Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 5 TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.52 KB, 33 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5
TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
♦ Giới thiệu nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, vị trí, phong cách nhà văn Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng và các tác phẩm Chí Phèo, Số đỏ,...
♦ Đánh giá giá trị hiện thực và nhân đạo của các tác phẩm: hiện thực nhức nhối và giá trị
nhân đạo sâu sắc, hướng tới bênh vực và bảo vệ con người,...
♦ Nhận biết trật tự các bộ phận trong câu.
♦ Phân biệt bản tin với các văn bản báo chí khác, hiểu rõ các yếu tố của bản tin.
2. Kĩ năng
♦ Làm rõ nhân vật điển hình của người nơng dân khốn cùng, liên hệ với các hình tượng
nơng dân trước Cách mạng
♦ Viết đoạn văn, bài văn phân tích nhân vật, đánh giá tư tưởng của nhà văn.
♦ Khái quát về phong cách nghệ thuật của các nhà văn: nghệ thuật trào phúng của Vũ
Trọng Phụng, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao,...
♦ Vận dụng viết câu đúng trật tự.
♦ Biết cách viết bản tin trong đời sống.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
Số đỏ, Vũ Trọng Phụng
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939):
- Là người con trong một gia đình nghèo nhiều đời, gốc Hưng Yên
nhập cư vào Hà Nội.
- Nhà văn, nhà báo, tay viết phóng sự xuất sắc của đất Bắc.


- Theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, tích cực ủng hộ việc văn chương phô bày hiện


thực xã hội.
- Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết “Giông tố”, “Số đỏ”,... ; phóng sự “Kĩ nghệ lấy Tây”,
“Cơm thầy, cơm cơ”,...
b. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
- Xuất xứ: trích chương XV (trong tổng số 20 chương) của tiểu thuyết “Số đỏ”.
- Hoàn cảnh sáng tác “Số đỏ”: năm 1936 - 1938, thời kì Pháp thuộc, xã hội Việt Nam
đang có sự đảo lộn các giá trị.
- Chủ đề: vạch trần bản chất nhố nhăng, giả dối, vô đạo đức của những kẻ thuộc giới
thượng lưu trong xã hội đương thời, bày tỏ sự căm phẫn khi mọi giá trị bị đảo lộn.
2. Nội dung văn bản
+ Tình huống nghệ thuật trào phúng
- Thể hiện ngay trong nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”: tang gia không chỉ hạnh
phúc, mà cịn cực điểm hạnh phúc vì cái chết của người thân.
- Cái chết của cụ cố tổ mở ra kỉ nguyên mới: di chúc được thực hành.
- Đám ma của cụ cố tổ được lựa chọn phô bày chân thực nhất bản chất xã hội thượng lưu.
+ Những chân dung trào phúng
- Ơng Phán (hám lợi mà vơ liêm sỉ).
♦ Có cơng đạo diễn dẫn đến cái chết của cụ cố tổ.
♦ Mừng rơn vì được bố vợ chia cho một ngàn đồng và vì giá trị cặp sừng trên đầu mình
quá lớn.
- Cụ cố Hồng (háo danh mà ngu ngốc).
♦ Vui sướng vì có cơ hội để lên chức cụ cố trong mắt thiên hạ.
- Văn Minh (hám lợi nhưng tỉnh táo).
♦ Chỉ nghĩ đến tiền, nghĩ đến những món lợi to lớn mà di chúc đem lại.
- Sư cụ Tăng Phú (hám danh, hám lợi).
♦ Vui sướng vì có cơ hội khoe đã đánh đổ được hội Phật giáo.
- Bà Văn Minh, Tuyết (chuộng hư vinh, thích nổi tiếng).
♦ Bà Văn Minh háo hức vì được mặc những bộ đồ tang đúng mốt.



♦ Tuyết có dịp diện bộ đồ Ngây thơ để khoe chưa mất hết cả chữ trinh.
- Cậu Tú tân, ông Typn (có cơ hội được thăng tiếng).
♦ Cậu Tú Tân có cơ hội trình diễn tài nghệ chụp ảnh (“đam mê”).
♦ Ơng Typn có cơ hội lăng xê mốt mới.
+ Khung cảnh “ Một đám ma gương mẫu”
- Phong cách hổ lốn: nhạc điếu đủ kèn Ta, kèn Tàu, kèn Tây, kiệu bát cống, lợn quay đi
lọng, lốc bốc xoảng, bú dích, vịng hoa, ba trăm câu đối,...
- Đám đơng mỗi người có một động cơ riêng, nhưng điểm chung là mặc dù giữ vẻ mặt
buồn song không một ai tỏ ra thương xót hay quan tâm đến người đã khuất.
- Một vài chi tiết đắt giá.
♦ Đám quan chức cảm động vì ngắm làn da trắng thập thị sau áo voan của Tuyết.
♦ Những tiếng thì thầm bình phẩm của đám người đưa ma.
♦ Ông Phán nhân lúc khóc lóc mà dúi vào tay Xuân tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.
+ Nghệ thuật đặc sắc
♦ Tạo dựng chân dung biếm họa bằng bút pháp cường điệu, phóng đại.
♦ Nghệ thuật đối lập giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong.
♦ Pha trộn giọng điệu: vừa nghiêm túc đứng đắn, vừa bông đùa hài hước, vừa châm biếm
đả kích,...
♦ Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo lớp từ vựng của đời sống bình dân.
CHÍ PHÈO
Nam Cao
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
Nam Cao (1917 – 1951):
- Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang (nay là Hà
Nam).
- Nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, sáng tác ở hai
mảng đề tài: người nơng dân và người trí thức.



- Quan tâm đến vấn đề phẩm giá con người, sự tha hóa của con người và những kiếp “sống
mịn”.
- Biệt tài phân tích tâm lý nhân vật; giọng điệu đặc trưng đôi lúc tưởng như dửng dưng lạnh
lùng, lúc lại giàu cảm xúc.
b. Truyện ngắn “Chí Phèo”
- Xuất xứ: thuộc tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” (1941).
- Nhan đề cũ: “Cái lị gạch cũ”, “Đơi lứa xứng đơi”,...
- Đề tài: bi kịch của người nông dân nghèo trước Cách mạng
tháng Tám.
- Chủ đề:
♦ Phản ánh thực trạng tha hóa, lưu manh hóa của một bộ phận
nơng dân trước Cách mạng tháng Tám.
♦ Thể hiện niềm tin của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người và cũng là niềm tin vào
sức mạnh của tình thương giữa người với người.
2. Nội dung văn bản
+ Q TRÌNH CHÍ PHÈO BỊ LƯU MANH HÓA
- Xuất thân: một đứa trẻ bị bỏ rơi, được người ta nhặt về, chuyền tay nhau ni.
- Hai mươi tuổi, là anh Chí hiền lành, lương thiện, làm canh điền cho nhà bá Kiến, mơ
ước một cuộc sống giản dị, hạnh phúc.
- Bá Kiến vì ghen tng đẩy Chí vào tù; nhà tù biến anh canh điền lương thiện thành tên
lưu manh có biệt tài rạch mặt ăn vạ.
- Sau tám năm, Chí trở về làng, muốn tìm cha con bá Kiến báo thù nhưng thất bại,
- Chí quên ý định báo thù và trở thành con sâu rượu.
- Bá Kiến “chiêu dụ” Chí Phèo thành tay chân đắc lực, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Q TRÌNH CON QUỶ CHÍ PHÈO TRỞ LẠI THÀNH NGƯỜI
- Cuộc gặp gỡ và chuyện tình với Thị Nở —> khiến phần người trong Chí Phèo sống lại.
- Trận ốm khiến Chí Phèo từ một con quỷ, tạm thời phải trở lại làm người bình thường,
cảm nhận cuộc sống bình thường, nhận sự chăm sóc của Thị Nở.



- Tâm trạng Chí Phèo trải qua nhiều chặng: bâng khuâng —> mơ hồ buồn —> lo sợ,
tuyệt vọng —>ngạc nhiên —> cảm động —> ăn năn —> “hình như yêu” Thị Nở —> hi
vọng về một cuộc sống mới lương thiện.
- Q trình tỉnh thức có vẻ đột ngột, thực ra rất hợp lý, bởi sâu thẳm bên trong con quỷ
dữ vẫn là một tâm hồn anh Chí hiền lành lương thiện.
+ BI KỊCH BỊ CỰ TUYỆT QUYỀN LÀM NGƯỜI
- Cuộc tình của Chí Phèo - Thị Nở kéo dài chưa đến bảy ngày, sau đó chấm dứt.
- Nguyên nhân trực tiếp: do bà cô ngăn cấm, do Thị Nở vốn vô tâm, ngơ ngẩn, chỉ biết
nghe bà cô.
- Nguyên nhân sâu xa: định kiến tồn tại trong mỗi người, trong cộng đồng; quá khứ tội
lỗi không thể gột rửa, xã hội sẽ chẳng bao giờ đón nhận người như Chí Phèo.
- Thị Nở - người duy nhất ở làng Vũ Đại coi Chí Phèo là con người đã quay lưng với Chí
—> hi vọng trở thành người lương thiện của Chí Phèo trở thành tuyệt vọng.
- Trong con mắt dân làng, cái chết của Chí Phèo ỉà tội ác giết người rồi tự sát; nhưng đối
với Chí, cái chết đó vừa là trả thù, vừa là đền tội, vừa là lựa chọn quyết liệt từ chối trở lại
làm quỷ dữ.
+ HÌNH TƯỢNG CÁC NHÂN VẬT KHÁC
- Bá Kiến
+ Nắm làng Vũ Đại trong tay, chi phối và hủy hoại đời sống vơ số con người.
+ Điển hình cho tầng lớp cai trị trong xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ.
- Thị Nở
+ Xấu xí, ngẩn ngơ, nhà có mả hủi.
+ Người duy nhất khơng mang định kiến, mang trong mình sức mạnh của tình đời, tình
người —> nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quá trình nhận thức và hồn lương của Chí Phèo.
+ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình: Chí Phèo, Bá Kiến.
- Kết cấu tự sự vịng tròn, đầu cuối tương ứng thể hiện một hiện tượng có xu hướng lặp
lại đến mức trở thành quy luật, trở thành phổ quát.



- Ngôn ngữ trần thuật sống động: kết hợp lời nhân vật, lời kể chuyện và lời nửa trực tiếp
—> Nam Cao đi đầu trong sự cách tân ngôn ngữ văn xuôi hiện đại Việt Nam.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Có người nói nhan đề là yếu tố đầu tiên có tầm quan trọng với tác phẩm. Nhan đề
đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung đoạn
trích?
Gợi ý trả lời:
- Nhan đề SGK lấy từ tên chương, cho chính nhà văn đặt tên.
- Dụng ý của nhà văn: Đặt hai sự việc nghịch lý ở cạnh nhau (Hạnh phúc - tang gia).
- Thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ nhan đề.
+ Ấn tượng vì nhan đề rất “kêu”, rất hoành tráng.
+ Thắc mắc “tang gia” trong đại gia đình, người nào, điều gì khiến họ hạnh phúc như vậy
trong một hoàn cảnh đáng lẽ phải đau buồn.
+ Giọng điệu thản nhiên, trần trụi, tác giả không bộc lộ thái độ rõ ràng mà để cho người
đọc tự chứng kiến và có thái độ của riêng mình.
+ Ngầm thể hiện sự chua chát, đau đớn vì một điều tưởng như rất quái gở lại trở thành rất
bình thường trong xã hội.
Bài 2: Cái chết của cụ cố tổ mang lại hạnh phúc cho những kẻ nào? Từ niềm hạnh phúc đó,
chúng ta đánh giá được gì về con người?
Gợi ý trả lời:
- Có thể phân chia những kẻ nhận “hạnh phúc” từ người chết thành hai nhóm:
+ Nhóm thân quyến gồm có cụ cố Hồng, ơng bà Văn Minh, ơng Phán mọc sừng,
Tuyết,...v.v đều hưởng lợi ích trực tiếp, sát sườn từ cái chết của cụ tổ.
+ Nhóm cịn lại: sư cụ Tăng Phú, hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa, đám quan khách dự tiệc
ngực đầy huân huy chương, các hộ buôn bán dịch vụ tang lễ…v.v
- Phân tích và đánh giá:
+ Mỗi người có một động cơ khác nhau, tính cách khác nhau, người muốn gia sản, kẻ
mong nổi tiếng, người thích thể diện lớn.
+ Lợi ích được chia chác rất đều, ai cũng thỏa mãn, không xảy ra tranh chấp.



+ Đám tang không chỉ là niềm vui hân hoan cho cả gia đình, cịn giống như ngày hội lớn
của cả thành phố, đâu đâu người ta cũng có cơ hội kiếm lợi từ người chết.
+ Không ai cảm thấy thương xót, cũng khơng ai cảm thấy mình có trách nhiệm với cái
chết của người đã khuất, và càng không có ai cảm thấy cách hành xử của mình có điểm gì
bất thường.
Bài 3: Cảnh đám tang cụ cố tổ được mô tả như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Học sinh tự làm, lưu ý đám tang chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội thượng lưu trong
con mắt của nhà văn Vũ Trọng Phụng (lố lăng, kệch cỡm, bẩn thỉu, rỗng tuếch).
Bài 4: Kết cấu của truyện ngắn Chí Phèo có điểm gì độc đáo góp phần thể hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
- Truyện ngắn Chí Phèo có kết cấu vịng trịn, đầu cuối tương ứng, những chi tiết được
nhắc đến ở đầu lặp lại ở phần kết truyện, số phận của một cá nhân nhưng có xu hướng lặp đi
lặp lại trở thành quy luật cho số phận những người nông dân trước Cách mạng.
- Chi tiết tiếng chửi và hình ảnh Chí Phèo lưu manh được tách ra, đặt ngay đầu tác phẩm
vừa tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, vừa khắc sâu chân dung méo mó, tha hóa cả về
nhân hình lẫn nhân tính của con người.
- Tiếng chửi trở thành một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt, đầy ám ảnh về thân phận con
người dưới đáy xã hội.
Bài 5: Phân tích diễn biến tâm lý của Chí Phèo, từ đó chứng minh rằng q trình hồn
lương của hắn tuy bất ngờ nhưng lại vô cùng hợp lý.
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm
Bài 6: Nhiều người nhận xét hành động giết chết Bá Kiến sau đó tự sát của Chí Phèo q
đột ngột, khơng hợp logic. Hãy phân tích và bày tỏ quan điểm của mình.
Gợi ý trả lời:
Hành động của Chí Phèo hợp logic bởi vì:
- Thị Nở tuy từ chối Chí Phèo nhưng Thị Nở khơng có lỗi, thủ phạm thực sự đã đẩy hắn
xuống bước đường này là Bá Kiến.



- Chí Phèo lúc này khơng cịn là tên lưu manh, con quỷ dữ chuyên đâm chém nữa; hắn là
một người bình thường.
- Nhà văn nói rằng Chí say, nhưng vì người kể chuyện khơng phải tồn năng nên khơng
thể xác thực lúc đó hắn đang say hay tỉnh táo.
- Từ rất lâu, khi mới ra tù, Chí Phèo đã biết đâu là kẻ thù của mình, chỉ là anh ta đã thất
bại trong việc trả thù.
- Tình cảnh của Chí Phèo lúc ấy là vơ cùng tuyệt vọng, khơng còn lựa chọn nào khác để
sống như một người lương thiện.
- Tự sát vừa là trả thù, vừa là bảo tồn phẩm giá cịn lại của một con người.
Bài 7: Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành trong Chí Phèo.
Gợi ý trả lời:
- Bát cháo hành giải cảm.
- Thể hiện sự quan tâm, săn sóc chân thành của một người phụ nữ dành cho Chí Phèo.
- Chất xúc tác tự nhiên cho tình cảm Chí Phèo, Thị Nở.
- Thể hiện tình yêu giản dị mà mãnh liệt.
- Biểu tượng của hi vọng được hoàn lương, sống cuộc đời lương thiện.
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHONG CÁCH NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1. Khái niệm
- Là ngơn ngữ dùng để thơng báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế.
- Phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã
hội.
- Tồn tại ở hai dạng chính: báo viết và báo nói. Ngồi ra cịn: Báo hình, báo điện tử.
2. Các phương tiện diễn đạt
+ Từ vựng: Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí có một mảng từ vựng chun dùng.
- Tin tức: thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...
- Phóng sự: thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của

sự vật, sự việc...


- Bình luận: thường sử dụng các thuật ngữ chuyên mơn, chính trị, kinh tế...
- Tiểu phẩm: sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...
+ Ngữ pháp: Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thơng tin.
+ Biện pháp tu từ: Sử dụng các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,...) linh
hoạt và rất hiệu quả.
3. Đặc trưng
+ Tính thơng tin, thời sự
♦ Ln cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
♦ Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
+ Tính ngắn gọn.
♦ Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc.
+ Tính sinh động, hấp dẫn.
♦ Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, khả năng kích
thích sự suy nghĩ tìm tịi của bạn đọc.
♦ Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.
4. Một số thể loại văn bản báo chí
+ Bản tin
♦ Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc.
♦ Thường theo khuôn mẫu: nguồn tin — thời gian - địa điểm — sự kiện — diễn biến —
kết quả.
+ Phóng sự
♦ Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình
ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm
♦ Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm
chứa một chính kiến về thời cuộc.
+ Thể loại khác

♦ Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc...
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ


Bài 1: Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ báo chí trong văn bản sau:
“Kỳ thi Olympic Tốn quốc tế lần thứ 58 năm 2017 (IMO 2017) có 112 đồn tham dự với
hơn 600 thí sinh, diễn ra từ 12 đến 28/7 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Thí sinh dự
thi trong 2 ngày.
Hôm nay (22/7), Hội đồng quốc tế (International Jury) đã biểu quyết phê duyệt kết quả
chấm thi của IMO 2017 và căn cứ Quy chế IMO, quyết định ngưỡng điểm cho các loại Huy
chương như sau: HCV: 25; HCB: 19; HCĐ: 16.
Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 lần dự thi Olympic Toán quốc tế của Việt Nam.
Năm 1999 và năm 2007, Việt Nam từng xếp hạng 3 thế giới khi đoạt 3 huy chương vàng, 3
huy chương bạc”
(Baomoi.com, ngày 22/7/2017)
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm ngơn ngữ báo chí được thể hiện trong đoạn trích như sau:
- Tính thơng tin thời sự: Cung cấp thơng tin mới mẻ, cập nhật (có ngày cụ thể là
22/7/2017), về kì thi Olympic Tốn quốc tế lần thứ 58 năm 2017, cập nhật những thông tin
quan trọng về kì thi đó đối với Việt Nam.
- Tính ngắn gọn: vấn đề được đưa ra ngắn gọn, hàm lượng thơng tin cao, chủ yếu tập
trung vào số liệu.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ trong văn bản được đưa ra sinh động, hấp dẫn, các
con số ấn tượng.
Bài 2: Đọc những thơng tin trong văn bản báo chí dưới đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Trong lá đơn tình nguyện BS. Nguyễn Văn Hiếu viết năm 2014 có đoạn: “Anh (chị) sẵn
sàng tình nguyện đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, nơi nào thiếu nhân lực thì em
xung phong được đến”.
Với tinh thần tình nguyện ấy, chàng bác sĩ sinh năm 1990, tốt nghiệp loại giỏi ở Đại học
Y Hà Nội đã từ bỏ công việc ở bệnh viện Thanh Nhàn, tạm xa cách vợ con, vượt 700km

đường rừng để đến chữa bệnh cho bà con Mường Nhé (Điện Biên).


Mường Nhé là một huyện nghèo bậc nhất của tỉnh Điện Biên, thuộc danh sách 63 huyện
nghèo của Dự án 585, cách Hà Nội 700 km. Do điều kiện khó khăn, dù chuyên ngành Nội Nhi nhưng Hiếu vẫn được bố trí làm việc với vai trị bác sĩ đa khoa.
“Bác sĩ ở vùng khó khăn phải kiêm nhiều vị trí. Như em kiêm bác sĩ điều trị Nhi khoa,
hồi sức, cấp cứu, truyền nhiễm, đôi khi phụ gây mê cho bác sĩ mổ”, Hiếu chia sẻ. Bên cạnh
đó, có cả những ca trực kéo dài tới 24 tiếng đồng hồ. Khó khăn, vất vả khơng làm giảm sút
tinh thần của bác sĩ trẻ. Hiếu còn học tiếng dân tộc để tiếp xúc với dân. “Khi mình nói
được, bệnh nhân cũng thấy gần gũi và chia sẻ nhiều hơn”, BS. Hiếu cho biết”.
(Bác sĩ 9X bỏ phố lên rừng, Phương Trả (thực hiện), Nguyễn Văn Hiếu, theo
Vietnamnet.vn)
a. Nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích là ai? được miêu tả qua những đặc điểm cụ thể
nào?
b. Tính sinh động của ngôn ngữ trong văn bản trên được thể hiện như thế nào?
c. Từ nội dung của đoạn trích và hiểu biết của anh/chị, viết đoạn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Làm người tử tế trong xã hội hiện nay.
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn trích đề cập đến bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, người đã lên trên vùng cao chữa bệnh
cho người nghèo. Những miêu tả về nhân vật:
- Là một bác sĩ có tâm với nghề, từ bỏ công việc ở bệnh viện trên phố, xa cách vợ con lên
bản để chữa bệnh cho bà con Mường Nhé (Điện Biên).
- Bác sĩ Hiếu phải kiêm nhiều vị trí khác nhau, thực hiện nhiều cơng việc nặng nề nhưng
ln kiên trì, nỗ lực, học tiếng dân tộc để tiếp xúc nhiều hơn với nhân dân.
b. Tính sinh động trong ngơn ngữ báo chí được thể hiện trong đoạn trích:
- Nội dung vấn đề được diễn tả bằng ngôn ngữ gần gũi, thiết thực, dễ hiểu đối với người
đọc.
- Sử dụng những câu thoại của nhân vật, đem lại sự chân thực cho bài báo.
c. - Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn (khoảng 200 chữ),
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Yêu cầu về nội dung: bài làm đảm bảo một số ý sau:


+ Giải thích: Người tử tế là người biết cách sống hợp lẽ phải, bênh vực người yếu đuối
hơn mình, thương những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống, khơng làm gì phải thấy hổ
thẹn với bản thân.
+ Bình luận: Làm người tử tế trong xã hội hiện nay là điều cần thiết để tạo nên một tế bào
mạnh khoẻ cho xã hội, góp phần giúp xã hội phát triển. Người tử tế với những việc làm tử
tế không chỉ giúp ích cho cá nhân mà cịn ảnh hưởng tới những người khác trong mối quan
hệ với họ.
+ Mở rộng: rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bài 3: Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ báo chí trong văn bản sau:
“Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không
đoạt huy chương.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil, anh là người mang về
tấm huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại một kỳ Thế vận hội với nội
dung 10m súng ngắn hơi nam với tổng điểm 202,5 điểm, thiết lập kỷ lục Olympic mới và
cũng là kỷ lục đầu tiên cho nội dung 10m súng ngắn hơi nam (nội dung này trước đó chưa
có kỷ lục được thiết lập vì Liên đồn bắn súng quốc tế (ISSF) áp dụng thể thức mới từ năm
2013). Ở nội dung 50m súng ngắn, Hoàng Xuân Vinh cũng giành vé vào loạt bắn chung kết
và đạt huy chương bạc với thành tích 191.3 điểm.
Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp
bậc quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam”.
(Theo nguoinoitieng.com)
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm ngơn ngữ báo chí được thể hiện trong đoạn trích như sau:
- Tính thơng tin thời sự: Cung cấp thông tin mới mẻ, cập nhật (có thời gian cụ thể là mùa
hè 2016; khơng gian cụ thể là Rio de Janeiro, Brasil), đối tượng được nêu ra cụ thể là
Hoàng Xuân Vinh với những thành tích mà anh đạt được.
- Tính ngắn gọn: vấn đề được đưa ra ngắn gọn, hàm lượng thông tin cao, chủ yếu tập

trung vào số liệu (bộ môn thi đấu, số điểm,...)


- Tính sinh động, hấp dẫn: Ngơn ngữ trong văn bản được đưa ra sinh động, hấp dẫn, các
con số và thành tích ấn tượng.
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Sự kiện “Ngày tử tế” năm nay lấy chủ đề “Tử tế vì môi trường không rác thải”. Đây là
hoạt động hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp, với sự tham gia của hàng nghìn tình
nguyện viên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Họ cùng chung tay giúp đỡ những người gặp
hồn cảnh khó khăn, tham gia các cơng việc dù nhỏ hay lớn với mục tiêu mang đến niềm
vui, hạnh phúc cho mọi người và hướng tới những giá trị tốt đẹp, tích cực cho xã hội.
Với chủ đề “Tử tế vì mơi trường khơng rác thải”, Ban tổ chức mong muốn chương trình
sẽ khuyến khích người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc xả rác
thải sinh hoạt bừa bãi. Cùng với phong trào thu lượm rác và bảo vệ cảnh quan, cộng đồng
cũng sẽ bắt đầu có thói quen tái sử dụng sản phẩm hay lựa chọn cấc hình thức đóng gói
thân thiện với môi trường. Sự “tử tế với môi trường” này không chỉ giới hạn trong khuôn
khổ tổ chức sự kiện, mà được hy vọng sẽ dần trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của
từng người dân.
Sự kiện đã được tổ chức tại nhiều địa điểm trên cả nước, như Hà Nội, Hà Giang, Điện
Biên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, TP.HỒ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên... và
được sự ủng hộ của cộng đồng. Năm nay, sự kiện sẽ chính thức khởi động vào 8h30 ngày
5/5 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội.
Suốt dọc chiều dài đất nước, từ đồng bằng đến cao nguyên, từ miền núi tới hải đảo, gần
2.000 nhân vật đã lên sóng chương trình. Mỗi nhân vật với một mảnh đời khác nhau, nhưng
vẫn hàng ngày góp một bơng hoa cho khu vườn mang tên ‘Sự tử tế’. ”
(‘Ngày tử tế’ vì môi trường không rác thải, Diệp Trà theo news.zing.vn, ngày 02/05/2019)
a. Văn bản trên thuộc tiểu loại nào của văn bản báo chí? Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
b. Chỉ ra vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên.
c. Phân tích tính thơng tin thời sự của ngơn ngữ báo chí thể hiện trong đoạn trích.
Gợi ý trả lời:

a. Văn bản trên là phóng sự vì đã tường thuật một cách chi tiết, cụ thể về sự kiện, khiến
người đọc nhìn nhận được sự kiện một cách tường tận, chính xác, nhiều màu sắc.


b. Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích: Tường thuật lại sự kiện “Ngày tử tế” với
chủ đề “Tử tế vì mơi trường khơng rác thải”.
c. Tính thơng tin thời sự được thể hiện ở những bình diện sau:
- Bài báo cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm cụ thể, chính xác: Thời gian tổ chức,
địa điểm tổ chức, các địa điểm phát động phong trào.
- Các thông tin được ghi lại một cách cập nhật, nhanh chóng về sự kiện vừa diễn ra (căn
cứ vào thời gian diễn ra sự kiện và thời gian đăng bài báo).
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Khơng có q nhiều thầy cơ đủ kiên nhẫn và sự bao dung để bước trên con đường đầy
gian khó - đồng hành cùng học sinh khuyết tật. Học trò của họ là những cậu bé, cơ bé
khơng nhìn thấy ánh sáng. Nhưng các giáo viên tình nguyện cộng tác với Trường phổ thơng
cơ sở Nguyễn Đình Chiểu đã và đang đem đến nguồn ánh sáng tri thức diệu kỳ, mở ra cơ
hội thay đổi cuộc đời cho các em nhỏ.
Tôi vẫn quan niệm rằng phải có mắt rất là sáng thì mới có thể hiểu nghệ thuật được
chứ, vậy nhưng bằng niềm yêu thích, đam mê với cái đẹp, thế nên là các em ở trường
Nguyễn Đình Chiểu lại nghĩ là: Khơng có đơi mắt sáng vẫn tới được nghệ thuật để trở
thành một nghệ sĩ.
Trải qua gần 20 năm, với sự chung tay của nhiều tấm lịng hảo tâm, ngơi nhà nghệ thuật
ấy vẫn đang tiếp tục được duy trì, là nơi các em học sinh khiếm thị được tự do tiếp cận
nhiều hơn với hội họa và gốm. Hành trình của những trái tim yêu nghệ thuật được nối dài
bởi chính sự kiên nhẫn từ các thầy cơ giáo tình nguyện viên của lớp học.
Lịng tốt chính là thứ ánh sáng diệu kỳ giúp cho cô gái trẻ 29 tuổi, người Ba Na -Y Byen
trở thành là mẹ của 2 đứa con nuôi. 14 năm trước, đang ở tuổi cắp sách đến trường nhưng
Y Byen đã phải chứng kiến cảnh một đứa bé đang cịn “đỏ hỏn” bị bóp cổ vì hủ tục “chôn
theo mẹ” nên cô bé đã bất chấp để xin đứa bé về nuôi. Làm mẹ nuôi ở tuổi 15 với bao khó
khăn, 10 năm sau cơ gái ấy tiếp tục cứu một đứa bé khác bị bỏ tại nghĩa địa và nhận làm

con. ”
(Việc tử tế và những ánh sáng diệu kì, Xuân Thạch, theo tintuconline.com.vn, ngày
03/02/2019)


a. Chỉ ra phong cách ngơn ngữ của đoạn trích trên. Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
b. Nhân vật trong phóng sự đã trải qua những khó khăn nào? Điều này đem đến cho anh/chị
suy nghĩ gì về tấm lịng của các giáo viên tình nguyện viên được miêu tả trong đoạn trích?
c. Câu in đậm trong đoạn trích (đoạn văn thứ 2) sử dụng sai phong cách ngôn ngữ chính
được sử dụng trong văn bản trên. Hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng phong cách ngôn ngữ của
văn bản này.
Gợi ý trả lời:
a. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Ngun nhân: Ngơn ngữ thể hiện các đặc điểm như tính thời sự, tính ngắn gọn và tính
hấp dẫn (học sinh tự chỉ ra).
b. - Những khó khăn mà các thầy cô phải trải qua: Đồng hành cùng với các học sinh
khuyết tật, khơng nhìn thấy ánh sáng.
- Cảm nhận của học sinh: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách
khác nhau, thể hiện cái nhìn cảm thơng với những tấm lịng cao cả của những người thầy cơ
ln tận tâm vì những học trị cịn nhiều thiệt thịi của mình.
c. Câu văn sử dụng những từ ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lời ăn tiếng nói
hằng ngày như “rất là”, “được chứ”, “thế nên là”...
Cần sửa lại ngôn ngữ cho đúng phong cách ngơn ngữ báo chí như sau:
Nhiều người quan niệm phải có thị giác mới đến được nghệ thuật, vậy nhưng bằng niềm
yêu thích, đam mê với cái đẹp, các học trị trường Nguyễn Đình Chiểu đã mang đến một cái
nhìn khác: Khơng có đơi mắt sáng vẫn tới được nghệ thuật để trở thành một nghệ sĩ.
Bài 6: Viết một tin tức ngắn về một người mà anh/chị biết/gặp trong cuộc sống đời thường
khiến anh/chị cảm động.
Gợi ý trả lời: học sinh tự làm.
Bài 7: Anh (chị) thử suy đốn mục đích của người nói trong hai trường hợp sau và rút ra

nhận xét về việc sắp xếp trật tự từ trong câu đơn:
(1) Cô ấy không thông minh nhưng rất cần cù.
(2) Cô ấy rất cần cù nhưng không thông minh.
Gợi ý trả lời:


- Câu (1) người nói muốn nhấn mạnh đến đức tính cần cù của cơ ấy. Đây có thể là một lời
khen hoặc một lời khuyên nên kết bạn với cô ấy.
- Câu (2) hàm ý nhấn mạnh đến sự khơng thơng minh của cơ gái. Đây có thể là một lời
phê bình, hoặc lời nhắc nhở với những người sau này làm việc cùng cô gái phải chú ý.
Bài 8: Sắp xếp xếp câu văn được cho vào chỗ còn trống trong văn bản như thế nào cho hợp
lý? Lí giải nguyên nhân cho sự lựa chọn ấy.
Xuân Trường chặt quả bóng cho Quang Hải ở vị trí sát vòng cấm địa. Trước mặt Quang
Hải là hàng hậu vệ to cao của đối phương, nhưng anh rất khéo léo rê dắt rồi chọc khe cho
Công Phượng. /.../. Công Phượng tung cú sút. Cầu trường Mỹ Đình như nổ tung với bàn
mở tỉ số trận đấu. Xem lại tình huống này, chúng ta có thể thấy hàng hậu vệ của đội bạn rất
cao to. Người hâm mộ đã nghĩ: “/.../. Khả năng mất bóng khá cao rồi”. Tuy nhiên, Quang
Hải đã tận dụng tốc độ để có được pha kiến tạo đẹp mắt.
(1) Quang Hải có kĩ thuật tốt nhưng nhỏ con.
(2) Quang Hải nhỏ con nhưng có kĩ thuật tốt.
Gợi ý trả lời:
- Đoạn văn hoàn chỉnh:
Xuân Trường chặt quả bóng cho Quang Hải ở vị trí sát vịng cấm địa. Trước mặt Quang
Hải là hàng hậu vệ to cao của đối phương, nhưng anh rất khéo léo rê dắt rồi chọc khe cho
Công Phượng. (2) Quang Hải nhỏ con nhưng có kĩ thuật tốt. Cơng Phượng tung cú sút.
Cầu trường Mỹ Đình như nổ tung với bàn mở tỉ số trận đấu. Xem lại tình huống này, chúng
ta có thể thấy hàng hậu vệ của đội bạn rất cao to. Người hâm mộ đã nghĩ rằng: “(1) Quang
Hải có kĩ thuật tốt nhưng nhỏ con. Khả năng mất bóng khá cao rồi”. Tuy nhiên, Quang Hải
đã tận dụng tốc độ để có được pha kiến tạo đẹp mắt.
- Lí giải sự lựa chọn: căn cứ vào những câu văn xung quanh vị trí cần điền

+ Chọn câu (2) điền trước vì đó là câu văn có tính chất tích cực (nhấn mạnh vào đặc điểm
có lợi “có kĩ thuật tốt”), phù hợp với những câu văn lân cận (đang miêu tả tình huống ghi
bàn của đội tuyển Việt Nam).


+ Chọn câu (1) điền sau vì đó là câu văn có tính chất tiêu cực (nhấn mạnh vào đặc điểm
bất lợi “nhỏ con”), phù hợp với những câu lân cận (đặt ra giả định về suy nghĩ của mọi
người khi Quang Hải đối mặt với đối thủ cao to hơn anh).
Bài 9: Anh (chị) hãy phân tích ngắn gọn tác dụng của việc sắp xếp trật tự các bộ phận câu
trong ví dụ sau:
a) Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hịn.
(Tự tình II, Hồ Xuân Hương)
b) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
c) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thống mái đình mái chùa cổ kính.
(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)
Gợi ý trả lời:
a) Hai câu thơ sử dụng phép đảo ngữ (đảo bộ phận vị ngữ ỉên trên chủ ngữ), có tác dụng
nhấn mạnh vào hành động mạnh mẽ của rêu và đá. Dù chỉ là đám rêu, hịn đá xong lại có
sức mạnh phi thường, dám bứt phá, dám vượt thoát khỏi những quy tắc lề lối thông thường.
Nhấn mạnh sự bứt phá của rêu, đá cũng là nhấn mạnh sức sống tiềm tàng của người phụ nữ
trong chế độ phong kiến qua cá tính Hổ Xuân Hương.
b) Câu thơ đảo cụm chủ vị “Sông Mã xa rồi” lên trước tiên, có tác dụng nhấn mạnh vào
đối tượng dịng sơng Mã (chứng nhân lịch sử, người bạn đồng hành cùng đoàn binh Tây
Tiến); đẩy cụm từ “Tây Tiến ơi” ra cuối câu cũng có ý đồ tạo âm hưởng ngân vang như
tiếng gọi tha thiết thiêng liêng về cố nhân.
c) Câu văn đảo vị ngữ “thấp thoáng” lên trên chủ ngữ “mái đình mái chùa cổ kính”, vừa
tạo cảm giác mới lạ cho cách diễn đạt, vừa vẽ lên bức tranh làng cảnh Việt Nam thanh nhẹ,
thơ mộng dưới bóng tre của ngàn đời nay.

Bài 10: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Những ý tưởng ấy tơi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay
tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi
đến trường, lịng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và


gió lạnh, mẹ tơi âu yếm nắm tay tơi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này
tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều
thay đổi, vì chính lịng tơi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
a) Các câu văn in đậm thuộc loại câu nào xét về cấu tạo? Vì sao?
b) Nhận xét về sự sắp xếp trật tự các vế câu ở các câu văn in đậm. Có thể đảo vị trí các vế
câu cho nhau được khơng? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
a) Các câu văn in đậm thuộc loại câu ghép. Vì chúng đều có từ 2 cụm chủ - vị trở lên và 2
cụm chủ - vị khơng bao chứa nhau, đều góp phần tạo nên nòng cốt câu văn.
b) Các câu ghép in đậm là câu ghép chính phụ, có vế chỉ kết quả đặt lên trước, vế chỉ
nguyên nhân đặt ở sau. vẫn có thể đảo vị trí giữa hai vế câu trong từng câu nhưng khơng
nên vì câu văn sẽ mất đi tính logic. Tác giả đang muốn nhấn mạnh về những cảm xúc chưa
kịp ghi lại, về những sự thay đổi lớn lao nên vế câu chỉ nguyên nhân là vế câu trọng tâm,
đặt ở phía sau nhằm cung cấp thông tin mới cho người đọc.
D. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
BẢN TIN
1. Khái niệm: Là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời
sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
2. Phân loại
♦ Tin vắn: là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ gồm từ 1 đến 2 câu), chỉ
thông báo vắn tắt về các sự kiện.
♦Tin thường: có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, thông báo ngắn gọn nhưng tương

đối đầy đủ về một sự kỉện; chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí.
♦ Tin tường thuật: là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết và cụ thể.
♦ Tin tổng hợp: là loại tin nhằm mục đích thơng tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh
một hiện tượng nào đó; với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự
phân tích, lí giải nguyên nhân - kết quả và ý nghĩa của chúng.


3. Yêu cầu
♦ Phải có ý nghĩa xã hội.
♦ Phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng).
♦ Phải ngắn gọn, súc tích.
♦ Nội dung thơng tin phải chân thực, chính xác.
4. Cách viết
- Khai thác, lựa chọn thơng tin
♦ Lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội.
♦ Khai thác thơng tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể hành
động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả...
- Viết bản tin
♦ Cách đặt tiêu đề: ngắn gọn song phải nêu khái quát nội dung của tin một cách ấn tượng.
♦ Cách mở đầu: phần mở đầu bản tin thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
♦ Triển khai chi tiết: nhằm chi tiết hóa, giải thích ngun nhân hoặc kết quả tường thuật
chi tiết sự kiện.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Nội dung chủ yếu của bản tin dưới đây là gì? Làm thế nào để có thể nắm bắt được
nhanh thơng tin trong bản tin đó?
“Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, trong tổng số 9.000
tấn rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường mỗi ngày trên địa bàn thành phố thì có tới
1.800 tấn rác thải nhựa và nylon. Tại các chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa, kinh doanh
và các hộ gia đình trên địa bàn thành phố vẫn phổ biến sử dụng ống hút nhựa, chai nhựa,
túi nylon. Thói quen này khơng chỉ gây hại cho mơi trường mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ

đến sức khỏe con người [...]
Về giải pháp, bà Lê Thị Tấn Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 10 cho hay, trước
đây, mọi người chưa quan tâm vấn nạn rác thải nhựa. Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 10 đã và
đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chị em phân loại rác tại nguồn và thực
hiện chương trình chống rác thải nhựa bằng cách tổ chức các ngày hội vào thứ bảy, chủ
nhật thông qua các chương trình văn nghệ, bày bán các gian hàng ẩm thực với các đồ dùng


thân thiện môi trường. Hoạt động đã tạo nên hiệu ứng tích cực. Kết quả, ngồi chị em phụ
nữ tham gia ngày càng đơng, nay có cả người cao tuổi, đàn ơng, trẻ nhỏ... cũng tham gia
rất tích cực. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 10 cịn phối hợp Hội Liên hiệp Phụ
nữ các quận, huyện khác đưa ra nhiều cách làm hay, hiệu quả nhằm chung tay hạn chế rác
thải nhựa như: bố trí các thùng rác phân loại hữu cơ, vô cơ tại mỗi gia đình; đổi chai nhựa
lấy chai thủy tinh, túi giấy; vẽ tranh cổ động về mơi trường... Từ đó, nâng cao ý thức mỗi
hộ gia đình và giảm dần tình trạng xả thải nhựa. ”
(Cần chung tay hạn chế rác thải nhựa, Thành Nam, Hà Nguyễn, báo Thời nay, ngày
21/07/2019)
Gợi ý trả lời:
- Nội dung chính của đoạn trích: Chỉ ra thực trạng và giải pháp của việc giảm thiểu rác
thải nhựa trong thành phố.
- Để nhận biết được nội dung trên, người đọc cần chú ý nắm bắt các từ khoá quan trọng
liên quan đến việc hạn chế rác thải nhựa, các con số thống kê, các sự kiện được ghi lại (học
sinh chỉ rõ).
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ‘Cả nước chung tay vì người nghèo - Khơng để ai bị bỏ lại phía sau’- đó là “thơng
điệp” đậm chất nhân văn mà người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm tại Chỉ thị số 01/2017/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường chỉ
đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Hơn thế, đó cịn là một phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của
người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà
nước, của cộng đồng để thoát nghèo và trở nên khá giả, trong đó, đương nhiên có Điện

Biên [...]
Cơng cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng được lòng
dân đồng thuận, sức dân được phát huy, họ thực sự làm chủ làng bản quê hương mình, mọi
việc đều được người dân vào cuộc, từ kế hoạch cho đến triển khai thực hiện. Mục tiêu của
Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững khơng gì khác nhằm tạo ra những hệ giá trị


mới cho nông thôn, bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội, cuộc sống cộng đồng thơn bản
an toàn và hạnh phúc. ”
(Người dân thực sự làm chủ làng bản của mình, Lê Lan, Như Quỳnh, báo Nhân dân, ngày
25/08/2019)
a. Bản tin trên thơng báo tin gì? Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với ngành Nơng nghiệp
của đất nước?
b. Vì sao nói tin trên mang tính thời sự (tại thời điểm cơng bố)?
c. Anh/chị hãy chỉ ra tính sinh động, hấp dẫn được thể hiện trong bản tin trên.
Gợi ý trả lời:
a. Bản tin cung cấp thông tin về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Tin tức này góp phần củng cố niềm tin, đưa nhân dân có được cuộc sống làm chủ làng
bản quê hương mình, được tạo ra những hệ giá trị mới cho nông thôn.
b. Tin tức trên được đưa ra với thời gian cụ thể, thời gian diễn ra sự kiện gần với khoảng
thời điểm công bố.
c. Tính sinh động, hấp dẫn của bản tin: Thể hiện thơng qua ngơn ngữ dễ hiểu, cụ thể,
chính xác.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày tử tế 2019” với những ý nghĩa đầy nhân văn của mình đã trở thành chiếc cầu nối
truyền cảm hứng tới hàng nghìn người tham gia chương trình nói chung và hàng triệu
người Việt Nam nói riêng.
Đến với sự kiện “Ngày tử tế 2019”, điều khán giả ấn tượng nhất khơng chỉ là sự nhiệt
huyết màu áo xanh tình nguyện của các bạn trẻ tham gia chương trình, mà đó cịn là hình

ảnh cả cộng đồng chung tay hành động “tử tế”, từ các đại biểu, những vị khách mời nổi
tiếng tới các em thiếu nhi và rất nhiều những người dân Thủ đô đã tham gia đi bộ tuyên
truyền nhặt rác xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định
tại các điểm bán hàng cơng cộng.
(Khi hàng nghìn trái tim cùng lên tiếng bảo vệ môi trường, báo Thế giới trẻ,
Huyền Trần, ngày 14/05/2019)


a. Đoạn trích được viết bằng phong cách ngơn ngữ nào? Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
b. Sự kiện được miêu tả trong đoạn trích như thế nào?
c. Từ hiểu biết của anh/chị, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề: Bảo vệ môi
trường cần sự chung tay của cả cộng đồng.
Gợi ý trả lời:
a. Phong cách ngơn ngữ báo chí: học sinh chỉ ra đặc điểm của ngơn ngữ báo chí: tính thời
sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn.
b. Trong đoạn trích trên, sự kiện được miêu tả hết sức sinh động, cụ thể:
- Người tham gia: Các bạn trẻ mặc áo xanh tình nguyện, các đại biểu, khách mời nổi
tiếng, các em thiếu nhi, nhiều người dân Thủ đơ.
- Hình thức: Tham gia đi bộ tuyên truyền nhặt rác xung quanh khu vực hị Hồn Kiếm,
tun truyền bỏ rác đúng nơi quy định.
c. - Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn (khoảng 200 chữ),
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
+ Giải thích: Bảo vệ mơi trường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, việc này cần có sự
chung sức của cả cộng đồng để đem lại hiệu quả.
+ Bình luận: Mơi trường là nhân tố sống cịn của sự tồn tại xã hội, nếu khơng bảo vệ mơi
trường thì con người đang tự huỷ hoại chính bản thân mình. Mỗi cá nhân đóng góp vào
cơng cuộc bảo vệ mơi trường sẽ tạo ra một môi trường phát triển bền vững, tuy nhiên cá
nhân không thể làm được thành quả lớn nếu khơng có sự đồng lịng, nhất trí của cả cộng
đồng.

+ Mở rộng: rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân về vấn đề bảo vệ môi
trường, tạo nên một cuộc sống lành mạnh.
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bạn đọc Việt Nam vốn đã quá quen thuộc với cuốn sách nổi tiếng “Hoàng Tử Bé” của
Saint Exupery do thi sĩ Bùi Giáng dịch, minh họa của chính tác giả. Nhân Ngày sách Việt
Nam 21-4, NXB Kim Đồng giới thiệu một bản in mới, trong đó tồn bộ phần tranh minh
họa của truyện là do họa sĩ trẻ Nguyễn Thành Vũ thực hiện [...]


Họa sĩ Nguyễn Thành Vũ, người minh họa cuốn sách cho biết, nhận lời minh họa
“Hoàng Tử Bé”, với anh đó vừa là một cơ hội vừa là một áp lực. “Hồng Tử Bé là cuốn
sách tơi rất u thích và có ý nghĩa đặc biệt với tơi, tơi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, trong
nhiều năm. Được minh họa “Hoàng Tử Bé” là cơ hội được thể hiện Hồng Tử Bé trong suy
nghĩ của mình, được hết lịng thể hiện tình u của mình dành cho cậu. Tơi nghĩ rằng mỗi
người đọc đều có Hồng Tử Bé cho riêng mình, nên phải làm sao thể hiện được tốt nhất, để
vừa bám sát vào nội dung tranh gốc do tác giả Antoine de Saint-Exupéry vẽ, nhưng vẫn
sáng tạo, thổi hồn vào bối cảnh và nhân vật để người đọc cảm thấy mới lạ nhưng khơng xa
lạ”.
(Ra mắt “Hồng tử bé” do họa sĩ trẻ Việt Nam minh họa, báo Nhân dân, Mi Lan, ngày
17/04/2018)
a. Bản tin trên thông báo cho người đọc thơng tin gì?
b. Phân tích những đặc điểm ngơn ngữ báo chí có trong đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời:
a. Thông tin được cung cấp từ văn bản trên: Ra mắt cuốn sách Hoàng tử bé do hoạ sĩ Việt
Nam minh hoạ.
b. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí được thể hiện trong đoạn trích:
- Tính thơng tin thời sự: Cung cấp thông tin mới mẻ, cập nhật với thời gian cụ thể (ngày
21/4/2018 sẽ phát hành sách), hoạ sĩ vẽ minh hoạ (hoạ sĩ Nguyễn Thành Vũ).
- Tính ngắn gọn: vấn đề được đưa ra ngắn gọn, hàm lượng thông tin cao, chủ yếu tập
trung vào thông tin về thời điểm phát hành, nội dung phát hành sách.

- Tính sinh động, hấp dẫn: Ngơn ngữ trong văn bản được đưa ra sinh động, hấp dẫn thông
qua lời kể của chính hoạ sĩ Nguyễn Thành Vũ.
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ở thời điểm này, chắc chắn cái tên Ánh Viên đã được nhắc đến nhiều nhất trong làng
bơi Việt Nam. Những vận động viên khác cùng dự Giải vô địch thế giới rồi sau đó là Cúp
thế giới với Ánh Viên như Hồng Q Phước, Lâm Quang Nhật, Trần Duy Khơi, Lê Nguyễn
Paul (vận động viên Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ) đều khơng có đột phá về chỉ số


chun mơn, thấp hơn thành tích tốt nhất trước giải, về lâu dài, những vận động viên này
có lẽ chỉ phù hợp với những sân chơi khu vực hoặc tiệm cận đoạt huy chương ở châu lục.
Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng
cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh Viên khác. 4 đến 6 năm nữa, nếu
giữ đà phát triển hiện nay, Ánh Viên sẽ còn mang lại nhiều niềm vui cho làng bơi cũng như
thể thao Việt Nam. Nhưng lo tìm người kế thừa cơ, để đầu tư bài bản chuyên nghiệp với quy
trình hệt cách đào tạo Ánh Viên ngay từ lúc này cũng đã quá muộn”.
(Cần có thêm nhiều Ánh Viên, In trong báo Hà Nội mới, Minh Quang, số ra ngày
14/08/2015)
a. Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào? Tại sao anh (chị) nhận ra điều
đó?
c. Trong đoạn trích có câu: Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt
Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh
Viên khác. Anh (Chị) hiểu thế nào về từ “Ánh Viên” xuất hiện lần thứ hai trong câu văn?
d. Nỗ lực và đam mê đã giúp Ánh Viên đạt được những thành tích đáng khâm phục.
Trong 5-7 dịng, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của nỗ lực và đam mê
đối với tuổi trẻ.
Gợi ý trả lời:
a. Nội dung chính của đoạn trích trên là khẳng định tài năng và vị trí của Ánh Viên đối
với thể thao Việt Nam, đồng thời khẳng định việc cần phải đào tạo thêm những vận động

viên trẻ xuất sắc để nối tiếp Ánh Viên.
b. Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngơn ngữ báo chí.
Các dấu hiệu trong đoạn trích giúp nhận biết kiểu phong cách ngơn ngữ báo chí như sau:
- Đoạn trích trên có tính thơng tin sự kiện: những thơng tin đưa ra trong đoạn trích là
những thơng tin nhanh chóng, kịp thời, khách quan, trung thành với sự thật: “Những vận
động viên khác cùng dự Giải vơ địch thế giới ... thấp hơn thành tích tốt nhất trước giải.”
- Đoạn trích trên có tính ngắn gọn và tính hấp dẫn: nhân vật được nói đến là vận động
viên Ánh Viên - vận động viên có thành tích nổi bật nhất và đang được cộng đồng dành


nhiều sự quan tâm nhất. Cùng với đó, trong hai đoạn văn ngắn, tác giả bài báo đã cung cấp
rất nhiều thơng tin khơng chỉ về Ánh Viên mà cịn về các vận động viên bơi lội khác và chỉ
ra điều cần làm cho nền thể thao Việt Nam.
- Về ngơn ngữ, đoạn trích trên sử dụng vốn từ tồn dân, đúng chính âm, chính tả. Đồng
thời, để tăng sức hấp dẫn cho bài báo, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ: “làng
thể thao, Ánh Viên khác”.
c. Từ “Ánh Viên” xuất hiện lần thứ hai trong câu văn trên mang hàm ý chỉ những vận
động viên trẻ khác có tài năng và quyết tâm cao độ như Ánh Viên.
d. Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo các ý sau đây:
- Ánh Viên là một tấm gương sáng về nhiệt huyết tuổi trẻ và ý chí, nghị lực vươn lên
trong cuộc sống. Đang ở trong độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời như Ánh Viên, mỗi người cần
biết trân trọng thời gian, sức lực và dành thời gian, sức lực vào việc theo đuổi đam mê,
khẳng định giá trị bản thân và tạo nên những giá trị cho cuộc sống.
- Khi có nỗ lực và đam mê, con người sẽ vượt qua được chính bản thân mình và dành
được nhiều thành tựu q giá, khơng chỉ đối với cuộc đời mình mà còn đối với cuộc đời
chung.
D. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Xn Tóc Đỏ chính là kẻ trực tiếp gây ra cái chết cho cụ cố tổ. Trong đoạn trích
Hạnh phúc một tang gia nhân vật này hiện lên như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với
những chân dung khác?

Gợi ý làm bài:
- Trong đoạn trích, nhân vật Xuân Tóc Đỏ lúc đầu xuất hiện thấp thoáng qua lời của các
nhân vật khác, khiến cho người đọc tị mị, sau đó được giới thiệu trực tiếp ở nửa sau đoạn
trích, chen ngang vào đám tang, được mọi người chú ý và trầm trò ngưỡng mộ.
- Trong cả một bức tranh chung toàn những sự giả dối, lố lăng, độc ác, Xn Tóc Đỏ nhìn
chung hịa nhập tốt, nhưng cũng chính trong khung cảnh bát nháo ấy, chúng ta thấy Xuân
vẫn là người “bình thường” nhất: Trong khi tất cả mọi người đều đang diễn kịch rất tài tình,
ơng Phán là người đóng kịch tài nhất, thì Xn lại “ngây thơ” tưởng thật, thậm chí cịn tốt
bụng muốn giúp đỡ người “tang gia bối rối”. => Chính kẻ tưởng như “lưu manh” nhất,


×