Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chiến thuyền Tây Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.19 KB, 8 trang )

Chiến thuyền Tây Sơn

Nguyễn Huệ - linh hồn của phong trào khởi nghĩa
Tây Sơn - sinh trưởng ở vùng núi, nên rất giỏi về bộ
chiến. Đồng thời ơng cịn là vị tướng rất tài ba trên
phương diện thủy chiến, có những chiến cơng vơ
cùng hiển hách.

Trong q trình phát triển đi lên của nghĩa quân,
Nguyễn Huệ đã chú trọng đến việc xây dựng đội thủy
binh hùng mạnh. Thủy quân Tây Sơn gồm có thuyền
vận tải và thuyền chiến, đơng đến cả ngàn chiếc.


Lúc bấy giờ, cơng nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có
những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John
Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ
Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và
chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài
từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc
thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ
đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng.
Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất
an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại
này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà khơng chìm


vì nước chỉ vào một khoang mà thơi. Hiện tại ở Anh
đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng
tàu".


Một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị
pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích
có sức cơng phá và tiêu diệt lớn. Trong một bức thư
của Jeaptiste Chaigneau cho biết ở Quy Nhơn, thủy
đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo
hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu.

Năm 1782, thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ
huy tiến đánh Gia Định. Thủy quân của Nguyễn Ánh
dàn trận ở sông Cần Giờ nghênh chiến. Chiến thuyền
Tây Sơn "giương buồm căng, xông pha thẳng tiến"
(Lịch triều tạp kỷ - LTTK - Ngô Cao Lãng). Chiến
thuyền quân Nguyễn "chưa giao chiến đã tự tan vỡ".
Trong trận này, thủy quân Tây Sơn đã đốt cháy chiếc
tàu do Maanuel - một sĩ quan Pháp trong quân đội


chúa Nguyễn - làm thuyền trưởng và giết chết luôn y.
Thừa thắng, thủy quân Tây Sơn đánh tan luôn cả hạm
thuyền của Nguyễn Ánh đóng ở sơng Ngã ba thuộc
Xồi Rạp, rồi tiến thẳng đến Bến Nghé, khiến chúa
Nguyễn phải bôn tẩu ra đảo Phú Quốc.

Năm 1783, thủy quân Tây Sơn lại tiến vào Gia Định,
đánh quân Nguyễn. Hạm thuyền Tây Sơn và hạm
thuyền chúa Nguyễn giáp chiến kịch liệt ở sông Bến
Nghé. Kết cục hạm thuyền Tây Sơn đã đốt cháy hạm
thuyền qn Nguyễn mờ mịt trong vịng khói lửa dữ
dội! Lần này, Nguyễn Ánh cùng tàn quân lại phải
chạy trốn ở đảo Phú Quốc.


Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh Phú Xuân,
các pháo thuyền Tây Sơn đậu ở sông Hương, chờ
nước thủy triều lên, bắn phá dữ dội vào thành và
nhanh chóng chiếm được Phú Xuân của quân Trịnh.
Thừa thắng quân thủy Tây Sơn gồm 1.400 chiến


thuyền và 2 vạn quân tiến ra Bắc Hà. Quân Trịnh tổ
chức phòng thủ ở Nghệ An, nhưng bị nghĩa quân
đánh chiếm dễ dàng.

Sử cũ ghi: "Thuyền Tây Sơn đến cửa Hội thuộc Hội
An, trấn thủ Bùi Thế Toại đốt doanh trại, bỏ trốn
chạy. Thuyền (Tây Sơn) như đi vào chốn khơng
người, như gió, lướt đến đấy, khơng ai dám chống
cự" (LTTK). Thủy quân Tây Sơn tiến tiếp đến Vị
Hoàng. Viên trấn thủ của chúa Trịnh ở đấy chạy trốn.
Lúc bấy giờ, thanh thế của nghĩa quân rất lừng lẫy.
Nhân dân Nghệ An leo lên núi, trơng ra ngồi biển
thấy "cánh buồn và cờ xí của Tây Sơn rất nhiều"
(LTTK).

Sau khi mất Vị Hồng, chúa Trịnh vội điều Đinh
Tích Nhưỡng - một viên tướng rất giỏi thủy chiến của
quân Trịnh - đem chiến thuyền từ Hải Dương vào bảo
vệ trấn Nam Sơn cùng với trấn thủ Đỗ Thế Dân


chuyên lo mặt bộ. Chiến thuyền Tây Sơn tiến đến

xông chiến. Hai bên đấu pháo kịch liệt, nhưng uy lực
pháo từ các chiến thuyền Tây Sơn đã bỏ ra át hẳn
quân Trịnh: "Đại pháo (Tây Sơn) tiếng to như tiếng
sấm, đạn bay qua các cây cổ thụ, tiện làm hai đoạn"
(LTTK). Sau một lúc bắn nhau, chiến thuyền Tây
Sơn "nổi trống, reo hị, tiến lên khơng biết bao nhiêu
mà kể. Thấy không địch nổi, Nhưỡng vội quay
thuyền về, lên bờ chạy trốn" LTTK).

Phát huy chiến thắng, thủy quân Tây Sơn, từ sông
Lục Môn (Sơn Nam) tràn về kinh thành Thăng Long
như nước vỡ bờ. Chúa Trịnh vội sai tướng Hoàng
Phùng Cơ (Quận Thạc) đem binh thuyền trấn giữ cửa
sông Thúy Ái. Pháo từ các chiến thuyền Tây Sơn bắn
cấp tập vào đội hình quân Trịnh, khiến các tướng của
Quận Thạc trên chiến thuyền thuộc tiền trạch đội và
trung trạch đội bị pháo giết chết toàn bộ. Quận Thạc
buộc phải "cướp đường chạy, chỉ kịp thoát thân.


Quân Trịnh bị chết, thây xác ngổn ngang trên và dưới
hồ Vạn Xn khơng sao kể xiết" (LTTK).

Sau đó, qn thủy Tây Sơn đổ bộ lên bến Tây Luông
và đánh bại quân Trịnh cuối cùng ở tại đây. Chúa
Trịnh Tông phải chạy trốn và bị bắt. Chấm dứt việc
cai trị Bắc Hà của dòng họ Trịnh - một dòng họ từ lâu
đã đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.

Sau khi vào Thăng Long, Nguyễn Huệ lập lại trật tự

Bắc Hà và giao quyền cai trị cho vua Lê Hiển Tông,
chẳng bao lâu sau, vua Lê chết và Lê Chiêu Thống
lên nối ngơi. Tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Lê
Chiêu Thống bất tài và nhu nhược cầu viện qn
Thanh (Trung Hoa). Nhân cớ đó, Tơn Sĩ Nghị mang
29 vạn quân xâm lược nước ta. Trước thế nước nguy
vong, Nguyễn Huệ từ Phú Xuân thống lĩnh đại quân
ra Bắc diệt bọn cướp nước và bọn bán nước. Từ Phú
Xuân, toàn bộ lực lượng của nghĩa quân đã xuống


thuyền cấp tốc hành quân đến Nghệ An và từ đây,
chia làm 2 cánh, cánh quân bộ và cánh quân thủy,
tiến đến Thăng Long. Mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ
Dậu (3-2-1789), nghĩa quân giải phóng kinh thành
khỏi ách chiếm đóng của quân xâm lược Thanh.
Từ BÁO BÌNH ĐỊNH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×