HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỒ THỊ VÂN ANH
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ,
NHÀ NGUYỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Hồ Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
1.3. Đánh giá chung kết quả các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
9
9
18
22
Chương 2: NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI
28
KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn
2.2. Khái niệm và nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
2.3. Các giá trị trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
28
47
64
Chương 3: VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ,
NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA
KẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
73
3.1. Khái niệm và các nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế
3.2. Thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay
3.3. Đánh giá thực trạng quá trình vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam
73
87
102
Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT
THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM
108
4.1. Yêu cầu đảm bảo việc tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam
4.2. Giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ
Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam
108
nhà Lê, nhà
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
118
151
153
155
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
: Bộ luật Dân sự
CEDAW
: Convention on the Elimination of all forms
of Discrimination against Women
(Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả
các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ)
ĐTLL
: Đại Thanh luật lệ
HVLL
: Hoàng Việt luật lệ
KHXH
: Khoa học xã hội
Nxb
: Nhà xuất bản PLTK
: Pháp luật thừa kế
QTHL
: Quốc triều hình luật
TAND
: Tịa án nhân dân
TANDTC : Tịa án nhân dân tối cao
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: So sánh các chương trong Quốc triều hình luật và Luật nhà Đường
41
Bảng 2.2: So sánh số lượng điều luật Hoàng Việt luật lệ và Đại Thanh luật lệ
44
Bảng 3.1: Đánh giá tác động tiêu cực của q trình hội nhập đối với nền
văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh
112
Bảng 3.2: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền
văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hà Nội
112
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kì chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan
trọng trong các chế định pháp luật, pháp luật thừa kế phản ánh phần nào bản chất
chế độ xã hội, thậm chí cịn phản ánh được tính chất từng giai đoạn lịch sử trong
quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.
Dựa vào những ghi chép của các sử gia trong các tài liệu về lịch sử cũng như
sự suy đoán pháp lý có thể thấy được pháp luật thừa kế hình thành và phát triển
cùng với sự hình thành Nhà nước Việt Nam cổ đại, từ thời Hùng Vương nước ta đã
có pháp luật thừa kế, và đến thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã đạt được những thành
tựu lập pháp nhất định. Những thành tựu này đến bây giờ vẫn có ý nghĩa trong việc
nghiên cứu về mặt lý luận và gợi mở một số vấn đề vận dụng về mặt thực tiễn để
tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 đã
được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, việc tiếp
tục hoàn thiện các chế định về thừa kế vẫn được đặt ra trong bối cảnh xây dựng xã
hội dân sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.
Thừa kế là chế định đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - văn hóa tộc
người, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế
định này cũng như khi vận dụng pháp luật thừa kế đều phải có sự am hiểu về phong
tục tập quán của dân tộc, về văn hóa dân tộc mà thật ra nội dung này được tập trung ở
cổ luật của dân tộc. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn những bất cập giữa
quy định của pháp luật về thừa kế và thực tiễn thi hành, mà một trong những lý do của
thực trạng này là vẫn còn khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn do một số quy định
của pháp luật thừa kế chưa thực sự phù hợp với phong tục tập qn, thói quen ứng xử
mang tính chất cộng đồng của người Việt. Nghiên cứu các chế định thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam còn là để hiểu biết về những phong tục tập quán của
người Việt tạo tiền đề cho việc vận dụng các giá trị cổ luật để hoàn thiện pháp luật
thừa kế ở Việt Nam hiện nay, phần nào giải quyết bất cập nêu trên. Việc tìm hiểu tục lệ
của dân tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kế trong cổ luật thiết nghĩ là hết sức cần
thiết trong
thời buổi xã hội đang trải qua một “cơn sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những
giá trị truyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên.
Có thể nói, những giá trị cổ luật thừa kế này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lịch
sử, về truyền thống, mang yếu tố dân tộc mà ít nhiều cịn có ý nghĩa về xây dựng
pháp luật thừa kế hiện hành. Những giá trị này không mất đi mà nó đã, đang và sẽ
đồng hành cùng với sự phát triển của đời sống dân sự hiện đại; những yêu cầu và
giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có ý
nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay cũng như cho
công tác thực thi pháp luật.
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về
“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định
hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy di
sản văn hóa dân tộc” [15]...
Vì vậy, nghiên cứu về “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và
sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam” là cần thiết, có cơ sở
khoa học và phù hợp với mã ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn và thực trạng vận dụng các giá trị của hệ thống pháp luật này qua các
thời kỳ lịch sử ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, luận án chỉ ra những hạn chế, bất
cập của quá trình vận dụng này, từ đó đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp
tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc hoàn
thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ đó chỉ ra các
giá trị vận dụng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ sau
cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng các giá trị pháp luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ
năm 1945 đến nay.
- Phân tích, xác định rõ các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận
dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa
kế ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ trước đến nay đã được nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ lý luận
và lịch sử nhà nước và pháp luật; không nghiên cứu dưới góc độ luật nội dung chuyên
ngành (luật dân sự). Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chỉ rõ giá trị trong nội dung
của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; cơ sở lý luận và thực trạng vận
dụng các giá trị này từ năm 1945 đến nay; chỉ ra những bất cập của pháp luật thừa kế
hiện hành nhất là những bất cập của q trình vận dụng. Trên cơ sở đó xác định rõ các
yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam
và nghiên cứu sự vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế trong
phạm vi không gian là ở Việt Nam.
* Về thời gian nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào pháp luật thừa kế của các thời kỳ lịch sử: Thời kỳ Lê
sơ (từ năm 1428 - 1527) và thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ (từ năm
1802 - 1858). Cụ thể như sau:
+ Thời kỳ Lê sơ: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thừa kế của thời kỳ
này trong khoảng thời gian bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên
ngôi vua, lập ra triều đại mới vào năm 1428. Và kết thúc năm 1527 khi quyền thần
Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoành lập ra nhà Mạc.
+ Thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ: Luận án nghiên cứu hệ
thống pháp luật thừa kế của thời kỳ này trong khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1802
khi vua Gia Long lên ngôi đến năm 1858 là thời điểm thực dân Pháp bắt đầu sử
dụng vũ lực xâm chiếm Việt Nam. Pháp luật thừa kế của giai đoạn độc lập này trải
qua quá trình xây dựng pháp luật của 4 đời vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị
và Tự Đức).
- Thời gian nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời
kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện và xây dựng pháp luật thừa kế ở Việt Nam
được luận án khảo sát từ năm 1945 đến nay.
Ngoài thời gian nghiên cứu nêu trên, trong một số nội dung đề tài còn mở
rộng nghiên cứu thêm về các khoảng thời gian lịch sử khác để có cứ liệu và số liệu
trong quá trình đánh giá, so sánh, minh họa cho các luận cứ khoa học của luận án.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; luận án đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là hai phương pháp được sử dụng
chủ yếu trong hầu hết các nội dung của luận án. Cụ thể, tại chương 1, phương pháp
phân tích dùng để nghiên cứu nguồn tài liệu của các tác giả trong nước và nước
ngồi về các cơng trình liên quan đến luận án. Dựa trên kết quả phân tích này, luận
án tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá kết quả các cơng trình nghiên
cứu và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.
Tại chương 2, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu hoàn cảnh
lịch sử, các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; phương pháp
phân tích tiếp tục được sử dụng để nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật
thừa kế thời kỳ này. Trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan, luận án tiếp tục sử
dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra khái niệm của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn; sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá những giá trị của pháp
luật thừa kế thời kỳ này qua các nội dung nghiên cứu.
Tại chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp tiếp tục
được sử dụng để đưa ra các khái niệm và nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Phương
pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu quá trình vận dụng pháp luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ năm 1945 đến nay. Phương pháp tổng hợp được sử
dụng để đánh giá quá trình vận dụng, những bất cập, nguyên nhân những bất cập
của quá trình vận dụng này.
Tại chương 4, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nghiên
cứu những yêu cầu và giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử cụ thể: Nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn là nghiên cứu hệ thống pháp luật đã qua trong lịch sử. Muốn đảm bảo
tính khách quan khi nghiên cứu, đánh giá những giá trị của pháp luật thừa kế thời
kỳ này làm cơ sở để vận dụng pháp luật thì phải đặt nó trong mối liên hệ với điều
kiện kinh tế - xã hội của thời đại ấy, tương ứng với phương thức sản xuất và những
hình thức cơ bản của sự phát triển cùng những mâu thuẫn xã hội của thời đại đó.
Khơng đưa ra những u cầu q xa, vượt lên những điều kiện lịch sử và thời đại
mà nó ra đời. Đồng thời, trên cơ sở quan điểm phát triển, cần phải hiểu đúng quy
luật của sự tiếp biến văn hóa. Phải nắm vững quan điểm biện chứng giữa cái nội
sinh và cái ngoại sinh trong giao lưu văn hóa và những biểu hiện thực tế của chúng
trong lịch sử - văn hóa - pháp luật Việt Nam. Có vậy, mới có thể đánh giá khách
quan cả mặt tích cực và những hạn chế của nền pháp luật thừa kế trong hai thời kỳ
lịch sử này. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận án
nhưng tập trung chủ yếu ở chương 2 khi nghiên cứu nội dung và đánh giá các giá trị
trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; sử dụng trong
chương 3 để nghiên cứu thực trạng vận dụng và đánh giá quá trình vận dụng pháp
luật thừa kế thời kỳ này trong pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 để thống kê, tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến luận án của các tác giả trong nước và nước ngồi.
Qua đó đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu của luận án. Tại chương 3, luận án sử dụng phương pháp này để
tập hợp các quy định của pháp luật về thừa kế qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945
đến nay, qua đó phân tích được thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ này
trong các giai đoạn lịch sử. Phương pháp thống kê được sử dụng để hệ thống các
giải pháp thành các nhóm giải pháp về lý luận, về hoàn thiện và thực hiện pháp luật
tại chương 4 của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp.
+ Luận án không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế định thừa kế trong hai
bộ cổ luật: Quốc triều hình luật (QTHL) và Hồng Việt luật lệ (HVLL) mà luận án
cịn tiếp tục nghiên cứu chế định này ở các Chỉ, Dụ, các văn bản luật và văn bản
lịch sử ban hành dưới thời các triều vua khác trong cùng một giai đoạn lịch sử để bổ
khuyết cho hai bộ luật chính. Cụ thể:
. Đối với pháp luật triều Lê: Để bổ khuyết cho QTHL luận án nghiên cứu
thêm một số nội dung liên quan trong Hồng Đức thiện chính thư, Đại Việt sử ký
toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lịch triều hiến chương loại chí,...
. Đối với pháp luật triều Nguyễn: Ngồi HVLL luận án cịn chú trọng đến các
Luật, các Chỉ, Dụ bổ sung trong các năm dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức,
trong đó đặc biệt chú ý đến bộ Quốc triều tân luật ban hành dưới triều Minh Mạng.
Đối với các Chỉ, Dụ ban hành dưới triều Nguyễn đã được Bộ Hình sưu tập và
sắp xếp thành 5 tập và về sau được Deloustal sắp xếp lại theo từng loại, theo thứ tự
các điều khoản trong bộ luật Gia Long và dịch ra tiếng Pháp để tiện sử dụng, đặt
dưới tiêu đề là Reccueil des principales ordonnances royales édictées depuis la
promulgation du code Annamite et en vigueur au Tonkin (Tập các Chỉ dụ chính yếu
được ban hành từ khi ban bố bộ HVLL và vẫn còn thi hành ở Bắc Kỳ), gồm tất cả
251 đạo chỉ dụ (trong đó đặc biệt chú ý đến một số Chỉ, Dụ như chỉ dụ năm Minh
Mạng thứ 10 (1829), chỉ dụ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), chỉ dụ năm Tự Đức thứ 8
(1855)... Đây là các chỉ dụ liên quan đến tài sản của người vô tự, thừa kế tài sản của
người con gái đối với tài sản của cha mẹ, của người vợ góa đối với chồng...), 560
quyển Đại Nam thực lục, 25 quyển Minh Mạng chính yếu, 3.171 tập Châu Bản...
nhưng quan trọng nhất là các Chỉ dụ được Nội các tập hợp lại trong bộ Khâm định
Đại Nam Hội điển sự lệ gồm 15 tập. Các nguồn tài liệu này nguyên bản dưới dạng
chữ Hán - Nôm, đa số bản gốc đều đã bị thất lạc hoặc tản mát, vì vậy tài liệu được
tác giả sử dụng chủ yếu là các bản dịch, các tài liệu thứ cấp.
Đối với một số nội dung khơng cịn lưu trữ văn bản tài liệu trực tiếp, luận án
phải nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp là các tác phẩm của các tác giả thời
kỳ trước nghiên cứu về nội dung đó, như các cơng trình sách của GS. Vũ Văn Mẫu,
Nguyễn Mạnh Bách, Phan Huy Chú, Trương Quang Quýnh,... Phương pháp này
được sử dụng rải rác trong toàn bộ nội dung nghiên cứu từ chương 1, chương 2,
chương 3 và chương 4 của luận án.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Một là, luận án xác định được các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn; xây dựng được khái niệm về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn. Trên cơ sở đó đánh giá được các giá trị của cổ luật riêng về chế định thừa kế.
Hai là, luận án chỉ rõ tính hợp lý và cần thiết của việc tiếp tục vận dụng
những giá trị của pháp luật thời kỳ này vào hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành
bởi cách tiếp cận lợi ích chính đáng quyền con người trong lĩnh vực thừa kế đã có
ngay chính trong các quy định của cổ luật thừa kế thời kỳ này.
Ba là, luận giải cơ sở lý luận về vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay. Luận án tiếp cận vấn đề
này dưới góc độ phân tích khái niệm, các nguyên tắc vận dụng.
Bốn là, luận án khái quát, phân tích và đánh giá được thực trạng vận dụng
pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp
luật thừa kế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến nay.
Năm là, luận án chỉ rõ các yêu cầu của việc tiếp tục vận dụng và đề xuất một
hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà nước
và pháp luật thông qua nghiên cứu cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Kết
quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận và đặt nền tảng khoa
học cho việc tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế
hiện nay ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án sẽ là tài liệu tập hợp lưu giữ những nội dung của cổ luật thời kỳ
này. Đây trước hết là cơng trình sưu tầm, hệ thống hóa nghiên cứu các bộ cổ luật,
các Chỉ, Dụ dưới luật, các toàn thư, các bộ hội điển,... liên quan đến lĩnh vực thừa
kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Cơng trình cịn góp phần tìm hiểu và lưu giữ những
giá trị văn hóa cổ xưa, những tục lệ đặc sắc độc đáo của dân tộc tạo động lực, cơ hội
để tiếp nối cơng cuộc giữ gìn nền văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Luận án là một cơng trình độc lập để các nhà nghiên cứu, các giảng viên,
sinh viên, học viên chuyên ngành luật tham khảo trong việc thực hiện các cơng trình
nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan lập pháp sử
dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng các giải
pháp về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện đại. Ngồi ra, luận án cịn có ý nghĩa cho
các cơ quan chức năng quản lí về văn hóa, lịch sử trong việc lưu giữ những giá trị
của cổ luật, là luận cứ khoa học cho việc tiếp tục tìm hiểu những giá trị truyền thống
cội nguồn dân tộc, giữ gìn, tơn tạo và phát huy bản sắc dân tộc Việt.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thừa kế thời
kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
* Đề tài khoa học, các cơng trình sách
- Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ bản
và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” của Lê
Thị Sơn [90]. Đây là cơng trình tập hợp nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực cổ luật
tham gia. Một số bài viết trong cơng trình này ngồi việc nghiên cứu nội dung, điều
khoản của pháp luật các tác giả còn quan tâm đánh giá những giá trị tiến bộ, tích
cực trong các chế định của pháp luật thừa kế nhà Lê.
- Đề tài nghiên cứu cấp trường: “Giá trị kế thừa về nhà nước và pháp luật
dưới triều vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [72]. Trong nội dung nghiên cứu, đề
tài đã chỉ ra những giá trị kế thừa của tư tưởng Lê Thánh Tông về pháp luật trong
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, một trong những giá trị đó là quyền thừa
kế của vợ chồng và quyền thừa kế của các con đối với di sản do cha mẹ để lại. Các
tác giả đánh giá nội dung quyền thừa kế này là giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL.
- Các cơng trình sách bao gồm:
+ "Dân luật khái luận" của Vũ Văn Mẫu [49], trong đó có bàn về QTHL và
HVLL nội dung đề cập đến chế định thừa kế. Trong giáo trình này tác giả đã đánh
giá cao những giá trị tiến bộ của pháp luật thừa kế nhà Lê. Tuy nhiên, khi nghiên
cứu pháp luật thừa kế nhà Nguyễn tác giả đi đến kết luận đây là sự sao chép pháp
luật Trung Hoa nên đã triệt tiêu các giá trị tích cực về quyền thừa kế được quy định
trước đó trong QTHL.
+ "Việt Nam dân luật lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [50]; "Dân luật lược
giảng" của Vũ Văn Mẫu [51]. Trong hai tác phẩm này tác giả cũng có đề cập ít
nhiều đến cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn nhưng vẫn với quan điểm như trên.
+ "Cổ luật Việt Nam lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [52]. Bộ tác phẩm này
cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý cho việc nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà
Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên trong tác phẩm này tác giả chỉ tập trung phân tích nội
dung của cổ luật thừa kế qua các thời kỳ lịch sử từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tác phẩm
chưa có sự phân tích, đánh giá, so sánh để làm nổi bật những giá trị của cổ luật thừa
kế nhà Lê, nhà Nguyễn.
+ "Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam" của Đinh Gia Trinh
[109]. Trong tác phẩm này, tác giả giữ nguyên quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu
khi nghiên cứu về cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn.
Ngồi cơng trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đất
nước thống nhất không cịn thấy có một cơng trình nào khác nữa về vấn đề này, nên
đây là quan điểm chung về chế định thừa kế trong thời kỳ phong kiến của giới luật
học ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975.
Trong mười năm đầu sau 1975 khơng thấy có một cơng trình nghiên cứu nào
về pháp luật thừa kế trong thời kỳ phong kiến. Chỉ từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ
trương đổi mới đất nước, ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển. Năm 1986,
Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng dạy
tại khoa với tiêu đề: "Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến
thế kỷ XIX)" [32]. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học khoa Lịch sử Trường Đại
học Sư Phạm Huế nghiệm thu và đưa ra giảng dạy bắt đầu từ năm 1986-1987 và
được trường Đại học Sư phạm Huế in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên (xuất bản
vào năm 1993). Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của các cơng trình đi trước, nhưng
trong giáo trình đó các tác giả đã cố gắng chứng minh và nhận định một số giá trị
tích cực trong quy định về thừa kế của pháp luật nhà Nguyễn.
- "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945)" của tác giả Vũ Thị Phụng [68]. Ngoài việc khẳng định giá
trị tiến bộ trong QTHL, tác giả đồng thời cùng phê phán pháp luật nhà Nguyễn nhất
là các chế định về quyền thừa kế của phụ nữ.
- Vào đầu năm 1994, tác giả Nguyễn Q. Thắng đã dịch HVLL ra tiếng Việt,
kèm theo nhận xét, đánh giá chung về Bộ luật. Đây là lần đầu tiên công chúng được
tiếp cận với một bản dịch tương đối đầy đủ về HVLL. Trong nội dung mở đầu tác
giả đã có những luận giải về việc cần đánh giá lại những giá trị tích cực của HVLL
trong lĩnh vực dân sự mà đặc biệt là về chế định thừa kế [96].
Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, trong xu hướng đầu tư đúng mức cho hoạt
động nghiên cứu cổ luật. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nội dung và giá trị
của cổ luật tiếp tục được xuất bản thành sách. Đáng chú ý có các tác phẩm liên quan
trực tiếp đến đề tài luận án:
+ Tác phẩm “Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thời Pháp thuộc” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý [129]. Nội dung tác phẩm
đề cập nhiều vấn đề, song chủ yếu là lịch sử và pháp luật xuyên suốt từ thời Lê cho
đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm này cung cấp nhiều thơng tin và trích dẫn nhiều văn
bản cổ luật về thừa kế có giá trị tham khảo cao. Thơng qua những chế định pháp
luật về dân sự từ thời Lê như QTHL đến thời Nguyễn với HVLL, các tác giả đã đi
sâu phân tích mặt tích cực cũng như những hạn chế của các quy định pháp luật dân
sự về thừa kế nhằm rút ra những vấn đề cần suy ngẫm.
+ "Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị" của Lê Thị
Sơn [90] đã tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ QTHL, khái quát các nội
dung của QTHL. Đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị tiến bộ, các nét đặc sắc của
QTHL được thể hiện trong các quy định của bộ luật này về thừa kế. Nhiều bài viết
đã tập trung phân tích các nội dung về phân chia di sản theo chúc thư, chia di sản
theo pháp luật, lập hương hỏa, lập thừa tự,... Nội dung các bài nghiên cứu đã nêu bật
giá trị pháp lý và tính nhân văn của chế định thừa kế trong QTHL.
+ "Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Trong phần “thân
quyền về tài sản khi cha mẹ chết” của tác giả Huỳnh Công Bá [9] đã nghiên cứu sơ
bộ các chế định về thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn. Tác giả đã cung cấp nhiều
nội dung và tư liệu đáng tin cậy tạo cơ sở nền tảng ban đầu để tiếp tục nghiên cứu
chuyên sâu hơn về chế định thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn.
+ "Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức" của Trần Quang Trung
[110]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu các chế định liên quan đến quyền
dân sự QTHL trong đó có quyền thừa kế. Qua đó, đi đến những nhận định, đánh giá
về tính tích cực và một số hạn chế trong chế định thừa kế của cổ luật nhà Lê.
* Luận án, luận văn
- Vấn đề thừa kế được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ. Tuy nhiên
phạm vi nghiên cứu chỉ chủ yếu trong pháp luật dân sự hiện đại, như: "Thừa kế theo
pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của Phùng Trung Tập
[93]; “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam” của Trần Thị Huệ [41]. Các
luận án tiến sĩ này chỉ hệ thống hóa các quy phạm pháp luật về thừa kế của pháp
luật Việt Nam hiện hành. Tập trung chủ yếu phân tích đánh giá các chế định thừa kế
trong các văn bản pháp luật dân sự từ sau năm 1945 và trong BLDS năm 1995. Từ
đó đưa ra các giải pháp hồn thiện lý luận khoa học đối với chế định thừa kế và
nâng cao hiệu quả áp dụng.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay”,
của tác giả Nguyễn Thị Châu [21]. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu cơ sở
lý luận của hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam; nghiên cứu quá trình phát
triển và thực trạng pháp luật thừa kế ở Việt Nam; nêu quan điểm và giải pháp hoàn
thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Trong phần nội dung khái quát về quá trình phát
triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam tác giả đã nêu sơ lược một số vấn đề về pháp luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên đây chỉ là một nội dung chiếm dung
lượng không đáng kể trong luận văn.
- Luận văn cấp thạc sĩ “Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyễn ở Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Vân Anh [2]. Trong luận văn này tác giả đã
tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nội dung và giá trị của pháp luật thừa kế trong
HVLL thời kỳ nhà Nguyễn. Luận văn không chỉ dừng lại nghiên cứu chế định thừa
kế trong HVLL mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu trong cả hệ thống các Chỉ, Dụ
bổ sung suốt thời kỳ các vua sau vua Gia Long: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,...
Trên cơ sở so sánh đối chiếu với pháp luật triều Lê và pháp luật Trung Hoa cùng
thời kỳ tác giả đã đi đến một số kết luận cho việc nhìn nhận lại những giá trị tích
cực của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn.
* Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học
- Trong “Hội thảo khoa học về triều Nguyễn” (thuộc Chương trình nghiên
cứu khoa học cấp Bộ) do Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức năm 1994, đã có các
báo cáo khoa học trao đổi nhận định về chế định pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Nguyễn, nổi bật có các báo cáo của TS. Huỳnh Cơng Bá và nhà nghiên cứu Nguyễn
Q. Thắng. Qua đó các tác giả đã ghi nhận sự đóng góp và sáng tạo của các nhà lập
pháp dưới các triều đại sau vua Gia Long về việc xây dựng nội dung các quy định
về quyền thừa kế dưới thời kỳ này [9].
- Vào năm 2000, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học: “Văn hóa Việt
Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay” [31]. Hội thảo cũng đã có nhiều
bài viết với những góc nhìn đa chiều về chế định thừa kế trong pháp luật thời kỳ
nhà Nguyễn.
- Tiếp đến, là các cuộc hội thảo quy mô quốc gia, quy tụ nhiều bài viết của
các nhà nghiên cứu về cổ luật. Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ
chức vào 2 ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư
pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề
“Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam” [119]. Các bài tham luận trong hội thảo này đã tập
trung phân tích những thành tựu lập pháp dưới thời nhà Lê. Đặc biệt chú trọng đến
những chế định pháp luật được đánh giá là có tính tiến bộ vượt bậc mang giá trị
nhân văn cao với tính dân tộc Việt đậm nét, có thể được tham khảo để kế thừa và
hồn thiện pháp luật hiện đại trong đó có các chế định về thừa kế trong QTHL. Và
gần đây nhất là Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch
sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” mang tầm cỡ quốc gia được UBND tỉnh
Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Thanh Hóa từ
ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008... [120]. Đáng tiếc, là trong các cuộc hội
thảo này, vấn đề về pháp luật dân sự, thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn chưa được quan
tâm đúng mức. Chưa có bài tham luận nào về thừa kế theo pháp luật trong HVLL
thời Nguyễn.
- Việc nghiên cứu còn được tập trung ở một số bài báo đăng trên các tạp chí
chuyên ngành trước năm 2010 như: “Tương đồng và khác biệt Bộ luật Hồng Đức và
bộ luật của Trung Hoa” của Nguyễn Minh Tuấn [116]; “Những giá trị tích cực của
Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của Nguyễn Minh Tuấn [117]; “Quyền sở hữu
tài sản của người phụ nữ trong QTHL” của tác giả Nguyễn Phương Lan [45];
“Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của tác giả Vũ Thị Phụng
[69] ; “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ” của
Huỳnh Công Bá [7], “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới
triều Nguyễn” của Huỳnh Cơng Bá [8]...
Trong thời gian này, hầu hết các bài báo chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu các
giá trị tích cực trong QTHL. Việc nghiên cứu về chế định dân sự trong HVLL và
pháp luật nhà Nguyễn hầu như ít được quan tâm. Chỉ duy nhất có hai bài báo của
TS. Huỳnh Cơng Bá và nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Châu Phan được đăng
trên tạp chí chuyên ngành viết về pháp luật triều đại này nhưng không viết chuyên
sâu về thừa kế trong pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn.
Đến năm 2010 trở lại đây, HVLL mới bắt đầu được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu. Bắt đầu xuất hiện một số bài báo nghiên cứu về pháp luật nhà Nguyễn
trên các tạp chí chuyên ngành như bài viết trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: “Cần
cơng bằng với bộ luật Hoàng Việt luật lệ” của tác giả Vũ Anh Tuấn [115]. Trên cơ
sở điểm lại một số quan điểm khác nhau về cách đánh giá bộ luật, tác giả cũng nêu
ra một vài suy nghĩ có tính gợi mở về hình thức, nội dung của bộ luật trong so sánh
với các bộ luật Trung Hoa và bộ QTHL nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ chung
chung. “Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ”” của tác
giả Nguyễn Thị Thu Thủy [100]. Và “Tính tích cực của “Hồng Việt luật lệ” và giá
trị của nó đối với nền tư pháp Việt Nam hiện đại” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế Việt Nam học lần thứ IV năm 2012. Như vậy, việc nghiên cứu pháp luật triều
Nguyễn mới chỉ dừng lại ở nội dung nghiên cứu tổng quát HVLL, so sánh với pháp
luật Trung Hoa, còn chế định thừa kế trong pháp luật triều Nguyễn đến nay vẫn ít
được quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng pháp luật và
vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
* Đề tài khoa học, các công trình sách
Trong đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ
bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” của
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [90] đã nêu trên, các bài viết còn tập trung
phân tích, đánh giá những giá trị tích cực mang tính đương đại trong các quy định
về pháp luật thừa kế trong QTHL. Từ đó, một số bài viết đã chỉ ra tính kế thừa trong
các quy định pháp luật thừa kế hiện hành và đặt ra một số gợi mở cho việc tiếp tục
vận dụng các giá trị của pháp luật thừa kế nhà Lê trong việc hoàn thiện pháp luật
thừa kế hiện hành tập trung vào các vấn đề: Di chúc chung của vợ chồng, di sản
dùng vào việc thờ cúng...
- Các công trình sách:
+ Trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Quốc triều Hình luật Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị” của Lê Thị Sơn [90]. Trong tác phẩm này,
ngồi việc tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ QTHL, khái quát các nội
dung của QTHL như đã trên, các tác giả còn đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị
tiến bộ, các nét đặc sắc của QTHL được thể hiện trong các quy định của bộ luật này
về thừa kế. Công trình đã nghiên cứu bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động
lập pháp của các vua nhà Lê và gợi mở cho việc vận dụng một số nội dung đối với
cơng tác hồn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.
+ Trong tác phẩm: “Hơn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn” của
Huỳnh Công Bá [9] đã khái quát lại một số giá trị về mặt nội dung và kỹ thuật lập
pháp của chế định thừa kế nhà Nguyễn góp phần vận dụng hồn thiện pháp luật
thừa kế hiện hành. Tác giả cho rằng pháp luật thừa kế là một lĩnh vực gắn bó chặt
chẽ với phong tục tập quán. Một sự định hướng thiên lệch sẽ rất khó lấy lại thăng
bằng. Vì vậy, nghiên cứu những giá trị tích cực trong pháp luật thừa kế dưới triều
Nguyễn để vận dụng hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành là rất cần thiết.
+ Trong tác phẩm: “Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức” của
Trần Quang Trung [110] đã phân tích và nghiên cứu chế định về thừa kế như đã nêu
trên. Trong chương 5, tác giả đã kết luận giá trị về quyền dân sự trong đó có giá trị
về quyền thừa kế của QTHL mang tính tiến bộ, cần thiết phải tiếp tục kế thừa để
vận dụng hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như trong công tác thực tiễn nhằm bảo vệ
quyền thừa kế của công dân hiện nay.
+ Tác phẩm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật [39]. Tác phẩm này
mặc dù không trực tiếp liên quan đến đề tài, tuy nhiên tác phẩm đã cung cấp cho tác
giả phương pháp luận tiếp cận vấn đề lý luận về “vận dụng” và cách tiếp cận hệ
thống lý luận các quan điểm và giải pháp về việc “tiếp tục vận dụng” để hoàn thiện
pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở phương pháp luận giúp tác giả tiếp cận một nội
dung nghiên cứu quan trọng của luận án về “Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành”.
+ Sách chuyên khảo: “Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án”
của Đỗ Văn Đại [29] đã vận dụng một số nội dung và cách giải quyết các tranh chấp
thừa kế trong cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn làm cơ sở để đánh giá và bình luận
một số vụ án trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế của các Tòa án Việt
Nam hiện nay, cụ thể, tại các bản án sau: án số 14, 17, 68, 69, 45, 47, 48, 50, 38, 39,
61, 64,
75, 78, 54, 57, 18, 19, 91, 93, 110, 113, 65, 66, 20 và 21. Trong hai tập sách chuyên
khảo này tác giả đã có những lập luận và căn cứ khoa học vững chắc để gợi mở cho
Tòa án những phương án giải quyết các tranh chấp thừa kế trên cơ sở vận dụng những
nội dung tích cực và hợp lý của cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn.
* Luận án, luận văn
+ “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của
tác giả Phùng Trung Tập [93] đã phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây dựng và
phát triển cũng như đánh giá nội dung những quy định về thừa kế theo pháp luật của
công dân Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển trong hơn 50 năm. Luận án đã giúp
cho tác giả có cái nhìn tổng qt về q trình xây dựng và phát triển của pháp luật
thừa kế ở Việt Nam sau năm 1945, tạo tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu quá trình
vận dụng cổ luật trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế từ 1945 đến nay ở
Việt Nam.
+ “Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại: Giá trị và sự kế thừa trong
quản lí xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Đỗ Đức Minh [55]. Trên cơ sở làm rõ
quá trình hình thành, nội dung, những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của học thuyết
pháp trị Trung Hoa cổ đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam, luận án làm rõ sự cần
thiết những quan điểm và gợi mở tính kế thừa cũng như vận dụng những giá trị của
học thuyết này trong quản lí xã hội ở nước ta hiện nay. Đây là luận án vận dụng
những quan điểm của học thuyết cổ đại trong lịch sử để kế thừa trong việc giải
quyết những vấn đề hiện tại của xã hội. Có giá trị tham khảo cho tác giả trong việc
tiếp cận phương pháp luận của việc nghiên cứu hệ thống lý luận và yêu cầu, giải
pháp vận dụng các giá trị cổ luật trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.
+ “Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân
dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai [48]. Trong luận án
này tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng tập quán (trong đó có các tập
quán về thừa kế) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân
(TAND). Trên cơ sở thực trạng áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
của TAND, luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm áp dụng tập
quán (bao gồm các tập quán về thừa kế) trong giải quyết các tranh chấp dân sự.
+ “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lí nhà nước đối với cộng
đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam” của tác giả Vi Văn Sơn [91].
Trong luận án này, tác giả chú trọng đề cập đến một số nội dung về lý luận vận
dụng: luận giải khái niệm vận dụng; các phương thức vận dụng; những vấn đề đặt ra
về vận dụng luật tục người Thái trong quản lí Nhà nước đối với người dân tộc thiểu
số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Mặc dù không trực tiếp liên quan đến đề
tài nhưng luận án đã cung cấp cho tác giả những góc nhìn đa chiều về nghiên cứu lý
luận vận dụng pháp luật và nghiên cứu hệ thống các quan điểm và giải pháp về vận
dụng. Ngoài ra, luật tục cũng là một trong những nội dung được đề cập đến trong
luận án nên những thông tin này rất có ý nghĩa cho tác giả trong việc nghiên cứu.
+ “Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa
pháp lý hiện nay” của tác giả Dương Văn Chăm [20]. Luận văn tập trung nghiên
cứu truyền thống văn hóa pháp lí trong pháp luật thời phong kiến, tác giả dành một
dung lượng nhỏ đề cập đến cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; nghiên cứu
những yêu cầu về việc vận dụng những truyền thống này trong xây dựng văn hóa
pháp lí hiện nay. Luận văn đã đề xuất những giải pháp vận dụng truyền thống văn
hóa pháp lí từ lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam trong xây dựng
nền văn hóa pháp lí ở nước ta hiện nay.
* Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học
Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ chức vào 2 ngày 17 và 18
tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư pháp phối hợp với UBND
tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề “Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và
đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [119]. Trên cơ sở
phân tích nội dung chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, các bài viết trong hội thảo đã
đánh giá tính tiến bộ, sự kế thừa và những bài học kinh nghiệm, sự gởi mở trong
việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành, giải quyết các vướng mắc
trong hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế.
- Việc nghiên cứu nội dung liên quan đến vận dụng cổ luật còn được tập
trung ở một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Tương đồng và
khác biệt Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của Trung Hoa” [116] và “Những giá trị
tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của Nguyễn Minh Tuấn [117];
“Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong QTHL” của tác giả Nguyễn Phương
Lan [45]; “Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của tác giả Vũ
Thị Phụng [69]...
Các tác giả đều thống nhất cho rằng nghiên cứu chế định thừa kế trong
QTHL và HVLL là một trong những cơ sở để giáo dục truyền thống, là nền tảng văn
hóa giúp Việt Nam hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Với ý
nghĩa đó, những giá trị đương đại trong các quy định về thừa kế của các bộ cổ luật
Việt Nam cần thiết phải tiếp tục khảo cứu, ghi nhận, vận dụng và phổ biến.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI
Các tác phẩm của tác giả nước ngồi liên quan đến đề tài luận án chủ yếu tập
trung vào việc nghiên cứu nội dung, giá trị các chế định pháp luật về thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn mà hầu như không đề cập đến vấn đề vận dụng nội dung này
trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trong tình hình
nghiên cứu nước ngoài tác giả chỉ chủ yếu liệt kê và phân tích nhóm các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.
* Luận án, luận văn
Người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu HVLL thành một luận án tiến sĩ là luật
sư Phan Văn Trường (1875-1933) trình tại Đại học đường Paris vào những năm 20
của thế kỷ XX. Luận án gồm 2 đề tài có tên là Essais sur le code Gia Long (86
trang) và một luận án phụ có tên Le droit pénal à travers l’ancienne l’Egislation
Chinoise (Etude comparée sur le code Gia Long) đã được Hội đồng giám khảo công
nhận là Tiến sĩ luật khoa đầu tiên của một người Việt tại Pháp. Trong luận án, luật
sư Phan Văn Trường đã nghiên cứu bộ HVLL khá tường tận; đồng thời tác giả cũng
so sánh, đối chiếu, phân tích giữa bộ HVLL và cổ luật Trung Hoa nhất là luật nhà
Thanh, so sánh, đối chiếu một số nội dung giữa HVLL và QTHL. Luận án có đề cập
đến chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn nhưng chưa chuyên sâu và chưa
mang tính hệ thống. Tuy nhiên những nội dung này cũng có những giá trị nhất định
của việc đặt nền tảng ban đầu cho cơng tác nghiên cứu luận án [trích theo 9].
- Luận án Tiến sĩ Luật học: "De la propriété familiale comme fondement du
droit familial Vetnamien, d’ après Le Code Gia Long et Le Code des Lê" của Trần
Văn Liêu. Trong luận án tác giả nghiên cứu các vấn đề thuộc về gia đình, dịng tộc,
nghiên cứu nội dung về thừa kế trong QTHL thời Lê và HVLL thời Nguyễn nhưng
chủ yếu là nghiên cứu QTHL. Pháp luật thừa kế của các thời kỳ này được các tác
giả nghiên cứu trong mối tương quan với phong tục, tập quán, luật tục của dân tộc
[trích theo 9].
* Các cơng trình, sách
- Vào năm 1865, Gabriel Anbaret là người đầu tiên dịch xong HVLL ra tiếng
Pháp và cho xuất bản với tiêu đề của tác phẩm là “Code annamite: Lois et
rèlements du Royaune d’ Annam”, xuất bản ở Paris năm 1865. Tiếp đó, đến năm
1876, Paul Louis Philastre dịch lại bộ HVLL ra tiếng Pháp xuất bản tại Paris, tiêu đề
Le Code Annamite, gồm 2 tập. Ở hai cơng trình này, các tác giả ngồi việc dịch
thuật, cịn bình luận và chú giải bộ HVLL. Đáng chú ý là những bình luận và so sánh
của Paul Louis Philastre về chế định hôn sản và thừa kế trong HVLL với pháp luật nhà
Thanh Trung Quốc. Những so sánh và nhận định ban đầu của P. Philastre trong tác
phẩm xuất bản từ năm 1876 được xem là một trong những nền tảng cho việc tiếp tục
nghiên cứu cổ luật thừa kế phong kiến về sau. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định
sơ khởi, ít nhiều cịn mang tính chủ quan của tác giả [trích theo 96].
+ Tác phẩm “An Nam Yi You, Xiao Fang Hu Zhai Yu Di Cong Chao” của tác
giả Phan Đỉnh Khuê. Tác giả là người đã đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam từ
những năm 1788. Tác phẩm bao gồm những truyện kể của ông Phan về các phong
tục hôn lễ, và các quy định về thừa kế và phong tục thừa kế trong xã hội xưa. Đây là
một cơng trình nghiên cứu về luật thừa kế và xã hội Việt Nam xưa đầu tiên của một
tác giả người Trung Quốc. Vì vậy, những nhận định của tác giả rất đáng
lưu ý, đặc biệt ở nội dung so sánh với cổ luật Trung Hoa được giới khoa học đánh
giá là có giá trị tham khảo cao [trích theo 131].
- Văn bản cổ xưa đầu tiên đầy đủ về bộ QTHL được Claude E.Maitre tìm
thấy tại Huế vào năm 1978. Claude Maitre, lúc đó là giám đốc trường Viễn Đơng
Bác Cổ. Trong cơng trình này Claude E.Maitre đã dịch thuật QTHL và bình luận
một số nội dung liên quan đến hơn nhân và thừa kế trong QTHL. Claude E.Maitre
đã đi đến kết luận rằng, nhà Lê sau khi giành được nền độc lập chính trị từ Trung
Hoa đã cắt đứt mọi ràng buộc về tinh thần pháp lý với nền văn minh Trung Hoa. Vì
vậy, trong QTHL các chế định về thừa kế mặc dù mô phỏng pháp luật nhà Đường
nhưng vẫn có rất nhiều điểm dị biệt, trong đó đặc biệt là quy định về hương hỏa. Văn
bản do Claude Maitre nghiên cứu về Bộ luật này là một trong số những thư tịch cổ đại
vẫn đang được tàng trữ ở Viện nghiên cứu Hán Nơm (Hà Nội) [trích theo 50].
- Cổ luật thừa kế Việt Nam còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của cả các
học giả Nhật Bản, nổi bật là các tác phẩm của học giả Yamamoto Tatsuro. Đầu tiên
phải kể đến tác phẩm “Shina Kazoku Kenkyu” của tác giả Nhật bản Makino
Tatsumi là nền tảng để tác giả Yamamoto Tatsuro thu thập, đưa vào các tác phẩm
nghiên cứu cổ luật nhà Lê, nhà Nguyễn đối sánh với cổ luật Trung Hoa về chế
định gia đình và thừa kế. Tác giả đã nghiên cứu tương đối toàn diện chế định thừa
kế trong các tác phẩm: “Annam reicho no koninho” xuất bản năm 1938, “Annam
no fudosan bai monjo” xuất bản năm 1940 và “Koku chokeiritsu ni
miere
henshaku” xuất bản năm 1984. Các tác phẩm này cung cấp nhiều tư liệu cho việc
nghiên cứu lĩnh vực thừa kế trong xã hội phong kiến Việt Nam. Trong các tác
phẩm này, tác giả đã chứng minh chế độ hôn sản trong QTHL là chế độ tài sản
chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó người vợ có kỷ phần riêng và có quyền
hưởng thừa kế [trích theo 131].
- Tác phẩm “De droit familial et patrimonial au Vietnam” của tác giả Paul
Pompei đã một lần nữa khẳng định quan điểm của Yamamoto Tatsuro và lý giải xa
hơn về quyền thừa kế của người vợ góa khi người chồng chết [trích theo 131].
- Tác phẩm “Varieties of huong hoa: A Problem of Vietnamese Law” của
Henry Mc Aleavy. Là tác phẩm duy nhất của một tác giả nước ngoài nghiên cứu về chế
định hương hỏa trong cổ luật Việt Nam. Tác giả đã có những nhận định khái quát
về