Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------

ĐINH HUY TRÍ

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC TIỀM NĂNG
TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Hà

HÀ NỘI, 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học và hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lịng
biết ơn chân thành đối với tất các các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các
giảng viên từ các trường Đại học Nông lâm Huế,... đã truyền đạt kiến thức trên tất
cả các lĩnh vực có liên quan trong suốt cả khóa học này. Để hồn thành luận văn


này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo khoa Lâm học, Khoa Sau
Đại học, đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên TS. Đặng Văn Hà
Bộ môn Lâm nghiệp đô thị trường Đại học lâm nghiệp, đã hướng dẫn khoa học và
giúp đỡ tơi trong cả q trình cho đến khi hồn thành luận văn.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Ban
quản lí Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các đồng nghiệp công tác tại Trung
tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ, các học viên trong lớp K17 LH Quảng Trị, đã
tạo điều kiện thuận lợi và trợ giúp tơi từ việc học đến khi hồn chỉnh luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các Sở ngành cấp tỉnh, Trưởng đại
diện của các tổ chức FFI, GIZ, Cologne, ... và chính quyền địa phương cũng như
các cộng đồng vùng đệm sống trong vùng đệm đã giúp cho tơi có được các thơng
tin và số liệu hữu ích cho cơng trình nghiên cứu này.
Tơi cam đoan rằng, tất cả các số liệu sử dụng trong báo cáo này đề là tôi đã làm
và đúng thực tế, các trích dẫn trong báo cáo là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tơi
xin chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung về số liệu trong luận văn này./.
Hà nội ngày 26 tháng 9 năm 2011


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ .................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................3
1.1.1. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái .........................................................3
1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên DLST ...................................................................9
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .....................................................................10
1.2.1 Một số khái niệm..........................................................................................10
1.2.2. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái ....................................................................... 11
1.2.3. Tài nguyên Du lịch sinh thái .......................................................................15
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ ................................17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................17
2.1.1.Mục tiêu chung.............................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................17
2.3.1. Đối tượng ....................................................................................................17
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................18
2.4.1. Quan điểm đánh giá tài nguyên du lịch ......................................................18
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................19
2.4.2.1 Chuẩn bị cho việc thu thập số liệu.............................................................................. 19
2.4.2.2. Thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến nội dung nghiên cứu ................................ 19
2.4.2.3 Khảo sát thực địa (Ngoại nghiệp).............................................................................. 19


iii

2.4.2.4 Nội nghiệp.................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KT- XH KHU VỰC
VƯỜN QUỐC GIA PN-KB ....................................................................................27
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................27

3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................27
3.1.2. Diện tích ......................................................................................................27
3.1.3 Địa hình .......................................................................................................27
3.1.4. Địa chất.......................................................................................................28
3.1.5. Thổ nhưỡng................................................................................................28
3.1.6. Tài nguyên rừng .........................................................................................29
3.2. Điều kiện KT-XH .............................................................................................29
3.2.1. Dân số các xã vùng đệm .............................................................................29
3.2.2. Thành phần Dân tộc ...................................................................................30
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................31
4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST tại VQG PN-KB ..............................31
4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................31
4.1.1.1 Khí hậu - Thủy văn...................................................................................................... 31
4.1.1.2 Tài nguyên cảnh quan địa hình địa mạo (Karst): ...................................................... 34
4.1.1.3 Địa chất ........................................................................................................................ 36
4.1.2 Tài nguyên sinh vật - một dạng điển hình của TNDLST .............................38
4.1.3 Tài nguyên DLST nhân văn .........................................................................45
4.2 Đánh giá các điểm cảnh có tiềm năng khai thác du lịch................................47
4.3. Đánh giá tình hình khai thác DLST tại VQG PN-KB ..................................63
4.3.1. Thị trường khách du lịch.............................................................................63
4.3.2 Các loại hình khai thác du lịch ....................................................................65
4.3.3. Các dự án đầu tư phát triển du lịch ............................................................66
4.3.4. Sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác du lịch .......................66
4.3.5. Tính thời vụ của Du lịch PN-KB .................................................................68
4.3.6. Tiếp thị và quảng bá, xúc tiến, diễn giải du lịch ......................................69
4.3.7. Đánh giá tác động của du lịch về môi trường tự nhiên và xã hội ..............72


iv


4.3.7.1 Đánh giá tác động về môi trường tự nhiên ................................................................ 72
4.3.7.2 Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn ........................................................... 74
4.4. Đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại
VQG PN-KB đến năm 2020 ...................................................................................77
4.4.1. Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại VQG PN-KB ..........77
4.4.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 ............................................................77
4.4.3. Dự báo về lượng du khách đến 2020: .........................................................78
4.4.4. Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng .....................79
4.4.5. Phân vùng không gian chức năng du lịch ..................................................81
4.4.6. Các tuyến du lịch ở khu vực VQG PNKB ...................................................82
4.4.7. Phát triển các sản phẩm du lịch .................................................................84
4.4.8. Tiếp thị và quảng bá du lịch .......................................................................84
4.4.9. Quản lý thông tin du lịch và quản lý diễn giải ...........................................85
4.4.10. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ............................................................86
4.4.11. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch................................................................87
4.4.12. Các chiến lược thành phần .......................................................................87
4.4.13. Các giải pháp thực hiện chiến lược ..........................................................88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................92
Kết luận ....................................................................................................................92
Kiến nghị ..................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVNN


: Bảo vệ nghiêm ngặt

CPTD

: Cổ phần tập đoàn

DLST

: Du lịch sinh thái

DSTG

: Di sản thế giới

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

KHHDQG

: Kế hoạch hành động quốc gia

KTXH

: Kinh tế xã hội

PKBVNN

: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt


PKPHST

: Phân khu phục hồi sinh thái

PKDVHC

: Phân khu dịch vụ hành chính

QH

: Quy hoạch

QHDLBV

: Quy hoạch du lịch bền vững

TNDL

: Tài nguyên du lịch

TNXP

: Thanh niên xung phong

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UNESCO


: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ

UNWTO

: Tổ chức Du lịch thế giới

VHST

: Văn hóa – Sinh thái

VQG

: Vườn quốc gia

VQG PN-KB

: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................ 20
Bảng 3.1: Diện tích chia theo các phân khu chức năng........................................................ 27
Bảng 4.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ....................................... 32
Bảng 4.2 Thống kê hệ thống hang động tại khu vực nghiên cứu ......................................... 35
Bảng 4.3: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh...................................................... 39
Bảng 4.4: Thống kê hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng............................................. 40
Bảng 4.5: Đánh đánh giá khả năng khai thác du lịch của các điểm cảnh ............................ 48
Bảng 4.6 : Các số liệu kinh tế cơ bản của Du lịch Quảng Bình và VQG PNKB .................. 63

Bảng 4.7: Số liệu du khách đến Quảng Bình và khu vực VQG PNKB từ 2002-2009 ....... 64
Bảng 4.8: Các dịch vụ du lịch có sự tham gia của người dân địa phương (2003-2008) .... 67
Bảng 4.9. Đánh giá gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực ......72
Bảng 4.10: Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai thác
DLST tại VQG PN- KB ...........................................................................................75
Bảng 4.11: Dự báo lượng khách của khu vực VQG PNKB, giai đoạn 2009-2020 ........... 78
Bảng 4.12: Tiềm năng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái........................................ 79
Bảng 4.13: Các tuyến du lịch khu vực VQG PNKB ............................................................. 83


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ
Hình 4.1: Hang Tối- một dạng hang động karst .................................................................... 36
Hình 4.2: Tháp Kasrt cổ rất phổ biến...................................................................................... 36
Hình 4.3: Địa hình karst phổ biến trong tồn khu vực ......................................................... 37
Hình 4.4: Thảm thực vật núi đá vơi ....................................................................................... 38
Hình 4.5: Thảm thực vật trên núi đất ...................................................................................... 38
Hình 4.6: Rừng Bách xanh ngun thủy trên núi đá vơi >700 m......................................... 39
Hình 4.7: Các lồi Lan hài, Bách xanh đá có giá trị bảo tồn tồn cầu.................................. 41
Hình 4.8: Lồi Vọoc ngũ sắc q hiếm.................................................................................. 42
Hình 4.9: Một số lồi chim Bộ Gà q hiếm trong khu vực ................................................ 43
Hình 4.10: Một số lồi Tắc kè mới cho khoa học.................................................................. 44
Hình 4.11: Định cư và sinh kế của người dân địa phương................................................... 46
Hình 4.12: Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng .................................................................................47
Hình 4.13: Dấu tích chiến tranh ...............................................................................................................47
Hình 4.14: Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB năm 2009 .......... 69
Bản đồ 1: Bản đồ Du lịch sinh thái Việt Nam.
Bản đồ 2: Bản đồ hang động VQG PN-KB
Bản đồ 3: Bản đồ tổng hợp các giá trị tài nguyên DLST tại VQG PN-KB

Bản đồ 4: Bản đồ các điểm DLST tại VQG PN-KB
Bản đồ 5: Bản đồ các vùng DLST tại VQG PN-KB
Bản đồ 6: Bản đồ các tuyến DLST tại VQG PN-KB


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các
tầng lớp xã hội. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học
và văn hóa cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn
lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các quốc
gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng
sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngồi ra,
du lịch sinh thái cịn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng
thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về
kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ mơi
trường sinh thái thơng qua q trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên
phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các
hoạt động du lịch.
Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có
tính đa dạng sinh học cao và có nhiều dạng hệ sinh thái điển hình. Tính đến năm
2009, cả nước đã có 128 khu rừng đặc dụng trong đó có 30 vườn quốc gia, 60 khu
bảo tồn thiên nhiên và 38 khu rừng văn hóa - lịch sử - mơi trường với tổng diện tích
trên 2,4 triệu hecta. Đây chính là những là tiền đề để phát triển loại hình du lịch sinh
thái. Nhưng hiện nay, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn đang là loại hình du lịch mới
cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho
mục đích du lịch sinh thái.

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình với giá trị ngoại hạng
tồn cầu về địa chất địa mạo được UNECO cơng nhận là DSTN thế giới, đồng thời
ở đây ẩn chứa nhiều giá trị quốc gia và toàn cầu về Đa dạng sinh học. Bên cạnh đó,
khu vực VQGPN-KB là nơi ghi dấu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, được Chính phủ
xếp hạng là 10 Di tích quốc gia cấp đặc biệt. Do vậy VQG PN-KB có rất nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Trong Chiến lược phát triển
Du lịch Việt Nam, VQG PN- KB đã được Tổng Cục Du lịch xác định "Khu Du lịch


2

sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng" là một trong 31 khu du lịch chuyên đề
của cả nước.
Với sự nỗ lực trong nhiều năm qua, Phong Nha - Kẻ Bàng đã trở thành địa
danh du lịch hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch
đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập nhận thức cho dân địa phương các xã vùng đệm, góp
phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển KTXH của địa phương.
Tuy vậy việc khai du lịch ở đây vẫn còn khá đơn điệu và chỉ dừng lại ở việc
khai thác cảnh quan hang động, nhiều giá trị tài nguyên du lịch sinh thái chưa được
đánh giá và khai thác đúng mức để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao thu nhập
nhận thức, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng, hỗ trợ bảo tồn và phát huy Di sản
thế giới góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cả về lý luận và yêu cầu thực tiễn, với vị
trí cơng tác của mình tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá và đề xuất chiến
lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong
Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình" làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn Cao học
của mình tại trường Đại học Lâm nghiệp khóa 17- LÂM HỌC năm học 2009-2011.


3


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn
đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại hội nghị các Vườn Quốc
gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và
ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cương nhận thức về các
giá trị quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ,
giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh
học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa... [27].
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và
phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn
ni đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ
đó biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ
sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương.
Ở Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp
duy trì tồn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một
biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người
da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái.
Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực khuyến khích phát triển du lịch sinh thái
với những chính sách rõ ràng, thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm
duy trì và phát triển nghành Du lịch hướng tới thiên nhiên để tăng cường công tác
bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Theo báo cáo về xu hướng du lịch
của khách du lịch Nhật Bản do Công ty giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm
2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm
suối nước nóng (chiếm 57,9 %). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%).
Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm

gần đây[24].


4

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục
tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực
vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám
phá trong những khu vực này"[29]
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được
quản lý bền vững về mặt sinh thái”[24].
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [24].
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác
hại và với quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi
trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa
phương và nó khun kích tơn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con
người”[24].
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường
và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”[38]
Nghiên cứu về những yêu cầu cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái tại các
khu BTTN và VQG, theo Drumm [28] thì những yếu tố dưới đây có vai trị quyết
định đối với việc tổ chức thành cơng hoạt động DLST là:

- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ.
- Tơn trọng văn hóa truyền thống địa phương
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.


5

- Tạo nguồn tài chính cho cơng tác bảo tồn của KBTTN
- Giáo dục những người tham gia về vai trị của họ trong cơng tác bảo tồn
Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái là:
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và
con người. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở
các VQG, KBT nói chung. Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có
tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác
bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hỗ trợ kinh tế, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng dân địa
phương, những người có quyền quyết định cho sự phát triển VQG và trong công tác
hoạch định du lịch.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy, nếu các hoạt động du
lịch mà khơng đáp ứng được các tiêu chí trên thì khơng thể xem là DLST.
* Kinh nghiệm phát triển DLST tại một số VQG và khu BTTN trên thế giới:
- DLST ở VQG Galapagos [29]
Vườn Quốc gia Galapagos ở Equado khơng chỉ là một VQG mà cịn là một
di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giời đây còn là một khu dự trữ sinh
thái biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, có mơi trường
phù hợp cho các lồi sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ đà, Chim sẻ, Xương rồng

khổng lồ và họ hàng Hướng dương, Chim cốc khơng bay, Chim bói cá và nhiều
giống động thực vật khác.
Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới để nghiên
cứu về tiến hóa của hệ sinh thái. Được thưởng thức những quang cảnh đại dương,
ven biển và đất liền. Nơi động vật hoang dã đã tiến hóa và như khơng có chút sợ hãi
nào đối với con người đây chính là một cảm giác thật khó so sánh.
Khác với các VQG khác ở Equado và các nước Châu Mỹ la tinh khác, nơi có
thể có người sống hợp pháp hoặc khơng hợp pháp trong phạm vi được bảo vệ,
người dân ở Galapagos không được pháp sống trong VQG. Họ tập trung ở khoảng
4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tư nhân. Hầu hết khách tham quan


6

từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thăm thú bằng các tua du lịch
được thiết kế sẵn.
Sau mười năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lược quản lý và hỗ trợ quản lý
đầu tiên của VQG được thực hiện tương đối suôn sẻ với một số lượng nhỏ du khách
và phát triển liên tục trong nhưng năm 1970. Từ ban đầu có 7000 khách tham quan
đến năm 1973 là 12.000 khách, năm 1981 là 2.500 khách và năm 1989 đã thu hút
gần 42.000 khách. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc giảm
ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos. Nhưng với những biện pháp hữu
hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ
môi trường toàn cầu.. đã làm vực lại sự phát triển DLST ở đây.
Chuyến du lịch truyền thống ở đây là một chuyến đi chơi biển bằng tàu thủy
kéo dài một tuần đến các điểm du lịch khác nhau. Những năm gần đây Galapagos
phải tiếp ngày càng tăng lượng khách tới thăm, các nhà điều hành đã rất linh hoạt,
ngoài tour Du lịch truyền thống thì họ đã tổ chức các tour ngắn ngày hơn, thậm chí
là 1 ngày, để phù hợp hơn với các đối tượng khách khác nhau. Nhìn chung các hoạt
động đã đem lại lợi nhuận cao cho VQG Galapagos và cộng đồng người dân ở đây.

Hiện có 6 Du thuyền, bốn tàu thủy (chở được từ 34 người đến 90 người), 75 thuyền
máy lớn và 10 thuyên buồn... những năm gần đây nhu cầu cấp phép hoạt động
thuyền du lịch ở đây là rất lớn, đã có nhiều bất cập xảy ra trong hoạt động này song
Ban quản lý VQG và chính phủ Equador đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn
chế phù hợp số lượng thuyền hoạt động. Với nguồn thu 40 USD lệ phí vào VQG và
nguồn phí từ các hoạt động của các nhà điều hành du lịch được dùng để phục vụ
cho các hoạt động của Vườn và hỗ trợ các hoạt động bảo tồn ở các khu bảo tồn khác
ở Equador, đây là những đóng góp đáng kể mà khơng phải các VQG khác trên thế
giới làm được. Hiện nay thì Galapagos đang được coi là mỏ vàng của Equador .
Một số kinh nghiệm của việc phát triển DLST ở VQG Galapagos:
+ Các hoạt động dịch vụ VQG đã được tổ chức tập huấn cẩn thận và được
cấp chứng nhận cho các hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên này sẽ đi cùng với tất
cả các đồn tham quan, vừa đóng vai trị hướng dẫn vừa kiểm sốt các hoạt động
khơng tốt cho môi trường của khách du lịch.


7

+ Phương tiện tham quan là đa phần bằng thuyền, các dịch vụ ăn nghỉ điều ở
trên thuyền phần nào đã giảm tác động vào các khu vực tham quan của khách. Khu
tham quan thường ngắn và có ranh giới rõ ràng. Các hành trình của chuyền tham
quan điều được cố định và không được vào các khu vực chưa bị xâm nhập của các
loài nhập nội.
+ Các phương tiện hoạt động dịch vụ ở VQG điều kiểm soát và cấp phép khá chặt chẽ.
+ Các hoạt động của VQG điều được phân vùng quản lý và có chiến lược
quản lý các hoạt động DLST.
- DLST ở KBT Annapurna [28]
KBT Annapurna, Nê Pan được bao bọc bởi các ngọn núi thuộc loại cao nhất
thế giới. Là một khu vực có các điều kiện tự nhiên rất khác biệt. Do các điều kiện
khí hậu khác nhau, từ cận nhiệt đới tới ôn đới, sa mạc và khô khu vực này được

thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tuyệt vời cho các loài động, thực vật quý
hiếm phát triển như loài Báo tuyết, Cừu xanh, hơn 100 chủng loại Phong lan và là
một trong các khu rừng Đỗ quyên lớn nhất thế giới. Phần lớn dân cư sống ở đây là
tá điền, sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong khu vực và phát
triển các hệ thống quản lý truyền thống của riêng họ.
Trong vòng hai thập kỷ qua các hoạt động du lịch được triển khai ở vùng này
và phát triển một cách nhanh chóng đã làm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây bị
khai thác tới mức giới hạn và KBT đã rơi vào bờ vực của sự khủng hoảng.
Hằng năm có hơn 36.000 khách ưa mạo hiểm đã tới Annapurna để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh và thưởng thức sự độc đáo của các bản sắc văn hóa
bản địa, tạo nguồn thu nhập lớn cho nhiều người ở cộng đồng địa phương, nhưng nó
cũng đã tạo nên một số vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Rừng bị chặt hạ để làm
nhiên liệu nấu ăn, sưởi ấm và làm nhà nghỉ, sự ô nhiễm nguồn nước, hệ thống xử lý
rác yếu đã làm rác lan tràn trên các tuyến đường và các khu có hoạt động du lịch,
cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh.
Hoạt động du lịch sinh thái là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ
chính của Nê Pan, nhưng lại khơng đếm xỉa đến những người dân địa phương.
Chính vì thế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch lại càng trở nên trầm
trọng. Trước những nhu cầu đó mà năm 1986 đã xuất hiện dự án xây dựng khu bảo


8

tồn Annapurna. Dự án đề cập đồng thời 3 khía cạnh chính là bảo tồn thiên nhiên,
phát triển nhân lực và quản lý du lịch.
Mục tiêu của dự án là bảo vệ mơi trường tự nhiên và văn hóa vùng
Annapurna vì lợi ích của 40.000 dân cư trong vùng cũng như du khách quốc tế,
song song với hoạt động nâng cao nhận thức về sự mong manh của Môi trường.
Các hoạt động đã chia ra làm 8 nhóm bao gồm bảo tồn rừng, các nguồn năng
lượng thay thế, giáo dục bảo tồn, quản lý du lịch, phát triển cộng đồng, sức khỏe và

vệ sinh cộng đồng, các ủy ban quản lý cộng đồng, nghiên cứu.
Kết quả dự án sau 5 năm thực hiện, khắp nơi trên vùng Annapurna đã chứng
kiến sự thay đổi theo chiều hướng tốt trong việc bảo vệ mơi trường, văn hóa bản địa
được gìn giữ, mức sống của người dân được nâng lên, khách du lịch có được cảm
giác tốt hơn khi các dịch vụ được nâng lên, mặt khác họ hiểu được rằng du lịch sinh
thái khơng chỉ là những trải nghiệm mà cịn giúp cho đời sống người dân ở đây,
giúp ích cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường.
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mơ hình Du lịch Sinh
thái ở các VQG trên thế giới.
Qua việc tìm hiểu hoạt động DLST ở các VQG và khu BTTN trên thế giới,
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm khi tiến hành hoạt động DLST ở VQG của
Việt nam nói chung và VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng.
+ Du lịch sinh thái phải được nhận thức một cách đầy đủ, phải được xem là
công cụ thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, bảo tồn để phát triển,
phát triển không đe dọa đến lợi ích của các thế hệ mai sau;
+ Cần thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển. Giáo dục
tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử
dụng tài nguyên đến các tầng lớp nhân dân.
+ Tại các Vườn quốc gia nhưng du lịch sinh thái vẫn mới mẻ và có vị trí độc
lập. Chính vì thế trong việc đánh giá tài nguyên, nghiên cứu thị trường, chiến dịch
quảng bá, chia sẻ lợi ích cộng đồng, phát triển chuỗi giá trị, đào tạo nhân lực, chính
sách đầu tư phát triển... cũng cần có phương pháp tiếp cận riêng.
+ Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa
phương để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính


9

thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và
hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm

đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án.
+ Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch.
Thu nhập du lịch phải được sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng
đồng địa phương, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ, cịn đa
số người dân địa phương khơng được hưởng lợi gì từ việc phát triển DLST.
+ Diễn giải và giáo dục môi trường là không thể xem nhẹ mà cần phải quan
tâm đầu tư đúng mức, nếu không sẽ đi chệch mục tiêu và trái nguyên tắc du lịch
sinh thái, có thể nó khơng trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế;
+ Nhãn hiệu hàng hóa của các khu vực tự nhiên cần được phát huy, dựa vào
danh hiệu và tiêu chuẩn sạch, tiêu chuẩn bền vững. Làm tốt điều này sẽ đem lại
nhiều cơ hội cho người dân bản địa và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST là cơ sở để triển khai và khai thác các loại hình DLST.
Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã từng bắt đầu từ những
năm 50 của thế kỷ 20[40]. Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên du lịch
sinh thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn
du lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khả năng chi trả tự
nguyện của du khách thông qua tiền vé tham quan. Du khách đi du lịch tại những
khu cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giải trí và thư giãn sau
những ngày làm việc căng thẳng [42].
Theo Clawson và Knelsch(1985) thì tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tự
nhiên làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích du lịch
phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sự phát
triển bền vững về kinh tế xã hội của khu vực [20]. Trên quan điểm này, những nơi
có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồn thiên
nhiên, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thực vật.
Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tài nguyên
DLST gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn, nếu xét trên
cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phân thành phần tài



10

nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh; còn nếu xét trên cơ sở
động cơ đi du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyên DLST nghỉ dưỡng, tài
nguyên DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyện sức khỏe và loại hình tài
nguyên DLST phong cảnh.
Theo Yuan shu Qi (2004), dựa trên đặc điểm phân bố của tài nguyên DLST
trong không gian đã phân tài nguyên DLST thành 5 loại hình tài nguyên gồm: tài
nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST biển, tài nguyên DLST sông hồ, tài nguyên
DLST đất ngập nước, tài nguyên DLST thảo nguyên.
Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể thấy nhận thức
về tài ngun DLST vẫn cịn có những điểm chưa thống nhất. Song đa số đều đề
cập đến các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên.
Theo quan điểm của chúng tơi, thì tài ngun DLST ở đây không chỉ đơn
thuần là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó bao hàm tất cả các
nhân tố sinh thái và hiện tượng sinh thái như chuỗi thức ăn, tính đa dạng sinh học,
sự biến đổi cảnh quan theo thời tiết... có khả năng hấp dẫn du lịch.
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
1.2.1 Một số khái niệm:
Luật Du Lịch (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ:
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.


11

- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Du lịch địa chất: là một loại hình du lịch cung cấp cho khách du lịch,
khách tham quan những thông tin, những kiến thức về cơ chế hình thành, lịch sử
phát triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kỳ thú, những sản phẩm của tự nhiên
được hình thành bởi các quá trình nội sinh và ngoại sinh. (Nguyễn Địch Dỹ).
- Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn
nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc
tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung
cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.
- Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung
ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.
1.2.2. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15
độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ
biển, hàng ngàn hòn đảo…, giàu có về đa dạng sinh học trên lãnh thổ, là nơi sinh

sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn
hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Mặc dù có
tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu,
còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử
dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch [31]. Cơng tác nghiên cứu, điều tra
cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.


12

Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành du
lịch nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch
Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát
triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động du lịch sinh thái của Việt
Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Hội nghị đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh
thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm
bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho
các nỗ lực bảo tồn”[38].
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay
nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như
giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên
một cách bền vững” [25].
Trong luật du lịch năm 2005, đã định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là

hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt
động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng
dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành, như
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23 về hướng dẫn thực hiện
Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các loại rừng, Quyết định số
104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu BTTN. Năm 2002, mô


13

hin
̣ sinh thái đươ ̣c triể n
̀ h sử du ̣ng môi trường rừng đă ̣c du ̣ng để phát triể n du lich
khai thí điể m ta ̣i Vườn Quố c gia Ba Vì theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Kế t quả sau 6 năm thực hiê ̣n cho thấ y mô hình thí điể m đã có
những tác đô ̣ng tić h cực, như giảm áp lực cho công tác bảo vê ̣ rừng, ta ̣o cơ hô ̣i khôi
phu ̣c nghề truyề n thố ng và giải quyế t công ăn viê ̣c làm ta ̣i điạ phương, qua đó giảm
tỉ lê ̣ đói nghèo…Tuy vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng được phần nào
nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Mặc dù đã có một số chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lý
hoạt động DLST ở các VQG, nhưng cho đến nay hoạt động DLST chủ yếu vẫn do
các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến được với
những cộng đồng địa phương một cách đầy đủ.
* Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTN ở Việt nam

Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam là khái niệm khơng
cịn mới mẻ, Vườn quốc gia Cúc Phương có lẽ là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt
Nam thực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huy được hiệu quả của loại
hình này đặc biệt đối với bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức
và tạo điều kiện nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Các hoạt động DLST ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam chủ yếu là nghiên
cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan hang động, tìm hiểu đời sống động thực
vật hoang dã và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, du khách đến các VQG mới chỉ tiếp
cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, và một số lồi cơn trùng [39].
Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như
Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím ....vào ban đêm. Tại Cúc Phương và Tam
Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham
quan. Khu cứu hộ các loài Linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tại VQG Cúc
Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách du lịch.
Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ
sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh thái rừng
ngập mặn là nơi cư trú của hàng trăm loài chim. Khu BTTN Vân Long (Ninh Bình)
bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng rừng trên núi đá vơi với
lồi Voọc quần đùi q hiếm và các loài chim nước như Sâm cầm. VQG Tràm chim


14

là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ
đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm [39].
Năm 2005: “Bản đồ du lịch sinh thái của Việt Nam”, đây là lần đầu tiên một
bản đồ chi tiết về du lịch sinh thái ở Việt Nam được xuất bản, Chương trình Hỗ trợ
bảo tồn Việt Nam – FFI thực hiện. Bản đồ được trình bày dưới dạng một cuốn sách
hướng dẫn về thiên nhiên Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh chụp phong cảnh và
động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lượng khách đến các KBTTN
Việt Nam còn rất thấp. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí
khu DLST ở Việt Nam (2009)[....] thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và
KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống
kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên có những điểm
thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là KBTTN đất ngập nước Vân Long
với trên 82,3% (40,000 khách) lượng khách đến tham quan du lịch là khách quốc tế.
Một số mơ hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở Bản Khanh (VQG
Cúc Phương), Bản Pác Ngịi (VQG Ba Bể), thơn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ
Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa
thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng
chất lượng và số lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương,
Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng Trung tâm du khách/Trung tâm thông
tin và các đường mịn thiên nhiên có các biển diễn giải. Nhiều khóa tập huấn về
DLST và giáo dục mơi trường đã được các dự án, các tổ chức quốc tế (JICA, WWF,
IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các
đối tượng liên quan.
Dựa vào tiêu chuẩn của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù đã
có những hoạt động du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ
là du lịch thiên nhiên. Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường chưa quan tâm đúng
mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Lợi ích từ hoạt động du lịch cịn ít,
chưa hỗ trợ được nhiều cho cơng tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương.
* DLST tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


15

Động Phong Nha đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng từ năm
1920 - 1930, Thời Pháp thuộc, Phủ Tồn quyền Đơng Dương đã bắt đầu tổ chức du

lịch đến Phong Nha, hoạt động này do tổ chức du lịch thuộc địa tại Đông Dương
thực hiện. Năm 1937, Phịng Du lịch của tồ Khâm sứ Pháp đặt tại Huế đã cho xuất
bản một tờ gấp giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình, trong đó có động Phong Nha
và tuyến du lịch này đã được xếp vào hàng thứ hai ở Đông Dương [29].
Năm 1995 Ban Quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập,
cịn được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động
Phong Nha. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán
hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.
Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế
giới, để thống nhất về mặt quản lý, kể từ thời điểm này các hoạt động du lịch tại đây
do Ban quản lý VQG PN-KB quản lý, trực tiếp là Trung tâm Du lịch VHST, đơn vị
trực thuộc BQL Vườn. Ban quản lý VQG được giao quản lý các hoạt động du lịch
sinh thái trong khu vực nên dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động ảnh
hưởng tới Vườn quốc gia. Nhiều hình thức du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng
đồng đã được tổ chức thực hiện như thành lập đội thuyền vận chuyển du lịch và các
dịch vụ du lịch tại cộng đồng. Tổ chức khai thác du lịch hang động, sinh thái cảnh
quan, văn hóa lịch sử với sự tham gia tích cực và chia sẽ lợi ích của cộng đồng địa
phương. Tuy vậy, hoạt động du lịch ở đây đã tuân thủ ngun tắc du lịch sinh thái
hay khơng, điều đó cần phải nghiên cứu sâu thêm.
1.2.3. Tài nguyên Du lịch sinh thái
(1) Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại
thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân
văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội [40].
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du
lịch nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị
văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.



16

Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài
nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói
riêng thì nó được xem là tài nguyên du lịch sinh thái [38].
(2) Loại hình tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái có thể chia làm 2 nhóm, tài nguyên du lịch tự
nhiên (Địa hình -Khí hậu- Nguồn nước- Sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn
(các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc, lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc
học, các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác).


17

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá được thực trạng tài nguyên và đề
xuất chiến lược khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị Vườn quốc gia, đáp ứng nhu cầu du khách và phát triển KTXH
địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
1. Chỉ ra được các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, nhấn
mạnh các giá trị tiềm năng tài nguyên DLST tự nhiên chưa được khai thác;
2. Đề xuất các chiến lược khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phù hợp với chiến lược phát triển ngành

và kinh tế xã hội của địa phương
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái trên Thế giới và Việt nam;
2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng tài nguyên DLST thiên nhiên và nhân
văn tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; trong đó nhấn mạnh tài nguyên Du lịch sinh
thái tự nhiên;
3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG PN-KB;
4. Xây dựng đề xuất chiến lược khai thác DLST tại Vườn quốc gia PN-KB.
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng
Tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm:
- Tài nguyên DLST tự nhiên gồm Tài nguyên sinh vật, sông suối, hệ thống
kaster và hang động, cảnh quan thiên nhiên;
- Tài nguyên sinh thái nhân văn gồm Di tích lịch sử, văn hóa bản địa;
- Các loại hình và hoạt động du lịch sinh thái.


×