Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de cuong van ky 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.54 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THƠNG HIỆN NAY VÀ NỘI</b>
<b>DUNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT GIAO THÔNG</b>


Năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông, làm 11.449 người
chết, 10. 633 người bị thương, so với năm 2009 tăng 1.778 vụ, giảm 47 người
chết, tăng 2.544 người bị thương.


<i><b>Đặc biệt trong năm 2010 đã xảy ra hàng trăm vụ 10 vụ TNGT đặc biệt</b></i>
<i><b>nghiêm trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt, một số vụ điển hình</b></i>
<i><b>như:</b></i>


<b>+ Hơn 40 người chết và mất tích trong vụ chìm đị Sơng Gianh</b>


7h sáng ngày 25/1 (tức 30 Tết) Tân Mão. Con đò chở người dân đi sắm Tết
ngang sông Gianh tại xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị lật giữa
dịng làm hơn 40 người chết.


Theo quy định đăng kiểm con đò này chỉ được phép chở 12 người, nhưng
đã chở gần 80 người.


<b>+ Xe khách bị nước cuốn trôi </b>


Rạng sáng ngày 18/10/2010, xe khách 48K-5868 chở 37 người từ Đăk Nông
ra Bắc đến địa phận xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), mặc dù đường ngập,
nhưng tài xế Trần Văn Trường (Nam Định) vẫn cố điều khiển xe phóng qua nên đã
bị nước lũ cuốn lật và trôi xuống sông Lam làm 19 người chết .


<b>+ Tàu hỏa đâm taxi</b>


Ngày 27/7, đang chạy từ quốc lộ 1A cắt ngang đường sắt vào Ngọc Hồi (Hà
Nội), taxi chở 5 người do không quan sát đã bị tàu hỏa đâm, kéo lê 30 m.



Vụ tai nạn khiến 3 phụ nữ trên taxi tử nạn. Hai nam giới ngồi cùng xe (trong
đó có tài xế) bị thương nặng.


Theo thống kê của UBATGT quốc gia, trong 5 tháng đầu năm 2011, cả
nước đã xảy ra 5.416 vụ TNGT đường bộ; 212 vụ TNGT đường sắt; 51 vụ TNGT
đường thủy; 26 vụ TNGT hàng hải, khiến 4.787 người chết và 4.399 người bị
<b>thương. Chỉ tính riêng trong tháng 5.2011 đã xảy ra 1.124 vụ, làm 929 người chết</b>
và 870 người bị thương.


Đó chỉ là những con số thống kê các vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên,
bởi nếu tính cả những vụ va chạm giao thơng thì mỗi tháng cịn xảy ra từ 2.500
-3.000 vụ, làm bị thương nhẹ từ 2.500 - -3.000 người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đã thực hiện đội mũ bảo hiểm, nhưng lại tăng những vụ TNGT thảm khốc, chết
nhiều người do ơtơ gây ra.


Tình hình TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, số vụ TNGT đặc biệt nghiêm
<b>trọng cịn xảy ra nhiều, nhất là TNGT có liên quan đến xe ôtô chở khách. </b>


Cũng trong năm 2010, cả nước đã xảy ra 58 vụ người vi phạm tấn công cảnh
sát giao thông làm một cán bộ hy sinh, 27 chiến sĩ bị thương. Lực lượng công an
đã bắt 65 người để điều tra, xử lý về tội chống người thi hành cơng vụ.


Trung bình mỗi ngày có 31- 33 người chết vì tai nạn giao thơng, mỗi năm có
gần 12.000 người chết vì tai nạn giao thông, thiệt hại gần 01 tỷ USD


Việt Nam là nước có số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất trong số
10 nước thành viên ASEAN và là một trong những quốc gia có TNGT nhiều nhất
trên thế giới.



<b>Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2010 đã xảy ra 196 vụ TNGT, làm</b>
chết 193 người, bị thương 88 người. So với năm 2009 tăng 9 vụ, tăng 29 người
chết, giảm 49 người bị thương. Trong đó TNGT đường bộ 194 vụ, làm chết 191
người, bị thương 88 người, tăng 13 vụ, tăng 33 người chết so với năm 2009.
TNGT đường sắt có 02 vụ, làm chết 02 người, giảm 04 vụ, 04 người chết so với
năm 2009, riêng TNGT đường thuỷ không xảy ra.


<b>THỐNG KÊ SỐ LIỆU TNGT GIAO THÔNG</b>


<b>TỪ NGÀY 01/01/2010 ĐẾN NGÀY 31/12/2010, SO SÁNH CÙNG KỲ NĂM 2009</b>


<b>STT</b> <b>ĐỊA BÀN</b> <b>SỐ VỤ</b> <b>SỐ NGƯỜI CHẾT</b> <b>BỊ THƯƠNG</b>


1 Bình Sơn 39/35 37/33 16/30


2 Sơn Tịnh 31/27 32/24 9/11


3 TPQN 24/15 27/15 3/9


4 Tư Nghĩa 17/17 17/14 11/9


5 Mộ Đức 26/32 24/22 11/24


6 Đức Phổ 30/33 32/38 12/31


7 Ba Tơ 10/9 7/4 8/10


8 Nghĩa Hành 7/3 7/2 5/5



9 Trà Bồng 1/1 1/0 0/1


10 Sơn Hà ¾ 3/3 0/3


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

12 Minh Long 0/0 0/0 0/0


13 Lý Sơn 1/1 1/1 2/3


14 Tây Trà 0/1 0/1 0/1


<b>TỔNG CỘNG</b> <b>194/181</b> <b>191/158</b> <b>88/37</b>


<i>Theo báo cáo số 1333 của CA tỉnh ngày 03/6/2011</i>


<i><b>Trong 7 tháng đầu năm 2011</b></i>, toàn tỉnh đã xảy ra 102 vụ TNGT (giảm 24
vụ), làm chết 94 người (giảm 30 người), bị thương 92 người (tăng 29 người) so với
cùng kỳ năm 2010, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 2 tỷ đồng. TNGT đường sắt
xảy ra 3 vụ làm chết 3 người. TNGT đường thủy không xảy ra


( <i>theo báo cáo số 1874/BC-PV11 ngày 03/8/2011 của CA tỉnh)</i>


<i><b>Riêng trong tháng 7 năm 2011</b></i>, đã xảy ra 18 vụ TNGT, làm chết 16 người,
bị thương 33 người, thiệt hại ước tính khoảng 1.500.000.000đ,


Trong đó có nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại Bình Sơn, Đức Phổ,
Sơn Tịnh…


<b>Nguyên nhân của tai nạn giao thông</b>


Theo nghiên cứu của UBATGTQG, nguyên nhân TNGT những năm qua


vẫn là những nguyên nhân... cũ. trên 90% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia
giao thông; số vụ TNGT do hạ tầng gây ra không quá 2%, do phương tiện kỹ thuật
không quá 1%.


<b>Chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông</b> như chạy
quá tốc độ (chiếm 32%), tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không
quan sát (chiếm 40%), đi không đúng làn đường (chiếm 20%), điều khiển phương
tiện trong tình trạng say bia rượu và sử dụng các chất kích thích


<b>Xe mô tô gây tai nạn gấp 400 lần xe ô tô nhưng tỷ lệ số ô tô gây tai nạn</b>
<b>chết người cao gấp 10 lần mô tô </b>


80% học sinh, sinh viên đi xe máy khơng có giấy phép lái xe, 95% khi lái xe
sử dụng sai kỹ thuật, số người vi phạm bị xử lý ở độ tuổi 16-35 chiếm khoảng
80%. Đặc biệt trong các dịp lễ, tết ... người lao động về quê ăn tết; học sinh đi thi
đại học, cao đẳng... tình trạng xe khách chở quá số người qui định, vi phạm tốc
độ... tăng đột biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việc thiếu ý thức, thiếu văn hóa của Thanh thiếu niên, học sinh cịn phổ biến
như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi xe dàn hàng ngang, chở 3,4; không
đội mũ bảo hiểm; lạng lách đánh võng...


<b>Phòng tránh TNGT và xây dựng văn hóa giao thơng</b>


<i><b>Thứ nhất</b></i> là phải Hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
giao thông.


Đi đúng đúng tốc tộ; đúng phần đường, làn đường; đội mũ bảo hiểm đúng
quy cách khi đi mô tô xe máy, không uống rượu bia khi tham gia giao thông, chấp
hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu giao thơng,


có đầy đủ giấy tờ theo quy định khi điều khiển phương tiện giao thông, tự giác
chấp hành quy định của pháp luật ATGT kể cả khi khơng có lực lượng tuần tra,
khơng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân và cho cộng đồng.


<i><b>Thứ hai,</b></i> cư xử có văn hóa khi lưu thơng trên đường: đó là tham gia giao
thơng một cách từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn,
giúp đỡ người khác; biết nói xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.


<b>Đã uống rượu bia không lái xe</b>



<i><b>60% số vụ TNGT do lái xe sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện.</b></i>


Theo kết quả nghiên cứu, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ
phản ứng của lái xe từ 10% - 30%; làm giảm khả năng điều khiển, tự chủ, phản xạ
và thị lực; gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình
ảnh tới não... gây ước tính sai về khoảng cách. Uống rượu, bia quá nồng độ, người
điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dễ bốc đồng, chạy xe với tốc
độ cao do bị kích thích, sau đó gây ức chế não bộ làm cho người lái xe ngủ gật
trong khi điều khiển xe.


<b>Theo quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP </b>Người điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 700.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 60 đến 90 ngày.


Bên cạnh đó, ngày 31.1.2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số
05/2008/CT-TTg về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ,
cơng chức, viên chức Nhà nước, trong đó quy định cán bộ, công chức, viên chức
không được uống bia, rượu trong giờ và ngày làm việc.


<b>Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe mô tô, xe gắn</b>



<b>máy, xe đạp máy.</b>



Việc đội mũ bảo hiểm có thể giảm được 70% nguy cơ chấn thương sọ não
và 60% chấn thương sọ não nặng dẫn đến tử vong.


<b>Đi đúng đúng tốc độ cho phép</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> Đi đúng phần đường, làn đường; Quan sát kỹ và bấm còi, đèn </b>


<b>khi qua đường.</b>



40% nguyên nhân số vụ TNGT do tránh vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng,
qua đường khơng quan sát kỹ.


<b>Để phịng tránh TNGT và xây dựng văn hóa giao thơng, cần phải </b>
<b>thường xun tun truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức pháp </b>
<b>luật. Phải đảm bảo 2 nội dung chính sau:</b>


<i><b>Hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông. </b></i>


 Đi đúng đúng tốc tộ;


 Đi đúng phần đường, làn đường;


 Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi mô tô xe máy.
 Không uống rượu bia khi tham gia giao thông,


 Quan sát kỹ và bấm còi, đèn khi qua đường.


<i><b>Ứng xử có văn hóa khi lưu thơng trên đường: </b></i>



 Tham gia giao thơng một cách từ tốn, bình tĩnh,
 Nhường đường, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ.
 Biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác;


 Biết nói xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.


<b>Văn hóa giao thơng- vì một xã hội an tồn và văn minh.</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×