Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

Các nhân tố tác động đến việc áp dụng mô hình lập dự toán ngân sách dựa trên kết quả hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 293 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------

LÊ THỊ CẨM HỒNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
MƠ HÌNH LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH DỰA TRÊN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------

LÊ THỊ CẨM HỒNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG
MƠ HÌNH LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH DỰA TRÊN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CƠNG LẬP Ở VIỆT NAM

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 9340301



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS MAI THỊ HOÀNG MINH
2. PGS. TS VÕ VĂN NHỊ

Tp. Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CAM ĐOAN
--------

Tôi xin cam đoan luận án của tôi với tên đề tài là “Các nhân tố tác động đến việc áp
dụng mơ hình lập dự tốn ngân sách dựa trên kết quả hoạt động tại các đơn vị sự
nghiệp công lập ở Việt Nam” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Người
hướng dẫn khoa học PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh và PGS. TS. Võ Văn Nhị và
các nội dung trích dẫn từ sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án đều được tơi trích dẫn
nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này chưa từng được cơng bố
trong các cơng trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Cẩm Hồng


LỜI CẢM ƠN
-----------Khơng có sự thành cơng nào mà khơng có sự giúp đỡ, luận án của tơi đã hồn
thành là nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn, và động viên của rất nhiều cá nhân.
Trước tiên, cho tôi được bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất đến PGS.

TS. Võ Văn Nhị và PGS. TS. Mai Thị Hồng Minh, là Thầy Cơ đã hướng dẫn khoa
học cho tôi, luôn động viên và hỗ trợ tôi, giúp tơi hồn thành luận án trong suốt
thời gian thực hiện nghiên cứu, cả trong thời gian tôi làm việc tại khoa Kế tốn,
Thầy Cơ ln cho tơi những lời khun bổ ít, những động lực trong lúc khó khăn và
gian nan đến nản chí. Khơng có Thầy Cơ thì khơng có tơi ngày hơm nay.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ trong Bộ mơn Kế Tốn cơng đã luôn động
viên, hỗ trợ và gánh vác một số cơng việc của Khoa, bộ mơn, giúp tơi có được điều
kiện thuận lợi để hoàn thành luận án này.
Bên cạnh đó Tơi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể q Thầy Cơ trong
Khoa Kế tốn, đã tận tình giảng dạy tơi, truyền đạt cho tơi những kiến thức nền
tảng, bổ ích nhất trong suốt quãng thời gian học tập tại trường đại học Kinh Tế TP.
Hồ Chí Minh cho đến hơm nay.
Ngồi ra tơi cịn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong và ngồi
trường, bạn bè, người thân trong q trình thu thập dữ liệu. Cho nên tôi muốn gửi
lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thu
thập dữ liệu cho luận án.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn Ba Mẹ tôi, và tất cả thành viên trong gia đình tơi
ln hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.

TP. Hồ Chí Minh
Ngày 3 tháng 2 năm 2021


MỤC LỤC
--------

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5
6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 6
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 8
1.1. Giới thiệu.............................................................................................................. 8
1.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 8
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các quốc gia ..... 8
1.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB ...... 11
1.2.2.1. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc chấp nhận áp dụng một sự
đổi mới ...................................................................................................................... 11
1.2.2.2. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB ... 13
1.3. Các nghiên cứu trong nước. ............................................................................... 18


1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng mơ hình PBB ............................. 19
1.3.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình
PBB ........................................................................................................................... 20
1.4. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống trong nghiên cứu .... 21
1.4.1. Nhận xét các nghiên cứu trước ....................................................................... 21
1.4.1.1. Đối với các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 21
1.4.1.2. Đối với các nghiên cứu trong nước .............................................................. 25
1.4.2. Xác định khoảng trống trong nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ............ 27

1.4.2.1. Khoảng trống trong nghiên cứu nước ngoài ................................................ 27
1.4.2.2. Khoảng trống trong nghiên cứu trong nước ................................................. 28
1.4.2.3. Định hướng nghiên cứu................................................................................ 28
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 35
2.1. Giới thiệu............................................................................................................ 35
2.2. Tổng quan về mơ hình lập dự tốn ngân sách dựa trên kết quả hoạt động ........ 35
2.2.1. Khái niệm khu vực cơng ................................................................................. 35
2.2.2. Khái niệm dự tốn ngân sách .......................................................................... 35
2.2.3. Mơ hình lập dự tốn ngân sách dựa trên kết quả hoạt động (Performance
based budgeting – PBB) ............................................................................................ 37
2.2.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 37
2.2.3.2. Các yếu tố cơ bản của PBB .......................................................................... 40
2.2.3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình PBB ................................................. 41
2.3. Một số lý thuyết nền ........................................................................................... 43
2.3.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior – TPB) (Ajzen, 1991)
................................................................................................................................... 45
2.3.2. Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Theory of diffusion of innovation) (Rogers,
1983).......................................................................................................................... 46
2.3.3. Lý thuyết thiên vị nguyên trạng (Status Quo Bias Theory-SQB) ................... 48
2.3.4. Lý thuyết xã hội học thể chế mới (New Institutional Sociology -NIS) .......... 50


2.4. Các khái niệm nghiên cứu .................................................................................. 53
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 63
3.1. Giới thiệu............................................................................................................ 63
3.2. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ....................................................... 63
3.2.1. Khung nghiên cứu ........................................................................................... 63
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 65

3.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ................................... 67
3.3.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu...................................................................... 67
3.3.2. Biến kiểm sốt ................................................................................................. 76
3.3.3. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................ 77
3.4. Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu ................................................... 77
3.4.1. Biến phụ thuộc ................................................................................................ 78
3.4.2. Các biến độc lập .............................................................................................. 79
3.4.3. Biến kiểm soát ................................................................................................. 86
3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 86
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 87
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 88
3.6. Mẫu, phương pháp thu thập và phương pháp xử lý dữ liệu ............................... 88
3.6.1. Đối với nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 88
3.6.1.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 88
3.6.1.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................................... 90
3.6.2. Đối với nghiên cứu chính thức ........................................................................ 95
3.6.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 95
3.6.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 96
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 98
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 99
4.1. Giới thiệu............................................................................................................ 99
4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 99


4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 99
4.2.1.1. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mơ hình ................................................... 99
4.2.1.2. Kết quả đánh giá sự phù hợp của thang đo ................................................ 101
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................... 104
4.2.2.1. Kết quả thống kê mô tả .............................................................................. 104
4.2.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..

................................................................................................................................. 105
4.2.2.3. Kết quả đánh giá giá trị thang đo bằng mơ hình EFA ............................... 108
4.2.2.4. Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................ 110
4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức ........................................................................ 112
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................. 112
4.3.2. Kiểm định sai lệch do phương pháp.............................................................. 115
4.3.3. Đánh giá mơ hình đo lường........................................................................... 116
4.3.4. Đánh giá mơ hình cấu trúc ............................................................................ 121
4.3.4.1. Đánh giá về hiện tượng đa cộng tuyến....................................................... 122
4.3.4.2. Đánh giá về tính phù hợp của các mối quan hệ ......................................... 123
4.3.4.3. Đánh giá hệ số xác định R2 ........................................................................ 125
4.3.4.4. Đánh giá tác động của quy mô f2 ............................................................... 125
4.3.4.5. Đánh giá khả năng dự báo của mơ hình thơng qua Q2 ............................... 126
4.3.4.6. Đánh giá tác động của quy mô q2 .............................................................. 127
4.3.4.7. Đánh giá vai trò của các biến trung gian .................................................... 128
4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ........................................................................... 129
4.4.1. Kết quả đánh giá mơ hình đo lường .............................................................. 129
4.4.2. Kết quả đánh giá mơ hình cấu trúc ............................................................... 130
4.5. Bàn luận ........................................................................................................... 131
4.5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ .......................................................... 131
4.5.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu chính thức .................................................. 132
4.5.2.1. Bàn luận về giả thuyết được chấp nhận ..................................................... 132
4.5.2.2. Bàn luận về giả thuyết bị bác bỏ ................................................................ 139


Kết luận chương 4 ................................................................................................... 142
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................... 143
5.1. Giới thiệu.......................................................................................................... 143
5.2. Kết luận chung ................................................................................................. 143
5.3. Hàm ý đối với việc áp dụng mô hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập ......

................................................................................................................................. 144
5.3.1. Hàm ý về mặt lý thuyết ................................................................................. 144
5.3.2. Hàm ý về mặt thực tiễn ................................................................................. 145
5.4. Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 153
5.4.1. Hạn chế.......................................................................................................... 153
5.4.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 155
Kết luận chương 5 ................................................................................................... 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-----------A. Danh mục chữ viết tắt bằng tiếng Việt
Chữ viết tắt

Từ nguyên gốc

BTC

Bộ Tài chính

HTTT

Hệ thống thông tin

KQHĐ

Kết quả hoạt động


NSNN

Ngân sách nhà nước

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

B. Danh mục chữ viết tắt bằng tiếng Anh
Chữ viết tắt

Theo tiếng Anh

Theo tiếng Việt

CMV

Common method variance

Biến thiên do phương pháp

EFA

Exploratory factor analysis

Phân tích nhân tố khám phá

NIS

New institutional Sociology


Xã hội học thể chế mới

IPSAS

International public sector
accounting standard

Chuẩn mực kế tốn khuc vực cơng
quốc tế

PBB

Performance - Based
Budgeting

Lập dự toán theo kết quả hoạt động
(Lập dự toán theo kết quả đầu ra)

SEM

Structural equation modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

SQB

Status Quo Bias

Thiên vị nguyên trạng


TPB

Theory of planned behavior

Lý thuyết hành vi dự định

WEF

The World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
-----------Bảng 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập .................................................. 30
Bảng 2.1. Tổng hợp các khái niệm về lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động ........ 37
Bảng 2.2. Tổng hợp một số định nghĩa về lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động. 38
Bảng 2.3. Tổng kết các mối quan hệ tác động được các lý thuyết nền ủng hộ ......... 53
Bảng 3.1. Thang đo khái niệm việc áp dụng mơ hình PBB ...................................... 79
Bảng 3.2. Thang đo khái niệm nhận thức về lợi thế tương đối của PBB.................. 80
Bảng 3.3. Thang đo khái niệm rào cản ..................................................................... 81
Bảng 3.4. Thang đo khái niệm năng lực của bản thân đối với thay đổi.................... 82
Bảng 3.5. Thang đo khái niệm sự hỗ trợ của tổ chức ............................................... 83
Bảng 3.6. Thang đo khái niệm khả năng áp dụng của thể chế .................................. 84
Bảng 3.7. Thang đo khái niệm thẩm quyền áp dụng ................................................ 85
Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp thang đo các khái niệm sau khi phỏng vấn chuyên gia ...
................................................................................................................................. 104
Bảng 4.2. Tổng hợp Cronbach’s Alpha của các khái niệm bậc 1 ........................... 105
Bảng 4.3. Cronbach’s Alpha của khái niệm sự hỗ trợ của tổ chức ......................... 107

Bảng 4.4. Tổng hợp phân tích EFA cho các cặp khái niệm đơn hướng ................. 109
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu sơ bộ của khái niệm OS .......................... 110
Bảng 4.6. Tổng hợp thông tin về mẫu khảo sát trong nghiên cứu chính thức ........ 113
Bảng 4.7. Thống kê mô tả tổng hợp các khái niệm trong nghiên cứu chính thức .. 114
Bảng 4.8. Kết quả của việc đánh giá tiêu chí HTMT.............................................. 119
Bảng 4.9. Tổng hợp các kết quả đánh giá mơ hình đo lường điều chỉnh ............... 120
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đánh giá chỉ số VIF ................................................. 122
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả đánh giá các giả thuyết nghiên cứu ......................... 123
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả tác động của quy mô f2 ............................................ 126
Bảng 4.13. Đánh giá tác động của quy mô q2 ......................................................... 127


Bảng 4.14. Kết quả đánh giá vai trò trung gian của chi phí chuyển đổi (SC) giữa
năng lực của bản thân đối với thay đổi (SEC) và việc áp dụng mơ hình PBB tại các
đơn vị sự nghiệp cơng lập (RD) .............................................................................. 128
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá vai trò trung gian của chi phí chuyển đổi (SC) giữa sự
hỗi trợ của tổ chức (OS) và việc áp dụng mô hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp
cơng lập (RD) .......................................................................................................... 128
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả đánh giá thang đo khái niệm sự hỗ trợ của tổ chức .......
................................................................................................................................. 129
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả đánh giá mơ hình cấu trúc ....................................... 130
Bảng 4.18. Tổng hợp các lý thuyết nền và nghiên cứu trước ủng hộ các giả thuyết ....
................................................................................................................................. 132
Bảng 4.19. Các lý thuyết nền và nghiên cứu ủng hộ các giả thuyết bị bác bỏ ....... 139


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
-----------Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố cơ bản của PBB ............................................................. 40
Hình 2.2. Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) .................................................. 46
Hình 2.3. Mơ hình phân rã của lý thuyết hành vi dự định (Taylor và Told, 1995) .. 46

Hình 2.4. Mơ hình khuyết tán đổi mới (Rogers, 1983) ............................................. 48
Hình 2.5. Tổng hợp các lý thuyết nền ...................................................................... 53
Hình 2.6. Thể chế khu vực cơng ở các nước đang phát triển.................................... 61
Hình 2.7. Khuôn mẫu của “không gian cải cách” và áp dụng PBB ......................... 61
Hình 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 65
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 67
Hình 3.3. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 77
Hình 4.1. Mơ hình đo lường điều chỉnh .................................................................. 121
Hình 4.2. Kết quả đánh giá mơ hình cấu trúc ......................................................... 124


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÓM TẮT
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình lập dự toán dựa trên kết quả
hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam.
Chun ngành: Kế tốn

Mã số: 9340301

Nguyên cứu sinh: Lê Thị Cẩm Hồng

Khóa: 2015

Từ khóa: lập dự toán dựa trên kết quả hoạt động, lập dự tốn dựa trên kết quả đầu ra,
thơng tin kết quả hoạt động, đổi mới kế toán nhà nước, cải cách kế tốn nhà nước.
Tóm tắt:
Lập dự tốn ngân sách dựa trên kết quả hoạt động (PBB) là một trong những công cụ
quan trọng để hướng dẫn và phân bổ nguồn lực tập trung hướng vào kết quả hoạt

động. PBB giúp khai thác và sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả và đảm
bảo tính bền vững, minh mạch cho NSNN ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên tại Việt Nam,
các đơn vị sự nghiệp công vẫn chưa áp dụng PBB một cách rộng rãi, đồng thời những
nghiên cứu về PBB và các nhân tố tác động đến việc áp dụng PBB còn hạn chế. Cho
nên mục tiêu luận án này là “xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình
PBB tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam”.
Nghiên cứu này vận dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với 2 giai đoạn: nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu chính thức tác giả xử lý dữ
liệu thơng qua kỹ thuật PLS-SEM dựa trên phần mềm SmartPLS 3.2.9. Kết quả cho
ra 4 nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB gồm nhận thức về lợi thế
tương đối của PBB, sự hỗ trợ của tổ chức, thẩm quyền áp dụng và chi phí chuyển
đổi. Kết quả của nguyên cứu này giúp cho nhà quản lý đơn vị và các cơ quan có
thẩm quyền có cơ sở đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy việc áp dụng mơ
hình lập dự tốn mới nhằm quản lý ngân sách một cách hiệu quả hơn, cũng như bổ
sung vào lý thuyết về lĩnh vực này.


SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

ABSTRACT OF THE THESIS
Thesis title: Factors affecting the application of performance-based budgeting
models in non-business entities in Vietnam.
Major: Accounting

Code: 9340301

PhD Student: Le Thi Cam Hong

Course: 2015


Keywords: Performanced-based budgeting, budgeting, Performanced information,
government accouting innovation, reform government accounting.
Abstract:
Performance-based budgeting (PBB) is considered the important tool to guide and
allocate optimal resources in a performance-focused direction. PBB helps to exploit
and use resources in efficient and ensure the sustainability and transparency of the
state budget in many countries. However, in Vietnam, non-business entities have not
applied PBB widely, and research on PBB and the factors affecting PBB application
is limited. Therefore, the author conducted this study with the main objective of
"identifying the factors affecting the application of PBB model in non-business
entities in Vietnam". The author uses a mixed research method through 2 steps,
preliminary research and formal research. In the formal research, the author used
PLS-SEM technique to process analytical data based on SmartPLS software 3.2.9.
After analyzing data, it was shown that factors affecting the application of the PBB
model include perceptions of the relative advantages of PBB, the organizational
support, authorization, and switching costs. This result contributes to the
management of units and competent agencies to adopt appropriate policies to
promote the application of new budgeting models to manage budgets more
effectively, as well as to supplement into the theory of this field.


[1]

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, hiện tượng
tham nhũng đã cản trở sự cân bằng ngân sách và làm giảm hiệu quả chi tiêu NSNN
(Delavallade, 2006). Vì vậy, để ngăn chặn và phát hiện tham nhũng kịp thời, các
quốc gia đã thực hiện việc đổi mới hệ thống kế toán và ngân sách (Chan, 2003).

Đồng thời vấn đề này đã trở thành đề tài cho các nhà nghiên cứu về kế toán khu vực
công ở các nước đang phát triển (Ehsein, 2014; Ouda, 2003), gồm các nghiên cứu về
việc cải thiện hệ thống kế toán chuyển sang thực hiện kế toán dựa trên nguyên tắc cơ
sở dồn tích và nghiên cứu về việc áp dụng những kỹ thuật kế toán quản trị mới như
lập dự toán ngân sách hiện đại (Carlin & Guthrie, 2001; Parker & Guthrie, 1993).
Bên cạnh đó tại Việt Nam, việc quản lý tài chính cơng đã đạt được những bước tiến
lớn, đặc biệt trong việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền các
cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách (gồm cả đơn vị hành chính sự nghiệp). Tuy
nhiên việc phân cấp nhanh chóng khiến việc quản lý trở lên phức tạp hơn, các địa
phương quản lý khoảng 55% tổng chi tiêu của cả nước (Theo báo cáo đánh giá chi
tiêu công giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế Giới năm 2017), nhưng tính
hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa tương xứng. Trước tình hình đó,
Chính phủ đã từng bước cải cách và đổi mới trên nhiều phương diện để phịng chống
lãng phí, thất thốt và đề cao nguyên tắc công khai, minh bạch; nâng cao trách nhiệm
giải trình, trong đó có u cầu đổi mới hoạt động lập và phân bổ NSNN trong chiến
lược tài chính đến năm 2020 (QĐ450/QĐ-TTg, 2012), vì việc lập dự tốn được xem
là công cụ quan trọng để quản lý và sử dụng nguồn ngân sách một cách hiệu quả.
Đồng thời, mô hình lập dự tốn hiệu quả và hiệu lực hiện nay là mơ hình lập dự tốn
dựa trên KQHĐ (Performance –based budgeting - PBB). Mơ hình này đã trở thành
mơ hình chi phối ở nhiều quốc gia (A. Shah & Shen, 2007), và là xu hướng đổi mới
trong phong trào “quản lý cơng mới”. Mơ hình PBB hướng đến đổi mới toàn bộ
HTTT quản lý tập trung vào KQHĐ, trong đó thơng tin KQHĐ được dụng trong cả
q trình lập dự toán, phân bổ các nguồn lực (Budding, Grossi, & Tagesson, 2014).


[2]

Trong khi đó, tại Việt Nam, mơ hình dự tốn truyền thống tại các đơn vị cơng hiện
khơng cịn phù hợp, vì mơ hình này thiên về kiểm sốt các khoản chi, phân bổ nguồn
lực tập trung vào đầu vào, không xây dựng mối liên kết giữa đầu vào với đầu ra, do

đó khơng thể hiện được cách sử dụng nguồn lực hiệu quả và nhà quản lý thiếu trách
nhiệm với KQHĐ (Nguyễn Đức Thanh, 2004). Vì vậy nhà nước đề cập vấn đề đổi
mới mơ hình lập dự tốn theo mơ hình PBB ngay từ “chiến lược cải cách hành chính
cơng năm 2001” (Mục 4.3, QĐ136/QĐ-TTg, 2001). Đặc biệt vấn đề đổi mới cịn thể
hiện mạnh mẽ thơng qua các văn bản như QĐ432/QĐ-TTg (2003) phê duyệt báo
cáo khả thi “Dự án cải cách trong quản lý tài chính cơng” của Thủ tướng Chính phủ
và Thơng tư 55/TT-BTC (2008) của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thí điểm “xây
dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 20092011”, tại 6 Bộ (Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Giao
thông vận tải, và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại một số địa phương. Đồng
thời trong luật NSNN 2015 sửa đổi vừa qua đã có quy định về việc quản lý, lập và
phân bổ ngân sách định hướng dựa trên kết quả thực hiện, gắn kết với các quy định
về kế hoạch tài chính 5 năm, cùng với kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm, tương tự
như kinh nghiệm đổi mới của New Zealand. Tuy nhiên dù được Bộ tài chính tiến
hành thí điểm từ năm 2009, cùng với chương trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm toàn diện về nhiệm vụ, nhân lực và nguồn lực tài chính cho các đơn vị hành
chính sự nghiệp; và có sự thơng thống trong việc sử dụng các phương pháp lập dự
toán cụ thể cho các đơn vị sự nghiệp trong Luật NSNN số 83/2015/QH13 (2015),
nhưng theo đánh giá của Ủy Ban Tài chính – Ngân sách của Quốc Hội tại phiên họp
thứ 5 năm 2016 thì việc lập dự tốn theo mơ hình PBB vẫn chưa được các đơn vị
triển khai thực hiện một cách rộng rãi hoặc vẫn theo cách cào bằng.
Thực tế đó cho thấy để mơ hình PBB được áp dụng một cách rộng rãi là điều khơng
đơn giản, địi hỏi phải có những thay đổi trong thể chế về mặt luật pháp; cách thức
lập kế hoạch ngân sách, điều hành kế hoạch; và văn hóa quản lý theo hướng đảm
bảo trách nhiệm giải trình dựa trên kết quả hoạt động (Dũng, Nguyệt, & ctv, 2008).
Hơn nữa đối với các dự án đổi mới thì việc đổi mới là một quá trình được thực hiện


[3]

bởi mọi cá nhân, cho nên xem xét nhận thức của người thực hiện là rất quan trọng

trong việc thông qua bất kỳ một sự thay đổi nào, điều này góp phần dẫn đến sự
thành cơng cho sự thay đổi đó (Ehsein, 2014). Vì vậy bên cạnh những thay đổi về
mặt thể chế pháp lý của Việt Nam trong thời gian qua, cần phải xác định những
nhân tố nào sẽ tác động thúc đẩy việc áp dụng mơ hình PBB của người lập dự toán
tại các đơn vị sự nghiệp công ở Việt Nam, để các cơ quan quản lý nhà nước và các
trưởng đơn vị đưa ra những chính sách tác động đến các nhân tố đó, góp phần thúc
đẩy người lập dự tốn nhanh chóng áp dụng PBB một cách có hiệu quả.
Ngồi ra những nghiên cứu về PBB khá đa dạng, đã được thực hiện ở nhiều quốc
gia khác nhau trên thế giới, và có điều kiện môi trường thực hiện khác so với Việt
Nam. Hơn nữa những nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các kỹ thuật lập
dự toán theo PBB, chưa tập trung vào hành vi con người liên quan đến việc áp dụng
PBB, và cho đến nay vẫn chưa phát hiện được cơng trình nào thực hiện nghiên cứu
vấn đề này tại Việt Nam. Do vậy, dựa vào những phân tích trên, tác giả nhận thấy
cần thiết phải có một nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc hơn về “các nhân tố tác động đến
việc áp dụng mơ hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng
mơ hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Xác định các nhân tố tác động; điều chỉnh và bổ sung thang đo để đo lường các
nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB của người lập dự tốn tại các
đơn vị sự nghiệp cơng lập trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.
- Kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng mơ
hình PBB tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu: nhằm đạt được các mục tiêu trên, như sau:
- Nhân tố nào tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB của người lập dự toán tại
các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam? Các nhân tố được đo lường bằng
những thang đo như thế nào?



[4]

- Mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các đơn vị
sự nghiệp công lập ở Việt Nam như thế nào?
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB của
người lập dự tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam.
- Đối tượng phân tích cũng là đối tượng khảo sát: là cá nhân - người thực hiện lập
dự tốn trong các phịng kế tốn và tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng ở Việt
Nam. Việc lựa chọn đối khảo sát này vì đổi mới chuyển sang một phương pháp lập
dự toán mới phụ thuộc vào nhận thức của chính người lập dự tốn - là những người
am hiểu về chính cơng việc lập dự toán cũng như các kỹ thuật lập dự toán khác
nhau. Đồng thời để làm được cơng việc lập dự tốn cho các hoạt động của đơn vị
trong một năm tài chính u cầu người lập dự tốn phải nắm được tồn bộ tình hình
hoạt động của đơn vị, cho nên những người làm cơng việc lập dự tốn này hầu hết
phải là trưởng hoặc phó phịng tài chính - kế tốn của một đơn vị sự nghiệp cơng có
thể đại diện cho đơn vị sự nghiệp đó, vì thế đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về mặt nội dung: Thông qua tổng quan nghiên cứu, tác giả phát hiện được
nhiều nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các đơn vị công ở các
quốc gia khác nhau. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu những nhân tố
phù hợp với đặc điểm đặc thù của kế toán khu vực công ở Việt Nam. Đặc biệt chỉ
nghiên cứu trên đơn vị phân tích là cá nhân người lập dự tốn trong các đơn vị sự
nghiệp cơng, vì đây là những đơn vị đã được nhà nước định hướng cải cách quản lý
dựa trên kết quả hoạt động và trao quyền tự chủ hồn tồn thơng qua nghị định 16,
tiến dần đến mơ hình kế tốn như khu vực tư. Cụ thể sau khi Luật NSNN số 83 sửa
đổi đã đề cập đến việc lập dự toán theo kết quả thực hiện áp dụng cho các đơn vị sự
nghiệp công, và Bộ tài chính cũng đã ban hành Thơng tư 107/2017/TT-BTC (2017)
về chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp dựa trên kế tốn dồn tích như khu vực tư.
Phạm vi khảo sát: Tác giả thực hiện trên các đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực

như y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, và một số lĩnh vực khác, tuy nhiên tập trung


[5]

phần lớn vào 2 lĩnh vực y tế và giáo dục, ở các khu vực từ TP. HCM, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh, Nha Trang, Nghệ An… Việc chọn
những đơn vị thuộc 2 lĩnh vực này phù hợp với tỷ trọng các đơn vị sự nghiệp ở các
lĩnh vực theo điều tra kinh tế 2017, trong tổng số các đơn vị thì 2 ngành y tế và giáo
dục chiếm tỷ trọng lớn đến 80% tổng đơn vị sự nghiệp công. Hơn nữa, các địa
phương quản lý khoảng 55% tổng chi tiêu ngân sách của cả nước trong đó chi cho y
tế là 80% và giáo dục là 85%. Đồng thời trong phạm vi ngân sách địa phương thì
việc áp dụng PBB tùy thuộc vào mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp,
chủ yếu tập trung vào các đơn vị tự chủ một phần chi hoạt động thường xuyên hoặc
tự chủ hoàn toàn, cho nên phạm vi khảo sát được thực hiện phần lớn tập trung vào
TP. HCM và các tỉnh lân cận miền tây: vì TP. HCM là có số lượng đơn vị sự nghiệp
công tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên và tự chủ hoàn toàn tập trung
nhiều nhất, đồng thời các tỉnh miền tây từng là khu vực nằm trong đề án thí điểm cải
cách xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và chi tiêu trung hạn hỗ trợ cho việc
quản lý định hướng theo KQHĐ (Bình Dương, Vĩnh Long) cho nên các đơn vị có
được những nhận thức nhất định về mơ hình PBB. Mặc khác các địa phương khảo
sát mặc dù mang tính đại diện cao nhưng do điều kiện khách quan và thời gian
không cho phép cho nên phạm vi khảo sát vẫn chưa phủ rộng trên phạm vi toàn quốc
như tên đề tài, vì vậy tác giả xem đây là một trong những hạn chế của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó
nghiên cứu định lượng là chính và nghiên cứu định tính là phụ đóng vai trò hỗ trợ
thêm dữ liệu cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này thực hiện qua hai giai
đoạn dựa trên quy trình của Churchill Jr (1979) gồm nghiên cứu sơ bộ (thơng qua
phương pháp định tính và định lượng sơ bộ) và nghiên cứu chính thức (bằng phương

pháp định lượng chính thức). Trong đó:
(1) Nghiên cứu định tính: nhằm đạt mục tiêu là nhận diện những nhân tố tác động
đến việc áp dụng mơ hình PBB đồng thời giúp điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, và
thang đo của các khái niệm. Nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên các


[6]

nghiên cứu trước phát hiện ra những nhóm nhân tố tác động đến việc lập dự toán
theo PBB tại các quốc gia như Hoa kỳ, New Zealand, Úc và một số nước châu Á
như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia… từ đó phỏng vấn chuyên gia để bổ
sung các nhân tố và điều chỉnh lại thang đo của các khái niệm.
(2) Nghiên cứu định lượng: nhằm đạt mục tiêu: đánh giá định lượng sơ bộ thang đo
các khái niệm, và đánh giá giá trị của thang đo chính thức, đồng thời kiểm định và
đo lường mức độ tác động của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu chính thức.
Trước hết nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng
phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cùng với phân tích nhân tố khám phá EFA, với
mẫu là 80 và phần mềm SPSS 20.0 để xử lý cho ra mơ hình đo lường chính thức.
Sau đó, nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện thơng qua bảng câu hỏi chi tiết
để khảo sát đối tượng nghiên cứu, với cỡ mẫu là 189 nhằm đánh giá lại mô hình đo
lường và mơ hình cấu trúc cùng với các giả thuyết trong mơ hình. Trong đó sử dụng
kỹ thuật PLS_SEM để xử lý dữ liệu, thông qua phần mềm SmartPLS 3.2.9.
6. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý thuyết
- Khẳng định sự phù hợp trong việc vận dụng cách tiếp cận đa lý thuyết thông qua
việc kết hợp lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết thiên vị nguyên trạng, lý thuyết
khuếch tán và lý thuyết thể chế mới để xem xét những nhân tố tác động đến hành vi
của người thực hiện liên quan đến việc thay đổi mơ hình lập dự tốn mới-PBB.
- Xác định mơ hình các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các đơn
vị sự nghiệp cơng lập ở Việt Nam và đo lường mức độ tác động của các nhân tố.

- Bổ sung và củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm cho việc sử dụng hệ thống
thang đo các nhân tố tác động đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các đơn vị sự
nghiệp cơng lập ở Việt Nam.
- Bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho việc vận dụng các lý thuyết nền để thực
hiện các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến việc chấp nhận đổi mới
mơ hình lập dự tốn.
Về mặt thực tiễn


[7]

-Luận án là tài liệu nghiên cứu chi tiết, khoa học giúp các cơ quan quản lý nhà nước
làm căn cứ khoa học để xây dựng các chính sách tác động phù hợp vào các nhân tố
nhằm tăng cường thẩm quyền áp dụng và khả năng áp dụng mơ hình PBB của
thể chế, đồng thời gia tăng nhận thức của người lập dự tốn về việc áp dụng mơ
hình PBB và nâng cao trình độ chun mơn cho người lập dự tốn. Từ đó, giúp các
đơn vị nhanh chóng lập dự tốn theo mơ hình PBB một cách hiệu quả.
-Về phía các nhà quản lý, luận án cung cấp cơ sở cho thấy để thúc đẩy người lập dự
toán mạnh dạn thay đổi mơ hình lập dự tốn mới, các trưởng đơn vị cần soạn thảo
các chính sách phù hợp để thúc đẩy gia tăng nhận thức về mơ hình PBB và gia tăng
cảm nhận của nhân viên về sự hỗ trợ của tổ chức liên quan đến việc áp dụng mơ
hình PBB cũng như giảm các chí phí chuyển đổi cho người lập dự toán.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - Chương này trình bày khái quát các nghiên cứu
trước có liên quan đến vấn đề và lĩnh vực đang nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam, từ đó nhận diện khoảng trống trong nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương này giới thiệu về PBB và các lý thuyết nền
hình thành nên các khái niệm làm nền tảng để hình thành mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương này phát triển giả thuyết nghiên cứu,

mơ hình nghiên cứu và mơ tả thang đo đề xuất cho từng khái niệm, và trình bày cụ
thể phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương này trình bày các kết quả của
nghiên cứu sơ bộ và chính thức; và một số bàn luận về các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý - Chương này tóm tắt được các kết quả chính trong
chương 4 để rút ra các hàm ý. Sau cùng nêu một số hạn chế của đề tài và định
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.


[8]

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Chương 1 cung cấp bức tranh tổng quát về các nghiên cứu trên thế giới có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, xác định được khoảng trống trong nghiên cứu và
đồng thời góp phần minh chứng cho tính cấp thiết của đề tài. Nội dung gồm có 4
phần: (1) Giới thiệu; (2) Các nghiên cứu nước ngoài; (3) Các nghiên cứu trong nước;
(4) Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống trong nghiên cứu.
1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Nhằm giải quyết vấn đề, tác giả đã nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu nước
ngoài và trong nước. Đặc thù kế tốn khu vực cơng có những khác biệt nhất định
giữa các quốc gia, và các đơn vị ở các lĩnh vực khác nhau trong một quốc gia, do đó
đối với các nghiên cứu nước ngồi, tiếp cận theo nội dung và không gian. Nghiên
cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng PBB tại các quốc gia,
sau đó nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng PBB, với tiêu chí: thứ
nhất, lựa chọn những nghiên cứu trên những tạp chí uy tín và các bài luận án và
luận văn từ năm 1999 trở về sau để nghiên cứu, vì giai đoạn đó PBB được phát triển
và áp dụng rộng rãi sang nhiều nước trên thế giới (A. Shah & Shen, 2007) (xem
Phụ lục 7); Thứ hai, đánh giá các tạp chí học thuật đối với các nghiên cứu nước
ngoài, tác giả dùng bảng xếp hạng tạp chí được cung cấp bởi ABS (2015) và

SCJmago ( làm điểm tham chiếu các tạp chí học thuật.
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng mơ hình PBB tại các quốc gia
Việc áp dụng mơ hình PBB được nghiên cứu ở phạm vi đơn vị công, nhưng việc kết
hợp các quan điểm vĩ mơ và vi mơ có thể cung cấp những hiểu biết mới và giúp
nhận diện những nhân tố có tác động đáng kể (Grossi, Reichard, & Ruggiero, 2016).
Vì vậy, phần này trình bày các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng mơ hình PBB
ở phạm vi cấp quốc gia, trước khi tìm hiểu các nghiên cứu liên quan ở cấp đơn vị.
Theo Chan, Jones, and Lüder (1996) nghiên cứu về lập dự toán là một phần trong
chuỗi các nghiên cứu về kế toán nhà nước, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong thời kỳ quản lý cơng mới. Bên cạnh đó, xu hướng cải cách hệ


[9]

thống kế toán và NSNN là vấn đề cốt lõi của nhiều quốc gia phát triển và đang phát
triển trong các thập kỷ qua như Hoa kỳ, New Zealand, Anh, Úc, Hà Lan, Thụy Điển,
Phần Lan, Canada, và Albania, Malaysia, Ai Cập, Nam Phi, …(Ouda, 2003, 2008,
2010), trong đó có Việt Nam, với mục tiêu đổi mới và tăng cường hiệu quả quản lý
tài chính (A. Shah & Shen, 2007).
Mơ hình PBB là cách quản lý, lập dự tốn giống cách quản lý trong doanh nghiệp; và
hiện là hướng đổi mới quản lý tài chính cơng của nhiều nước. Các quốc gia có kinh
nghiệm trong việc áp dụng PBB là những quốc gia có kinh nghiệm lâu dài trong việc
thực hiện quá trình đổi mới, đặc biệt: Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên khởi xướng việc áp
dụng PBB (Talebnia, Vakilifard, Yeganeh, & Mohammadipour, 2012). Vì vậy, các
nghiên cứu về áp dụng PBB đều học kinh nghiệm của Hoa Kỳ, và các quốc gia tiên
phong trong cải cách quản lý ngân sách dựa trên KQHĐ, như: New Zealand, Canada,
Thụy Điển và Vương quốc Anh. (Ehsein, 2014; Mauro, Cinquini, & Grossi, 2017)
Trong Phụ lục 1, 4 nghiên cứu chính về tình hình áp dụng PBB ở một số quốc gia,
ngồi ra A. Shah and Shen (2007) đã tổng hợp đầy đủ những nội dung liên quan đến
PBB gồm: khái niệm, vai trị, tác động của PBB. Bên cạnh đó Shah và Shen cịn so

sánh ưu nhược điểm các mơ hình khác nhau, và kinh nghiệm chuyển sang PBB của
các quốc gia phát triển (New Zealand, Úc và Hà Lan); cũng như các quốc gia đang
phát triển (Malaysia, Chilean, Thái Lan, Boliva). Đặc biệt A. Shah and Shen (2007)
đã đề cập đến các điều kiện quan trọng để áp dụng mơ hình PBB hiệu quả, như: sự
hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ và sự tham gia của người dân, năng lực hành chính tối thiểu,
đào tạo nhân viên… Các nghiên cứu này là bằng chứng chứng minh để áp dụng
thành công mơ hình PBB thì u cầu phải có sự hỗ trợ của thể chế về mặt pháp lý
và khả năng áp dụng của thể chế. Sau đây là một số phát hiện trong các nghiên cứu:
Tại các quốc gia phát triển
- Kinh nghiệm thực hiện PBB ở Úc và New Zealand: Carlin and Guthrie (2001) với
phương pháp định lượng dạng khảo sát, cho thấy rằng: mặc dù có những nhận thức
về lợi ích của mơ hình PBB thúc đẩy q trình đổi mới sang áp dụng PBB tại Úc và
New Zealand, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề trong q trình áp dụng PBB, đó là


[10]

năng lực của người thực hiện, thiếu kiến thức để định nghĩa về KQHĐ, và thiếu
năng lực để có thể tính tốn đo lường được KQHĐ cung cấp các thơng tin phục vụ
cho việc lập dự tốn, do đó việc áp dụng PBB vẫn chưa đạt được hiệu quả.
- Trong nghiên cứu của Lee and Wang (2009) với phương pháp định tính, xem PBB
là biến ngoại sinh tác động đến hành vi chi tiêu của Chính phủ, qua việc tìm hiểu mơ
hình chi tiêu tăng trưởng của Hoa kỳ, Đài Loan và Trung Quốc, với việc thực hiện
PBB. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến nhận thức về lợi ích của việc thực hiện PBB
trong việc giảm tỷ lệ gia tăng trong chi tiêu, cải thiện thâm hụt và mức thặng dư.
Nhận thức này góp phần làm tăng thêm động lực chuyển sang PBB của các quốc gia.
Tại các quốc gia đang phát triển
- Indonesia (quốc gia đang phát triển như Việt Nam), Syukri (2005) dùng phương
pháp định tính, nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện PBB của Hoa kỳ về cách đánh
giá tồn diện hệ thống đo lường KQHĐ. Qua đó, Syukri nhận diện các yếu tố quan

trọng và các bước cần thiết để thực hiện PBB cho Indonesia. Kết quả này là nhấn
mạnh kiến thức và năng lực đo lường KQHĐ của người lập dự toán và của các
nhà quản lý là yếu tố quan trọng để thực hiện PBB. Những phát hiện này cũng
phù hợp với phát hiện của Carlin and Guthrie (2001) thực hiện ở Úc, bên cạnh đó
Syukri (2005) cịn cho thấy rằng một yếu tố hỗ trợ cần thiết nữa, khá quan trọng, đó
là những hướng dẫn chi tiết liên quan đến PBB trong các văn bản pháp luật.
- Bawono (2015) với phương pháp định tính, tiếp tục kế thừa nghiên cứu trước, và
nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ để củng cố cho kết quả của Syukri (2005).
Bawono còn nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác (Anh, Úc, Đan Mạnh)
kết hợp với mô hình FMR của Lüder (2002) và lý thuyết xã hội học thể chế mới
(New institutional sociology-NIS) khám phá nhiều vấn đề tác động đến việc áp dụng
PBB ở Indonesia. Kết quả Bawono (2015) phát hiện ra nhân tố chính là “nhận thức
về lợi thế tương đối của PBB” trong việc cung cấp nhiều thông tin hơn so với các
phương pháp khác phục vụ cho việc đánh giá trong quản lý. Tuy nhiên các quốc gia
khác nhau có đặc điểm về thể chể cũng như những hạn chế khác nhau, do đó cần
phải điều chỉnh thể chế (khả năng áp dụng và thẩm quyền áp dụng) phù hợp với các


×