Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh viên thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.68 MB, 92 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

Tên cơng trình:

TÌM HIỂU NHU CẦU GIẢI TRÍ
CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

TÊN CÔNG TRÌNH:

TÌM HIỂU NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhóm tác giả:
Hồng Ngọc Hà



Nữ

Lý Ngọc Yến Nhi

Nữ

Phạm Thị Kiên

Nữ

Ngơ Quang Huy

Nam

Trưởng nhóm:

Hồng Ngọc Hà

Lớp: Triết học

Năm thứ/ Số năm đào tạo: 3/4

Khoa:

Triết học

Người hướng dẫn: TS. Hà Thiên Sơn



MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
Chương 1 .............................................................................................................8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ........................................................ 8
NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN............................................................ 8
1.1. Khái niệm “nhu cầu giải trí” v phân loại nhu cầu giải trí của sinh
viên ...............................................................................................................8
1.2. Vai trị của nhu cầu giải trí của sinh viên đối với sự phát triển của sinh
viên và xã hội ................................................................................................. 15
Chương 2 ........................................................................................................... 20
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NHU CẦU GIẢI TRÍ.......................... 20
CỦA SINH VIÊN TP.HCM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................................... 20
2.1. Thực trạng về nhu cầu giải trí, việc đáp ứng nhu cầu giải trí và hoạt
động giải trí của sinh viên TP.HCM giai đoạn hiện nay.............................. 20
2.2. Một số giải pháp định hướng cho việc phát triển nhu cầu giải trí của
sinh viên TP.HCM ......................................................................................... 42
KẾT LUẬN........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 53
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 56


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Xã hội càng phát triển, con người càng phải nỗ lực trong học tập, lao động
nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Cho nên trong hoạt động sống, con
người không thể thiếu nhu cầu giải trí. Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách
chuyển trạng thái từ lao động sản xuất, từ các hoạt động sinh tồn sang hoạt động
vui chơi, giải trí về tinh thần và thể lực. Các nhu cầu giải trí được phân loại thành:

thưởng thức nghệ thuật, sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí ngồi trời, thể dục thể
thao đại chúng, du lịch giải trí, sử dụng các dịch vụ văn hóa nghệ thuật.
TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội phát triển vào bậc
nhất nước ta. Sinh viên TP.HCM vừa mang những đặc điểm riêng về nhu cầu và
hoạt động giải trí vừa không thể tách biệt với khuynh hướng chung của sinh viên
cả nước và sinh viên thế giới về giải trí.
Sinh viên TP.HCM hiện nay có nhu cầu giải trí rất đa dạng. Bên cạnh các
nhu cầu giải trí phân loại theo nhóm, sinh viên ngày nay cịn có những nhu cầu
giải trí đặc thù như: tìm hiểu các thần tượng, thi gameshow truyền hình, shopping,
học tập và nghiên cứu khoa học, tham gia vào chiến dịch Mùa hè xanh, làm cơng
tác xã hội... Nhu cầu giải trí được thể hiện thơng qua hoạt động giải trí. Những
hoạt động đặc thù trên đang trở thành hoạt động trong thời gian rỗi khá phổ biến
trong một bộ phận sinh viên hiện nay, biểu trưng cho một xu hướng giải trí mới
cần được đáp ứng.
Việc đáp ứng các nhu cầu giải trí của sinh viên TP.HCM thời gian qua mặc
dù có nhiều biểu hiện tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa được thỏa đáng, đặc
biệt là đối với các sinh viên ngoại thành. Nguyên nhân chủ yếu là cả sinh viên và
những nhà quản lí đơi lúc chưa có quan niệm đúng đắn về giải trí và vai trị của
giải trí, nên chưa đưa ra được những chính sách, chương trình phù hợp, thật sự thu
hút sinh viên tham gia. Quá trình định hướng hoạt động giải trí lành mạnh cho sinh

1


viên địi hỏi phải tìm hiểu và đáp ứng một cách hợp lí những nhu cầu giải trí thiết
yếu của sinh viên thành phố đang thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

2



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam trải qua một
q trình đổi mới tồn diện, đã đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế –
chính trị, văn hóa – xã hội (XH). Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm
hành chính – kinh tế – văn hóa của cả nước với dân số 5630192 người (năm 2004)
thuộc vào hàng đô thị lớn bậc nhất Việt Nam. Cũng nằm trong sự phát triển ngày
càng cao về mọi mặt của TP.HCM, các phương tiện thơng tin đại chúng, các dịch
vụ, ấn phẩm văn hóa – nghệ thuật trong và ngoài nước gia tăng cả về số lượng lẫn
chất lượng, các công viên, nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, khu vui chơi, giải trí
trên địa bàn thành phố ngày càng được đầu tư, mở rộng. Từ đó tạo nên những
chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa – tinh thần của đại bộ phận dân cư,
trong đó có thanh niên – sinh viên (SV). Với những đặc điểm là lớp người trẻ có
tri thức, năng động nắm bắt thông tin, theo kịp sự phát triển của thời đại, sinh sống
và học tập trong mơi trường đơ thị, SV TP.HCM ngày có nhu cầu sử dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, những sản phẩm văn hóa – giải trí mới lạ
nhằm thể hiện khả năng và giao lưu, học hỏi. Ngoài ra do chịu ảnh hưởng nhịp
sống nhanh, gấp của XH đô thị phát triển, trước những áp lực căng thẳng của việc
học tập, nghiên cứu, việc làm thêm... SV TP.HCM cần có thời gian, khơng gian
riêng để nghỉ ngơi, thư giãn trí não, hồi phục, rèn luyện thể lực nhằm cân bằng thể
chất và tinh thần. Hoạt động vui chơi, giải trí với tính sinh học và tính XH trở
thành sự lựa chọn tối ưu của giới trẻ với mục đích đáp ứng những nhu cầu trên. Vì
thế nhu cầu giải trí (NCGT) ngày càng trở nên thường xuyên và cấp thiết đối với
SV TP.HCM. Báo cáo chuyên đề “Vài nét tình hình tư tưởng, đời sống văn hóa –
tinh thần của SV, học sinh thành phố những năm đầu thế kỉ XXI” tại Đại hội Đại
biểu Hội SV Việt Nam TP.HCM nhiệm kì III (2005 – 2010) đã đưa ra nhận định:
“Nhu cầu được vui chơi, giải trí, được tham gia vào các hoạt động của Đoàn hội,

3



xem đó là mơi trường rèn luyện là những nhu cầu lớn, chính đáng của học sinh –
SV thành phố” [12, 133].
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh, mạnh các loại hình giải trí ở TP.HCM
hiện nay, bao gồm cả những hình thức giải trí thiếu lành mạnh, các sản phẩm phi
văn hóa... tràn lan đã tác động tiêu cực đến sự hình thành nhân cách, lối sống của
một bộ phận giới trẻ, trong đó có SV, từ đó ảnh hưởng đến đời sống văn hóa –
XH, văn minh đơ thị. Do đó, “Tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh viên TP.HCM
giai đoạn hiện nay” nhằm thấy được thực trạng nhu cầu về vui chơi, giải trí của
SV và tìm ra những giải pháp mang tính định hướng, đáp ứng nhu cầu này là một
yêu cầu cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm trước đây, NCGT ở Việt Nam vẫn chưa được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, nên có ít những cơng trình, bài báo khoa học nghiên cứu về
đề tài “NCGT” nói chung và “NCGT của SV” nói riêng, đặc biệt là “NCGT của
SV TP.HCM”. Từ năm 2000 trở lại đây, do yêu cầu lí luận và thực tiễn địi hỏi
phải có những cơng trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và chuyên sâu về hoạt
động giải trí (HĐGT) và NCGT nên đã có một số tác giả cơng bố cơng trình
nghiên cứu của mình, đồng thời ngày càng có nhiều bài viết được đăng trên các
báo, tạp chí về đề tài này. Cụ thể:
Năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Nhu cầu
giải trí của thanh niên” của TS. Đinh Thị Vân Chi. Tác giả đã đi sâu trình bày
những cơ sở lí luận về giải trí và vai trị của nó với thanh niên; NCGT của thanh
niên và sự đáp ứng của XH đối với NCGT của thanh niên hiện nay, từ đó rút ra
những kết luận giá trị về NCGT của thanh niên Hà Nội trong thời điểm hiện tại và
xu hướng biến đổi trong tương lai.
Sách “ Hoạt động giải trí ở đơ thị Việt nam hiện nay – Những vấn đề về lí
luận và thực tiễn” do PGS-TS. Phạm Duy Đức chủ biên, được Viện Văn hóa và


4


Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội xuất bản năm 2004, với nội dung bàn về
vai trò việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong các hoạt động vui chơi giải
trí đối với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở đô thị
nước ta hiện nay, đồng thời nêu lên thực trạng và đưa ra phương hướng, giải pháp
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong các hoạt động vui chơi giải trí thời kì
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một số sách có nội dung về văn hóa và giáo dục lí tưởng, có liên quan đến
HĐGT và NCGT như: Lê Như Hoa (2000), Quản lí văn hóa đơ thị trong điều kiện
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa thơng
tin Hà Nội; Nguyễn Hồng Hà (2005), Mơi trường văn hóa với việc xây dựng lối
sống con người Việt Nam, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa thơng tin Hà Nội. Bên
cạnh đó cịn có các bài báo đề cập đến vấn đề NCGT của SV như: “Một số thay
đổi trong HĐGT của thanh niên”, tác giả Đinh Thị Vân Chi, đăng trên Tạp chí
Thanh niên - số 2 tháng 1 năm 2001; “Không thể cứ “bình dân” mãi”, tác giả Mỹ
Quyên, đăng trên báo Thanh niên - số 298 (3594) ngày 25-10-2005. Những tác
phẩm này đã nêu lên những biến chuyển rõ rệt trong NCGT của SV trước sự phát
triển ngày càng cao của XH, đồng thời có những ý kiến đóng góp cho việc đáp
ứng những tiêu chí mới của NCGT của SV.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu nêu trên, các tổ chức Đồn Thanh niên,
Hội SV của TP.HCM cũng đã nắm bắt và đáp ứng kịp thời NCGT của SV
TP.HCM, đặc biệt là qua các kì đại hội, hội nghị như: Hội Nghị Tổng kết cơng tác
Đồn và phong trào SV – học sinh chuyên nghiệp 1998 – 2005, Hội nghị tổng kết
công tác Hội và phong trào SV năm học 2004 – 2005, Đại hội đại biểu Hội SV
Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ III (2005 – 2010).
Có thể thấy, với tình hình nghiên cứu về đề tài “Tìm hiểu nhu cầu giải trí
của sinh viên TP.HCM giai đoạn hiện nay” có rất ít cơng trình khoa học và những
nghiên cứu chun sâu, với sự cố gắng hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của đề


5


tài, các tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu về NCGT của SV
TP.HCM một cách hệ thống và sâu sắc hơn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng NCGT và HĐGT của SV
TP.HCM giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho
việc phát triển NCGT của SV TP.HCM. Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài
thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung về NCGT của SV.
- Tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định
hướng NCGT và HĐGT của SV TP.HCM giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận để thực hiện đề tài này là: chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Để thực hiện đề tài này, các tác giả sử dụng phương pháp biện chứng duy
vật và một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra XH học...
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu NCGT của SV TP.HCM dưới góc độ lí luận và thực tiễn,
giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Đối tượng SV được nghiên cứu là SV các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH,
CĐ) đang học tập và sinh sống trên địa bàn TP.HCM.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống về NCGT của SV TP.HCM
dưới góc độ lí luận và thực tiễn.

6



Đề tài đã tiến hành khảo sát một số lượng tương đối lớn SV TP.HCM, rút ra
những kết luận khá sát thực về tình hình NCGT và việc đáp ứng của XH đối với
NCGT của SV TP.HCM giai đoạn hiện nay.
Đề tài đã nêu ra những giải pháp mang tính định hướng một cách tương đối
chi tiết và thiết thực với những dẫn chứng cụ thể bằng sự kiện, số liệu và hình ảnh
mang tính chính xác.
Trong phạm vi khảo sát của đề tài, các tác giả cũng đã đưa ra những quan
điểm riêng của mình về những NCGT đặc thù của SV, nảy sinh trong điều kiện
XH phát triển của TP.HCM hiện nay.
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu NCGT dưới góc độ lí luận và thực tiễn, trên cả
hai khía cạnh sinh học và XH. Từ đó đi sâu tìm hiểu NCGT của SV TP.HCM về
vui chơi, giải trí trong giai đoạn hiện nay, phân tích những điểm tích cực, tiêu cực,
cung cấp một cái nhìn tồn diện về HĐGT của SV thành phố những năm vừa qua,
đồng thời đề xuất những giải pháp mang tính định hướng.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến vấn đề NCGT và NCGT của SV, cụ thể là các tổ chức Đoàn Thanh niên; Hội
SV; các nhà quản lí, quy hoạch đơ thị; các đơn vị kinh tế (đặc biệt trong lĩnh vực
dịch vụ văn hóa – giải trí); Phịng Cơng tác Chính trị & Quản lí SV các trường
ĐH, CĐ; SV các chuyên ngành Triết học, XH học, Văn hóa học, Tâm lí học...
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
đề tài gồm 2 chương, 4 tiết, trong đó:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về nhu cầu giải trí của sinh viên
Chương 2: Thực trạng và giải pháp về nhu cầu giải trí của sinh viên
TP.HCM giai đoạn hiện nay

7



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ
NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN
1.1. Khái niệm “nhu cầu giải trí” v phân loại nhu cầu giải trí của sinh
viên
1.1.1. Khái niệm “nhu cầu giải trí”
HĐGT vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi của cá nhân về mặt thể chất
và tinh thần nên trở thành một nhu cầu bức thiết của con người. “NCGT là động
cơ của HĐGT. Khi xuất hiện NCGT, con người sẽ bị thôi thúc hành động để thỏa
mãn nhu cầu đó” [2, 46]. NCGT được thể hiện bằng cách chuyển trạng thái từ lao
động sản xuất, từ các hoạt động sinh tồn có tính sinh vật sang hoạt động vui chơi,
giải trí về tinh thần và giải trí về thể lực.
- Bản chất của NCGT
NCGT là nhu cầu hoạt động thẩm mĩ trong thời gian rỗi. Đây là loại hoạt
động mang tính đặc thù của loài người mà dường như chỉ loài người mới có [Xem
7, 45]. Tham gia HĐGT là điều kiện để con người bộc lộ những khả năng tiềm ẩn
của mình mà trong thời gian lao động những sở thích đó chưa có dịp được thể
hiện. Bởi vậy, NCGT (xét về thực chất) là nhu cầu thẩm mĩ .
NCGT là nhu cầu phát triển tồn diện. Giải trí là phương thức chủ động
nhất nhằm cân bằng, ổn định hoạt động của não bộ con người, đồng thời có khả
năng phát triển con người một cách tồn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mĩ. Hoàn
thiện bản thân là khát vọng mang tính bản năng cho nên NCGT cũng đồng thời là
nhu cầu được phát triển toàn diện của cá nhân và XH.
NCGT thuộc các bậc cao của thang nhu cầu. Khác với những nhu cầu cơ
bản trong cuộc sống, NCGT không gắn liền với sự tồn tại sinh học, mà là sự vươn
cao, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hồn thiện và tự khẳng định mình. “NCGT chỉ

8



có thể được quan tâm đúng mức khi XH phát triển tới một trình độ nhất định, khi
việc đáp ứng những nhu cầu ở bậc thấp khơng cịn là sự lo toan của XH nữa” [2,
51-52].
NCGT là bộ phận cấu thành quan trọng của nhu cầu tinh thần. Giải trí có
khả năng đáp ứng gần như tồn bộ những mong muốn tinh thần, tạo điều kiện cho
sự phát triển tinh thần. NCGT sẽ khiến đời sống tinh thần thêm phong phú, con
người ngày càng hoàn thiện hơn.

Học tập tự giác
Phát minh, sáng chế theo cảm hứng
Sáng tạo nghệ thuật không chuyên

Nhu
cầu
tinh
thần

Thưởng thức nghệ thuật
Tham gia trò chơi
Hoạt động thể thao, giải trí

Nhu
cầu
giải
trí

Du lịch, dã ngoại


Giao tiếp
Hoạt động tín ngưỡng

Cơ cấu của nhu cầu tinh thần và NCGT [Xem 2, 53]
Qua sơ đồ, chúng ta thấy: Thứ nhất, nếu học tập là nghĩa vụ phải thực hiện
thì nó khơng thuộc NCGT, còn nếu là học tập tự giác, mang lại hứng thú, say mê
cho người học, thỏa mãn được nhu cầu tìm tịi, khám phá thì cũng có thể xếp vào

9


các NCGT trong chừng mực nào đó. Thứ hai, sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp
là của nghệ sĩ, còn sáng tạo nghệ thuật không chuyên trong thời gian rỗi thuộc nhu
cầu tinh thần, đồng thời là NCGT. Tương tự vậy nhu cầu hoạt động thể thao, du
lịch, dã ngoại, giao tiếp cũng thuộc HĐGT. Từ đó có thể thấy NCGT là một bộ
phận quan trọng trong cơ cấu nhu cầu tinh thần.
- Đặc trưng của NCGT
Tính sinh học, thể chất và tinh thần ở mỗi cá nhân sẽ phù hợp với những
loại hình giải trí khác nhau và những loại hình giải trí đó cũng phù hợp với điều
kiện thể chất cũng như tinh thần ở mỗi cá nhân.
Tính XH, trong mỗi XH sẽ có những giới hạn các loại hình giải trí phù hợp
bắt buộc mỗi cá nhân phải tuân theo. Tuy nhiên giới hạn đó cũng đủ đáp ứng nhu
cầu của mỗi cá nhân mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của tồn XH.
Tính cộng đồng, dân tộc thể hiện ở những sinh hoạt văn hóa đặc thù của
từng địa phương khác nhau, chính điều đó chi phối đến HĐGT của cá nhân và XH.
Về mặt chất và lượng: Ngày nay do trình dộ phát triển của XH các loại hình
vui chơi giải trí phát triển khá phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của cá nhân và
XH. Số người tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngày càng nhiều, kéo theo
sự gia tăng các loại hình vui chơi, giải trí. Chất lượng của các dịch vụ vui chơi,
giải trí cũng ngày một hồn thiện nhờ vào trình độ phát triển của khoa học kỹ

thuật.
1.1. 2. Phân loại nhu cầu giải trí
Giải trí là một dạng hoạt động XH và NCGT là một nhu cầu XH thuộc lĩnh
vực văn hóa, tinh thần. Dựa vào cơ sở sinh học, cơ sở tâm lí, cơ sở văn hóa – XH
của HĐGT có thể nhận thấy, giải trí đóng vai trị như một trong những cách thức
giúp con người cân bằng, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên những
hoạt động cụ thể của vui chơi giải trí như: chơi thể thao (tập luyện thể thao), sáng
tạo nghệ thuật... đối với một số người lại chính là những hoạt động chun mơn,
10


yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi họ phải thực hiện những hoạt động đó theo những
nguyên tắc nhất định. Do đó, việc phân loại NCGT nói chung của con người, đặc
biệt là NCGT của SV lại càng đa dạng và phức tạp hơn.
Các nhà XH học đã dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại HĐGT.
Từ đó có thể xác định NCGT bao gồm những dạng thức sau:
Căn cứ vào thời gian tự do trong hoạt động của con người, các HĐGT
được phân chia thành các cấp độ: giải trí cấp ngày, giải trí cấp tuần, giải trí cấp
năm [Xem 2, 69-109]. Tương ứng với các cấp độ giải trí đó có thể phân ra NCGT
gồm: NCGT cấp ngày, NCGT cấp tuần, NCGT cấp năm.
Căn cứ vào địa điểm diễn ra HĐGT, có thể phân loại các HĐGT thành:
HĐGT tại nhà, HĐGT tại thư viện, HĐGT tại bảo tàng, HĐGT tại các trung tâm
văn hóa, HĐGT tại các sân thể thao [Xem 7, 112-128]. Từ đó, NCGT được phân
lọai thành NCGT tại nhà, NCGT tại thư viện, NCGT tại bảo tàng, NCGT tại các
trung tâm văn hóa, NCGT tại các sân thể thao.
Căn cứ vào chủ thể tổ chức HĐGT, HĐGT bao gồm: giải trí cá nhân, giải
trí theo nhóm, giải trí đại chúng (hoặc hoạt động cá nhân, hoạt động cùng người
thân, hoạt động nhóm sở thích, hoạt động tập thể, hoạt động cơng cộng ngồi XH)
[Xem 2, 119-120]. NCGT trong trường hợp này được xác định gồm: NCGT cá
nhân, NCGT theo nhóm, NCGT đại chúng.

Căn cứ vào hình thức các HĐGT, có thể xác định những loại hình giải trí
mà thanh niên ưa thích gồm: giao tiếp cá nhân, hoạt động ngồi trời, các mơn thể
thao thơng thường, hoạt động theo sở thích [Xem 2, 119]... Tương ứng các NCGT
gồm: nhu cầu giao tiếp cá nhân, nhu cầu hoạt động ngồi trời, nhu cầu chơi các
mơn thể thao thông thường, nhu cầu hoạt động theo sở thích, nhu cầu nghe nhìn...
Trong phạm vi đề tài này, các tác giả phân loại giải trí dựa trên lĩnh vực
hoạt động. Theo đó, các HĐGT bao gồm: thưởng thức nghệ thuật, sinh hoạt văn
hóa, vui chơi, giải trí ngồi trời, thể dục thể thao đại chúng, du lịch giải trí, sử

11


dụng các dịch vụ văn hóa nghệ thuật [Xem 7, 38]. Trên cơ sở đó xác định các
NCGT của SV TP.HCM giai đoạn hiện nay bao gồm những nội dung sau:
a. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
Thưởng thức nghệ thuật được hiểu là hoạt động nhận biết và cảm thụ một
cách thích thú các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật nói chung là “phương thức
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng” [22, 1193].
Các tác phẩm nghệ thuật, ngoài khả năng mang đến cho đối tượng tiếp nhận những
xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ cịn có chức năng giải trí. Hai chức năng này trong một
số trường hợp nhất định thống nhất với nhau [Xem 7, 45]. Với khả năng lay động
tình cảm và thư giãn tinh thần hiệu quả, thưởng thức nghệ thuật được nhận định là
một trong những NCGT cần thiết đối với SV.
Một số hình thức thưởng thức nghệ thuật phổ biến được SV yêu thích và
yêu cầu được đáp ứng tốt hơn trong giai đoạn hiện nay là: nghe nhạc qua băng,
đĩa, xem ca nhạc trên sân khấu, xem phim, xem kịch, đọc sách văn học (tuyển tập
thơ, tiểu thuyết, bút kí...), xem xiếc, xem các tác phẩm nghệ thuật tại các phịng
trưng bày...
b. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa
Các hoạt động văn hóa giải trí của tập thể có tổ chức là một trong những

hình thức giải trí rất hiệu quả. Sinh hoạt văn hóa dưới hình thức tổ chức cá nhân,
tập thể hay đại chúng đều giúp cho con người tiếp thu những yếu tố hiện đại, tìm
hiểu những giá trị lịch sử văn hóa cổ truyền của dân tộc, từ đó kích thích khả năng
sáng tạo, tâm lí thoải mái. Đó cũng là u cầu đặt ra đối với hoạt động văn hóa,
giải trí.
Ngày nay SV có nhu cầu được tham gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa, các
trung tâm văn hóa, tham quan các viện bào tàng, tìm hiểu các di tích lịch sử...

12


c. Nhu cầu vui chơi, giải trí ngồi trời
Hoạt động vui chơi, giải trí ngồi trời được hiểu là những HĐGT diễn ra ở
những khoảng trống, khơng có mái che (có thể có hoặc khơng có cây xanh). Do
khơng bị giới hạn nhiều về không gian nên thuận lợi cho việc tổ chức các HĐGT
tập thể mang tính chất quy mô đồng thời tạo cảm giác thoải mái, tự do góp phần
giúp con người gắn bó với nhau hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên.
Địa điểm vui chơi, giải trí ngồi trời thường là các cơng viên, sân trường,
sân chơi tại các khu dân cư... Khi dân số gia tăng, diện tích đất dành cho các sân
chơi bị thu hẹp, hoạt động vui chơi, giải trí ngồi trời ngày càng hạn chế. Do vậy
nhu cầu được sinh hoạt tập thể, chơi các trị chơi ngồi trời, đi dạo cơng viên... trở
nên cấp thiết hơn. Một số nhu cầu vui chơi, giải trí ngồi trời tiêu biểu của SV
như: đi chơi cơng viên, sinh hoạt tập thể ngồi trời, câu cá, đi dạo ngắm cảnh, cắm
trại...
d. Nhu cầu thể dục thể thao đại chúng
Hoạt động thể dục thể thao đại chúng là sự kết hợp các bài tập nhiều động
tác, hoặc các hình thức trị chơi, thi đấu để tập luyện với sự tham gia của nhiều
người khơng địi hỏi cao về trình độ chun mơn (sử dụng thuật ngữ “thể dục thể
thao đại chúng” nhằm phân biệt với những hoạt động thể dục thể thao chuyên
nghiệp – không thuộc các dạng của HĐGT). Đối với SV, nhu cầu tập luyện thể

dục và thi đấu thể thao đại chúng rất cần thiết. Vì hoạt động thể thao rèn luyện khả
năng phối hợp, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, nâng cao ý chí và quyết tâm của
người tham gia; xem thi đấu thể thao cũng mang lại nhiều tác dụng giải trí, thư
giãn, bổ sung kiến thức về thể thao. Nhu cầu thể dục thể thao đại chúng của SV
hiện nay rất đa dạng và phong phú gồm: tham gia chơi, tập luyện các môn thể dục
nhịp điệu (aerobic), chạy bộ, cầu lơng, bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn,
võ thuật, thể hình, chơi cờ, xem thi đấu các môn thể thao trực tiếp hoặc trên tivi...

13


e. Nhu cầu du lịch giải trí
Hoạt động tham quan, du lịch của con người được xem là một trong những
HĐGT rất bổ ích, tạo sự cân bằng, ổn định và làm phong phú đời sống tinh thần
của con người. Đồng thời, những người tham gia hoạt động này còn được bổ sung
kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa. Nhu cầu du lịch giải trí là nhu cầu kết hợp
được hai yếu tố “học” và “chơi” một cách hài hòa, tạo niềm say mê, hứng thú học
tập và sự gắn kết hơn trong các mối quan hệ giao tiếp. Các hoạt động du lịch giải
trí điển hình gồm: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, du lịch
trên sông, du lịch biển, du lịch về các vùng dân tộc ít người...
f. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ văn hóa nghệ thuật
Sử dụng các dịch vụ văn hóa nghệ thuật là hình thức giải trí mới xuất hiện
và phổ biến trong thời gian gần đây, được nảy sinh do nhu cầu đáp ứng trình độ
phát triển ngày càng cao của việc đơ thị hóa. Dịch vụ văn hóa nghệ thuật là những
hoạt động có tổ chức nhằm cung cấp những sản phẩm văn hóa để thỏa mãn nhu
cầu tinh thần của XH và có thu lợi [Xem 7, 161].
Mặt tích cực của hoạt động này là đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu tìm
kiếm thơng tin, thưởng thức các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Việc sử dụng các
dịch vụ văn hóa nghệ thuật cũng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người trong
mọi không gian và thời gian, đồng thời là nơi kết hợp lí tưởng nhiều loại hình giải

trí khác nhau với tiêu chí hướng đến nhu cầu và sở thích của người sử dụng. Mặt
tiêu cực của hoạt động này là sự phát triển tràn lan các mơ hình giải trí thiếu lành
mạnh, tác động xấu đến đời sống văn hóa – tinh thần của người dân, đặc biệt là
giới trẻ. SV có nhu cầu sử dụng thường xuyên các dịch vụ văn hóa nghệ thuật như:
hát karaoke, truy cập internet, chơi trò chơi điện tử, đến quán bar, vũ trường...
Bên cạnh các NCGT theo phân loại nhóm, SV ngày nay cịn có những
NCGT đặc thu theo sở thích của cá nhân hoặc do ảnh hưởng của ngoại cảnh, mơi
trường sống như: tìm hiểu các thần tượng, thi gameshow truyền hình, shopping,

14


học tập và nghiên cứu khoa học, tham gia vào chiến dịch Mùa hè xanh, làm công
tác XH... Xếp những nhu cầu này vào nhóm các NCGT của SV là mang tính tương
đối và tạm thời. Tuy nhiên những hoạt động đặc thù trên đang trở thành hình thức
hoạt động trong thời gian rỗi khá phổ biến trong một bộ phận của SV hiện nay,
biểu trưng cho một xu hướng giải trí mới cần được đáp ứng.
Như vậy, tuy có nhiều hệ phân loại về NCGT nhưng vẫn có điểm tương
đồng nhất định, các NCGT dù được phân loại theo tiêu chí nào cũng cần được đáp
ứng như các khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần trong đại bộ phận
SV.
1.2. Vai trò của nhu cầu giải trí của sinh viên đối với sự phát triển của
sinh viên và xã hội
SV là một lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Để có thể đảm đương nhiệm vụ trọng đại đó, SV cần có thể chất khỏe mạnh và
tinh thần minh mẫn. Điều đó chỉ có được khi các nhu cầu lành mạnh của SV được
đáp ứng, đặc biệt là NCGT. Như vậy, giải trí có vai trị quan trọng đối với cá nhân
SV và XH. HĐGT tác động đến chủ thể theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực.
1.2.1. Vai trị của nhu cầu giải trí đối với cá nhân sinh viên
Hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc

tái sản xuất sức lao động của thanh niên, nhất là SV.
Về thể chất: Các HĐGT giúp SV rèn luyện phản ứng nhanh nhạy cho các
giác quan, rèn luyện cơ bắp cho rắn chắc, tăng sức chịu đựng, trí não được giải
phóng, do đó làm tăng tính năng động, sáng tạo của SV. Việc đáp ứng tốt NCGT
của SV góp phần hồn thiện thể chất, tạo điều kiện phát triển tài năng. Vì vậy,
nâng cao thể chất cho SV thơng qua HĐGT góp phần quan trọng trong việc thúc
đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, HĐGT nếu không được đầu tư về chất lượng lẫn
số lượng, hoặc được sử dụng sai mục đích, quá độ, sẽ làm thể chất suy kiệt.

15


Vậy nên NCGT và lao động có mối liên hệ chặt chẽ, NCGT là sản phẩm
tất yếu của lao động. Trình độ lao động càng cao thì chất lượng của NCGT cũng
tốt hơn và ngược lại, NCGT được đáp ứng tốt, có định hướng sẽ thúc đẩy lao động
tốt hơn, đặc biệt là lao động trí óc. NCGT có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực
đến SV tùy theo mục đích, mức độ và tính chất của các HĐGT phục vụ cho SV.
Về tinh thần: NCGT góp phần làm tăng cường sức khỏe giúp cho cuộc
sống tinh thần trở nên lành mạnh, tâm sinh lí ổn định. Có sức khỏe ổn định, tinh
thần minh mẫn sẽ có hứng thú với công việc hơn. Một số HĐGT đặc biệt như
nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật, còn giúp cá nhân SV có điều kiện tái
sáng tạo, hoặc thơng qua đó tái nhận thức về cuộc sống. Do đó, HĐGT cịn giúp
mở rộng trí tưởng tượng và tạo mơi trường cho sức sáng tạo có điều kiện được
phát huy, đặc biệt có ý nghĩa đối với nền kinh tế tri thức đang phát triển như hiện
nay. Các HĐGT góp phần tăng sự gắn bó giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với
tập thể, tức tăng tinh thần đoàn kết. Thơng qua các HĐGT, SV cịn có thể thể
nghiệm q trình lớn lên, trưởng thành, học cách tự điều khiển thế giới riêng của
mình chứ khơng đơn thuần chỉ lấp đầy thời gian rỗi và tránh buồn tẻ. HĐGT lành
mạnh giúp SV hình thành và hồn thiện nhân cách thơng qua việc rèn luyện những
khả năng và đức tính tốt đẹp, có dịp hình thành, thể hiện cái “tơi” của mình.

Những trị chơi mang tính trí tuệ giúp cá nhân SV có thể tập điều hành, quản lí
một tập thể, tập ra quyết định, xử lí tình huống... có tác dụng tích cực đến tinh thần
của cá nhân SV giúp họ cân bằng tư tưởng, tạo sự tự tin và yêu cuộc sống hơn.
Đồng thời, qua HĐGT, yếu tố văn hóa thẩm mĩ, trình độ văn hóa của SV được thể
hiện, và đồng thời được nâng cao một cách tự nhiên nhất.
Như vậy, hoạt động vui chơi – giải trí có vai trị quan trọng đối với SV, nó
tác động đến cả thể chất lẫn tinh thần của SV theo cả hai hướng tích cực và tiêu
cực; trong đó, hai yếu tố thể chất và tinh thần luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, do
đó cần có những HĐGT đáp ứng các NCGT lành mạnh nhằm phát triển toàn diện
lực lượng trí thức cho đất nước.

16


1.2.2. Vai trị của nhu cầu giải trí của sinh viên đối với xã hội
NCGT ngồi việc giữ vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân
SV cịn có những ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của XH.
Về kinh tế: Trước hết, NCGT của cá nhân nói chung và của SV nói riêng
góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù trong nền kinh tế
Việt Nam hiện nay, công nghiệp giải trí chưa phát triển và được đầu tư đúng mức
để có thể trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất (xét về lượng tiền mặt
lưu thông, lợi nhuận và khả năng tạo việc làm) như ở các nước phương Tây [Xem
2, 40-41] nhưng rõ ràng giải trí ở Việt Nam cũng đã, đang và sẽ mang lại lợi ích
kinh tế to lớn. Đầu tiên là khả năng giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao
động phổ thơng tại chỗ. Ngồi ra nguồn lợi thu được từ “ngành cơng nghiệp khơng
khói” (kinh tế du lịch) cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể.
Đối với văn hóa – XH: Với tư cách là một bộ phận thiết yếu, NCGT của cá
nhân SV giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng “diện mạo văn hóa”, thể
hiện trình độ phát triển của XH. Nguyên nhân dẫn đến việc mất trật tự XH, một
phần do NCGT thiếu hoặc không được định hướng đúng đắn, nếu giải quyết được

vần đề này thì sẽ làm cho an ninh, trật tự XH, chính trị ổn định hơn. Thơng qua
việc đáp ứng NCGT của cá nhân, Nhà nước thực hiện chính sách giáo dục nhân
cách công dân một cách hiệu quả. Quá trình “XH hóa cá nhân” nhằm bồi dưỡng cá
nhân thành những mẫu nhân cách để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của XH vì thế
mà trở nên thiết thực và dễ dàng.
HĐGT của cá nhân có vai trị quan trọng trong việc thực hiện an sinh XH:
Góp phần làm giảm chi phí cho ngành y tế và bảo hiểm XH. Có thể nói “đầu tư
cho vui chơi giải trí, thể thao là đầu tư ít vốn mà lãi cao, đem lại sức khoẻ, thể lực
và kĩ năng cho nguồn nhân lực của XH” [7, 91-92].
Về gắn kết cộng đồng: Ngồi những tác động đến các khía cạnh kinh tế,
văn hóa, an sinh XH... NCGT của cá nhân SV cịn giữ vai trò thiết yếu trong hoạt

17


động gắn kết cộng đồng. HĐGT với các đặc tính phi lợi nhuận, không xung đột về
quyền lợi hay tranh chấp lợi ích, giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng, hình thành
những tình cảm tích cực... chính là những điều kiện gắn kết những cá nhân tham
gia lại với nhau. Khơng chỉ tạo sự gắn bó giữa những người trực tiếp tham gia trị
chơi, giải trí cịn “rút ngắn khoảng cách” tối đa đối với những người tham gia gián
tiếp (người xem, người thưởng thức). Đây là dịp để mọi SV hịa mình vào cộng
đồng, có cùng một cảm xúc, một niềm tự hào vì một mục đích chung, thống nhất
(cùng xem một trận bóng đá, một cuộc thi văn nghệ...).
Như vậy có thể thấy, NCGT của cá nhân nếu được đáp ứng một cách phù
hợp, đúng đắn sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của XH trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Những ảnh hưởng của giải trí đối với kinh tế, văn hóa XH, chính trị...
sẽ trở thành tiêu cực nếu các thói hư tật xấu, các sản phẩm phi văn hóa tiêm nhiễm
vào mỗi cá nhân trong XH thơng qua các hình thức giải trí khơng lành mạnh.
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới giải trí và khơng sử dụng khái niệm giải
trí nhưng Đảng và Nhà nước ta ngay từ Đại Hội VI Ban Chấp hành Trung ương,

khi bàn về chiến lược phát triển của Việt Nam theo đường lối đổi mới đã coi các
hoạt động vui chơi lành mạnh, văn hóa – văn nghệ – thể thao là một bộ phận
không thể thiếu của đời sống văn hóa – tinh thần, nên đã chú trọng đầu tư phát
triển NCGT đa dạng của nhân dân, trong đó có SV, theo hướng vẫn mang giá trị
truyền thống dân tộc và phù hợp với sự phát triển của XH. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao trình độ thẩm mĩ
và thưởng thức nghệ thuật cho người dân, trong đó SV trở thành một trong những
chủ thể sáng tạo nghệ thuật, đồng thời “nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống bảo
tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà
thơng tin, câu lạc bộ sức khoẻ, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí...” [6,
114-115]. Ngoài ra, việc xây dựng các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao
cũng cần phải đổi mới cả về nội dung và hình thức, đồng thời phải có sự tham gia
của mọi ngành, nghề, tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh thành có điều kiện kinh tế,

18


XH phát triển. Đối với thanh niên, NCGT đã được đưa vào Luật Thanh niên, trở
thành quyền và nghĩa vụ của thanh niên (trong đó có SV) [Xem 15, 14].
Tóm lại, NCGT được thể hiện thông qua HĐGT. Với đặc tính sinh học, các
HĐGT lành mạnh thuộc nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau đã tạo điều kiện phát
triển trí tuệ và nhân cách SV một cách toàn diện. Với những vai trò to lớn đối với
sự phát triển của XH, NCGT đã được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế – XH ở
nước ta hiện nay, trở thành một hoạt động XH thiết thực.

19


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NHU CẦU GIẢI TRÍ

CỦA SINH VIÊN TP.HCM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về nhu cầu giải trí, việc đáp ứng nhu cầu giải trí và
hoạt động giải trí của sinh viên TP.HCM giai đoạn hiện nay
2.1.1. Thực trạng nhu cầu giải trí của sinh viên TP.HCM giai đoạn
hiện nay
TP.HCM là trung tâm thương mại lớn nhất nước với tốc độ phát triển
kinh tế cao do đó tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong vấn đề học tập và giải trí.
Đối với vấn đề giải trí, SV TP.HCM có nhu cầu đa dạng về các HĐGT. SV thông
qua các HĐGT này để rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe (các hoạt động thể dục
thể thao), tăng cường sức sáng tạo (các hoạt động thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo
nghệ thuật), tìm hiểu văn hóa dân tộc (các hoạt động văn hóa), tìm hiểu lịch sử, địa
lí đất nước (các hoạt động tham quan du lịch)… nhằm phát triển toàn diện bản
thân cả về thể chất và tinh thần. Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành phát 1000
phiếu khảo sát, thu về được 847 phiếu về thực trạng NCGT của SV 20 trường ĐH,
CĐ trên địa bàn TP.HCM (trong đó có 322 SV nam và 525 SV nữ).
Nội dung phiếu khảo sát tập trung lấy ý kiến SV về hai vấn đề: các NCGT
của SV TP.HCM hiện nay (với các mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, khơng cấp
thiết, khơng có nhu cầu) và việc đáp ứng những NCGT của SV TP.HCM hiện nay
(với các mức độ: rất tốt, tốt, trung bình, yếu). Kết quả khảo sát [Xem phụ lục bảng
9] về NCGT của SV TP.HCM nay cho thấy:
- Về nhu cầu thưởng thức nghệ thuật: Thông qua bảng số liệu khảo sát
[Xem phụ lục bảng 11], đối với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đề tài khảo sát
một số loại hình giải trí mà SV u thích như: nghe nhạc qua băng, đĩa, xem ca
nhạc trên sân khấu, xem phim, đọc sách văn học, đọc sách báo tạp chí. Đối với
nhu cầu nghe nhạc qua băng đĩa, có 515 SV cho rằng rất cấp thiết và cấp thiết,
20


chiếm 60.80%. Đối với nhu cầu xem phim giải trí có 501 SV cho rằng rất cấp
thiết và cấp thiết, chiếm 59.15%. Đối với nhu cầu đọc sách văn học có 515 SV cho

rằng cấp thiết, chiếm 60.80%. Đối với nhu cầu đọc báo, tạp chí giải trí có 604 SV
cho rằng cấp thiết, chiếm 71.31%. Qua đó, nhận thấy SV hiện đang có nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật cấp thiết cả về số lượng lẫn chất lượng đối với các HĐGT
như: nhu cầu nghe nhạc qua băng đĩa, xem phim, đọc sách văn học, đọc báo, tạp
chí giải trí. Trong số đó, nhu cầu đọc báo, tạp chí giải trí chiếm vị trí cao nhất.
Riêng đối với tính cấp thiết của nhu cầu này thì có 70.48% SV nữ được khảo sát
cho rằng nhu cầu đọc báo, tạp chí giải trí là cấp thiết, chiếm 370/ 525 trường hợp.
Cịn đối với các SV nam thì tỉ lệ này là 72.67% (234/ 322 trường hợp). Như vậy,
các SV nam hiện nay có xu hướng thích đọc báo, tạp chí giải trí nhiều hơn và mức
độ cấp thiết cao hơn các SV nữ. Số liệu phản ánh về nhu cầu đọc sách văn học của
SV cũng cho thấy tín hiệu tương đối khả quan về hướng phát triển của nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật (60.8% cho là rất cấp thiết và cấp thiết, tương đương với tỉ
lệ của nhu cầu “nghe nhạc qua băng đĩa”). SV ngày nay vẫn khẳng định vai trò và
giá trị của những tác phẩm văn học đối với nhu cầu tinh thần của mình, đặc biệt là
chức năng giải trí của nó. Sau cùng là nhu cầu về thưởng thức các loại hình nghệ
thuật sân khấu, xem ca nhạc trên sân khấu. Đối với nhu cầu xem ca nhạc trên sân
khấu có 432 SV cho rằng khơng cấp thiết và khơng có nhu cầu, chiếm 51%. Đối
với nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ thuật sân khấu có 447 SV cho rằng
khơng cấp thiết, chiếm 52.77%. Như vậy trên 50% số SV được khảo sát cho rằng
xem ca nhạc và thưởng thức các loại hình nghệ thuật trên sân khấu hiện nay không
phải là nhu cầu cấp thiết. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do
điều kiện kinh tế của SV còn khó khăn, trong khi các chương trình tổ chức trên các
sân khấu của thành phố có giá vé khá cao và các sân khấu, tụ điểm ca nhạc thường
tập trung tại trung tâm của thành phố, do đó SV ở các quận ngoại thành gặp khó
khăn về điều kiện đi lại. Nhu cầu này của SV được đáp ứng hạn chế bằng các
chương trình ca nhạc biểu diễn nghệ thuật “miễn phí” do các ca sĩ, các cơng ty... tổ
chức. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ giải trí phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
21



kinh doanh băng, đĩa với ưu điểm tiện lợi, giá cả phù hợp, chất lượng âm thanh,
hình ảnh đã qua xử lí... cũng “hạn chế” tính cấp thiết của nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật trên sân khấu. Đồng thời với sự thay đổi thị hiếu nghệ thuật ngày nay
của giới trẻ, các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương...
không thu hút được sự quan tâm của phần lớn SV, thay vào đó là làn sóng phim,
nhạc nước ngoài (Hàn Quốc, Anh, Mĩ...) được SV ưa chuộng. Đây là một vấn đề
cần được lưu ý trong việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của
SV TP.HCM hiện nay.
- Nhu cầu về văn hóa giải trí của tập thể, tổ chức đang là một trong những
NCGT được SV quan tâm. Câu lạc bộ sở thích tại các nhà văn hóa, các trung tâm
văn hóa ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu này của SV TP.HCM. Thông qua bảng
số liệu khảo sát đối với nhu cầu sinh hoạt văn hóa, đề tài khảo sát một số loại hình
giải trí mà SV u thích như: tham gia sinh hoạt văn nghệ (lớp, trường, hội thi…),
tham gia hội trại. Đối với nhu cầu tham gia sinh hoạt văn nghệ (lớp, trường, hội
thi…) có 127 SV cho rằng rất cấp thiết, 346 SV cho rằng cấp thiết, tỉ lệ hai trường
hợp này chiếm 55.84%. Đối với nhu cầu thăm các di tích lịch sử, văn hóa có 508
SV cho rằng cấp thiết, chiếm 59.98%. Đối với nhu cầu tham gia hội trại có 462 SV
cho rằng rất cấp thiết và cấp thiết, chiếm 54.55%. Có 573 SV cho rằng tính cấp
thiết của nhu cầu xem tivi hiện nay là rất cao, chiếm 67.65%. Vậy, cao nhất là nhu
cầu xem tivi giải trí; trong đó, nhu cầu cấp thiết đối với hoạt động xem tivi của SV
nữ chiếm 65.90% (346/ 525 trường hợp), nhu cầu cấp thiết của SV nam chiếm
70.50% (227/ 322 trường hợp). Có thể thấy, về nhu cầu này, tỉ lệ nam SV cho là
cấp thiết vẫn nhiều hơn SV nữ, các nam SV ngày càng có xu hướng được đáp ứng
nhu cầu xem tivi để giải trí, tiếp nhận thơng tin nhiều hơn. Hiện trạng này phù hợp
với một trong những đặc điểm của SV TP.HCM là tiếp cận nhanh với thông tin, sự
tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, tiếp cận nhanh với các giá trị văn hóa, nghệ
thuật trong và ngồi nước, quan tâm đến tình hình kinh tế, XH của TP.HCM và
đất nước. Đồng thời nhu cầu về việc xây dựng chương trình truyền hình dành

22



×