Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ung dung CNTT trong day hoc Dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHẦN NỘI DUNG
I- ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC ĐỊA LÝ


<i>1) Định hướng về phương pháp</i>


Về phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học
hiện có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các phương pháp dạy học
hiện đại như Phương pháp dạy học hợp tác, Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
…nhằm giúp học sinh biết cách học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có kiến thức cần
thiết, vừa rèn luyện được năng lực hành động.


Về hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng các hình thức tổ chức một cách
linh hoạt, phối hợp dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm nhỏ…


<i>2) Định hướng về thiết bị dạy học</i>


Các thiết bị dạy học địa lý là điều kiện, phương tiện và là nguồn tri thức
không thể thiếu được trong q trình học tập của học sinh . Thơng qua hoạt động
với các thiết bị, học sinh tiếp cận được với hình ảnh mơ phỏng thực tế, rèn luyện kỹ
năng xử lý thơng tin…hướng tới việc hình thành năng lực cần thiết của người lao
động mới. Các thiết bị dạy học địa lý thường được sử dụng, gồm: mẫu vật, mơ
hình,; bản đồ, átlát, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu; các thiết bị nghe nhìn; …


<i>3) Định hướng về đánh giá kết quả học tập</i>


Yêu cầu của việc đánh giá là phải tồn diện, khách quan, chính xác và có tác
dụng điều chỉnh hoạt động dạy học, động viên sự cố gắng học tập của học sinh.


Các yêu cầu của chương trình cần được đánh giá phải bao gồm kiến thức, kỹ
năng bằng việc tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra. Cần kết hợp các loại hình


kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.


II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ


<i>1) Quan niệm dạy và học theo Công nghệ thông tin</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo nghĩa của CNTT là Phương pháp làm
tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.
Theo nghĩa hẹp, Công nghệ Giáo dục Đào tạo được hiểu là: việc dạy và học được
thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện, các công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
Các cơng nghệ này có tính chuyển giao cho người khác. Trong số các phương tiện
và cơng nghệ đó, CNTT có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sáng tạo nhất đối với Công
nghệ giáo dục. Theo nghĩa rộng, như UNESCO định nghĩa: “là tập hợp gắn bó chặt
chẽ những phương pháp, phương tiện và kỹ thuật học tập và đánh giá, được nhận
thức và sử dụng tuỳ theo những mục tiêu đang theo đuổi và có liên hệ với những
nội dung giảng dạy và những lợi ích của người học: đối với người dạy, sử dụng một
cơng nghệ giáo dục thích hợp có nghĩa là biết tổ chức quá trình học tập và đảm bảo
sự thành cơng của q trình đó”


<i>2) Các phương pháp và công nghệ dạy học mới</i>


Hiện nay việc giảng dạy vẫn chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền
thống với phấn và bảng, với việc thầy chép lên bảng, trò chép vào vở, thầy thuyết
giảng một chiều, độc thoại…Phương pháp này có một số nhược điểm và kém hiệu
quả trên các phương diện:


- Thời gian, lãng phí vì mất nhiều thời gian chép bai cả thầy và trò, đặc biệt
là mỗi khi có hình vẽ phức tạp;



- Hiệu quả truyền đạt thông tin bài giảng không cao, lượng thơng tin qua viết
bảng cịn ít;


- Kém sinh động vì ít có hình vẽ minh hoạ, thiếu cụ thể…,vì hình vẽ khơng
diễn tả hết nội dung mn hình mn vẻ của thiên nhiên.


Vì vậy, để giảng dạy mơn học, nói chung chúng ta nên có và nên chuẩn bị cả
phần truyền thống và phần cơng nghệ mới, đó là:


Phần truyền thống, bao gồm: bài giảng, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,
các bài tập, bài thực hành…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>3) Các tiêu chí giáo dục mới nhờ công nghệ thông tin</i>


Mục tiêu giáo dục và đạo tạo hiện nay có nhiều biến đổi phù hợ với nhu cầu
hiện đại trong xã hội cơng nghiệp hố như: phải tranh thủ thời gian học tập, cập
nhật khiến thức mới…Khẩu hiệu giáo dục cho tương lai gần sẽ là: Học ở mọi nơi;
Học ở mọi lúc; Học suốt đời; Dạy cho mọi người và với mọi trình độ tiếp thu khác
nhau. Mục tiêu này sẽ không thể thực hiện được nếu khơng có sự hỗ trợ của CNTT.
<i>4) Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới giáo dục</i>


Công nghệ thơng tin đã làm thay đổi vị trí của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học:


- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không chỉ đơn thuần là
người phát thông tin vào đầu học sinh.


- Học sinh có thể lấy thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau: sách, Internet,
CD-ROM…



- Học sinh phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không chỉ đơn thuần
nhận thông tin một cách thụ động.


- Thầy giáo cũng đóng vai trị là người học thường xun vì sự nâng cao dân
trí của chính mình, với mạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong
việc thu thập thông tin, tư liệu, trao đổi kinh nghiệm …


III- ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ LỚP 11
<i>(Dạy bài Trung Quốc, tiết 48 bằng giáo án điện tử)</i>


1) Nội dung và các bước tiến hành dạy tiết 48, bài Trung Quốc - Địa lý lớp 11
THPT bằng giáo án điện tử


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Quốc kỳ Chủ tịch nước


Vạn lý Trường thành


Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết những hình ảnh này là của nước nào.
Sau khi học sinh trả lời là Trung Quốc, giáo viên khẳng định và giới thiệu khái
quát: tổng số tiết của bài (5), từ tiết 40 đến tiết 45 (nêu nội dung của từng tiết), vị trí
của tiết 40 (tiết đầu tiên của bài).


Phần giảng bài mới


Hoạt động 1: Giáo viên lần lượt chiếu lên màn hình các nội dung để giới thiệu một
số nội dung khái quát cần thiết về Trung Quốc:


TRUNG QUỐC


(Cộng hồ nhân dân Trung Hoa)


Diện tích: 9,6 triệu Km2


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thủ đơ: Bắc Kinh


Thu nhập bình quân: 940 USD/người (2002)
Ngày quốc khánh: 1-10- (1949)


Ngày đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 18-1-1950
Là thành viên của WTO ngày 10-11-2001


I- Vị trí địa lí và lãnh thổ
Hoạt động 2:


- Bước 1: Giáo viên chiếu bản đồ các nước trên thế giới lên màn hình, xác định vị
trí địa lí, giới hạn của Trung Quốc trên bản đồ:




Bản đồ các nước trên thế giới


Tiếp đó yêu cầu một học sinh lên xác định lại và nêu các đặc điểm và ý nghĩa
của vị trí địa lý Trung Quốc (rộng thứ mấy trên thế giới? nằm ở châu lục nào, khu
vực nào, giáp giới, thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?)
Bước 2: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn xác kiến thức (chiếu lên màn hình) nội
dung như sau:


- Trung Quốc nằm ở phần Trung và Đông Á
- Lãnh thổ rộng lớn (thứ 3 thế giới)


- Phía Bắc, Nam, Tây giáp với 14 nước, đường biên giới dài 17.000km


- Phía Đơng giáp biển


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

II- Trung Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế


<i>1) Thiên nhiên đa dạng nhưng có sự khác nhau giữa 2 miền Đơng và Tây</i>


Phần này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (mỗi bàn
một nhóm) và chơi trị chơi tiếp sức. Thực hiện như sau:


Bước 1- Giáo viên chiếu nội dung câu hỏi sau lên màn hình, yêu cầu cả lớp
cùng theo dõi: Đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên Trung Quốc (chiếu lên màn
hình, xác định ranh giới Đông-Tây) và quan sát các tranh ảnh về địa hình trên màn
hình, hãy điền các nội dung chính (dạng địa hình, tên dãy núi, đồng bằng, tên sông,
loại tài nguyên, ý nghĩa kinh tế) vào bảng sau đây:


Miền Tây Miền Đơng


Địa hình
Khí hậu
Sơng ngịi


Các tài ngun chính


Khả năng để phát triển kinh tế


Bước 2- Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách chơi trò chơi tiếp sức:
mỗi dãy bàn tìm hiểu và trình bày về một miền (dãy bàn phía đơng – tìm hiểu Miền
Đơng; dãy bàn phía Tây, tìm hiểu Miền Tây). Mỗi bàn của một dãy chỉ tìm hiểu và
trình bày về một nội dung (bảng 1) theo thứ tự từ trên xuống dưới trong thời gian 1
phút. Sau đó mỗi bàn cử một đại diện lên ghi nội dung của bàn mình lên bảng của


lớp học (do giáo viên kẻ sãn trong thời gian các bàn thảo luận) . Hai dãy bàn cùng
thực hiện trong thời gian 5 phút, bắt đầu từ bàn đầu tiên của dãy cho đến hết nội
dung, dãy nào xong trước và đúng nhiều sẽ là đội thắng cuộc và được nhận phần
thưởng là một tràng vỗ tay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Địa hình miền Tây Trung Quốc


Địa hình miền đơng Trung Quốc (Cao ngun đất hồng thổ)


Địa hình miền đơng Trung Quốc (đồng bằng)
Bước 3- Thực hiện trò chơi.


Bước 4- Đánh giá: Giáo viên chiếu nội dung các thông tin phản hồi lên màn
hình, học sinh so sánh với phần trình bày của mình, tự đánh giá kết quả.


Phiếu thơng tin phản hồi
Miền Tây


- Chủ yếu là núi và cao nguyên cao (An
Tai, Thiên Sơn, Côn Luân, Tây Tạng)
- Khí hậu: từ cận nhiệt đến ơn đới lục
địa rất khắc nghiệt


- Ít sơng, chỉ có sơng Ta Rim, thượng


Miền Đông


- Chủ yếu là đồng bằng: Đông



Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa
Nam


- Khí hậu: từ cận nhiệt đến ôn đới


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

lưu của một số sơng lớn.


- Tài ngun: khống sản, đồng cỏ, thuỷ
năng (thế mạnh)


<i>Khó khăn trong việc phát triển kinh tế</i>
<i>và cư trú</i>


- Nhiều sơng lớn: Liêu Hà, Hồng


Hà, Trờng Giang, Tây Giang


- Tài nguyên: Khoáng sản, đất


(phù sa, hoàng thổ), biển


<i>Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, và</i>
<i>cư trú</i>


<i>2- Đặc điểm dân cư và xã hội</i>
a) Số dân và sự gia tăng dân số


Để học sinh có thể tự tìm ra được đặc điểm dân cư của Trung Quốc, vừa rèn
luyện được kỹ năng phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu giáo viên vận dụng


phương pháp: Hướng dẫn học sinh khai kiến thức từ biểu đồ và bảng số liệu. Trước
hết giáo viên tự vẽ và sưu tầm các biểu đồ, bảng số liệu sau đây để sử dụng trong
bài giảng:


Bảng 1-Tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc (%)


Năm 1999 2002 2005


Tỉ lệ gia tăng dân số 1,3 0,64 0,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu, học sinh trả lời và giáo viên chuẩn kiến
thức:


- Tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc có xu hướng giảm, hiện nay có mức tăng
dân số thấp hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và châu Á (1,3%). Nguyên
nhân: thực hiện triệt để chính sách dân số “Buộc mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1 con”
- Hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân số: giảm được gia tăng dân số
như-ng lại mất cân đối về giới tính (nam nhiều hơn nữ) ảnh hưởnhư-ng lớn đến việc phát
triển kinh tế – xã hội.


- Số dân đông: năm 2005 có 1,3 tỉ người, đơng nhất thế giới, nguồn lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; Là gánh nặng đối với việc phát triển nền kinh tế và
xã hội


b) Sự phân bố dân cư


Để học sinh nắm được phần này, giáo viên hướng dẫn tìm hiểu SGKvà nhận
xét biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc.


- Trên lãnh thổ:



+ Tập trung đông ở miền Đông (90% dân số của cả nước)
+ Thưa thớt ở miền Tây (10% dân số cả nước)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Lao động trong nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhưng có xu hướng giảm


Lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên thể hiện trình độ phát
triển kinh tế của Trung Quốc đang được nâng cao, Trung Quốc đang chuyển từ một
nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp .


- Giữa thành thị và nông thôn:


Tỉ lệ dân thành thị thấp, năm 2005 khoảng 25%, thấp hơn mức trung bình thế
giới (48%), nhưng Trung Quốc có nhiều thành phố đơng dân, đơng nhất là Thượng
Hải


<i>Tóm lại</i>:Trung Quốc là một nước có lãnh thổ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong
phú; dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn – Đó là
những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.


Miền có tiềm năng lớn nhất của Trung Quốc là miền Đông
Phần củng cố bài


Giáo viên sử dụng các bản đồ, biểu đồ để hệ thống lại nội dung bài dạy
Phần đánh giá


Sau phần củng cố, giáo viên phát phiếu học tập nội dung như sau:
1) Trả lời các câu hỏi sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Đáp án: 4 con sông lớn của Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:


1) Liêu hà 2) Hoàng Hà 3) Trường Giang 4) Tây Giang


<i>Câu 2</i>: Kể tên các đồng bằng lớn của Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam?
Đáp án: Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, có các đồng bằng sau:


1) Đồng bằng Đông Bắc 2) Đồng bằng Hoa Bắc
3) Đồng bằng Hoa Trung 4) Đồng bằng Hoa Nam
1) Hãy chọn phương án em cho là đúng trong các câu sau:


<i>Câu 3</i>: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là ở đặc
điểm nào sau đây?


a) Địa hình b) Khí hậu c) Sơng ngịi d) Khống sản
Đáp án: a
<i>Câu 4</i>: Chính sách dân số của Trung Quốc hiện nay là:


a) Khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1 con
b) Khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 2 con
c) Buộc mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1 con


d) Buộc mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 2 con


Đáp án: c
<i>Câu 5</i>: Thế mạnh của miền Tây Trung Quốc là:


a) Khai thác khoáng sản
b) Thuỷ điện


c) Chăn nuôi
d) Cả 3 thế mạnh



Đáp án: d
2) Kết quả học tập của học sinh


Kết quả bài kiểm tra 5 phút của học sinh cuối tiết học
Năm học 2005 – 2006 và 2006 – 2007


Năm học


Tổngsố
H.S


Điểm <5 <=5Điểm<=7,5 Điểm 8,9,10


SL % SL % SL %


2005 -2006 255 4 1,8 203 79,6 48 18,8


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Qua kết quả trên cho thấy, chất lượng giờ học được nâng cao, việc tiếp thu
bài của học sinh nhanh hơn (tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi
năm sau cao hơn năm trước). Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đạt
hiệu quả cao, không chỉ đạt kết quả về kiến thức, mà cịn hình thành ở học sinh một
phương pháp học tập mới: chủ động, tự giác và tích cực trong học tập; biết hợp tác
với bạn trong học tập.


PHẦN KẾT LUẬN


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

máy chiếu đa năng…) trong dạy học địa lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta
không nên lạm dụng cần phải sử dụng linh hoạt, kết hợp sử dụng các phương tiện
hiện đại với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với các


phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng
học sinh .


Trên đây là một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc Ứng dụng CNTT
trong giảng dạy Địa lý ở lớp 11 THPT mà chúng tơi đã tìm hiểu, vận dụng và đạt
được kết quả bước đầu đáng khả quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được nhiều
năm, nhiều lớp, vì vậy chưa thể hồn thiện được, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện
trong những năm học tiếp theo và ở tất cả các khối lớp. Rất mong nhận được ý kiến
đánh giá của các thành viên trong Hội đồng Khoa học của ngành giáo dục tỉnh nhà
và sự quan tâm của các đồng nghiệp để chúng tơi có thể thực hiện việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn được tốt hơn.


Xin chân thành cảm ơn!


<i>Cẩm Thuỷ, ngày 15 tháng 5 năm 2007</i>
Người viết SKKN


</div>

<!--links-->

×