Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng và nhu cầu sử dụng cán bộ quan hệ quốc tế tại các sở và các lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao tại thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 99 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

TÊN CƠNG TRÌNH:

“THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
TẠI CÁC SỞ VÀ CÁC LÃNH SỰ QUÁN, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI
GIAO TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH”

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình: ……………………………..


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN - EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006
TÊN CƠNG TRÌNH:
“THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
TẠI CÁC SỞ VÀ CÁC LÃNH SỰ QUÁN, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI
GIAO TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH”

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI


Nhóm tác giả:

Nam/Nữ:

1. Trần Ngọc Diễm
2. Nguyễn Vĩnh Hằng
3. Nguyễn Thị Ngân Khánh
4. Lê Minh Nam
5. Hoàng Cẩm Thanh
6. Trần Quỳnh Trang
7. Đào Thanh Tùng
8. Nguyễn Hồng Un

Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nữ

Trưởng nhóm: LÊ MINH NAM
Lớp: QH104
Bộ môn:

Năm thứ/số năm đào tạo: 2/4
Quan hệ Quốc tế

Người hướng dẫn: TS. ĐÀO MINH HỒNG



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương I:.......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ .................................................................................... 4
HỒ CHÍ MINH () ............................................................................................................. 4
1 - Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hội nhập:....................................... 7
2 - Điều kiện kinh tế - xã hội: ....................................................................................... 8
3 - TPHCM – Trung tâm kinh tế-dịch vụ lớn nhất nước:........................................... 9
4 - Trung tâm chính trị: ............................................................................................. 16
5 - Tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong hoạt động của thành phố:........... 18
Chương 2: ....................................................................................................................... 22
THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI CÁC
CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC.................................................................... 22
VÀ CÁC LÃNH SỰ QUÁN ........................................................................................... 22
1 - THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI
CÁC CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
..................................................................................................................................... 22
2 - THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
TRONG CÁC LÃNH SỰ QUÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: .................. 35
Chương 3: ....................................................................................................................... 42
NHỮNG ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUAN HỆ
QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................ 42
1 - NGUỒN ĐÀO TẠO CHÍNH QUY – NHÂN LỰC NGÀNH QUAN HỆ QUỐC
TẾ: .............................................................................................................................. 42
2 - ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA YÊU CẦU CÔNG VIỆC THỰC TẾ VÀ CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO: (khảo sát các nhân viên đối ngoại tại các Sở và các Lãnh sự quán)
..................................................................................................................................... 44

3 - ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI CHƯƠNG TRÌNH
HỌC CỦA BỘ MƠN QUAN HỆ QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐH KHXH&NV TPHCM:
..................................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI....................................................................................................... 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 66


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 01 tháng 02 năm 2000, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh kí quyết định 10/QĐ/TCCP thành lập Bộ môn
Quan hệ Quốc tế trực thuộc Khoa Lịch Sử.

Trong bối cảnh hoạt động đối ngoại khu vực miền Nam đang phát triển mạnh
mẽ, sự xuất hiện của ngành học Quan hệ Quốc tế phần nào đang bắt đầu đáp ứng
nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này. Với sự xuất hiện của Bộ môn tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng cũng như tại các trường Đại học khác
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung, lực lượng cán bộ đối ngoại trong
tương lai chắc chắn sẽ tăng cao. Vấn đề đặt ra là công việc của họ sẽ như thế nào,
với số lượng đáp ứng nhu cầu thực tế đến mức nào, … Đó khơng chỉ là điều mà bộ
phận đào tạo tại các trường Đại học muốn biết mà ngay cả sinh viên ngành Quan hệ
Quốc tế cũng từng ngày trăn trở với tương lai của mình. Xuất phát từ lý do đó, nhóm
nghiên cứu khoa học quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng và nhu cầu sử dụng cán
bộ Quan hệ Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh”, mở đầu bằng việc khảo sát khối cơ
quan nhà nước và các Lãnh sự quán tại thành phố. Hi vọng qua kết quả chúng tôi đạt
được, đưa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt động đối ngoại tại các cơ quan nhà
nước, cụ thể là tại các Ủy ban nhân dân, các Sở; và tại các cơ quan đại diện ngoại
giao nước ngồi đóng trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài
cịn muốn góp phần đưa ra những ý kiến đề xuất định hướng cho khung chương trình
đào tạo cho Bộ mơn Quan hệ Quốc tế trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

thành phố Hồ Chí Minh, cũng như định hướng đầu ra cho sinh viên chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế.

Với độ dài 4 tháng thực hiện (tháng 01 - tháng 04 năm 2006), tổng hợp trong
bản báo cáo này là tất cả những gì mà nhóm đã nỗ lực đạt được, với giả thiết đặt ra
ban đầu là:

1


- Số lượng cán bộ ngành Quan hệ Quốc tế tại thành phố hiện nay là thiếu.

- Chất lượng: không đồng đều đa số không được đào tạo chuyên môn một
cách chính quy về chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, phần lớn làm việc khơng đúng
với chun mơn mình được đào tạo, có trường hợp làm việc dựa trên kinh nghiệm là
chính.

Thơng qua các phương pháp nghiên cứu:

- Khảo sát điều tra thực địa: nghiên cứu ngoài thực địa đặc điểm, thực trạng,
nhu cầu sử dụng cán bộ ngành Quan hệ Quốc tế.

- Điều tra, nghiên cứu điền dã: thực hiện phỏng vấn đối thoại với những nhà
quản lý, những người thuộc khu vực khảo sát, xem xét các hiện tượng dưới nhiều
góc độ khác nhau.

- Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu: các tài liệu được kiểm chứng, so
sánh và phân tích tổng hợp.

- Thống kê, xử lý định lượng các số liệu về cán bộ ngành Quan hệ Quốc tế

đang làm việc, những tư liệu đám đông để rút ra những kết luận khoa học, tránh cái
nhìn chủ quan, tư biện.

- Nghiên cứu liên ngành, đa ngành: được sử dụng để tiếp cận đối tượng
bằng nhiều hướng khác nhau, từ đó rút ra những kết luận mang tính tổng hợp và tồn
diện.

Nhóm đã có được một bản báo cáo bước đầu hoàn thành được những mục
tiêu đề ra. Mặc dù đối diện với những khó khăn đối với một đề tài hồn tồn mới,
nhưng những gì nhóm đã làm được là rất đáng chú ý. Thơng qua đề tài của mình,
chúng tơi đã có được một cái nhìn khái qt về thực trạng cơng tác đối ngoại hiện

2


nay, từ đó có những ý tưởng đóng góp vào chương trình học đang cần được hồn
thiện của cơng tác đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại thành phố hiện nay cho phù
hợp với nhu cầu của thực tế.

Cấu trúc của báo cáo gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu tổng quan về địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Tầm quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh trong sự phát triển kinh tế
đất nước.
Nêu tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong các hoạt động của
thành phố.
Chương 2: Thực trạng và nhu cầu sử dụng cán bộ ngành Quan hệ Quốc
tế tại các cơ quan chính quyền nhà nước và các Lãnh sự quán.
I – Khu vực các cơ quan chính quyền nhà nước.
II – Khu vực các Lãnh sự quán.

Đưa ra những đánh giá tổng quan chính xác về thực trạng và nhu cầu
sử dụng cán bộ Quan hệ Quốc tế dựa trên những số liệu có được.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất cho hướng đào tạo.

Hi vọng qua báo cáo của đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ phần nào mang
lại những hiểu biết mới cho người đọc về công tác đối ngoại trong khu vực nghiên
cứu hiện nay!

NHÓM NGHIÊN CỨU

3


Chương I:
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH (1)
*******
Diện tích : 2.095,239 km2
Dân số : 5.630.192 người (2004)
Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm…
Đơn vị hành chính : 24 quận huyện

Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh

1

Tất cả các thơng tin trong chương 1 được lấy từ trang web chính thức của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
và trang web chính thức của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố.

4



Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa
Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai
sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày
2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gịn là thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm
hình thành và phát triển. Thành phố vẫn cịn lưu giữ được rất nhiều cơng trình kiến
trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.
Khơng phải ngẫu nhiên Sài Gịn có danh xưng là “hịn ngọc Viễn đơng”.
Chính người Pháp đã đặt cho Sài Gịn cái tên này, điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn
mãnh liệt của Sài Gịn đối với người Pháp nói riêng và người phương Tây nói chung.
Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi cho rằng Sài Gòn là nơi tiếp xúc với văn minh
phương Tây đầu tiên của cả nước. Thoạt đầu người phương tây đến Sài Gịn với
mục đích bn bán giao thương là chủ yếu. Đất Sài Gịn giàu có sản vật, dễ dàng tập
trung hàng hóa từ Đơng và Tây Nam Bộ, thu hút thuyền buôn của thương gia Đức,
Anh , Mỹ, Thụy Sĩ…Thấy được những lợi thế về kinh tế của Sài Gòn, thực dân Pháp
sau khi tấn công mở đầu ở Đà Nẵng(1858) đã ngay lập tức chiếm Gia Định (1859)
để làm bàn đạp xâm lược toàn Việt Nam. Sau này dù đã đặt ách đô hộ ở cả 3 kỳ,
thực dân Pháp vẫn coi Nam kì, đặc biệt Sài Gòn là trung tâm kinh tế, hành chính của
mẫu quốc . Pháp xây dựng cơ Sở hạ tầng, đặt cơ Sở nền tảng cho các ngành kinh
doanh hết sức mới mẻ đối với Việt Nam phong kiến thời bấy giờ như vận tải đường
thủy, đóng tàu… Xét ở mặt tích cực, q trình thực dân hóa sâu sắc này đã để lại cho
Sài Gòn nhiều di sản có giá trị như các kiến trúc kiểu phương Tây, và quan trọng
hơn là nền kinh tế tương đối hiện đại, sớm mang dáng dấp “thị trường”, rất năng
động, nhạy bén. Người Pháp và người Mỹ sau này, trong thời kì chiếm đóng của
mình đã mang lại cho người Sài Gịn những nét tính cách lịch thiệp nhưng khơng
kém phần nhanh nhạy, thực tế và khả năng ngoại ngữ tốt, cùng mối quan hệ rộng
rãi. Đây chính là lợi thế rất lớn cho Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến

trình mở cửa hội nhập thế giới ngày nay.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gịn – nơi một thời được mệnh danh là "Hịn
ngọc Viễn Đơng, là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng,

5


sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng . Đặc trưng văn
hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét
văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con
người Sài Gịn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản
lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm .
Trải qua 300 năm hình thành và phát triển, cùng nhau vượt qua bao nhiêu khó
khăn, thử thách của tự nhiên và lịch sử, họ đã chính thức trở thành một phần không
thể thiếu của cộng đồng người Sài Gòn chung tay xây dựng TPHCM ngày càng giàu
đẹp như câu ca từ thời mở cõi: “Đến đây thì ở lại đây/ Bao giờ bén rễ xanh cây thì
về”.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành
phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa
học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu cơng
nơng nghiệp hiện đại, có văn hố khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện
đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

6


Vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực Đơng Nam Á

1 - Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hội nhập:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ
độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đơ Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở
ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây,
là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50
km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là
cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với

7


năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục
đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Quan trọng hơn hết, TPHCM nằm ở ranh giới vùng đất cao Đông Nam Bộ đất thấp ĐBSCL giao thông đến 2 vùng nguyên liệu công nghiệp (Đông Nam Bộ) và
nông nghiệp (Tây Nam Bộ) đều rất thuận lợi. Hai hệ thống sơng chính: sơng Sài Gịn
và sơng Vàm Cỏ, cửa biển Cần Giờ, các cảng Sài Gòn, Bến Nghé từ lâu đã trở thành
cửa chính tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương và giao lưu
kinh tế xã hội của Sài Gịn. Sách “Gia Định thành thơng chí” có viết:” Sơng Tân
Bình (tục gọi là sơng Bến Nghé) tàu bn của nước nhà cùng của các nước , ghe
xuồng nối nhau, là một nơi đại đô hội…Cửa biển Cần Giờ nước sâu rộng bằng
phẳng ngày thường có thuyền bn ra vào, là hải cảng các nước khen tốt bực nhất,
không đâu ví bằng”.
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên cho phép thành phố ln ở trong tình trạng
dễ dàng tiếp nhận ngoại lực bên ngoài. Đây là một tiền đề hết sức thuận lợi cho việc
phát triển thành phố trong thời đại mở rộng giao lưu toàn cầu hóa đồng thời cũng đặt
một áp lực lớn lao lên công tác đối ngoại của thành phố.
2 - Điều kiện kinh tế - xã hội:


Thấy được ưu điểm tự nhiên và lịch sử của mình, thành phố đã sớm định
hướng chiến lược phát triển kinh tế dựa vào đầu tư nước ngoài. Số lượng dự án đầu
tư nước ngoài được cấp phép của thành phố luôn chiếm trên 30% số lượng dự án của
cả nước với số vốn lên tới mấy chục ngàn tỉ đồng VN.

Chỉ tính riêng trong năm 2005, số dự án được cấp phép của thành phố là 1089
dự án với tổng vốn là 1386 triệu USD. Tính từ khi luật đầu tư được ban hành, thành
phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước dù hiện nay thành phố
đang phải cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Sự
làm ăn có hiệu quả của các cơng ty, tập đồn nước ngồi tại thành phố thực sự góp
phần thúc đẩy hoạt động đối ngoại của thành phố không chỉ trong lĩnh vực kinh tế
mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

8


Để tận dụng lợi thế của mình, thành phố đã tập trung xây dựng cở Sở hạ tầng,
hệ thống giao thông nối liền thành phố với các tỉnh trong nước, với các nước trên thế
giới. Các cơng trình tiêu biểu đã đưa vào sử dụng có hiệu quả hoặc đang trong quá
trình triển khai như : sân bay Tân Sơn Nhất đón hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm,
cảng Thị Vải thay thế cảng Sài Gịn có thể nhận tàu tải trọng 5 vạn tấn, đường bộ
Xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á…

3 - TPHCM – Trung tâm kinh tế-dịch vụ lớn nhất nước:

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả
nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước,
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã trở thành đầu tàu trong đa giác chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, một trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục
- khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.


Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu
trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1998 tốc độ tăng GDP
của thành phố là 9,2 % thì đến năm 2002 tăng lên 10,2%. Tỷ trọng GDP của thành
phố chiếm 1/3 GDP của cả nước . Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng với tỉ lệ
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 5
năm qua (2001: 9,5%; 2002: 10,2%; 2003: 11,4%; 2004: 11,7%, 2005: 12,2%).
Đóng góp vào tăng trưởng 12,2%, cao nhất là khu vực dịch vụ (đóng góp 6,2%), khu
vực cơng nghiệp - xây dựng (đóng góp 6%), khu vực nơng nghiệp (đóng góp 0,03%).
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm khu vực dịch vụ có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào
tăng trưởng kinh tế thành phố (vượt qua khu vực công nghiệp - xây dựng). Trong
các thành phần kinh tế, đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng là khu vực kinh
tế dân doanh (6,54%); kế đến là khu vực kinh tế Nhà nước (3,55%) và khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi (2,12%).

Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ có xu
hướng tăng dần qua các năm và có mức tăng cao nhất. Mặc dù thấp hơn tốc độ tăng

9


giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp - xây dựng (12,6%), nhưng xu hướng khu
vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, cho thấy khu vực này có vai trị
ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thành phố.

GDP bình quân đầu người cũng liên tục tăng trong 5 năm gần đây (năm 2001:
15,57 triệu đồng; 2002: 17,04 triệu đồng; 2003: 19,31 triệu đồng; 2004: 22,61 triệu
đồng; 2005: 27,46 triệu đồng).
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1%

trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ, năm 1997 giá trị sản xuất của
thành phố đạt 65,2% của vùng (KTTĐPN), về công nghiệp chiếm 58,7% giá trị sản
lượng công nghiệp vùng .Thành phố là trung tâm của vùng về công nghiệp dịch vụ.
Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn tỷ đồng, gấp 2, 2
lần Bà Rịa – Vũng Tàu, 3,7 lần Hà Nội và 4 lần Đồng Nai. Kinh tế quốc doanh vẫn
giữ vị trí chi phối, đóng góp 45% GDP. Dịch vụ thương mại chiến tỷ lệ cao trong cơ
cấu GDP.
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ
khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3
tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Nếu như trong giai đoạn 1988 – 1998
thành phố có 786 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.540,7 triệu USD thì cả nước có
2453 dự án với tổng số vốn là 38.856,8 triệu USD . Năm 1999, mặc dù tình hình
chung trong khu vực cịn nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thành phố cũng đã
có thêm 109 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 471 triệu USD, đưa tổng số dự án
đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố lên 816 dự án với tổng số vốn 10.232 triệu
USD, chiếm tỷ trọng hơn 20% của cả nước. Trong 10 tháng đầu năm 2003, đã có
151 dự án đầu tư nước ngoài tại TPHCM được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng
ký 254 triệu USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Trong đó có 129 dự án đầu tư 100%
vốn nước ngoài (217 triệu USD), 19 dự án liên doanh với nước ngoài (21 triệu
USD), 3 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (16 triệu USD). Phần lớn các dự án đầu
tư vào ngành công nghiệp. Như vậy tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành

10


phố từ đầu năm tính đến 10/10 là 399 triệu USD. Năm 2005 thành phố đã thu hút
mới 258 dự án được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và
43,7% về vốn đầu tư so cùng kỳ. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh
tăng 330 triệu USD, bằng 75% so cùng kỳ. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng

vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước
ngồi có tổng vốn là 29,1 triệu USD.
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của Nhà
nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của vẫn không ngừng tăng.
Thời kỳ 1986 - 1990, thu ngân sách thành phố chiếm 26,4% tổng thu ngân sách của
cả nước, đến năm 1999 chiếm 36, 46 % .
Chỉ số giá tiêu dùng trong năm tăng 7,33%, giảm so với năm 2004 (tăng
8,14%); riêng hàng lương thực tăng 2,5% (năm 2004 tăng 10,27%), hàng thực phẩm
tăng 13,76% (năm 2004 tăng 9,85%). Chỉ số giá USD tăng 0,63% (năm 2004 tăng
0,13%); giá vàng bình ổn trong 8 tháng đầu năm, từ giữa tháng 9 giá vàng tăng mạnh
do ảnh hưởng của giá vàng trên thị trường thế giới. Tại thời điểm cuối tháng 11 đầu
tháng 12 đến nay, giá vàng tiếp tục tăng mạnh, trên 1 triệu đồng/chỉ, cao nhất trong
những năm gần đây.
3.1 - Về công nghiệp:
Thành phố HCM có truyền thống cơng nghiệp lâu đời với lực lượng cơng
nhân có tay nghề cao, ý thức kỷ luật lao động tốt. Năm 2004, công nghiệp thành phố
đạt giá trị sản xuất: 102063 tỷ đồng, chiếm 30% cả nước. Tăng trưởng 14%/năm với
các ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế về công nhân, nguồn nguyên vật liệu như:
chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, giày da… Năm 2005, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 15% so với năm 2004 (năm 2004 tăng 14,7%). Trong đó, khu vực công
nghiệp dân doanh chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu công nghiệp (chiếm 32,8%) tăng
16,1%, nhanh hơn công nghiệp khu vực kinh tế Nhà nước (chiếm 37,4%) tăng 7,9%.
Khu vực cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhờ có nhiều lợi thế về thị
trường tiêu thụ ổn định, lợi thế cạnh tranh về thương hiệu, v.v… đã có mức tăng
trưởng khá cao trong các ngành cao su - plastic (tăng 49,2%), hóa chất (35,4%), vật
liệu xây dựng (32,9%), da giày (28,1%) và máy móc thiết bị (25,9%).

11



Tồn ngành cơng nghiệp có 23/27 ngành sản xuất tăng so với năm 2004,
trong đó 12 ngành tăng trên 15%, như da giày, sản phẩm từ cao su - plastic, vật liệu
xây dựng, kim loại và sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị.
Để cơng nghiệp tiếp tục phát triển trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay
gắt, thành phố đã có chủ trương “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư nước ngồi vào các
khu cơng nghiệp, khu chế xuất…Bên cạnh đó, thành phố đang dần dần chuyển đổi
cơ cấu từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành cơng nghiệp cao địi
hỏi nhiều chất xám và kỹ thuật hiện đại như: công nghệ thông tin, điện tử…

3.2 - Nơng nghiệp:
Năm 1997 thành phố có 99164 ha diện tích đất nơng nghiệp với 1,43 triệu lao
động chiếm 35,57% số lao động thành phố. Hoạt động nông nghiệp của thành phố
chủ yếu diễn ra các quận huyện ngoại thành như :quận 2,7,8,12, huyện Củ Chi, Bình
Chánh, Hóc Mơn, Nhà Bè, Cần Giờ, Thủ Đức. Đóng góp giá trị sản xuất nông lâm
thủy sản là khoảng 2000 tỷ đồng. Những năm gần đây, diện tích trồng lúa giảm dần,
tăng canh trồng cây ăn trái, trồng hoa lan , cây cảnh, bonsai, phù hợp với chương
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn đơ thị hóa của thành phố.
Năm 2005, mặc dù có nhiều diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp do
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm tái phát, hạn hán kéo dài, diễn biến xâm nhập mặn
sâu và cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng thành phố đã có các biện pháp tích cực
hạn chế thiệt hại và thúc đẩy nơng nghiệp tăng trưởng, giá trị sản xuất nông - lâm thủy sản đạt 3.780 tỷ đồng, tăng 1,8% so cùng kỳ.

12


Điểm nổi bật nhất của ngành nông nghiệp là chương trình 2 cây - 2 con,
chương trình trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh tiếp tục phát huy hiệu quả và ngày càng
phát triển. Về trồng trọt, diện tích trồng dứa Cayene đạt 900 ha, diện tích trồng rau
an toàn tăng nhanh, đạt 750 ha. Giá trị sản xuất ngành chăn ni tăng 7,3%. Đàn heo
tăng 6,6%; đàn bị sữa đạt 56.000 con (tăng 4.000 con so với năm 2004) với sản

lượng sữa 129.000 tấn. Về thủy sản, sản lượng nuôi tôm sú đạt 8.500 tấn, tăng 13%,
với diện tích ni 8.000 ha; sản xuất và thuần dưỡng tơm giống 900 triệu post (tôm
con); số lượng cá cảnh thương phẩm tăng, đạt 20 triệu con; đã có hơn 55.000 con cá
sấu được nuôi, đang tiếp tục phát triển gắn với chế biến xuất khẩu sản phẩm từ cá
sấu; đàn ba ba thương phẩm 500.000 con. Chăn nuôi và nuôi - trồng thủy sản đã
chiếm 64,4% giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố (năm 2004 chiếm 60%).
Trong tương lai lâu dài, thành phố có định hướng quy hoạch khu vực chuyên
canh cây ăn trái chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển Cần Giờ
thành ngư trường đánh bắt thủy sản, khẳng định chăn nuôi tiếp tục là ngành mũi
nhọn, phát triển chăn nuôi heo siêu thịt, bị sữa, tơm cá có giá trị kinh tế cao. Hiện
nay ngành nông nghiệp thành phố đã xây dựng xong chương trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp 2006 - 2010 với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu được từ
một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp gấp 5 lần hiện nay.
3.3 - Về thương mại – dịch vụ:
Về mặt thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn
nhất nước ta. Năm 2005, thành phố đạt tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt
112 tỉ đồng. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004, chủ yếu
nhờ sự tăng trưởng mạnh của ngành thương nghiệp (chiếm tỷ trọng trên 25% khu
vực dịch vụ và tăng 11,6%), đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2001 :
7,4%; 2002 : 9,3%; 2003 : 9,4%; 2004 : 11,3%). Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng
21,1% so cùng kỳ (năm 2004 tăng 13,4%) Mức độ lưu thông hàng hoá tiếp tục tăng
cao, thị trường trong nước phát triển; nhiều hình thức tổ chức kích cầu tiêu dùng mới
được triển khai như bán hàng khuyến mãi, chợ phiên cuối tuần, bán trả góp và bán
hàng lưu động, các hội chợ ngành nghề tổ chức liên tục đã tác động tích cực đến
hoạt động thương mại, dịch vụ; cơ Sở vật chất ngành thương mại được tăng cường
với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối.

13



Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất
Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
doanh thu toàn quốc .Thành phố có hệ thống ngân hàng vững mạnh, đa dạng với gần
34 ngân hàng quốc doanh, 19 ngân hàng thương mại cổ phần. Nguồn vốn huy động
qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng 164.600
tỷ đồng, tăng 32,3% so cùng kỳ ; trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 49%
tổng dư nợ. Cho vay khu chế xuất - khu công nghiệp tăng 38,7% so cùng kỳ; cho
vay chương trình kích cầu thơng qua đầu tư tăng 5,1%.
Về ngoại thương, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa lớn
nhất nước với các mặt hàng chủ lực là sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
(48%), lương thực nông sản (31%), thủy hải sản (17%), lâm sản (4%). Thị trường
xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan…Năm 2006 lĩnh vực xuất khẩu
đã mang về cho thành phố 1261 triệu USD. Tuy có sự tăng lên theo từng năm nhưng
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Hiện nay thành phố vẫn còn gặp
một số khó khăn, trong đó nổi bật lên là rào cản thương mại do Việt Nam vẫn chưa
chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Thị trường chứng khốn vốn cịn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng với sự nhạy
bén của mình, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã có 30 cơng ty cổ phần, 01
công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ
Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 cơng ty
niêm yết có trụ Sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% về vốn
của các công ty niêm yết. Có 14 cơng ty chứng khốn hoạt động trên thị trường
chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong
đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng. Chỉ số VnIndex ngày 01 tháng 12 năm 2005 là 312,09 điểm, tăng 79,68 điểm so với cuối năm
2004.
3.4 - Du lịch:
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi,
song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá
lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau


14


trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam . Sài Gịn - thành phố Hồ Chí
Minh là nơi hội tụ nhiều dịng chảy văn hố trong q trình lịch sử hình thành và
phát triển. Những cái tên như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ,
trụ Sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ
như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như:
Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; cùng với sự đa dạng về
tơn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính thống
nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường,
góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hố - lịch sử,
những chiến cơng của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh lam thắng
cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm
Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi,
đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thơn Vườn Trầu,
Hóc Mơn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cị, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác,
khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực
vật…
Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến
thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào
năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70%
lượng khách quốc tế vào Việt Nam.
Năm 2002, với lượng khách quốc tế lên đến 1.433.000 người, tăng 20% so
với năm 2001. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu
lượt, tăng 27% so cùng kỳ. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao
đạt 75%, tăng 9,5% so cùng kỳ. Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷ đồng, tăng
23% so cùng kỳ. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện
thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn,
truyền hình, tranh thủ các hãng truyền hình của Mỹ, Malaysia, Hồng Kơng, Nga

tun truyền về du lịch thành phố và Việt Nam. Tăng cường và nâng cao hiệu quả
các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng
điểm, tổ chức Hội chợ du lịch chuyên nghiệp lần đầu tiên tại thành phố với sự tham
gia của 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển khai chương trình xét chọn và cơng nhận

15


100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng,
trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ
điều kiện kinh doanh.
Những con số khả quan trên là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế
giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ Sở hạ tầng, cơ Sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách,
sự khuyến khích đầu tư nước ngồi mà thành phố Hồ Chí Minh ln là địa phương
đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội.
Kết luận:
Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương
đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải,
chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của
cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông
như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố
tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh ln khẳng
định vai trị là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là
hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng
điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
4 - Trung tâm chính trị:
Không chỉ là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của khu vực phía Nam,
thành phố Hồ Chí Minh cịn là một trung tâm chính trị, nơi tập trung các sự kiện lớn

ở khu vực. Chính sự ổn định chính trị của thành phố là một trong những điều kiện
tiên quyết cho sự ổn định và phát triển của các tỉnh khu vực phía Nam.
Tên Bác Hồ được đặt cho Thành phố là một vinh dự rất lớn, nhưng đồng thời
cũng đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc ta. Không phải ngẫu nhiên và do ý muốn chủ quan của người nào mà Thành
phố Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng về mọi mặt đối với Nam Bộ, với cả nước và
khu vực Đông Nam Á.

16


Vị trí quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước được hình thành
trong quá trình lịch sử lâu dài. Từ thời còn chế độ phong kiến, Thành phố đã là một
trung tâm chính trị, phịng vệ của vùng phía nam đất nước.
Thời thực dân Pháp cai trị, Hà Nội và Thành phố Sài Gòn là hai nơi có cơ
quan của tồn quyền Đơng Dương đóng. Riêng với Thành phố Sài Gịn, Pháp cố
gắng xây dựng nó thành "Hịn ngọc Viễn Đơng".
Đến thời Mỹ thống trị, chúng ta đã dùng Thành phố này làm Thủ đơ của
Chính quyền ngụy kể từ vĩ tuyến 17 trở vào.
Sau khi miền Nam được giải phóng, nước ta được thống nhất, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội, Thành phố Sài Gòn được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
cơng sức đóng góp vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
Nghị quyết 01 (1982) của Bộ Chính trị nhận định: "Thành phố Hồ Chí Minh
có vị trí chính trị sau Thủ đơ Hà Nội"... Thành phố Hồ Chí Minh có "những điều
kiện khách quan đặc biệt thuận lợi mà không một tỉnh, thành phố nào khác ở nước ta
quy tụ được nhiều ưu thế như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh có triển vọng rất tốt đẹp
về phát triển công nghiệp, phát triển xuất khẩu, du lịch và dịch vụ quốc tế, có khả
năng cùng với các tỉnh trong vùng sớm hình thành một cơ cấu kinh tế công nông
nghiệp, kết hợp chặt chẽ kinh tế trong nước với kinh tế nước ngồi, đóng góp rất
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của cả nước ta".

Thành phố đã giữ vững được sự ổn định chính trị của mình, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch. Thành phố cũng đã đảm
bảo an ninh , một phần không thể thiếu trong sự thành công của các hội nghị lớn, các
chuyến viếng thăm của lãnh đạo các quốc gia đến thành phố. Tiêu biểu nhất là
chuyến viếng thăm của tổng thống Mĩ Bill Clinton. Thành phố cũng đã hoàn thành
100% chỉ tiêu giao quân năm 2005 ở cả 3 cấp. Đây là năm thứ 7 thành phố liên tục
hoàn thành chỉ tiêu và chất lượng thanh niên nhập ngũ được nâng lên (trình độ văn
hóa, sức khỏe, trình độ chính trị, v.v...).
Lãnh đạo thành phố chủ trương giáo dục cho toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn
dân Thành phố nhận thức và thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược – xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; quán triệt sâu sắc về mối quan hệ hữu cơ giữa ổn định
chính trị với phát triển kinh tế, xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị - xã hội, xây

17


dựng “thế trận lòng dân” - bảo đảm yên tâm, mà giữ vững ổn định chính trị, củng cố
vững chắc nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Đề cao cảnh giác, chủ
động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại khối đại đồn
kết tồn dân, gây mất ổn định chính trị, đe dọa an ninh kinh tế, khoa học – công
nghệ, tư tưởng – văn hoá, đối ngoại; ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm nguy
hiểm và các tệ nạn xã hội; lập lại trật tự kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật,
thiết lập trật tự đô thị.
Là một bộ phận hữu cơ và quan trọng của Tổ quốc thống nhất, Thành phố Hồ
Chí Minh đang ra sức thực hiện những nhiệm vụ do Nghị quyết của Đại hội Đảng
lần thứ IX đề ra, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời cũng để
xứng đáng được mang tên Thành phố Bác Hồ kính yêu.
5 - Tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong hoạt động của thành
phố:
Sau giải phóng, Trung ương đã khẳng định: "Thành phố Hồ Chí Minh là

một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta”.
Với đặc điểm đó, 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng, cơng tác đối ngoại của thành phố ngày càng phát triển về quy mô, mức độ và
phạm vi, vừa mang tính chất đồn kết hữu nghị và hợp tác với các nước anh em và
dân tộc khác, vừa mang thực chất một cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Những năm đầu sau giải phóng (1975-1976), công tác đối ngoại thực tế ở
thành phố chỉ ở mức tiếp đón các đồn khách quốc tế mừng chiến thắng to lớn của
dân tộc ta, biểu thị lòng biết ơn của Việt Nam, đối với bạn bè các nước, chủ yếu là
các nước xã hội chủ nghĩa.
Đến năm 1985, hoạt động đối ngoại của thành phố được Trung ương phân
công, đã mở rộng trên nhiều lĩnh vực.
Trong 10 năm qua, mỗi năm khoảng 500 đồn khách, khơng tính khách của
riêng thành phố với các tỉnh, thành phố kết nghĩa như Lêningrat, Leipzich,
Bratislava, quận Bagne (Pháp), gồm các đoàn Đảng, quốc hội, Chính phủ, ngoại giao
đồn, báo chí, đồn thể, các đoàn hữu nghị; khối lượng khách quốc tế đến thành phố
mỗi năm đều tăng.

18


Thành phố có 30 cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hố,
hàng khơng, hàng hải.. Thành phố được Trung ương giao làm công tác lãnh
sự.Thành phố cũng là nơi được Trung ương chọn và cho phép đăng cai nhiều Hội
nghị quốc tế, Hội thảo quốc tế về giáo dục, văn hoá, bưu điện, địa chất, kế hoạch,
dạy nghề, bảo hiểm xã hội, Hội nghị cơng đồn quốc tế, Hội nghị nhà văn Á-Phi..
Thực hiện phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát
triển” của ngoại giao Việt Nam, hoạt động đối ngoại tại TPHCM diễn ra khá sôi
động, trên các mặt ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, đối ngoại Đảng và
trong lĩnh vực chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.

Thành phố bước đầu đã có quan hệ với 3 thành phố kết nghĩa :Lêningrat
(Liên Xơ). Leipzich (Cộng hịa Dân chủ Đức), Bratislava (Tiệp Khắc) trên nguyên
tắc hợp tác anh em, có trách nhiệm và bình đẳng. Riêng đối với Cam-pu-chia và Lào,
thành phố được Trung ương giao nhiệm vụ cùng với Hà Nội kết nghĩa với thành phố
Phnom Pênh và có quan hệ với thành phố Viêng Chăn anh em . Thành phố đã cử 14
đoàn đi thăm và làm việc ở nước ngoài nhằm tăng cường quan hệ đối ngoại và
quảng bá hình ảnh của thành phố, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với hơn 10 địa
phương của 8 quốc gia thông qua việc ký kết nhiều Bản ghi nhớ và Thỏa thuận hợp
tác; nổi bật là quan hệ hợp tác với San Francisco (Mỹ), Rhone-Alpes và Lyon (Pháp),
Busan (Hàn Quốc), Vientiane và Champasak (Lào), Phnompenh (Campuchia). Đón
gần 100 đồn khách quốc tế, trong đó có nhiều đoàn khách cấp cao, nhiều đoàn các
nhà doanh nghiệp, đầu tư nước ngồi đến thăm, tìm hiểu và xúc tiến đầu tư vào
thành phố. Hơn 750 lượt phóng viên nước ngồi đến thành phố để đưa tin về tình
hình kinh tế - xã hội thành phố, đặc biệt là để đưa tin nhân kỷ niệm 30 năm giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài ra, hơn 30 hội nghị và hội thảo quốc
tế đã diễn ra trên địa bàn thành phố.

TPHCM đã tiếp hàng trăm đoàn khách quốc tế quan trọng hàng năm vào
thăm chính thức thành phố (khơng kể các đồn kinh tế thương mại). Cuối năm
1989, TPHCM mới có 9 Tổng Lãnh sự quán, hiện nay đã có 34 Tổng Lãnh sự quán
và cơ quan đại diện nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn. Số văn phòng đại diện

19


(VPÐD) của các cơng ty nước ngồi, năm 1980 hầu như khơng có thì đến 1995 có
trên 900 VPĐD, năm 2000 có 1.300 VPÐD và hiện nay con số được nâng lên đến
1.988 VPĐD của các công ty thuộc 52 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực hoạt
động.
Trên địa bàn thành phố có hàng chục ngàn người nước ngoài thuộc nhiều

quốc tịch đang sinh sống, học tập và làm việc.
Trong tương lai, TPHCM sẽ tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư và thương
mại tại châu Âu và Mỹ để giới thiệu và kêu gọi đầu tư vào các dự án phần mềm,
công nghệ cao, giao thông công cộng, xử lý nước thải… Trung tâm Xúc tiến thương
mại và đầu tư TP (ITPC) và Saigontourist đang hoàn tất chọn địa điểm để thành lập
văn phòng đại diện xúc tiến thương mại và đầu tư tại Mỹ. TP cũng đang tổ chức
phối hợp với sứ quán, Lãnh sự quán tại các nước hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu
tư và thương mại.
Kể từ 1994 đến nay, thành phố cũng đã vận động khá hiệu quả các cơ quan
đại diện nước ngồi tham gia các chương trình phát triển văn hóa xã hội của thành
phố và một số tỉnh bạn (xây dựng trường học, trạm y tế, đóng góp vào chương trình
từ thiện và chương trình xóa đói giảm nghèo...). Đặc biệt trong các đợt cứu trợ lũ lụt
cho đồng bào miền Trung, các Tổng Lãnh sự quán và các cơ quan đại diện nước
ngoài đều tổ chức qun góp ủng hộ rất nhiệt tình. Hiện nay, thành phố có quan hệ
hợp tác hữu nghị với nhiều thành phố trên thế giới và đang hướng các nội dung hợp
tác với các thành phố bạn vào lĩnh vực kinh tế và bước đầu đã thu được một số kết
quả.
Việc mở rộng Quan hệ Quốc tế đã tạo ra cho thành phố một môi trường
thuận lợi trong lĩnh vực hợp tác về giáo dục, đào tạo. Trong những năm gần đây,
có rất nhiều sinh viên của thành phố đi du học tự túc, học tại những trường đại học
có tiếng dạy giỏi. Số học bổng của các nước mà thành phố nhận được ngày càng
nhiều hơn về số lượng và dài hơn về thời gian đào tạo. Ngoài ra, lần đầu tiên cho
phép mở trường đại học của nước ngoài tại thành phố : Trường Ðại học quốc tế
Công nghệ Hoàng gia Melbounrne Australia (RMIT). RMIT là trường đại học có
nhiều ngành đào tạo của Australia với hơn 60.000 sinh viên, trong đó 8.000 du học
sinh. Tại TPHCM, Chủ tịch UBNDTPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp và làm việc với

20



GS.Dennis Gibson AO, Chủ tịch Hội đồng ĐH Công nghệ Hoàng gia Melbounrne
Australia (RMIT) kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH quốc tế RMIT tại Việt Nam
bàn về sự hợp tác phát triển giáo dục giữa TPHCM và RMIT.
Nhìn lại chặng đường qua, cùng với cả nước, công tác đối ngoại của thành
phố đã được những kết quả quan trọng, mặc dù tình hình chung cịn nhiều khó khăn
phức tạp. Điều đó nói lên sự cố gắng to lớn của lãnh đạo thành phố và của các ngành
liên quan đã không ngừng phấn đấu làm cho thành phố xứng đáng với vị trí là một
đầu mối quan trọng về chính trị, kinh tế và giao lưu quốc tế của cả nước.

21


Chương 2:

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC
TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC LÃNH SỰ QUÁN

*******

Từ đặc điểm trên của Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói hoạt động đối
ngoại đang dần đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của trung tâm
tại khu vực miền Nam này. Vậy lực lượng nhân lực trong hoạt động đối ngoại tại
thành phố hiện nay là như thế nào? Họ hoạt động ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau
khảo sát và nghiên cứu những điều trên tại khu vực cơ quan nhà nước và các lãnh sự
quán đặc tại thành phố, những nơi tiêu biểu nhất.

1 - THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁN BỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
TẠI CÁC CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH:


Theo dự định ban đầu của nhóm nghiên cứu, khu vực cơ quan chính quyền
nhà nước được khảo sát sẽ bao gồm các Ủy ban nhân dân các quận huyện và các Sở
ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, các Ủy
ban nhân dân các quận huyện hồn tồn khơng có chức năng thực hiện công tác đối
ngoại. Cơ quan duy nhất có chức năng đối ngoại chính là Ủy ban nhân dân thành
phố. Nhưng thông tin về nhân viên thực hiện chức năng đối ngoại tại uỷ ban nhân
dân thành phố là tuyệt mật.

Trong khu vực Sở, ban ngành, dựa trên chức năng và quy mô của hoạt động
đối ngoại, chúng tôi xin phép được chia làm 2 phần: Sở Ngoại vụ và các Sở khác.

22


×