Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

SKKN ứng dụng dạy học theo góc trong phân môn tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN NAM TRỰC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THẮNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG DẠY HỌC THEO GĨC
TRONG PHÂN MƠN TẬP ĐỌC LỚP 5

Tác giả
Trình độ chun mơn
Chức vụ
Nơi cơng tác

: Phạm Thị Nhung
: Đại học sư phạm
: Giáo viên
: Trường Tiểu học Nam Thắng
Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định

`

Nam Thắng, tháng 01 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Ứng dụng dạy học theo góc trong phân mơn Tập đọc
lớp 5.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2015 đến nay.
4. Tác giả:
Họ và tên: PHẠM THỊ NHUNG


Năm sinh: 1984
Nơi thường trú: Nam Thắng – Nam Trực – Nam Định
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm
Chức vụ cơng tác: Giáo viên + Tổ phó CM tổ 4+5
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nam Thắng
Điện thoại: 0985489488
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nam Thắng
Địa chỉ: Xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Số điện thoại : 0350 3829 854


MỤC LỤC
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.........................................1
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP.........................................................................................3
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.....................................................3
1.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học phân mơn Tập đọc 5 theo góc.............3
1.2. Thực trạng của việc dạy theo góc trong phân mơn Tập đọc 5.................4
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến.............................................................4
2.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững bản chất dạy học theo góc..........4
2.2. Giải pháp 2: Giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới không gian lớp
học..................................................................................................................7
2.3. Giải pháp 3: Giáo viên phải lập kế hoạch chi tiết cho từng tiết dạy..............9
2.3.1. Phải bám sát mục tiêu của bài học..................................................10
2.3.2. Phải nghiên cứu kĩ vị trí, khơng gian lớp học để bố trí các góc và
đặt tên cho góc..........................................................................................10
2.3.3. Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo..........................................15
2.3.4. Giáo viên phải phân loại được trình độ học sinh; bầu được nhóm
trưởng và dự kiến được các tình huống có thể xảy ra...............................19

2.3.5. Xây dựng cách đánh giá kết quả học tập của học sinh hợp lý........21
2.4. Giải pháp 4: Giáo viên phải rèn tốt kĩ năng đọc hiểu, thu thập thông tin
cho học sinh trong các tiết học khác.............................................................22
2.5. Giải pháp 5: Giáo viên cần chú trọng phát triển văn hóa đọc cho học
sinh...............................................................................................................23
2.6. Giải pháp 6: Giáo viên phải có kiến thức chun mơn tốt, có lịng nhiệt
tình, tâm huyết với học trị............................................................................24
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI.....................................................26
1. HIệu quả kinh tế...........................................................................................26
2. Hiệu quả về mặt xã hội................................................................................26
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN..............28
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- SGK: Sách giáo khoa


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Mơn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là mơn học nền tảng quan
trọng nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các mơi trường hoạt
động của lứa tuổi.
Trong đó phân mơn Tập đọc có tầm quan trọng rất lớn. Bởi vì, kĩ năng
đọc ln song hành và giúp ích cho con người ta đến mãi về sau. Học tập đọc là
một yêu cầu đầu tiên đối với HS. Đầu tiên HS phải học đọc (Tập đọc), sau đó
HS đọc để học. Nó cũng chính là cơng cụ để HS học tập các mơn học khác. Vì

thế, dạy Tập đọc khơng chỉ đơn thuần để đọc trơi chảy, lưu lốt mà ở đây dạy để
đọc và hiểu văn bản. Thông qua đó giúp HS hiểu biết hơn; bồi dưỡng cho các
em có lịng u cái thiện, cái đẹp; dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lơgíc
cũng như biết tư duy hình ảnh. Cũng thơng qua việc dạy Tập đọc học sinh thấy
được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Học sinh sẽ
thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc
sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Nhưng trên thực tế hiện nay, một bộ phận GV còn coi nhẹ giờ dạy Tập
đọc hoặc đã chú trọng đổi mới tiết dạy tức là HS đã đọc theo nhóm rồi trả lời các
câu hỏi… nhưng vơ hình chung tiết học vẫn cịn nặng nề, khiên cưỡng, mang
tính đồng loạt, dàn trải khơng kích thích được sự sáng tạo của HS. Mà như
chúng ta đã biết, mỗi trẻ em đều có sự khác biệt khác nhau về phong cách học,
về tư duy, về tố chất và về tốc độ phát triển. Đặc biệt, mỗi em có một loại hình
trí thơng minh khác nhau. Nếu như dạy học mang tính đồng loạt thì sẽ san bằng
sự khác biệt vốn có của trẻ thơ. Chính vì vậy, tôi nghĩ phải đổi mới phương pháp
dạy học Tập đọc. Một trong những phương pháp đổi mới dạy Tập đọc theo
hướng phát triển năng lực HS, đặc biệt là theo sự khích lệ được từng loại hình trí
thơng minh của HS, tơn trọng sự khác biệt của từng HS đó chính là dạy theo
góc. Bởi vì, khi dạy theo góc các em phát huy được phong cách học của cá nhân
như: tự học, học qua bạn, học qua việc tìm hiểu thu thập thông tin, qua sự dẫn
1


dắt của thầy cơ…Để từ đó, các em được thể hiện tư duy sáng tạo khác nhau, các
loại hình trí thông minh khác nhau. Đồng thời, phương pháp dạy học này còn
giúp các em được trải nghiệm, tự khám phá để phát hiện, hình thành, củng cố
kiến thức tại các góc của mơn học. Vì thế có thể nói, dạy Tập đọc theo góc
khơng chỉ phát triển năng lực của bản thân mỗi HS mà còn giúp tăng cường các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em.
Nhưng để tổ chức một tiết học theo góc nhất là đối với các tiết Tập đọc

đạt hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng. Trong thực tế, khi áp dụng dạy học
theo góc đơi khi chúng ta cịn lúng túng, thực hiện chưa đúng với bản chất của
phương pháp dạy học này. Điều đó ln làm tơi băn khoăn, trăn trở làm thế nào
để nâng cao hiệu quả dạy học theo góc đối với phân môn Tập đọc. Và tôi đã
mạnh dạn đưa phương pháp dạy học theo góc vào để giảng dạy phân mơn Tập
đọc lớp 5 cho các em. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài : “Ứng dụng dạy học theo
góc trong phân mơn Tập đọc lớp 5” mong góp một phần nhỏ để nâng cao chất
lượng phân mơn Tập đọc và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh.

2


II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Thuận lợi, khó khăn khi dạy học phân mơn Tập đọc 5 theo góc.
* Thuận lợi :
HS hào hứng và cảm thấy thoải mái với phương pháp dạy học mới. Các
em được học tập thông qua các hoạt động và được học theo cách mà mình dễ
hiểu nhất, u thích nhất.
Dạy Tập đọc theo góc cũng rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS Tiểu học.
Ở bậc học này, HS nhận thức từ cụ thể đến khái quát, từ thích thú đến tự giác.
Nên khi dạy theo góc sẽ kích thích sự tị mị, thích thú khám phá các u cầu ở
mỗi góc xem có gì khác lạ để từ đó HS tự giác tham gia vào các góc và bộc lộ
được trí tưởng tượng sáng tạo của riêng mỗi em.
Dạy Tập đọc theo góc cịn phát huy được năng lực của mỗi HS. Qua việc
được tiếp thu kiến thức theo cách của mình thích và lựa chọn, HS phát triển được
các năng lực khác biệt về: đọc đúng, đọc thầm, đọc lướt, đọc biểu cảm; đọc hiểu.
Khơng chỉ thể các em cịn được phát triển năng lực viết, vẽ, tạo hình… là những
năng lực hầu như trong các tiết Tập đọc trước đây không được đề cập đến.

Mặt khác, dạy học Tập đọc theo góc sẽ huy động được 100% HS của lớp
tham gia. Bởi vì, cùng một lúc tất cả các em sẽ được tham gia vào các nhiệm vụ
ở các góc mà mình lựa chọn. Khơng cịn hiện tượng HS chỉ ngồi một chỗ không
di chuyển, không hoạt động để nghe bạn đọc, nghe bạn trả lời, xem bạn thể hiện.
Ngoài ra, tổ chức dạy Tập đọc theo góc sẽ khơng q tốn kém. GV hồn
tồn có thể tự thiết kế về nội dung, hình thức các phiếu học tập phù hợp với mục
tiêu đặt ra. Tự bố trí khơng gian lớp học, những đồ dùng cần thiết cũng là những
việc thầy trị có thể chuẩn bị và làm mà khơng mất q nhiều thời gian và kinh
phí. Bên cạnh đó, do khơng u cầu về khơng gian ngồi lớp học nên GV có thể
tự chủ động về địa điểm học khơng q phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi như:
thời tiết, môi trường, điều kiện về cơ sở vật chất…

3


* Khó khăn:
Đây là phương pháp dạy học cịn mới, cách tổ chức của những tiết học
đầu có thể chưa đạt hiệu quả cao, rất dễ phá vỡ kế hoạch, mục tiêu ban đầu. Nếu
tổ chức không tốt sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn có thể nói như “ong vỡ tổ”.
Số lượng HS của một lớp đông, không gian chật hẹp nên rất khó khăn
trong việc bố trí các góc cho phù hợp, hiệu quả và khoa học.
GV rất khó bao quát việc thực hiện nhiệm vụ của HS, việc di chuyển tới
các góc của các em.
1.2. Thực trạng của việc dạy theo góc trong phân mơn Tập đọc 5.
Qua thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy có rất nhiều phương pháp dạy học
mới có thể áp dụng khi dạy phân mơn Tập đọc nhưng dạy học theo góc có số ít
GV áp dụng, nghiên cứu phương pháp này bởi vì:
- Cịn một bộ phận giáo viên coi nhẹ tầm quan trọng của việc dạy học
phân môn Tập đọc, cho nên việc đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy học cho
phân môn này chưa được chú trọng.

- Một số GV chưa hiểu rõ về phương pháp dạy học theo góc, cịn lúng
túng khi tổ chức và cảm thấy đây là phương pháp dạy học mới lạ nên chưa mạnh
dạn áp dụng.
- Một số GV đã được tập huấn, hiểu về bản chất cũng như cách tổ chức
khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc nhưng ngại, chưa mạnh dạn đổi mới
phương pháp dạy học, còn sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù
hợp với phân môn Tập đọc làm cho một số HS nhàm chán, không tích cực trong
giờ học.
Vậy làm thế nào để dạy học theo góc đối với phân mơn Tập đọc đạt hiệu quả
cao? Điều đó làm tơi ln trăn trở suy nghĩ. Chính vì thế, tơi đã tìm tịi, học hỏi và
rút ra một số kinh nghiệm để dạy theo góc đối với phân môn Tập đọc sau đây.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững bản chất dạy học theo góc.
Muốn áp dụng phương pháp dạy học theo góc có hiệu quả, trước tiên
người GV phải nắm vững bản chất dạy học theo góc. Nếu khơng hiểu được bản
4


chất của dạy học theo góc thì GV khơng thể tổ chức được tiết học phát huy được
tính tích cực chủ động của HS. Vậy để dạy học thành công theo phương pháp
dạy học theo góc thì địi hỏi người GV phải nắm chắc về bản chất của phương
pháp dạy học này. Chỉ khi nắm vững được bản chất thì GV mới có thể tiến hành
dạy theo đúng mục tiêu, yêu cầu của phương pháp dạy học này cũng như mục
tiêu của bài học.
Để hiểu rõ bản chất của dạy học theo góc thì mỗi người GV chúng ta cần
trau dồi tìm hiểu, học hỏi qua việc: tham gia tích cực các lớp tập huấn về
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tìm và đọc tài liệu,
học hỏi qua bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt, trong thời buổi bùng nổ công nghệ
thông tin, mạng Internet sẽ cung cấp cho chúng ta kho tư liệu quý giá. Bên cạnh
đó chúng ta cần mạnh dạn đột phá trải nghiệm phương pháp dạy học mới này

đối với HS lớp mình.
Qua thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong phân mơn Tập
đọc, theo tơi, dạy học theo góc là một phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực HS. Trong đó học sinh được thực hiện các nhiệm vụ khác
nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm
lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học tập khác nhau. Qua việc thực
hiện các nhiệm vụ tại các góc, HS khơng chỉ học tập tích cực, chủ động mà cịn
có cơ hội khám phá, trải nghiệm trong học tập và cơ hội để phát triển năng lực
cá nhân theo những cách khác nhau. Cụ thể khi dạy học tập đọc theo góc, các
em sẽ thực hiện nhiệm vụ ở 4 góc: góc đọc, góc tìm hiểu nội dung, góc viết và
góc sáng tạo. Đến với góc đọc, HS có cơ hội tự trải nghiệm, tự nghiên cứu tài
liệu, tra từ điển để tìm ra cách đọc đúng, đọc biểu cảm, hiểu nghĩa của từ. Với
góc tìm hiểu nội dung, HS đọc bài, phân tích, suy luận… để các em trả lời được
những câu hỏi hoặc làm bài tập phù hợp với nhận thức của bản thân. Cịn ở góc
viết và góc sáng tạo HS phát huy được năng lực viết hoặc năng lực vẽ, tạo hình
trên cơ sở hiểu và cảm nhận cái hay, cái đẹp của nội dung bài. Và cái đích cuối
cùng dù có tham gia ở góc nào thì HS cũng phải đọc và hiểu được nội dung bài.
Tùy theo sự khác biệt khác nhau của mỗi em, HS có thể lựa chọn góc phù hợp.
5


Nếu HS có năng khiếu văn chương chắc chắn sau khi đọc và hiểu bài các em sẽ
chọn góc viết để có cơ hội thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc bài
thơ, bài văn đó. Nếu các em năng khiếu hội họa, tạo hình…các em sẽ chọn góc
sáng tạo để có cơ hội trải nghiệm được vẽ, được xé dán, được tạo hình… mơ
phỏng những gì mình thích có trong bài Tập đọc.
Với phân mơn tập đọc, khi dạy các GV có thể tổ chức cho HS hoạt động
theo các góc sau:

Để thực hiện một tiết Tập đọc theo góc theo đúng bản chất thì khi dạy

chúng ta phải biết phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác. Đó là
phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trực
quan, phương pháp trình bày vấn đề…
Mặt khác, nếu tổ chức dạy học Tập đọc theo góc theo đúng bản chất của
phương pháp này, người GV còn cần phải chú ý lựa chọn các bài Tập đọc phù
hợp, phát triển được các năng lực khác nhau của HS. Vì như thế mới phát huy
được các khả năng tự nhiên của các em mà khơng bị gị ép, bó buộc. Chẳng hạn
như, một văn bản hành chính thì GV khơng thể đưa vào dạy theo góc để phát
huy năng lực viết, năng lực hội họa của HS. Cho nên khi áp dụng dạy học Tập
6


đọc theo góc, trước tiên, tơi đã ln chú trọng đến việc lựa chọn bài dạy. Đó là
những bài tản văn, bài văn miêu tả, bài thơ hay. Để từ đó các em khơng chỉ được
rèn kĩ năng đọc, hiểu mà còn phát triển trược năng lực viết, vẽ, tạo hình...Qua
việc tìm hiểu chương trình Tập đọc lớp 5, tơi đã lựa chọn những bài dạy theo
góc như bảng thống kê dưới đây:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên bài
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Sắc màu em yêu

Bài ca về trái đất
Trước cổng trời
Về ngôi nhà đang xây
Phong cảnh đền Hùng
Tà áo dài Việt Nam
Những cánh buồm
Như vậy, GV có hiểu rõ về bản

Tác giả
Trang Tuần
Tơ Hồi
10
1
Phạm Đình Ân
19
2
Định Hải
41
4
Nguyễn Đình Ảnh
80
8
Đồng Xn Lan
149
15
Đồn Minh Tuấn
68
25
Trần Ngọc Thêm
122

30
Hồng Trung Thơng
141
32
chất của phương pháp dạy học theo góc

thì chúng ta mới làm tốt mọi việc sau đó (lập kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành tổ
chức dạy theo góc). Cho nên, tơi cho rằng đây là một trong các biện pháp rất
quan trọng mà người GV cần phải thực hiện trước khi tiếp hành dạy học theo
góc trong phân môn Tập đọc.
2.2. Giải pháp 2: Giáo viên phải thực hiện tốt việc đổi mới không gian
lớp học.
Như chúng ta đã biết tạo môi trường học tập hấp dẫn và thân thiện sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời khuyến
khích HS tự giác học tập. Đặc biệt, đổi mới không gian lớp học rất quan trọng
khi áp dụng phương pháp dạy Tập đọc theo góc. Chúng ta thay đổi khơng gian
lớp học khơng phải để cho đẹp, để trang trí cho đúng quy định, để kiểm tra, càng
không phải để khoe với phụ huynh, hay là thay đổi để thi lớp học thân thiện mà
đi quan trọng là phải mang tính khoa học, chú trọng mục đích sử dụng và tính
hiệu quả của các góc. Chẳng hạn như, trong tiết học, HS có thể sử dụng phiếu
học tập, tài liệu học, các bài đọc… từ góc học tập hay sử dụng từ điển, các sách
tham khảo, sách hướng dẫn… trong góc thư viện. Từ đó nâng cao được hiệu quả
dạy học theo góc. Do đó, đổi mới khơng gian lớp học để thuận tiện cho việc dạy
tập đọc theo góc thì trong lớp học khơng thể thiếu hai góc, đó là góc thư viện và
7


góc học tập. Trong góc thư viện phải có ngăn sách giáo khoa dùng chung, từ
điển HS, sách tham khảo… nhằm phát triển cao văn hố đọc, hình thành kĩ năng
đọc, kĩ năng tự tìm kiếm tài liệu, khả năng tự học cho học sinh. Góc học tập phải

là nơi trưng bày những bài viết, những sản phẩm của HS và cần có các đồ dùng
khác (bút ghi nhớ, sổ chi chép, thẻ từ). Hai góc này và các đồ dùng, sách, tư liệu
đó sẽ giúp cho HS đọc, tìm hiểu nghĩa từ, phân tích, suy luận, ghi nhớ nội dung
trong giờ tập đọc theo góc.
Vì vậy có thể nói, việc xây dựng khơng gian lớp học có tầm quan trọng rất
lớn trong việc dạy học các mơn học nói chung và trong dạy phân mơn Tập đọc
nói riêng. Nó tạo nên thành cơng của tiết dạy theo góc. Chính vì vậy, ngay từ
đầu năm học, cơ trị chúng tơi đã cùng nhau xây dựng, trang trí khơng gian lớp
mình. Tôi đã quan tâm, chú ý hơn đến một số góc hỗ trợ khi dạy Tập đọc theo
góc như: góc học tập, góc thư viện, góc sáng tạo. Dưới đây là một số hình ảnh
về khơng gian lớp học của lớp tơi, sau khi đã được cơ trị chúng tơi cùng nhau
trang trí để thuận tiện cho việc dạy Tập đọc theo góc:

Góc học tập

8


Góc thư viện

Góc sáng tạo
2.3. Giải pháp 3: Giáo viên phải lập kế hoạch chi tiết cho từng tiết dạy.
Như chúng ta đã biết, việc lập kế hoạch chi tiết có tầm quan trọng rất lớn,
nó quyết định đến sự thành cơng cho từng tiết dạy nói chung, thì đối với những
tiết dạy học theo góc trong phân mơn Tập đọc việc lập kế hoạch chi tiết càng
quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi trong những tiết này, nếu không lập kế hoạch
chi tiết thì người GV sẽ khơng chủ động được khi định hướng cho các em. GV
sẽ dễ bị động, bị cuốn theo HS mà không bao quát được. Nếu không tổ chức tốt
9



sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất kỉ luật trật tự như ong vỡ tổ. Chính vì thế, để
tiết dạy tập đọc theo góc thành cơng thì người GV phải lập được kế hoạch chi
tiết, khoa học với tất cả tâm huyết của mình cho từng tiết dạy.
Để lập được kế hoạch khoa học, hiệu quả khi dạy học theo góc trong phân
mơn Tập đọc theo tơi cần chú ý những điểm sau:
2.3.1. Phải bám sát mục tiêu của bài học.
Dù áp dụng bất cứ hình thức, phương pháp dạy học nào thì cũng khơng
thể xa rời mục tiêu. Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu yêu cầu, nội dung bài
học để từ đó có thể truyền thụ tốt các kiến thức của bài tới các em học sinh.
2.3.2. Phải nghiên cứu kĩ vị trí, khơng gian lớp học để bố trí các góc và
đặt tên cho góc.
Việc dự kiến bố trí vị trí các góc, số lượng góc trong tiết dạy có thể dựa
vào diện tích, khơng gian của lớp học và mục tiêu của bài học. Khi bố trí các
góc cũng cần lưu ý vị trí các góc có thuận tiện cho việc học của HS. Chẳng hạn
như sắp xếp các góc gần với góc học tập, góc thư viện, góc sáng tạo… để HS có
thể sử dụng tài liệu học tập một cách tốt nhất. Vị trí các góc cũng phải bố trí
lơgíc, khoa học, tránh việc đi lại của HS bị lộn xộn, chồng chéo. Thơng thường
các góc được sắp xếp theo chiều kim đồng hồ để tiện cho HS di chuyển. GV có
thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển đến các góc để tránh tình trạng lộn xộn.
Ngồi ra, dựa vào mục tiêu, nội dung của bài mà GV lựa chọn được các
loại góc cần có của tiết học đó. Sau đó đặt tên góc sao cho khi đọc tên sẽ hiểu
được mục tiêu, yêu cầu thực hiện của góc đó. Tên góc cũng cần ngắn gọn, súc
tích thường là một từ hoặc một cụm từ. Đồng thời, dựa vào mục tiêu, nội dung
cần thực hiện của từng góc, có thể chia góc đó thành các góc nhỏ.
Trước khi tổ chức cho HS học theo nhóm, GV cần giới thiệu về các góc .
Nếu khơng giới thiệu về các góc học sinh sẽ khơng hiểu được mục tiêu, u cầu
và vị trí của từng góc. Do vậy, các em sẽ khó đưa ra lựa chọn góc phù hợp với
năng lực của bản thân. Từ đó sẽ có trường hợp lựa chọn khơng phù hợp và kết
quả thu được sẽ khơng chính xác, năng lực bộc lộ không bền vững. Cho nên,


10


đây cũng là việc làm cần thiết giúp HS lựa chọn góc để phát huy được năng lực
của bản thân. Cụ thể như:
Xác định được mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 5, khi dạy theo góc,
tơi đã lựa chọn cần có 4 góc và đặt tên như sau: góc đọc, góc tìm hiểu nội dung,
góc viết, góc sáng tạo. Do góc đọc, góc tìm hiểu nội dung là hai góc mà hầu hết
các em thường lựa chọn và tham gia nên tơi bố trí có 3 góc đọc, 3 góc tìm hiểu
nội dung. Cứ một góc đọc thì liền kề tiếp theo là một góc tìm hiểu nội dung. Tơi
đã đặt các cặp góc này ở xung quanh lớp như hình chữ U. Mặt khác, vì nhiệm vụ
ở đây là: đọc trong SGK, tìm kiếm thơng tin, tra tư liệu ở sách tham khảo, ở từ
điển và làm các bài tập trắc nghiệm nhanh nên tơi bố trí các góc này dựa vào các
góc có sẵn của lớp (góc thư viện, góc học tập, góc sáng tạo… ) và khơng bố trí
ghế cho HS ngồi. Đối với góc viết, góc sáng tạo là những góc có yêu cầu cao
hơn nhằm mục đích rèn năng lực cảm thụ văn học, phát huy óc sáng tạo, trí
tưởng tượng cho HS. Do đó, chỉ có một lượng khơng q nhiều HS tham gia nên
tơi bố trí 2 góc viết, 2 góc sáng tạo ở giữa lớp. Nhưng để HS ngồi viết đúng tư
thế ; sáng tạo theo đúng sở trường, năng lực của mình thì ở hai góc này ln cần
phải có đầy đủ bàn ghế.
Trong tiết dạy, tơi ln lưu ý HS xuất phát từ góc đọc rồi đến góc tìm hiểu
nội dung và nên thực hiện đầy đủ khơng được bỏ qua góc nào trong hai góc đó
để hiểu được nội dung của bài tập đọc. Sau đó, HS có thể lựa chọn đến với cả 2
góc viết và góc sáng tạo hoặc chỉ lựa chọn một trong hai góc đó. Điều này phụ
thuộc vào khả năng của từng em. Nếu HS có khả năng cảm thụ tốt, kĩ năng viết
tốt có thể lựa chọn góc viết cịn những học sinh có trí tưởng tượng tốt, tư duy về
hình ảnh phong phú sẽ lựa chọn góc sáng tạo. Đây chính là dạy học để HS được
trải nghiệm khả năng của mình ở các góc và phát triển được năng lực riêng biệt
của các em. Tơi thường bố trí các góc và hướng di chuyển của HS trong tiết Tập

đọc như sơ đồ sau:

11


Góc tìm
hiểu nội
dung

Góc đọc

Góc tìm
hiểu nội
dung

Góc đọc

Góc viết

Góc
sáng tạo

Góc viết

Góc
đọc

Góc
sáng tạo


Góc tìm
hiểu nội
dung

Dưới đây là một số hình ảnh bố trí các góc khi dạy phân mơn Tập đọc 5
của lớp tơi.

Hình ảnh bố trí các góc trong tiết Tập đọc.

12


Hình ảnh bố trí các góc trong tiết Tập đọc.

Hình ảnh 3 nhóm HS tham gia góc đọc và góc tìm hiểu nội dung.

13


Hình ảnh HS tham gia góc viết, góc sáng tạo và chia sẻ ý tưởng trước lớp.

14


2.3.3. Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
Việc chuẩn bị đồ dùng trước tiết dạy của các tiết học nói chung đã rất
quan trọng thì việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy phân môn tập đọc theo góc cịn
quan trọng hơn. Bởi vì, trong phương pháp dạy học này, HS phải làm việc cá
nhân rất nhiều. Vì vậy, thiết bị đồ dùng sẽ hỗ trợ, định hướng cho các em khi
thực hiện các nhiệm vụ ở từng góc. Để chuẩn bị đồ dùng cho tiết Tập đọc học

theo góc, chúng ta cần chuẩn bị những nhóm đồ dùng sau:
- Biển tên các góc giúp các em phân biệt các góc của mơn học với các góc
của lớp học; giúp các em biết vị trí của từng góc trong mơn học nên các biển
phải có màu sắc bắt mắt, dễ phát hiện. Tên góc ghi rõ ràng đầy đủ. Và biển tên
góc phải đặt tại vị trí trung tâm của các góc.
- Chuẩn bị sách giáo khoa: tất cả các góc được bố trí trong tiết dạy có đủ
sách giáo khoa Tiếng Việt 5 để HS đọc, nghiên cứu. Mỗi góc cần chuẩn bị số
lượng sách giáo khoa đầy đủ đáp ứng được nhu cầu đọc của HS. Vì thế lượng
sách giáo khoa ở 4 góc sẽ nhiều hơn số lượng HS . Cho nên, GV cần sưu tầm,
lưu lại các cuốn sách giáo khoa của HS những năm trước trong ngăn sách dùng
chung của thư viện lớp mình.
- Chuẩn bị phiếu học tập: Phiếu học tập trong tiết Tập đọc theo góc gồm
cố các loại sau:
+ Phiếu trắc nghiệm để rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nâng cao:
Để HS được rèn kĩ năng đọc theo các cấp độ (đọc đúng, đọc diễn cảm) và
hiểu nghĩa của từ, GV cần thiết kế phiếu học tập. Đó có thể là phiếu trắc nghiệm
để giúp HS hiểu nghĩa của từ; cách đọc đúng, cách đọc biểu cảm, tìm ra giọng
đọc phù hợp…có thể là phiếu yêu cầu các em ghi ra những từ mình cịn khó hiểu
để tự tìm hiểu nghĩa bằng cách trong từ điển. Vì thế, GV cũng nên dự kiến
những từ khó hiểu để bố trí, chuẩn bị từ điển tại các góc hay trong góc thư viện,
giúp cho việc tra cứu, thu thập thông tin của các em được dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trong tiết tập đọc : “ Trước cổng trời” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang
80) tơi có thiết kế phiếu ghi cảm nhận như sau:

15


PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO GÓC ĐỌC
PHIẾU SỐ 1
1. Theo em từ “ áo chàm” trong bài thơ có nghĩa như thế nào?

A. Áo có màu giống với màu lá chàm.
B. Áo nhuộm màu chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi phía bắc
nước ta thường mặc.
C. Áo màu xanh đen, mà đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường mặc.
1. Trong những cách ngắt nhịp sau, cách nào đúng?
A. Những vạt / nương màu mật.
B. Những vạt nương / màu mật.
C. Những / vạt nương màu mật.
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO GÓC ĐỌC
PHIẾU SỐ 2
1. Khi đọc khổ thơ 2, chúng ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả
nào?
A. Ngút ngát, ngân nga, thực hay mơ
B. Ngút ngát, ngân nga, soi, ngút ngàn, thực hay mơ, như hơi khói
C. Ngút ngàn, soi, khói.
2. Để thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây
thì bài thơ đọc với giọng như thế nào?
A. Đọc với giọng vui tươi, phấn khởi.
B. Đọc với giọng trầm, chậm dãi.
C. Đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, ngân nga.
+ Phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu nội dung (phiếu trắc nghiệm đọc hiểu):
Để giúp các em tự học, tự tìm hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc ở góc
tìm hiểu nội dung thì GV cần phải chuẩn bị thiết kế phiếu trắc nghiệm đọc hiểu
cho HS. Với dạng bài trắc nghiệm khách quan, cùng với việc đọc bài, hiểu nghĩa
từ , các em sẽ suy nghĩ, lựa chọn đúng đáp án trong khoảng thời gian nhất định.

16


PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO GĨC TÌM HIỂU NỘI DUNG

PHIẾU SỐ 3
1. Khổ thơ đầu tả cảnh gì?
A. Cảnh khoảng trời có gió mây.
B. Cảnh cổng trời trên mặt đất.
C. Cảnh hai bên vách đá.
2. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá ấm hẳn lên?
A. Cảnh vật có nhiều cỏ hoa, cây lá.
B. Cảnh vật có hoạt động rộn ràng của con người làm cho cuộc sống ấm
no.
C. Cảnh vật có nhiều màu sắc, âm thanh.
3.Tác giả tả cảnh vật trước cổng trời theo trình tự nào?
A. Miêu tả từng bộ phận của cảnh
B. Miêu tả theo thời gian
C. Cả 2 ý trên
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO GÓC TÌM HIỂU NỘI DUNG
PHIẾU SỐ 4
1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “ cổng trời” ?
A. Vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá.
B. Vì đó là hai đèo cao giữa hai vách đá.
C. Vì nơi đây rất đẹp giữa hai vách đá.
2. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá ấm hẳn lên?
A. Cảnh vật có nhiều cỏ hoa, cây lá.
B. Cảnh vật có hoạt động rộn ràng của con người làm cho cuộc sống ấm
no.
C. Cảnh vật có nhiều màu sắc, âm thanh.
3. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Bài thơ ca ngợi những con người hăng say lao động ở nơi miền núi
cao.

17



B. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống ở miền núi cao - nơi có thiên
nhiên thơ mộng cùng với những con người hăng say lao động.
C. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng ở miền núi cao .
+ Phiếu ghi cảm nhận: Phiếu này thường sử dụng cho góc viết. Đây là
một yêu cầu ở mức độ cao hơn để không chỉ phát huy kĩ năng viết đoạn, bài mà
quan trọng là bước đầu phát huy năng lực cảm thụ văn học của các em sau khi
đã được đọc và tìm hiểu nội dung bài. Điểu này đáp ứng được yêu cầu cần thiết
của việc dạy Tập đọc lớp 5. Đó là: hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá
trị nghệ thuật trong bài đọc. Từ đó góp phần bồi dưỡng sự cảm nhận về cái hay,
cái đẹp; tình yêu văn học cho HS.
Ví dụ: Trong tiết tập đọc : “ Trước cổng trời” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang
80) tơi có thiết kế những yếu cầu phiếu ghi cảm nhận như sau:
Hãy viết những cảm nhận của em khi đọc xong bài thơ: “Trước cổng
trời”dựa vào các gợi ý sau:
+ Em hãy viết 1 -2 câu miêu tả cảnh thiên nhiên ở khổ thơ 1.
+ Qua đọc và tìm hiểu bài, em thích cảnh vật nào nhất? Tại sao?
+ Theo em hình ảnh cổng trời trong bài thơ đẹp như thế nào?
Khi chuẩn bị các phiếu học tập trên, tơi thường làm dưới những hình thức
ngộ nghĩnh, sinh động như: hình bơng hoa, hình các loại quả, con vật,…Làm
như vậy giúp cho HS hứng thú hơn với việc thực hiện các yêu cầu của mình.

Hình ảnh các phiếu học tập được thiết kế dưới những hình thức ngộ nghĩnh.
18


- GV cũng cần chuẩn bị đồ dùng như giấy, bút màu, keo dán, giấy màu để
HS có thể vẽ, gấp, cắt, dán theo ý tưởng sáng tạo của các em ở góc sáng tạo.
Dựa vào nội dung của bài tập đọc các em có thể tưởng tượng, hình dung để tạo

hình lại những cảnh vật, con người… một cách sáng tạo. Đồng thời, cũng cần có
phiếu ghi yêu cầu ở góc sáng tạo để học sinh có định hướng trước khi thực hiện.
- Cuối cùng là chuẩn bị vị trí hay góc cho HS trưng bày sản phẩm để làm
tư liệu dạy học hoặc để tham khảo cho HS. (Những bài viết hay, những đoạn ghi
cảm nhận tốt có thể trưng bày ở góc học tập; những bức vẽ đẹp, những sản phẩm
tạo hình lí thú có thể treo ở góc sáng tạo của lớp).
2.3.4. Giáo viên phải phân loại được trình độ học sinh; bầu được nhóm
trưởng và dự kiến được các tình huống có thể xảy ra.
Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành cơng của tiết dạy nói
chung và tiết dạy tập đọc theo góc nói riêng là nắm vững trình độ, khả năng của
từng HS trong lớp mình. Vì dạy học theo góc là một phương pháp dạy học mới,
HS làm việc cá nhân nhiều, di chuyển vị trí nhiều nên GV khó bao qt lớp.
Chính vì thế, việc nắm trình độ của HS lớp mình là một việc làm khơng thể
thiếu khi dạy theo góc. Từ đó, giáo viên có thể đặt ra mục tiêu cần đạt, tìm ra
các phương pháp dạy học, thiết kế được kế hoạch chi tiết phù hợp với lớp mình.
Ví dụ: Đối với lớp có mặt bằng chung về học lực chưa cao thì GV nên
đưa ra những yêu cầu đọc, đưa ra câu hỏi, bài tập ở mức độ vừa phải phù hợp
với khả năng nhận biết của các em. Cịn với lớp có nhiều HS nhận thức tốt thì
GV có thể đưa ra u cầu cao hơn để phát huy những năng lực và khả năng sáng
tạo của các em.
Ở lớp tôi chủ nhiệm, đa số HS sinh ra và lớn lên ở vùng quê nên các em
còn nhút nhát, ngại phát biểu, ngại thể hiện trước lớp và trước đám đơng. Có
những em biết, hiểu nhưng khơng dám nói, khơng dám phát biểu, càng khơng
dám thể hiện. Từ thực tế đó, tơi đã gần gũi, động viên các em bằng những lời
khen, lời tun dương trước lớp khi các em đó hồn thành dù chỉ một nội dung
nhỏ nhất ở mức độ dễ nhất,

19



Vậy làm thế nào để phân loại, nắm vững đặc điểm nhận thức của HS lớp
mình? Ngay từ đầu năm tơi đã tìm hiểu hồn cảnh, tính cách của từng em qua cô
giáo chủ nhiệm cũ và phụ huynh. Bên cạnh đó, tơi khảo sát kĩ năng đọc, kĩ năng
đọc hiểu qua các yêu cầu đọc trước lớp, qua các câu hỏi vấn đáp, các bài test
nhanh. Ngồi ra, tơi luôn coi trọng việc bàn giao chất lượng và khảo sát chất
lượng đầu năm để bước đầu nắm bắt được về trình độ học sinh lớp mình. Từ đó,
giúp cho tôi lựa chọn cách tác động, cách hướng dẫn phù hợp với nhận thức của
các em.
Ngoài ra, trong tiết dạy Tập đọc theo góc, GV cũng cần phải chia HS
thành các nhóm để HS tự quản hoặc hỗ trợ, chia sẻ với nhau trong học tập.
Chúng ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên, chia nhóm theo sở thích, chia nhóm theo
năng lực…Dù chia nhóm theo cách nào thì việc dự kiến HS là nhóm trưởng
cũng rất quan trọng. Vai trị của nhóm trưởng trong tiết học theo góc khơng chỉ
là người điều hành hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm; báo cáo với
thầy cơ kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm mà cịn
cùng với thầy cơ bao qt các hoạt động học của từng cá nhân các bạn cùng
nhóm, tương tác, giúp đỡ một số bạn trong nhóm. Nhưng việc báo quát các bạn
trong cùng nhóm khi học Tập đọc theo góc là khá khó khăn. Bởi vì, các em
trong cùng nhóm khơng ngồi tập trung ở một vị trí trong cùng khoảng thời gian
nhất định như học theo nhóm thơng thường. Những em có khả năng tốt có thể di
chuyển đến các góc tiếp theo trước, các em nhận thức chậm có thể ở lại góc ban
đầu lâu hơn. Vì vậy, làm thế nào để biết các bạn cùng nhóm đang thực hiện ở
góc nào, đã thực hiện được mấy góc và có vướng mắc gì? Điều đó địi hỏi HS là
trưởng nhóm phải năng động, nhanh nhẹn; có khả năng quan sát tốt; nắm vững
kiến thức môn học, các bước thực hiện trong giờ học; biết ghi chép, báo cáo với
thầy cơ về tình hình học tập của từng cá nhân trong nhóm. Vì thế, từ đầu năm
học, tơi đã chú ý đạo tạo các nhóm trưởng thơng qua việc lựa chọn HS; hướng
dẫn tỉ mỉ từng bước của quá trình học tập theo góc, cách bao qt việc học của
các bạn và tổ chức dạy thử nghiệm. Đặc biệt, tơi đã bố trí góc đọc, góc tìm hiểu
của mỗi nhóm gần nhau để giúp các nhóm trưởng dễ quan sát, chia sẻ với các

20


bạn trong nhóm. Cho nên, hiện nay cùng với sự hỗ trợ của các nhóm trưởng, tơi
ln chủ động, thành cơng trong các tiết dạy Tập đọc theo góc.
Bên cạnh đó, GV cũng phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra khi
áp dụng dạy học tập đọc theo góc để chủ động, chắn đón giải quyết những tình
huống đó. Đối với phương pháp dạy học theo góc, có rất nhiều tình huống có thể
xảy ra như: HS hiếu động di chuyển giữa các góc lộn xộn, HS túm tụm lại một
góc q đơng hoặc HS bỏ qua một số góc. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này
giáo viên cần dự kiến được các tình huống có thể xảy ra; đưa ra các phương án
xử lí kịp thời để giáo viên bao giờ cũng là người có sự bao quát lớp tốt. giữ vai
trò quyết định và định hướng cho mọi hoạt động của tiết học.
2.3.5. Xây dựng cách đánh giá kết quả học tập của học sinh hợp lý.
Việc đánh giá HS giúp GV kịp thời phát hiện những tiến bộ của HS để
động viên và những khó khăn của HS để giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng để có
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của HS. Nhưng
khi dạy Tập đọc theo góc việc đánh giá HS là rất khó vì HS thực hiện các nhiệm
vụ khác nhau, di chuyển đến các vị trí khác nhau trong lớp. Do vậy GV khơng
thể chỉ gọi 1, 2 HS trình bày bài trước lớp, các bạn còn lại dựa vào đó để tự đánh
giá như vẫn làm ở các tiết dạy bình thường mà ở đây phải đánh giá các sản phẩm
khác nhau của các cá nhân HS ở các góc. Điều đó thật khơng đơn giản, địi hỏi
trong các tiết dạy như thế này GV phải “vất vả” hơn rất nhiều các tiết khác; linh
hoạt chủ động tương tác với HS để đánh giá các em.
Đối với tiết Tập đọc theo góc, các sản phẩm ở góc đọc, góc tìm hiểu nội
dung GV thu lại để đánh giá HS sau tiết học. Với hai góc cịn lại GV cho các em
chia sẻ trước lớp để HS và GV cùng nhận xét. Khi dạy học Tập đọc theo góc, tơi
thường chú ý đến việc sau để đánh giá HS:
- GV phải quan sát tốt; gợi mở vấn đề khi HS gặp khó khăn; đặt câu hỏi
phụ để gợi ý cho HS trả lời; đánh giá linh hoạt trong các tình huống; ln khích

lệ kịp thời sự tiến bộ (dù nhỏ) của HS tại các thời điểm trong tiết học.
- Hướng dẫn trưởng nhóm tương tác với các bạn để giúp đỡ, hỗ trợ GV
đánh giá khi các bạn tham gia tại các góc.
21


×