Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nâng cao hiệu quả ôn luyện thi vào 10 phần viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) cho học sinh lớp 9 trường THCS nguyệt ấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 29 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Phương án thi THPT năm 2016 của Bộ GD & ĐT ra đời và được thực
hiện năm 2017 là một sự thay đổi lớn và có nhiều điều chỉnh về hình thức và cấu
trúc bài thi. Trong đó, kỳ thi THPT vào lớp 10 cũng rất quan trọng đối với học
sinh. Đây là cơ sở, là sự khởi đầu của các em chuẩn bị chiến lược lâu dài cho kỳ
thi quốc gia. Môn ngữ văn là mơn bắt buộc thí sinh phải làm bài, đặc biệt là
phần làm văn nghị luận xã hội, yêu cầu viết bài 200 chữ được triển khai từ phần
Đọc hiểu, kiểu bài này nói chung là rất khó đối với học sinh THCS. Nếu bài
nghị luận văn học có nhiều thuận lợi là được trang bị kiến thức cần thiết trong
các giờ đọc hiểu văn bản trên lớp. Cịn dạng đề nghị luận xã hội có rất ít thời
gian rèn luyện cả về nội dung lẫn phương pháp làm bài. Mặt khác để hướng dẫn
cho học sinh cách làm đoạn văn nghị luận 200 chữ thành một bài riêng, một tiết
học riêng thì sách giáo khoa chưa đáp ứng được kịp thời so với phương pháp cấu
trúc đề thi. Qua thực tế giảng dạy, tìm hiểu giáo án của đồng nghiệp, qua dự giờ
của đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy và học về cách viết đoạn văn nghị luận
xã hội cịn có một số tồn tại sau:
Mặc dù các tiết dạy cách làm kiểu bài văn nghị luận xã hội (về sự việc,
hiện tượng trong đời sống và về tư tưởng, đạo lí xã hội) đã được quy định cụ thể
trong PPCT (gồm 5 hoặc 6 tiết). Nhưng từ việc vận dụng lí thuyết đến thực hành
của học sinh (đặc biệt là đối với học sinh trung bình và yếu) khơng phải là vấn
đề đơn giản, nhiều em làm bài cịn lúng túng, khó khăn, thậm chí là mơ hồ từ
việc nhận diện đề, cách làm mỗi kiểu bài văn nghị luận… đến việc lựa chọn, đưa
dẫn chứng vào trong bài làm. Bởi lẽ, kiểu bài này là kiểu bài nghị luận xã hội
đòi hỏi ở người viết vốn sống thực tế, khả năng nắm bắt thông tin mà lứa tuổi
của các em lại thiếu vốn sống do chưa được va chạm nhiều với thực tế, ít kinh
nghiệm sống và do phải học hành nhiều mà ít có thời gian cập nhật thơng tin từ
các phương tiện thông tin đại chúng.
Đứng trước thực trạng như vậy và đúc rút kinh nghiệm qua 3 năm công
tác (cũng là thời gian Sở GD & ĐT Thanh Hóa thực hiện cấu trúc viết đoạn văn
NLXH 200 chữ), tôi đã nghiên cứu, tìm tịi, có sự học hỏi từ các bạn đồng nghiệp


ở trường sở tại và các trường bạn, tôi đã lựa chọn biện pháp: “Nâng cao hiệu
quả ôn luyện thi vào 10 phần viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) cho
học sinh lớp 9 trường THCS Nguyệt Ấn” để nghiên cứu nhằm giúp học sinh
nắm vững kiến thức từng kiểu bài nghị luận xã hội và nâng cao năng lực vận
dụng vào các đề cụ thể. Qua đó góp một phần nhỏ bé của mình để cùng các
đồng nghiệp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy tốt
kiểu bài viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ nói riêng.
1.2. Mục đích chọn đề tài
- Thực hiện đề tài này tôi muốn củng cố lại kiến thức cơ bản về đoạn văn
và rèn kỹ năng viết ĐV nghị luận xã hội (200 chữ) cho học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, nâng cao chất lượng đầu
ra cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyệt Ấn, bên cạnh đó tơi sẽ xây dựng kế


2

hoạch giảng dạy phù hợp với thực tế nơi mình đang công tác và mong muốn đề
tài này sẽ bổ ích cho nhiều giáo viên đang đứng lớp như tôi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung đề tài tập trung chủ yếu vào việc hướng dẫn học sinh viết đoạn
văn nghị luận xã hội 200 chữ ( cho học sinh THCS Nguyệt Ấn).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận và thực
nghiệm, cơ bản gồm một số phương pháp sau:
- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở tất cả các kì
thi HS giỏi cấp tỉnh, cho đến thi vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT và thi
vào đại học, cao đẳng từ năm 2009, trong đề thi mơn Ngữ văn sẽ có một câu hỏi
(chiếm khoảng 20%) yêu cầu vận dụng kiến thức về xã hội đời sống để viết
đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống xã
hội.
Việc đưa văn nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi,
bài kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các cấp là một chủ trương đúng. “Văn nghị
luận xã hội thực sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tính tư duy sáng
tạo của cả người dạy và người học” (TS.PGS. Nguyễn Văn Tùng).
Như chúng ta đã biết đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt
đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường
biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
ĐV thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ
được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các
từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái
quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong ĐV có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của
đoạn. Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ
nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ
dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt
chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản
có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn
mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề
của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn
văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn
tương đối hồn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.



3

Về mặt hình thức, ĐV ln ln hồn chỉnh. Mỗi ĐV bao gồm một số
câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dịng, có liên kết với nhau về mặt hình
thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi ĐV khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao
giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.
Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp
lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những ĐV có kết cấu
phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp... bên cạnh đó là cách lập luận
suy luận nhân quả, suy luận tương đồng-tương phản, đòn bẩy, nêu giả thiết…
2.2. Thực trạng của vấn đề
Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT mơn Ngữ văn tỉnh Thanh
Hóa: “Căn cứ ngữ liệu mở của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ (khoảng từ 20-25 dòng tờ giấy thi).”. Trước khi áp dụng các
giải pháp, tôi đã cho HS làm bài khảo sát với đề bài: Từ nội dung đoạn trích
phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sự cần
thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Kỹ năng nhận diện đề: sau tiết dạy, tôi sử dụng phiếu kiểm tra nhanh
trong vòng 3 phút về mức độ xác định kiểu bài.
Kết quả:
Kỹ năng nhận diện đề
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1 36
2
5,5
11
30,5
17
47,2
6
21,7
9A2 35
0
0
10
28,5
15
42,8
10
28,5
Kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh: sau khi kiểm tra nhanh về mức độ
xác định kiểu bài tơi cho học sinh làm bài trong vịng 20 phút. Kết quả:
Kỹ năng viết đoạn văn
Lớp
Sĩ số

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu – Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
3
8,3
12
33,3
15
41,7
6
16,7
9A2
1
2,9
9
25,7
16
45,7
9
25,7

Về mức độ hứng thú học và viết văn nghị luận xã hội: Kiểm tra bằng
phiếu kín, hình thức trả lời bằng đánh dấu (x) vào ơ tương ứng có/ khơng. Kết
quả:
Có hứng thú học
Khơng/ ít hứng thú
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
9A1
36
11
30,6
25
69,4
9A2
35
12
34,3
23
65,7
Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa năm được yêu cầu, cách làm một
đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ. Bài viết chưa có độ sâu và
hay, học sinh viết đoạn văn quá dài hoăc quá ngắn so với yều cầu của đề thi.
Đoạn văn lan man không viết đúng vấn đề cần nghị luận. Phần lớn học sinh viết
khơng tn thủ cấu trúc và hình thức của một ĐV. Đồng thời cũng thường



4

khơng có dẫn chứng, khơng có phần mở rộng, phản đề. Do vậy để khắc phục
hạn chế của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đòi hỏi giáo viên
phải có những giải pháp cụ thể. Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp.
2.3. Một số giải pháp thực hiện
2.3.1. Rèn kỹ năng nhận diện và cách làm mỗi kiểu bài nghị luận xã hội
Bài nghị luận xã hội thường bao gồm hai dạng đề là nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Khi nhầm
lẫn giữa 2 dạng đề này, học sinh sẽ rất dễ vạch sai dàn ý dẫn đến viết lạc đề,
khơng đúng trọng tâm. Vì vậy tơi ln ln yêu cầu học sinh cần đọc kỹ đề và
nhận diện dạng bài trước khi bắt tay vào vạch dàn ý, triển khai bài viết chi tiết.
Thông thường, bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sẽ bàn
về các vấn đề thời sự xuất hiện nhiều trên báo đài hoặc một vấn đề xã hội được
phản ánh trong tác phẩm văn học. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì vấn đề
cần bàn luận sẽ liên quan tới đạo đức làm người, triết lý sống và thường được
trích dẫn trong dấu ngoặc kép.
Để giúp học sinh nhận diện nhanh và chính xác hai kiểu bài nghị luận xã
hội thì tơi cho học sinh lập bảng so sánh như sau:
Nghị luận về một sự việc, hiện
Nghị luận về một vấn đề tư
tượng đời sống
tưởng đạo lý
Giống nhau
Đều là dạng bài nghị luận xã hội
Khác nhau - Khái niệm: là đưa ý kiến bàn - Khái niệm: Là bàn về một
luận về một sự việc, hiện tượng có vấn đề thuộc lĩnh vực tư
ý nghĩa đối với xã hội. Sự việc có tưởng đạo đức, phẩm chất,
thể đáng khen hoặc đáng chê, hoặc lối sống ... của con người

thu hút nhiều sự quan tâm của mọi trong xã hội xưa và nay.
người trong xã hội.
- Vấn đề nghị luận: là một sự việc -Vấn đề nghị luận: là những
hoặc hiện tượng trong đời sống, sự vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưviệc hiện tượng là xuất phát điểm.
ởng hoặc đạo đức, lối sống
của con người. Tư tưởng, đạo
- Dấu hiệu nhận biết: Đề bài nêu lý là xuất phát điểm.
sự việc hiện tượng xảy ra cụ thể (sự - Dấu hiệu nhận biết: Đề
việc gì? xảy ra ở đâu?) với đối bài nêu ra những những tư
tượng cụ thể (ai làm việc đó? làm tưởng, đạo lí, lối sống, quan
việc đó như thế nào?)
điểm sống… của con người.
- Cách làm: Từ việc phân
tích một sự việc, hiện tượng đời - Cách làm: Dùng giải thích,
sống mà nêu ra những vấn đề tư phân tích, chứng minh…làm
tưởng, cách hành động theo hướng sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí
đồng tình, ủng hộ hoặc lên án, phê đó có ý nghĩa như thế nào
phán.
(đáng học tập, phát huy hay
Trò chơi điện tử là món tiêu đáng phê phán).
Ví dụ
khiển hấp dẫn. Nhiều bạn mải chơi
Hãy viết một đoạn văn


5

mà sao nhãng học tập và phạm vào nghị luận trình bày suy nghĩ
những sai lầm khác. Hãy viết đoạn của em về ý nghĩa của việc
văn nêu ý kiến của em về hiện ươm mầm hy vọng trong

tượng đó.
cuộc sống.
Nhầm lẫn các dạng bài NLXH, nhất là NL về một vấn đề XH đặt ra trong
tác phẩm VH sang NL về tác phẩm VH. GV cần tìm ra đúng ngun nhân vì sao
học sinh mắc lỗi để từ đó có cách khắc phục hiệu quả những hạn chế của HS.
2.3.2. Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh và định hướng đoạn văn
nghị luận xã hội 200 chữ
Có thể nói để viết được đoạn văn nghị luận, đầu tiên tôi cho học sinh nhớ lại
kiến thức cơ bản về đoạn văn, văn nghị luận xã hội là gì?
Bước 1: Những yêu cầu chung khi làm đoạn văn nghị luận 200 chữ:
Nguyên tắc 1: với nguyên tắc này học sinh cần phải viết “đúng, đủ, sâu,
hay”, tại sao khi các em viết đoạn văn lại phải thực hiện bốn yếu tố này. Bởi lẽ
viết “đúng, trúng” thì dễ nhưng để viết “sâu và hay” thì khó. Vậy như thế nào là
viết đúng? Tức là học sinh phải trả lời vào đúng câu hỏi của đề bài. Gạch chân
những từ ngữ quan trọng, những từ khóa mà tơi thường hay gọi là “đuổi hình
bắt chữ”, khi viết khơng nên để cảm xúc tri phối quá nhiều sẽ làm cho đoạn văn
khơng cịn phù hợp với kiểu bài nghị luận nữa. Viết “đủ” tức là phải đảm bảo
được cấu trúc rõ ràng của một đoạn văn nghị luận (mở đoạn, thân đoạn và kết
đoạn). Còn viết “sâu” và “hay” tức là phải phân tích, so sánh, chứng minh... để
đưa ra quan điểm riêng của mình mang tính thuyết phục cao.
Ngun tắc 2: khơng được phép xuống dịng và gạch đầu dòng. Đối với
nguyên tắc này học sinh rất hay bị mắc lỗi và bị mất điểm. Bởi lẽ đoạn văn là
thể hiện một ý hồn chỉnh, có kết cấu nhất định, và liền mạch với nhau.
Nguyên tắc 3: với nguyên tắc này phải đảm bảo về mặt dung lượng khoảng
200 chữ vì vậy học sinh cần phải xác định đúng vấn đề. Lí lẽ, lập luận chắc
chắn, dẫn chứng ngắn gọn và rõ ràng.
Nguyên tắc 4: thời gian viết khoảng 20 - 25 phút, độ dài từ 20 đến 25 dòng.
Nguyên tắc 5: sau khi xác định được cách viết của ĐV. Người viết luôn rút
ra bài học một cách chân thành, cụ thể và sâu sắc cả về nhận thức và hành
động.

Bước 2: Chọn cách viết tổng phân hợp:
Có nhiều cách viết đoạn văn như diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích,
tổng phân hợp. Thế nhưng với kinh nghiệm của tôi, tôi hướng dẫn cho học sinh
lựa chọn viết theo hướng tổng - phân – hợp là tốt nhất. Đoạn văn tổng hợp là
đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Tôi khái quát cách viết như sau:
Tổng
Mở đoạn - Viết một câu chủ đề có chứa từ khóa của để bài
(2-3 dịng)
Phân
- Lựa chọn vận dụng một vài thao tác cần thiết (phân
Thân đoạn tích, giải thích, chứng minh... )
- Bàn luận, xốy vào vấn đề ở mặt nhận thức và hành
(16-18
động
dòng)


6

Hợp

- Lựa chọn dẫn chứng...
- Viết câu đánh giá khái quát lại và nâng cao vấn đề

Kết đoạn
(2-3 dòng)
(Tham khảo Phụ lục 1 về kiểu đoạn văn tổng phân hợp của 2 kiểu bài)
Bước 3: Vận dụng một số thao tác khi viết đoạn văn:
Xác định lựa chọn được cách viết cho bài làm, tôi tiếp tục đưa ra một số
thao tác rèn luyện khi viết đoạn văn cho học sinh:

Thao tác 1: giải thích.
Thao tác 2: phân tích.
Thao tác 3: dẫn chứng minh họa.
Thao tác 4: bàn luận, mở rộng.
Thao tác 5: bài học nhận thức và hành động.
2.3.3. Yêu cầu học sinh cần tuân thủ các bước viết đoạn văn
Trên cơ sở học sinh đã nắm chắc kiến thức về đoạn văn (các yêu cầu về
nôi dụng và hình thức của đoạn văn), tơi sẽ rèn cho học sinh kỹ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội, yêu cầu học sinh nắm chắc và tuân thủ 4 bước khi làm bài.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định và đáp ứng các yêu cầu của đề:
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ:
* Về nội dung:
- Thứ nhất: phải xác định được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Thứ hai: cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong
đời sống.
- Thứ ba: phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang bàn
luận.Cần nêu ra những bài học nhận thức, từ đó đề xuất những giải pháp thiết
thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người.
* Về hình thức:
Thứ nhất là dụng lượng; thứ hai là bố cục (mở đoạn/đặt vấn đề-thân
đoạn/giải quyết vấn đề-kết đoạn/kết thúc vấn đề); thứ ba là sử dụng các thao tác
lập luận; thứ tư là các yêu cầu khác về ngữ pháp (nếu có).
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan
trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định
câu chủ đề. Có những đề khơng cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có
những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu
chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn (triển khai ý):

Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến
thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết.
- Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì(ý chính)?
- Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao
tác lập luận).
- Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách
đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:


7

+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế nào?
+ Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào? (trong văn học, trong cuộc sống)?
+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…?
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn hoàn chỉnh:
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngồi ra
cịn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
- Sau khi tìm được những ý chính cho ĐV, chúng ta tiến hành viết câu mở
đầu (có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề, để gây ấn tượng nên trích dẫn một ý kiến, một
nhận định có điểm tương đồng với vấn đề cần nghị luận để vào bài).
- Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều kiểu khác nhau, nhưng đối với HS
trung bình thì chọn cách đơn giản nhất là diễn dịch, còn đối với HS khá giỏi nên
chọn kiểu tổng phân hợp.
- Viết các câu nối tiếp câu mở đầu: dựa vào ý chính vừa ghi từ giấy nháp;
sử dụng các thao tác lập luận; lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả…
- Viết câu kết của đoạn văn (có nhiệm vụ kết thúc vấn đề, có vai trò quan

trọng, để lại ấn tượng cho người đọc): có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn
đề, mở rộng vấn đề (nêu bài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
2.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học sinh cách làm đoạn văn nghị luận xã
hội
Để học sinh dễ nhớ, tơi đã hình thành cách làm đoạn văn nghị luận xã hội
bằng các bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy để học sinh tham khảo, rồi yêu cầu học
sinh tự vẽ sơ đồ tư duy cho mình để ghi nhớ cách làm đoạn văn.
Ví dụ: Mẫu sơ đồ tư duy được trình chiếu cho học sinh quan sát và tự vẽ
lại vào vở ( yêu cầu học sinh học thuộc lòng). Phụ lục 3 (HS vẽ)


8


9

Cụ thể: Sơ đồ tư duy về tình bạn.


10

Cụ thể: Sơ đồ tư duy nghị luận về vấn đề thực phẩm bẩn

2.3.5. Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ dẫn chứng và lồng dẫn chứng


11

Dẫn chứng là minh chứng chứng tỏ sự hiểu biết về vấn đề nghị luận và
vốn kiến thức xã hội của người viết, giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn,

không rơi vào lý thuyết suông, giúp ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị
luận xã hội. Nhưng đưa dẫn chứng phải đảm bảo tiêu chí “phong phú, tiêu biểu,
nổi bật, tồn diện”.
Giáo viên hướng dẫn HS tập thói quen ghi chép những gì đọc được, nghe
được có liên quan tới việc làm văn, đặc biệt là ghi chép các sự kiện xã hội xảy ra
trong cuộc sống, lựa chọn những dẫn chứng cập nhật, nổi bật nâng cao nền
tảng văn hóa, tri thức cho bản thân (Ví dụ: Đại dịch Covid - 19, sự việc lũ lụt ở
miền Trung, những tấm gương quên mình khi làm nhiệm vụ, những nghĩa cử
cao đẹp...). Có thể định hướng HS huy động kiến thức từ các nguồn sau đây:
kiến thức từ sách vở/ kiến thức từ đời sống/kiến thức từ trải nghiệm bản thân.
Các bước đưa dẫn chứng vào đoạn văn:
Bước 1: xác định vấn đề đang viết thuộc mảng đề tài nào.
Bước 2: xác định mảng đề tài có liên quan trực tiếp.
Bước 3: suy nghĩ tới 1 dẫn chứng điển hình nhất.
Bước 4: trình bày dẫn chứng đó theo đúng vấn đề trọng tâm. Xốy sâu
vào khía cạnh. Xốy sâu vào khía cạnh phù hợp nhất của dẫn chứng.
Đối với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, nên
đưa dẫn chứng ở phần nêu thực trạng.
Đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, phần phân tích, chứng
minh phải có dẫn chứng đi kèm. Dẫn chứng không cần quá nhiều mà cần tiêu
biểu, về con người hoặc sự việc, hiện tượng, tư tưởng, đạo lý được nhiều người
biết đến mới có giá trị.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách lấy dẫn chứng như: Dùng nhân
vật trong thực tế đời sống; dùng những con số biết nói;…
Cuối cùng nên lưu ý: Hướng dẫn học sinh sưu tầm các dẫn chứng phân
ra thành từng chủ đề. Ví dụ: chủ đề về nghị lực sống/ về lịng nhân ái bao
dung/ về mơi trường/thái độ sống tích cực/sửa chữa những sai lầm/trung
thực-thiếu trung thực/lòng tự trọng/tinh thần ham học hỏi-đam mê/sáng
tạo, chủ động khắc phục khó khăn và nắm bắt cơ hội/tinh thần đồn
kết/lịng u nước…

2.3.6. Một số “mẹo”/cơng thức giúp học sinh viết tốt đoạn văn nghị luận xã
hội
Bằng kinh nghiệm dạy học sinh làm kiểu bài nghị luận xã hội nhiều năm,
tôi luôn chia sẻ các em một số “mẹo”/công thức (chính là những bí quyết) để
làm tốt bài như sau:
CÁCH 1: (Giáo viên cần nghiên cứu, đọc hiểu, rõ ràng m ạch l ạc để có
thể giảng cho học sinh)
CƠNG THỨC VIẾT MỞ ĐOẠN
Tích
cực

(1)….có vai trị/ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với cuộc
sống của mỗi con người /xã hội hiên nay.
VD: Sức mạnh niềm tin,ý chí,tình u thương,tình bạn,lí


12

tưởng sống….
 Ta có một câu chủ đề (mở đầu đoạn) như sau: Sức
mạnh của niềm tin có vai trị quan trọng đối với cuộc s ống của
mỗi con người
(2)….(ngoặc kép) là một quan điểm/tư tưởng/nhận định
có giá trị/ý nghĩa to lớn đối với cuộc s ống c ủa m ỗi chúng ta/xã
hội hiện nay.
VD: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc
tích lũy kiến thức.
Đơi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ
đi, nó có thể là con đường mới.
 Ta có một câu chủ đề (mở đầu đoạn) như sau : “Việc

rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy ki ến
thức. Đơi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn v ẫn c ứ
đi, nó có thể là con đường mới.” là một quan điểm có giá tr ị và ý
nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi chung ta hiện nay.
(1)….là một trong những vấn đề đámg được quan
tâm/gây nhức nhối của xã hội hiện nay.
VD: Đại dịch sars Covi2/vô cảm/tai nạn giao thơng/bao
lục học đường/cháy rừng….
 Ta có một câu chủ đề (mở đầu đoạn) như sau : Đại
dịch sars Covi2 là một trong những vấn đề gây nhức nhối hiện
nay.
Tiêu
cực

(2)….(ngoặc kép) là một quan điểm/tư tưởng/nhận
định cần phải nhìn nhận/xem xét một cách cụ thể/đúng
đắn/khách quan hơn.
VD: Cuộc sống không cần đến sự chia sẻ
Hạnh phúc chẳng có nghĩa lý gì…
 Ta có một câu chủ đề (mở đầu đoạn) như sau:
“ Cuộc sống không cần đến sự chia sẻ
Hạnh phúc chẳng có nghĩa lý gì…”là một quan đi ểm cần
phải nhìn nhận một cách cụ thể hơn.

CƠNG THỨC VIẾT THÂN ĐOẠN
(1)

Từ/cụm từ:
….là….(Tầng 1: đồ vật/cản xúc/trạng thái/đức



13

Giải
thích

tính/tư tưởng + Tầng 2: cấu tạo + Tầng 3: tác dụng, ý
nghĩa.)
VD:
*vd1 : Ghế là đồ vật được làm bằng gỗ,
nhựa,sẳt….dùng để ngồi.
Tầng 1 đồ vật
Tầng 3 tác dụng

Tầng 2 cấu tạo

*vd2: Dũng cảm là phẩm chất đáng quý của con người
được thể hiện ở việc
Tầng 1 đức tính
có dũng khí, bản lĩnh đối mặt với khó khăn, th ử thách, nguy
hiểm để làm
Tầng 2 cấu tạo
những việc lớn lao nên làm hơn.
(2)

Tầng 3 ý nghĩa
Quan điểm/chân lí/tư tưởng:

(Từ khóa 1) là…; cịn (từ khóa 2) là….Vậy, câu
nói/nhận định đã thể hiện/ nhấn mạnh….(nêu nội dung ý

nghĩa của câu).
VD: “Một quyển sách tốt như một người bạn hiền”
Một quyển sách tốt (từ khóa 1) là loại sách giúp ta
mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người,
về đất nước, về thế giới... Còn bạn hiền (từ khóa 2) là
người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ
phải... Như vậy câu nói đã nhấn mạnh giữa một quyển sách
tốt và người hạn hiền có tác dụng, hữu ích, có ý nghĩa to l ớn
đối với chúng ta.
Phân tích –
+ Phân tích các mặt/biểu hiện/vai trò ( tư tưởng đạo
chứng minh
lý) ; thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp (hiện
tượng đời sống)
* Lưu ý: - Nguyên nhân có: chủ quan và khách quan
- Giải pháp xu ất phát,đ ề ra t ừ nguyên nhân
khách quan và chủ quan
- Các em khi viết bài nên viết những câu ghép,
dấu phẩy, dấu phẩy ngăn cách bởi khi đọc bài viết của các


14

em sẽ trơn chu hơn, mượt mà hơn mà không bị “cụt ngủn”.

Dẫn
chứng


tưởn

g đạo


-

( Tích cực)
Hồ Chí Minh
Nick Vujicic
Thầy Nguyễn Ngọc Kí
Giáo sư Ngơ Bảo Châu
01 tấm gương học sinh tốt…
( Tiêu cực: linh hoạt)

Hiện
tượn
g đời
sống

…..(Nổi bật, liên quan đến học đường, giới trẻ…)

Tích cực

Bài học nhận
thức - hành
động

(1)…..là hiện tượng/quan điểm/tư tưởng nhận định
thực sự đúng đắn/có ý nghĩa/có vai trị quan tr ọng/giá tr ị
to lớn. Và tơi/ chúng ta/ thế hệ trẻ/ xã hội…cần….(d ấu
phẩy, dấu chấm phẩy)

Tiêu cực
(2)….. là hiện tượng/quan điểm/tư tưởng nhận định
chưa chính các/ phù hợp/ khách quan/ đúng đắn/ đáng lên
án/ phê phán. Và tôi/ chúng ta/ thế hệ trẻ/ xã hội…cần….
(dấu phẩy, dấu chấm phẩy)

CÔNG THỨC VIẾT KẾT ĐOẠN
(1) Xã hội/ cuộc sống của chúng ta sẽ thực sựu tốt đẹp/
có ý nghĩa/ có giá trị khi…được phát huy/ khơi d ậy/ phát
Tích cực
triển trong mỗi con người.
(1) Xã hội/cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ thực sự tốt
đẹp/ có ý nghĩa/ có giá trị khi….được loại bỏ; xây dựng
Tiêu cực
lại/ nhìn nhận đúng đắn.

Cơng thức viết số 2 đầy đủ, ngắn gọn (hs yếu, trung bình, khá)
Câu chủ đề:
+….đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
+….là một trong những vấn đề đáng quan tâm/ gây nh ức nhối hi ện
nay.
Câu tiếp: Giải thích
+ Vậy … là gì ? Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng, tác động của nó
đến đời sống của chúng ta ra sao ? Làm thế nào để chúng ta phát hùy/h ạn
chế điều đó?
+ Bàn về vấn đề…. có nhiều quan điểm /cách nhìn nh ận khác nhau,
nhưng theo tơi,…là…


15


+ Tìm các từ/ cụm từ cùng nghĩa, gần nghĩa với t ừ cần gi ải thích đ ể
nêu khái niệm.
Câu tiếp: phân tích - chứng minh
+ Phân tích các mặt /biểu hiện/vai trò ( tư tưởng đạo lý) ; th ực
trạng,hậu quả,nguyên nhân ,giải pháp (hiện tượng đời sống)
+ Lấy các ví dụ điển hình
Câu tiếp: bình luận
+ Đánh giá đúng/sai; trái/phải; nên/không nên,…. Của v ấn đề bàn
luận.
Câu tiếp: phản đề
+ Lật ngược lại vấn đề bàn luận (nếu có); th ường bắt bầu bằng
những cụm từ: Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngồi ra,…
Câu tiếp: liên hệ bản thân
+ Tất cả mọi người/ giới trẻ/ bản thân mình
Câu chốt:
+ Thông điệp (thường chứa các từ: đừng, hãy, nên, cần, phải…
2.3.7. Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh bằng các dạng bài tập
Để lĩnh hội được tri thức, thuần thục trong kỹ năng hình thành năng lực, học
sinh cần phải chủ động tích cực tự giác rèn luyện, bài tập ở trường lớp và ở nhà.
Ngay sau khi tôi hướng dẫn một số thao tác làm bài cho học sinh tôi đưa ra hai
bài tập, thuộc hai dạng nghị luận nêu ở trên. Mục đích là để học sinh nắm được
cách làm và tạo ý nhanh nhất vừa “đủ”, đúng, sâu, hay”. Có tính thuyết phục đối
với người đọc. Nếu là đề ra có ngữ liệu từ phần đọc hiểu thì giáo viên cho học
sinh tìm ra mối quan hệ giữa đọc hiểu và nghị luận để viết đoạn văn thật tốt.
Sau đây là một số ví dụ đã tiến hành luyện tập trên lớp.
Đối với dạng “đề nổi”, HS có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung và
phương pháp lập luận. Đối với dạng “đề chìm”, HS phải tự mày mị hướng đi.
* Dạng đề nổi:
Ví dụ 1: (trích đề thi vào 10 Thanh Hóa năm học 2019-2020): Từ nội dung

của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa của lịng kiên nhẫn.
Ví dụ 2: ( trích đề thi vào 10 Thanh Hóa năm học 2020-2021): Từ nội dung
đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người.
Bài viết của học sinh Nguyễn Thị Chinh lớp 9A1 (Phụ lục 2)
Bài viết của học sinh Nguyễn Thị Thúy lớp 9A2 (Phụ lục 2)
* Dạng đề chìm:
- Kiểu 1: Thường là hay cho một câu chuyện ngắn, một tình huống, một sự
kiện giàu ý nghĩa triết lí nhân sinh. Ví dụ:
Alexander là một người thơng minh theo học với hiền triết Aristotle. Khi lên ngơi
hồng đế,
ơng đã tâm sự với thầy:
- Con sẽ chiến thắng Ai cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
Aristotle hỏi:


16

- Rồi sao nữa?
Alexander suy nghĩ:
- Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an.
Aristotle mỉm cười:
- Con hỡi, tại sao con khơng ngủ bình an ngay đêm nay có hơn
khơng?.
(Theo Hành trình về phương Đơng – Blair T.Spalding)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ của em về bức thông điệp gợi ra từ đoạn văn bản
trên.
- Kiểu 2: Dạng đề bài trích dẫn 1 câu văn, câu thơ, ý kiến… có trong đề đọc

hiểu và yêu cầu HS viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trình bày quan điểm,
suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong phần trích dẫn đó. Ví dụ:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về 2 câu
thơ trong văn bản phần Đọc hiểu:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta.”
Đối với dạng đề này, HS cần cắt nghĩa, lí giải được các từ khóa (từ ngữ
then chốt) trong 2 câu thơ. Sau đó, các em rút ra được ý nghĩa của 2 câu thơ và
thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Trên cơ sở đó, các em sẽ bàn
bạc vấn đề và rút ra bài học.
2.3.8. Yêu cầu học sinh tích cực viết bài, giáo viên chấm chữa bài chu đáo,
cẩn thận cho học sinh
Những tiết Tập làm văn, giáo viên phải giúp học sinh nắm bắt được yêu
cầu về kiến thức, thực hành ở lớp, ở nhà. Học sinh phải đọc, tìm hiểu, lập dàn
bài cho nhiều đề cụ thể. Mỗi kiểu bài chỉ làm một đề, các đề khác tôi yêu cầu
các em làm thêm một đề ở nhà vào vở bài làm ở nhà tơi kiểm tra. Cứ như vậy
học sinh có sự chăm học, chăm luyện viết văn: Học văn là phải luyện, phải đọc,
phải ôn như lời khuyên của cha ông chúng ta lâu nay: “văn ôn, võ luyện”.
Ngoài các tiết dạy tập làm văn, tiết tiếng Việt, văn bản cũng có nhiều bài
tập thuộc phần luyện tập yêu cầu học sinh viết đoạn văn. Đây là những bài tập
rất có ích cho việc luyện viết đoạn văn, sự kiên kết các đoạn văn để học sinh
thành thạo kĩ năng viết đoạn đến bài văn hoàn chỉnh. Đặc biệt ở tiết học văn bản,
đề bài tập đa dạng phục vụ cho sự cảm nhận của học sinh từ văn bản truyện, bài
thơ. Tôi rât chú trọng, yêu cầu học sinh phải viết trên lớp, đọc, sửa bài cẩn thận
đến từng đối tượng học sinh: giỏi – khá - trung bình - yếu. Cứ như vậy học sinh
được luyện nhiều ở các tiết học văn sẽ giúp cho kĩ năng viết bài tốt dần lên.
Chấm bài của giáo viên cũng là khâu quan trọng giúp học sinh tiến bộ
trong luyện viết văn. Nhận xét, sữa lỗi đến lời phê cụ thể sẽ là động lực cho học
sinh học, hành. Từ bài văn trước đến bài văn sau chắc chắn học sinh khó tái lỗi,
viết tốt hơn.

Tơi cho học sinh đọc bài làm của mình trước lớp, từ bài hồn thành tốt,
viết hay, có nhiều sáng tạo…đến những bài chưa đạt, mắc nhiều lỗi… Mục đích
là để tất cả học sinh học tập được những điều hay và rút kinh nghiệm từ những
hạn chế của bạn mình.


17

2.4. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp
Để nhận biết được hiệu quả của biện pháp sau khi áp dụng vào trong q
trình giảng dạy, tơi đã mạnh dạn đưa vào trong đề thi kiểm tra giữa học kì II
phần viết đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc chung của Sở.
Đề bài: (đề thi vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa năm học 2019-2020): Từ nội
dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của lịng kiên nhẫn.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
Kỹ năng nhận diện đề:
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
số
SL % Tăn SL % Tăng SL %
Giả SL % Gả
g%
%
m%
m%
9A 36 15 41, 36,1 12 33, 2,8

8 22,
25
1 2,9 18,8
1
6
3
2
9A 35 10 28, 28,5 11 31, 2,9 11 31, 11,4 3 8,7 19,8
2
5
4
4
Kỹ năng viết thành đoạn văn hồn chỉnh:
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
số
S
% Tăn S
% Tăng S
%
Giả S
% Gảm
L
g% L
%
L
m% L

%
9A 3 11 30, 22,2 14 38,
5,5
9 25 16,7
1 5,7
16
1
6
5
8
9A 3
6 17, 14,2 13 37, 11,4 12 34, 11,5
4 11,6 14,1
2
5
1
1
2
Về mức độ hứng thú học và viết văn nghị luận xã hội:
Có hứng thú học
Khơng/ ít hứng thú
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
9A1
36
26

72,2
7
27,8
9A2
35
24
68,5
11
31,5
Đánh giá thực nghiệm:
- Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm hướng dẫn HS làm đoạn văn nghị
luận xã hội như trên, tơi nhận thấy học HS có sự tiến bộ rõ rệt ở các kỹ năng:
+ Xác định yêu cầu của đề: Đa số các em nắm được yêu cầu của đề.
+ Kỹ năng viết đoạn: Biết vận dụng lí lẽ, dẫn chứng, đặc biệt là biết dùng
dẫn chứng từ những sự việc, hiện tượng, tư tưởng, đạo lí đang được xã hội quan
tâm. Khi viết đoạn văn biết đi tuần tự các bước, sắp xếp ý theo trình tự hợp lí.
- 93% học sinh hiểu bài ngay tại lớp, các em đều nắm được kiến thức trọng
tâm của hai kiểu bài văn nghị luận. Khả năng vận dụng cách làm mỗi kiểu bàicó
hiệu quả rõ rệt. Nhiều em đã biết nhận diện đề, cách làm từng kiểu bài nghị luận.
Đặc biệt, có nhiều học sinh biết tìm tịi, tích lũy cho mình vốn dẫn chứng thực tế
trong đời sống xã hội, để khi làm bài đưa vào những dẫn chứng tiêu biểu, có sức
thuyết phục cao.


18

- Đặc biệt tiết dạy đã phát huy vai trò tích cực của học sinh trong hoạt
động, học sinh tham gia sôi nổi, liên hệ thực tế phong phú, tâm lí hứng khởi,
thoải mái suốt buổi học.
Từ kết quả thu được trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị

luận văn học cho học sinh lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực để nâng cao
chất lượng bộ môn bản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm,
cách trình bày nội dung trong đoạn văn...
Giáo viên phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học
sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù
hợp. Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng
dựng đoạn văn cho học sinh.
Đặc biệt là phải cho học sinh nắm vững kiến thức về các tác phẩm văn
học để có nội dung thực hành khi viết đoạn.
* Đối với học sinh:
Cần cho học sinh nắm được các thao tác viết đoạn được diễn ra như sau :
Người viết đọc kĩ bài tập, xác định những yêu cầu của bài tập về nội
dung và hình thức.
Người viết lập ý cho đoạn văn và định hình vị trí các câu trong đoạn,
phương tiện liên kết đoạn; đặc biệt là các yêu cầu cụ thể về viết câu (câu cảm
thán, câu hỏi tu từ, câu ghép...) trong đoạn.
Tìm ý cho đoạn văn/ Xác định mơ hình cấu trúc đoạn văn.
Xác định và định hình kiểu câu và vị trí của câu đó trong đoạn văn cần
viết hoặc phép liên kết cần viết trong đoạn văn đó.
Người viết dùng phương tiện ngơn ngữ (lời văn của mình) để viết đoạn
văn. Khi viết chú ý diễn đạt sao cho lưu loát, mạch lạc. Giữa các câu trong đoạn
khơng chỉ có sự liên kết về nội dung theo chủ đề của đoạn mà cịn có sự liên kết
hình thức bằng các phép liên kết, phối hợp nhiều kiểu câu để lời văn sinh động,
từ ngữ dùng chính xác, sinh động, chân thực, chữ viết đúng chính tả.
Đọc lại và sửa chữa. Người viết cần đọc để kiểm tra lại xem đoạn văn đã
đáp ứng được yêu cầu chưa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng
dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp
học sinh nhất là đối tượng học sinh có lực học trung bình, yếu có kĩ năng viết
đoạn văn, bài văn nghị luận. Như chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một
phần quan trọng của văn bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì
cũng nâng cao kĩ năng viết bài tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm
vi đề tài này đều là những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân
bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ. Mặc dù,
khi viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học cần phải có kĩ năng phân tích tác
phẩm theo từng thể loại. Nhưng các kĩ năng dựng đoạn đã thực hiện trong đề tài
cũng đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học


19

cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn
Ngữ văn trong nhà trường cũng như khả năng tạo lập văn bản khi bước vào cuộc
sống. Tạo cho các em ln có khả năng lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục
khi trình bày một vấn đề, một ý tưởng.
3.2. Kiến nghị:
Đối với nhà trường
Tăng cường tổ chức các chuyên đề về rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho
học sinh để học sinh và giáo viên có thể thơng qua đó thảo luận, góp ý để có
phương pháp, hướng dẫn học sinh tốt hơn. Đồng thời mỗi một thành viên trong
tổ có thể có những sáng kiến trong việc nêu các biện pháp rèn kĩ năng viết các
đoạn văn đặc biệt là đoạn văn nghị luận văn học.
Đối với Phòng và Sở giáo dục và Đào tạo
Cung cấp thêm các tài liệu tham khảo bộ môn nhằm phục vụ nhu cầu dạy
học của giáo viên, học sinh ở trường phổ thông. Tổ chức nhiều các lớp tập huấn
chuyên môn để giáo viên nắm bắt được chỉ đạo về đổi mới trong dạy học bộ môn

và là cơ hội quý báu để giáo viên được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên
môn nhằm tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng môn Ngữ văn.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó khơng
thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học, đặc biệt là những thông tin
phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hồn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tôi cam đoan SKKN này là của cá
nhân, không coppy của tác giả khác.
Người thực hiện

Nguyễn Xuân Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Nguyễn Công Khanh (chủ biên),
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019.


20

2. Giúp em ôn thi vào 10 theo định hướng mới môn Ngữ văn, Thân Phương Thu,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2019.
3. Hướng dẫn viết và dàn ý các đoạn văn Nghị luận xã hội Ngữ văn 9, Kiều Bắc,
Nguyễn Quốc Khánh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2020.
4. Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Ngữ văn (lưu hành nội bộ), năm 20202021.
5. Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Nhiều tác giả, Nxb Đại học Sư

phạm Thành phố H.C.M, 2016
6. Ôn thi vào lớp 10 theo định hướng tích hợp và phát triển năng lực môn Ngữ
văn, Trần Minh Hường (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2019.
7. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (Tập 1 và 2), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2013.
8. Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, Tập 1 (2009) và 2 (2011), Nhiều
tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Tuyển tập đề bài và bài văn theo định hướng phát triển năng lực, Thân
Phương Thu, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2018.
10. Tuyển tập 135 đoạn văn nghị luận xã hội, Kiều Bắc, Nxb Đại học Sư phạm
Thành phố H.C.M, 2019.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ tên: Nguyễn Xuân Nam


21

Chức vụ: Giáo viên
STT

Tên đề tài SKKN

1

Một số biện pháp rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho HS
trường THCS Nguyệt Ấn


Phòng GD

C

2004-2005

Dạy học đọc hiểu văn bản
nhật dụng trong SGK Ngữ
văn 8

Phòng GD

B

2014-2015

Một số cách giới thiệu bài
mới trong dạy học môn Ngữ
văn THCS (Qua các bài học
trong SGK Ngữ văn 9)

Phòng GD

A

2015-2016

Hướng dẫn học sinh lớp 8
trường THCS Nguyệt Ấn
chuẩn bị bài bằng phiếu học

tập để nâng cao hứng thú khi
học truyện ngắn hiện đại Việt
Nam

Phòng GD

B

2016-2017

Vận dụng kiến thức môn Giáo
dục công dân để dạy học bài
văn Nghị luận xã hội ở lớp 9
Trường THCS Nguyệt Ấn

Sở Giáo dục

C

2017-2018

Vận dụng một số trò chơi
trong dạy học Ngữ văn 6 ở Sở Giáo dục
trường THCS Nguyệt Ấn

B

2018-2019

Nâng cao hiệu quả ôn luyện

thi vào 10 phần đọc hiểu môn Sở Giáo dục
Ngữ văn

B

2019-2020

2

3

4

5

6

7

Cấp đánh giá
xếp
loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)

Kết
quả
Năm
học
đánh giá

đánh
giá
xếp
loại
xếp loại
(A, B, C)

MỤC LỤC
Tên đề mục

Trang

1. MỞ ĐẦU

1


22

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích của đề tài

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Thực trạng của vấn đề

3

2.3. Một số giải pháp thực hiện
2.3.1. Rèn kỹ năng nhận diện và cách làm mỗi kiểu bài nghị
luận xã hội
2.3.2. Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh và định
hướng đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
2.3.3. Yêu cầu học sinh cần tuân thủ các bước viết đoạn văn
2.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học sinh cách làm đoạn văn
nghị luận xã hội
2.3.5. Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ dẫn chứng và lồng dẫn
chứng
2.3.6. Một số “mẹo”/công thức giúp học sinh viết tốt đoạn văn
nghị luận xã hội
2.3.7. Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh bằng các dạng

bài tập.
2.3.8. Yêu cầu học sinh tích cực viết bài, giáo viên chấm chữa
bài chu đáo, cẩn thận cho học sinh.
2.4. Kết quả sau khi áp dụng các giải pháp
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4
4
5
6
7
10
11
14
15
16
17

3.1. Kết luận

17

3.2. Kiến nghị

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN


20

PHỤ LỤC

21

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC


23

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN LUYỆN THI VÀO 10
PHẦN VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (200 CHỮ)
CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỆT ẤN

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Nam
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyệt Ấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2021
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Dạng 1: Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
Cách

Cấu trúc
Thao tác viết đoạn
viết
Tổng
Mở
Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn

Nội dung cần viết
Viết một câu chủ đề chứa từ


24

đoạn

khóa ở đề bải
-Thao tác 1: giải thích (là gì?)
Giải thích ngắn gọn, nội dung
tư tưởng, đạo lí.
Phân
-Thao tác 2: phân tích trả lời 4 câu Tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng
hỏi, vì sao? Có ý nghĩa như thế nào? đạo lí.
Làm thế nào để? Để làm gì?
- Thao tác 3: dẫn chứng (lấy một số Làm rõ vấn đề đang bàn luận
Thân
dẫn chứng cụ thể sát thực)
đoạn
-Thao tác 4: bàn luận, mở rộng
- Lật ngược vấn đề, phản đề
- Phê phán những tư tưởng biểu

hiện trái ngược
Hợp
Bài học nhận thức và hành động
-Nhận thức ý nghĩa, tính đúng
đắn.
-Hành động của bản thân mình
Kết
và mọi người trước vấn đề đang
đoạn
bàn luận.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng, đời sống
Cách
Cấu trúc
Thao tác viết đoạn
Nội dung cần viết
viết
Tổng
Mở đoạn
Nêu hiện tượng đời sống
Giới thiệu hiện tượng đời sống
bằng một câu tổng qt
- Thao tác 1: giải thích 1(là gì)
Giải thích ngắn gọn hiện tượng
Phân

Thân đoạn

- Thao tác 2: thực trạng

Diễn ra như thế nào?Ở đâu?Tính

phổ biến của hiện tượng.

- Thao tác 3: nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan

- Thao tác 4: hậu quả, kết quả
-Thao tác 5: biện pháp khắc phục
Bài học nhận thức và hành động
Hợp

Kết đoạn

Với cá nhân, với cộng đồng
Cần làm gì?
- Nhận thức tác hại, tác dụng của
hiện tượng.
- Hành động của bản thân mình
và mọi người trước vấn đề đang
bàn luận.

Phụ lục 2: bài viết của em Nguyễn Thị Chinh (lớp 9A1)
Phụ lục 2: bài viết của em Nguyễn Thị Thúy (lớp 9A2)


25

Phụ lục 3: Sơ đồ tư duy về 2 kiểu đoạn văn nghị luận xã hội



×