Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con người văn hóa trong tư tưởng của một số danh nhân dân tộc -1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.61 KB, 5 trang )

Con người văn hóa
trong tư tưởng của một số
danh nhân dân tộc -1
Phần 1

So với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như Trung Quốc, Ấn Độ và
một số nước Tây Âu thì Việt Nam khơng có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trị


chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia... Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam
cũng có những nhà tư tưởng tiêu biểu của mình. Tư tưởng của họ tuy chưa được
trình bày một cách hệ thống như những học thuyết lớn nhưng lại chứa đựng khơng ít
những giá trị sâu sắc. Những giá trị đó khơng những đã là cơ sở cho tư duy dân tộc
trong một thời gian dài mà cịn có giá trị tích cực nhất định trong thời đại ngày nay.
Tiêu biểu phải kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trường Tộ ... Các
ông sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau vì thế có những quan điểm khác
nhau rất cơ bản nhưng có một điểm chung, các ơng đều là những người đại biểu cho
trí tuệ và tinh thần Việt Nam trong thời đại của mình.
Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, là con trai của
một đại quan triều Hồ, cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên
Đán. Năm 20 tuổi ông thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) triều Hồ, được
sung chức Ngự sử đài chánh chưởng. Khi quân Minh xâm lược nước
ta, ông đã tham gia phong trào Lam Sơn, phò giúp Lê Lợi đánh đuổi
giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Trong thời gian kháng
Minh, ông là quân sư của Lê Lợi. Trong thời kỳ đầu của triều Lê,
ông giữ chức Nhập nội hành khiển, kiêm Thượng thư bộ Lại và chức Giám nghị Đại
phu, kiêm Tri tam quán sự, chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám. Chính hồn
cảnh lịch sử, hoạt động thực tiễn, thiên tài trí tuệ và nhân cách vĩ đại của ông đã làm cho
tư tưởng của ông có nhiều giá trị khơng chỉ đối với đương thời mà cịn có ý nghĩa mãi về
sau. Sách lịch sử tư tưởng Việt Namviết: "Tên tuổi của ơng sáng chói trên cuốn sử vàng
của dân tộc. Có được vị trí đó, khơng những do cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì


nước của ơng, mà quan trọng hơn là do tư tưởng của ông đã đạt tới tầm cao của thời đại,
ông đã khái quát được những vấn đề có tính quy luật của cơng cuộc cứu nước và dựng
nước, chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó
nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới".
Con người và văn hố khơng tách rời nhau
Nguyễn Trãi khơng bàn đến nguồn gốc con người, mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên mà chủ yếu bàn đến con người với các mối quan hệ xã hội trên lập trường


Nho gia phong kiến. Chính vì thế, con người trong tư tưởng của ơng là con người văn
hố, thiên về các giá trị văn hoá tinh thần, lấy đạo đức nhân nghĩa làm nền tảng, đó là
con người thuộc tầng lớp trên, nắm quyền cai trị xã hội. Nói cách khác, con người trong
tư tưởng Nguyễn Trãi là con người thuộc giai cấp phong kiến thống trị. Vì vậy, trong đó
tất yếu có những yếu tố giá trị nhân văn, đồng thời cũng có những yếu tố mang tính hạn
chế lịch sử giai cấp.
Từ các di sản của Nguyễn Trãi có thể thấy nhân nghĩa là khái niệm được ơng trân
trọng nhất, bàn tới nhiều nhất. Đó là cơ sở cho niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, là nguồn gốc
của sức mạnh chính nghĩa. Theo ơng, người cầm quyền, kẻ làm tướng mưu tính việc lớn,
gánh trọng trách trước dân phải xuất phát từ nhân nghĩa mà xác định chủ trương đường
lối và hành động cho phù hợp. Chỉ có như vậy mới có thể thành cơng, mang lại hạnh
phúc cho dân, tránh tai họa bị thất bại hay huỷ diệt. Tư tưởng nhân nghĩa của ông thể
hiện tập trung trong các tác phẩm ông viết trong thời kỳ kháng chiến chống Minh.
Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân chính của Nguyễn Trãi thời kỳ này là phải cứu
dân. Nguyễn Trãi đã khéo sử dụng những luận điểm trong hệ tư tưởng của bọn xâm lược
để chỉ ra sai lầm của chúng và cảm hố chúng. Trong Đại cáo bình Ngô ông viết: "Việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân". Trong thư trả lời Phương Chính, Nguyễn Trãi viết: "Đạo làm
tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của". "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân
nghĩa làm gốc, công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, "Đem quân nhân nghĩa đi đánh
giặc cốt ở yên dân". Ông căm giận quân giặc vì chúng “thui dân đen trên ngọn lửa hung
tàn, hầm con đỏ dưới hố tai ương". Nhưng khi kẻ địch đã ở bước đường cùng, đã đầu

hàng thì ơng lại khơng giết chúng để hả giận mà cịn tạo điều kiện để chúng được rút về
nước một cách dễ dàng. Bởi lẽ, "trả thù báo oán là lẽ thường tình của mọi người, mà
khơng thích giết người là bản tâm của người nhân". Cũng tương tự như vậy, đối với kẻ
lầm đường, lạc lối theo giặc hoặc phạm tội, ông vẫn chủ trương khoan hồng để cứu vớt.
Thái bình lập lại, tư tưởng nhân chính được Nguyễn Trãi sử dụng tập trung vào
việc giáo dục tầng lớp quan lại vừa bước ra khỏi chiến tranh. Ông cho rằng trách nhiệm
của nhà cầm quyển là phải nuôi dân, chăn dân, huệ dân, làm cho dân nhanh chóng thốt
khỏi đau khổ bởi sự áp bức bóc lột của bọn ngoại xâm, bởi sự tàn phá của chiến tranh.


Hơn ai hết, ông thấu hiểu nỗi đau khổ của người dân vì chính ơng đã từng trải qua nỗi
gian nan mà quân thù gây ra. Điều làm ông xúc động nhất là cảnh đói cơm, rách áo của
con người. Ông cho rằng việc cấp bách nhất là phải làm sao cho dân khơng đói, khơng
rách, trên cơ sở đó đưa dân đến với lễ nghĩa, đến với nếp sống có trật tự, kỷ cương.
Tư tưởng của Nguyễn Trãi về con người văn hoá thể hiện tập trung trong quan
niệm về đạo làm người. Đạo làm người của ông là đạo Nho, là thuyết cương thường. ông
cho cương thường là biểu hiện cao đẹp nhất của con người, là đạo của con người. "Nẻo
xưa nay cũng một đường, đây chen chóc nẻo tam cương, đạo này để trong trời đất, nghĩa
ấy bền chưng đá vàng" càng trải nghiệm ông càng thấy giá trị của đạo cương thường: "
Gẫm hay mùi đạo các chưng ngon, nghìn kiếp dầu ăn vẫn hãy cịn. Nhật nguyệt dễ qua
bên sáng, cương thường khơn biết tấc son". Ngay cả khi ông bị nhà Lê ngược đãi, phải ở
ẩn ở Côn Sơn ông vẫn cho rằng cương thường là cái quý giá nhất, là nguyên tắc sống mà
con người không được quên: "Chữ học ngày xưa quên hết dạng, chẳng quên có một chữ
cương thường". Theo thuyết cương thường, Nguyễn Trãi cho rằng phẩm chất trung và
hiếu là quan trọng nhất. Ông tha thiết với trung hiếu, yêu cầu từ quan đến quân phải thực
hiện trung hiếu. Riêng ơng, chỉ có một lịng trung hiếu, "mài chẳng khuyết, nhuộm
chẳng đen", "quân thân" là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Ngồi trung hiếu ra, trong xã hội cịn nhiều mối quan hệ khác. Do lợi ích cá nhân,
trong xã hội có giai cấp chi phối mà các quan hệ đó của con người trở nên hết sức phức
tạp. Ghen ghét, tranh chấp để được phần hơn, lo lót bề trên, chà đạp kẻ dưới là điều tất

yếu xảy ra, vì thế con người phải chịu nhiều đau khổ. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Trãi
quan niệm một nếp sống có văn hoá cao đẹp theo nguyên lý của Nho gia là lý tưởng.
Nhưng làm thế nào để có được một nếp sống văn hóa như vậy lại là cả một vấn đề xem
ra còn phức tạp hơn nữa. Nguyễn Trãi đã khẳng định thêm một lần nữa nguyên tắc đạo
đức tất đẹp trong truyền thống của dân tộc: Đó là chịu thiệt về mình, nhường cho người
khác phần hơn để cầu lấy sự hoà thuận. Bên cạnh những yêu cầu làm hết phận sự, cần
mẫn, hết trung, hết hiếu, bỏ thói tham ơ, sửa trừ lười biếng, ơng cịn khẩn thiết yêu cầu
sự khiêm nhường, chịu thiệt không bất nghĩa. ông nói: " Ngõ ốc nhường khiêm là mỹ
đức, Đôi co ai dễ kém chi ai”. “Khiêm nhường ấy mới miều quân tử, Ai thấy Di, Tề có
thửa tranh"?


Điểm đáng chú ý là những đức tính mà Nguyễn Trãi cho rằng phải cần tu dưỡng
lúc bấy giờ, theo u cầu của xã hội, khơng phải tồn bộ Ngũ thường Nho gia mà chủ
yếu là Nhân, Trí, Dũng. Ơng đã ít nhiều thốt khỏi những ràng buộc nặng nề, kìm hãm
tính tích cực, chủ động của con người, khơng đề cao nghĩa và lễ. Chính vì vậy, các tác
giả sách Lịch sử Việt Nam đã đánh giá rằng đạo làm người của Nguyễn Trãi là Nho
nhưng không phải Nho ngun thuỷ, Nho Hán hay Nho Tống. ở đó khơng có tư tưởng
chính danh, tơn ty trật tự của Khổ, Mạnh, cũng khơng có màu sắc thần bí của Hán Nho,
khơng có những ln lý khắc nghiệt của Tống Nho.



×