8-18.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết
tật. Thông tư 23/2006/GD-Bộ GD & ĐT.
[8] Nguyễn Xuân Hải, 2008. Điều chỉnh nội dung dạy học một số môn học cho học sinh chậm
phát triển trí tuệ học hịa nhập ở lớp 1. Luận án Tiến sĩ, Mã số 62 14 01 01.
[9] Phó Đức Hịa, 2009. Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học. Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[10] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2014. Sách giáo khoa Toán lớp 1 (Tập 1 + 2).Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[3]

ABSTRACT
The teaching of Mathematics to intellectually disabled Fỉrst Grade students

at inclusive primary schools in Hanoi
Inclusive education means that all children are welcomed to attend school in an
age-appropriate, regular class and each student is given the help needed to learn, contribute, and
participate in all aspects of the life at their school. However, there are disadvantages of teaching
students with intellectual disability in an inclusive setting. This article looks at the teaching and
learning of Mathematics by intellectually disabled First Grade students at inclusive elementary
schools in Hanoi. The research shows that the teaching of Math to First Grade students who were
intellectually disabled attained low results. The understanding of teachers about the issues when
teaching Math to students with intellectual disabilities was different and the adjustment made to
content method and manner of teaching was slight and so the students’ ability to learn Math was
low. We looked into the causes of this status and proposed adjustments in the teaching and learning
activities and in the communication between the school and family that may help inclusive schools
limit the cons and improve the pros so that students with intellectual disability will have a greater
chance at success.
Keywords: Inclusive education, Students with intellectual disability, Status of teaching
Mathematics.

234



×