Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viết điều tra phải “mắt thấy, tai nghe, tay sờ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.38 KB, 5 trang )

Viết điều tra phải “mắt thấy, tai nghe, tay sờ”
Cuộc gặp gỡ với nhà báo trẻ Vũ Văn Tiến chuyên viết điều tra, đồng thời là
tác giả của ba cuốn sách: Phía sau cổng làng, Viết báo thời sinh viên và Bước
vào nghề báo, hiện là Trưởng ban Bạn đọc báo Dân trí điện tử diễn ra rất cởi
mở, đời thường. Anh có những chia sẻ rất thật về nghề báo, về những kinh
nghiệm viết báo trong suốt quãng thời gian sinh viên và những trăn trở với
nghề …
Là một trong số những sinh viên tiêu biểu trưởng thành từ trường Học viện
Báo chí & tun truyền, anh có thể chia sẻ con đường đến với nghiệp báo và
mảng điểu tra?
Con đường đến với nghiệp báo của tôi hết sức tình cờ. Tơi vốn u thích văn
chương từ ngày cịn đi học phổ thông, hơn nữa tôi cũng hay để ý các chuyện làng
xã trên đài phát thanh ở quê hương Nam Sách. Từ sự để ý đó, tơi tập tành viết, ban
đầu là chuyện thơn xóm rồi chuyện làng xã phát cho đài địa phương rồi gửi báo.
Bài báo đầu tiên được đăng trên báo Nông thôn ngày nay khi tôi mới học lớp 10
của trường cấp III Mạc Đĩnh Chi, Nam Sách, Hải Dương. Năm 2002, tôi đỗ vào
Phân viện Báo chí & tuyên truyền, sinh viên lớp báo viết, khóa 22.
Những năm ngồi trên ghế nhà trường, niềm u thích nghề báo đã thúc đẩy tơi
viết, lúc đầu là những vấn đề chuyện làng, chuyện xã nơi quê hương Hải Dương
nghèo khó, sau đó là các vấn đề khác xung quanh Hà Nội. Viết báo vừa là niềm
đam mê, vừa là để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống sinh viên nghèo khó.
Cuộc sống sinh viên nghèo khó là động lực để anh viết nhiều, viết khỏe?
Trong nghèo khó sẽ có động lực. Hồi tơi đi học, đa số các bạn đều ở Hà Nội có
cuộc sống khá giả. Trong khí đó, gia đình tơi thuần nơng, lại phải nuôi bốn anh em


học đại học, rất vất vả. Sinh nhật, các bạn tặng nhau bó hoa đắt tiền hay dầu gội
xịn như X-man, Enchanter, thì bản thân tơi chỉ có đủ tiền để tặng bạn một cuốn
thơ tay nho nhỏ Hàn Mặc Tử hay Nhật ký trong tù với giá 3000 đồng.
Bằng chiếc xe đạp @ cũ, tôi rong ruổi khắp phố phường Hà Nội. Viết thời sinh
viên cũng có hai loại, một là để kiến tiền như mỗi cái tin ảnh trên báo Lao Động


hay tuổi trẻ là có 150 ngàn đồng, thể là đủ trang trải cho sinh hoạt, hai là viết bằng
trăn trở, bằng tâm huyết với nghề. Nhưng nghèo khó dạy cho tơi trưởng thành hơn,
quyết tâm hơn.

Nhà báo Vũ Văn Tiến- Trưởng ban Bạn đọc báo Dân trí điện tử, trong buổi trị
chuyện cởi mở với lớp Báo in K28A1
Được biết anh chuyên viết mảng điều tra trên nhiều báo đặc biệt là “Nhà báo &
công luận” bây giờ là báo điện tử Dân trí, theo anh cái khó của khi viết mảng
điều tra là gì?


Viết mảng điều tra khó bởi địi hỏi khơng chỉ kiến thức mà cịn kỹ năng nhanh
nhạy. Nhìn một sự việc phải nhìn theo nhiều hướng, khơng được chủ quan, đặc
biệt phải mắt thấy, tai nghe, tay sờ thấy nhân chứng, vật chứng.
Nếu viết việc kiện tụng tố cáo, phải tìm người đi kiện, phải xem giấy tờ hồ sơ, và
phải nắm được vấn đề. Đặc biệt, không được dựa quen biết mà làm chủ quan, đấy
là con dao giết chết ngịi bút của mình. Với tơi, nhiều lần bị nhắn tin dọa giết, dọa
giết chết khơng tồn thây, nhưng nhà báo phải có bản lĩnh, cầm đằng chi sự
việc, có như thế mới viết tốt được mảng điều tra.
Mảng điều tra là một mảng tương đối mạo hiểm, anh nghĩ sao nếu nữ nhà báo
cũng xông pha trên mặt trận này?
Phụ nữ làm báo đã vất vả chứ chưa nói gì đến xơng pha cho mảng điều tra. Hơn
nữa, chị em làm phóng viên khi viết điều tra về các cá nhân, doanh nghiệp lại gặp
nhiều cám dỗ. Không chỉ cám dỗ đồng tiền mà cịn cả tình cảm. Bản thân tơi thấy,
một bộ phận khơng nhỏ nữ phóng viên đã rơi vào bẫy tình. Nhưng phải thừa nhận
rằng, phụ nữ làm báo có cá tính mạnh. (cười)
Thường thì sinh viên hay khó ở khâu đề tài và triển khai, với những kinh
nghiệm mà anh có được, anh có thể chia sẻ một vài cách để viết bài?
Cái mà các em hay mắc phải đó là trùng lặp đề tài và hay rơi vào đề tài cũ, sáo
mòn. Đề tài rất đơn giản, là những sự việc đời sống xảy ra hàng ngày xung quanh

chúng ta. Như bão giá ảnh hưởng tới chính sinh viên các em thế nào? Xóm trọ ra
sao? Bữa cơm gia đình thế nào?...Và khi đã có ý tưởng phải viết, phải làm ngay,
nếu chần chừ sẽ mất hứng và khó thể viết tiếp được.
Hơn nữa, chúng ta được đào tạo báo chí chuyên nghiệp mà bốn năm không viết
được một bài báo cũng đáng buồn và rất phí. Và để viết tốt, các em phải xây dựng
kiến thức nền, chăm đọc sách thu lượm kiến thức. Kiến thức đọc lúc này có thể


chưa sử dụng ngay nhưng sẽ dùng trong thời gian tới và sau này. Như các em phải
hiểu nguyên đơn, bị đơn, quốc hội là gì? ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan
nào? Chức năng gì?... Tất cả là kiến thức nền mà bản thân mỗi người đều phải xây
dựng.

Nhà báo Vũ Văn Tiến- cựu sinh viên lớp Báo viết K22, hiện là Trưởng ban Bạn
đọc báo Dân trí điện tử trong chuyến cơng tác tại Châu Âu, tháng 10/2010.
Anh có thể chia sẻ một kỉ niệm vui trong qng thời gian làm báo?
Cũng có lần tơi được phỏng vấn, người phỏng vấn tơi đã nói “tơi là nhà báo trường
thành từ phong trào nói xấu quê hương”. Quả thật, tôi hay viết về những cái xấu,
cái tiêu cực ở quê hương trong các bài báo của mình, thậm chí cứ thấy trên báo
viết xấu về Hải Dương, người khác viết họ cũng tưởng tôi. Đến ông cụ thân sinh
tơi đã nhiều lần nói tơi là nhà báo có ăn có học mà tồn viết xấu. Nên viết báo
cũng khó mà cũng dễ.
Cuối cùng, anh có thể chia sẻ thêm về ba cuốn sách của anh, đặc biệt là cuốn
“Bước vào nghề báo” là tập hợp hơn hàng trăm bài điều tra ?
Đến nay tơi có 3 cuốn sách đã xuất bản đó là Phía sau cổng làng (2005), Viết
báo thời sinh viên (2006) và cuốn Bước vào nghề báo (2008).
Mọi người hay gọi tôi là chàng trai xứ Đơng( Hải Dương) đó cũng là bút danh tơi
hay dùng khi cịn là sinh viên.Phía sau cổng làng (tập hợp 75 bài viết tiêu biểu đã
từng in trên các báo xoay quanh vấn đề nông thôn). Năm 2006, tôi tiếp tục cho ra
đời cuốn Viết báo thời sinh viên, dày 180 trang chứa đựng các bài viết đã được

đăng trên nhiều tờ báo thuộc các thể loại: tiểu phẩm báo chí, bài phản ánh, điều
tra… Đồng thời trong cuốn sách này, tôi cũng để một phần dung lượng đáng kể để


viết về những kinh nghiệm làm báo của bản thân, về con đường bước vào nghề
báo và những trăn trở, suy nghĩ với nghề... đó là những chia sẻ nho nhỏ của tôi
muốn gửi gắm tới các bạn sinh viên báo chí trẻ về nghề nghiệp.
Cịn cuốn Bước vào nghề báo (2008) dày 500 trang, với mục đích là “chia sẻ
những vấp váp, bỡ ngỡ của tôi khi chân ướt, chân ráo bước vào nghề”, những bài
điều tra mang nặng tính xã hội như : Thảm cảnh giọt nước tràn ly, Bệnh phát mùa
tuyển quân…. Các bạn sinh viên có thể đọc để thấy cách rút tít, cách phát hiện đề
tài cũ mà vẫn mới trong cách nhìn. Hy vọng các bạn sẽ sớm thành công, trở thành
nhà báo giỏi trong từng mảng đề tài.



×