Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phát huy xã hội hóa giáo dục ở trung học phổ thông nguyễn văn hai, huyện càng long, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.36 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQL trường trung học

PHÁT HUY XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HAI –
HUYỆN CÀNG LONG – TỈNH TRÀ VINH.

Học viên: Sơn Vũ Điền
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Văn Hai – xã Bình Phú – Huyện Càng
Long Tỉnh Trà Vinh.

TRÀ VINH, THÁNG 9/ 2018


Mục lục

1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 3
1.1. Lý do pháp lý: ............................................................................................. 3
1.2. Cơ sở lí luận: .............................................................................................. 4
1.3. Lý do thực tiễn: ........................................................................................... 6
2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác XHHGD của trường THPT Nguyễn
Văn Hai ................................................................................................................. 8
2.1. Khái quát về trường THPT Nguyễn Văn Hai: ............................................ 8
2.2. Thực trạng của công tác XHHGD của trường THPT Nguyễn Văn Hai. ... 9
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.................................. 11
2.4. Những việc đã làm của nhà trường về công tác phối hợp với cha mẹ học
sinh ở trường THPT Nguyễn Văn Hai. ............................................................. 14
3. Kế hoạch hành động về công tác XHHGD của trường THPT Nguyễn Văn Hai


năm học 2018 – 2019. ......................................................................................... 16
4. Kết luận và kiến nghị. ..................................................................................... 20
4.1. Kết luận: ................................................................................................... 20
4.2 Kiến nghị: .................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 22

1


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. XHHGD: Xã hội hóa giáo dục
2. BGH: Ban giám hiệu.
3. LLXH: Lực lượng xã hội
4. CMHS: Cha mẹ học sinh.
5. ĐTN: Đoàn thanh niên.
6. GV: Giáo viên.
7. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm.
8. TW: Trung ương
9. GDTX: Giáo dục thường xuyên.
10. THPT: Trung học phổ thông.

2


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.Lí do pháp lí
Căn cứ Nghị quyết TW4 khóa VII, Nghị quyết TW2 khóa VIII và điều 12,
luật Giáo dục 2010 về Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục;
Căn cứ Nghị định số: 148/ 2017/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt
động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Căn cứ Nghị định số: 69/2008/ NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và số:
59/2014/ NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của cứ Nghị định số: 69/2008/
NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã
hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, mơi trường;
Căn cứ Chỉ thị số: 02/ 2008/ CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;
Căn cứ Thông tư số: 125/ 2008/ TT- BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn
Nghị định số: 69/2008/ NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 Chính phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường;
Căn cứ Thơng tư số: 35/ 2011/TT- BGDĐT Qui định về trao và nhận học
bổng, trợ cấp cho người học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân;
Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019 của Phòng
giáo dục trung học, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Trà Vinh về công tác vận động xã
hội hóa giáo dục;
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2018- 2019 của trường THPT
Nguyễn Văn Hai về cơng tác vận động xã hội hóa giáo dục;

3


1.2.Lí do lí luận
1.2.1 .Mục đích của xã hội hóa giáo dục (XHHGD)
Nghị quyết TW4 khóa VII, Nghị quyết TW2 khóa VIII và luật Giáo dục
2010 đã xác định nội hàm của XHHGD.Theo đó, XHHGD là phương thức làm
giáo dục, là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân
dân góp phần xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lí của nhà nước. Bao gồm các
nội dung:

+ Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội
vào sự nghiệp giáo dục.
+ Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc
tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.
+ Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, mở rộng các cơ hội cho
các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó.
+ Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật
lực và tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho
các hoạt động giáo dục phát triển nhanh có chất lượng cao hơn.
Điều 12 Luật giáo dục 2010 – Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục:
“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và
tồn dân.
Nhà nước giữ vai trị chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện
đa dạng các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và
tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các sự nghiệp giáo dục.

4


Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo
dục. Phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, an tồn”.
Tóm lại, XHHGD là con đường thực hiện mục tiêu giáo dục, là con đường
thực hiện dân chủ hóa giáo dục; có thể hiểu, mục đích của XHHGD là:
+ Làm cho giáo dục trở lại bản chất xã hội của nó, đây là bản chất của xã hội
hóa cơng tác giáo dục.
+ Gắn nhà trường với xã hội; tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp cho nhà
trường, kiểm tra, giám sát nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
+ Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tuy nhiên huy
động nguồn tài chính của nhân dân khơng phải là bản chất của xã hội hóa cơng tác

giáo dục.
1.2.2. Nội dung của XHHGD
Nội dung của xã hội hóa cơng tác giáo dục thực chất là nội dung của việc
huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Bao gồm những nội
dung chính sau đây:
+ Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục;
+ Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục;
+ Huy động các lực lượng tham gia vào q trình đa dạng hóa các hình thức
học tập và các loại hình nhà trường:
+ Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho xã hội.

5


1.2.Lí do thực tiễn
Trong mỗi thời kì xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước luôn luôn xác định
về đường lối, chính sách lãnh đạo là xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” – tức là
xác định được vai trò của giáo dục đối với sự sống còn của quốc gia, xác định
được vị trí của giáo dục trong tất cả các lĩnh vực của nhà nước, của xã hội. Và từ
đó, chúng ta đã khơng ngừng phát huy mọi nguồn lực để tập trung cho nền giáo
dục nước nhà.
Hiện nay, những thành tựu to lớn đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo đã chứng minh cho hướng đi, những quyết sách đúng đắn của Đảng và nhà
nước ta. Vậy, hướng đi, những quyết sách đó là những gì? Nói chung, đó chính là
tất cả mọi nguồn lực được huy động từ ngân sách, từ tâm huyết, trí tuệ của Đảng,
của nhà nước, của ngành giáo dục,…Nhưng, tất cả những điều đó vẫn chưa thể là
yếu tố quyết định mà phải kể đến sự đóng góp của một nguồn lực to lớn, vũng
chãi – đó là từ nhân dân – hay từ chính sách XHHGD.
Chúng ta phải nhìn nhận rằng XHHGD là một là một chính sách đúng đắn
của Đảng và nhà nước – xuất phát từ thực tiễn khách quan của sự phát triển xã hội

- “giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của tồn xã hội
vào giáo dục mới bảo đảm cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả” (1)
Là một người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục khá lâu năm, bản thân tôi
(người viết tiểu luận) đã nhận thức khá sâu về vị trí, vai trị, ích lợi của XHHGD.
Hơn thế nữa, là một giáo viên gắn bó với trường THPT Nguyễn Văn Hai gần như
từ thời kì mới hình thành cho đến nay, tôi cũng đã chúng kiến, cùng trải qua những
thăng trầm , suy thịnh của trường. Và hơn bao giờ hết, một trong những điều tôi
cảm thấy ấn tượng nhất về quá trình phát triển của nhà trường là sự đóng góp, gắn
bó của các thế hệ phụ huynh học sinh, các tổ chức đồn thể xã hội, chính quyền
6


các cấp – các hoạt động từ XHHGD. Tuy nhiên, những ưu thế từ XHHGD vẫn còn
nhiều, nhà trường chưa khai thác triệt để, hoặc khai thác chưa đúng mức, phù hợp
nên vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của nó. Với mong muốn đi sâu vào
phân tích tìm hiểu để vận dụng, khai thác tốt hơn mảng XHHGD phục vụ cho hoạt
động nhà trường hiệu quả, chất lượng hơn trong những năm học tới, tôi đã chọn đề
tài tiểu luận cuối khóa học bồi dưỡng cán bộ quản lí trường trung học, năm học
2018 – 2019 tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Trà Vinh với tên đề
tài là Phát huy xã hội hóa giáo dục ở THPT Nguyễn Văn Hai, huyện Càng long,
tỉnh Trà vinh.

7


2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HAI
2.1. Khái quát về trường THPT Nguyễn Văn Hai:
- Trường THPT Nguyễn Văn Hai ở trên địa bàn ấp Nguyệt Lãng A, xã Bình
Phú, huyện Càng long, tỉnh Trà Vinh – cách quốc lộ 53 khoảng 300 mét. Học sinh

trường có địa bàn cư trú khá rộng - ở các xã Phương Thạnh, Bình Phú, Huyền Hội,
Đại Phúc, Đại Phước và một số xã ở ngoài huyện Càng long.
2.1.1 Về đội ngũ: toàn trường 85 cán bộ, giáo viên và nhân viên (cán bộ
quản lý: 02 người, giáo viên: 75 người, nhân viên: 08 người).
2.1.2. Về tổ chức:
- Trường có 06 tổ: Tổ văn phịng và các tổ Tốn, Lí - Tin học, Hóa - Sinh,
Văn, Ngoại Ngữ, Sử - Địa - Cơng dân.
- Đảng bộ trường có 04 chi bộ: số 1, số 2, số 3 và số 4.
2.1.3.Về trường lớp:
- Trường có 03 dãy phịng học gồm 30 phịng kiên cố, được bố trí 26 phịng
học, 02 làm hội trường – máy chiếu và 02 phịng máy tính; 1 dãy phịng hiệu bộ
gồm 10 phịng, được bố trí 01 phịng hiệu trưởng, 01 phịng phó hiệu trưởng, 01
phịng hành chính, 01 phịng giáo viên, 01 phịng y tế, 01 phịng cơng đoang, 01
phịng đồn thanh niên, 01 phịng thiết bị và 02 phòng thư viện.
- Năm học 2018 – 2019 trường có 1190 học sinh, chia làm 32 lớp (28 lớp
phổ thơng, 04 lớp GDTX): Khối 12 có 10 lớp (02 lớp chọn thi khối khoa học tự
nhiên; 08 lớp thi khối khoa học xã hội (01 lớp tiếng anh hệ 10 năm, 02 lớp
GDTX)); Khối 11 có 10 lớp (01 tiếng anh hệ 10 năm; 07 lớp cơ bản; 02 lớp
GDTX); Khối 10 có 12 lớp (02 lớp tiếng anh hệ 10 năm; 10 lớp cơ bản).
2.1.4. Về chất lượng giáo dục:
- Tỉ lệ tốt nghiệp kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2017 - 2018 đạt 95,14%.

8


- Hệ phổ thông: Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên 906/950 em
(95,375%), Hạnh kiểm từ trung bình trở lên 946/950 em (99,58%).
- Hệ GDTX: Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên 177/196 em (90,31%),
Hạnh kiểm từ trung bình trở lên 196/196 em (100%).
2.1.5. Về cơng tác xã hội hóa giáo dục:

- Năm học 2017 – 2018 Hội khuyến học trường vận động Mạnh Thường
Quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức Đoàn thể, cựu học sinh,... Ban đại diện CMHS
cùng hội khuyến học phát thưởng, cấp phát học bổng, trợ giúp học sinh nghèo hiếu
học với tổng số tiền trên 67.600.000 đồng, 2200 quyển tập, 03 chiếc xe đạp, 02 bộ
đồng phục.
- ĐTN phát động phong trào ni heo đất cất 01“ Ngơi nhà tình bạn ” trị giá
25.500.000đ cho 01 đoàn viên học sinh gặp khó khăn; tặng 03 góc học tập cho 03
học sinh gặp khó khăn trị giá mỗi góc 4.500.00đ; ngồi ra đồn trường cịn phát
động phong trào q xn tặng bạn cho 32 em học sinh gặp khó khăn, trị giá
170.000đ/ phần.
2.2. Thực trạng công tác XHHGD tại trường THPT Nguyễn Văn Hai:
- Trước hết, hiệu trưởng nhà trường là một đầu tàu có năng lực, có trách
nhiệm và sáng tạo; ln có ý thức và việc làm thể hiện nhận thức cao về xã hội
hóa giáo dục. Hiệu trưởng đã triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ
trương XHHGD; đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, các hình
thức XHHGD; đã chỉ đạo các hoat động với những kết quả nổi bật, đáng ghi
nhận.
- Việc kêu gọi các LLXH cùng với nhà trường tham gia, ủng hộ cùng làm
giáo dục luôn được đưa lên hàng đầu. Cụ thể là trong năm, trường đã tổ chức nhiều
cuộc gặp gỡ với sự tham gia của các tổ chức: Sở giáo dục, Uỷ ban nhân dân huyện,
Chính quyền các địa phương , Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn
9


thể xã hội, các cá nhân ( doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân,…) nhân các ngày lễ
hội của trường (Khai giảng, Lễ mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Lễ bế giảng,…).
Các cuộc gặp gỡ nhằm đẩy mạnh công tác tham mưu của nhà trường với Cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Sự phối kết hợp giữa Ban đại diện CMHS và Nhà trường được quan tâm
hết mực. Vào đầu mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh.

Trong chương trình đại hội, nhà trường đã ,… Giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp có
nhiệm vụ tìm hiểu, định hướng, cùng với mọi người đề cử, tìm người có tâm huyết,
có quan tâm đến giáo dục, đến học sinh, đến sự phát triển của nhà trường, có trách
nhiệm, có năng lực làm chi hội trưởng. Từ tập thể các vị chi hội trưởng, sẽ bình
chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh mới. Ban đại diện CMHS sẽ là cách tay đắc lực
của hiệu trưởng trong công tác phối hợp với nhà trường để giáo dục toàn diện học
sinh. Ban đại diện CMHS là tiếng nói của tồn thể phụ huynh, đóng góp ý kiến
trong các cơng tác giáo dục cũng như xây dựng cơ sở vật chất và Ban đại diện
CMHS cũng có vai trị thuyết phục, vận động phụ huynh ủng hộ chủ trương của
nhà trường. Sau khi thành lập được Ban đại diện CMHS, nhà trường phối hợp với
Ban dựa vào điều lệ của Ban đại diện CMHS để lập kế hoạch và quy chế hoạt động
cụ thể cho cả năm học, cho từng học kì, đồng thời nhà trường cũng tạo điều kiện
tốt nhất cho Ban đại diện CMHS hoạt động thuận lợi, hiệu quả. Nhà trường tổ chức
các cuộc họp giữa nhà trường với CMHS mỗi năm 02 lần (đầu học kì I và đầu học
kì II). Thông qua các cuộc họp, nhà trường triển khai đến từng phụ huynh học
sinh về cơng tác quản lí của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, các nội
dung phối hợp của nhà trường với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh, giải
quyết các ý kiến, kiến nghị của phụ huynh,…
- Việc huy động đóng góp xây dựng nhà trường để thực hiện chủ trương
XHHGD đạt được kết quả khá khả quan . Hàng năm, nhà trường đều tổ chức một
đêm Hội diễn văn nghệ mừng Đảng mừng xuân để thu hút các nguồn hỗ trợ kinh
10


phí từ các tổ chức đồn thể xã hội, các cá nhân, CMHS, học sinh cũ của trường
(vào dịp cuối năm, các em thường về quê đón Tết Nguyên đán.); tổ chức Hội Cựu
học sinh với những buổi sinh hoạt, gặp mặt thường xuyên để gây quỹ. Nhà trường
đã thành lập Hội khuyến học, tổ chức các hội thi, các chương trình giao lưu; lập
quỹ khuyến học, trao tặng học bổng cho HS nghèo vượt khó; xây dựng tủ sách
trong nhà trường.. Ngồi ra, nhà trường con chủ động tìm các nguồn hỗ trợ khác

như: chương trình thắp sáng niềm tin, học bổng của Viettel,…
- Riêng mảng giáo dục đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống,… trường còn kết
hợp với công an tỉnh, huyện, xã trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh về
an tồn giao thơng, về pháp luật, về tệ nạn xã hội, ma túy,… Phối hợp với xã đồn
trên địa bàn và chính quyền địa phương tham gia các hoạt động cơng ích xã hội
(sửa chữa đường), vận động học sinh bỏ học,…
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, cơng tác XHHGD ở trường THPT
Nguyễn Văn Hai vẫn còn một số hạn chế cụ thể: Nhận thức về công tác XHHGD
chưa đầy đủ; kết quả cơng tác XHHGD trường chưa bền vững. Nhà trường chưa
có kế hoạch cụ thể, chưa có những cấu trúc, qui trình hợp lý để huy động sự tham
gia của CMHS ; CMHS chưa chủ động tham gia các hoạt động của nhà trường; sự
đóng góp của các LLXH chỉ dừng lại từng chủ đề, từng giai đoạn và mang tính thời
vụ, kết quả còn khiêm tốn, chưa phát huy hết tiềm năng của nó.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
2.3.1. Những điểm mạnh
- Hiệu trưởng có trình độ trên chuẩn, có chun mơn về quản lí (Thạc sĩ
quản lí giáo dục); có uy tín, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và phụ
huynh học sinh nên thuận lợi cho việc vận động tuyên truyền, thuyết phục , kêu gọi
sự hỗ trợ, giúp đỡ. Hiệu trưởng nhiệt tình, quan tâm sâu sắc đến cơng tác phối hợp
giữa nhà trường với CMHS và chỉ đạo GVCN chủ động thực hiện các hoạt động
phối hợp với CMHS; thường xuyên phối hợp, hỗ trợ tốt các hoạt động của Ban đại
11


diện; tổ chức tốt Hội nghị CMHS đầu năm và các cuộc họp đột xuất khác trong
năm học, tham dự các cuộc họp định k của Ban đại diện; đã huy động những
thành viên nhiệt tình với cơng tác phối hợp vào Ban đại diện; thực hiện việc kiểm
tra xây dựng mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện; ln động viên, khuyến
khích các GVCN làm tốt cơng tác phối hợp với gia đình học sinh.
- Phần lớn giáo viên kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao,

xây dựng tốt mối quan hệ với phụ huynh, làm tốt các công việc liên hệ, trao đổi với
CMHS và thường xuyên tham gia các hoạt động liên quan đến xã hội hóa giáo dục.
- Nhiều CMHS nhiệt tình, có ý thức cao về việc học, chủ động liên lạc với
GVCN để nắm tình hình học tập của con mình và kết hợp với nhà trường giáo dục
học sinh.
- Ban đại diện CMHS quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp
chính đáng cho học sinh; hỗ trợ tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường; tích
cực đóng góp các nguồn lực phát sinh; vận động tốt các nguồn lực xã hội khác cho
hoạt động của Ban đại diện.
Trong những điểm mạnh ở trên thì những điểm mạnh cần phát huy : Hiệu
trưởng cần phát huy năng lực của mình trong hoạt

động, cơng tác quản lý

XHHGD; tạo điều kiện cho các giáo viên được trải nghiệm XHHGD thường
xuyên.
2.3.2.Những điểm yếu
- Hiệu trưởng chưa lập kế hoach quản lý chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo
dục mỗi đầu năm học. Chưa tổ chức được sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong toàn
trường. Chưa ban hành được các quy định về đánh giá xếp loại, bình bầu giáo viên
cuối năm dựa trên tiêu chí XHHGD.
- Giáo viên chưa ý thức cao vai trò của XHHGD, chưa thực sự trăn trở tìm
cách thức để phát huy hiệu quả mội liên hệ giữa nhà trường và CMHS. Nhiều

12


GVCN ngần ngại trong việc phát động, vận động đóng góp các nguồn lực của phụ
huynh; chưa khéo trong việc giải quyết sự cố, tình huống trong quan hệ với CMHS.
- Còn nhiều CMHS chưa quan tâm đến việc học tập của con mình hoặc chưa

thực sự đầu tư việc học của con cái đúng mức.
- Ban đại diện CMHS khơng có kế hoạch hoạt động cụ thể mà hầu như chỉ
thực hiện theo những yêu cầu của Hiệu trưởng, chưa chú trọng phối hợp với nhà
trường để thực hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất,
kinh phí cho các hoạt động của học sinh.
Trong những điểm yếu ở trên thì những điểm yếu cần khắc phục là : Hiệu
trưởng cần có kế hoạch riêng chỉ đạo thực hiện XHHGD. Tổ chức cho các giáo
viên được tập huấn XHHGD. Cần có sơ, tổng kết hoạt động ở cuối học kì và cuối
năm.
2.3.3. Những cơ hội
- Đảng và nhà nước đã xác định vai trị quan trọng của XHHGD, đã ban
hành nhiều chính sách khuyến khích, đẩy mạnh và hỗ trợ cơng tác XHHGD ( Làm
cơ sở pháp lý cho vấn đề XHHGD).
- Các ban ngành giáo dục và chính quyền các cấp rất quan tâm đến cơ sở vật
chất, hoạt động, chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Với diện tích mới được Ủy ban nhân dân huyện và Sở giáo dục đầu tư
them (gần 5000 m2), nhà trường sẽ phấn đấu tiến lên xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia.
- Mối quan hệ hợp tác giữa BGH, GV và Ban đại diện CMHS luôn bền chặt,
luôn giữ được sự tôn trọng và nhiệt tình với nhau.
2.3.4. Những thách thức
- Trường thuộc địa bàn vùng xa, vùng sâu, vùng có đơng đồng bào dân tộc .
Một phần không nhỏ học sinh xuất thân từ gia đình có hồn cảnh khó khăn, phụ

13


huynh có nhận thức về việc học tập chưa cao, điều kiện đầu tư cho con cái chưa
tốt,…nên công tác XHHGD của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn.
- Mặt trái của hội nhập kinh tế, của tồn cầu hóa cùng với sự thịnh hành, phổ

biến các phương tiện nghe nhìn, trao đổi thơng tin (điện thoại di động, các mạng xã
hội,…) đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức, tinh thần của thế hệ trẻ, gây
ra những hệ quả tiêu cực tác động đến thái độ, tinh thần học tập của các em học
sinh.
2.4. Thực tế hoạt động XHHGD ở trường THPT Nguyễn Văn Hai
Như ở phần thực trạng XHHGD (2.2) đã nêu, hoạt động XHHGD ở trường
THPT Nguyễn Văn Hai đã có những thành cơng cụ thể, rõ rệt, đáng ghi nhận. Đó
là ở các cơng việc:
- Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương XHHGD; Thực
hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, các hình thức XHHGD;
- Kêu gọi các LLXH cùng với nhà trường tham gia, ủng hộ cùng làm giáo
dục.
- Sự phối kết hợp giữa Ban đại diện CMHS và Nhà trường được quan tâm
trong việc huy động đóng góp xây dựng nhà trường để thực hiện chủ trương
XHHGD.
Riêng đối với mảng kêu gọi các LLXH cùng với nhà trường tham gia, ủng
hộ cùng làm giáo dục có thể xem là điểm mạnh của trường. Với việc xây dựng
thành công Hội khuyến học – bao gồm cả ngàn thành viên, với số tiền đóng góp
được gần một trăm triệu – đã góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề cấp bách, thiết
thực trong nhà trường (trong điều kiện khó khăn về các khoản chi theo quy định
hiện nay), và nhất là nguồn hỗ trợ cho cả trăm học sinh nghèo vượt khó. Bên cạnh
những gặt hái về vật chất, Hội khuyến học còn là nơi tụ họp niềm vui của sự chung
sức, sự chia sẻ của rất nhiều thành viên tích cực trong và ngồi nhà trường. Hội
Cựu học sinh với định kì gặp mặt ba năm một lần với quỹ đóng góp khoảng 30
14


triệu hiện nay cũng đã tích cực chung tay hỗ trợ học sinh nghèo, có hồn cảnh neo
đơn. Nhìn chung, để xây dựng được những tổ chức này, Hiệu trưởng , BGH và tập
thể GV trong trường đã có quá trình phấn đấu, kiên trì. Kinh nghiệm lớn nhất cho

cơng tác này khơng gì hơn ngồi đánh thức vào sự nhiệt tình, tình cảm, niềm tự
hào người dân, của các thế hệ học sinh của trường. Tuy nhiên, sự nhiệt tình đó
cũng cần được ghi nhận để nó đươc duy trì và phát triển – tức là nhà trường phải
bổ sung thêm hành động tuyên dương, nêu danh. Đây cũng chính là điểm bổ sung
mà tiểu luận đã đóng góp.
Cịn về sự phối kết hợp giữa CMHS, Ban đại diện CMHS và Nhà trường –
đây là vấn đề mang tính truyền thống, đã có từ hàng chục năm về trước mà các đời
hiệu trưởng đã dày công xây dựng. Hiện nay, nhà trường khơng ngừng duy trì và
phát huy hiệu quả của nó. Kinh nghiệm chính là nhà trường đã thực hiện các biện
pháp tăng cường liên hệ và kết hợp với CMHS thông qua GVCN và thông qua Ban
đại diện CMHS. Về các biện pháp chỉ đạo công tác phối hợp với CMHS có hai
cách - trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là Ban giám hiệu hoặc GVCN liên hệ với
CMHS bằng các hình thức như: mời họp, gửi phiếu liên lạc, điện thoại hoặc đến
nhà gặp CMHS. Nhà trường còn thực hiện phối hợp bằng cách gián tiếp với
CMHS thơng qua việc báo cáo với chính quyền địa phương để nhờ họ làm việc,
cảm hóa một số học sinh cá biệt hoặc tác động nâng cao ý thức trách nhiệm giáo
dục con em của các bậc phụ huynh thơng qua các cuộc sinh hoạt đồn thể, tổ địa
bàn dân cư. Ngồi ra Ban giám hiệu ln tham gia họp Ban đại diện CMHS để báo
cáo tình hình của trường, đề xuất những nội dung và biện pháp phối hợp hoạt động
với Ban đại diện. Hiệu trưởng luôn nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của học
sinh có những biện pháp chỉ đạo GVCN tăng cường phối hợp với cha mẹ những
học sinh chưa ngoan, có dấu hiệu bỏ học để giáo dục uốn nắn kịp thời. Nhìn chung,
bên cạnh những thành cơng đáng ghi nhận, công tác này hiện nay cũng đang đối

15


mặt với những khó khăn mới – do sự biến chuyển theo chiều hướng bất lợi của đời
sống kinh tế xã hội ở địa phương.
3. Kế hoạch hành động công tác XHHGD của trường THPT Nguyễn Văn Hai

năm học 2018 – 2019.
Cơng việc 1

1

Mục đích/kết quả cần đạt

Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp
Triển
khai Điều kiện thực hiện
các văn bản
XHHGD.
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

2

Cơng việc 2

Mục đích/kết quả cần đạt

Họp Ban đại
diện CMHS
thơng
qua
tổng kết hoạt
động và kế
hoạch năm

mới.

Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp
Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

Cơng việc 3

Mục đích/kết quả cần đạt
Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp

3

Xây dựng
kế hoạch.

Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
16

Nắm các quan điểm chỉ đạo của ngành,
của nhà trường.
Hiệu trưởng
BGH
Đầu năm học và nhiều thời điểm khác

trong năm hoc.
Hiệu trưởng báo cáo trong cuộc họp.
Một số GV, thành viên trong Ban đại
diện CMHS chưa hiểu rõ hết
nội dung
Hiệu trưởng phân tích rõ nội dung triển
khai
Nắm vững hoạt động, thành tích, kinh
phí, kế hoạch sắp tới.
Ban đại diện CMHS
BGH
Báo cáo, giải trình, cơng bố
Những thắc mắc, bất đồng thành viên
trong Ban đại diện CMHS
Trưởng Ban đại diện CMHS phân tích,
giải trình, rà sốt lại những nội dung
chưa rõ.
Để có kế hoạch, thấy được lộ trình
thực hiện và cơng việc cụ thể.
Hiệu trưởng.
BGH, GV, Cơng đồn, Đồn TN,
Ban đại diện CMHS, Các bộ phận
hỗ trợ, phụ huynh, các LLXH
Họp bàn
Đưa ra dư thảo,tham khảo ý kiến, bàn
bạc, thảo luận,…
Một số thành viên trong BGH, Hội
đồng sư phạm, Ban đại diện CMHS
chưa đồng tình một số nội dung.



Hướng khắc phục
Cơng việc 4

4

Họp mặt
các đại diện
ban ngành,
chính quyền
các cấp, các
tổ chức
LLXH địa
phương

Hiệu trưởng tham khảo ý kiến, bàn
bạc, thảo luận,…rồi quyết định.

Tạo tình cảm, sư quan tâm, hỗ trợ từ
các ban ngành, chính quyền các cấp,
Mục đích/kết quả cần đạt
các tổ chức LLXH địa phương.
Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp

Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn

Nhân dịp Lễ khai giảng, 20 – 11, Sơ
kết học kì, lễ bế giảng,...

Tiếp xúc, giao lưu, trao đổi.
Khơng.

Hướng khắc phục

Khơng.

Mục đích/kết quả cần đạt

Tạo mối liên kết giữa nhà trường và
gia đình; thơng tin về nhà trường,
vận động một số đóng góp,…

Điều kiện thực hiện

Cơng việc 5

5

Đại hội
CMHS đầu
năm (bầu
các chi hội
CMHS từng
lớp)

Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp
Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện


Hiệu trưởng, GV CN.
Ban đại diện CMHS, GV

Rủi ro, khó khăn

Một số thành viên CMHS chưa đồng
tình một số nội dung.
GV CN phân tích rõ nội dung.

Hướng khắc phục

6

Cơng việc 6
Mục đích/kết quả cần đạt
Bầu Ban đại
diện CMHS
mới (Ban đại
diện CMHS
toàn trường

và các chi
hội CMHS
từng đơn vị
cấp xã)

Hiệu trưởng
BGH, GV


Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp
Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn

Họp, bàn luận. Đầu năm học.
Thông báo, trao đổi, xin ý kiến, bầu
chọn,…

Tạo mối liên kết giữa nhà trường và
gia đình; xây dựng các tổ chức để
đại diện CMHS và hỗ trợ cho nhà
trường.
Hiệu trưởng
BGH, Ban đại diện CMHS cũ.

Họp, bàn luận. Đầu năm học.
Bàn luận, bầu chọn,…
Một số cá nhân không tán đồng.
Hiệu trưởng, Ban đại diện CMHS cũ sẽ
phân tích, thuyết phục, vận động.

Hướng khắc phục

Mục đích/kết quả cần đạt
Người/đơn vị thực hiện
Kết hợp vận Người/đơn vị phối hợp
Công việc 7


17

Vận động có hiệu quả.
BGH, GV
Các chi hội CMHS từng đơn vị cấp


7

động học
sinh nghỉ
học

Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

Cơng việc 8
Mục đích/kết quả cần đạt

8

- Tổ chức
thăm gia
đình học
sinh nghèo
vượt khó
(hoặc cần hỗ
trợ)


Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp
Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

9

xã, Chính quyền địa phương.
Hợp tác, phân tích, thuyết phục, tìm
hướng hỗ trợ. Đầu học kì I và đầu
học kì II.
Kết hợp giữa nhà trường – gia đìnhxã hội.
HS và CMHS khơng đồng ý.
Hợp tác, phân tích, thuyết phục, tìm
hướng hỗ trợ.
Động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất,
chia sẻ, quan tâm đối với các đối
tượng học sinh khó khăn, cần hỗ trợ.
GV, Đồn TN.
Ban đại diện CMHS, Các chi hội
CMHS từng đơn vị cấp xã.
Kinh phí từ Hội phụ huynh, Hội
khuyến học, các cá nhân,….
Thăm hỏi, tặng quà, động viên.
Khó thống nhất thời gian, khó kết
hợp được nhiều cá nhân, đơn vị.
Kiên trì sắp xếp, huy động.

Tạo nguồn kinh phí phong phú để
hỗ trợ học sinh.

Cơng việc 9

Mục đích/kết quả cần đạt

Huy động
các nguồn
lực từ các
LLXH
(CMHS, cựu
học sinh, các
tổ chức,
doanh
nghiệp, nhà
hảo tâm,…)

Người/đơn vị thực hiện

Hiệu trưởng
Đoàn TN, Ban đại diện CMHS, Các

Người/đơn vị phối hợp

chi hội CMHS, Hội khuyến học, hội
cựu học sinh.
Nhiều thời điểm trong năm học (các
đợt, các dịp lễ, buổi họp mặt,…)
Thành lập các đợt vận động, mời

gọi (Hội khuyến học, hội cựu học
sinh, tổ chức hội diễn văn nghệ, sổ
vàng,…)
Các LLXH ít quan tâm, ít điều kiện
kinh tế tài chính, ít thông tin, cơ hội.
Vân động, tuyên truyền, cung cấp
thông tin, tuyên dương,…
HS nắm được đạo đức, pháp luật, kĩ
năng sống.

Điều kiện thực hiện

Cách thức thực hiện

Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục
Cơng việc 10

Mục đích/kết quả cần đạt
18


10

Người/đơn vị thực hiện
Giáo dục
đạo đức,
Người/đơn vị phối hợp
pháp luật, kĩ
năng sống

Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

Hiệu trưởng
Cơng an huyện, tỉnh; huyện đồn,
ĐTN
Các thời điểm trong năm.
Tuyên truyền, giáo dục,
thời gian,
Sắp xếp
Nắm được sự việc, nhắc nhỡ, đơn
đốc cơng việc.

Cơng việc 11

Mục đích/kết quả cần đạt

Tổ chức
kiểm tra

Người/đơn vị thực hiện

Hiệu trưởng.

Người/đơn vị phối hợp

BGH. Các tổ trưởng. Hội khuyến
học, Hội cựu học sinh, Ban đại diện


11

CMHS.
Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục
Cơng việc 12

Mục đích/kết quả cần đạt
Người/đơn vị thực hiện

12

Tập huấn
công tác
XHHGD
cho BGH,
GV

Người/đơn vị phối hợp
Điều kiện thực hiện

13

Tuyên
dương khen
thưởng các
tập thể, cá

nhân.

Hiệu trưởng

Các tổ chức, đơn vị có chun mơn
(trường Cán bộ quản lí giáo dục
thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn)
Trong một thời điểm thuận lợi. Địa
điểm: hội trường

Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục
Công việc 13

Lập kế hoạch, họp, trao đổi. Nhiều
thời điểm trong năm học.
Định kì, đột xuất, thăm hỏi, trao đổi
Không
Không
Cho BGH, GV nắm được các kĩ
năng công tác XHHGD.

Mục đích/kết quả cần đạt
Người/đơn vị thực hiện
Người/đơn vị phối hợp

Tập huấn
Thời gian, kinh phí
Liên hệ, sắp xếp, tính tốn.

Ghi nhận thành tích, đóng góp để
khuyến khích phát huy hơn nữa.
Hiệu trưởng
Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học,

Hội cựu học sinh.

Điều kiện thực hiện

Đề nghị tặng bằng khen, tăng giấy
khen, tuyên dương, ghi tên vào sổ
vàng,…
Kinh phí.

Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
19


Hướng khắc phục

Liên hệ, sắp xếp, tính tốn.

Người/đơn vị thực hiện

Đánh giá những việc làm được, chưa
làm được để rút kinh nhiệm và điều
chỉnh trong năm học tiếp theo
Hiệu trưởng


Người/đơn vị phối hợp

BGH. Các tổ trưởng. Hội khuyến
học, Hội cựu học sinh, Ban đại diện

Cơng việc 14
Mục đích/kết quả cần đạt

14

Tổng kết
cuối năm
công tác
XHHGD.

CMHS.
Cuối năm học. Địa điểm: hội trường
báo cáo, thu thập thông tin, sổ sách,
đúc kết - rút kinh nghiệm.
Báo cáo, số liệu, thời gian,…
Thuyết phục, sắp xếp.

Điều kiện thực hiện
Cách thức thực hiện
Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

4. Kết luận và kiến nghị.
4.1. Kết luận:


Giáo dục phải gắn liền với XHHGD, giáo dục mà thiếu XHHGD thì sẽ đơn
độc, nặng nhọc và hiệu quả yếu kém. Đó là điều hiển nhiên ai cũng có thể nhìn
nhận. Hầu như nhà trường nào cũng đều mong muốn phát triển mạnh trong mảng
XHHGD vì những lợi ích cụ thể, thiết thực, to lớn thậm chí đến mức “sống cịn”
của đơn vị. Nhưng phát huy được XHHGD để mang hiệu quả cao là điều khơng dễ.
Nhìn chung, trong tất cà các phương pháp, cách thức để tăng cường cho công tác
XHHGD thì thực chất là huy động cộng đồng đầu tư cho giáo dục. Nhận thức rõ
như vậy, Trường THPT Nguyễn Văn Hai rất quan tâm đến việc liên hệ, vận động,
phối hợp với cộng đồng, từ các tổ chức chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các
LLXH như phụ huynh, Mạnh Thường Quân, cựu học sinh,…Dưới sự chỉ đạo của
hiệu trưởng, công tác XHHGD đã gặt hái nhiều thành công to lớn, đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, giữa trăm cơng nghìn việc, giữa những bộn bề rắc rối, đôi khi
trong công tác XHHGD, nhà trường vẫn có những sơ suất, vẫn có những “khoảng
trống” cần được “lấp”. Bài tiểu luận này khơng có tham vọng tạo những “đột phá”

20


riêng, mà chỉ là đi “lấp” vài “khoảng trống” ấy – tức là trên cơ sở sự kế thừa mà
phát huy thêm bằng cách bổ sung vài ý tưởng, vài công việc cần thiết mà thôi.
Hy vọng rằng, những công việc trong kế hoạch hành động công tác XHHGD
trong bài tiểu luận này sẽ góp phần cải thiện mạnh mẻ công việc XHHGD của nhà
trường THPT Nguyễn Văn Hai ở năm học này và những năm kế tiếp.
4.2 Kiến nghị:
4.2.1. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo:
Thực hiện định k kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động tham gia XHHGD;
bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách về hoạt động tham gia XHHGD; tuyên
dương khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác; Chỉ đạo, hướng dẫn
xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác phối hợp với các LLXH trong cơng tác
XHHGD THPT.

- Có các chính sách ưu tiên cho các tình nguyện viên tham gia vào các hoạt
động của nhà trường và công tác XHHGD trong nhà trường.
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương:
- Quan tâm phát triển công tác khuyến học, khuyến tài tại địa phương,
tuyên dương gia đình học sinh hiếu học, trợ giúp thiết thực cho học sinh có hồn
cảnh khó khăn để các em có đủ điều kiện đến trường.
- Hỗ trợ , kết hợp với nhà trường trong cơng tác quản lí học sinh. Cơng
tác vận động học sinh bỏ học giữa chừng.
4.2.3. Đối với Hiệu trưởng nhà trường:
- Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác XHHGD, chú ý chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá công tác này.
- Chủ động tham mưu tốt với chính quyền, đoàn thể địa phương để tạo
mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm thực hiện tốt nhiệm
vụ giáo dục học sinh.
- Tổ chức đợt tập huấn XHHGD cho GV.
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thơng của trường cán bộ quản
lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thơng tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11/2011 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ
học sinhcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thông tư 29/2012/TT - BGDDT về vấn đề tài trợ trường học của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
4. Quyết định số 278/QĐ ngày 21/ 02/1992 ban hành điều lệ Hội cha mẹ học sinh về
Chức năng nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
5. Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của trường THPT Nguyễn Văn Hai.
6. Kế hoạch năm học 2018 - 2019 của trường THPT Nguyễn Văn Hai.


22



×