Vấn đề 12
THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
TH.S NGUYỄN TIẾN DŨNG
BỘ MÔN Luật Lao động
I. KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi
1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm
việc
Thời giờ
nghỉ ngơi
Khoảng thời gian do pháp luật quy
định. Trong đó, NLĐ phải có mặt tại
địa điểm làm việc và thực hiện
những nhiệm vụ được giao phù hợp
với nội quy lao động của đơn vị, điều
lệ doanh nghiệp và HĐLĐ.
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian
NLĐ không phải thực hiện nghĩa
vụ lao động và có tồn quyền sử
dụng thời gian này theo ý mình.
1.2. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi
Đối với người lao động
01
Bằng việc quy định quỹ thời giờ làm việc,
pháp luật lao động đảm bảo cho NLĐ có điều
kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động tron
quan hệ đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng
thụ quyền lợi như tiền lương, thưởng...
Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi cịn có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh
03
vực bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ
ngơi củasử
NLĐ.
Đối với người
dụng lao động
02
những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
còn tạo cơ sở pháp lí cho NSDLĐ thực hiện quyền quản
lí, điều hành, giám sát lao động và đặc biệt trong xử lí
kỉ luật lao động.
Đối với Nhà nước
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quan hệ lao động, tạo cơ
sở pháp lí để giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi.
2. Cơ sở của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.1. Cơ sở sinh học
lao động với nội dung và hình thức nào thì cũng là sự tiêu
hao trí não, thần kinh, cơ bắp, cơ quan cảm giác... do vậy
phải có giới hạn. Lao động đến mức nhất định nào đó thì
cảm giác mệt mỏi sinh lí xuất hiện làm giảm năng suất, hiệu
quả lao động thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại của con
Về sinh học người. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn và yêu cầu
được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lí tự nhiên. Từ đó địi hỏi phải
có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lí đảm bảo
nhu cầu tự nhiên của con người và hiệu quả của lao động.
Dưới góc độ tâm lí
Trong hoạt động lao động, không tránh khỏi mệt mỏi tâm lí
do sự tri giác quá lâu, các cơ quan nhạy cảm bị ức chế dẫn
đến cảm giác nhàm chán, đơn điệu, thiếu hứng thú làm việc.
Do vậy, sau thời gian làm việc nhất định phải có thời gian
nghỉ ngơi phù hợp nhằm tạo ra những kích thích tâm lí nhất
định đối với NLĐ.
2.2. Cơ sở kinh tế-xã hội
Điều kiện kinh tế-xã hội, trong đó năng suất lao động
và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng, quyết
định nhất đến việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi cụ thể của NLĐ. Với khối lượng công việc và
nhân công nhất định, thời gian hồn thành cơng việc
nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao
động.
Các yếu tố xã hội, phong tục tập quán...
cũng có những tác động nhất định. Điều
này cũng lí giải cho một thực tế là thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các quốc
gia khác nhau có sự khác nhau
2.3. Cơ sở pháp lí
Hiến pháp
Bộ luật Lao động – Chương VII
3. Nguyên tắc pháp lí cơ bản của thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ
lao động thoả thuận, khuyến khích theo hướng có lợi cho NLĐ
phù hợp với quy định của pháp luật
- Rút ngắn thời giờ làm việc đối với một số đối tượng đặc biệt
hoặc làm những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
1. Các loại thời giờ làm việc
1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hoá thời giờ làm việc
biểu hiện bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số
ngày làm việc một tháng, một năm.
Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việc quy định độ dài thời gian làm việc của NLĐ trong
một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm việc tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong 1
tuần lễ (7 ngày).
1.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc bình thường là loại thời giờ
làm việc mà Nhà nước quy định ngày làm việc
không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ
(một số đối tượng, đơn vị áp dụng chế độ tuần làm
việc 40 giờ trong 5 ngày). Thời giờ làm việc này áp
dụng cho các công việc bình thường, khơng có tính
chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đối tượng
- - Thời gian làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm
đặc biệt nào.
việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình
thường mà NLĐ vẫn hưởng nguyên lương. Thời giờ
làm việc rút ngắn được áp dụng đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc một số đối tượng lao động có
đặc điểm riêng như phụ nữ có thai, lao động chưa
thành niên, người tàn tật, cao tuổi...
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời giờ làm việc có hưởng lương cịn bao
gồm cả những loại thời giờ sau:
- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất cơng việc;
- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động
cho nhu cầu sinh lí tự nhiên của con người;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh;
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của NLĐ;
- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của NSDLĐ hoặc được NSDLĐ cho phép
1.2. Thời giờ làm việc khơng có tiêu chuẩn
- Những NLĐ do tính chất phục vụ phải thường xuyên ăn, ở và làm việc
trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp.
- Những cơng nhân hoặc cán bộ do tính chất cơng việc phụ trách mà phải
thường xuyên đi sớm về muộn hơn những NLĐ khác,
- Những NLĐ do điều kiện khách quan không thể xác định được trước thời
gian làm việc cụ thể,
1.3. Thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của NLĐ ngoài phạm vi thời giờ làm việc tiêu
chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của NSDLĐ trong những trường hợp
cần thiết được pháp luật quy định. Thời giờ làm thêm chỉ áp dụng được với những đối
tượng làm việc theo chế độ thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
Số giờ làm thêm: NLĐ và NSDLĐ có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng khơng vượt
quá 50% số giờ làm việc được quy định trong một ngày đối với từng loại công việc.
Trường hợp làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ
làm thêm trong một ngày khơng vượt quá 12 giờ. Số giờ làm thêm tối đa không quá 200
giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm.
1.2. Thời giờ làm thêm
- Không được phép huy động làm thêm giờ đối với phụ nữ có thai từ tháng thứ
7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, NLĐ tàn tật đã bị suy giảm khả
năng lao động từ 51% trở lên. Đối với NLĐ chưa thành niên, NSDLĐ chỉ được
phép huy động làm thêm giờ trong một số ngành nghề, công việc do Bộ lao
động-thương binh và xã hội quy định.
Khi làm thêm giờ, NLĐ được hưởng tiền lương làm thêm giờ và các chế độ
khác liên quan đến làm thêm giờ theo quy định của pháp luật. () Ngoài ra, NLĐ
cũng được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lí nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất
sức lao động và an toàn chung cho quan hệ lao động.
(). Xem Điều 61 Bộ luật lao động.
1.4. Thời giờ làm việc ban đêm
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời giờ làm việc ban đêm được xác định
trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng.
Làm việc vào ban đêm có những ảnh hưởng, biến đổi nhất định đến tâm sinh lí của
NLĐ, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho sự phát triển của
các tình trạng bệnh lí (nếu có)... Vì vậy, pháp luật quy định NLĐ làm việc vào ban
đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu NLĐ làm thêm vào ban đêm
còn được hưởng lương làm thêm. Khi làm việc ban đêm, NLĐ cũng được nghỉ ngơi
nhiều hơn làm việc ban ngày. Nếu làm ca đêm, NLĐ được nghỉ giữa ca ít nhất là 45
phút, tính vào giờ làm việc.
Mặt khác, với những ảnh hưởng nhất định của làm đêm đối với sức khoẻ của NLĐ
nên pháp luật nước ta cũng như hầu hết các nước đều quy định hạn chế làm đêm với
một số đối tượng, nhất là với lao động nữ và người chưa thành niên.
1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt
Thời giờ làm việc linh hoạt chính là việc quy định các hình thức tổ chức lao
động mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm việc của NLĐ so
với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo ngày, tuần, tháng,
năm làm việc.
Đặc trưng cơ bản nhất của thời giờ làm việc
linh hoạt chính là sự co dãn, mềm dẻo về độ dài
thời gian và thời điểm làm việc của NLĐ. Các
bên trong quan hệ lao động, thậm chí, những
NLĐ có thể thoả thuận để điều chỉnh độ dài
cũng như thời điểm làm việc và tự phân phối
thời gian làm việc sao cho phù hợp với nguyện
vọng cá nhân và yêu cầu chung của đơn vị.
1.5. Thời giờ làm việc linh hoạt
Mơ hình cơ bản của thời giờ làm việc linh hoạt là xê dịch thời gian làm việc (biến đổi thời
điểm làm việc) và thời gian làm việc không đầy đủ (biến đổi độ dài thời gian làm việc).
Mơ hình xê dịch thời gian làm việc áp dụng cho những NLĐ làm việc đủ thời gian quy
định. Thời gian làm việc theo mơ hình này bao gồm hai phần: phần bắt buộc phải có mặt
tại nơi làm việc và phần được phép xê dịch. Theo đó, NLĐ được quyền xê dịch thời gian
bắt đầu và kết thúc làm việc theo tiêu chí ngày, tuần, tháng, năm làm việc
Mơ hình thời giờ làm việc khơng đầy đủ thường được áp dụng cho những NLĐ làm việc
không trọn thời gian (theo ngày, tuần, tháng, năm làm việc). Theo hình thức này, độ dài
thời gian làm việc của NLĐ ngắn hơn độ dài thời gian làm việc của người làm việc tương
tự mà làm đầy đủ thời gian theo quy định. Căn cứ vào thời giờ làm việc theo chế độ quy
định người ta cho phép NLĐ lựa chọn các mức thời giờ làm việc không trọn ngày, trọn
tuần, trọn tháng, trọn năm khác nhau.
2. Các loại thời giờ nghỉ ngơi
2.1. Thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca
Trường hợp NLĐ làm việc liên tục trong ngày (ca) làm việc dẫn đến nhu cầu cần có
khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí để tránh căng thẳng, mệt mỏi. Theo quy định
của pháp luật hiện hành, NLĐ làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ ít nhất là nửa giờ, tính vào
giờ làm việc, nếu làm việc liên tục vào ban đêm thì được nghỉ ít nhất 45 phút, nếu làm việc
theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
2.2. Nghỉ hàng tuần
Pháp luật Việt Nam quy định trong một tuần làm việc liên tục, NLĐ được nghỉ ít
nhất từ 1 đến 2 ngày tuỳ theo đối tượng lao động, điều kiện, khả năng của đơn vị.
Thông thường, NSDLĐ sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho NLĐ vào ngày cuối
tuần (thứ 7, chủ nhật) phù hợp với nếp sinh hoạt chung và chu kì nghỉ ngơi của
NLĐ. Tuy nhiên, đối với những đơn vị do tính chất cơng việc không thực hiện
nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật thì pháp luật cũng cho phép NSDLĐ được
linh hoạt sắp xếp nghỉ vào ngày cố định khác trong tuần. Trường hợp đặc biệt do
chu kì lao động khơng thể nghỉ hàng tuần thì NSDLĐ vẫn phải đảm bảo cho
NLĐ được nghỉ bình qn một tháng ít nhất là 4 đến 8 ngày.
2.3. Nghỉ lễ, nghỉ tết
Theo quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam, NLĐ được nghỉ những ngày lễ, tết sau
(nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo):
- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
- Tết âm lịch: 5 ngày (một ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch);
- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh: 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch);
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài những ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương theo quy định của pháp luật, NLĐ là
người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được
nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc, ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng
nguyên lương.
2.4. Nghỉ hàng năm
- Điều kiện nghỉ hàng năm: NLĐ có 12 tháng làm tại một doanh nghiệp hoặc với một
NSDLĐ trở lên thì được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương với các mức
theo quy định.
Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, pháp luật cũng quy định nếu chưa làm đủ 12 tháng thì
ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm và có thể được
thanh tốn bằng tiền.
- Mức nghỉ hàng năm: theo quy định hiện hành gồm 3 mức: 12, 14 và 16 ngày tuỳ theo
điều kiện môi trường, ngành nghề và đối tượng cụ thể.
- 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc đối với những người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc
làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và cả đối với những người dưới
18 tuổi.
- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm;
người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống
2.5. Nghỉ vì việc riêng
Nghỉ vì việc riêng là quy định của Nhà nước cho phép NLĐ được nghỉ việc nhằm giải
quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình của họ.
Theo pháp luật hiện hành, nghỉ vì việc riêng bao giờ cũng dựa trên cơ sở đề nghị của
NLĐ và chỉ trong hai trường hợp giải quyết việc hiếu và giải quyết việc hỉ, cụ thể:
- Bản thân kết hôn: được nghỉ 3 ngày;
- Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày;
- Bố, mẹ (cả bên vợ và chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: được nghỉ 3 ngày.
Trong thời gian nghỉ vì việc riêng theo quy định NLĐ được hưởng nguyên lương.
2.6. Nghỉ theo thoả thuận
Bên cạnh việc quy định một số thời gian nghỉ theo chế độ, pháp luật cũng
cho phép các bên được tự do thoả thuận thời giờ nghỉ theo nhu cầu và
phù hợp với điều kiện của các bên.
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với một số lao động làm những
cơng việc có tính chất đặc biệt
- Đối với các cơng việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng khơng; thăm dị khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ
thuật; sử dụng kĩ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kĩ thuật sóng cao tần; cơng việc
của thợ lặn; cơng việc của thợ mỏ hầm lị; các cơng việc sản xuất có tính thời vụ và
các cơng việc gia cơng hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng; các công việc phải thường
trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành trực tiếp quản lí các công việc trên quy định cụ thể
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thoả thuận với Bộ lao động-thương binh
và xã hội.
- Đối với những NLĐ làm theo hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khốn
thì thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do NLĐ và NSDLĐ thoả thuận.
Thanks for watching