Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

(Thảo luận Kinh tế vĩ mô) Phân tích thực trạng lạm phát và một số biện pháp kiểm soát lạm phát ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.8 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
******************

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MƠ 1
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lệ
Nhóm thực hiện: 01
Lớp học phần: 2125MAEC0111

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................4
B. NỘI DUNG.................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................5
1.1 Khái niệm lạm phát...........................................................................................5
1.2 Đo lường lạm phát.............................................................................................5
1.2.1

Chỉ số giá tiêu dùng xã hội (CPI) (Consumer Price Index)....................6

1.2.2

Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index).................................6

1.3 Phân loại lạm phát.............................................................................................6


1.3.1

Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)...............................................6

1.3.2

Lạm phát phi mã (lạm phát 2 hay 3 con số)............................................7

1.3.3

Siêu lạm phát (lạm phát 4 con số)............................................................7

1.4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát........................................................................7
1.4.1

Lạm phát do cầu kéo.................................................................................7

1.4.2

Lạm phát do chi phí đẩy...........................................................................9

1.4.3

Lạm phát dự kiến....................................................................................10

1.4.4

Lạm phát tiền tệ.......................................................................................10

1.5 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế..........................................................11

1.5.1

Tác động tiêu cực.....................................................................................11

1.5.1.1 Tác động đối với sản lượng..................................................................11
1.5.1.2 Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải.....................12
1.5.1.3 Tác động đến cơ cấu kinh tế................................................................13
1.5.1.4 Tác động đến tính hiệu quả kinh tế....................................................13
1.5.2

Tác động tích cực.....................................................................................14

1.6 Giải pháp kiểm sốt lạm phát.........................................................................14
1.6.1

Giảm lạm phát từ phía cầu.....................................................................15

1.6.2

Giảm lạm phát từ phía cung...................................................................16

1.6.3

Một số giải pháp hỗ trợ khác..................................................................17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
2017 - 2020.................................................................................................................... 18
2.1 Tình hình lạm phát ở nước ta qua các năm...................................................18
2.1.1


Lạm phát năm 2017.................................................................................18


2.1.1.1 Tình hình lạm phát năm 2017.............................................................18
2.1.1.2 Nguyên nhân lạm phát 2017................................................................21
2.1.2

Lạm phát năm 2018.................................................................................22

2.1.2.1 Tình hình lạm phát năm 2018.............................................................22
2.1.2.2 Nguyên nhân lạm phát năm 2018........................................................25
2.1.3

Lạm phát năm 2019.................................................................................26

2.1.3.1 Tình hình lạm phát năm 2019.............................................................26
2.1.3.2 Nguyên nhân lạm phát năm 2019........................................................28
2.1.4

Lạm phát năm 2020.................................................................................29

2.1.4.1 Tình hình lạm phát năm 2020.............................................................29
2.1.4.2 Nguyên nhân lạm phát năm 2020........................................................32
2.1.5

Dự báo lạm phát năm 2021.....................................................................34

2.2 Tác động của lạm phát trong thời gian 2017-2020........................................35
2.2.1


Đánh giá sự thay đổi của lạm phát.........................................................35

2.2.2

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế trong giai đoạn 2017-2020.....36

2.2.2.1 Tác động của lạm phát đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.....................36
2.2.2.2 Tác động của lạm phát đến tỉ lệ thất nghiệp......................................37
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2017 – 2020. 39
3.1 Biện pháp cấp bách..........................................................................................39
3.1.1

Thắt chặt tiền tệ.......................................................................................39

3.1.2

Chính sách tài khóa.................................................................................40

3.1.3

Kiềm chế giá cả........................................................................................41

3.2 Biện pháp chiến lược.......................................................................................43
C. KẾT LUẬN...............................................................................................................45
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................46
E. BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN............................................................................47
F. BIÊN BẢN HỌP.......................................................................................................48


A. MỞ ĐẦU

Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự thay đổi của nền kinh tế
Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động, các nhà
kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề
của nền kinh tế mới. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát.
Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền
và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá
cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm
nhanh. Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 ở nước ta, lạm phát
diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề quả chiến
trang, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ nề kinh tế, phương
hại đến tất cả các mối quan hề kinh tế trong nền kinh tế - xã hội.
Vì thế, nhóm 1 chúng em làm bài thảo luận với đề tài: “Phân tích thực trạng lạm
phát và một số biện pháp kiểm soát lạm phát ở nước ta” bởi nhận thấy tính cấp bách và
tầm quan trọng của lạm phát.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó phát sinh từ chế độ
lưu thông tiền giấy, là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho
chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Vì tiền giấy
khơng có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa, nên khi có hiện tượng dư tiền giấy
trong lưu thơng thì người ta khơng xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị
mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Từ
đó dẫn đến lạm phát.
Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên liên tục của mức giá chung của hầu hết các hàng
hóa, dịch vụ theo thời gian so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất
định. Khi giá của hàng hóa, dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm
đi cùng với một số tiền nhất định. Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự

tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại
tiền tệ. Nhưng khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của
một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo ý đầu tiên thì người ta
hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn
theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi
nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một
vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mơ.
Tóm lại, “lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung hầu hết
các hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định”.
Như vậy lạm phát có những đặc trưng là:
 Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thơng dẫn đến đồng tiền
bị mất giá.
 Mức giá cả chung tăng lên
1.2 Đo lường lạm phát


Vì sự thay đổi giá cả hàng hố và dịch vụ khơng đều nhau, có mặt hàng tăng giá
nhanh, một số khác tăng chậm thậm chí có mặt hàng giảm giá, nên để đo lường lạm phát
có thể đo lường qua các chỉ số sau:
1.2.1

Chỉ số giá tiêu dùng xã hội (CPI) (Consumer Price Index)

CPI là chỉ số đước sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức độ đo lường
lạm phát. CPI đo lường mức giá bình qn của một nhóm hàng hố và dịch vụ cần cho
tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định. Người ta thường chọn một rổ
hàng tiêu dùng có chia các nhóm: áo quần, nhà cửa, chất đốt, vận tải, y tế…và xác định
mức độ quan trọng của từng nhóm hàng trong tổng chi tiêu để làm căn cứ tính chỉ số giá
bình qn. Vào đầu kỳ tính CPI thì các số liệu về giá cả hàng hố, dịch vụ cần thiết được
thu thập và sau đó chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị gốc

của rổ hàng hoá, dịch vụ được lựa chọn.
Trên cơ sở xác định được chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tỷ lệ lạm phát phản ánh sự
thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước và được tính theo
cơng thức sau:
gp (%) =
1.2.2

Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index)

Đây là chỉ số giá thành sản xuất của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Ở Mỹ
người ta sử dụng giá của 3.400 loại hàng hố để tính PPI. Chỉ số này thường được các
doanh nghiệp sử dụng, cách tính của PPI hồn tồn giống như cách tính của CPI.
1.3 Phân loại lạm phát
Căn cứ theo quy mơ của lạm phát có thể chia lạm phát thành 3 loại: lạm phát vừa
phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
1.3.1

Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm và có thể dự đốn được.
Cịn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%, là lạm phát mà bình
thường một nền kinh tế trải qua và ít gây ảnh hưởng tiêu cực. Đây là tỷ lệ lạm phát mà
hầu hết Chính phủ các nước ln mong muốn duy trì (lạm phát mục tiêu) vì ở mức lạm
phát này làm cho mức giá chung của hàng hóa tăng ở mức độ vừa phải, sự chênh lệch của
hàng hóa và dịch vụ khơng q xa, kích thích sản xuất kinh doanh, thu hút nhà đầu tư, từ
đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn.
1.3.2 Lạm phát phi mã (lạm phát 2 hay 3 con số)


Loại lạm phát này xảy ra khi giá tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số trong một năm

như 20%, 100%, 200%… Với mức lạm phát phi mã, mức độ tăng nhanh của giá hàng hóa
trong thời gian dài sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Trong trường hợp này
tiền tệ bị mất giá nhanh chóng nên người dân có xu hướng ít giữ nhiều tiền mặt trong
người, thay vào đó người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản, chuyển
sang sử dụng vàng hoặc các loại ngoại tệ mạnh,… để làm phương tiện thanh tốn cho các
giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
1.3.3

Siêu lạm phát (lạm phát 4 con số)

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng với tốc độ cao vượt xa lạm phát
phi mã ở mức độ từ 3 đến 4 con số trở lên trong vòng một năm, đồng tiền mất giá nghiêm
trọng. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Siêu lạm phát gây ra những thiệt
hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nó được ví như một căn bệnh chết người. Tronh tình
hình đó, sản xuất kinh doanh bị hạn chế, giá cả tăng nhanh không ổn định, các yếu tố thị
trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu
lạm phát rất ít khi xảy ra.
1.4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
1.4.1

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu gia tăng khiến cho tổng cầu
tăng, tiếp theo, tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho sản lượng tăng và mức giá chung
tăng lên gây ra lạm phát, điều này đặc biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá
mức tự nhiên. Về bản chất, nó xảy ra do chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung
hạn chế về hàng hóa và dịch vụ trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. Ví dụ
như những năm 2011 sự nóng lên của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã
trở thành một nguồn thu khủng đối với những người tham gia. Thu nhập tăng cao khiến
những người này chi tiêu mạnh mẽ một cách bất thường, làm nền kinh tế xoay chuyển,

lạm phát tăng đột biến.
Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu
dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu
dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại.


Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan
của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên.
Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong
các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu
dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ
quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu cơng cộng, hoặc các cơng trình đầu tư lớn
đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác
động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn
lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu
cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ
giá hối đối cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung
ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy
vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái.

Trong đồ thị tổng cung - tổng cầu, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch
chuyển sang bên phải của đường tổng cầu. Sự gia tăng của một thành tố nào đó của tổng
cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải. Do đường tổng cung dốc lên trong
ngắn hạn, nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp thấp hơn, nhưng
đồng thời lại phải đối mặt với lạm phát. Lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấn đề thực sự
nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất dốc như trong
trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1. Khi đó, sự gia tăng tổng cầu chủ
yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi sản lượng và việc làm tăng lên rất ít.
1.4.2


Lạm phát do chi phí đẩy


Lạm phát do chi phí đẩy là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia tăng
tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hóa.

P

E1

Y
0

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu tại , với là giao điểm của 3
đường ∩∩. Giả sử chi phí đầu vào gia tăng khiến tổng cung giảm và dịch chuyển sang
trái từ đến . Kết quả là trạng thái cân bằng mới của nền kinh tế được xác định tại là giao
điểm của ∩. So sánh giữa trạng thái cân bằng mới và trạng thái cân bằng ban đầu, có thể
thấy rằng, sản lượng kinh tế bị suy giảm từ đến và mức giá cả chung của nền kinh tế
tăng lên (). Như vậy, nền kinh tế vừa xảy ra lạm phát vừa suy thối (lạm phát đình trệ).
Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà
nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do
giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đối biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình
hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng
nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ
tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng
cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ
phản ứng q mạnh thơng qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên khơng
kiểm sốt được, như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu
thập niên 1980.

1.4.3

Lạm phát dự kiến


Lạm phát dự kiến còn được gọi là lạm phát ỳ, lạm phát quán tính. Lạm phát dự kiến là tỷ
lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ
lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các thỏa thuận khác.
Bản chất là sự kết hợp giữa lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy. Lúc này nền kinh tế khá ổn
định, các tác nhân trong nền kinh tế cho rằng sẽ có lạm phát ở tỷ lệ tương tự và điều chỉnh
lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản
chi tiêu ngân sách… theo tỷ lệ lạm phát các năm trước đó khiến cho giá cả thực sự tăng
lên theo dự đoán của mọi người.
1.4.4

Lạm phát tiền tệ

Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng, lạm phát về cơ bản là
hiện tượng tiền tệ. Các nhà tiền tệ cho rằng, lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so
với tổng cung và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có quá nhiều tiền ở trong lưu
thông. Do lượng tiền được phát hành quá nhiều trong lưu thông gây mất cân đối giữa
cung và cầu tiền. Cung tiền tăng làm cho sức mua của đồng tiền giảm hay đồng tiền bị
mất giá.
Lý thuyết số lượng tiền tệ giả định tốc độ lưu thông tiền tệ (V) là không thay đổi và
lãi suất sẽ điều chỉnh cho thị trường tiền tệ cân bằng:
= LP (Y, r)
Khi giả định tốc độ lưu thông tiền tệ khơng đổi, phương trình số lượng cho thấy
mối quan giữa lượng cung tiền ứng và GDP danh nghĩa được biểu diễn như sau:
hay
Trong đó:

M là lượng cung tiền trong nền kinh tế
V là tốc độ chu chuyển của tiền
P là mức giá cả chung
Y là sản lượng của nền kinh tế


V có tính chất ổn định khơng đổi nên lạm phát xảy ra (P tăng) khi tốc độ tăng M
nhiều hơn tốc độ tăng Y, tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (khi
các nhân tố khác không thay đổi). Ngược lại, giảm phát xảy ra (P giảm) khi tốc độ tăng M
ít hơn tốc độ tăng Y. Cịn giá cả khơng đổi (P không đổi) khi tốc độ tăng M bằng với tốc
độ tăng Y.
1.5 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát được coi như căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa mang
lại những tác hại, vừa mang lại những lợi ích. Để đánh giá được tác động của nó mạng lại,
các nhà kinh tế đã căn cứ vào quy mô và các nguyên nhân gây ra lạm phát. Nếu lạm phát
ở quy mô nhỏ thì thơng thường sẽ chưa gây ra các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Còn nếu lạm phát ở quy mơ lớn và khơng dự tính được thì lạm phát sẽ càng trở lên
nghiêm trọng hơn, khó kiểm soát.
1.5.1 Tác động tiêu cực
1.5.1.1 Tác động đối với sản lượng
Khi giá cả tăng sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo, sản lượng có thể tăng giảm
hoặc khơng đổi. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng nhưng mức độ tăng nhiều
hay ít cịn tuỳ thuộc vào độ dốc của đường cung. Khi sản lượng cân bằng ở mức sản
lượng tiềm năng, sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải sẽ làm cho sản lượng ra
tăng với một tốc độ nhanh hơn sự gia tăng của mức giá chung. Tuy nhiên khi mức sản
lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ tạo ra sự
tăng lên nhanh chóng của mức giá chung, lạm phát tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng.
Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng giảm, giá cả tăng cao, nền kinh tế sẽ rơi vào
thời kì lạm phát đình trệ. Sự sụt giảm sản lượng như thế nào còn phụ thuộc vào độ dốc
của đường tổng cầu. Nếu lạm phát do từ cả hai phía cung và cầu thì tuỳ mức độ dịch

chuyển của cả hai đường tổng cầu và tổng cung mà sản lượng có thể tăng giảm hoặc
khơng đổi.
1.5.1.2 Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải


Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả
dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa
các loại hàng hóa dịch vụ. Sau đây là một số hướng phân phối lại thu nhập điển hình:
Thứ nhất, đối với người cho vay và người đi vay: Khi nền kinh tế có lạm phát thì
mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được xem xét theo lãi suất thực:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Trong đó lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất cho vay được ấn định theo thị trường.
Khi đó thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay và ngược lại khi lạm
phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến chênh lệch giữa hai loại lạm phát này càng
cao thì mức độ phân phối lại càng nhiều cụ thể là nếu tỷ lệ lạm phát thực tế đúng bằng
mức giá dự kiến thì khơng có sự phân phối lại thu cả, người cho vay lẫn người đi vay đều
không được lợi hơn mà cũng không bị thiệt hơn. Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ
lạm phát dự kiến thì lãi suất thực tế sẽ nhỏ hơn lãi suất mà người cho vay nhận được,
người vay sẽ được hưởng lợi, người cho vay bị thiệt. Còn nếu tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ
hơn tỷ lệ lạm phát đã dự kiến thì lãi suất thực tế sẽ lớn hơn lãi suất dự kiến, người cho
vay sẽ hưởng lợi còn người vay sẽ bị thiệt.
Để tránh hiện tượng phân phối lại thu nhập có thể cho vay theo lãi suất thả nổi.
Lãi suất thả nổi = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Thứ hai đối với người lao động và người thuê lao động nếu tiền lương được chỉ số
hoá theo giá cả, nghĩa là giá tăng bao nhiêu thì tiền lương cũng tăng bấy nhiêu thì khơng
có phân phối lại thu nhập. Còn nếu tốc độ tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ lạm phát thì người
hưởng lương sẽ bị thiệt người trả lương sẽ được lợi và ngược lại.
Thứ ba, đối với người mua và người bán tài sản, tài chính: các loại tài sản tài chính
như trái phiếu chính phủ, chứng khốn của cơng ty,… đa số các mức lãi suất danh nghĩa
cố định. Như vậy trước khi có lạm phát xảy ra nếu ta mua chúng thì sau lạm phát sẽ

bị thiệt hại. Phần thiệt hại đó cũng chính là phần lợi người bán.
Thứ tư, đối với người mua và người bán tài sản thực nếu lạm phát xảy ra người
mua tài sản hiện vật sẽ được lợi người bán sẽ bị thiệt, phần thiệt của người bán sẽ trở
thành phần lợi của người mua.


Thứ năm, đối với các doanh nghiệp với nhau: do khi lạm phát xảy ra tỷ lệ tăng giá
của các mặt hàng khơng giống nhau vì vậy doanh nghiệp nào sản xuất và tồn kho các loại
hàng có tỉ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt, phần lợi sẽ thuộc về các doanh nghiệp có loại mặt
hàng tăng giá nhanh.
Thứ sáu, đối với chính phủ và dân chúng: trong đa số các trường hợp có lạm phát
thì chính phủ thường được lợi dân chúng bị thiệt do chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng
tài sản tài chính, món nợ này thường không nhỏ, các khoản chi trả lương trợ cấp hưu trí
thường cố định trong thời gian dài hoặc thay đổi rất chậm so với tốc độ tăng trưởng của
giá, các loại thuế lũy tiến như thế thu nhập sẽ tăng lên nhanh chóng vì lạm phát đã đẩy thu
nhập của dân chúng lên mức cao về mặt danh nghĩa hoặc phải chịu mức thuế cao hơn
trong khi đó mức thu nhập cao hơn có lúc chỉ đủ bù đắp cho sự tăng giá.
1.5.1.3 Tác động đến cơ cấu kinh tế
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa khơng thay
đổi theo cùng tỉ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng chiếm trong tổng sản
lượng, nguyên nhân là do giá tăng nhanh làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá trị hiện
hành. Mặt khác, giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ tải về ngành đó làm tăng
sản lượng cực nhanh lúc đó sản lượng ngành khác cũng có thể giảm xuống kết quả là lạm
phát làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế. Kết quả tương tự xảy ra với cơ cấu thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.
1.5.1.4 Tác động đến tính hiệu quả kinh tế
Khi lạm phát xảy ra càng cao thông thường khiến cho hiệu quả kinh tế càng suy
giảm. Cụ thể là lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá do giá là tín hiệu quan trọng giúp
người mua, người bán có quyết định tối ưu. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá
nhanh làm cho mọi người không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay

đổi như thế nào. Do đó các quyết định mua bán hàng hóa như lựa chọn mặt hàng sản
lượng khơng cịn đúng với quyết định tối ưu. Mặt khác, lạm phát còn khiến cho cho cơ
cấu đầu tư bị biến dạng suy yếu thị trường vốn, làm lãng phí thời gian cho việc đối phó
với tình trạng mất giá tiền tệ, phát sinh chi phí điều chỉnh giá khiến cho hiệu quả của nền
kinh tế bị suy giảm.


Khi lạm phát xảy ra xu hướng là người dân sẽ giữ ít tiền hơn chẳng hạn giảm phát
là tăng lãi suất danh nghĩa người dân sẽ giữ ít tiền hơn và gửi tiền nhiều hơn và hệ thống
ngân hàng. Họ sẽ cần đến ngân hàng thường xuyên hơn để gửi tiền và rút tiền. Sự bất tiện
của việc giữ tiền nhiều hơn tạo nên chi phí mịn giày vì việc đến ngân hàng nhiều hơn làm
cho giày của bạn chóng mịn hơn, hay bản chất là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải hi
sinh khi giữ ít tiền hơn.
Mặt khác lạm phát gây ra chi phí thực đơn là những chi phí phát sinh do các doanh
nghiệp có thể phải gửi các bản báo giá mới cho khách hàng, phân phối tác bảng giá mới
cho nhân viên bán hàng của mình mình, các quán ăn cũng phải thay đổi thực đơn khi giá
cả thay đổi, việc này cũng tạo ra chi phí tốn kém cho doanh nghiệp.
1.5.2 Tác động tích cực
Khơng phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế,
bên cạnh đó, nó cũng mang đến những lợi ích. Khi tốc độ lạm phát vừa phải 2% - 5% ở
các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ kích thích tiêu dùng vay
nợ, đầu tư giảm, bớt thất nghiệp trong xã hội, cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa
chọn các cơng cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thơng qua mở rộng tín
dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục
tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên điều này rất khó và đầy
mạo hiểm, nếu khơng chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu, khó lường.
1.6 Giải pháp kiểm sốt lạm phát
Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do
đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc làm tăng chi phí sản xuất khiến tổng cung giảm. Tuy
nhiên nguồn gốc phát sinh các lý do làm dịch chuyển đường tổng cầu và đường tổng cung

lại rất khác nhau ở các cuộc lạm phát khác nhau: có thể là do cơ chế quản lý kinh tế
khơng phù hợp, nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh và do đó khơng hiệu quả, cơ cấu kinh tế
mất cân đối, các năng lực sản xuất không được khai thác, trình độ lao động và cơng nghệ
lạc hậu… Từ đó, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra các biện pháp khoa học.
1.6.1 Giảm lạm phát từ phía cầu


Chống lạm phát bằng cách giảm cầu chúng ta thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp
và tiền tệ thu hẹp hoặc cùng một lúc sử dụng cả hai chính sách này. Bên cạnh đó chúng ta
cũng có thể bổ sung hỗ trợ thơng qua chính sách thu nhập bằng cách kiểm soát giá và
lương.
Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do nguyên nhân cơ bản của lạm phát
cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng. Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu
quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.
Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ
sở (MB), từ đó mà hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung
gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu
dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng với việc
thực thi CSTT thắt chặt là sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn
chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như
chất lượng của việc sử dụng tiền tệ.
Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm
đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt
giảm các khoản đầu tư khơng có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng
của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, khơng hiệu quả, gây
lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi,
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước… Và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù
đắp thiếu hụt ngân sách.
Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa
được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường

được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Tuy nhiên, trong
thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với
mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền
gửi.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá
tăng dần dần (chứ không để tăng lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như


một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu
cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc điều
chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá,
giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụ thuộc vào
hàng nhập khẩu, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, hành động can thiệp này có thể
làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vì phải bán ra để kìm hãm tỷ giá tăng. Chính vì thế
việc sử dụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng như
khả năng phục hồi nguồn dự trữ của quốc gia. Thực chất các biện pháp này là làm giảm
tổng cầu, đẩy đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng
giảm.Trên thực tế thì các chính sách có độ trễ nhất định, cần tránh việc chống lạm phát lại
đưa đất nước vào thời kỳ suy thối, cơng ăn việc làm giảm.
1.6.2 Giảm lạm phát từ phía cung
Chống lạm phát bằng các giải pháp từ phía cung có thể thực hiện theo hai hướng là
cắt giảm chi phí sản xuất hoặc gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Muốn vậy cần
có các chính sách kích thích tổng cung, dịch chuyển đường AS sang phải, kết quả là sản
lượng tăng và giá cả giảm.
Đối với lạm phát chi phí đẩy: Chính phủ có thể đưa ra một số chính sách như chính
sách cắt giảm một số loại thuế nhằm kích thích sản xuất hoặc giảm bớt chi phí, chính sách
kiểm sốt lượng (khơng cho lương tăng nhanh để giữ cho chi phí sản xuất tăng chậm hơn
giá) …
Đối với lạm phát xảy ra do giảm năng lực sản xuất giảm: Chính phủ có thể đưa ra
các chính sách khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa khoa học cơng nghệ, áp dụng

cơng nghệ mới vào sản xuất, cải tiến quản lý,…
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thường thì giải pháp chống lạm phát bằng cách tác
động lên cung có nhiều ưu điểm nhưng khó thực hiện hơn giải pháp tác động lên cầu. Vì
vậy, hầu như là các giải pháp chống làm phát đều diễn ra theo hướng cắt giảm tổng cầu.
Đương nhiên, việc cắt giảm lạm phát thông qua giảm tổng cầu sẽ dẫn đến gia tăng thất
nghiệp.
1.6.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác


Bên cạnh những giải pháp tác động về phía tổng cầu và tổng cung, để kiểm sốt
lạm phát, Chính phủ có thể thực hiện thơng qua một số biện pháp như: Kiểm sốt lượng
cung tiền trong nền kinh tế thơng qua hoạt động của thị trường mở, lãi suất chiết khấu,
quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… Kiểm soát để ổn định giá cả, đặc biệt là giá của các mặt
hàng vật tư cơ bản như: Xăng, dầu, điện, nước.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

2.1 Tình hình lạm phát ở nước ta qua các năm
2.1.1

Lạm phát năm 2017

2.1.1.1 Tình hình lạm phát năm 2017
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
12/2017 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,6% so với tháng 12/2016.
Trong khi đó, nếu tính bình qn, thì CPI bình quân năm 2017 chỉ tăng 3,53% so
với bình quân năm 2016. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân
năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng

do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017.

Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2017, giá dịch vụ y tế tăng bước 2
theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ
Tài chính tại 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 02/2017/TT-BYT
ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
do Bộ Y tế và các bộ, ngành quản lý. Tính đến ngày 20/12/2017, đã có 45 tỉnh, thành phố


trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người khơng
có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 37,3% so với cuối năm
2016 và bình quân cả năm 2017 tăng 57,91% so với năm 2016 làm cho CPI năm 2017
tăng khoảng 1,35% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 2,04%
so với năm 2016.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
ngày 02/10/2015 của Chính phủ, các tỉnh đã tăng học phí các cấp học. Điều này đã làm
cho chỉ số giá nhóm giáo dục trong năm 2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016 và bình
quân cả năm 2017 tăng 9,1% so với bình quân năm 2016, tác động làm cho CPI năm 2017
tăng khoảng 0,41% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5%
so với năm 2016.
Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh
nghiệp cũng tăng từ ngày 01/01/2017. Mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2017 tăng 90.000 đồng/tháng đã làm cho giá
một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở,
dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình tăng giá từ 3% - 8% so với năm
2016.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao
trong dịp Tết Nguyên đán do nhu cầu tăng. Bình qn năm 2017, chỉ số giá các nhóm này
lần lượt tăng 1,52% và 1,07% so với năm 2016. Giá gas sinh hoạt cũng được điều chỉnh

theo giá gas thế giới. Cụ thể, năm 2017 giá gas tăng 15,91% so với năm 2016.
Ngoài ra, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong năm 2017 tăng khá mạnh, bình quân
giá dầu Brent từ thời điểm ngày 01/01/2017 đến thời điểm ngày 20/12/2017 ở mức 54,49
USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 45,13 USD/thùng của bình quân năm 2016. Trong
nước, giá xăng dầu tính đến ngày 10/12/2017 được điều chỉnh 10 đợt tăng và 8 đợt giảm,
hai đợt không đổi, tổng cộng giá xăng tăng 1.040 đồng/lít; dầu diezel tăng 1.260 đồng/lít,
làm cho giá xăng dầu bình qn năm 2017 tăng 15,49% so với năm 2016, góp phần tăng
CPI chung 0,64%.


Giá vật liệu xây dựng cũng tăng 5,23% do giá cát xây dựng tăng rất mạnh vào
tháng 5, tháng 6 và tháng 7/2017 do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương siết chặt
việc quản lý khai thác cát và các cơ quan chức năng không cho phép khai thác các mỏ
mới. Giá sắt thép tăng do giá nguyên liệu đầu vào như phôi thép, than điện tăng mạnh từ
tháng 7 nên các nhà máy sản xuất thép đã tăng giá bán từ 5 - 10%.
Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất
đốt, sắt thép… nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2017 so năm 2016 tăng 2,57%, chỉ số giá
xuất khẩu tăng 2,93%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) tăng 2,82%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2017
cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI. Đó là, chỉ số giá nhóm thực phẩm bình
quân năm 2017 giảm 2,6% so với năm 2016 làm CPI chung giảm khoảng 0,53%, chủ yếu
giảm ở nhóm thịt tươi sống.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực,
thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế
và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với
cùng kỳ.

Bình quân năm 2017 so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ
bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá
lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng

giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41% thấp hơn mức


kế hoạch từ 1,6-1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội
đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng
0,21%. CPI bình quân năm 2017 tăng chủ yếu là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ
y tế, dịch vụ khám chữa bệnh. Có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm
nay như chỉ số giá nhóm thực phẩm bình qn năm giảm 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu
giảm ở nhóm thịt tươi sống). Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ kiên
định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm sốt lạm phát.
2.1.1.2 Ngun nhân lạm phát 2017
Bình qn năm 2017 so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm
phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là
giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh
tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.Theo Tổng cục Thống kê,CPI bình quân năm 2017 tăng
do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa
bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC và Thơng tư số 02/2017/TTBYT. Cụ thể, tính đến ngày 20/12/2017 đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người khơng có thẻ bảo hiểm y
tế làm cho CPI tháng 12 tăng khoảng 1,35% so với cùng kỳ năm 2016; CPI bình quân
năm 2017 tăng 2,04% so với năm 2016.
Thứ hai, là việc thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2017 tăng 7,29% so với cùng kỳ năm 2016, tác
động làm CPI tháng 12 tăng 0,41% so với cuối năm 2016, CPI bình quân năm 2017 tăng
khoảng 0,5% so với năm 2016.
Thứ ba, việc tăng lương tối thiếu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh
nghiệp từ ngày 1/1/2017 và mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2017 làm giá bình quân một số loại dịch vụ như sửa
chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước, dịch vụ thuê người giúp việc

gia đình năm 2017 tăng từ 3%-8% so với năm 2016.


Thứ tư, là giá xăng, dầu diesel tăng do còn ảnh hưởng từ đợt tăng giá ngày 20/11/2017 và
ngày 5/12/2017 đã tác động làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu bình qn tháng 12/2017 tăng
1,98% so với tháng trước, đóng góp vào CPI chung tăng 0,09%.
Thứ năm, là do yếu tố thiên tai có 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Ví như cơn bão số 12
(Damrey) gây thiệt hại lớn nhất về người và vật chất cho các tỉnh miền Trung làm cho chỉ
số giá nhóm lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này có mức tăng trong tháng 11/2017 cao
hơn các tỉnh khác.
2.1.2
Lạm phát năm 2018
2.1.2.1 Tình hình lạm phát năm 2018
CPI bình quân năm 2018 tăng 3.54% so với năm 2017 và tăng 2.98% so với tháng
12/2017. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã
đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý
đặt ra trong năm 2018.Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2018, bà Đỗ Thị
Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, đối với điều hành của Chính phủ, giá dịch vụ
y tế tăng theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế quy định mức
khung tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người khơng có thẻ bảo hiểm y tế
tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 39/2018/TT- BYT ngày
30/11/2018 của Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ y tế đối với người có thẻ
bảo hiểm y tế, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng
0,54% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
2/10/2015 của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các
cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,06% so với cùng kỳ,
tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,36% so với cùng kỳ.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày
1/1/2018 (tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 cao hơn mức lương tối

thiểu vùng năm 2017 khoảng 180.000 - 230.000 đồng/tháng, tăng khoảng 6,5%, mức
lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018 theo Nghị quyết số
49/2017/QH17 của Quốc hội ngày 13/11/2017 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ
sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện,
nước; dịch vụ th người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 3% - 5% so với cùng kỳ
năm trước.
Đối với yếu tố thị trường, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm
trước góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và
tăng theo giá gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường
Trung Quốc và thị trường các nước Đông Nam Á. Năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so
cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.


Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,54% do một số đơn vị vận tải hành khách kê
khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé
tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp hè.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2018, giá gas tăng
6,93% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,59% so với cùng kỳ
năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,11% do nhu cầu xây dựng tăng.
Giá nhà ở thuê tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của giá bất động sản
tăng mạnh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương....
Năm 2018, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh đến đầu tháng 10/2018,
sau đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho đến thời điểm cuối tháng 12/2018.
Tuy nhiên, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở
mức 71,6USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017,
tăng 31,3%.
Trong nước, giá xăng A5 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 8 đợt giảm, tổng cộng giảm 1.190
đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 11 đợt và giảm 8 đợt, tổng tăng 840 đồng/lít,
làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu bình qn năm 2018 tăng 15,25% so với cùng kỳ, góp

phần tăng CPI chung 0,64%.
Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và 2/9 nên
chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, giá các
mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt
thép,… nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2018 so cùng kỳ tăng 2,09%, chỉ số giá xuất khẩu
tăng 0,44%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 2,8%; chỉ số giá sản xuất sản
phẩm nông nghiệp tăng 4,38%.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có những yếu tố
góp phần kiềm chế chỉ số CPI. Đó là: giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư số
15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên tồn quốc, theo
đó chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung
0,29%.Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 1/1/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; trong đó, tốc độ tăng
giá tiêu dùng bình quân năm 2018 đặt ra dưới 4%. Theo đó, các ngành, các cấp đã tích
cực triển khai thực hiện như: ngành công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ
đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ
Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết.
Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đồn cơng tác liên
ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.
Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh


doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện
mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn
định vĩ mô. Trong năm 2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất bốn lần vào tháng
3/2018, tháng 6/2018, tháng 9/2018 và tháng 12 năm 2018 khiến đồng USD mạnh lên so
với các đồng tiền khác, đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 5,34% so với đồng đô la Mỹ, tỷ

giá VND/USD cũng biến động theo xu hướng tăng.
Tuy nhiên, với phương thức điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm với 8 đồng tiền
chủ chốt, nên giá đồng USD trong nước vẫn dao động trong biên độ 3%. Giá vàng trong
nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, nhu cầu vàng trong nước tăng cao
vào dịp Tết Ngun đán, ngày Thần Tài nhưng khơng có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn
kinh tế - xã hội.
Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm
tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ
giáo dục) tháng 12 năm 2018 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,7% so với cùng kỳ;
năm 2018 so năm 2017 tăng 1,48%.
Năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến
động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều
hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng lạm phát cơ
bản trong năm 2018 so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18% đến
1,72%, lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%, cho
thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.
Riêng trong năm 2018, lạm phát cùng kỳ của các tháng sẽ có xu hướng tăng lên trong nửa
đầu năm nhưng sau đó sẽ giảm xuống vào cuối năm. Lý do lạm phát cùng kỳ tăng trong
những tháng đầu năm là vì lạm phát trong những tháng đầu năm 2017 ở mức rất thấp do
ảnh hưởng của việc giá thịt lợn giảm.
Nhưng đến năm 2018 điều này khơng cịn nữa. Trong khi đó, các tháng cuối năm 2017
lạm phát cùng kỳ tăng mạnh do điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục (riêng trong 3
tháng (8-10/2017) lạm phát đã tăng 1,9%). Bởi vậy, nếu các tháng cuối năm 2018 Chính
phủ khơng điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục thì lạm phát sẽ giảm mạnh. Dự báo trung
bình, lạm phát trong năm 2018 sẽ vào khoảng 2,6%, cách tương đối xa so với mục tiêu
4% được Quốc hội thông qua.
2.1.2.2 Nguyên nhân lạm phát năm 2018
Theo phân tích, có hai ngun nhân chính dẫn đến lạm phát trung bình năm 2018 được
kiềm chế thành cơng dưới mức 4%, đó là:
Thứ nhất, sau một giai đoạn tăng nóng, giá dầu và giá thịt lợn đã hạ nhiệt. Mặc dù, đây là

nguyên nhân khách quan, không liên quan đến cơng tác điều hành của Chính phủ nhưng


có thể khẳng định, diễn biến chững lại của các loại giá trên về cơ bản đã được Chính phủ
lường trước. Việc giá thịt lợn đạt mức cao hơn 50.000 đồng/kg được coi là tín hiệu dự báo
sự chững lại, vì mức giá này thuộc vào hàng cao nhất thế giới, do vậy sẽ kích thích nguồn
cung thịt lợn gia tăng nhanh thông qua việc người nông dân tái đàn, hoặc qua nhập khẩu
thịt lợn từ bên ngoài.
Tương tự, diễn biến của giá dầu cũng vậy. Mặc dù, giá dầu giảm mạnh trong những tháng
gần đây nhưng nhìn chung xu hướng giá dầu chững lại, cũng đã được nhiều tổ chức dự
báo. Lý do là nếu giá dầu tăng mạnh, lạm phát của Mỹ sẽ lên cao và buộc Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Điều này có thể khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Hơn nữa, nguồn cung dầu đá phiến
của Mỹ vẫn dồi dào và là yếu tố kiềm chế giá dầu trong trung và dài hạn. Một số dự báo
cho rằng, giá dầu có thể tăng lên mức 100 USD/thùng do những căng thẳng địa chính trị ở
Trung Đơng, đặc biệt, do lệnh cấm vận của Mỹ với Iran nhưng.
Thứ hai, về điều hành, Chính phủ cũng đã kịp thời thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm
phát kịp thời và hiệu quả. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) không để VND mất giá mạnh so với USD, chỉ ở mức khoảng 2% trong năm
2018.
Cùng với đó, Bộ Y tế đã ban hành quy chế mới đối với hoạt động đấu thầu thuốc. Đây là
những yếu tố góp phần hạn chế lạm phát, trong tháng 7/2018 lạm phát giảm 0,09% so với
tháng trước và lạm phát cùng kỳ cũng giảm về mức 4,46%. Việc lạm phát cùng kỳ được
kiềm chế giảm ngay giữa năm 2018 là rất quan trọng để kiểm soát lạm phát trung bình
của cả năm.
Tóm lại, bên cạnh một số yếu tố khách quan thuận lợi đã được dự báo từ trước, diễn biến
lạm phát năm 2018 được kiềm chế ở mức dưới 4% là nhờ các chính sách điều hành hiệu
quả, quyết liệt của Chính phủ và của các bộ, ngành
2.1.3
Lạm phát năm 2019

2.1.3.1 Tình hình lạm phát năm 2019
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng - CPI)
của năm 2019 ước tăng 2,73% so với năm 2018. Như vậy lạm phát năm 2019 thấp nhất
trong 3 năm trước đó khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53%.
Cụ thể, CPI tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong
chín năm qua. Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với
tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42%, chủ yếu do
nhóm thực phẩm tăng 4,41%, làm CPI chung tăng 1%) lương thực tăng 0,45%.


×