Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu xác định thông số công nghệ bảo quản gỗ Keo Lai (Acacia Mangium x A. auriculiformis) làm nguyên liệu ván sàn, cabin cho tàu thuyền đi biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH VĂN TIẾN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN GỖ
KEO LAI ( Acacia mangium x A.auriculiformis) LÀM NGUYÊN LIỆU
VÁN SÀN, CABIN CHO TÀU THUYỀN ĐI BIỂN

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, Thiết bị và Công nghệ gỗ giấy
Mã số: 60.52.24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Diện tích biển nội thủy Việt Nam có khoảng 4.200 km2, với chiều dài
bờ biển trên 3000km. Đó là lợi thế của kinh tế biển cho việc khai thác khống
sản, hải sản, giao thơng vận tải,... .
Hiện nay trong đánh bắt hải sản và vận tải biển, tàu thuyền bằng gỗ vẫn
chiếm tỷ trọng lớn do có nhiều ưu việt hơn so với phương tiện làm bằng vật
liệu khác. Đặc tính ưu việt của gỗ là dễ gia công chế biến, chịu va đập, chịu
uốn, giá thành rẻ. Tuy nhiên tầu thuyền được đóng bằng gỗ thường bị các
lồi sinh vật sống trong mơi trường nước biển tấn công phá hoại phương tiện


một cách âm thầm và rất mãnh liệt.
Các đề tài nghiên cứu về bảo quản gỗ tàu thuyền hiện nay quan tâm chủ
yếu đến việc nghiên cứu chống lại sự phả hủy gỗ của các sinh vật hại dưới
nước mà cụ thể là chống Hà hại gỗ, chưa có nghiên cứu về phịng chống sinh
vật gây hại cho phần gỗ trên mớn nước. Do đặc điểm sử dụng của tàu thuyền,
các kết cấu gỗ luôn bị hút ẩm tạo môi trường thuận lợi cho nấm mục và côn
trùng tấn công. Trong thực tiễn khảo sát tàu thuyền đi biển cho thấy gỗ phần
cabin, sàn tàu thường bị nấm mục và bị mọt cánh cứng gây hại. Vì thế cần
thiết có các nghiên cứu chống sinh vật gây hại cho các kết cấu gỗ đóng
boong, sàn, cabin, hầm tàu, đồng bộ với việc phòng chống Hà để bảo vệ con
tàu một cách tồn diện hơn.
Trước tình hình một số loại gỗ rừng tự nhiên phù hợp để đóng tàu thuyền
đi biển ngày càng khan hiếm, giá thành cao, trong khi nhu cầu về gỗ đóng tàu
thuyền đi biển cịn rất lớn. Theo tính tốn của các cơ sở đóng tàu: Tùy theo
cơng suất tàu, khối lượng gỗ làm sàn, hầm, cabin tàu thường chiếm từ 30%40% tổng lượng gỗ cần thiết để đóng một tàu gỗ. Nếu lượng gỗ này được thay
thế bằng gỗ rừng trồng sẽ góp phần đáng kể giải quyết tình trạng khan hiếm
ngun liệu trong cơng nghiệp đóng tàu thuyền hiện nay.


2

Xuất phát từ u cầu đó, tơi tiến hành thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ là:
“Nghiên cứu xác định thông số công nghệ bảo quản gỗ Keo lai ( Acacia
mangium x A.auriculiformis) làm nguyên liệu ván sàn, cabin cho tàu
thuyền đi biển”. Nội dung của đề tài luận văn là một nội dung nghiên cứu
của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm
V đến nhóm VIII làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển” thuộc chương
trình KC.07/06-10 Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ
công nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp và phát triển nông thôn do Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ năm 2009- 2010.



3

Chương 1:TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN GỖ ĐÓNG TÀU
THUYỀN ĐI BIỂN

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Từ lâu trong lĩnh vực hàng hải trên thế giới, người ta đã phát hiện mật độ
tấn công của một động vật sống trong môi trường nước biển đến phương tiện
vận chuyển bằng gỗ. Vì thế, trong những năm 1730, việc nghiên cứu chính
thức thu hút được các nhà khoa học. Năm 1733, Sellius nhà sinh vật Hà Lan
đã tiến hành phân loại Hà và đặt tên. Hà phá hoại gỗ đã được xếp vào nhóm
động vật thân mềm. Những nghiên cứu cơ bản về Hà hại gỗ cho tàu thuyền đi
biển do các tác giả người nước ngoài nghiên cứu, cũng đã được đề cập đến
mô tả một số loài Hà tại nước ta như: Năm 1936, F. Doll, Tạp chí Ngư học có
bài Les.Animaux rongeure deis surles có tes de l´ Indochine ( những động vật
gặm gỗ ven bờ Đông dương ), Jour. Conehykial ( số 296 – 301 ) đã mơ tả một
số lồi Hà sưu tầm được ở ven biển nước ta. Cuối những năm 1950, ở Trung
Quốc người ta cũng đã sử dụng CuSO4 để tẩm gỗ đóng tàu thuyền đi biển kết
quả có khả quan nhưng do sử dụng ở dạng nguyên đơn chất, vì vậy khả năng
rửa trơi của thuốc là rất lớn, do đó kết quả phịng trừ Hà khơng cao [25].
Cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được nhất là
biện pháp phòng trừ Hà hại gỗ vẫn còn thụ động, hiệu quả thiết thực chưa
cao. Ở Pháp, các nhà khoa học đã đưa ra một số giải pháp bảo quản trụ gỗ để
ngăn ngừa sự phá hoại của Hà: Giữ nguyên vỏ cây, bao bọc xung quanh khúc
gỗ bằng một lớp kim loại hay lớp dầu, nhựa, sơn thậm chí cịn được bao bọc
bằng một lớp xi măng ra bề ngoài gỗ....
Năm 1961 – 1964, Roe, T., Hochman, H. đã tiến hành nghiên cứu đánh

giá hiệu lực chống Hà hại gỗ của một số loại thuốc hữu cơ như Creosote,
nhựa than, hỗn hợp nhựa than Cresote, Oxit tributylin. Kết quả nghiên cho


4

thấy rằng các loại thuốc trên có hiệu lực ngăn chặn sự xâm nhập của Hà
Mastesia và Teredine và các hố chất vơ cơ như hợp chất của đồng, thuỷ ngân
lại có khả năng phịng chống Hà Limnoria. Để tăng khả năng phịng chống 2
lồi Hà trên, các cuộc thử nghiệm hỗn hợp giữa Creosote, đồng hoặc oxit
magie với dieldrin hoặc fenyl mercuric oleate đã được thử nghiệm và cho hiệu
quả tốt [45].
Các nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của một số loại gỗ thương mại
của Thổ nhĩ kỳ gồm gỗ Sồi (Quercus petraea), dẻ (Castanea sativa), dương
(Fagus orientalis), gỗ giác và lõi của Thông Scots (Pinus sylvestris) đã được
nhóm nghiên cứu của Trường đại học Tổng hợp Kareaelmas và Trường đại
học tổng hợp Portmouth thực hiện. Mẫu các loại gỗ được gia cơng với kích
thước 25x75x200mm được đặt tại cảng Portmouth thuộc biển Địa trung hải.
Thời gian theo dõi khảo nghiệm 7 tháng. Kết quả đã xác định được mẫu gỗ
Thơng Scot bị phá hủy hồn tồn, gỗ Sồi, Dương và gỗ Dẻ bị Hà gây hại từ
25% đến 50% mẫu gỗ. Như vậy, các loại gỗ thí nghiệm đều bị Hà tấn cơng,
gây hại mạnh. Lồi Hà Teredo navalis được xác định có mặt ở hầu hết các
mẫu gỗ thí nghiệm [46].
Edwin L.và Pillai A.G. G. của Viện nghiên cứu Thủy sản Ấn Độ đã đánh
giá hiệu lực phòng chống Hà biển của một số loại thuốc CCA (Đồng- Crom –
Asenic), hỗn hợp Đồng – Creosote, hỗn hợp Asenic – Creosote. Mẫu gỗ cao
su 20 tuổi có kích thước 50x50 x200mm được tẩm lần lượt các hỗn hợp chất
bảo quản trên đây theo phương pháp chân không áp lực. Mẫu gỗ tẩm được đặt
tại cảng biển Cochin trong thời gian 33 tháng. Kết quả khảo nghiệm cho biết
mẫu đối chứng bị phá hủy trong thời gian 6 tháng. Bằng phương pháp xác

định độ bền nén dọc thớ, mẫu đối chứng giảm độ bền trung bình
0,16N/mm2/ngày. Mẫu tẩm hỗn hợp Asenic – Creosote có độ bền nén dọc thớ


5

giảm 19%, mẫu tẩm Đồng – Creosote giảm 13% và mẫu tẩm CCA giảm 7%
[47].
Bên cạnh các nghiên cứu xử lí chống Hà biển hại gỗ bằng các loại hóa
chất bảo quản tương đối thông dụng trên thế giới, hiện nay xu hướng nghiên
cứu biến tính gỗ nhằm nâng cao độ bền tự nhiên và các đặc tính khác của gỗ
đã được tiến hành. Nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Công nghệ
Chalmers và Trường Đại học Nông nghiệp của Thụy Điển đã nghiên cứu
đánh giá độ bền của gỗ Thơng được acetyl hố với sinh vật gây hại trong đó
có Hà biển. Mẫu gỗ thử nghiệm có mực độ acetyl hóa 14,5%, 19,7% và
21,3% được đặt tại vùng biển phía tây của Thụy Điển. Kết quả khảo nghiệm
xác định tuổi thọ trung bình của gỗ acetyl hóa khơng q 2 năm. Mẫu gỗ có tỷ
lệ acetyl hóa 21,3% có mức độ Hà gây hại nhẹ. Ở mức acetyl hóa 14,5% mẫu
bị phá hoại hồn tồn sau 22 tháng thử nghiệm [42].
Trong những năm trước đây, phần lớn các loại gỗ sử dụng ngồi trời với
các mục đích khác nhau thường được bảo quản bằng các loại thuốc chứa các
hợp chất của đồng. Do môi trường sử dụng ngồi trời, vấn đề khả năng rửa
trơi của thuốc bảo quản sau khi đã ngâm tẩm vào mẫu gỗ đã được quan tâm
để đánh giá hiệu quả của công tác bảo quản cũng như khả năng gây ô nhiễm
môi trường của thuốc bảo quản gỗ có chứa hợp chất của đồng. Lang – Dong
Lin và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu khả năng rửa trơi, ăn mịn kim loại
và và khả năng phòng chống mối của 03 loại gỗ khác nhau đã được xử lý
bằng một số thuốc bảo quản có chứa hợp chất của đồng bao gồm:
- ACQ –A (7,2% Alkylbenzyldimethyl ammonium chloride + 9,2 CuO);
- Wolman CA-B (Copper azole).

Kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ rửa trôi thuốc trong các loại gỗ đạt trong
khoảng từ 6,92 – 19,54 %.Tỷ lệ ăn mòn kim loại của thuốc gôc đồng đat từ


6

1,65% - 3,11% và cao hơn so với thuốc chứa hợp chất của kẽm. Các mẫu gỗ
sau tác động rửa trơi vẫn đạt hiệu lực phịng chống mối tốt [43]
Với các hóa chất như Sunphat đồng CuSO4, CuO..., thuốc bảo quản CCA
(hỗn hợp của hợp chất của đồng, Crôm và Asenic) đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu xác định hiệu lực phịng chống đối với nấm mục và cơn trùng.
Riêng thuốc bảo quản CCA, là loại thuốc được sử dụng rất rộng rãi tại Châu
Âu, châu Mỹ, châu Úc. Để bảo quản gỗ dùng ngồi trời có tác dụng chống
nấm mục và côn trùng rất tốt. Song hiện nay, loại thuốc này đang bị hạn chế
và cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới do tác động gây ô nhiễm môi
trường.
Tổng quan sơ lược tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy việc nghiên
cứu bảo quản gỗ đóng tàu thuyền đã được đề cập từ rất lâu. Song các kết quả
nghiên cứu đó chỉ mang tính chất tham khảo bởi đối tượng gỗ cần tác động
bảo quản, điều kiện, môi trường sử dụng tàu thuyền ở Việt Nam có nhiều
khác biệt. Đặc biệt là các loại thuốc chứa thành phần Asenic như CCA không
được phép sử dụng ở Việt Nam để bảo quản gỗ.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Năm 1958-1960, Viện nghiên cứu vật liệu- Bộ Giao thơng vận tải và
Bưu điện đã tiến hành thí nghiệm phòng trừ hà hại gỗ. Gần 1 vạn mẫu được
đặt tại Hải Phịng, Quảng Ninh đã có kết quả sơ bộ như sau:
+ Các loại gỗ nhóm 2 như: Lim, Táu, Nghiến, Sến: hà biển có phá hoại
nhưng chậm hơn các loại gỗ hồng sắc.
+ CuSO4 nồng độ sử dụng 20 -25% mới đủ sức chống lại hà.
Năm 1960 -1961, Khoa nghiên cứu gỗ - Học viện Nông lâm có thả một

số mẫu thử nghiệm và cọc gỗ ở cảng Hòn Gai và Bến Thủy Hải Phòng để thử
nghiệm hiệu lực của thuốc bảo quản đối với hà biển. Song cơng việc bị bỏ dở,
gián đoạn và khơng có số liệu để tổng kết.


7

Năm 1964, Bộ môn Bảo quản – Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đã nghiên cứu
sử dụng creosote tẩm gỗ sau sau đóng thuyền vận tải biển. Kết quả kéo dài
tuổi thọ gỗ được 7 năm. Tuy nhiên creosote có nhược điểm làm ô nhiễm môi
trường nên kết quả này không được ứng dụng.
Năm 1969 -1974, bộ môn Bảo quản gỗ tiếp tục thử nghiệm hiệu lực
chống hà biển của 2 loại chế phẩm creosote và CuSO4 + NaOH, mẫu được đặt
tại Đồ Sơn, Hải Phịng. Nhưng do hồn cảnh chiến tranh nên việc theo dõi
thực nghiệm bị bỏ dở không có kết quả.
Năm 1973 Ty Lâm nghiệp Thanh Hố đã áp dụng kỹ thuật chống hà
của Viện NC Lâm nghiệp xuất bản trong tỉnh cuốn “Kỹ thuật chống hà mục
cho thuyền và bè đánh cá”. Theo báo cáo, đã kéo dài tuổi thọ của tre luồng
làm bè đánh cá gấp 3 lần và thuyền gỗ đánh cá lên 2 lần bằng thuốc Creosote.
Tuy nhiên, với nhược điểm làm ô nhiễm môi trường của Creosote nên kết quả
này không được ứng dụng rộng rãi.
Năm 1982 Phòng NC Bảo quản lâm sản – Viện KHLN Việt Nam đã
nghiên cứu đề tài chống hà cho tàu thuyền đi biển bằng gỗ. Đề tài đã sử dụng
4 loại thuốc gốc đồng là XM5A, XM5B, LN3 và (CuSO4 + NaOH) với các
nồng độ 3, 5, 10 %. Thuốc được tẩm vào mẫu gỗ theo phương pháp áp lực
chân khơng và ngâm thường. Mẫu thí nghiệm được treo tại vùng biển Hòn
Gai – Quảng Ninh. Kết quả tài liệu đã chỉ ra được các cấp nồng độ thuốc có
hiệu lực tốt đối với hà, kéo dài tuổi thọ của gỗ lên 6 lần so với mẫu đối chứng.
Đề tài cũng chứng minh các thuốc được sử dụng có nồng độ 1 – 10 % khơng
làm ảnh hưởng đến thực phẩm tươi sống ướp muối chứa trong khoang thuyền

cá tẩm thuốc sau 24 h .
Song song với những kết quả thử hiệu lực của các loại thuốc bảo quản
lâm sản chống hà cho tàu thuyền đi biển tại Hồng Gai - Quảng Ninh (1981)
Phòng Bảo quản lâm sản – Viện KHLN Việt Nam cũng đã đóng 1 thuyền


8

thực nghiệm bằng gỗ nhóm 5 – 6, ngâm thường với thuốc XM5A 10%.
Thuyền hoạt động vận tải khu vực cửa sơng Ninh Cơ – Thái Bình. Kết quả
thuyền tẩm thuốc hoạt động liên tục 5 năm không phải thui đốt, trong khi đó
ván vỏ đối chứng khơng tẩm thuốc bị hà ăn nát sau 5 tháng [25].
Năm 2007 Phòng NC Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam do TS. Bùi Văn Ái chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơng nghệ
bảo quản gỗ đóng tàu thuyền đi biển” đã tiến thử nghiệm với 7 loại gỗ rừng
trồng và 3 loại gỗ rừng tự nhiên và có một số kết quả như sau:
+ Các loại gỗ như Táu mật, Sao đen, Dầu mít, Bạch đàn trắng đã được
nghiên cứu ngâm tẩm với thuốc XM5 nồng độ 10% trở lên có hiệu lực tốt với
Hà[2].
+ Gỗ Bạch đàn trắng được tẩm thuốc bảo quản CHG 15% sau 2 tháng
vẫn chưa bị hà tấn công phá hoại và có độ bền tương đương với gỗ Táu tự
nhiên[9].
+ Độ bền tự nhiên của gỗ Bạch đàn trắng tốt hơn so với các loại gỗ
rừng trồng khác [34]
+ Mối quan hệ giữa nồng độ thuốc và khả năng thấm thuốc, áp lực tẩm
và thời gian duy trì áp lực tuân theo dạng phương trình tuyến tính hồi quy bậc
nhất[34].
Sơ lược lịch sử nghiên cứu trong ngoài nước cho thấy những nghiên
cứu về sinh học của hà hại gỗ và các giải pháp phòng chống hà cho tàu thuyền
đi biển đã được tập trung nghiên cứu. Trong khi đó vấn đề sinh vật gây hại

cho gỗ đóng tầu thuyền ( mối, mọt, xén tóc, nấm mục…) chưa được quan tâm
nhiều. Đặc biệt là gỗ sử dụng làm sàn, cabin, khoang chứa,… chịu ảnh hưởng
của rất nhiều điều kiện tự nhiên như mưa bão, nắng gió, hay thường xuyên bị
cọ rửa làm ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền tự nhiên, hay làm cong vênh nứt


9

nẻ chính vì vậy cần có nghiên cứu chống nấm mốc, mục mọt cho gỗ đóng
boong, hầm tầu, sàn, cabin.
1.2 YÊU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU GỖ ĐÓNG TÀU THUYỀN ĐI BIỂN

Hiện nay, trên thế giới có tới trên 130 loại ngun vật liệu được sử dụng
trong ngành cơng nghiệp đóng tàu thuyền. Tùy theo chức năng, quy mô công
suất, tải trọng của tàu, hàng hóa chun chở và hành trình vận chuyển, các tàu
thuyền được đóng bằng các loại nguyên vật liệu khác nhau. Đối với các tàu
vượt đại dương có tải trọng lớn (tàu chở hàng, chở khách) nguyên liệu chính
là thép, các hợp kim, vật liệu composit có độ bền cơ học cao, gỗ chủ yếu được
sử dụng làm nội thất và là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các con
tàu, các tàu thuyền nhỏ phục vụ du lịch, thể thao có kết cấu gọn nhẹ thường
được chế tạo bằng các vật liệu nhẹ, bền đẹp như composit, gỗ dán đặc biệt
hoặc các hợp kim, kim loại như nhơm, inox.
Mặc dù ngun liệu đóng tàu thuyền ngày nay rất phong phú, song đối với
các tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở hàng công suất vừa và nhỏ hiện nay vẫn
sử dụng nguyên liệu gỗ là chủ yếu vì cơng nghệ đóng tàu thuyền gỗ khơng địi
hỏi các thiết bị hiện đại, giá thành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền gỗ không
quá cao, phù hợp với khả năng tài chính của các hộ ngư dân, đặc biệt là ngư
dân các nước đang phát triển như Việt Nam.
Ở Việt Nam trước những năm 60, phần lớn các tàu thuyền đánh cá có cơng
suất nhỏ từ (25-60 CV) đều được làm bằng gỗ; đến những năm 70, xuất hiện

một số tàu đánh cá làm bằng xi măng lưới thép, nhưng các loại tàu này chủ
yếu chạy trên sơng hoặc pha sơng-biển, có cơng suất thấp. Các loại tàu lớn
chở hàng vượt đại dương đều có vỏ làm bằng các loại thép chất lượng cao.


10

Đối với các tàu thuyền được đóng bằng vật liệu phi gỗ, có thể nói khơng có
quy định bắt buộc nào về việc sử dụng gỗ vào bộ phận nào của tàu; tuy nhiên
thường thì với các loại tàu này, gỗ được dùng để đóng phần nội thất trên tàu.
Đối với các tàu được đóng bằng gỗ, kết cấu của một con tàu và yêu cầu
nguyên liệu gỗ thường được quy định như sau:

Thân tàu được chia thành các phần cơ bản sau:
- Phần đuôi tàu - Là phần thân tàu có chiều dài bằng 0,3L tính từ đường
vng
góc đi về mũi;
- Phần mũi tàu - Là phần thân tàu có chiều dài bằng 0,3L tính từ đường
vng góc mũi về đuôi;
- Phần giữa tàu - Là phân thân tàu có chiều dài bằng 0,4 L giữa phần mũi và
phần đuôi.
Các bộ phận thân tàu:


11

Cơ cấu thân tàu

TT


Khối lượng riêng của gỗ
kg/m3

1

Đà ngang đáy

720

2

Sườn mạn

720

3

Sống đáy

640

4

Sống mũi

640

5

Sống đi


640

6

Mã liên kết sống chính đáy với sống mũi,
sống đuôi

640

7

Ván vỏ

560

8

Thanh chống va

560

9

Ốp chống va

560

10


Sống mạn, sống hông

560

11
12

Xà ngang boong và mã thành miệng
khoang
Ván boong

560
430

Yêu cầu chất lượng của gỗ:
- Gỗ dùng để đóng tàu phải là gỗ có chất lượng tốt, được sấy khơ khơng
có bướu và giác, không mục, sâu, hoặc tách lớp, gỗ phải khơng bị nứt và
khơng có các khuyết tật khác (các bướu nhỏ và riêng lẻ ở phía trong có thể
chấp nhận được nếu không ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng gỗ).
- Gỗ được dùng để chế tạo các cơ cấu dọc phải được sấy khô hợp lý. Nếu
gỗ bị quá khô thì phải phủ một lớp dầu gai hoặc sơn dầu trước khi lắp ráp để
ngăn ngừa hiện tượng tách lớp.


12

-Gỗ dùng để chế tạo các cơ cấu thân tàu, đặc biệt là ván vỏ phải dùng gỗ
nhóm I, II, III.
-Khơng được dùng gỗ nhóm IV, V, VI để làm sườn, sống mạn và mã nối,

sống đuôi, sống mũi, trục bánh lái, ống bao trục chân vịt và bệ máy
-Ván vỏ dưới đường nước phải là gỗ nhóm II hoặc nhóm III, trên đường
nước có thể nhóm IV, ván bao thượng tầng và ván boong có thể dùng
nhóm V. Vách kín nước dùng nhóm V, u cầu gỗ phải được xẻ phẳng.
-Tiêu chuẩ n phân nhóm về tính chấ t cơ lý theo TCVN 1027 – 71. Đô ̣ co
ngót (dañ nở ) phu ̣ thuô ̣c vào đô ̣ ẩ m, tố i đa là 12% theo hướng tiế p tuyến
với thớ, 6% theo hướng bán kính và 1% theo hướng do ̣c thớ.
- Gỗ dùng để đóng tàu phải được bảo quản trong môi trường khô và trước
khi lắp ráp lên tàu gỗ phải có độ ẩm theo quy định (12%).
- Gỗ dán được dùng trong đóng tàu phải có chất lượng cao, phù hợp với
mục đích sử dụng, phải có tính chịu nước lâu dài.
- Ngồi vật liệu gỗ, có thể dùng các vật liệu khác để chế tạo các cơ cấu
thân tàu (kết hợp vật liệu gỗ). Các vật liệu này phải có chất lượng tốt và phù
hợp với mục đích sử dụng, đồng thời phải thoả mãn các yêu cầu của đăng
kiểm đối với vật liệu đóng tàu. Việc kết hợp các vật liệu khác với gỗ phải có
các tài liệu tính tốn để chứng minh rằng việc kết hợp các vật liệu đảm bảo đủ
độ bền cho thân tàu ở các điều kiện sóng gió của các vùng mà tàu hoạt động.
Phải ghi rõ các đặc tính cơ bản của vật liệu được sử dụng trong các bản vẽ
tương ứng [37].
Do yêu cầu an tồn, nên các loại vật liệu (trong đó có vật liệu gỗ) dùng
trong cơng nghiệp đóng tàu, thuyền đặc biệt là tàu-thuyền đi biển phải tuân
thủ các yêu cầu ngặt nghèo được quy định trong các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn
chung quốc tế và tiêu chuẩn riêng của từng nước).
Trong các tiêu chuẩn này, người ta chỉ ra các lọai gỗ được dùng trong công


13

nghiệp đóng tàu-thuyền, yêu cầu chất lượng nguyên liệu gỗ.. Ví dụ trong tiêu
chuẩn ISO 12215-3 phần quy định về vật liệu gỗ chỉ rõ các loại gỗ được sử

dụng, các cấp tuổi thọ, độ bền tương ứng cho từng lọai gỗ và các yêu cầu
khác như:
Gỗ phải chịu được môi trường nước biển và phải thuộc các cấp tuổi thọ 1,2
hoặc 3 trong bảng dưới đây ngoại trừ một số trường hợp cụ thể khác trong
phần này của tiêu chuẩn ISO 12215.
Bảng 1.1: Quy định cấp tuổi thọ theo khả năng chịu dựng (về thời gian)
Cấp tuổi thọ

Khả năng chịu đựng (năm)

Sức chống chịu

1

>25

Cao

2

15 tới 25

tốt

3

10 tới15

Trung bình


4

<10

kém

(nguồn: ISO 12215-3, cấu trúc tàu thuyền nhỏ, phần 3: các loại vật liệu)

Việc lựa chọn các loại gỗ theo cấp như trên thể hiện trong bảng dưới đây.
Gỗ ở các cấp tuổi thọ thấp hơn có thể được sử dụng như đã liệt kê trong bảng
1.2 dưới đây, miễn là các tính chất cơ học phải phù hợp với tiêu chuẩn của
các bộ phận của tàu và thích hợp với các biện pháp bảo quản.


14

Bảng 1.2: Phân loại gỗ theo cấp tuổi thọ
Tên gỗ

cấp tuổi

(tên khoa học)

thọ

Tectona grandis

1

Tên gỗ

(tên khoa học)

Gossweilerodendron

cấp tuổi
thọ

2,3

Basamiferum
Chlorophora excelsa

1

Pseudotsuga menziesii

3

Tieghemelia heckelii

1

Larix decidue

3

Entandophragma utile

2


Pinus sylvestris

3

Swetienia macrophylla

2

Abies alba

4

Quercus robur

2

Picea glauca

4

Thuja plicata

2

Picea abies

4

Khaya ivorensis


2,3

(nguồn: ISO 12215-3, cấu trúc tàu thuyền nhỏ, phần 3: các loại vật liệu)

Gỗ cho phần cấu trúc khung không cho phép khuyết tật điều này có thể
làm yếu, giảm tuổi thọ của tàu, ví dụ các khuyết tật như: giòn, mục, vết vỡ,
mắt, và gỗ giác
Các tấm ván vỏ u cầu khơng được cong vênh, vặn xoắn trong q
trình sử dụng, vì thế các lọai ván này nên dùng ván xuyên tâm.
Độ ẩm của gỗ phải nằm trong phạm vi quy định tùy theo phương pháp
ghép nối và kích thước ổn định của cấu trúc. Độ ẩm trung bình thường không
lớn hơn 15%.
Trong cuốn cẩm nang về vật liệu gỗ dùng trong cơng nghiệp đóng tàu
thuyền (do Cục hải qn, phịng thí nghiệm về đóng tàu phối hợp với Phịng
thí nghiệm các sản phẩm rừng, Cục nơng nghiệp Hoa Kì xuất bản) các tác giả
đã cung cấp các thơng tin là kết quả nghiên cứu liên quan đến sử dụng vật
liệu gỗ trong đóng tàu-thuyền:


15

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng gỗ trong đóng tàu thuyền: Khối
lượng thể tích, độ ẩm, khuyết tật, các mối nguy hại khác như mục mọt,
hà biển, cháy..
- Hướng dẫn các giải pháp làm khô, lưu trữ xử lí bảo quản gỗ xẻ và gỗ
dán dung cho đóng tàu thuyền
- Chỉ ra các yêu cầu gỗ cho đóng tàu-thuyền, độ bền và các yếu tố anh
hưởng đến tuổi thọ tàu- thuyền bằng gỗ.
Từ những nghiên cứu khoa học về an toàn và yêu cầu vật liệu gỗ trong cơng
nghiệp đóng tàu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được xây dựng, ban hành nhằm

phục vụ nghiên cứu và dăng kiểm tàu thuyền lưu thông trên biển.
Gỗ dùng để làm sàn, hầm và cabin tàu thuyền theo tiêu chuẩn Viêt Nam
TCVN 3903-1984 và TCVN 7094-2007 là những loại gỗ thuộc nhóm IV và
nhóm V. Nhóm nguyên liệu này khơng địi hỏi u cầu chất lượng cao như
ván là khung xương, thân tàu (gỗ nhóm I,II,III), nhưng phải đảm bảo tính chất
cơ lý, độ bền tự nhiên, hạn chế sự tác động của các yếu tố sinh học và phi sinh
học đến gỗ để đạt được yêu cầu chất lượng nguyên liệu gỗ tàu thuyền hiện
nay.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3903 – 1984 năm 1996 và dự thảo
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7094 - 2007, vật liệu gỗ sử dụng đóng tàu cá
được quy định rất cụ thể:
- Gỗ dùng để đóng tàu phải được sấy khơ, có độ ẩm từ 15 đến 22%, không
bị xiên thớ và phải phù hợp với những quy định “Định mức khuyết tật cho
phép của gỗ”
- Gỗ nhóm I, II, III được dùng để chế tạo khung xương của tàu. Không
được dùng gỗ nhóm IV, nhóm V và nhóm VI để làm sườn, sống mạn và mã
nối, sống đuôi, sống mũi, trục lái, ống bao trục chân vịt và bệ máy.


16

- Ván vỏ vùng dưới nước phải là gỗ nhóm II hoặc nhóm III. Ván vỏ vùng
trên đường nước và ván boong có thể là gỗ nhóm IV. Ván bao của thượng
tầng của thượng tầng hoặc của lầu có thể là gỗ nhóm V. Ván vách ngang kín
nước có thể là gỗ nhóm IV.
- Ngồi ra, các loại gỗ dùng để chế tạo các cơ cấu của tàu còn phải thoả
mãn các quy định khác của Tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành
TCVN 1072 – 71 Gỗ phân nhóm theo tính chất cơ lý.
TCVN 1073 – 71 Gỗ trịn – kích thước cơ bản
TCVN 1074 – 71 Gỗ trịn – khuyết tật

TCVN 1075 – 71 Gỗ xẻ - kích thước cơ bản
TCVN 1076 – 71 Gỗ xẻ - tên gọi và định nghĩa gỗ ở trạng thái độ ẩm 15%
Trong tiêu chuẩn này cũng quy định cụ thể các yêu cầu: quy cách, chất
lượng và nguyên tắc liên kết cho tất cả các bộ phận kết cấu thân tàu. Phần ván
làm boong tàu được quy định như sau:
Chiều rộng của dải ván boong không được lớn hơn 25 mm. Chiều dày ván
khơng được nhỏ hơn các kích thước quy định dưới đây:
Với các tấm ván có chiều dài từ 15 m trở lên, chiều dày ván không nhỏ
hơn 4,5 cm (gỗ nhóm II), khơng nhỏ hơn 5 cm (với gỗ nhóm III) và khơng
nhỏ hơn 6 cm (với gỗ nhóm IV)
Do nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên cung ứng cho cơng nghiệp đóng tàu
thuyền trở nên khan hiếm, nguồn kinh phí hạn hẹp nên một số cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu thuyền đánh cá ở Việt Nam đã mạnh dạn sử dụng một số loại
gỗ rừng trồng làm nguyên liệu đóng sàn, cabin các tàu thuyền đi biển có cơng
suất nhỏ. Điều đáng lo ngại là các loại gỗ này hồn tồn khơng được xử lí
nâng cao độ bền cơ lí, khơng được bảo quản nhằm nâng cao độ bền tự nhiên
của gỗ vì thế mức độ an tồn cho các tàu này trong q trình sử dụng khó có
thể đảm bảo. Cục Quản lí khai thác nguồn lợi thủy sản (Bộ Thủy sản trước


17

đây) đã có các cảnh báo, khuyến cáo các hộ ngư dân và cơ sở đóng tàu thuyền
mối nguy hại của sinh vật gây hại khơng đảm bảo an tồn, nhưng việc áp
dụng các biện pháp bảo quản là rất khó thực hiện. Vì vậy, cơng tác nghiên
cứu bảo quản gỗ rừng trồng dùng cho nghành đóng tàu là rất cần thiết.
Bảng1.3:Gỗ được sử dụng đóng tàu thuyền và tính chất cơ lý
( TCVN 1072-1971)
T
T


Tên Khoa
Học

Tên
Việt
Nam

Tên Thương mại Hệ số
Khối
co
lượng
rút
Xuất
thể tích
Tên
thể
xứ
(kg/m3)
tích
Mersawa
Mala
Venven
Thai 0,49
640
Kabak
Laos
May bak
Light
UNK

hopea
I
Merawan
0,45
740
Mala
Takhianth
Thai
ong

Giới
hạn
bền
uốn
(MPa)

Giới hạn
bền khi
nén dọc
thớ
(MPa)

113

49

160

63


1

Anisoptera
costata
Korth

Vên
Vên

2

Hopea
odorata
Roxb

Sao
đen

3

Anogeisus
acuminata
(Roxb. Ex
DC.) Guill.et
Perr

Chị
nhai

Takiennu

Mayran

Thai
Indo

0,67

870

132

65

4

Parashorea
stellata Kurz

Chị
đen

Khoai
kheo
Gerutu

Thai
Mala

0,54


810

162

64

Sến
mật

Bitis
Sen

Mala
Vina

0,59

1060

221

83

Táu
mật

Sak hin

Thai


0,56

725

146

61

Huỷnh

Huynh
Mengkun
lang
Teralin

Vina
Mala
Fran

0,45

610

141

60

5

6


7

Madhuca
pasquieri
(Durbad)
H.J.Lam
Vatica
odorata ssp.
Brevipetiolat
a Phmh.
Tarrietia
javanica
Blume


18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1. GỖ KEO LAI VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LÀM NGUYÊN LIỆU ĐÓNG
TÀU THUYỀN ĐI BIỂN

2.1.1. Gỗ Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai tự nhiên
này thuộc họ đậu, được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu vào năm
1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ở Sook Tulupid thuộc bang Sabah
của Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là một giống lai. Đến tháng 7
năm 1978, Pedgley cũng xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
và Keo lá tràm.

Keo lai cũng được trồng vài chục cây tại trung tâm nghiên cứu giống
cây rừng ASEAN – Canada ở Muaklek – Thái Lan, Ở Indonesia, từ năm1992,
người ta cũng bắt đầu thí nghiệm trồng cây keo lai từ ni cấy mơ phân sinh.
Ngồi ra người ta cịn tìm thấy Keo lai tự nhiên ở khu trồng Keo tai tượng ở
Viện nghiên cứu Lâm nghiệp – Đài Loan và ở Quảng Châu – Trung Quốc.
Ở Việt Nam, Keo lai xuất hiện lác đác tại một số nơi ở Nam Bộ như
Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và ở Bắc Bộ là Ba Vì. Đặc điểm nổi
bật của cây lai là sinh trưởng nhanh, vượt lên rõ rệt trên tán rừng. Vì thế, từ xa
đã nhận biết được những cây lai tự nhiên này. Keo lai sinh trưởng vượt trội so
với cây bố mẹ. Khảo nghiệm tại các vùng trồng thử cho thấy, trong điều kiện
đất đồi trọc cho năng suất cao, cấu trúc rễ cây có nốt sần nên có khả năng ổn
định và tổng hợp lượng đạm cho đất có tác dụng cải tạo đất.
Keo lai ở độ tuổi 5 – 6 đạt đường kính ngang ngực 30cm – 40cm, thân
thẳng, có màu nâu xám nhạt, mặt vỏ mịn hơn thân cây bố mẹ[10]. Lá Keo lai
có dạng lá trung gian của Keo tai tượng và Keo lá tràm, không rộng chiều
ngang như lá Keo tai tượng nhưng lại rộng hơn Keo lá tràm. Gân là thường có


19

4 – 5, trong khi gân lá Keo tai tượng là 5,6 hoặc 7, Keo lá tràm là 3 hoặc 4. Lá
Keo lai có màu xanh sẫm hơn cây bố mẹ, đặc biệt keo lai có khả năng chống
chịu với bệnh thối ruột, trong khi cây bố mẹ khơng có khả năng đó.
Gỗ Keo lai có khối lượng thể tích trung bình từ 0.40 đến 0.46 kg/cm3.
Tỷ lệ các thành phần hóa học của Keo lai (so với nguyên liệu khơ tuyệt đối)
có Xenlulơ khoảng 50%, lignin: 25%, pentozan: 20%, còn lại là một số chất
tan trong benzen, tan trong NaOH và tan trong nước 11. Keo lá có cấu tạo
thô đại là giác lõi phân biệt (giác màu trắng, lõi màu vàng ngà), vịng năm
khơng rõ, thớ gỗ thẳng mịn, gỗ sớm gỗ muộn không phân biệt. Phân bố lỗ
mạch phân tán và tụ hợp, tia gỗ nhỏ, nhiều. Phân bố tế bào mô mềm trên mặt

cắt ngang không rõ. Cây keo lai ở độ tuổi 5 đến 6 có một số tính chất vật lý
được biểu thị ở bảng 1.410.
Bảng 2.1: Một số tính chất vật lý của gỗ Keo lai ở độ tuổi 5 – 6
Co rút thể tích (%)

5,80

Khối lượng thể tích gỗ khơ kiệt (g/cm3)

Co rút xuyên tâm (%)

1,43

Phần gốc

0,425

Co rút tiếp tuyến (%)

4,05

Phần giữa

0,409

Hệ số co rút

0,39

Phần ngọn


0,409

Độ hút ẩm (%)

25,8

Trung bình

0,414

Trung tâm Giống Cây Rừng - Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam đã
nghiên cứu và chọn lọc ra 5 dòng sinh trưởng tốt hơn Keo lá tràm và Keo tai
tượng. Từ năm 1995, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép
Trung tâm Giống cây Rừng thực hiện dự án trồng thử 84 hecta rừng Keo lai
bằng cây hom. Hiện nay, Keo lai là một trong những loại cây được trồng
trong chương trình 5 triệu hecta rừng vì những ưu điểm nổi trội của nó là lá
cây khơng có tinh dầu, cây sinh trưởng nhanh, có thể phát triển tốt ở nhiều
vùng lập địa khác nhau.


20

2.1.2. Khả năng sử dụng gỗ Keo lai làm nguyên liệu đóng tàu thuyền.
Nghiên cứu sử dụng gỗ rừng trồng chỉ thực sự được quan tâm khi
nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên trở nên khan hiếm do Nhà nước thực hiện
chủ trương đóng cửa rừng nhằm bảo vệ và khôi phục nguồn tài nguyên rừng
tự nhiên bị khai thác quá mức trong nhiều năm. Các nghiên cứu sử dụng gỗ
rừng trồng chủ yếu quan tâm tới sản xuất ván nhân tạo, sử dụng gỗ xẻ cho
đóng đồ mộc nội địa và xuất khẩu.

Như một tất yếu khách quan, khi nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên
khan hiếm, sản lượng gỗ rừng trồng ngày một tăng thì sử dụng gỗ rừng trồng
đòi hỏi phải được mở rộng và nâng cao giá trị, các nghiên cứu về gỗ rừng
trồng đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Hầu hết các
nghiên cứu về sử dụng gỗ rừng trồng đã được tiến hành đều tập trung nghiên
cứu nâng cao chất lượng gỗ, mở rộng khả năng sử dụng gỗ trong lĩnh vực chế
biến đồ nội, ngoại thất và đồ mộc xây dựng, chưa có các nghiên cứu nâng cao
chất lượng gỗ làm nguyên liệu đóng tàu thuyền.
Mặc dù gỗ keo lai chưa được xếp nhóm trong bảng phân nhóm gỗ của Việt
Nam song căn cứ vào kết quả nghiên cứu và tính chất cơ vật lý của gỗ thì gỗ
keo lai đang được đề nghị xếp vào nhóm V. Căn cứ vào yêu cầu nguyên liệu
gỗ đóng tàu thuyền nhỏ thì gỗ keo lai hồn tồn có khả năng sử dụng để đóng
boong tàu, sàn, cabin nếu được xử lý bảo quản để nâng cao độ bền tự nhiên
của gỗ.
II.2. SINH VẬT GÂY HẠI GỖ TÀU THUYỀN

2.2.1. Hà biển hại gỗ
Hà hại lâm sản là loài động vật thân mềm sống trong nước biển và cả
trong nước lợ, chúng xâm nhập vào tre, gỗ và đào hang ngoằn ngoèo trong gỗ


21

làm mất một phần hoặc mất hoàn toàn ứng lực cơ học và làm mất giá trị và
giá trị sử dụng của tre, gỗ.
2.2.1.1. Vị trí phân loại và hình thái của Hà
Hà mà chúng ta đề cập đến thuộc ngành thân mềm Mollusca, lớp biện
mang Lamellibranchia hay còn gọi là lớp hai mảnh vỏ Bivalvia, Bộ
Eulamellibranchia, bộ phụ ít răng Adapedonta, họ hà hại gỗ Teredinidae.
Họ hà hại gỗ Teredinidae được chia ra làm hai phân họ, trong đó phân

họ Teredinae sống trong nước biển và hại gỗ nghiêm trọng. Phân họ này bao
gồm những loài thân mềm, xâm nhập vào gỗ, đào những đường hang chằng
chịt trong gỗ. Cho đến nay trên thế giới đã phát hiện được trên 160 loài, 8
giống và phân bổ khắp thế giới, số lượng lồi giảm dần từ xích đạo đến vùng
ơn đới. Ở nước ta đã phát hiện được ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phịng có
20 lồi thuộc 2 giống trong đó có 2 lồi phá hại gỗ nghiêm trọng là Teredo
manni và Bankia saullii thường có tên gọi là hà bún hay hà suốt.
2.2.1.2. Đặc tính sinh học của hà hại gỗ
Theo Grave năm 1928, một năm hà hại gỗ sinh sản 3 đến 4 lứa, mỗi lứa
từ 5 vạn đến 1 triệu trứng, trứng hà hại gỗ trôi nổi trong nước biển rồi nở ra ấu
trùng nhỏ li ti bơi lội trong nước nhờ có tiêm mao, ấu trùng của hà có tính
hướng dương, thời gian sống của hà từ 10 tháng đến 1 năm.
Để xâm nhập vào gỗ, thoạt tiên ấu trùng của hà bám vào được mặt ngoài
của gỗ, chúng khoét lỗ chui vào trong gỗ và chính lỗ chui vào ban đầu ấy là
điểm liên hệ giữa hà với mơi trường nước biển bên ngồi, trong suốt thời kỳ
hà sống trong gỗ, sự trao đổi này do 2 ống xi phơng đảm nhiệm.
Trong q trình sinh trưởng và phát triển hà hại gỗ luôn luôn tiết ra một
chất dịch làm mềm gỗ, chất dịch có chất vôi khi khô kết lại xung quanh hang
đục của hà có màu trắng chính lớp vơi này bảo vệ cho hà an tồn khơng bị
xâm hại của nước biển. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đầu hà gặm


22

gỗ đến đâu thì thân càng dài ra đến đó. Mỗi cá thể hà đục một hang riêng biệt
trong gỗ, nhưng những hang đục của cá thể này không xuyên qua hang gỗ kia,
khi nào gỗ khơng cịn nữa thì hà cũng hết thức ăn mà chết.
Về mặt sinh thái: theo tài liệu của Viện nghiên cứu biển năm 1970, đối
với lồi hà bún ở vùng biển Hải Phịng - Đồ Sơn thì nhiệt độ thích hợp với hà
là 20-32o C, độ mặn là 0,7-3,3%, độ pH là 8,1- 8,35. Với điều kiện sinh thái

này là thích hợp với đời sống của hà. Hà thường sinh sản vào cuối tháng 6 đến
cuối tháng 10 hàng năm. Hà không ưa nước bùn bẩn, cho nên đối với những
cọc gỗ chôn cố định thì hà thường xâm nhập phá hại phần gỗ cách lớp bùn
khoảng 1mét và phần giao động của nước thuỷ triều lên xuống.
2.2.1.3. Tác hại của hà đối với gỗ
Khi gỗ được ngâm trong điều kiện biển có độ mặn từ 0,7 - 3,3% trong
điều kiện nhiệt độ và độ pH thích hợp thì hà sẽ xâm nhập và phá hại gỗ như
thuyền, bè đi biển, cọc tàu biển ở các bến cảng... . Một ví dụ cho thấy rằng
cầu tàu Bến thuỷ - Nghệ An làm bằng gỗ thiết mộc từ năm 1954 đến năm
1956 bị hỏng 70 %. Cầu tàu Cửa Hội cũng ở Nghệ An làm bằng gỗ như phi
lao từ năm 1954 đến năm 1957 thì hỏng hồn tồn khơng cịn sử dụng được
nữa.
Khơng phải đến ngày nay người ta mới biết đến sự nguy hại của hà đối
với tàu thuyền đi biển cũng như những vật liệu bằng gỗ được dùng trong nước
biển mà cách đây trên 2000 năm nhà bác học người La Mã tên là Pline đã giới
thiệu sự phá hại của hà đối với gỗ được dùng trong nước biển trong tồn tập
vạn vật học của ơng. Tuy vậy, cho mãi thế kỷ 18 những nghiên cứu về hà mới
được chú ý nhiều hơn.
2.2.1.4. Phòng trừ hà hại gỗ
Các tài liệu trong nước cũng như trên thế giới cho thấy rằng các loại chế
phẩm bảo quản lâm sản có thành phần gốc đồng ( Cu ++) có khả năng ngăn


23

ngừa hà có hiệu quả hơn cả. Lê Văn Lâm (1985), đã bước đầu nghiên cứu
hiệu lực phòng chống hà của các loại chế phẩm XM5A, XM5B , LN3 với nồng
độ sử dụng 5%, 10% và CuSO4 +NaOH nồng độ 10% và 15%. Kết quả
nghiên cứu cho biết các loại chế phẩm trên đều có hiệu lực phịng chống hà
rất tốt, có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của gỗ tẩm lên từ 5 đến 6 lần so với gỗ

đối chứng không tẩm thuốc. Các chế phẩm XM5A, XM5B , LN3 sau khi tẩm
vào gỗ đã được xác định không làm ảnh hưởng tới thực phẩm trực tiếp chứa
trong khoang tàu. Cho đến nay, các chế phẩm bảo quản lâm sản được Cục bảo
vệ thực vật quản lý, chế phẩm bảo quản dùng để tẩm tre, gỗ đóng tàu thuyền
đi biển được đăng ký với tên thương mại là CHG và loại chế phẩm dạng cao
dùng để quét bên ngồi tàu thuyền có tên thương mại là M1[18].
2.2.2. Cơn trùng hại gỗ
Côn trùng hại gỗ được hiểu theo nghĩa rộng vì chúng khơng những hại gỗ
mà cịn hại tre, nứa, song, mây, cịn hiểu theo nghĩa hẹp là cơn trùng hại gỗ.
Côn trùng hại gỗ bao gồm rất nhiều loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) mà
nhân dân thường gọi là cánh cứng hại gỗ hay mọt hại gỗ. Bên cạnh các lồi
mọt hại gỗ cịn có rất nhiều lồi mối cũng hại gỗ thuộc bộ cánh bằng
(Isoptera) mà ta thường gọi là mối hay mối hại gỗ, như vậy cơn trùng hại lâm
sản ở nước ta có 2 nhóm chính, đồng thời cũng thuộc 2 bộ cơn trùng khác
nhau như sau:
- Côn trùng hại gỗ thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera)
- Mối hại gỗ thuộc bộ cánh bằng ( Isoptera)
Căn cứ vào đặc trưng hình thái và đặc tính sinh học, mối hại gỗ và mọt
hại gỗ thuộc hai bộ khác nhau, nhưng cả hai nhóm này có một đặc tính chung
là đều lấy gỗ làm thức ăn chính hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp để sinh trưởng
và phát triển.


24

2.2.2.1. Côn trùng cánh cứng hại gỗ
Côn trùng cánh cứng hại gỗ hay lâm sản cũng có khi gọi là Mọt gỗ thuộc bộ
cánh cứng Coleoptera, chúng tấn công gây hại đối với gỗ và các lâm sản khác
gây ra thiệt hại lớn cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng gỗ. Mọt hại gỗ
là một khái niệm rất chung chung để chỉ một nhóm cơn trùng hại gỗ thuộc bộ

cánh cứng Coleoptera gồm rất nhiều loài, giống và họ, mà khơng chỉ một lồi
cụ thể nào. Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có hàng 1000 loài,
mức độ phá hại của từng loài cũng khác nhau.
Côn trùng cánh cứng hại gỗ hay lâm sản cũng có khi gọi là Mọt gỗ
thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, chúng tấn công gây hại đối với gỗ và các lâm
sản khác gây ra thiệt hại lớn cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng gỗ.
Mọt hại gỗ là một khái niệm rất chung chung để chỉ một nhóm côn trùng hại
gỗ thuộc bộ cánh cứng Coleoptera gồm rất nhiều lồi, giống và họ, mà khơng
chỉ một lồi cụ thể nào. Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có hàng
1000 lồi, mức độ phá hại của từng lồi cũng khác nhau.
Trong mỗi họ có thể phân chia ra hai hoặc nhiều phân họ khác nhau.
Trong 9 họ cánh cứng hại gỗ hay còn gọi là mọt gỗ kể trên sẽ được giới thiệu
kỹ hơn đối với các họ: Anobiidae, Bostrychidae, Cerambycidae, Lyctidae,
Platypodidae và Scolytidae.
Côn trùng cánh cứng chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm cơn trùng hại vỏ cây ( Phloeophagy)
- Nhóm cơn trùng hại gỗ trực tiếp (gỗ khơ) Xylophagy
- Nhóm cơn trùng hại gỗ tươi (Xylo- mycetophagy)
Đối với gỗ tàu thuyền kết cấu cabin, sàn thì đối tượng cơn trùng cánh cứng
hại gỗ khơ trực tiếp là đối tượng gây hại chính cần nghiên cứu phòng trừ.


×