Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công đập bê tông công trình thủy điện Nậm Pung (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong
luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ cơng trình khoa học và
bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn. Các thơng tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Đào Duy Dương


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bản luận văn này, tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo Khoa Cơng Trình, bộ mơn Cơng Nghệ
Và Quản Lý Xây Dựng - Trường Đại Học Thuỷ Lợi.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đồng Kim Hạnh, người đã
hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và
giao thơng – Intracom, phịng đầu tư dự án thủy điện, công ty cổ phần thủy điện Nậm
Pung, ban quản lý dự án thủy điện INTRACOM 1 cùng các phòng ban chức năng khác,
các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
khích lệ và giúp đỡ tác giả hồn thành khố học trong thời gian vừa qua.
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, song do khả


năng và trìnhđộ cịn hạn chế. Trong khn khổ phạm vi đề tài này nên khơng thể tránh
khỏi những thiếu xót. Tác giả luận văn mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
của các thầy, cơ giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đào Duy Dương

năm 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài.............................................................. 3
6. Kết quả dự kiến đạt được..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẬP BÊ TÔNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG...................................................... 5
1.1 Đập bê tông và bê tông cốt thép......................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm chung............................................................................................. 5
1.1.2 Phân loại đập bê tông....................................................................................... 5
1.1.3 Sơ lược về q trình phát triển đập bê tơng..................................................... 7
1.1.4 Sự cố cơng trình đập bê tơng......................................................................... 10

1.2

Tổng quan về quản lý chất lượng.................................................................. 15

1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng................................................................... 15
1.2.2 Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng.................................................... 16
1.2.3 Các phương thức quản lý chất lượng............................................................ 17
1.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đập bê tơng ở Việt
Nam......................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ VÀ
KIỂM SỐT THI CƠNG ĐẬP BÊ TƠNG................................................................ 25
2.1 Các quy định pháp lý hiện hành....................................................................... 25
2.1.1 Hệ thống văn bản luật.................................................................................... 25
2.1.2 Tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu.............................................. 26
2.2 Đặc điểm và yêu cầu trong công tác thi công bê tông...................................... 28
2.2.1 Đặc điểm trong thi công bê tông................................................................... 28
2.2.2 Yêu cầu trong thi công bê tơng...................................................................... 28
2.3 Quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng trong thi công bê tông đập bê tông. . .29
2.3.1 Quy trình kiểm tra vật liệu đầu vào............................................................... 31


2.3.2 Quy trình thi cơng và nghiệm thu tác cốt thép............................................... 39
2.3.3 Quy trình thi cơng và nghiệm thu cơng tác cốt pha....................................... 41
2.4 Các ngun nhân chính khơng đảm bảo chất lượng trong thi công bê tông.....54
2.4.1 Nguyên nhân khách quan.............................................................................. 54
2.4.2 Nhóm các nguyên nhân chủ quan.................................................................. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG BÊ
TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN NẬM PUNG
...................................................................................................................................61

3.1 Tổng quan về cơng trình thủy điện Nậm Pung................................................. 61
3.1.1 Khái quát chung............................................................................................ 61
3.1.2 Nhiệm vụ cơng trình...................................................................................... 61
3.1.3 Vị trí cơng trình............................................................................................. 62
3.1.4 Các hạng mục cơng trình............................................................................... 63
3.1.5 Đập bê tơng trọng lực cơng trình thủy điện Nậm Pung..................................65
3.2 Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng trong thi công đập bê tông cơng trình
thủy điện Nậm Pung................................................................................................ 68
3.2.1 Thực trạng về mơ hình quản lý thi cơng thủy điện Nậm Pung.......................68
3.2.2 Thực trạng về quy trình quản lý chất lượng trong thi công và nghiệm thu của
chủ đầu tư 72
3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bê tơng trong q trình thi công.......78
3.3.1 Nhân tố khách quan....................................................................................... 78
3.3.2 Các nhân tố chủ quan..................................................................................... 78
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng bê tông đập thủy điện
Nậm Pung................................................................................................................ 80
3.4.1 Đề xuất về mơ hình quản lý, tổ chức.............................................................. 80
3.4.2 Đề xuất quy trình kiểm tra, khai thác vật liệu cát........................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 86
KẾT LUẬN............................................................................................................. 86
KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 88


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Đập vịm Malpasset sau sự cố vỡ đập năm 1959......................................10
Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Gleno ở Italy.....................................................................11
Hình 1.3 Thấm nước qua thân đập thủy điện Sơng Tranh 2...................................12
Hình 1.4 Sự cố vỡ đập bê tơng cốt thép cơng trình thủy điện Đăkrơng 3...............13
Hình 1.5 Kiểm tra sự cố vỡ đập thủy điện Đăkrơng 3.............................................14

Hình 1.6: Sự cố vỡ đập bê tông cốt thép công trình thủy điện Đak mek3..............15
Hình 1.7: Mơ hình đảm bảo chất lượng...................................................................19
Hình 1.8: Mơ hình kiểm sốt chất lượng tồn diện TQC.........................................20
Hình 2.1 Quy trình thi cơng và nghiệm thu bê tơng khối lớn.................................30
Hình 2.2 Quy trình kiểm tra chất lượng cốt liệu bê tơng trước khi sử dụng...........32
Hình 2.3 Quy trình kiểm tra chất lượng xi măng trước khi sử dụng........................35
Hình 2.4 Quy trình kiểm tra chất lượng cốt thép trước khi sử dụng........................37
Hình 2.5 Quy trình thi cơng cơng tác cốt thép.........................................................39
Hình 2.6 Quy trình thi cơng và nghiệm thu cơng tác cốt pha..................................42
Hình 2.7 Biện pháp lắp dựng cốt pha thi công đập bê tông RCC - loại 1,5x3m.....43
Hình 2.8 Quy trình thi cơng và nghiệm thu bê tơng khối lớn.................................46
Hình 2.9 Kiểm tra độ sụt và lấy mẫu bê tông tại trạm trộn trước khi trung chuyển.47
Hình 2.10 Thi cơng cơng tác san và đầm bê tơng..........................................................50
Hình 2.11 Mẫu khoan rút lõi khối bê tơng thân đập chính – thủy điện Đakmi4....54
Hình 3.1: Mặt bằng cụm cơng trình đầu mối cơng trình thủy điện Nậm Pung........62
Hình 3.2: Mặt bằng vị trí đập thủy điện Nậm Pung.................................................66
Hình 3.3: Thực trạng mơ hình quản lý thi cơng thủy điện Nậm Pung của CĐT......69
Hình 3.4: Thực trạng mơ hình tổ chức của ban QLDA giám sát thi công đập thủy
điện Nậm Pung........................................................................................................70
Hình 3.5: Thực trạng mơ hình tổ chức thi công đập bê tông thủy điện Nậm Pung của
Nhà thầu......................................................................................................................... 71
Hình 3.6: Quy trình kiểm tra cốt liệu sản xuất bê tơng............................................72
Hình 3.7: Quy trình thi cơng và nghiệm thu cơng tác cốt thép................................74
Hình 3.8: Quy trình thi cơng và nghiệm thu cơng tác cốt pha.................................75
Hình 3.9: Quy trình thi cơng và nghiệm thu cơng tác bê tơng.................................76
Hình 3.10: Đề xuất mơ hình ban QLDA thi cơng thủy đập điện Nậm Pung............81
Hình 3.11: Đề xuất mơ hình quản lý của nhà thầu thi công thủy điện Nậm Pung. .83


DANH MỤC BẢNG BIỀU

Bảng 1.1: Các cơng trình đập bê tơng tiêu biểu trên thế giới.....................................8
Bảng 1.2: Các cơng trình đập bê tông tiêu biểu ở Việt Nam......................................9
Bảng 2.1 Kết quả trị số ép mẫu bê tông hiện trường, bê tơng lịng sơng đập chính 31
Bảng 2.2 Cát thơ sử dụng cho chế tạo bê tông và vữa – thành phần hạt của cát...........33
Bảng 2.3 Hàm lượng các tạp chất trong cát............................................................33
Bảng 2.4 Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập.................................34
Bảng 2.5 Yêu cầu về độ nén dập với sỏi và sỏi dăm..............................................34
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng pooc lăng.......................................36
Bảng 2.7 : Độ bền kéo.............................................................................................38
Bảng 2.8: Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn....................................................38
Bảng 2.9: Công tác kiểm tra cốt thép......................................................................40
Bảng 2.10: yêu cầu kiểm tra công tác cốt pha, đà giáo............................................44
Bảng 2.11: Sai lệch cho phép đối với cốt pha, đà giáo............................................45
Bảng 2.12: sai lệch cho phép khi cân đong thành phần bê tông..............................47
Bảng 2.13: thời gian lưu hỗn hợp bê tơng khơng có phụ gia...................................48
Bảng 2.14: chiều dày lớp đổ bê tông.......................................................................49
Bảng 2.15 Thời gian bảo dưỡng ẩm.......................................................................50
Bảng 2.16 Kết quả so sánh lượng xi măng trong cấp phối BTĐL và bê tơng CVC52
Bảng 2.17 Kết quả ép mẫu thí nghiệm bê tơng làm phẳng lịng sơng............................53
Bảng 3.1: thơng số kỹ thuật các hạng mục cơng trình.............................................63
Bảng 3.2: Chỉ tiêu cơ lý của cát lịng sơng, gần khu vực cơng trình (nguồn trích, Ban
QLDA, hồ sơ dự án – giai đoạn nghiên cứu khả thi).....................................................73
Bảng 3.3: thiết kế cấp phối bê tông mác 150 cho bê tông thân đập.........................76
Bảng 3.4: thiết kế cấp phối bê tông mác 200 cho bê tông thân đập.........................76
Bảng 3.5: đánh giá yêu cầu kỹ thuật trong biện pháp thi công bê tông...................77


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CVC


Bê tông truyền thống

BTĐL

Bê tông đầm lăn

BTTL

Bê tơng trọng lực

QLCL

Quản lý chất lượng

EVN

Tập đồn điện lực Việt Nam

TVTK

Tư vấn thiết kế

TVGS

Tư vấn giám sát

CĐT

Chủ đầu tư


QLDA

Quản lý dự án

NTTC

Nhà thầu thi công

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

ATLĐ

An tồn lao động

CLCT

Chất lượng cơng trình

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, khi tham gia hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đã và
đang có bước tiến vượt bậc cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với đó, nhu cầu về
năng lượng đặc biệt quan trọng và cần thiết cho phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Bên cạnh các nguồn sản xuất điện năng truyền thống là than và khí đốt, việc
quy hoạch phát triển nguồn năng lượng thủy điện đã được Chính Phủ, Bộ Cơng
Thương và Tập đồn điện lực Việt Nam (EVN) đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Khác với các ngành sản xuất điện năng khác như nhiệt điện than, nhiệt điện khí,
nhiệt điện dầu. Năng lượng thủy điện có nhiều ưu điểm nổi bật là tận dụng nguồn nước
tự nhiên, khơng sử dụng ngun liệu đầu vào, chi phí vận hành khai thác thấp. Bên cạnh
việc cung cấp nguồn năng lượng sạch cho phát triển bền vững, các nhà máy thủy điện
cịn có nhiệm vụ cắt lũ, điều tiết nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp
và nuồi trồng thủy hải sản.
Trong sản xuất và phân phối điện năng trên thị trường Việt Nam, EVN tập
trung đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện lớn để cung cấp cho nhu cầu thị
trường, tuy vậy cũng không vì thế bù đắp được cơn khát về tiêu thụ điện ở Việt Nam
hiện nay, đặc biệt là các tháng mùa khô. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trên
đà phát triển, việc các Tổng công ty, các Công ty tư nhân ngoài ngành đầu tư xây dựng
các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã tạo lên một xu thế mới trong xây dựng thủy điện ở
nước ta trong thời gian qua.
Đi đơi với những lợi ích to lớn trong việc phát triển các dự án Thủy điện, mặt trái
của nó là những vấn đề về mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học tự nhiên. Vấn đề
về an sinh xã hội trong di dân, tái định cư. Vấn đề thu hẹp diện tích rừng được các nhà
môi trường đặc biệt quan tâm, khi trái đất ngày một nóng nên do biến đổi khí hậu. Bên
cạnh đó, khơng ít các dự án thủy điện chưa đáp ứng được các u cầu về chất lượng
cơng trình, gây mất an toàn, tốn kém cả về kinh tế lẫn thời gian cho việc khắc phục, sửa
chữa. Điển hình là hiện tượng thấm qua thân đập chính



cùng các dư chấn động đất tại cơng trình thủy điện Sông Tranh 2, sự cố xảy ra từ đầu
tháng 3 năm 2012, thuộc địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cơng trình do
tập đồn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Sự cố vỡ 109(m) đập bê tơng cốt thép
cơng trình thuỷ điện Đăk Mek 3 tại xã Đăk Choong huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum,
xảy ra ngày 22/11/2012. Cơng trình do Cơng ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek
làm chủ đầu tư. Tiếp đến, sự cố vỡ 20(m) đập bê tơng cơng trình thủy điện Đăkrông
3, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 7/10/2012. Cơng trình do Cơng ty cổ
phẩn thủy điện Trường Sơn làm Chủ đầu tư...........................................vv. Những sự cố
công trình nêu trên khơng chỉ phản ánh về chất lượng xây dựng đập bê tơng tại các cơng
trình thủy điện hiện nay mà còn cảnh báo con người những tiềm ẩn về thảm họa thiên tai
lũ lụt nếu xảy ra vỡ đập.
Trong nền cơ chế thị trường, việc các nhà đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng
thường chạy theo lợi nhuận riêng của mình mà khơng thực sự quan tâm đúng mực đến
chất lượng cơng trình. Mặt khác, thực tế cho thấy, hiện tượng tiêu cực xảy ra giữa chủ
đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi cơng hay những yếu kém, thiếu sót của tư vấn
thiết kế, tư vấn khảo sát cũng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thi cơng cơng trình xây
dựng, các cơng trình thủy điện trong thời gian vừa qua. Việc nghiên cứu các giải pháp
hữu hiệu để đảm bảo –Nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công đập bê tơng
cơng trình thủy điện Nậm Pung– đã được tác giả lựa chọn là đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
- Phân tích, so sánh các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp lý hiện hành
liên quan đến công tác quản lý chất lượng trong thi công công tác bê tông, bê tông
cốt thép khối lớn công trình thủy lợi thủy điện.
- Phân tích các ngun nhân chủ yếu không đảm bảo chất lượng trong thi công bê
tông khối lớn đập thủy điện.
- Đề xuất các giải pháp trong tổ chức, quản lý, giám sát để nâng cao chất lượng
trong thi công công tác bê tông đập tại cơng trình thủy điện Nậm Pung.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng
trong q trình thi cơng cơng tác bê tơng khối lớn tại các dự án thủy điện.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn tổ chức thi công đập bê tông.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng các quy định của nhà nước, các quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, tổ chức thi công bê tông và bê tông cốt thép
khối lớn. Tác giả chọn nghiên cứu dự án thủy điện Nậm Pung, trên địa bàn xã Mường
Hum huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Dự án do công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và
giao thông làm Chủ đầu tư.
Phương phán nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: các số liệu liên quan đến hồ sơ cơng
trình, hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật đồng thời nghiên cứu hệ thống quy
chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản hiện hành có liên quan đến thi cơng công tác bê
tông đập thủy điện.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: là dựa vào quan sát trực tiếp tại hiện trường thi
cơng cơng trình.
- Phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: hệ thống hóa có phân tích một số vấn đề lý luận liên
quan đến chất lượng xây dựng đập bê tơng tại các cơng trình thủy điện. Luận văn đưa ra
cơ sở lý luận khoa học đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất
lượng công tác bê tông và áp dụng cho thực tế cơng trình thủy điện Nậm Pung.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: thơng qua nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất
các giải pháp của đề tài để làm tài liệu cơ bản, thiết thực cho các nhà quản lý dự án, nhà
thầu thi công trong công tác đảm bảo chất lượng thi công và giám sát công trình đập bê
tơng nhà máy thủy điện.


6. Kết quả dự kiến đạt được
Luận văn giải quyết được những kết quả sau đây:

- Tổng hợp và đưa ra sự phù hợp giữa các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành liên quan đến công tác quản lý, giám sát chất lượng trong thi công cơng tác bê
tơng đập bê tơng cơng trình thủy lợi thủy điện.
- Đưa ra các nguyên nhân chủ yếu trong q trình thi cơng đập bê tơng dẫn đến việc
khơng đảm bảo chất lượng cơng trình.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng đập bê
tơng, trong q trình thi cơng thủy điện Nậm Pung


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẬP BÊ TÔNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG
1.1 Đập bê tông và bê tông cốt thép
1.1.1 Khái niệm chung
Đập bê tơng là cơng trình dâng nước trong hệ thống cơng trình thủy lợi, thủy điện,
vật liệu xây dựng đập là bê tông hoặc bê tông cốt thép. Tùy thuộc địa chất xây dựng và
vật liệu xây dựng, đập bê tông bao gồm: đập bê tông trọng lực, đập bản chống và đập
vịm

[12]

1.1.2 Phân loại đập bê tơng
Theo điều kiện địa chất nền, có hai loại:
- Đập bê tơng trên nền mềm: đập có đáy rộng hơn loại đập bê tơng trên nền đá, sức
kháng trượt của nền nhỏ, tải trọng đơn vị cho phép nhỏ. Do việc xây dựng đập trên
nền mềm thường tốn kém, hoặc không thể xây dựng được do các u cầu kỹ thuật
khơng cho phép. Vì vậy, người ta thường chỉ xây dựng đập bê tông trên nền đá.
- Đập bê tông trên nền đá bao gồm: đập bê tông trọng lực; đập bản chống và đập
vịm.
1.1.2.1 Đập bê tơng trọng lực
Là đập bê tơng khối lớn, duy trì ổn định nhờ trọng lượng bản thân của chính khối

bê tơng đập. Phân loại đập theo:
a. Theo chiều cao đập.
- Đập cao: Hđ ≥ 70m; đập cao trung bình: 30m ≤ H đ ≤ 70m; đập thấp: H đ ≤
30m;
Theo cấp cơng trình
-

Cấp đặc biệt: Hđ ≥ 100m; cấp I: 60m ≤ Hđ ≤ 100m; cấp II: 25m ≤ Hđ ≤ 60m;

cấp III: 10m ≤ Hđ ≤ 25m; cấp IV: Hđ ≤ 10m

[13]

b. Theo kết cấu mặt cắt ngang đập
- Đập trọng lực đặc; đập trọng lực khe rỗng; đập trọng lực có khoét lỗ ở sát nền ;
đập có neo vào nền.
c. Theo chức năng của đập


- Đập trọng lực khơng tràn: đập có chức năng chắn nước, không cho nước tràn qua.
- Đập trọng lực tràn nước: đập vừa có chức năng dâng nước, vừa cho nước tràn
qua. Phân loại theo:
+ Đập tràn mặt: tràn tự do hoặc có cửa van
+ Đập có lỗ xả sâu: lỗ xả ở lưng chừng, hoặc dưới đáy đập (sát nền)
+ Đập kết hợp tràn mặt và xả sâu
d. Theo dạng bố trí đập trên mặt bằng
Đập bê tơng thường là loại kết hợp các đoạn đập tràn và không tràn trên cùng một
tuyến. Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất và các yêu cầu mở rộng diện tràn nước, có
thể bố trí tuyến đập theo các dạng sau:
- Đập tuyến thẳng: khi địa chất nền cho phép và khi chiều dài tuyến đủ để bố trí

đoạn tràn nước.
- Đập tuyến cong, sử dụng khi: địa chất nền có chỗ yếu, khơng cho phép bố trí
tuyến thẳng hoặc trường hợp khác, khi cần mở rộng diện tràn.
1.1.2.2 Đập bản tựa (bản chống)
Là loại đập được tạo bởi các bản chắn nước, nằm nghiêng về phía thượng lưu
thơng qua các trụ chống. Áp lực nước truyền xuống nền qua các trụ chống và khi đó,
nền là yếu tố tạo nên sự ổn định cho đập. Thông thường, đập bản chống thường là kết
cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép, do kết cấu bản chắn nước tương đối mỏng.
Dựa vào hình thức mặt chắn nước, đập bản tựa gồm các loại như sau:
- Đập bản phẳng: mặt chắn nước là một bản phẳng.
- Đập liên vòm: mặt chắn nước có nhiều hình vịm.
- Đập to đầu: mặt chắn nước do phần đầu phía thượng lưu của trụ pin mở rộng ra
tạo thành.
1.1.2.3 Đập vòm
Đập vòm là loại đập dâng chắn nước, trên mặt bằng thì đập có dạng vịng vịm
có chân vịm tựa vào hai bờ tạo lên kết cấu tỳ vững trắc. Dưới áp lực thượng lưu, sức
chịu tải của đập tập trung vào bờ, do vậy yếu tố địa chất nền hai bờ là đặc biệt quan
trọng cho sự ổn định của đập.
Đập vòm được phân loại như sau:


a. Theo chiều dày đập
- Đập vòm mỏng: β = e0/H<0,2; đập có độ dày trung bình: β=0,2÷0,35; đập vịm
dày: β=0,35÷0,65
b. Theo chiều cao đập
- Đập vịm thấp: H < 25m; đập vịm cao trung bình: 25m ≤ H ≤ 75m; đập vòm
cao: H ≥ 75m
c. Theo chế độ làm việc
- Đập vòm dâng chắn nước; đập vòm cho nước tràn trên đỉnh
d. Theo vật liệu xây dựng

- Đập vòm xây đá: dùng với loại đập có chiều cao thấp.
- Đập vịm bê tơng: với loại đập có chiều cao tương đối lớn
- Đập vịm bê tơng cốt thép: với loại đập vịm có chiều cao lớn, các u cầu cao
hơn loại đập vịm bê tơng kể trên
e. Theo hình dạng mặt cắt đứng
Gồm nhiều loại khác nhau: đập có mặt thượng lưu thẳng đứng; đập uốn cong một
chiều; đập uốn cong hai chiều;
f. Theo mặt bằng
Gồm loại đập có bán kính khơng đổi, đập có góc trung tâm khơng đổi; loại
đập có bán kính và góc trung tâm thay đổi.
1.1.3 Sơ lược về quá trình phát triển đập bê tông
Đập bản tựa (bản chống): loại đập được thi công xây dựng đầu tiên từ thế kỷ 16
ở Tây Ban Nha, là đập liên vòm bằng đá đầu tiên được xây dựng trên thế giới (đập
Eltra cao 23m). Năm 1929, đập to đầu đầu tiên xây dựng ở Mỹ, được thiết kế bởi kỹ sư
Njotxli (đập Đôn mactin cao 30m). Tiếp đến là các cơng trình cũng được xây dựng ở Ý,
Thụy Điển và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đập vòm: trước thể kỷ 19, đập vòm được làm chủ yếu bằng vật liệu đá xây. Đập
Ponte Alto ở Ý (xây dựng năm 1611), là đập vòm được xây dựng đầu tiên trên thế giới,
vật liệu xây dựng được làm chủ yếu từ đá xây. Đập Ponte Alto có chiều cao 15m, bán
kính cong 15m. Đập Almansa và đập Elkhel được xây dựng ở Tây Ban Nha, tiếp đến là
đập Zolia ở Pháp, xây dựng năm 1843 có chiều cao 38m–vv.


Thế kỷ 20, nền khoa học kỹ thuật phát triển trong thiết kế và cơng nghệ thi cơng,
đập vịm và đập bê tông trọng lực phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Con
người đã xây dựng được những đập bê tơng có chiều cao lớn, u cầu kỹ thuật cao
(bảng 1.1)
Bảng 1.1: Các cơng trình đập bê tông tiêu biểu trên thế giới.
Tên Đập


Loại đập

Thời gian xây
dựng

Quốc Gia

Chiều cao
đập (m)

Đập bê tông trọng lực
Rogun

BTTL

Grande Dixence

BTTL

1976 và 2007 –
2013
1951 - 1965

Tam Hiệp

BTTL

Grand Coulee

Tajikistan


335

Thụy Sỹ

285

1994 – 2009

Trung Quốc

185

BTTL

1933 – 1942

Mỹ

168

Long Than

BTTL

2001 - 2009

Trung Quốc

216,5


Đập Miel 1

BTTL

2002

Columbia

216,5

Yeywa

BTTL

2004 - 2007

Myanmar

188

Đập Roodrighets

Bản phẳng

1935

Mehico

76


Ecap

Bản phẳng

1949

Achentina

88

Beni Badel

Liên vịm

1949

Angirei

61

Mai sơn

Liên vịm

1949

T.Quốc

88,24


Đaniele Giơnxon

Liên vịm

1970

Canada

215

Jinping 1

Vịm

2005 - 2012

Trung Quốc

305

Vaiont

Vịm

1960

Ytalia

226


Mavuaden

Vịm

1958

Thụy Sỹ

237

Peveđi Kadon

Vịm

1950

Ý

112

Inguri

Vịm

1958

L.Xơ Cũ

272


Ertan

Vịm

1998

Trung Quốc

240

Đập bản tựa

Đập vịm


Tên Đập
Mauvoisin

Loại đập
Vòm

Thời gian xây
dựng
Nâng cấp năm

Chiều cao

Quốc Gia


đập (m)

Thụy Sỹ

250 (m)

1991
Oymapinar

Vòm

1977 – 1984

Thổ Nhĩ Kỳ

185 (m)

Hoover Dam

Vòm

1931 – 1936

Mỹ

221,4 (m)

Tại Việt Nam, đập bê tông trọng lực đầu tiên được xây dựng là đập thủy điện Đa
Nhim, cơng trình nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đa Nhim là nhà máy thủy điện đầu
tiên của Việt Nam được Thiết kế, xây dựng bởi sự tài trợ của chinh phủ Nhật Bản.

Đập bê tơng có chiều cao 38m, xây dựng bằng vật liệu bê tông truyền thống (CVC).
Việt Nam đã và đang làm chủ các công nghệ thi công đập bê tông tiên tiến trên thế
giới như Bê tông đầm lăn (BTĐL), áp dụng theo tiêu chuẩn Mỹ. BTĐL đã được áp
dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ tại các dự án thủy điện lớn như:
thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến, thủy điện A Vương–vv. Một số cơng trình
đập bê tơng tiêu biểu, theo số liệu bảng 1.2
Bảng 1.2: Các cơng trình đập bê tông tiêu biểu ở Việt Nam.
Tên Đập
Đập thủy điện Đa

Thời gian
xây dựng

Loại đập

Chiều cao

Địa điểm

đập (m)

xây dựng

1962 – 1962

BTTL(CVC)

38

Lâm Đồng


1964 – 1971

BTTL(CVC)

48

Yên Bái

2002 – 2007

BTTL(RCC)

92,2

Tuyên Quang

2005 – 2009

BTTL(RCC)

128 Đăk Nông

Nhim
Đập thủy điện Thác

Đập

Thủy điện


Tuyên Quang
Đập

Thủy điện

Đồng Nai 4
Đập Thủy điện Đak
mi4

Và Lâm Đồng
2007 – 2012

BTTL(RCC)

87

Quảng Nam


Tên Đập
Đập

Thủy điện

Thời gian

Loại đập

xây dựng


Chiều cao

Địa điểm

đập (m)

xây dựng

2006 – 2010

BTTL(RCC)

74

Quảng Nam

2005 – 2009

BTTL(RCC)

137

Nghệ An

2008 – 2013

BTTL(RCC)

130


Lai Châu

136

Sơn La

138

Sơn La

Sông Tranh 2
Đập Thủy điện Bản
Vẽ
Đập thủy điện Bản
Chát
Đập

thủy điện

2007 - 2013 Đập vòm

N.Chiến

BTTL(RCC)

Thủy điện Sơn La
1.1.4

2006 – 2010


BTTL(RCC)

Sự cố cơng trình đập bê tơng

1.1.4.1 Sự một số cố cơng trình trên thế giới
a) Thảm họa vỡ đập vịm bê tông trọng lực Malpasset, xảy ra ngày 29/11/1959.
Đập Malpasset được xây dựng trên sông Reyran, thuộc miền Đông Nam nước Pháp,
cách thị trấn Frejus 7km về phía Đơng Nam.

Hình 1.1 Đập vòm Malpasset sau sự cố vỡ đập năm 1959
Đây là loại đập vịm mỏng, cong hai chiều, bán kính thay đổi. Đập có chiều cao
60m, bề rộng đáy đập 6,78m, bề rộng đỉnh đập 1,5m. Chiều dài đỉnh đập 223m,


bề rộng tràn xả lũ 30m. Đập xây dựng vào năm 1951 và hoàn thành năm 1959, tổng khối
lượng bê tông xây dựng đập là 47.857m3.
Sự cố vỡ đập đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết gần 700 người, phá hủy nhà
cửa và tài sản của người dân vùng hạ lưu đập.
Nguyên nhân xảy ra sự cố được xác định là do địa chất nền đá hai vai đập
không đáp ứng được yêu cầu thiết kế về yếu tố địa chất. Trong quá trình triển khai thực
hiện dự án, các nhà thiết kế đã không lường trước được yếu tố địa chất hai vai đập,
trong khi các nhà địa chất đã có những cảnh báo về địa chất khu vực này. Điều này cho
thấy, công tác quản lý của Nhà đầu tư không thực sự hiệu quả, khi không có sự kết
hợp chặt chẽ giữa đơn vị thiết kế và đơn vị khảo sát địa chất.
b) Đập Gleno ở Italy (xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve).
Đập Gleno được xây dựng từ năm 1916 đến 1923, là loại đập bê tơng trọng lực liên
vịm, đập có chiều cao 46m. Thảm họa vỡ đập xảy ra sau 40 ngày tích nước lịng hồ. Sự
cố vỡ đập làm 365 người thiệt mạng và cuốn trơi nhiều làng mạc.

a. nhìn từ hạ lưu


b. nhìn từ lịng

hồ Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Gleno ở Italy
Nguyên nhân gây ra thảm họa vỡ đập được xác định là do trong quá trình thực
hiện dự án đã thay đổi thiết kế ban đầu để tiết kiệm kinh phí khi xây dựng đập. Bên cạnh
đó, việc sử dụng vật liệu khơng phù hợp với yêu cầu thiết kế (sử dụng lưới chống lựu
đạn trong chiến tranh thế giới thứ nhất để gia cố một số cơng tác thi cơng đập). Ngồi ra,
việc dùng bê tơng kém chất lượng là cũng là ngun nhân chính gây ra thảm họa vỡ
đập.


1.1.4.2 Sự cố một số cơng trình đập bê tơng ở Việt Nam
a) Sự cố tại cơng trình thủy điện Sơng tranh 2 (hiện tượng thấm qua thân đập chính
và các dư chấn động đất). Hiện tượng thấm qua thân đập chính, kết hợp các dự chấn
động đất tại thủy điện Sông tranh 2, xảy ra từ đầu tháng 3 năm 2012 thuộc địa bàn
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

a. Nước chảy trực tiếp qua thân đập

b. Vết nứt thân đập

Hình 1.3 Thấm nước qua thân đập thủy điện Sơng Tranh
2
Cơng trình thủy điện Sơng tranh 2 do tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ
đầu tư. Tư vấn giám sát là Công ty CP tư vấn PECC1, nhà thầu chính là Tổng cơng ty
xây dựng thủy lợi 4 – chi nhánh miền trung.
Cơng trình thủy điện Sơng tranh 2 có cơng suất lắp máy 190MW, đập chính là bê
tông trọng lực thi công bằng công nghệ BTĐL. Tuy nhiên, khi tích nước lịng hồ cuối vào
tháng 11/2011 thì đầu tháng 2/2012 xảy ra sự cố rị rỉ nước qua thân đập chính. Bên

cạnh đó, các vết nứt ngang đập được xác định là do dư chấn động đất trong q trình
tích nước lịng hồ.
Theo ý kiến của giáo sư, tiến sỹ khoa học Phạm Hồng Giang “nứt, rò rỉ nước
từ khu vực hồ chứa ở thượng lưu xuyên qua thân đập về hạ lưu là điều tối kỵ trong


xây dựng đập. Đây là hiện tượng xói ngầm, nếu không xử lý kịp thời để kéo dài dễ
gây phá hỏng đập, nhất là vùng này nằm trong nền địa chất có đới đứt gãy hoạt
động nên càng nguy hiểm"

[32]

Nguyên nhân thấm được xác định là do trong quá trình thi công, không lắp đặt
tấm đồng chống thấm, gioăng chống thâm tại các khe co giãn. Bên cạnh đó, trong
thiết kế khơng bố trí thu gom nước về hành lang dẫn đến việc xảy ra nước chảy trực
tiếp qua thân đập về hạ lưu. “Để xảy ra tình trạng này là sai sót nhiều khâu, trong
đó có khuyết điểm từ khâu quản lý của chủ đầu tư đến thiết kế, thi cơng, tư vấn
giám sát, vận hành cơng trình và nhà thầu tham gia bảo hành, bảo dưỡng Sông
[34]

Tranh 2"

b) Sự cố vỡ 20m đập bê tông cốt thép, công trình Thủy điện Đăkrơng 3, xảy ra vào
ngày 7/10/2012, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Cơng trình thủy điện điện Đăkrông 3 do Công ty cổ phẩn thủy điện Trường Sơn
làm CĐT, TVTK là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện Thái Bình Dương
(TPHCM). Nhà thầu thi cơng là cơng ty cổ phần Tân Hồn Cầu (Quảng Bình).
TVGS là cơng ty cổ phần tư vấn điện Quảng Bình. Đập được thiết là đập bê tông cốt
thép, chiều cao trung bình từ 22 – 24m. Thủy điện Đak Rơng 3 có tổng mức đầu tư 210
tỉ đồng, sự cố vỡ 20m đập xảy ra chỉ sau 15 ngày nghiệm thu phát điện.


Hình 1.4 Sự cố vỡ đập bê tơng cốt thép cơng trình thủy điện Đăkrơng 3
Ngun nhân xác định là do mưa lớn ở thượng nguồn, tuy nhiên ban đầu có thể
xác định chất lượng cơng trình khơng đảm bảo. Kết cấu những thanh sắt không


có dấu bị kéo đứt, đổ gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy kết cấu
bê tông cốt thép không được liên kết với nhau (nguồn trích, vỡ đập thủy điện
Đakrong 3- khơng thể đổi lỗi cho thiên tai)

[31]

Hình 1.5 Kiểm tra sự cố vỡ đập thủy điện Đăkrông 3
c) Sự cố vỡ 109mđập bê tông cốt thép, cơng trình thuỷ điện Đăk Mek 3 tại xã Đăk
Choong huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum. Sự cố làm vỡ một đoạn đập bê tông dài
60m, cao khoảng 20m, dày khoảng 1,5 m đổ sập, làm chết một công nhân khi đang
lái xe thi công.
Nguyên nhân xảy ra sự cố được kết luận là“do khối lượng đá đổ phía trên
đập lớn, xe đổ đất đá dồn dập và trong đợt cao điểm thi công, đập không chịu nổi
[36]

nên bị sập đổ“


Hình 1.6: Sự cố vỡ đập bê tơng cốt thép cơng trình thủy điện Đak mek3.
1.2

Tổng quan về quản lý chất lượng

1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng

Chất lượng khơng tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố
có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý
một cách đúng đắn các yếu tố này. QLCL là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác
định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng
được gọi là quản lý chất lượng.
Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm về QLCL ở nhiều khía cạnh khác nhau.
- Theo quan điểm của GOST 15467 – 70: quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo
và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và
tiêu dùng.
- Theo A.G.Robertson - một chuyên gia người Anh về chất lượng: quản lý chất
lượng được xác định như một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự
phối hợp các cố gắng các đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng các
tổ chức thiết kế, sản xuất nhằm đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả.
- Theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS): quản lý chất lượng là hệ thống các
phương pháp sản xuất, tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hóa có chất lượng cao
hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn các yêu cầu của người tiêu dùng.
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 900: quản lý chất lượng là một hoạt động
có chức năng quản lý chung, nhằm mục đích đề ra chính sách , mục tiêu, trách


nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng.
- Bên cạnh đó, cũng tồn tại quan điểm của tiến sĩ Kaoru Ishikawa - một chuyên gia
nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản; của Philip Crosby - một
chuyên gia người Mỹ về chất lượng.
Các quan điểm trên có một số điểm chung, cụ thể như sau:
- Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu
cầu thị trường với chi phí tối ưu.
- Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch
định, tổ chức, kiểm sốt và điều chỉnh. Nói khác đi, QLCL là chất lượng của quản lý.

- QLCL là hệ thống các hoạt động , các biện pháp (hành chính, kinh tế, kỹ thuật, xã
hội). QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội. Trong
doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp nhưng phải được lãnh đạo cao nhất
chỉ đạo.
1.2.2 Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
QLCL cũng như bất kỳ một mơ hình quản lý nào, đều thực hiện một số chức năng
cơ bản như: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hịa phối hợp.
- Chức năng hoạch định(lên kế hoạch): là một hoạt động xác định mục tiêu, các
phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản
phẩm.
- Chức năng tổ chức(tổ chức triển khai):
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát(kiểm tra, kiểm sốt trong q trình thực hiện): là
q trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật,
phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo
đúng yêu cầu đặt ra.
- Chức năng kích thích: được thực hiện thơng qua áp dụng chế độ thưởng phạt về
chất lượng đối với người lao động.
- Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp: là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo
ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức
độ cao hơn trước, giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực
tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao hơn.


1.2.3 Các phương thức quản lý chất lượng
1.2.3.1 Phương thức kiểm tra chất lượng
Một phương thức đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm tra
các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận không
đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Đó chính là phương thực kiểm tra chất
lượng. Theo ISO 8402, kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét thử
nghiệm hoặc định chuẩn hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu

cầu quy định nhằm xác định sự không phù hợp của mỗi đặc tính.
Với sản phẩm xây dựng, phương thức kiểm tra chất lượng thực hiện trong giai
đoạn thi công xây lắp. Kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng thể hiện ở việc kiểm tra,
kiểm soát, giám sát và nghiệm thu các sản phẩm đưa vào lắp đặt (vật liệu và cấu kiện vật
liệu đúc sẵn–), sử dụng trong thi công xây dựng. Ví dụ: việc kiểm tra cốt liệu cát, đá,
sỏi hay việc kiểm tra xi măng trước khi đưa vào sử dụng. Công cụ kiểm tra là kiểm tra
bằng mắt thường, bằng thí nghiệm vật liệu để đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy định.
Thông qua kiểm tra chất lượng, các yếu tố không phù hợp với qui chuẩn, tiêu chuẩn và
chỉ dẫn kỹ thuật của dự án sẽ bị loại bỏ trước khi tiến hành thi công.
1.2.3.2 Phương thức kiểm soát chất lượng - QC.
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp, được sử
dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát được chất lượng, phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
tới quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm đó. Việc này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản
phẩm khuyết tật (không đảm bảo chất lượng).
Đối với doanh nghiệp, muốn có sản phẩm của mình đạt chất lượng cần phải kiểm
soát được 5 điều kiện cơ bản:
- Kiểm soát con người: yếu tố con người bao gồm từ lãnh đạo cấp cao nhất tới
nhân viên phải: được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao; đủ kinh nghiệm để
sử dụng các phương pháp, qui trình cũng như biết sử dụng các trang thiết bị,
phương tiện; hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng


sản phẩm; có đầy đủ những tài liệu, hướng dẫn cơng việc cần thiết và có đủ phương tiện
để tiến hành cơng việc; có đủ mọi điều kiện cần thiết khác để cơng việc có thể đạt được
chất lượng như mong muốn...vv.
- Kiểm sốt phương pháp và q trình: phương pháp và quá trình phải phù hợp,
nghĩa là bằng phương pháp và quá trình, chắc chắn sản phẩm và dịch vụ được tạo ra
sẽ đạt được những yêu cầu đề ra.
- Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải

được lựa chọn. Nguyên liệu phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khi nhập vào và
trong quá trình bảo quản, lưu kho.
- Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: các loại thiết bị này
phải phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo được yêu cầu như: hoạt động tốt; đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật; an tồn đối với cơng nhân vận hành; khơng gây ơ nhiễm
mơi trường, sạch sẽ.
- Kiểm sốt thơng tin: mọi thơng tin phải được người có thẩm quyền kiểm tra và
duyệt trước khi ban hành. Thông tin phải cập nhật và được chuyển đến bộ phận cần
thiết để sử dụng, áp dụng.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay, mơ hình kiểm sốt chất
lượng được sử dụng chủ yếu, khi cơ chế quản lý của Nhà nước và của Doanh
nghiệp chưa mang tính hệ thống (tức là chưa xây dựng được một quy trình hồn
thiện).
Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động xây dựng, trong bộ máy các
cơ quan Nhà nước, các Tổng công ty, các Công ty. Tuy vậy, việc áp dụng vẫn chưa thực
sự đạt hiệu quả do sản phẩm xây dựng là loại sản phẩm đặc biệt, quy trình sản xuất các
sản phẩm khác nhau do các yêu cầu của khách hàng khác nhau.
1.2.3.3 Phương thức đảm bảo chất lượng - QA.
Do yêu cầu của sản xuất và đặc biệt là do yêu cầu của khách hàng, một phương
thức quản lý chất lượng mới –Đảm bảo chất lượng– ra đời để thay thế cho kiểm soát
chất lượng. Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được
khẳng định nếu cần để đem lại lòng tin thoả đáng sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đã
định đối với chất lượng.


×