SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ HỌC THỰC HÀNH VẬT LÝ CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Trần Mạnh Dương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực: Thực hành Vật lý
0
THANH HÓA NĂM 2016
1
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ........
I. Lời nói đầu...
2
II. Thực trạng vấn đề....
3
B.
C.
trang
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...
3
I. Cơ sở lý luận...
3
I.
5
Các bước thực hiện...
1. Phương án thực hành hiện nay...
5
2. Phương án thực hành tạo hứng thú cho học sinh....
6
3. Giáo viên & tài liệu hướng dẫn thực hành....
8
KẾT LUẬN
9
1. Kết quả.....
9
2. Hướng phát triển....
11
3. Kiến nghị & đề xuất....
11
2
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ HỌC THỰC HÀNH VẬT LÝ CHO HỌC SINH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU.
Thực hành là một trong những yếu tố không thể thiếu ở hầu hết tất cả các môn
học, đặc biệt là môn học vật lý. Thực hành là phần hữu cơ của quá trình dạy học ở
các trường phổ thơng. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là yêu cầu cấp
bách ở tất cả các cấp học, đặc biệt là các trường THPT, THCS. Tuy nhiên sự đổi
mới PHDH & thực hiện các giờ học thực hành trong dạy học vật lý ở các trường
THPT chưa được chú trọng, thường xuyên ở nhiều giáo viên và cịn có nhiều hạn
chế.
Một nhược điểm trong việc giảng dạy vật lý ở phổ thông lâu nay được nhiều
văn bản, nhiều hội thảo & nhiều người quan tâm đánh giá là ‘’Dạy chay’’, thiếu thí
nghiệm, thiếu thực hành, một số trường có thí nghiệm thì cũng chưa đáp ứng được
yêu cầu của chương trình. Nhược điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
học tập của các em học sinh nói riêng và kết quả đào tạo của các trường nói chung.
Bản thân tơi là giáo viên Vật lý giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi
nhiều năm, tôi đã nắm bắt được việc học sinh khơng có hứng thú trong các bài thực
hành như thế nào. Đúc kết từ thực tế, phối kết hợp với việc vận dụng sáng tạo các
trang thiết bị dạy học hiện có với các thiết bị tự làm có hiệu quả nhằm:
“ Nâng cao chất lượng giờ học thực hành Vật lý cho học sinh’’
Để làm rõ vấn đề này, tôi dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học
vật lý ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi, dựa trên việc sử dụng các TBDH hiện có và
việc làm thêm TBTN của giáo viên vào các bài giảng & các giờ thực hành tạo hứng
thú học tập cho học sinh đáp ứng được mục tiêu đổi mới PPDH tích cực.
3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Giáo viên vật lý ai cũng biết rằng vật lý học là một bộ môn khoa học thực
nghiệm. Đặc biệt chương trình vật lý ở phổ thông các khái niệm, các định luật đa số
được xây dựng từ thực nghiệm hoặc điều được kiểm chứng bằng thực nghiệm, do
đó việc giảng dạy vật lý ở phổ thông không thể thiếu phần thực nghiệm. Nhưng tại
sao ở phổ thơng hiện nay phần thí nghiệm trong chương trình vật lý chưa được
thực hiện đầy đủ theo tơi có các nguyên nhân sau:
- Trang thiết bị thí nghiệm hiện nay ở các trường phổ thơng cịn thiếu về số
lượng kém về chất lượng mà khơng đồng bộ, ít trường phổ thơng được một phịng
thí nghiệm riêng đa số đều chung với thí nghiệm hóa học sinh học hoặc thư viện.
- Đa số giáo viên quen với việc dạy chay, ngại làm thí nghiệm vì vất vả và tốn
thời gian.
- Trong kỳ thi Tốt Nghiệp Quốc Gia cịn đang ít phần thí nghiệm cho nên việc
học bằng thí nghiệm khơng trở thành yêu cầu bức xúc của giáo viên và học sinh.
- Một số giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiến hành thí nghiệm vật lý.
Đây là vấn đề khá phổ biến hiện nay cần được quan tâm đúng mức, nó giải thích tại
sao một số trường có dụng cụ thí nghiệm nhưng vẫn khơng tổ chức được thí
nghiệm hoặc khơng chú trọng đến việc làm đồ dùng dạy học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN .
Để nâng cao chất lượng các giờ học thực hành làm cho các giờ thực hành
hấp dẫn được học sinh, thu hút được học sinh và học sinh thu nhận được kiến thức
bổ ích sau mỗi buổi thí nghiệm đòi hỏi chúng ta phải quan tâm phải suy nghĩ tìm
cách nào có hiệu quả nhất.
4
Trong những năm qua nhà trường đã tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất của
các phịng thí nghiệm cùng với sự chỉ đạo cương quyết của ngành và sự nỗ lực của
các cán bộ giáo viên nên các phịng thí nghiệm đã khá hơn trước rất nhiều. Chương
trình thí nghiệm được tiến hành nghiêm túc phù hợp với việc giảng dạy lý thuyết
việc tổ chức thi hết môn đã được tiến hành đúng quy chế và quy định của nhà
trường kết quả là học sinh ra trường có kiến thức thực hành tốt hơn, học sinh tự tin
hơn .
Thực tế cho thấy vẫn cịn đó nhiều giáo viên tâm huyết, yêu nghề, vẫn mệt mài
với các bài dạy có thí nghiệm để cho các tiết học thêm sinh động, tạo hứng thú học
tập cho các em học sinh. Điều đặc biệt là các em học sinh vẫn rất cần các tiết dạy
có thực hành. Các em học sinh mong mỏi khát khao được thấy thầy cô biểu diễn
thực hành trong các tiết dạy và cần hơn nữa là được chính tay các em làm thực
hành. Các em cũng chính là động lực, là niềm tin để cho các thầy cơ có hứng thú
trong các bài dạy có thực hành. Nếu TBTN còn thiếu hay cơ sở vật chất nhà trường
chưa đáp ứng được các bài thực hành thì các thầy cô phải là người tạo ra các TBTN
tự làm & tìm mọi cách để các em học sinh có được đầy đủ các buổi thực hành, tạo
cho các em có hứng thú trong học tập.
Từ thực tế giảng dạy các mơn thực hành thí nghiệm & để có thể nâng cao chất
lượng giờ thực hành thì cần phải:
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị thí nghiệm hiện đại hơn đồng bộ hơn để kết quả
thí nghiệm chính xác hơn có độ tin cậy cao hơn từ đó học sinh tin tưởng vào kết
quả thí nghiệm và hứng thú học tập hơn.
- Trên cơ sở những thiết bị hiện có, khai thác hết chức năng tác dụng của thiết bị
làm sao cho đạt kết quả cao hơn.
- Đổi mới tài liệu hướng dẫn thí nghiệm và phương pháp hướng dẫn thí nghiệm.
5
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
1. Phương án thực hành hiện nay.
Hiện nay các bài thực hành Vật lý điều có các bước chung là để xác định một
đại lượng nào đó hoặc khảo sát một hiện tượng nào đó ta phải trình bày cơ sở lý
thuyết hay nguyên tắc hoạt động của một thiết bị cụ thể và hướng dẫn đo các đại
lượng cần thiết sau đó dựa vào cơng thức tính tốn để dẫn đến kết quả.
Thực hành:
Xác định một đại lượng vật lý
Cơ sở lý thuyết
Dụng cụ thí nghiệm
Các bước tiến hành
Báo cáo kết quả theo mẫu
Ví dụ:
+ Đo chiết suất của chất lỏng ta trình bày nguyên tắc cấu tạo của khúc xạ kế ABBE,
+ Để xác định bước sóng ánh sáng ta trình bày hiện tượng nhiễu xạ qua khe hẹp và
cách đo các đại lượng để xác định được bước sóng của ánh sáng.
Vì lẽ đó học sinh đến làm thí nghiệm khơng chuẩn bị trước cũng có thể làm
được. Học sinh chỉ làm sao biết được cách sử dụng dụng cụ đã bầy sẵn trên bàn
cách đo để lấy số liệu và lắp vào cơng thức tính ra kết quả. Học sinh học bị động,
dễ chán khi làm thí nghiệm & hiệu quả giờ học không cao.
6
2. Phương án thực hành tạo hứng thú cho học sinh.
Thực hành:
Xác định một đại lượng vật lý
Phương án 1: .........
H/S kê khai
các phương
án dựa vào
kiến thức đã
biết
Phương án 2:..........
Phương án 3:..........
………………………….
H/S đưa ra sơ đồ nguyên lý
cho từng phương án
H/S tìm thiết bị cần thiết
cho từng sơ đồ
Thầy & Trị thảo luận đưa
ra phương án thích hợp
Ví dụ: Để xác định bước sóng ánh sáng ta để cho học sinh đưa ra các
phương án khác nhau dựa vào các kiến thức đã biết như: dựa vào hiện tượng nhiễu
xạ qua khe hẹp, vân tròn Newton , hiện tượng giao thoa hay thí nghiệm
MaiKenXơn...
Mỗi cách như vậy dựa vào một lý thuyết riêng từ đó học sinh sẽ nghĩ ra sơ
đồ nguyên lý để đưa được bước sóng ánh sáng và sau đó vẽ được sơ đồ cụ thể và
tìm những thiết bị cần thiết trong từng sơ đồ. Giai đoạn này thầy và trò cùng thảo
7
luận lựa chọn phương án thích hợp nhất cả về mặt kiến thức lẫn thiết bị để tiến
hành thí nghiệm.
Trong tài liệu ta chỉ trình bày một phương án trong những phương án trên và
ta cũng cần nói rõ lý do chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Từ
đó mở ra cho học sinh biết có nhiều phương án để đạt được mục đích mình đề ra.
Nhưng tùy vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương án thích hợp với hồn cảnh và
u cầu của mình.
Người học phải suy nghĩ, sáng tạo tìm ra cách làm tối yêu để đạt được mục
đích. Làm như vậy sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh. Với cách này học
sinh không phải rập khuôn cứng nhắc tránh được tình trạng để đo bước sóng ánh
sáng thì phải dùng hiện tượng nhiễu xạ qua khe hẹp hoặc đo chiết suất chất lỏng thì
phải dùng khúc xạ kế ABBE. Với mỗi phương án như vậy ta đặt vấn đề với học
sinh là độ tin cậy của kết quả như thế nào và có cách nào để tăng độ chính xác lên
được hay khơng. Hay tìm những ngun nhân nào cần khắc phục để các hiện tượng
vật lý thể hiện rõ bản chất dễ nhận biết nhất, những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều
nhất đến kết quả từ đó lựa chọn phương án khắc phục.
Với một phương án thí nghiệm hợp lý thì kết quả phụ thuộc vào các nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Phải tìm cách hạn chế tối đa các ảnh hưởng này và phải sử
dụng các kiến thức về phép tính sai số để đưa đến kết quả tin cậy.
Bằng cách này học sinh từ chỗ là người bị động thực hiện các phép đo đạc
được chuẩn bị sẵn thì nay trở thành người tự xây dựng phương án thí nghiệm, lựa
chọn phương án thích hợp với điều kiện của mình, chủ động lựa chọn các thiết bị
phù hợp và tiến hành thí nghiệm một cách tự tin. Học sinh cũng sẽ rút ra được
những nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến kết quả và cách giảm bớt các sai số của
các phép đo. Để làm việc đó học sinh phải huy động tất cả sự hiểu biết của mình và
phải đọc thêm các kiến thức của liên quan nên đã khắc sâu được kiến thức cũ và
lĩnh hội được các kiến thức mới. Kết quả của học sinh làm được là của chính học
8
sinh nên các em rất tự tin, dám mạnh dạn đặt ra các vấn đề khác để nghiên cứu.
Để đạt được kết quả tin cậy, học sinh phải tự suy nghĩ nhiều, làm đi làm lại nhiều
lần sao cho cái bản chất nhất của các hiện tượng vật lý được thể hiện và kết quả có
độ tin cậy cao nên học sinh tự rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng
để làm vật thí nghiệm.
3. Giáo viên & tài liệu hướng dẫn thực hành Vật lý.
Tài liệu hướng dẫn thực hành Vật lý của chúng ta nên đề ra mục đích của thí
nghiệm và yêu cầu học sinh tìm các phương án để đạt được mục đích đó và lựa
chọn một phương án thích hợp nhất để tiến hành thí nghiệm. Tài liệu lâu nay chỉ
nêu một phương án làm ví dụ . Cuối các bài thí nghiệm nên đặt ra các vấn đề về sự
tin cậy của kết quả tìm được, kết quả đó có được chấp nhận không, những yếu tố
nào đã ảnh hưởng đến kết quả và bằng cách nào để tăng độ tin cậy của thí nghiệm.
Trong q trình làm thực hành, giáo viên giúp học sinh giải đáp những thắc
mắc về kiến thức, giúp học sinh xây dựng các phương án có thể có và lựa chọn
phương án thích hợp, giúp học sinh nhận thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả bị sai
lệch và cách khắc phục chúng.
Như vậy giáo viên hướng dẫn thực hành và tài liệu đóng vai trị là người
“giúp đỡ’’, “cố vấn” cho học sinh tự làm và cùng với học sinh tiến hành thí
nghiệm để đạt được mục đích đã đề ra.
Bằng cách này ta đã biến quá trình học thực hành bị động thành quá trình
học chủ động hơn và kết quả sẽ tốt hơn về nhiều mặt, đặc biệt là khả năng thực
hành. Đây là cơ sở tốt giúp cho học sinh sau khi ra trường thực hiện các thí nghiệm
một cách chủ động, sáng tạo và cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở
các trường phổ thông.
9
C. KẾT LUẬN
2. Kết quả.
Thông qua các buổi thảo luận trong nhóm, trong tổ, các buổi thảo luận chun
mơn về việc sử dụng TBTN & tạo hứng thú thực hành vật lý cho học sinh đã được
cải thiện.
Giáo viên đã phối kết hợp với bộ phận chuyên môn, bộ phận thí nghiệm của
nhà trường đã tổ chức cho các em một sân chơi bổ ích tạo hứng thú học tập và làm
thí nghiệm thực hành, đáp ứng được nhu cầu đổi mới PHDH có tích cực.
Sau khi đưa mơ hình thí nghiệm tự làm của học sinh vào các bài giảng, các buổi
ngoại khóa, các buổi thảo luận. Các cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình
của tất cả các em học sinh và giáo viên. Qua đó cho chúng ta thấy học sinh rất
thích thực hành, có hứng thú với các kiến thức gắng liền với cuộc sống hiện tại.
Kết quả cho thấy:
- 100% học sinh yêu thích mơn thí nghiệm và thực hành vật lý
Sản phẩm TBTN tự làm của GV & HS trường THPT Nguyễn Thị Lợi
10
Buổi ngoại khóa làm tên lửa nước tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Cuộc thi phóng tên lửa nước tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Thấu kính viễn vọng tự chế của các em H/S trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Sản phẩm chế tạo phôi bằng nến của HS trường THPT Nguyễn Thị Lợi
11
3. Hướng phát triển.
-
Một nhà trường cần phải có đầy đủ trang thiết bị dạy học cho giáo viên và học
sinh như: phịng học bộ mơn, TBTN phải đầy đủ & được sử dụng thường xuyên.
Có như vậy nhà trường mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục & hoàn thiện đổi mới
PHDH tích cực ở tất cả các bộ mơn.
-
Có thể sử dụng “ Mơ hình TBTN tự làm của học sinh và giáo viên’’ để tổ chức
các buổi thực hành, ngoại khóa, các buổi thảo luận chuyên đề, rồi có cả các cuộc thi
KHKT đến tất cả học sinh & giáo viên trong nhà trường. Khi đó sẽ tạo được khơng
khí thi đua học tập đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH tích cực .
-
Từ các cuộc thi thực hành sáng tạo cấp nhà trường làm tiền đề lấy nguồn học
sinh và sản phẩm để tham dự các cuộc thi Khoa học kĩ thuật, cuộc thi Liên môn cấp
tỉnh & cấp quốc gia .
4. Kiến nghị & đề xuất.
Đề kiến với sở GD&ĐT với Bộ GD&ĐT trong chương trình phổ thơng có thêm
“mơn học thực hành & khoa hc k thut
Sầm sơn, tháng
5 năm 2016
Giáo viên viết sáng
kiến
XC NHN CA N V
Trần mạnh Dơng.
12