Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(Thảo luận quản trị thương hiệu) THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG TY VIETRAVEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.56 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: Quản trị học

Đề tài: Hoạch định trong quản trị

Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Tú Anh
Lớp học phần

: 2122BMGM0111

Nhóm

: Nhóm 4

Hà Nội, 04/2021
1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạch định là một trong là một trong bốn chức năng thiết yếu của một nhà quản
trị, đồng thời được coi là chức năng ưu tiên hay là nền tảng của quản trị. Đây là công
việc đầu tiên nhà quản lí cần phải thực hiện ngay từ đầu để triển khai các hoạt động để
đạt được mục tiêu đã xác định. Tất cả nhà quản trị trong mọi cấp bậc đều phải thực
hiện công tác hoạch định. Thông qua hoạch định, nhà quản trị chuẩn bị cho tổ chức
của mình những hoạt động cần thiết nhằm đạt được thành công cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Khi nhà quản lí thiếu tư duy chiến lược, thiếu khả năng hoạch định thì hoạt


động kinh doanh của doanh nghiệp không thể phát triển lâu bền. Trong môi trường
kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay và nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa,
thì hoạch định có hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc này giúp doanh
nghiệp có thể ổn định đứng vững và phát triển.
Với chủ đề “Hoạch định trong quản trị”, nhóm 4 bọn em tìm hiểu về hoạch định
trong cơng ty Vietravel – một trong những công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam nói
riêng cũng như Châu Á nói chung về bề dày 23 năm hình thành và phát triển. Lý do
chọn công ty này bởi lẽ du lịch đang được xem là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng ở
Việt Nam – một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng to lớn. Nếu
biết khai thác và sử dụng hợp lí những ưu đãi sẵn có này thì sẽ đem lại nguồn lợi
nhuận vo cùng to lớn cho đất nước. Để hình thành và phát triển lâu dài cùng với những
thành tựu đáng kể như vậy chắc chắn rằng Vietravel đã có chính sách hoạch định lâu
dài và hiệu quả.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức chưa đủ sâu và rộng nên
trong q trình thảo luận cịn nhiều thiếu sót . Rất mong được sự nhận xét và đánh giá
từ cô và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn .
Chúng em xin trân thành cảm ơn !
2


3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH
1.1 Khái niệm hoạch định

Hoạch định là việc nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức, thiết lập một
chiến lược chung để đạt mục tiêu và xây dựng một bản kế hoạch đã kết hợp và điều
phối công việc của tổ chức.
1.2 Vai trò hoạch định

1.2.1 Tầm quan trọng của hoạch trong phát triển doanh nghiệp

Hoạch định là một chức năng vô cùng quan trọng bởi ta không thể làm việc khi ta
khơng biết điều cân đạt được là gì và điều cần phải làm là gì.
- Qua hoạch định, nhà quản trị có thể định hướng hoạt động, xác định mục tiêu,
các kế hoạch hành động của tổ chức
- Hoạch định là cơ sở của sự phân quyền, ủy quyền, làm rõ trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức
- Hoạch định chỉ rõ mục tiêu cần thực hiện của tổ chức
Có rất nhiều công ty đã thất bại khi hoạch định mục tiêu của mình khơng chính
xác. Có một ví dụ điển hình là công ty Ford trong việc tung ra chiếc Edsel vào tháng 9
năm 1957. Khi mẫu xe được ra mắt thì tên của mẫu xe khơng thu hút được khách hàng
, thời điểm tung ra thị trường không phù hợp, thiết kế không tốt, nhiều trục trặc kỹ
thuật, giá thành cao trong khi khách hàng đang nhắm đến những chiếc xe rẻ hơn. Kết
quả là chiếc Edsel chỉ tồn tại 4 năm (từ 1957 đến 1960) với doanh số 60.000 chiếc
trong năm đầu tiên (chưa đến 30% mong đợi).
1.2.2
-

Vai trò của hoạch định trong các cấp quản trị
Hoạch định giúp tập trung mọi nỗ lực
Hoạch định giúp cải thiện hiệu quả cơng việc
Hoạch định giúp phát triển tầm nhìn
Hoạch định giúp thể hiện rõ giá trị thu được
Hoạch định giúp giảm thiểu rủi ro
Hoạch định giúp giải quyết các mâu thuẫn
Hoạch định giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu thuận lợi

-


và dễ dàng
Hoạch định giúp tổ chức có thể thích nghi được với sự thay đổi của mơi trường bên
ngồi

- Hoạch định giúp phát triển tinh thần tập thể của tổ chức
1.3 Hoạch định và hiệu quả hoạt động
1.3.1 Ưu điểm

4


-

Giúp các nhà quản trị phát hiện được những cơ hội mới và hạn chế được các rủi ro, cải

-

tiến đổi mới trong kinh doanh
Giúp các bộ phận trong doanh nghiệp có thể phối hợp tốt hơn và tăng hiệu quả hoạt

-

động
Tạo nên sự chuẩn bị tốt trước tình hình kinh tế thay đổi liên tục và tạo ra hệ thống

1.3.2
-

đánh giá hiệu quả cao hơn trong cơng việc
Kích thích sự tham gia của nhân viên trong tổ chức

Tạo hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn
Hạn chế
Không thể lường trước được những biến đổi của thị trường
Thông tin để hoạch định q cũ, hay khơng chính xác
Khơng chỉ rõ được những bất cập trong môi trường làm việc thực tế
Trong một số trường hợp kết quả hoạch định không phản ánh được đúng khả năng vốn

có của doanh nghiệp
1.4 Phân loại hoạch định
1.4.1 Hoạch định chiến lược
- Đặc điểm:
+ Thời gian : vài năm
+ Khuôn khổ : rộng
+ Mục tiêu : ít chi tiết
-

Q trình cơ bản:
+ Nhận thức được cơ hội
+ Xác định các mục tiêu
+ Phát triển các tiền đề
+ Xác định các phương án lựa chọn
+ Đánh giá các phương án
+ Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
+ Lượng hoá bằng hoạch định ngân quỹ

1.4.2

Xây dựng kế hoạch chiến thuật và hoạch định tác nghiệp
Thực chất các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp là những biện pháp tổ
chức thực hiện chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể , từng hoàn cảnh và điều kiện cụ

thể.

-

Mục tiêu kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp:
+ Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp là nhằm tổ chức
thực hiện mục tiêu, chủ trương, phương châm chiến lược đã lựa chọn và phải chọn con
đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất để thực hiện chúng.
5


+ Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật phải được định lượng cụ thể.
+ Mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến
thuật được xác định trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và nhằm thực hiện
mục tiêu kế hoạch chiến thuật, đồng thời phải cụ thể hơn và chi tiết hơn.
-

Nội dung kế hoạch chiến thuật và tác nghiệp nhằm triển khai cụ thể các vấn đề sau:
+ Những công việc, nhiệm vụ gì phải thực hiện?
+ Ai ( bộ phận nào ) phải thực hiện?
+ Làm với ai ( bộ phận nào ) ?
+ Khi nào làm? Làm trong bao lâu? Làm ở đâu?
+ Mục tiêu ( kết quả ) cần đạt được?
+ Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể?
+ Những nguồn lực phải huy động, sử dụng?
Nội dụng của kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp thường được cụ thể
hoá bằng các chỉ tiêu định lượng rõ ràng hoặc đánh giá được.

1.4.3


Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật
Hoạch định chiến lược
Bảo đảm hiệu quả và sự tăng
trưởng trong dài hạn
Tồn tại và cạnh tranh như thế
nào ?

Hoạch định chiến thuật
Phương tiện để thực hiện
các kế hoạch chiến lược
Hoàn thành các mục tiêu
như thế nào ?

Thời gian

Dài hạn : hai năm hoặc hơn

Thường một năm hoặc
ngắn hơn

Tần suất hoạch định

Mỗi lần thường 3 năm

Mỗi lần 6 tháng trong năm

Mục tiêu
Đặc tính

Điều kiện

quyết định

để

ra Khơng chắc chắn và rủi ro

Ít rủi ro

Cấp quản lý

Nhà quản trị cấp trung và cấp Nhà quản trị cấp trung
cao
gian

Mức độ chi phí

Thấp

Cao

1.5 Quy trình lập kế hoạch
- Nghiên cứu và dự báo:

Dựa trên sự hiểu biết về thị trường, sự cạnh tranh, nhu cầu khách hàng, điểm
mạnh điểm yếu của doanh nghiệp ( SWOT).
6


-


Xác định các mục tiêu:
Nơi doanh nghiệp muốn đến, cái gì doanh nghiệp muốn thực hiện và khi nào .

-

Xem xét các tiên đề cơ bản:
Dự báo về nhu cầu thị trường, mơi trường hoạt động, đánh giá về trình độ hiện tại
của doanh nghiệp.

-

Xây dựng các phương án:
Dựa trên các mục tiêu và các tiền đề cơ bản, xây dựng nhiều phương khác nha
(chi phí , lợi nhuận) .

-

Đánh giá phương án: Đề lựa chọn phương án tối ưu làm kế hoạch.
+ Định tính : Sự dụng kinh nghiệm , phương pháp phân tích , suy luận .
+Định lượng : các yếu tố biên .
+Phân tích hiệu quả dự án

-

Lựa chọn phương án và ra quyết định :
Dựa theo kết quả đánh giá phương án, chọn phương án tối ưu làm kế hoạch .

1.6 Mục tiêu trong hoạch định

Mỗi chứ năng của quản trị đều hướng về một mục tiêu, nhưng chức năng hoạch

định giữ vai trò chủ đạo, do đó mục tiêu là nền tảng của hoạch định.
1.6.1

Khái niệm mục tiêu trong hoạch định
Mục tiêu là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ
chức của họ. Khơng có mục tiêu hoặc mục tiêu khơng rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất
phương hướng. Các tổ chức thong thường không chỉ hướng tới một mục tiêu, mà
thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau.
Ví dụ mục tiêu được công bố của Vinamilk:
· Đến năm 2030 chiếm lĩnh thị trường Châu Á về sản phầm dinh dưỡng và sức
khỏe con người 30% thị phần
· Năm 2020 xây dựng 30 chi nhánh trên các thị trường lớn của Châu Á như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…
· Năm 2025 xây dựng 15 nhà máy ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, In-đônê-xi-a, Ấn Độ.
· Năm 2030 xây dựng thành công hơn 3000 điểm phân phối trên khu vực Châu
Á.

1.6.2

Phân loại mục tiêu
7


-

Mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận
Mục tiêu chung của tổ chức là mục tiêu do các nhà quản trị cấp cao xác định và
tất cả bộ phận, thành viên trong tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện
Mục tiêu bộ phận do các nhà quản trị các bộ phận xác định


-

Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng
Mục tiêu định tính là mục tiêu khơng thể lượng hóa bằng những con số
Mục tiêu định lượng là mục tiêu được lượng hóa qua các chỉ tiêu định lượng,
bằng những con số cụ thể

-

Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
Mục tiêu kinh tế là mục tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh tế mà tổ chức đạt
được
Mục tiêu xã hội phản ánh kết quả về mặt xã hội mà tổ chức mong muốn đạt được

-

Mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu mang tính chiến lược, có thời hạn dài
Mục tiêu trung hạn được xác định trên cơ sở mục tiêu dài hạn (thường từ 5 năm
trở lên, tùy thuộc vào mỗi tổ chức).
Mục tiêu ngắn hạn, có tính tác nghiệp, có thời hạn từ 1 năm trở xuống, xác định
trên cơ sở trung hạn và định hướng thực hiện trong mục tiêu trung hạn.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG TY VIETRAVEL
2.1 Sơ lược về Vietravel
Tên: Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (viết
tắt là Vietravel)

Ngành nghề: Du Lịch và tiếp thị giao thông vận tải
Trụ sở chính: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh
Khu vực hoạt động: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp. HCM, Cần Thơ,... Và khu
vực Đông Nam Á, Mỹ, châu Âu...
Dịch vụ: Tour lữ hành trong và ngoài nước, vận chuyển du lịch, tư vấn du học,
xuất khẩu lao động, bán vé máy bay tàu hỏa, thu đổi ngoại tệ.
Khẩu hiệu: Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 20 tháng 12 năm 1995 công ty Vietravel được thành lập với tên Công ty Du
lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao thơng Vận tải.
Ngày 31/08/2010 chuyển đổi loại hình cơng ty thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên với tên mới Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị
GTVT Việt Nam, tên tiếng Anh Vietravel (Vietnam Travel and Marketing transports
Company).
Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và
Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) .
Ngày 27/09/2019 Vietravel lên sàn chứng khoán.
Ngày 5/12/2020 Vietravel nhận máy bay Airbus A321ceo đầu tiên.
2.3 Mục tiêu chiến lược
-

Mục tiêu chung của tổ chức
Trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành về du lịch của Việt Nam và lọt top 10 công
ty du lịch hàng đầu khu vực châu Á. Tiếp tục giữ vững vị trí cơng ty lữ hành hàng đầu
Việt Nam.

-

Mục tiêu bộ phận

Vietravel đi vào hoạt động và đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu khách hàng du
lịch bằng đường hàng không của hãng.

-

Mục tiêu kinh tế
Đến năm 2022, công ty sẽ phục vụ từ 1,7 đến 2 triệu khách
9


Năm 2020, Vietravel đặt kế hoạch doanh thu đạt 3.065 tỷ đồng, giảm 58,75% so
với năm trước; lợi nhuận trước thuế âm 22,75 tỷ đồng.
-

Mục tiêu xã hội
Trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Tổ chức phòng “Quan hệ và dịch vụ khách hàng” nhằm mang lại sự hài lịng nhất
cho khách hàng khơng chỉ trong khi tham quan mà cả trước và sau khi chương trình
tour kết thúc.

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy cơng ty

2.4 Các hoạt động khác

Ứng dụng công nghệ mới: bán tour trực tuyến đầu tiên tại VN
Website: www.travel.com.vn ra đời: kênh thơng tin đa chiều với nhiều tiện ích.
Phương thức thanh tốn linh hoạt, du khách có thể trả bằng tiền mặt, chuyển khoản,
thẻ thanh toán quốc tế cho các giao dịch của mình tại www.travel.com.vn.
Cơng ty đã tạo nên một chính sách giá đầy hấp dẫn thơng qua các gói kích cầu
cùng hàng loạt chiến dịch khuyến mãi và quà tặng từ Vietravel, khi khách hàng là

thành viên của chương trình thẻ thành viên Vietravel hoặc là khách hàng của những
10


đối tác liên kết của Vietravel, khi đăng kí tour tại Vietravel, khách hàng sẽ nhận được
những ưu đãi như giảm giá tour hay nhận được quà tặng có giá trị khi đăng kí tour.
2.5 Sứ mệnh và tầm nhìn
- Sứ mệnh

Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình - Đây là mục
tiêu và là sứ mệnh Vietravel cam kết và nỗ lực mang lại cho du khách. Vietravel trở
thành người bạn đồng hành cùng du khách trong mọi hành trình du lịch và tạo ra
những giá trị tốt đẹp. Tại Vietravel, du lịch không những là hành trình khám phá mà
cịn là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn khác biệt của Thương hiệu Vietravel từ 3
thuộc tính thương hiệu: Sự chuyên nghiệp, mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách
hàng và những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi.
-

Tầm nhìn
Trên cơ sở phát triển bền vững hơn 23 năm hình thành và phát triển, Vietravel
hướng đến trở thành trở thành 1 trong 10 Tập đoàn lữ hành hàng đầu khu vực Châu Á
và là Công ty đa quốc gia vào năm 2020.
Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung,
Vietravel đã và đang hiện thực hoá những mục tiêu chiến lược của mình.

2.6 Mơi trường
2.6.1 Mơi trường bên ngồi

a, Môi trường vĩ mô
-


Kinh tế
Ngành du lịch là một ngành mới trong nên kinh tế của Việt Nam. Nhu cầu du lịch
cũng như tận hưởng những dịch vụ khi đi du lịch luôn phụ thuộc và chịu sự quy định
của các yếu tố thu nhập và giá cả . Vì vậy , Tất cả những nội dung như thu thập tăng
trưởng kinh tế để giá đâu ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Và những năm gần đây lạm phát của Việt Nam đã giảm và mất thu nhập
đều tăng lên. Và nhu cầu cũng như đời sống của người dân ngày càng được cải thiện
và nâng cao.Chính những điều như thế khiến cho nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao
và Vietravel đã nắm bắt được những điều này để thúc đẩy việc kinh doanh của mình.
Ví dụ: Từ năm 2007 đến nay đồng Việt Nam liên tục mất giá so với đồng tiền
phổ biến nhất là USD của Mỹ đến 30 % so với trước đây điều này khiến cho chi phí
11


của nước chúng ta so với khách nước ngoài giảm do đó sẽ khuyến khích khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam và Vietravel sẽ nắm bắt được những cơ hội này.
-

Chính trị và pháp luật
Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách hay chế độ của nhà nước cũng ảnh hưởng
lớn đến các hoạt động của ngành du lịch.
Ví dụ: Nếu chính trị ổn định thì việc thu hút khách nước ngoài đến thăm quan sẽ
tốt hơn. Ngoài ra những bộ luật chính sách của nhà nước giúp bảo vệ tương lai tài
nguyên thiên nhiên an toàn thực phẩm hay cả những đường lối phát triển ngành du lịch
của nhà nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến ngày du lịch và Vietravel.
Ví dụ: Nhà nước Việt Nam miễn thị thực cho các nước như Thái Lan Malaixia
Singapore Indonesia Campuchia và lào trong vòng 30 ngày sẽ giúp việc tổ chức các
tour du lịch của Vietravel dễ thực hiện hơn kéo dài được tua du lịch từ đó phục vụ

không chị khác khách Việt mà cả khách quốc tế

-

Văn hóa xã hội
Đây là cơ sở tiền đề tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi của khách du
lịch.
Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa ngơn ngữ tơn giáo sắc tộc học vấn và
ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến khách hàng
Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng do được tạo từ sáu
mươi tư tỉnh thành và dựa trên văn hóa và phong tục của 54 dân tộc anh em trải dài từ
Bắc vào Nam. Ngoài ra con người Việt Nam ln mang trong mình đức tính tốt đẹp
hiếu khách cởi mở hiền hậu hiền hịa
Vietravel đã nắm bắt được và khai thác thế mạnh của mình họ tổ chức nhiều tua
du lịch đi khắp nơi trên Việt Nam để khách du lịch từ Hà Nội có thể tìm hiểu thêm về
văn hóa sơng nước các tỉnh miền Tây Nam bộ hay những bà con ở thành phố Hồ Chí
Minh xa xơi đến thăm những bản làng trải nghiệm và ngày sống ở Sapa cùng những
dân tộc thiểu số vui tính.

-

Kĩ thuật cơng nghệ
Khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển kéo theo những ngành khác phát triển
hơn dựa trên những tiến bộ đó và ngành du lịch cũng trong vịng quay đó.So với việc
đi phát tờ rơi quảng cáo tua du lịch tận tay khách hàng thì giờ đây nhờ có internet việt

12


chơi vừa quảng cáo có tour du lịch thơng qua các trang Web chính thức của cơng ty

chạy quảng cáo trên các bài báo điện tử hay trên Facebook
-

Môi trường tự nhiên
Có thể nói Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với địa lý đắc địa cùng những
danh lam thắng cảnh tuyệt vời sở hữu ái của thiên nhiên khi có cả rừng vàng biển
bạc .Là quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương với đường bờ biển dài những vịnh biển
đẹp vơ số các lồi sinh vật biển phát triển mày ra Việt Nam có những ngọn núi những
thung lũng và những hàng động đặc sắc.Một số đã đượcUnesco công nhận như vườn
quốc gia Phong nha kẻ bàng Hạ Long quần thể di tích cố đơ Huế
b, Mơi trường vi mô

-

Đối thủ cạnh tranh
Nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp nên phải đổi mới luôn, đề
suất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Hoạt động du lịch từ các đối thủ trong nước và nước ngoài tuy nhiên về vietraval
van dat được mức tăng trưởng cho các chương trình hấp dẫn giá cả hợp lý và các
chương trình khuyến mãi nên thu hút được sự quan tâm của Khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh lớn của việc vietraval : Sai gon tourist, Fiditour, Bến
Thành hịa bình Việt Nam, Chợ lớn ….

-

Nhà cung cấp
Ở đây chúng ta có thể kể ra một số nhà cung cấp cho doanh nghiệp du lịch các
hãng quảng cáo và in các cơ sở đào tạo bài bản buổi cho nhân viên ngành khách sạn du
lịch đầu bếp…. đều được coi là những nhà cung cấp cho.
Ví dụ: Nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng mà

những nhà kinh doanh thực phẩm ăn uống doanh nghiệp đào tạo nhân viên phục vụ…
Nhà cung cấp của doanh nghiệp nữa hành đã có xe nghiệp nhà hàng khách sạn du lịch
điểm du lịch vui chơi giải trí như cơng ty về cho cô hợp tác với cái hạng không như
Việt Nam Airline,Jetstar…

-

Khách hàng
Khách hàng chính là những người sẽ mua sử dụng và đánh giá các sản phẩm của
doanh nghiệp du lịch khách hàng là nhân tố có thể nói được định đến sự tồn tại của bất
kỳ doanh nghiệp nào cho nên hiểu rõ được tâm lý khách hàng là nhân tố cốt lõi dẫn
đến sự thành công của doanh nghiệp.
13


Ví dụ: cơng ty Vietravel khi áp dụng khách hàng là đồn tổ chức có thể có những
chính sách hợp lý khi đi tham quan có thể miễn phí vé nghỉ ,ăn uống cho trẻ nhỏ theo
đoàn giảm giá giá trị đơn hàng lên đến 30 % cho những khách hàng quen.
2.6.2

Môi trường bên trong
Năng lực cốt lõi của Vietravel là hệ thống quản lý chuyên nghiệp: hàng năm công
ty Vietravel thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nhằm đạo tạo và tái đào
tạo đội ngũ nhân viên, hai ngành đào tạo chính là Điều hành & Bán tour du lịch,
Hướng dẫn viên… đặc biệt nhân viên có cơ hội tìm hiểu thực tế và tự tin tổ chức một
tour du lịch hoàn chỉnh, từ khâu tiếp thị, thiết kế chương trình đến điều hành các dịch
vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển…
Năng lực khác biệt là năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ
cạnh tranh, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh: bí quyết cơng nghệ, sự
đột phá về chất lượng dịch vụ, sức mạnh tài chính.


2.7 Triết lí kinh doanh

Hướng đến kinh doanh: tập trung vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững
Hướng đến khách hàng: phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch
vụ tốt nhất
Hướng đến nhân viên: chú trọng triển khai công tác đào tạo , tái đào tạo đội ngũ
cán bộ nhân viên
Hướng đến cộng đồng: tiêu chí hài hịa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã
hội, thân thiên mơi trường thiên nhiên, phù hợp với văn hóa bản địa, xây dựng mối
quan hệ bền chặt với cộng đồng thơng qua các chương trình từ thiện, tài trợ đa dạng và
thiết thực nhất.
2.8 Thành tựu

Thành tựu sau 24 năm phát triển của Vietravel:


Năm 1992
Thành lập với tên gọi Trung tâm Du lịch – Tiếp thị và Dịch vụ Đầu tư (Tracodi
Tours)
Vốn ban đầu: 06 triệu đồng, 07 thành viên



Năm 1995 – 1999
Phát triển thành Cơng ty Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel) trực
thuộc Bộ GTVT (Năm 1995)
14



Tổng doanh thu: 78 tỷ 937 triệu đồng
Tổng lượt khách: 33.780 lượt


Năm 2000 – 2004
Tổng doanh thu: 859 tỷ 331 triệu đồng
Tổng lượt khách: 323.946 lượt





Năm 2001: Huân Chương Lao động hạng III
Năm 2004: Cờ thi đua Chính phủ
Năm 2001 & 2002: Giải thưởng Du lịch Việt Nam và Giải thưởng Top Ten Du lịch



TP.HCM
Năm 2005 – 2009
Tổng doanh thu: 3.093 tỷ 578 triệu đồng
Tổng lượt khách: 762.905 lượt





Năm 2005 & 2007: Huân Chương Lao động hạng II
Năm 2005 – 2015: Cờ thi đua Chính phủ
Năm 2006 & 2009

Giải thưởng Du lịch Việt Nam
Giải thưởng Top Ten Du lịch TP.HCM



Năm 2010 – 2014
Tổng doanh thu: 12.337 tỷ 677 triệu đồng
Tổng lượt khách: 1.754.960 lượt



Năm 2010
Huân chương Lao động Hạng I



Năm 2012
Đạt danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” lần I
Giải thưởng TTG Travel Awards
Gairi thưởng “Nhân tài Đất Việt” với “Hệ thóng kinh doanh quản lý bán tour”
Giải thưởng VNR 500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam



Năm 2013
Giải thưởng WTA (World Travel Awards)
Giải thưởng MTAA (Mekong Tourism Alliance Awards)
Giải thưởng TTG Travel Awards




Năm 2014
Đạt danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” lần II
15


Giải thưởng WTA (World Travel Awards)
Giải thưởng MTAA (Mekong Tourism Alliance Awards)
Giải thưởng TTG Travel Awards


Năm 2015 - 2019
Tổng doanh thu: 30.702 tỷ 686 triệu đồng
Tổng lượt khách: 3.781.178 lượt



Năm 2015
Giải thưởng WTA (World Travel Awards)
Giải thưởng MTAA (Mekong Tourism Alliance Awards)



Năm 2016
Đạt danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” lần III
Giải thưởng WTA (World Travel Awards)
Giải thưởng TTG Travel Awards




Năm 2017
Giải thưởng WTA (World Travel Awards) – “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói
hàng đầu thế giới”
Giải thưởng TTG Travel Awards



Năm 2018
Đạt danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” lần IV
Giải thưởng WTA (World Travel Awards) - “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói
hàng đầu thế giới” lần thứ 2
Giải thưởng TTG Travel Awards



Năm 2019
Giải thưởng WTA (World Travel Awards) - “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói
hàng đầu thế giới” lần thứ 3



Đến năm 2025
Vietravel Holdings là một tập đồn lớn trong lĩnh vực hàng khơng – lữ hành
Dự kiến tổng doanh thu đạt: 15.000 tỷ đồng
Dự kiến tổng lượt khách đạt: 2.000.000 lượt
2.9 Phương pháp xử lí tình huống trong hoạch định

16



Do ảnh hưởng của dịch covid, một sốdoanh nghiệp không cầm cự được đã phá
sản thì Vietravel đã cho ra đời hãng máy bay Vietravel Airlines, đây được cho là chiến
lược dài hạn của Vietravel Group.
-

Một tình huống khác :
Tại Công ty Du lịch Vietravel, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó giám đốc Ban
tiếp thị, cho biết, theo thống kê tour đăng ký trong khoảng thời gian từ 29-1 đến 17-22021, Vietravel có khoảng 101 tour, tương đương 2.519 khách có lưu trú hoặc tham
quan tại Quảng Ninh. Do đó, đối với khách hàng đã đăng ký tour có hành trình tham
quan ở Hạ Long khởi hành từ 29-1-2021 trở đi, hãng đã chủ động liên hệ với khách
hàng và thông báo chuyển hướng tuyến tham quan khác thay thế cho Hạ Long hoặc
hồn bằng coupon du lịch có thời hạn đến 30-4-2021. Bà Khanh nhấn mạnh, trong bối
cảnh hiện nay, việc liên kết hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch giữa các địa phương là rất
cần thiết. “Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khi du khách cũng đã phần nào an tâm và
bắt đầu chuẩn bị kế hoạch Du xn của mình. Cơng ty hiện đang tư vấn và điều hướng
khách chuyển sang các vùng miền trung, cao nguyên, Tây Nam Bộ và Phú Quốc”, bà
Khanh nói. Bà Khanh thông tin thêm, công ty cũng đã mua Bảo hiểm du lịch trong
nước cho tất cả khách hàng đi tour và mở rộng điều khoản bảo hiểm liên quan Covid19 với chi phí bồi thường tối đa 60.000.000VND/Người.
2.10 Đánh giá
2.10.1 Ưu điểm



Tiên phong trong việc mở rộng thị trường



Tiên phong trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin với hình thức thanh toán linh hoạt, tạo
ra sự tiện lợi nhất cho khách hàng




Vietravel có thương hiệu đẳng cấp khu vực



Việc hoạch định nhân lực được đánh giá cao với đội ngũ nhân viên đơng đảo



Vận dụng một cách linh hoạt trong việc cung ứng dịch vụ, trọn gói cho khách hàng,
chiến lược hợp lí
17




Mạng lưới hoạt động rộng không chỉ trong nước mà cịn ở khu vực Đơng Nam Á với
quy mơ lớn



Thường xun có các chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm thu hút khách hàng,
hoạch định tốt

2.10.2 Tồn tại
-

Về nhân lực




Hướng dẫn viên cộng tác không qua kiểm tra chất lượng, trình độ



Nhân viên các phịng làm độc lập với nhau, khơng có sự hỗ trợ cần thiết cho nhau vì
vậy khơng mang hiệu quả cao cho chất lượng cơng việc



Kinh nghiệm cơng tác và trình độ nghiệp vụ khả năng ứng xử các tình huống cịn hạn
chế

-

Về hệ thống quản lý thơng tin







Việc nắm bắt thơng tin trong kinh doanh du lịch cịn chưa tốt
Chưa nắm bắt được thơng tin đối thủ cạnh tranh, khách hàng và đối tác
Giải quyết các phàn nàn từ khách hàng còn chậm
Về chất lượng sản phẩm
Chưa có sự đa dạng hóa về chương trình du lịch
Chưa xây dựng được chính sách phát triển nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả


18


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Giải pháp
-

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cần phát hiện những người có năng lực, bố trí họ những cơng việc phù hợp
với sở trường. Khi đó hiệu quả làm việc của họ sẽ cao đem lại nguồn lợi lớn cho doanh
nghiệp.
Tuyển chọn những vị trí giám đốc, trưởng phịng, quản lý,… cần phải thực
hiện một cách khoa học dựa trên năng lực và kinh nghiệm của họ. Vì đây là thành viên
đầu não ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp

-

Hồn thiện hệ thống thơng tin quản lí
Xây dựng hệ thống ghi chép nội bộ giúp cung cấp và lưu trữ những thông tin
hiện thời.
Xây dựng hệ thống thu thập thông tin giúp nhà quản trị thu thập thông tin hàng
ngày, tình hình diễn biến của mơi trường bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, đối tác
kinh doanh, khách hàng.
Xây dựng hệ thống nghiên cứu thông tin giúp phân tích, nghiên cứu và định
lượng giá trị của thơng tin, từ đó chọn lọc ra thơng tin hữu ích cho công ty

-

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên kinh
doanh cũng như những nhân viên điều hành. Thay thế một số thiết bị phục vụ cho
chương trình du lịch quá cũ hoặc bị hư hỏng. Nâng cao trình độ của hướng dân viên cả
về kiến thức và chuyên mơn.

-

Đa dạng hóa chương trình dụ lịch
Để tạo sự khác biệt cơng ty cần tạo ra những chương trình du lịch kết hợp nhiều
lộ trình hơn. Kết hợp với việc đưa ra nhiều sản phẩm thay thế để tạo ra sự đa dạng sản
phẩm.
3.2 Kiến nghị
Thứ nhất, cần đào tạo đội ngũ nhân viên chun nghiệp có thái độ tính cực với
công việc. Hướng dẫn viên cần đào tạo quy trình phục vụ khách, cần liên tục kiểm tra
hướng dẫn viên những tuyến tour đặc thù của công ty. Công tác tuyển mộ cần được
chú trọng, cần chọn lọc kĩ những người có khả năng làm việc lâu dài. Áp dụng hình
thức trả lương theo doanh số và lợi nhuận nhằm đảm bảo công bằng cho nhân viên.
19


Thứ hai, cần mở rộng thêm những chương trình mới, đặc biệt là đối với những
tour liên kết với nước ngồi để mợ rộngt thị trường Đơng Nam Á. Với du lịch nội địa
cần mở rộng các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, văn hóa dân
tộc,…
Thứ ba, cơng ty nên lập ra một bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị
trường để góp phần làm cho hiệu quả kinh doanh ngày càng cao lên. Từ đó đưa ra
được các chiến lược nhằm cạnh tranh với công ty đối thủ và thu hút khách hàng.
Thứ tư, cơng ty nên thường xun kiểm sốt chính xác kịp thời doanh thu bán
hàng. Điều này sẽ giúp đưa ra những biện pháp và chiến lược kịp thời.
Thứ năm, cần tiếp tục chú trọng về việc quảng bá hình ảnh cơng ty thơng qua các

phương tiện tuyền thơng nhằm thu hút và phủ sóng tới tối đa khách hàng du lịch.
Thứ sáu, nhân viên chăm sóc khách hàng cần nắm rõ tâm lí du khách, biết cách
ứng xử nhanh nhẹn trong công việc.

20


KẾT LUẬN
Từ những nội dung nghiên cứu trên đây cũng như ví dụ thực tiễn, ta đã hiểu được
thế nào là công tác hoạch định và tầm quan trọng của nó trong hoạt động quản trị. Một
lần nữa ta khẳng định: Muốn thành công, muốn tồn tại và phát triển trong một môi
trường kinh doanh luôn luôn biến động, các doanh nghiệp phải chú trọng công tác
hoạch định chiến lược: phải nhận thức đúng về sứ mạng của tổ chức, phân tích và đánh
giá những tình huống có thể xảy ra, dự báo sự biến động của môi trường đang hoạt
động, và quan trọng hơn hết là phải xác định được mục tiêu và con đường đạt được
mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có đề ra chiến lược kinh doanh nhưng
không làm theo hoặc chiến lược kinh doanh sơ sài, khơng nghiên cứu kỹ lưỡng cũng
có thể xem như khơng có chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần tập trung vào
những vấn đề trọng tâm trong hoạch định chiến lược: công tác nghiên cứu thị trường,
xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu, xác định kinh doanh chuyên ngành hay đa
ngành? nguồn vốn kinh doanh, xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Và cần
lưu ý rằng, trong từng giai đoạn, nhất là trong khi mơi trường kinh doanh biến động
mạnh, doanh nghiệp có thể phải xem xét lại, định lại chiến lược kinh doanh của mình,
nhằm kịp thời thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện, năng
lực mới.

21


BIÊN BẢN HỌP NHÓM LỚP K56B3LH

Học phần: Quản trị học Nhóm 4
(Lần 1)

Địa điểm: Phịng học C25
Thời gian: Tiết 4 – 5 ngày 09/04/2021
Danh sách thành viên:
STT Họ và tên
Nguyễn Thị Kiều Trang
Đinh Thị Hồng Xuyến
Trương Nguyễn Khánh Tùng
Trần Thị Vẽ
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Nguyễn Thị Thảo
Phạm Thị Thanh Tâm
Đoàn Thị Thu
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Thu Trà
Nguyễn Thị Thuận Yến
Nguyễn Phương Mai

Chữ kí

Số người có mặt theo danh sách lớp: 12
Số người vắng mặt theo danh sách lớp: 0
Nội dung cuộc họp:
-

Thành viên thảo luận đưa ra đề cương cho đề tài
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên


Kết quả cuộc họp:
-

Mọi người đóng góp ý kiến thảo luận sơi nổi
Các thành viên nắm rõ và thời gian thực hiện

22


BIÊN BẢN HỌP NHÓM LỚP K56B3LH
Học phần: Quản trị học Nhóm 4
(Lần 2)

Địa điểm: Phịng học C25
Thời gian: Tiết 4 – 5 ngày 16/04/2021
Danh sách thành viên:
STT Họ và tên
Nguyễn Thị Kiều Trang
Đinh Thị Hồng Xuyến
Trương Nguyễn Khánh Tùng
Trần Thị Vẽ
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Nguyễn Thị Thảo
Phạm Thị Thanh Tâm
Đoàn Thị Thu
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Thu Trà
Nguyễn Thị Thuận Yến
Nguyễn Phương Mai


Chữ kí

Số người có mặt theo danh sách lớp: 12
Số người vắng mặt theo danh sách lớp: 0
Nội dung cuộc họp:
-

Kiểm tra lại nội dung đề tài

Kết quả cuộc họp:
-

Tất cả thành viên thống nhất với nội dung đề tài

23


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT

Họ và tên
Nguyễn Thị Kiều Trang (nhóm trưởng)
Đinh Thị Hồng Xuyến
Trương Nguyễn Khánh Tùng
Trần Thị Vẽ
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
Nguyễn Thị Thảo
Phạm Thị Thanh Tâm
Đoàn Thị Thu
Nguyễn Đức Thành

Nguyễn Thu Trà
Nguyễn Thị Thuận Yến
Nguyễn Phương Mai

Nhiệm vụ
Thuyết trình, giao việc
Làm slide
Tổng hợp, chỉnh sửa word;
Nội dung phần 2.10,
Chương 3, mở đầu, kết luận
Nội dung 2.5 đến 2.6
Nội dung 1.1 đến 1.3
Nội dung 1.4 đến 1.6
Nội dung 2.6 đến 2.9
Nội dung 1.1 đến 1.3
Nội dung 2.6 đến 2.9
Nội dung 1.4 đến 1.6
Nội dung 2.6 đến 2.9
Nội dung 2.1 đến 2.4

24



×