Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Thực trạng dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người LGBTIQ+

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ
SỨC KHOẺ TÂM THẦN CHO NGƯỜI LGBTIQ+

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ
SỨC KHOẺ TÂM THẦN CHO NGƯỜI LGBTIQ+

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: 8310401.05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bahr Weiss

HÀ NỘI – 2020



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo Sau Đại học, các
thầy, cơ giáo giảng dạy chuyên ngành Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên
trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến GS.TS Bahr Weiss, PGS.TS Trần Thành Nam đã
định hướng và hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Từ giai
đoạn đầu tiên là xây dựng ý tưởng nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, xây
dựng bộ câu hỏi đến cách thức phân tích, tổ chức dữ liệu nghiên cứu và hồn thành
đề tài.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến TS. Trần Văn Cơng là giảng viên chương trình
Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã hướng dẫn tôi các phương pháp xử lý số liệu trong môn học Thống kê
trong khoa học xã hội và góp ý cho bộ câu hỏi của tôi.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến TS. Nguyễn Cao Minh là giảng viên chương trình
Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia
Hà Nội; TS. Đỗ Thị Lệ Hằng là cán bộ công tác tại Viện Tâm lý học Việt Nam đã có
những đóng góp quan trọng về đề cương nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu.
Tơi xin gửi lời biết ơn đến Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
ISEE đã giúp đỡ, chia sẻ những hiểu biết, bài báo, nghiên cứu và kinh nghiệm làm
việc với người LGBTIQ+ của Viện. Điều này đã giúp tôi đến gần, hiểu hơn và có
kinh nghiệm làm việc về cộng đồng Đa dạng tính dục tại Việt Nam nói chung, Hà
Nội nói riêng.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh, chị, em bạn bè đồng nghiệp tại ba
miền tổ quốc Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh đã ln sẵn lịng trả lời bộ câu hỏi
của tơi cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp cho luận văn của tơi dù tình hình
đại dịch CoVid19 đang rất phức tạp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln bên tơi, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt

thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020
Tác giả

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1

Nội dung viết tắt

APA

Nội dung tiếng Anh

Nội dung tiếng Việt

Hiệp hội tâm lý Mỹ

American
Psychological
Association

2

CVTL


3

DSM-5

4

HS - SV

5

ICD-11

Chuyên viên tâm lý
Diagnostic and

Cẩm nang Chẩn đoán và

Statistical Manual of

Thống kê Rối loạn Tâm

Mental Disorders

thần phiên bản Thứ năm
Học sinh – Sinh viên

International

Bảng phân loại quốc tế


Statistical

bệnh tật - 11

Classification of
Diseases and Related
Health Problems - 11
6

LGBTIQ+

Lesbian, Gay,

Đồng tính nữ, Đồng tính

Bisexual,

nam, Song tính, Chuyển

Transgender,

giới, Liên giới tính, Đa

Intersex,

dạng giới/ Người đang

Queer/Questioning, + trong giai đoạn tìm hiểu
và dấu “+”để thừa nhận
sự tồn tại của các giới,

tính dục chưa được liệt kê
7

Sức khoẻ tâm thần

SKTT

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 5
1.1.1. Sơ lược các nghiên cứu về người LGBTIQ+ trên thế giới ..................... 5
1.1.2. Sơ lược các nghiên cứu về người LGBTIQ+ tại Việt Nam ................... 11
1.2. Một số vấn đề về lý luận ........................................................................ 18
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về LGBTIQ+ ..................................................... 18
1.2.2. Tâm lý học, Nhà tâm lý và Dịch vụ tâm lý ........................................... 21
1.2.3. Dịch vụ hỗ trợ SKTT dành cho người LGBTIQ+ ................................. 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 47
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 49
2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 49
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 49
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 51
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 51
2.2. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 55

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ................................................................ 55
2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng .............................................................. 55
2.2.3. Giai đoạn nhập liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo ....................... 56
2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ
TRỢ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CHO NGƯỜI LGBTIQ+....................... 57
3.1. Mô tả chung dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người LGBTIQ+ ... 57

iii


3.1.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 57
3.1.2. Đối với nhóm không cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho
người LGBTIQ+ .............................................................................................. 57
3.1.3. Đối với nhóm có cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 63
3.2. Mô tả chung hiểu biết về người LGBTIQ+ của CVTL ...................... 83
3.2.1. Thực trạng hiểu biết các khái niệm cơ bản về người LGBTIQ+ của
CVTL ............................................................................................................... 83
3.2.2. Thực trạng hiểu biết về SKTT của người LGBTIQ+ của CVTL ........... 98
3.3. Mô tả chung về Nhu cầu đào tạo chuyên sâu về cung cấp dịch vụ hỗ
trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ................................................................. 109
3.3.1. Đối với nhóm CVTL đã được đào tạo và tập huấn về cung cấp dịch vụ
hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ................................................................ 112
3.3.2. Đối với nhóm CVTL chưa được đào tạo và tập huấn về cung cấp dịch
vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ........................................................... 116
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................ 122
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng: 3.1. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+
của CVTL ........................................................................................................ 57
Bảng: 3.2. Lý do CVTL không triển khai dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 58
Bảng: 3.3. Những nội dung CVTL cần tư vấn nếu triển khai dịch vụ bởi
chuyên gia có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 62
Bảng: 3.4. Giới tính của CVTL có cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 63
Bảng: 3.5. Trình độ học vấn của CVTL có cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho
người LGBTIQ+.............................................................................................. 64
Bảng: 3.6. Lĩnh vực nghề nghiệp của CVTL có cung cấp dịch vụ hỗ trợ
SKTT cho người LGBTIQ+ ............................................................................ 64
Bảng: 7. Số năm kinh nghiệm của CVTL có cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT
cho người LGBTIQ+ ....................................................................................... 64
Bảng: 3.8. Thời gian thực hành cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ của CVTL ...................................................................................... 64
Bảng: 3.9. Dịch vụ hỗ trợ SKTT mà CVTL đang cung cấp cho người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 65
Bảng: 3.10. Thời gian trung bình của một buổi trị liệu tâm lý giữa CVTL và
người LGBTIQ+.............................................................................................. 70
Bảng: 3.11. Thời gian trung bình của quá trình liệu giữa CVTL và người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 71
Bảng: 3.12. Nguồn thông tin, kiến thức của CVTL về SKTT nói chung và

các dịch vụ hỗ trợ SKTT dành cho người LGBTIQ+ ................................... 109
Bảng: 3.13. Nội dung và Đơn vị đào tạo tập huấn về cung cấp dịch vụ hỗ trợ
SKTT cho người LGBTIQ+ .......................................................................... 112
Bảng: 3.14. Nội dung đào tạo CVTL mong muốn được tham gia khi tập huấn
về cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ .............................. 118

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 3.1. Tỷ lệ dự kiến cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ của CVTL chưa cung cấp dịch vụ ................................................. 61
Biểu đồ: 3.2. Thời gian bắt đầu cung cấp dịch vụ của CVTL có cung cấp dịch
vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ............................................................ 71
Biểu đồ:3.3. Mơ hình trị liệu tâm lý CVTL ứng dụng khi cung cấp dịch vụ hỗ
trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ...................................................................... 68
Biểu đồ: 3.4. Tỷ lệ thời gian trung bình của một buổi trị liệu tâm lý giữa
CVTL và người LGBTIQ+ ............................................................................. 70
Biểu đồ: 3.5. Tỷ lệ thời gian trung của quá trình trị liệu giữa CVTL và người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 72
Biểu đồ: 3.6. Tỷ lệ khoảng cách giữa các buổi trị liệu của CVTL và người
LGBTIQ+ ........................................................................................................ 72
Biểu đồ: 3.7. Tỷ lệ CVTL biết về tiến trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho
người LGBTIQ+.............................................................................................. 74
Biểu đồ: 3.8. Tỷ lệ CVTL có xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ
SKTT cho người LGBTIQ+ ............................................................................ 74
Biểu đồ: 3.9. Tỷ lệ CVTL tham gia hoạt động giám sát khi cung cấp dịch vụ
hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ................................................................. 75
Biểu đồ: 3.10. Tỷ lệ thời lượng một buổi giám sát CVTL tham gia khi cung
cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT với người LGBTIQ+ .............................................. 76

Biểu đồ: 3.11. Tỷ lệ khoảng cách giữa hai buổi giám sát CVTL tham gia khi
cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT với người LGBTIQ+ ..................................... 76
Biểu đồ: 3.12. Mức độ hiệu quả theo tự đánh giá CVTL về hoạt động giám sát
với dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ .............................................. 77
Biểu đồ: 3.13. Mức độ hài lòng theo tự đánh giá CVTL về chất lượng dịch vụ
hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ................................................................. 78
Biểu đồ: 3.14. Mức độ hiệu quả theo tự đánh giá CVTL về dịch vụ hỗ trợ
SKTT cho người LGBTIQ+ ............................................................................ 79

vi


Biểu đồ: 3.15. Mức độ tự tin theo tự đánh giá CVTL khi cung cấp dịch vụ hỗ
trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ...................................................................... 79
Biểu đồ: 3.16. Khó khăn và trở ngại khi cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho
người LGBTIQ+.............................................................................................. 80
Biểu đồ: 3.17. Tỷ lệ hiểu biết khái niệm cơ bản về người LGBTIQ+ ............ 83
Biểu đồ: 3.18. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm LGBTIQ+ .............................. 84
Biểu đồ: 3.19. CVTL giải thích về khái niệm LGBTIQ+ ............................... 84
Biểu đồ: 3.20. Tỷ lệ CVTL biết về cách thức một cá nhân nhận diện bản thân
là người LGBTIQ+.......................................................................................... 86
Biểu đồ: 3.21. CVTL giải thích về cách thức một cá nhân nhận diện bản thân
là người LGBTIQ+.......................................................................................... 87
Biểu đồ: 3.22. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Giới tính sinh học .................. 88
Biểu đồ: 3.23. CVTL giải thích về khái niệm Giới tính sinh học ................... 88
Biểu đồ: 3.24. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Bản dạng giới ......................... 89
Biểu đồ: 3.25. CVTL giải thích về khái niệm Bản dạng giới ......................... 90
Biểu đồ: 3.26. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Xu hướng tính dục ................. 90
Biểu đồ:3.27. CVTL giải thích về khái niệm Xu hướng tính dục .................. 91
Biểu đồ: 3.28. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Thể hiện giới .......................... 92

Biểu đồ: 3.29. CVTL giải thích về khái niệm Thể hiện giới .......................... 93
Biểu đồ: 3.30.Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Coming-out ............................. 94
Biểu đồ: 3.31. CVTL giải thích về khái niệm Coming-out ............................ 94
Biểu đồ: 3.32. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Closed .................................... 95
Biểu đồ: 3.33. CVTL giải thích về khái niệm Closed ..................................... 96
Biểu đồ: 3.34. Mức độ hiểu biết về các khái niệm cơ bản liên quan đến
LGBTIQ+ theo tự đánh giá của CVTL ........................................................... 97
Biểu đồ: 3.35. Mức độ hiểu biết về các khái niệm cơ bản liên quan đến LGBTIQ+
theo tự đánh giá của CVTL có hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ....................... 97
Biểu đồ: 3.36. Tỷ lệ hiểu biết về SKTT người LGBTIQ+ của CVTL ........... 98
Biểu đồ: 3.37. Tỷ lệ CVTL biết về khái niệm Căng thẳng thiểu số ............... 98

vii


Biểu đồ: 3.38. CVTL giải thích về khái niệm Căng thẳng thiểu số ................ 99
Biểu đồ: 3.39. Tỷ lệ CVTL biết về Phiền muộn giới .................................... 100
Biểu đồ: 3.40. CVTL giải thích về khái niệm Phiền muộn giới ................... 101
Biểu đồ: 3.41. Tỷ lệ CVTL biết về Rối loạn phát triển giới tính lâm sàng .. 102
Biểu đồ: 3.42. CVTL giải thích về khái niệm Rối loạn phát triển giới tính lâm
sàng................................................................................................................ 102
Biểu đồ: 3.43. Mức độ thường gặp vấn đề SKTT ở người LGBTIQ+ do
CVTL đánh giá .............................................................................................. 103
Biểu đồ: 3.44. Tỷ lệ thường gặp của các vấn đề SKTT ở người LGBTIQ+ do
CVTL đánh giá .............................................................................................. 103
Biểu đồ: 3.45. Mức độ hiểu biết về SKTT của người LGBTIQ+ theo CVTL
đánh giá ......................................................................................................... 104
Biểu đồ: 3.46. Mức độ hiểu biết về SKTT của người LGBTIQ+ theo CVTL
có hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ đánh giá ........................................... 104
Biểu đồ: 3.47. Nguồn thông tin, kiến thức của CVTL về LGBTIQ+ và SKTT

của người LGBTIQ+ ..................................................................................... 110
Biểu đồ: 3.48. Tài liệu hướng dẫn về dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ của CVTL có hỗ trợ cho người LGBTIQ+ ................................. 111
Biểu đồ: 3.49. Nhu cầu tham gia đào tạo và tập huấn về cung cấp dịch vụ hỗ
trợ SKTT cho người LGBTIQ+ .................................................................... 116
Biểu đồ: 3.50. Nhu cầu đào tạo về cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ ...................................................................................................... 116
Biểu đồ: 3.51. Hình thức đào tạo CVTL mong muốn được tham gia khi tập
huấn về cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ..................... 117
Biểu đồ: 3.52. Hình thức đào tạo CVTL mong muốn được tham gia khi tập
huấn về cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ..................... 117
Biểu đồ: 3.53. Nội dung đào tạo CVTL mong muốn khi tham gia tập huấn về
cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người LGBTIQ+ ................................... 119

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến làn sóng xã hội
sâu rộng về các nhóm LGBTIQ+. Về bản chất, mỗi chữ cái L-G-B-T-I-Q+
đều có những ý nghĩa riêng và đại diện cho giới (gender) với tính dục
(sexuality) của mỗi cá nhân. Lesbian – người đồng tính nữ, Gay – người đồng
tính nam; Bisexual – người song tính; Transgender – người chuyển giới,
Intersex – người liên giới tính, Queer – người đa dạng tính dục/ Quessioning
– người đang tìm hiểu giới tính và dấu + là đại diện cho các nhóm giới tính
thiểu số khác đều là những cái nhãn riêng biệt để nói về các bản dạng khác
nhau (Nga, 2017 - Tr35).
Theo chia sẻ từ ông Trần Khắc Tùng, Giám đốc Trung tâm ICS đã công
bố kết quả khảo sát sơ bộ tình hình cộng đồng LGBT: 47% người (trong tổng

số 3,214 người LGBT tại Việt Nam tham gia khảo sát) cho biết họ vẫn cịn
chịu sự kỳ thị ngồi xã hội; 44% bị kỳ thị trong trường học; 39% bị kỳ thị
trong gia đình; 21,4% bị kỳ thị ở nơi làm việc. Ngồi ra, có 33% nhìn nhận họ
đã khơng tìm được người hỗ trợ; gần 10% có ý nghĩ “thà chết còn hơn” trong
một khoảng thời gian khá dài; 23% chán nản, tuyệt vọng; 20% thấy căng
thẳng, mệt mỏi;…Đặc biệt, có đến 75% người cho rằng họ cần dịch vụ hỗ trợ
tâm lý (Lịch, 2015).
“Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là một trong những mục tiêu
phát triển xã hội hàng đầu của Việt Nam. Trong đó khái niệm “cơng bằng”
thể hiện ở việc mọi người có quyền mưu cầu hạnh phúc và tạo ra những điều
kiện xã hội để xây dựng hạnh phúc. Còn sự “văn minh” không chỉ đề cập tới
văn minh vật chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, văn minh trong
quan hệ giữa người với người, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối
sống, nơi những giá trị phổ quát của quyền con người được bảo đảm và tôn
trọng (Huy & Phương, 2015). Việt Nam hiện nay đã có nhiều tiến chuyển tích
cực trong các chính sách và luật hỗ trợ cho người LGBTQ+: Luật Hôn nhân

1


và Gia đình 2013 loại bỏ điều cấm hơn nhân giữa hai người cùng giới tính
mặc dù chưa cơng nhận mối quan hệ hơn nhân này. Chính phủ Việt Nam chấp
nhận khuyến nghị của Chi-lê trong phiên họp thứ 18 của Báo cáo Kiểm điểm
Định kỳ Phổ Quát về Nhân quyền (UPR) vào tháng 6 năm 2014 kêu gọi ban
hành một đạo luật chống phân biệt đối xử bao gồm trên cơ sở bản dạng giới
và xu hướng tình dục. Tháng 9 năm 2014, Việt Nam bỏ phiếu thông qua nghị
quyết về Nhân quyền, xu hướng tính dục và bản dạng giới của Hội đồng Nhân
quyền, thể hiện cam kết loại bỏ bạo hành và kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục
và bản dạng giới (UNDP).
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến Sức khoẻ Tâm thần thì cịn chưa

được quan tâm nhiều. Thông qua một số dẫn chứng nêu trên, khơng thể phủ
nhận rằng nhóm người LGBTQ+ đã trải qua nhiều sự kiện tiêu cực trong cuộc
sống. Để có những hỗ trợ phù hợp và kịp thời, chúng ta cần có thêm những số
liệu – bằng chứng về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, nhu cầu hỗ trợ tâm lý cũng
như những khó khăn cản trở họ trong việc tiếp nhận những hỗ trợ nói trên.
Vì ý nghĩa này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người LGBTIQ+”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thức trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ đang hành nghề.
- Tìm hiểu mức độ hiểu biết về LGBTIQ+ và SKTT của người
LGBTIQ+ của CVTL đang hành nghề.
- Tìm hiểu về nhu cầu đào tạo và nâng cao hiểu biết về LGBTIQ+ của
CVTL đang hành nghề.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+ trên thế giới và tại Việt Nam.
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận các yêu cầu hiểu biết về LGBTIQ+ của
CVTL để có thể làm việc và cung cấp dịch vụ cho nhóm thân chủ.

2


- Khảo sát thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+, những lý do cản trở họ không cung cấp dịch vụ và những
đề xuất kiến nghị của họ.
- Khảo sát mức độ hiểu biết về LGBTIQ+, SKTT của người LGBTIQ+
và nhu cầu đào tạo về vấn đề này ở các CVTL.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Khảo sát trên 82 chuyên viên tâm lý đang công

tác tại bệnh viện tâm thần, trường học, viện nghiên cứu, dự án xã hội,
trung tâm hỗ trợ SKTT tư nhân chủ yếu trên địa bàn Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho
người LGBTIQ+, Mức độ hiểu biết về LGBTIQ+ của CVTL, Nhu cầu
đào tạo và nâng cao hiểu biết về LGBTIQ+ của CVTL.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyên viên tâm lý của Việt Nam hiện có đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ
sức khoẻ tâm thần dành cho người LGBTIQ+ không theo đúng cách
của thế giới và còn nhiều hạn chế trong chất lượng dịch vụ?
- Trở ngại lớn nhất cho việc phát triển dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần
có phải là khơng có nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ kiến thức và
chuyên môn làm việc với người LGBTIQ+ không?
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Năm học 2019-2020
- Phạm vi không gian: Dự kiến ban đầu đề tài sẽ được thực hiện trên ba
địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh; tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch CoVid 19 và cách ly xã hội
nên đề tài được thực hiện chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ
SKTT cho người LGBTIQ+, Mức độ hiểu biết về LGBTIQ+ của
CVTL, Nhu cầu đào tạo và nâng cao hiểu biết về LGBTIQ+ của
CVTL.

3


7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp trên tư liệu có
sẵn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tự khai: Bảng hỏi được sử dụng để

tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ SKTT cho người
LGBTIQ+, mức độ hiểu biết về LGBTIQ+ của CVTL, nhu cầu đào tạo
và nâng cao hiểu biết về LGBTIQ+ của CVTL.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
8. Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm
thần cho người LGBTIQ+
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Sơ lược các nghiên cứu về người LGBTIQ+ trên thế giới
1.1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề xã hội và quyền của người LGBTIQ+ trên
thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về LGBTIQ+ đã được tiến hành từ lâu
dưới nhiều góc độ, gắn liền với sự đa dạng văn hoá và phát triển của kinh tế,
xã hội, chính trị,…
Đầu tiên, phải kể đến các bài báo khoa học, cơng bố tập trung giải thích
và phổ biến các khái niệm Bản dạng giới, Biểu hiện giới tính, Xu hướng tính
dục, Vơ tính, Dị tính, Chuyển giới, Người đa dạng tính dục,… (APA, 2012;
2015; 2017; APA & NASP, 2015). Đây là những khái niệm nền tảng để hiểu

đúng về người khơng theo chuẩn giới trong hành trình xây dựng mối quan hệ
liên cá nhân và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho họ.
Các vấn đề đa dạng tính dục vẫn cịn gây tranh cãi đối với nhiều xã hội,
tơn giáo và cịn tồn động rất nhiều vấn đề liên quan đến Quyền con người và
Sự kỳ thị của cộng đồng này trên các nước (European Union, 2010; Lara
Stemple, 2011). Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đời sống tinh thần của người LGBTIQ+. Khơng những vậy, chính vì sự
phân biệt đối xử này đã dẫn tới những sự bỏ rơi, ngược đãi và bạo hành với
cộng đồng này. Tại Châu á và Thái Bình Dương, ngoại trừ ở Hồng Kơng,
Trung Quốc và một số nơi ở Ấn Độ, chi phí của hầu hết các dịch vụ y tế liên
quan tới chuyển đổi giới tính khơng được hệ thống y tế cơng hay bảo hiểm y
tế tư nhân chi trả. Việc thiếu dịch vụ lẫn chuyên gia, khan hiếm các cơ sở
chăm sóc sức khỏe chuyển giới và thái độ kỳ thị của nhiều nhân viên cung
cấp dịch vụ y tế đã khiến cho người chuyển giới trở thành mục tiêu của các
dịch vụ y tế kém chất lượng, khơng được kiểm sốt (UNDP, 2015). Các
nghiên cứu ở Châu Á đã ghi nhận tình trạng người chuyển giới bị cưỡng hiếp,

5


bị bạo hành thể chất, bao gồm cả những trường hợp bán dâm (Positively
representing LGBTQ topics; Khan, S. I. et al., 2009). Trong khu vực Thái
Bình Dương, một nghiên cứu của cộng đồng được thực hiện vào năm 2011 đã
chỉ ra sự kém an toàn với người chuyển giới nữ tại Fiji. Người chuyển giới nữ
là đối tượng của xâm hại; 40% đã từng bị cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý
muốn. Ngoài ra, tập huấn cho nhân viên chăm sóc y tế về tình trạng kỳ thị
người chuyển giới, người đồng tính, bạo lực dựa trên cơ sở giới cũng như nhu
cầu chăm sóc, dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm trí dành cho người chuyển giới nữ
cũng là hoạt động được khuyến cáo cần thiết (Bavinton et al., 2011). Ở
Bangladesh, 28% người Hijra và người chuyển giới nữ đã từng bị hiếp dâm

hoặc đánh đập trong vòng một năm trở lại (Khan, S. I. et al., 2009). Tại
Pattaya, Thái Lan, 89% người chuyển giới nữ từng trải qua bạo lực vì bản
dạng giới và/hoặc thể hiện giới của mình (Policy Research and Development
Institute Foundation, 2008). Tương tự, các báo cáo quốc gia năm 2014 của
sáng kiến Là LGBT ở Châu Á cho thấy người chuyển giới nữ chịu mức độ
bạo lực tình dục và thể chất cao (LGBT Center, 2012, trích trong UNDP,
2014d; 2015 – Tr12).
1.1.1.2. Các nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ tâm thần của người LGBTIQ+
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở người LGBTIQ+ thường phức tạp,
trầm trọng và phổ biến hơn so với người dị tính. Theo Michael King và cộng
sự, những người LGB có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn, ý tưởng tự tử,
lạm dụng chất gây nghiện và tự làm hại bản thân so với những người dị tính.
Cụ thể dữ liệu được trích xuất trên 214.344 người dị tính và 11.971 người
khơng dị tính. Các phân tích tổng hợp cho thấy vượt quá hai lần trong các nỗ
lực tự tử ở người đồng tính nữ, đồng tính nam và song tính [tỷ lệ rủi ro gộp
cho rủi ro suốt đời 2,47 (CI 1.87, 3.28)]. Nguy cơ mắc trầm cảm và rối loạn lo
âu (trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc cả đời) khi phân tích tổng hợp cao
hơn ít nhất 1,5 lần ở người đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính (RR
trong khoảng 1,54-2,58) và nghiện rượu và các chất khác trên 12 tháng cũng

6


cao hơn 1,5 lần (RR phạm vi 1,51-4,00). Kết quả tương tự ở cả hai giới nhưng
phân tích tổng hợp cho thấy phụ nữ đồng tính nữ và song tính đặc biệt có
nguy cơ lệ thuộc chất gây nghiện (rượu 12 tháng: RR 4,00, CI 2,85, 5,61; phụ
thuộc vào thuốc: RR 3.50, CI 1.87, 6.53; RR 3,42, CI 1,97-5,92), trong khi tỷ
lệ tự tử suốt đời đặc biệt cao ở những người đồng tính nam và lưỡng tính (RR
4.28, CI 2.32, 7.88) (Michael et al.). Theo nghiên cứu thực hiện trên 525
người đồng tính nữ, 624 người đồng tính nàm và 515 người song tính và so

sánh kết quả với 67,150 người dị tính đã chỉ ra các con số như khoảng 40%
người nam song tính được cho là đang có tình trạng rối loạn tâm lý từ mức độ
trung bình cho đến nghiêm trọng, con số này với đồng tính nam là 25,9% và
21, 9% đối với người nữ dị tính (Gonzales, G., & Henning-Smith, C. 2017).
Đáng chú ý hơn, đối với sức khoẻ tâm thần của học sinh lớp 9 đến 12,
trong nghiên cứu của United States and Selected Sites, 2015 đã chỉ ra trên 18
hành vi nguy cơ liên quan đến bạo lực trên toàn quốc, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
16 ở học sinh đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính so với học sinh dị
tính và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 15 ở học sinh có quan hệ tình dục cùng giới
tính hoặc cả hai giới so với những học sinh quan hệ tình dục khác giới. Trên
13 hành vi nguy cơ liên quan đến sử dụng thuốc lá, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 11
ở học sinh đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính so với học sinh dị tính
và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở học sinh có quan hệ tình dục cùng giới tính hoặc
cả hai giới so với học sinh quan hệ tình dục khác giới. Tương tự, trên 19 hành
vi nguy cơ liên quan đến sử dụng ma túy hoặc rượu, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
18 ở học sinh đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính so với học sinh dị
tính và tỷ lệ 17 cao hơn ở học sinh có quan hệ tình dục cùng giới tính hoặc
với cả hai giới hơn học sinh quan hệ tình dục khác giới (United States and
Selected Sites, 2015).
Tương tự, trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng có các báo
cáo về bạo lực thể chất, tình dục lẫn tinh thần cũng như đưa ra các chỉ báo
nguy cơ và ghi nhận một số vấn đề nổi cộm như tự hại, trầm cảm, căng thẳng

7


và lo âu kéo dài ở trẻ em và vị thành niên. Điển hình như một số nghiên cứu:
Ở Thái Lan, theo UNESCO Bangkok, 2014, hơn một nửa học sinh nhận mình
là người chuyển giới hay thích người cùng giới từng bị bắt nạt trong vòng một
tháng qua. Việc bị bắt nạt vì những lý do trên gắn liền với các tỷ lệ bỏ học

cao, trầm cảm, tình dục khơng an toàn và tự tử (UNESCO Bangkok, 2014).
Theo Save the children, 2012, một trong những thách thức lớn mà trẻ em
chuyển giới và đồng tính tại Nepal đối mặt là tình trạng sức khoẻ tâm thần
kém bởi ảnh hưởng của nạn bắt nạt đồng tình, chuyển giới trong trường học,
gia đình và cộng đồng (Sharma, M., 2012). Tại Nhật Bản, số liệu thống kê
được các phòng khám về giới ở Okayama và Tokyo thu thập nhận thấy rằng
người chuyển giới có nhiều khả năng bị bắt nạt tại trường học, bỏ học, và ý
tưởng/hành vi tự tử. Tại New Zealand, dữ liệu từ một cuộc khảo sát mang tính
đại diện toàn quốc cho thấy những sinh viên là người chuyển giới báo cáo bị
ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Họ cho biết bị bắt nạt tại trường,
có hành vi tự sát và có những triệu chứng của chứng trầm cảm, và họ cảm
thấy ít được quan tâm ít nhất từ bố hoặc mẹ (Lucassen, M. F. G. et al. &
Adolescent Health Research Group, 2014). Nghiên cứu quốc gia đầu tiên tại
Úc về sức khỏe tâm trí cho người chuyển giới đã xem xét những trải nghiệm
về sức khỏe tâm trí của 946 người chuyển giới và những người đa dạng giới
có độ tuổi từ 18 trở lên và nhận thấy mức độ căng thẳng về sức khỏe tâm trí
cao trong nhóm dân số này. 43,7% hiện đang có các triệu chứng trầm cảm
trên lâm sàng; 25% đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đốn đang có một hội chứng
trầm cảm nặng. Những người được hỏi có tỷ lệ từng được chẩn đoán trầm
cảm cao gấp 4 lần so với dân số nói chung và tương tự cao hơn gấp khoảng
1,5 lần với chẩn đoán rối loạn lo âu...20,9% người được hỏi cho biết có ý định
tự tử hay ý nghĩ tự gây tổn thương ít nhất là một nửa số ngày trong 2 tuần
trước. Những người chuyển giới sử dụng hc-mơn hoặc đã trải qua một số
hình thức phẫu thuật liên quan đến chuyển giới đã giảm đáng kể mức độ biểu
hiện lâm sàng của các triệu chứng trầm cảm so với những người không thể

8


tiếp cận những can thiệp sức khỏe này. Nghiên cứu kêu gọi cải thiện việc tiếp

cận với chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các dịch vụ y tế hỗ trợ về giới, bằng
một mơ hình đồng thuận dựa trên hiểu biết của khách hàng (Hyde et al., 2014;
UNDP, 2015 - Tr 45,46).
Có thể thấy, can thiệp sớm, điều trị tồn diện và hỗ trợ gia đình là chìa
khóa giúp người LGBTIQ+ sống tốt với tình trạng sức khỏe tâm thần. Nhưng
nhiều người trong cộng đồng này phải vật lộn trong im lặng và kết quả là sức
khỏe kém hơn (Mark Barwick).
1.1.1.3. Các nghiên cứu về dịch vụ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần
dành cho người LGBTIQ+
Các nghiên cứu về SKTT của người LGBTIQ+ trên thế giới là khá đầy
đủ và sâu sắc. Có thể kể đến những công bố khoa học nhằm hướng dẫn các
nhà thực hành tâm lý trong hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho người Đồng tính nữ,
Đồng tính nam, Lưỡng tính và Chuyển giới. Đây là các hướng dẫn thực hành
tâm lý với những khách hàng đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính,
cung cấp cho các nhà tâm lý học (a) một khung tham chiếu để trị liệu cho các
thân chủ đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính và (b) thông tin cơ bản
trong các lĩnh vực đánh giá, can thiệp, bản sắc, mối quan hệ, sự đa dạng, giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu. Ngồi ra, thơng qua hướng dẫn này, hiệp hội đã
đưa ra một số hướng dẫn cụ thể và chi tiết cũng như chứng minh sự quan
trọng về sự hiểu biết chi tiết cộng đồng LGBTIQ+ trong quá trình hỗ trợ tâm
lý cũng như hiểu quả của các ca thực hành (APA, 2012).
Tuy vậy, người LGBTIQ+ ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương có
các trải nghiệm tiêu cực khi sử dụng dịch vụ tâm lý. Thay vì hướng đến việc
chấp nhận bản thân họ là ai, người chuyển giới thường bị cho rằng bản dạng
giới của họ là “vấn đề” cần được khắc phục. Điều này có nghĩa là mức độ chú
tâm trong các đánh giá chuyên môn của các chuyên gia sức khỏe tâm thần
dường như lại xa rời với khuyến cáo trong Bộ Tiêu chuẩn WPATH SOC7.
Đặc biệt, theo nghiên cứu tại Úc năm 2014 đã chỉ ra: Hơn một nửa số người

9



tham gia đã có ít nhất một lần trải nghiệm tiêu cực với nhân viên y tế. Một
phần tư người tham gia nghiên cứu tránh tiếp cận các dịch vụ y tế do thể hiện
giới của họ (Smith et al., 2014).
Trong một số trường hợp, dưới áp lực từ gia đình, các chuyên gia sức
khỏe tâm thần lại chọn lựa áp dụng các phương pháp trị liệu phục hồi lên
khách hàng chuyển giới nhằm cố gắng thay đổi bản dạng giới của họ và buộc
họ xác định lại mình khơng phải là người chuyển giới. Các trị liệu phục hồi
như vậy đôi khi bao gồm việc ép buộc khách hàng nhập bệnh viện tâm thần
(UNDP và USAID, 2014b). Theo các báo cáo, tham vấn viên tại Campuchia
thường khuyến khích thanh thiếu niên LGBT “thử thay đổi và làm theo
nguyện vọng của cha mẹ” (UNDP và USAID, 2014a) tuy nhiên việc điều trị
nhằm mục đích cố gắng thay đổi bản dạng và thể hiện giới của một người để
trở nên đồng nhất với giới tính lúc sinh đã từng được tiến hành trong quá khứ
và cho thấy không thành công... Điều trị như vậy khơng cịn được coi là phù
hợp đạo đức (Coleman et al., 2011, Tr 16).
Ngoài ra, việc “chữa lành” các thân chủ LGBTIQ+ cịn là khuyến
khích, đơi khi là ép buộc họ tham gia cầu nguyện và các thao tác trừ tà. Ví dụ
điển hình là việc các nhà tâm lý học hoặc chuyên gia tâm thần học ở một số
nơi tại Indonesia, cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải tiếp xúc và chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên chuyển giới và thường khuyên gia đình
nên tham khảo ý kiến một người chữa bệnh truyền thống hoặc một pháp sư.
Trong một ví dụ ở Việt Nam, một người chuyển giới nữ đã phải trải qua cả
hai, nhập viện và bị buộc đến gặp một pháp sư trừ tà.
Khi “J”, một chuyển giới nữ 26 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh [Việt
Nam] nói rằng cơ là phụ nữ, cơ đã bị gia đình cơ ép buộc phải vào bệnh viện.
Tại đây, cô đã bị làm một loạt các xét nghiệm máu để kiểm tra và sau đó là
điều trị “chữa bệnh” bởi một pháp sư. Cô ấy bị xúc phạm nặng nề về tâm lý
và bị bạo hành về thể chất trong chính gia đình của mình (UNDP, 2014).

Các quyết định về thay đổi trong vai trò giới và can thiệp y tế cho
chứng phiền muộn giới sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không chỉ cho bệnh nhân mà

10


cịn cho gia đình của họ (Emerson, S., 1996). Các chuyên gia sức khoẻ tâm
thần có thể hỗ trợ bệnh nhân ra những quyết định thận trọng nhằm trao đổi và
thổ lộ với các thành viên gia đình và những người khác về bản dạng giới của
họ và các quyết định điều trị mà họ mong muốn. Liệu pháp gia đình có thể
bao gồm làm việc với vợ/chồng hoặc bạn tình, cũng như với con cái và các
thành viên khác trong gia đình dịng họ của bệnh nhân.
Tổng quan các vấn đề khơng theo chuẩn giới cịn gây tranh cãi trong
nhiều tơn giáo, đất nước và cịn rất nhiều nơi trên thế giới chưa thực sự chấp
nhận cộng đồng này. Họ đã gặp phải bạo lực, lạm dụng dưới nhiều hình thức
(thể chất, tinh thần, bán dâm, cưỡng hiếp,…). Đồng thời, họ cũng có nhiều
trải nghiệm dịch vụ y tế kém chất lượng và là đối tượng phân biệt đối xử của
nhân viên y tế. Các dịch vụ y tế công và bảo hiểm tư nhân không chi trả cho
họ. Trong khi đó, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra họ có nhiều vấn đề sức
khoẻ tâm thần và mức độ trầm trọng hơn so với người dị tính. Các vấn đề có
thể xuất hiện sớm ngay từ trong trường học. Bước đầu đã có những hướng
dẫn làm việc dành cho các nhà chuyên môn khi hỗ trợ SKTT cho người LGB
và T (Đồng tính nam, Đồng tính nữ, Lưỡng Tính và Chuyển giới) tuy vậy vẫn
chưa có những hướng dẫn đi sâu vào những nhóm giới tính thiểu số khác. Tuy
vậy, theo trải nghiệm thực tế, đặc biệt của những người LGBTIQ+ đang sinh
sống trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là tiêu cực. Các nhà chuyên
môn vẫn coi đây là “vấn đề” cần được khắc phục. Trong một số trường hợp,
dưới áp lực từ gia đình của người LGBTIQ+, họ chọn lựa áp dụng các
phương pháp trị liệu phục hồi lên khách hàng chuyển giới nhằm cố gắng thay
đổi bản dạng giới của họ và buộc họ xác định lại mình khơng phải là người

chuyển giới.
1.1.2. Sơ lược các nghiên cứu về người LGBTIQ+ tại Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu về vấn đề xã hội và quyền của người LGBTIQ+
Trong bối cảnh phát triển chung của phong trào LGBTIQ+ thế giới, từ
giữa thập niên 2000, các tổ chức phi chính phủ cũng như các chương trình, dự

11


án thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đã bắt đầu coi người LGBTIQ+ là
một trong những nhóm thiểu số cần được hỗ trợ. Kể từ đó, các nghiên cứu về
người LGBTIQ+ tại Việt Nam đã tăng về cả số lượng, phương pháp tiếp cận
và chủ đề (Giáo viên nói tơi bị bệnh). Xu hướng nghiên cứu tương đối đa
dạng về các nhóm đồng tính, song tính, chuyển giới, riêng lẻ hay gộp chung
nhóm LGBTIQ+.
Các nghiên cứu tiên phong có thể kể đến nghiên cứu chung về nhóm
nam quan hệ tình dục với nam (“MSM”), trong đó có giao thoa với nhóm
đồng tính, song tính nam và chuyển giới nữ (Hồng, 2005; Bảo và Girault,
2005; Bảo và nnk, 2008); Các nghiên cứu khác tập trung vào các nhóm cụ thể
như đồng tính nam (Quốc, 2009) đồng tính nữ, nữ yêu nữ (iSEE, 2010), trẻ
em đường phố LGBT (Hương và nnk., 2012), người chuyển giới (iSEE,
2013), hay tập trung vào khía cạnh cụ thể như thể hiện hình ảnh đồng tính
trên truyền thơng (iSEE, 2011), mối quan hệ chung sống cùng giới (iSEE,
2013), nhận nuôi con nuôi (UNDP-USAID, 2013), nhu cầu pháp lý người
chuyển giới (iSEE, 2014).
Một số nghiên cứu về kỳ thị, định kiến với nhóm LGBT như iSEE, Tổng
quan về kỳ thị với người LGBT, 2010; iSEE, Khảo sát thái độ xã hội với người
đồng tính, 2012; Phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ cho
nam quan hệ cùng giới (iSEE, 2011), hoặc tìm hiểu khía cạnh phân biệt đối xử
là bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới trong trường học

(CCIHP, 2011; UNESCO, 2015). Nhiều phát hiện ở các nghiên cứu trên đều có
mơ tả về trải nghiệm bị phân biệt đối xử của người LGBT.
Theo Nghiên cứu trực tuyến về nam giới có quan hệ đồng tính (iSEE,
2008), 86% người đồng tính nam phải che giấu chuyện tính dục của mình với
mọi người xung quanh (Đặc điểm kinh tế xã hội); 15% người đồng tính nam
cho biết đã bị gia đình mắng chửi khi nói ra mình đồng tính. Nghiên cứu về
đồng tính nữ (iSEE, 2009) chỉ ra rằng gia đình khi biết con mình đồng tính là
thất vọng, níu kéo, ngăn cấm con quen bạn gái hay chơi với bạn đồng tính nữ
khác, dọa cắt nguồn tài chính, học phí, ép lấy chồng.

12


Theo CCIHP, 2011 cho thấy 45% số HS-SV là LGBT cho rằng đã từng bị
bạo lực và phân biệt đối xử ở trường học với nhiều hình thức (thể chất, tinh thần,
tình dục và kinh tế) (Nghiên cứu về Kỳ thị); 18% những trường hợp bạo lực và
phân biệt đối xử gây ra bởi các thầy cô giáo và cán bộ trong trường; 38% những
người bị bạo lực khi còn đi học cho biết họ thấy mất niềm tin vào tương lai; 31%
các em bị bạo lực có ý định tự tử (Huy & Phương, 2015 – Tr24).
Trong nghiên cứu thực hiện trên 2363 người trên 63 tỉnh thành Việt Nam
đã chỉ ra rằng: Ép buộc thay đổi ngoại hình, cử chỉ (62.9%) và la mắng, gây áp
lực (60.2%) là các hành vi phổ biến nhất mà người LGBT gặp phải trong gia
đình của mình. Các hành vi phân biệt đối xử chủ yếu hướng tới việc ngăn
thông tin về thành viên gia đình là LGBT bị tiết lộ ra ngồi, cố gắng thay đổi
xu hướng tính dục và bản dạng giới của người LGBT bằng các biện pháp y
học, tâm linh hay lối sinh hoạt, và ngăn cản các mối quan hệ tình cảm của họ.
Khi so sánh thơng tin về người tấn công và địa điểm diễn ra hành vi
bạo lực, có thể thấy cộng đồng Đa dạng tính dục tại Việt Nam phải đối mặt
với bạo lực chủ yếu từ chính những người quen biết ở trường học, gia đình,
nơi làm việc, chứ khơng phải bởi người lạ ở bên ngoài. Đây là sự khác biệt so

với một số quốc gia khác, nơi mà hành vi bạo lực được chủ yếu thực hiện bởi
người lạ (Huy & Phương, 2015).
Những cơng trình kể trên đã cung cấp góc nhìn tồn cảnh và chân thực
nhất về những khó khăn mà người LGBTIQ+ phải trải qua. Có thể thấy rằng,
họ gặp khó khăn trong rất nhiều khía cạnh cuộc sống. Từ gia đình, nhà
trường, nơi làm việc, tổ chức y tế đến các hoạt động sinh hoạt đời sống hàng
ngày. Xu hướng phản ứng của họ thường là cố che giấu giới tính của bản thân
như một cách tự bảo vệ khơng chủ động trước những khó khăn tinh thần hoặc
họ sẽ thường âm thầm chịu đựng những trở ngại và tiêu cực đó.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ tâm thần của người LGBTIQ+
Thông qua những nghiên cứu cơ bản sơ khai về vấn đề sức khoẻ tâm thần
của cộng đồng LGBTIQ+, có thể nhận thấy những vấn đề nổi cộm như sau:

13


Nghiên cứu năm 2012 về trẻ em đường phố LGBT tại thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam miêu tả lại tác động của sự từ chối của gia đình, bao
gồm sự căng thẳng tâm lý vì khơng được đồng cảm, hỗ trợ từ gia đình…Trầm
cảm và cơ đơn sẽ kéo theo việc sử dụng các chất kích thích và tình trạng tự
làm hại bản thân rất phổ biến (Hương và nnk, 2012).
Những áp lực trong cuộc sống từ sự kỳ thị của xã hội, sự chối bỏ của
gia đình, khơng có cơng ăn việc làm, sự bi quan trong tình yêu đã dẫn nhiều
người chuyển giới đến những cảm giác chán nản, trầm cảm. Nhiều người vì
sự xa lánh của gia đình, nhà trường và xã hội mà có những suy nghĩ hoặc
hành vi tự tử.
Ra đường ấy, em gặp mẹ em mà mẹ em khơng dám nhận...Lúc đó cũng
buồn bã và nghĩ tự tử (nam sang nữ, 25 tuổi, TP.HCM)
Nhiều người trải qua giai đoạn khủng hoảng trước những quyết định
quan trong như có quyết định “làm lộ” hay khơng (ăn mặc, để tóc như con

gái, hoặc như con trai), có phẫu thuật hay khơng; khủng hoảng khi bị người
yêu bỏ rơi hay cãi cọ với gia đình.
Em dùng thuốc kích thích. Nói chung cái nào em cũng xài hết, ma tuý
tổng hợp, thuốc uống, tiêm… Em dùng lưỡi lam rạch vào tay sau khi
cãi lộn với người yêu. Chỗ này em châm thuốc lá vào do cãi nhau với
mẹ (nam sang nữ, 19 tuổi, TP.HCM).
Ngay cả với người chuyển giới sau khi phẫu thuật cũng mất vài năm
đầu bị hoang mang trầm cảm khi hình thức bên ngồi của họ không hẳn giống
nam cũng chẳng hẳn giống nữ. Trước áp lực của sự kỳ thị, cũng có những
người chuyển giới trở nên tự kỳ thị chính mình, trở nên bi quan, chán
nản…(“Bọn em chẳng bao giờ có ngày được lên xe hoa, chỉ xe tang thôi”).
Họ trở nên nhút nhát, rất ít người dám đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh vì
sợ ánh mắt kỳ thị của y tá.
Người chuyển giới thường trải qua quá trình bối rối trong việc nhận
diện bản dạng giới của chính mình cũng như đối mặt với những quyết định

14


chuyển đổi (transition) khó khăn. Đồng thời, người chuyển giới đã và đang
phải chịu sự kỳ thị, nạn bạo hành và phân biệt đối xử chỉ vì khao khát của họ
được là chính mình.
Những thơng điệp mang tính định kiến và khơng thực tế trên báo chí và
một số kênh truyền thông đã tạo nên và củng cố thêm những hiểu biết sai lệch
và thái độ kỳ thị xã hội. Người chuyển giới được mơ tả như những người
“đồng tính”, “kệch cỡm” hoặc “bệnh hoạn”. Họ cũng khơng được nhìn nhận
như một cộng đồng. Thêm vào đó, do bị chọc ghẹo tại trường học và thiếu sự
hỗ trợ từ gia đình, nhiều người xuyên giới/chuyển giới đã phải bỏ học, bỏ
nhà, và đối mặt với sự mất an toàn của bản thân (bạo lực, hãm hiếp, cướp
giật), sự nghèo đói và khó khăn kinh tế… Rõ ràng, nhóm chuyển giới là một

trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất và bị kỳ thị nhất trong xã hội
(Phương và nnk, 2012).
Thông qua những chia sẻ, nhận định trên đây có thể thấy là những khó
khăn tâm lý của người LGBTIQ+ ở Việt Nam là rất nghiêm trọng và đáng báo
động. Đáng chú ý, các nhận định trên đây thường chỉ là các trích dẫn trong
chia sẻ của những người đến từ cộng đồng này hoặc từ các nghiên cứu xã hội
khác về HIV/AIDS, bạo lực trên cơ sở giới, buôn bán người, trẻ em đường
phố, … mà rất khó để có thể tìm ra một nghiên cứu tồn diện, mang tính lâm
sàng về vấn đề SKTT của người LGBTIQ+ tại Việt Nam.
1.1.2.3. Các nghiên cứu về dịch vụ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần
dành cho người LGBTIQ+
Nhận xét về các dịch vụ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần nói
chung tại Việt Nam có thể thấy việc cung ứng dịch vụ chủ yếu nhắm tới có
các rối loạn tâm thần nặng, ít quan tâm, tới trẻ em và thanh niên có các rối
loạn tâm thần cũng như các vấn đề tâm lý xã hội phổ biến hơn và cịn có
nhiều thách thức. Cụ thể:
Thách thức từ phía cung cấp dịch vụ
Thiếu nguồn nhân lực có trình độ và phù hợp (về giới), cụ thể tự học và
vừa học vừa làm trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần dường như trở thành một

15


×