Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, giá trị sử dụng và khả năng gây trồng của cây Dướng (Broussnetia papyrifera Vent.) tại Lương Sơn, Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

PHẠM THÚY LIỄU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ
KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CỦA CÂY DƯỚNG (Broussnetia papyrifera
Vent.) TẠI LƯƠNG SƠN, HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

PHẠM THÚY LIỄU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ
KHẢ NĂNG GÂY TRỒNG CỦA CÂY DƯỚNG (Broussnetia papyrifera
Vent. ) TẠI LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn

HÀ NỘI, 2010


1

MỞ ĐẦU
Dướng (Broussonetia papyrifera Vent.) là loài cây gỗ nhỏ thuộc họ
Dâu tằm (Moracea) thân trịn có tán x rộng, vỏ màu nâu nhạt, nhiều xơ, đây
là một loài mọc hoang dã trong tự nhiên. Vỏ cây Dướng là một trong 6 loại vỏ
cây tốt nhất dùng để sản xuất giấy Dó: Dó, Bo, Mận, Dướng, Mộc, Cãnh [37]
Giấy được sản xuất từ vỏ cây Dướng có chất lượng tốt, đặc biệt là giấy
không thấm nước, viết không nhoè mực, có độ xốp nhẹ, bền dai, dễ bắt màu,
hút ẩm, thốt nhiệt (Bùi Văn Vượng - 2004) [43]. Khơng chỉ có giá trị về
thẫm mỹ khi dùng vỏ Dướng làm hàng thủ công như album, túi xách, giỏ hoa,
ảnh treo, khung ảnh, sổ tay v.v.. mà cịn có ý nghĩa trong việc bảo tồn lâu dài
các di sản văn hoá dân tộc và nhân loại như sách Hán nôm, sách viết gia phả
v.v… Giá trị kinh tế của nó rất cao 3500 đ/tờ khổ A4 loại mỏng và 5000đ/tờ
loại dầy (HRPC, 2009).
Ngồi có giá trị từ vỏ, cây Dướng cịn có giá trị từ lá: lá xanh đẹp, nhiều lơng
có tác dụng hút bụi góp phần làm đẹp, bảo vệ mơi trường và có hàm lượng
các chất khống cao làm thức ăn cho gia súc.
Trong những năm gần đây, sản xuất giấy tốt và đồ thủ cơng mỹ nghệ

đẹp, có giá trị xuất khẩu từ vỏ cây Dướng là một trong những thế mạnh cho
sự phát triển làng nghề thủ công ở một số nước trên thế giới như: Thái lan,
Mianmar, Nhật Bản [25]…và một số làng nghề thủ công tại Việt Nam như:
Phong Khê (Bắc Ninh), An Cốc (Hà Tây cũ), Yên Thái (Hà Nội). Xét về
nhiều mặt, giấy Dướng nói riêng và giấy Dó nói chung có ưu thế hơn giấy
cơng nghiệp, có thể tồn tại song song với giấy công nghiệp, bổ sung và làm
phong phú thêm các loại hình giấy trong thời hiện đại ngày nay, cũng như sau
này.
Như vậy, từ một loài cây mọc hoang dã trong tự nhiên con người đã
biết tận dụng nguồn tài nguyên cây Dướng góp phần tăng thêm thu nhập,


2

đóng góp thêm một lồi cây trồng mới vào cơ cấu cây trồng Nông - Lâm
nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu
sâu về đặc điểm sinh vật học, khả năng gây trồng và giá trị sử dụng của
Dướng mà mới hỉ tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, về lâu dài
sẽ không bền vững.
Xuất phát từ những giá trị thực tiễn của cây Dướng, từ nhu cầu của thị
trường và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương, huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình đã có dự án VC004: “Gây dựng tài sản cộng đồng tạo sinh
kế cho cộng đồng” tại 3 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình (2008),
nguồn tài trợ là Tổ chức CSEED với sự hỗ trợ Trung tâm phát triển làng nghề
thủ công (HRPC) và UBND Huyện Lương Sơn là đối tác. Dự án đã xây dựng
một xưởng sản xuất giấy Dó từ cây Dướng tại thơn Suối Cỏ, xã Hợp Hịa và
mở ra triển vọng cho sự phát triển nông thôn mới, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho người dân miền núi, khôi phục và mở rộng
nghề thủ công truyền thống.

Cũng như những người thợ thủ công khác, người dân tại Lương Sơn
cũng chỉ mới tận dụng cây Dướng mọc hoang dã trong tự nhiên làm nguyên
liệu mà chưa quan tâm đến gây trồng loài cây này, làm cạn kiệt tài nguyên, bị
động về nguyên liệu cũng như chưa hiểu rõ về giá trị của loài cây này.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, khả năng gây
trồng và giá trị sử dụng của lồi cây Dướng tại Lương Sơn, Hịa Bình là có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học, giá trị sử dụng và khả năng gây trồng của cây Dướng (Broussnetia
papyrifera Vent.) tại Lương Sơn – Hồ Bình” sẽ bước đầu góp phần giải
quyết vấn đề trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm một số loại cây cho sợi làm giấy thủ công
1.1.1.1. Lịch sử phát triển
Người Ai Cập cổ đại cách đây 4000 năm đã tước lấy phần vỏ của nhiều
loại cây gỗ và nén cho phẳng để làm giấy viết. Sau này người ta đã đặt chồng
những vỏ cây lên nhau, nén rồi dán chúng lại, sau khi sấy khơ có thể dùng để
viết. Đến năm 105 trước công nguyên, Thái Luân, người Trung Quốc là người
đầu tiên hồn thiện chu trình xeo giấy bằng phương pháp thủ công, đã được
lịch sử ngành giấy ghi nhận và góp phần đưa ngành giấy lên một giai đoạn
phát triển mới [4][35]
Những sợi giấy đầu tiên xuất hiện ở Lôi Dương - Trung Quốc được làm
từ vỏ cây Dâu, ngâm vào nước và đập rã ra. Đến năm 384 trước công nguyên,
nghề làm giấy đã lan truyền vào Triều Tiên, năm 610 lan đến Nhật Bản, thế
kỷ thứ III truyền vào Việt Nam, Miến Điện, Ấn Độ, từ đấy nghề làm giấy lan

truyền đến các nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ như: Ả Rập (751), Mỹ
(1690), Canada (1830) [4].
Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm xơ thực vật, con người lại dùng các xơ
vỏ để làm giấy thủ công và các mặt hàng thủ công khác nhau từ cây gỗ, cây
bụi đến cỏ và các thực vật phi gỗ như :
Nhóm lồi cây gỗ: Thực vật thuộc chi Dướng (Broussnetia).
Nhóm lồi cây bụi: Cây Đay (Hibicus Canabinus), Cây Gai Dầu (Canabis),
Cây Thụy Hương (Daphne), cây Lanh (Linum asitatissinum), cây Argeli
(Edgeworthia gardeneri), cây Lokta (Daphne bholua, D. papyraceae).
Nhóm cây cỏ và thực vật phi gỗ: Cỏ, rơm rạ.


4

1.1.1.2. Đặc điểm của một số loại cây cho vỏ làm giấy
- Cây Argeli (Edgeworthia gardeneri), Họ trầm: Thymeleaeceae [14]
Là cây bụi nhiều cành với cành dài. Là cây thường xanh có lá nhọn sắc,
có hình lưỡi mác hơi vàng hoặc xanh ( dài 7,5 – 12,5mm) phía trên khơng có
lơng, lơng tơ phía dưới. Hoa nhỏ, màu vàng, vàng ngọt, dày ở đầu cuống
(Flora of Langtanli, 1997). Cùng họ với cây thường xanh Argeli giống như
cây bụi rụng lá ở Nhật Bảng có tên là Misumata (Edgewothia papyrifera)
Sinh thái: Agreli mọc ở rừng và đất có cây bụi trên độ cao 1500-3000
m trên mực nước biển. Bụi cây mọc nhanh và có thể sống tới 30 năm nếu có
kinh nghiệm thu haí hợp lý. Mùa hoa giữa tháng11 đến tháng 4.
+ Sử dụng: Sợi phía trong vỏ cây Argeli để làm giấy thủ công và dây
thừng, giấy, sợi. Argeli đôi khi dùng để thay thế Mitsumata, nguyên liệu để
sản xuất giấy dùng trong sản xuất giấy tiền Nhật Bản.
- Cây Đay (Hibicus Cannabinus). Họ Đay Timiacea [22]
Đặc điểm sinh hình thái được thể hiện qua hình 1.1 dưới đây:


Hình 1.1: Ảnh cây, quả và hoa của cây Đay (Nguồn ảnh: ĐH Cần Thơ)
Trên thế giới cây đay được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra các
loại sản phẩm hết sức phong phú: dây thừng, thảm bồi, bao tải, bao bì, các
loại sản phẩm giấy làm dây đóng gói, các loại vật liệu xây dựng như ván có
độ dày mỏng khác nhau, có khả năng chịu lửa, chống mối mọt.
Vỏ của phần thân cây gồm có sợi dài là sợi vỏ (libe) trong khi đó, thân


5

cây chỉ có các sợi ngắn. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, toàn bộ
thân cây đay (sơi vỏ và lõi) đã được đánh giá là nguồn nguyên liệu xơ sợi có
triển vọng để sản xuất bột giấy (Nieschlag et al 1960). Sợi cây đay, kể cả sợi
vỏ và sợi lõi, có thể được chế biến thành bột giấy như toàn bộ thân cây hoặc
được tách ra và chế biến riêng biệt (Kaldor et al 1990). Xơ sợi của bột giấy từ
vỏ cây đay có thể có độ dài tới 5 mm (Clark và Woff 1965), mức trung bình
chiều dài 2,6 mm và chiều ngang là 20 cm.
Cây Lokta (Daphne bholua, D. papyraceae), Họ: Thymeleaeceae [14]
Tên khoa học: Daphne bholua và Daphne papyraceae
Daphne bholua và D papyraceae thường thấy mọc cạnh nhau và nhìn rất
giống nhau. Bảng sau đây biểu thị vài đặc điểm nhận dạng cho hai loài
(Paudel và Rosset, 1998):
Bảng 1.1 Nhận dạng hai loài Daphne bholua và Daphne papyraceae
Lồi
Hình thái
Thân cành

Daphne bholua

Daphne papyraceae


Thường xanh hoặc rụng lá

Thường xanh

Thẳng đứng hoặc trải rộng

Vươn thẳng nhiều cành

Hình elip chuyển đến hình

Mũi mác, gân nổi phía trên 5-

mác với cuống lá dài 5-10

15cm, xanh đen hơn D.

cm, xanh thẫm

bholuca

Lá mọc cách, dai

Lá mọc cánh, dai,

Hoa

Trắng hồng từ ngoài

Trắng hoặc trắng xanh


Quả

Đen chuyển đỏ mọng

Màu cam và đỏ sau đó đỏ mọng

Tháng 11- tháng 4

Tháng 11 đến tháng 4

Độ cao 1.800 – 3.600m

1.500 – 2.500m

Lá cây

Mùa ra hoa
Phân bố


6

Hai lồi này có khả năng tái sinh mạnh mẽ bằng hạt (25%), bằng chồi
rễ (75%) (Jeanrenauld &Thompson, 1986)
- Sử dụng: Vỏ trong của cây được dùng để sản xuất thủ công một lọai
giấy rất bền. Sản xuất giấy Lokta ở Nepal có thể từ thế kỷ 12 (Trier, 1972) và
ngày nay tiếp tục là một ngành thủ công phát triển nhanh và quan trọng.
1.1.2. Nghiên cứu về sản lượng vỏ cây
Việc nghiên cứu sản lượng vỏ của một số loài cây cho giá trị thương

phẩm, theo tài liệu lưu trữ (Tree CDROM) 1939- 4/1995. CaB Intenational
for Asia) (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn) (1995) [6] cho thấy:
- Panait. NM (1974) đã nghiên cứu sản lượng của loài Quercus suber ở
Nga. Nghiên cứu này tìm ra mối quan hệ giữa khối lượng vỏ (Q) với đường
kính ngang ngực (X), chiều cao (Y) và chiều cao bóc vỏ (h). Hàm tương quan
biểu hiện mối quan hệ này có dạng
Q = 1,1104lgY + 0,52769lg (Y2 – X2 ) + 0,37147h – 3,64518
- Denisov.S.A (1978) đã xây dựng bảng tra sản lượng vỏ cho loài
phong (Beluta và Beluta pubescens) ở các tuổi 30, 40, 90 cho các cấp lập địa
Ia, I và II ở Nga. Q trình tính tốn được dựa vào khối lượng vỏ tươi ở các
phân đoạn 2m. Tuy nhiên, ở những nghiên cứu này, bảng tra được xây dựng
cho quần thể hỗn lồi trên cơ sở đã có phân cấp điều kiện lập địa. Mặt khác ở
phương trình trên có thể nhận thấy sự phức tạp khi xác định các biến X, Y và
H
- Năm 1989, Chang K.H và Sugh.J.K ở Hàn quốc đã nghiên cứu sản
lượng vỏ và lá cũng như hàm lượng các chất khống của lồi Eucomia
ulmoides ở các tuổi khác nhau. Đây là một cơng trình nghiên cứu đã xác định
được sản lượng vỏ, sản lượng lá và kích thước lá tăng theo tuổi (tuổi cao nhất
là tuổi 12). Ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã xác định được sự biến
đổi của chất lượng vỏ theo tuổi.


7

- Tại Nam Phi, Coetzê.J (1990) đã nghiên cứu xác định bề dầy vỏ cây
lồi
Acacia mearnsii, từ đó dự đốn sản lượng vỏ trên 1hecta tại thời điểm khai
thác trắng (8-12 tuổi). Việc xác định bề dày vỏ được dựa vào quan hệ giữa
đường kính ngang ngực với chiều cao vút ngọn. Điểm khác biệt ở cơng trình
này là việc xác định các tham số ảnh hưởng đến bề dầy vỏ (tham số C)

Tham số C chính là điều kiện sinh trưởng của cây, nó phụ thuộc chặt
chẽ vào điều kiện khí hậu..
- Năm 1973, Loetsh, Zoehchrer và Halleer (dẫn theo Phạm Ngọc Giao)
[5] đã thừa nhận giữa thể tích cây đứng với trọng lượng thân cây có mối liên
hệ theo dạng:

V= a + bw + cw2

Tóm lại, việc ước lượng khối lượng và thể tích vỏ của một số loài cây
mà giá trị thương phẩm của vỏ lớn hơn giá trị gỗ là cần thiết.Thực tiễn điều
tra rừng thuộc loại này đã xuất hiện 3 phương pháp khác nhau để dự đoán sản
lượng vỏ của lâm phần
Phương pháp thứ nhất: Xây dựng biểu dự đoán khối lượng vỏ
Dectlefs.P.PduT. (1957) đã dùng tương quan bậc hai để mô phỏng quan
hệ giữa khối lượng vỏ tươi của loài Acacia mollisima ở miền Nam Rhodesia
với đường kính và chiều cao của cây.
W = c.d2 +h
Trong đó, c là tỉ lệ hai lần bề dầy vỏ so với đường kính ngang ngực (d)
h là chiều cao cả cây và w là khối lượng vỏ tươi (kg).
Ở phương trình trên, giá trị c có biến động rất lớn, nó phụ thuộc vào
các yếu tố khí hậu và đặc tính di truyền. Nếu tham số c được xác định ở từng
lâm phần, ở từng địa phương cụ thể sẽ có thể xây dựng được biểu khối lượng
vỏ tươi. Từ đó chuyển biểu khối lượng vỏ tươi thành biểu thể tích vỏ.


8

Tại Bồ Đào Nha, các tác giả A.A. Moraide Macedo [1996] cũng đã sử
dụng phương pháp trên để xây dựng biểu khối lượng vỏ loài Quercuss suber
(Theo Loetsh, Zochrer và Hallar).

Phương pháp thứ hai: phương pháp xác định cây tiêu chuẩn bình
quân
Từ năm 1928, lần đầu tiên C.Sprruit và tiếp đó là A.L.Mc Comb (1946)
đã áp dụng các phương pháp cây tiêu chuẩn bình quân để nghiên cứu sản
lượng vỏ loài Cinchona spp. Năm 1960, F.Loetsh cũng áp dụng phương pháp
này để nghiên cứu loài Acacia decurren ở Tây Jawa (Indoneia), ơng đã xác
định phương trình biểu thị tương quan giữa khối lượng vỏ cây với đường kính
thân cây có tiết diện bình quân như sau:
LgW = a + b lg Dg
Trong đó: W là khối lượng vỏ tươi (kg).
Dg là đường kính thân cây có tiết diện bình qn
a, b là các tham số của phương trình. Đây là phương pháp có thể xác
định nhanh được sản lượng vỏ tươi của lâm phần thơng qua cây bình qn về
tiết diện ngang.
Phương pháp thứ ba: Phương pháp thể tích vỏ
H.A.Mayer (1946) đã nghiên cứu đã nghiên cứu và nhận thấy rằng thể
tích vỏ có thể được xác định thơng qua một hệ số k nào đó từ việc đo đếm các
cây tiêu chuẩn đối với loài Cinchona spp theo phương trình:
Thể tích vỏ = V x ( 1-1/k2)
Trong đó: V là thể tích thân cây cả vỏ. Hệ số k có thể biến đổi theo
chiều dài cây và thơng thường hệ số này được xác định ở vị trí 2/10 chiều dài
thân cây và được xác định thành hai phần bằng nhau. Nếu ở những cây việc
bóc vỏ được tiến hành ở những cành lớn thì hệ số k được tiến hành ở vị trí


9

3/10 chiều cao. Phương pháp này đưa ra một sự ước lượng chấp nhận được.
Mặt khác từ thể tích vỏ có thể chuyển đổi sang khối lượng vỏ.
Ở phương pháp thể tích vỏ, có thể nhận thấy sự phức tạp trong việc

xác đinh hệ số k. Bởi lẽ, việc xác định hệ số k phải xác định được chiều cao
tại vị
vị trí 2/10 hoặc 3/10 chiều cao cả cây… ngồi ra phải xác định được bề dày
vỏ
ở một số loài cây.
Trong điều kiện ở Việt Nam việc nghiên cứu sản lượng vỏ có thể áp
dụng theo phương pháp hai là phương pháp cây tiêu chuẩn bình quân. Bởi vì
khi xác định cây bình quân ở một lâm phần cụ thể thực chất là xác định cây
đại diện cho quy luật sinh trưởng ở một vùng có điều kiện sinh thái nhất định,
có biện pháp tác động giống nhau. (dẫn theo Phạm Xn Hồn [6])
1.1.3. Nghiên cứu về nhân giống vơ tính bằng hom
Nhân giống bằng hom đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất từ lâu,
ban đầu chỉ để trồng cây cảnh, sau này được đưa vào tạo cây con phục vụ
công tác trồng rừng. Những thành tựu đạt được trong nhân giống bằng hom là
kết quả nghiên cứu nhiều năm của nhiều thế hệ các nhà khoa học Lâm nghiệp
trên thế giới. Đây là một tiến bộ trong công tác nhân nhanh giống cây rừng,
tạo tiền đề cho việc tăng sản lượng và chất lượng rừng trồng, là một trong
những cơng cụ có hiệu quả nhất cho chọn giống cây rừng (Tewari,1993) [13]
- Hom thân, hom cành là hom được cắt một phần của thân cây non từ
chồi vượt hoặc từ cành non của cây. Một số loài như Tre (Bambusa sp..),
Luồng (Dendrocalamus memberanaceus) hom giâm có thể là một đoạn thân,
đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài
thân cây gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây (bao gồm cả
chồi vượt)


10

- Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số lồi cây có thể dụng rễ
giâm như Xoan (Melia azedarach), Long não (Cinamumum comphora),

Acacia dealbata …. (Longman, 1993), Lê (Pynus sp..) (Forman ,1969). Ngay
từ năm
1840, Marrierde Boisdyer (người Pháp) đã ghép 10.000 cây Thông
đen.[13]
Năm 1883, Veliski A.H cơng bố cơng trình một số lồi cây lá kim và
cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp, năm 1969, trung tâm Lâm nghiệp
nhiệt đới bắt đầu nhân giống các loại Bạch đàn, năm 1973 mới có 1 ha rừng
trồng bằng cây hom thì đến năm 1986 đã có khoảng 24.000 ha trồng bằng cây
hom
các rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35m3/ ha/ năm.[13]
Theo Komisarov.D.A.(1964) [27] khi nghiên cứu giâm hom với nhiều
loài cây đã cho rằng đường kính và chiều dài của hom ảnh hưởng tới khả năng
ra rễ của hom giâm. Từ kết quả nghiên cứu, hom có kích thước lớn tốt hơn
hom có kích thước nhỏ. Cũng theo Komisarov ánh sáng đóng vai trị quan
trọng của hom giâm, khơng có ánh sáng và khơng có lá thì hom khơng có hoạt
động quang hợp, q trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó khơng có hoạt động
ra rễ, ánh áng tự nhiên cần thiết cho ra rễ còn ánh áng đỏ và xanh làm giảm tỉ
lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài ưa sáng, chất lượng ánh sáng cũng ảnh
hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Nhiệt độ thích hợp cho ra rễ phụ thuộc
vào mức độ hóa gỗ của hom, hom hóa gỗ yếu, ra rễ tốt hơn trong điều kiện
nhiệt độ thấp (22-22C) so với nhiệt độ cao (270- 300C). Các loài cây Họ Dầu
như: Shorea bractyeolata và Hopea odorata … ra rễ tốt nhất ở nhiệt độ khơng
khí 280 – 320C.
Tewary (1993) [30] cho rằng thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến
tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Ánh sáng tán xạ cần thiết cho hom và độ sáng thích


11

hợp khoảng 40-50% ánh sáng toàn phần, ánh sáng đầy đủ thời gian ra rễ ngắn

hơn và tỉ lệ ra rễ cũng cao hơn.
Đến nay, nhiều tác giả cho rằng xác định lịch nhân giống bằng hom là
không nên, bởi vì bắt đầu thời kỳ dinh dưỡng, nhiệt độ sinh trưởng và phát
triển của các loài này rất khác nhau trong từng năm.
Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom thích
hợp là 28 – 330C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 -300C (Longman, 1993)
[27] trong lúc các loài cây vùng lạnh, nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom
thích hợp là 23 - 270C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 22 -240C. Nói chung nhiệt
độ khơng khí trong nhà giâm nên cao hơn nhiệt độ giá thể là 2-3 0C.
1.1.4. Những nghiên cứu về cây Dướng
1.1.4.1. Phân loại thực vật chi Dướng
- Chi Broussonetia thuộc Họ Dâu tằm (Moraceae).
- Theo một số kết quả nghiên cứu của Đại học Kasetart, Thái lan (1990)
[25]: Thực vật của chi Dướng gồm 9 loài: Broussnetia papyrifera, B. kurzii,
B. kaemperi, B.kazinoki, B.corolata, B.rubicolata, B. intererifolia, B
integrifolis và B. luconiensis. Hai loài đầu tiên là lồi bản địa của Thái Lan
nhưng chỉ có hai lồi Broussnetia papyrifera (tên địa phương là: Po Saa) và
B.kazinoki (Kozo) làm giấy thủ cơng.
- Chi Dướng Trung Quốc có 4 loài: Broussnetia papyrifera, B. kurzii,
B. kaemperi, B.kazinoki. Loài Broussnetia papyrifera được phát triển hơn cả
và có nhiều giá trị sử dụng ở Trung Quốc. [34]
1.1.4.2. Đặc điểm hình thái
B. papyrifera là một cây thân gỗ, chiều cao có thể tới 10-20cm. Vỏ màu
xám nhiều xơ. Lá rộng có thể là lá nguyên hoặc xẻ 3-5 thùy, các lá xẻ thùy
rộng 5-9cm, dài 6-18cm, với các lá xẻ thùy thường có trên các cây con mau
lớn, bề mặt khơ nháp phía trên, phủ lơng tơ phía dưới; mép lá có hình răng


12


cưa; cuống lá 2,3 -8cm, phiến lá xa trục nhiều lơng tơ, có lơng giữa các gân.
Các lá kèm có kích thước 15 -20 mm, rộng 8- 10mm. Hoa đơn tính khác gốc,
nở từ tháng 4-5, cụm hoa hình cầu đường kính 3-8cm. Hoa đực hình bơng
đi sóc nở vào tháng 6-7 [34].
B. kazinoki: có hình thái cũng gần giống như B. papyrifera chỉ khác là
hoa đơn tính cùng gốc [34].
Quả tụ nhiều nước, đường kính từ 1,5- 3 cm, khi chín màu đỏ hoặc da
cam có vị ngọt, là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loại động vật hoang
dã.
1.1.4.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố, sinh trưởng:
Là loài cây tiên phong ưa sáng và mọc nhanh nơi đất tương đối tốt, ẩm
thốt nước tốt, đất có nguồn gốc đá vơi [25]. Đất có kết cấu trung bình, chịu
được sương gió lạnh mùa đơng và có thể sống được trong điều kiện khơ hạn
từ 3-4 tháng (có lượng mưa các tháng liên tục < 0mm) [34]. Tại Trung Quốc:
B.papyrifera mọc tự nhiên trên sườn đồi, ven rừng, các nương rẫy, các thung
lũng rừng và các khu đô thị ở độ cao dưới 1500m, còn trong rừng nhiệt đới ở
Vân Nam phát triển trong rừng mưa ở độ cao 200 - 600m. Phạm vi của
Dướng phân bố rộng từ 50- 800m trên mực nước biển, riêng ở Thái Lan phát
hiện thấy một số cây Dướng sống được với độ cao 1500m ở Doi AnKhang
thuộc tỉnh Chiangmai.[24]
Chi Dướng được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Trung Quốc,
Nhật Bản, Myanrma, Lào và Thái Lan [25] và một số đảo trên Thái Bình
Dương [36]. Ở Trung Quốc: B. papyrifera được phân bố ở phía Nam Hồng
Hà, Q Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Chiết
Giang, ở phía Đơng Bắc Trung Quốc và một số tỉnh lân cận ở Hà Bắc.
Ở Thái Lan, Dướng phân bố ở hầu hết các tỉnh ngoại trừ miền Nam
Peninsula.


13


Loài B.kazinoki phát triển trong rừng mưa nhiệt đới và phía Nam Trung
Quốc và được gây trồng ở Nhật Bản [34].
Sinh trưởng:
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của chúng khoảng 1m về chiều cao và
1cm về đường kính ở giai đoạn sáu tháng tuổi [25].
1.1.4.4. Giá trị sử dụng:
Vỏ cây hợp thành từ các sợi rất bền, những sợi libe trong vỏ rất dai và
được sản xuất làm giấy chất lượng cao được các nước trên thế giới sản xuất là
giấy thủ công: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào...
Mặt dù giấy được phát minh ở đất nước Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ
I, nhưng mãi tới năm 610 sau công nguyên, công nghệ làm giấy mới du nhập
vào Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 800, kỹ thuật làm giấy Nhật Bản phát triển
rất nhanh và được chứng minh là lồi B. kazinoki (Kozo) có những giá trị cao
để sản xuất giấy tại Nhật Bản được thể hiện qua biểu dưới đây [39]:
Bảng 1.2. Các loại giấy được sản xuất từ vỏ Dướng và giá trị sử dụng
Tên loại giấy theo tiếng
Nhật
Goyu
Hosokawa ohban
Kaji
Kizukushi
Misu
Okawara
Sekishu
Sekishu kozogami mare
Sekishu kozogami turu
Udagami

Thành phần


Công dụng

Sử dụng chủ yếu cho việc in ấn
Sử dụng sao lưu tài liệu và bản đồ.
Sử dụng cho quá trình bảo tồn.
Sử dụng để sửa chữa tranh ảnh.
Sử dụng trong các quá trình bảo tồn.
Sử dụng trong bảo tồn.
Sử dụng cho in ấn và bảo tồn.
Sử dụng trong sửa chữa tranh ảnh
Sử dụng cho tất cả các loại và tranh ảnh.
Sử dụng để sửa chữa tác phẩm nghệ
100% Kozo
thuật trên giấy.
90% Kozo
100% Kozo
100% Kozo
100% Kozo
100% Kozo
100% Kozo
80% Kozo
100% Kozo
100% Kozo

Tại Thái Lan vỏ chi Dướng đều được sử dụng xuất giấy thủ công với
khối lượng rất cao, Supaponhenmin và cộng sự (1999) [28] đã nghiên cứu và


14


ước tính rằng nhu cầu về vỏ trong của B. papyrifera hàng năm ở Thái Lan để
làm giấy có thể lên đến 60.000 tấn/năm.
Ngồi ra, vỏ chi Dướng cịn được sử dụng làm vải, quần áo cho người
dân sống ở một số đảo Thái Bình Dương, loại quần áo này được mặc trong
các ngày lễ hội: trong đám cưới, đám tang hay này sinh của em bé.[34]
- Để nghiên cứu giá trị sử dụng của lá Dướng, năm 2000,
Haruthaithanasan (Thái Lan) [26] đã tận dụng các phần khác của Dướng trong
đó có lá làm thức ăn gia súc. Năm 2001, Thaihsa [31] đã nghiên cứu tỉ lệ các
chất dinh dưỡng khoáng ở các bộ phận khác nhau của cây B. papyrifera kết
quả được thể hiện ở biểu dưới đây:
Bảng 1.3: Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở các bộ phận cây Dướng
Các chất dinh dưỡng khống (%)

Bộ phận
Dướng

N

P

K

Ca

Mg

Thân

0.362


0.099

0.436

0.341

0.229

Cành

0.82

0.19

1.439

1.166

0.207



2.768

0.352

2.405

3.095


0.552

Vỏ ngồi

0.919

0.123

1.05

1.997

0.113

Vỏ trong

0.898

0.195

1.01

0.798

0.239

Trung bình 1.136

0.192


1.268

1.479

0.268

Nhận xét:
Hàm lượng các chất dinh dưỡng tập trung nhiều nhất ở lá cây. Như vậy,
lá cây có thể dùng làm thức ăn cho chăn nuôi mà không gây độc tố nào cho
gia súc.
- Lá có những đặc điểm về hình thái như màu xanh thẫm, đẹp, nhiều
lơng nên lá có ý nghĩa sinh thái và cảnh quan rất tốt, Dướng được sử dụng


15

trồng làm thành rào cản tiếng ồn và có tính chất sinh thái phòng hộ ở các nhà
máy tại Trung Quốc và các đảo Thái Bình Dương.[34]
- Dướng cịn có giá trị làm thuốc (dẫn theo Hoàng Xuân Đại, 2009)
[38]: Vỏ, rễ cây Dướng có vị ngọt, tính bình lợi tiểu, tiêu sưng. Nhựa có tính
sát khuẩn nên thường được dùng để đắp các vết thương do ong đốt, chó cắn,
rắn cắn
Quả Dướng Đông y gọi là chử thực tử có vị ngọt, khơng độc, có tác
dụng bồi bổ da thịt, ích khí lực, chữa phù thũng ...trong các tài liệu cổ của
Trung Quốc từ thời nhà Tống đến đời Nguyên, Minh có nghi lại những giá trị
này (1127-1644).
Theo Diệp Quyết Tuyền, phân tích thành phần trong vỏ cây Dướng
trong quả Dướng có 4.75% lignin, canxicacbonat, axitxerotic, các men lipaza,
proteaza và zymaza... nên chữa được rất nhiều triệu chứng và bệnh như:

Người già yếu suy nhược, tiểu nhiều, chân phù, gan nóng sinh vàng mắt, mụn
trứng cá, dạ dày, sáng mắt, mạnh gân cốt, chống lão hóa, nhẹ mình. Mới đây
hệ dược học của y học Bắc Kinh Trung Quốc nghiên cứu cho thấy trong quả
của cây này chứa một chất saponin 0,51%. (dẫn theo Đỗ Tất Lợi (1996) [17].
Từ biểu 1.2 có thể tính được dinh dưỡng mất đi khi lấy tất các bộ phận
trong khi thu hoạch có thể ước tính được. Nếu vỏ trong bị lấy đi thì lượng
Nitơ mất khỏi rừng cây 2 năm tuổi, cự ly 1x1m là 2,83kg/ha, nhưng lá bị lấy
đi thì hàm lượng N làm mất đi 40.41kg/ha.
Nếu khai thác và lấy tất cả các bộ phận cây Dướng thì N mất đi là
67,63 kg/ha Vậy, nếu khai thác hợp lý và quản lý thích hợp các sản phẩm sau
khai thác thì việc bón phân là khơng cần thiết. (Theo Thaiutsa, 2001) [31]
1.1.4.5. Các nghiên cứu về sinh khối và sản lượng:
Các nhà khoa học của Đại học Kasetsart -Thái Lan (1999) [25] đã
nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến sản lượng vỏ Dướng (B. Papyrifera)


16

ở rừng trồng Wangchin ở miền Bắc Thái Lan và cho kết quả; sản lượng vỏ
trong của Dướng trồng ở các khoảng cách 1x1m, 1x2m, 2x2m, 2x4m và 4x4m
khi thu hoạch lúc 1 năm tuổi lần lượt là 280kg/ha, 115kg/ha, 113kg/ha và
72kg/ha và sản lượng thu hoạch lúc 2 năm tuổi lần lượt là 350kg/ha,
140kg/ha, 150kg/ha, 99kg/ha và 83kg/ha. Kết quả cho thấy năng xuất thu
được từ cây Dướng 1 năm tuổi và 2 năm tuổi là không khác nhau.
Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã tiến hành
nghiên cứu sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Dướng. Năng xuất khô
của cây cá lẻ được thể hiện thể hiện qua biểu 1.3, cùng với mật độ ở mỗi cự ly
trồng năng xuất khô bị giảm nhanh chóng, đặc biệt là cự ly trồng 1x1m so với
các cự ly khác. Như vậy, ở khoảng cách trồng 1x1m cho sản lượng cao hơn
nhiều sản lượng ở các cự trồng rộng hơn ở tất cả các tuổi khai thác. Ở 12

tháng tuổi, cự ly 1x1m tổng sinh khối là 5.200kg, cao gấp 2,39 lần tổng sinh
khối thu được ở cự ly 1x2m


17

Bảng 1.4. Sinh khối khô trên mặt đất (kg/ha) của B. papyrifera ở các
cự ly trồng và các tuổi khác nhau
Khoảng
cách
Tuổi

trồng

Sản lượng (kg/ha)
Vỏ

(m)

6

12

24

Thân

Cành




ngồi

Vỏ trong

Tổng

1x1

92.5

33.13

45

5.63

10.63

186.89

1x2

42.5

15.63

20.63

2.5


5

86.26

2x2

21.25

7.5

10

1.25

2.5

42.5

2x4

11.88

4.38

5.63

0.63

1.25


23.77

4x4

9.38

3.13

4.38

0.63

1.25

18.77

1x1

2.64

920

1.16

200

280

5.200


1x2

1.105

385

485

85

115

2.175

2x2

928

323

400

73

98

1.822

2x4


1.101

381

460

93

113

2.148

4x4

730

243

294

59

72

1.371

1x1

3.35


1.17

1.46

260

350

6.59

1x2

1.335

470

585

105

140

2.635

2x2

1.453

505


620

118

150

2.846

2x4

959

333

405

79

99

1.875

4x4

812

281

339


68

83

1.583

Trong đó cây 6 tháng tuổi có D: 0,8 – 0,9 cm, H: 0,5 -1,09 m, cây 12
tháng tuổi có D: 0,6 - 4,9 cm, H: 2,23 - 2,37m; cây 24 tháng tuổi D: 2,8 - 5,1
cm , H:1,95 - 2,57m
- Theo Bery (2003) [36] nên khai thác Dướng ở cây có D >2cm, H: 34m cây trên 2 năm tuổi sẽ cho 300g vỏ. Như vậy kết quả này cũng phù hợp


18

với nghiên cứu trên là nên khai thác Dướng ở khi đạt 1 năm tuổi và đường
kính khai thác nên > 2cm.
1.1.4.6. Các nghiên cứu kỹ thuật gây trồng:
Kỹ thuật nhân giống: Tại Thái Lan, nhân giống trồng Dướng bằng
phương pháp giâm hom cành, 4 tháng tuổi đã ra rễ [25]. Tại Lào, nhân giống
bằng phương pháp ghép cây, khi khai thác để lại gốc ghép ở những cây có D:
4cm, được trồng trong mơ hình nơng lâm kết hợp. Ở Nhật đang nghiên cứu về
phương pháp giâm hom bằng rễ: thời vụ cắt hom trước mùa xuân, kỹ thuật
cắt cần chọn cây mẹ 2-3 năm tuổi, chiều dài hom rễ từ 8 -10cm (Sukey,1979)
[33]. Nhân giống bằng chồi gốc: khi cây cao khoảng 30-40 cm, dùng dao
bứng cây nhưng không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây mẹ, nếu lấy làm vải
nên để lại 1 chồi còn lấy làm giấy nên để lại 2- 3 chồi (Krass, 1974) [34].
Kỹ thuât gây trồng: Năm 2001, Thaiutsa và Puangchit (Dự án HUFA)
[31] nghiên cứu về Dướng có thể được trồng ở hệ thống nông lâm kết hợp
hay độc canh và được xem là loài trồng luân canh trong hệ thống nơng lâm

kết hợp. Nếu được trồng với Dứa, Mít, Dâm bụt, Chuối, thì Dướng được xem
như cây lâm nghiệp và nên trồng ở khoảng cách 2x4m trong khi trồng với các
loại cây như Tếch, Bạch đàn thì nó được coi như là cây nông nghiệp nên
trồng ở khoảng cách 4x6m theo hình chữ nhật.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật cho sợi làm giấy thủ công
1.2.1.1. Lịch sử nghề giấy thủ công
Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu lịch sử, từ thế kỷ thứ III, người Việt ở
Giao Châu đã biết dùng vỏ cây mật hương làm thứ giấy bản rất tốt gọi là giấy
mật hương. Sau đó nhiều loại giấy khác nhau được làm từ vỏ Dó, Rêu biển
[36]


19

Từ thế kỷ thứ XI đến triều Lý, giấy Dó nước ta lại được nâng lên một
bước về kỹ thuật. Giấy tốt và nổi tiếng khơng kém gì giấy của người Trung
Hoa. Loại giấy này được làm cống phẩm dâng lên vua Tống. Kỹ nghệ làm
giấy của nước ta gắn liền với nhu cầu của xã hội và liên tục được phát triến
qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Bằng chứng là lịch sử đã ghi chép các địa
danh có nghề làm giấy truyền thống còn ghi tên đến tận ngày nay như n
Hịa - Kẻ Bưởi (ngoại vi phía Tây thành Thăng Long), làng Xuân Ổ - Tiên
Sơn, Dương Ổ (Yên Phong).. Ngày nay vào tháng giêng hàng năm người dân
làng An Cốc và Yên Thái vẫn làm giỗ tổ nghề giấy Việt Nam. Giấy luôn đồng
hành với sự phát triển văn hóa dân tộc [4].
Giấy thủ cơng chủ yếu làm từ vỏ cây Dó, cây Dướng gọi chung là giấy
bản, giấy có đặc tính xốp nhẹ, bền dai vì cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi kết cấu
với nhau như mạng nhện, đấy là kiểu cấu trúc ưu thế nhất nên giấy bền dai và
có độ xốp cao được chúng minh là tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, trong
số các tư liệu về giấy thì giấy Dó có tuổi thọ cao nhất, các tài liệu được sản

sinh lâu đời nhất trước khi các tư liệu bảo quản được phát hiện. Giấy dễ bắt
màu, hút ẩm, cháy kiệt: vì xốp nên giấy rất dễ bắt màu khi viết, in. Giấy có
tính cách nhiệt và cách âm tốt. [36]
Ngày nay, giấy Dó Việt Nam phát triển ở tầm cao mới, những người
thợ thủ công đã làm ra những sản phẩm rất độc đáo, quý giá mang đậm tính
Việt và chỉ có Việt nam mới có chất liệu giấy Dú tt v p. Tuy nhiên, để
khôi phục giấy Dú ở một số làng nghề trong những năm tới cần gây trồng
nhiều loài cây cho vỏ chất lượng để đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ và sản
lượng cao nhất.
1.1.2.2. Một số đặc điểm cây cho sợi làm giấy thủ công:
Ở Việt Nam đã dùng các xơ vỏ để làm giấy sau:
1. Cây gỗ: cây Dướng (Broussnetia papyryfera)


20

2. Cây bụi: Cây Niệt gió (Wistroemia indica), cây Dó giấy
(Rhamnoneuron balansae), cây Đay (Hibicus Cannabinus)...
Nguyên liệu chủ yếu sản xuất giấy thủ công ở vùng Kinh Bắc và Hà
Nội là cây Gió giấy, cây Cãnh một số nơi khác như Lương Sơn, Sơn La, Bắc
Ninh là cây Dướng và cây Niệt gió:
- Cây Niệt gió (Wistroemia indica) thuộc họ Trầm Thymeleceace:[17]
Là cây nhỏ, xanh quanh năm cao 0,3 -0.6m, lá hầu như khơng có
cuống, hình trứng thn dài, hai đầu tù hơi tròn, phiến lá dài 3-4 cm, rộng 1-2
cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bơng rất ngắn. Quả mọng khi
chín màu đỏ tươi, mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 11 -12.Vỏ thân, cành
đều có nhiều sợi cho nguyên liệu làm giấy.
Phân bố: Mọc hoang khắp các tỉnh ở rùng núi.
- Cây Dó giấy (Rhamnoneuron balansae), Họ Trầm Thymelaeaceae
[3], [36]

Là một loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 8-12m, đường kính thân ≤
20cm, cành non phủ đầy lơng. Lá mọc cách, phiến hình trứng thn, dài 1020cm, rộng 3-3,5cm, trịn, thót nhọn ở đầu, mỏng, nhẵn ở mặt trên có lơng
ngắn và nằm ở mặt dưới, bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3 - 4mm, có
lơng và có cánh. Hoa màu trắng, lưỡng tính, thơm. ống đài dài 1cm, hơi loe ở
giữa, phủ đầy lơng ở ngồi, nhẵn. Nhị 8, xếp thành hai vịng khơng dài bằng
nhau. Quả khơ hình trứng, dài 7mm; Hạt hình thoi, dài 6mm, rộng 1,7mm
Cây ưa sáng, ưa ẩm, mọc nhanh thường mọc rải rác ven rừng. Tái sinh
hạt dễ, khả năng nảy chồi khỏe. Phân bố ở các tỉnh miền Bắc hoặc Miền
Trung trong đó có Hịa Bình, nhiều nơi đã gây trồng dưới tán rừng.
Vỏ cây: Dễ bóc, cho sợi làm nguyên liệu sản xuất giấy cao cấp.


21

1.2.2. Nghiên cứu về sản lượng vỏ
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sản lượng vỏ và lập biểu sản
lượng như:
- Phạm Ngọc Giao (1984) [5] lập biểu thể tích cây đứng cho rừng
Thơng đi ngựa (Pinus massoniana) khu Đông Bắc ẩm Việt Nam, dựa vào
quan hệ trữ lượng với các nhân tố sinh trưởng là đường kính và chiều cao.
- Trịnh Đức Huy (1985) [9] xây dựng thành cơng phương pháp dự đốn
sản lượng cho rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) trồng thuần loài đều tuổi tại
trung tâm miền Bắc Việt Nam.
- Phạm Xuân Hoàn (1996) [6], Phạm Xuân Hoàn - Hoàng Xuân
Y(1999) [7] đã tiến hành nghiên cứu thể tích vỏ quế và lập biểu sản phẩm vỏ
Quế trồng ở Yên Bái: Kết quả nghiên cứu các cơng trình này cho thấy có thể
dựa vào phương trình đường sinh thân cây để xác định thể tích vỏ Quế tươi
một cách chính xác đồng thời có thể dựa vào mối quan hệ giữa bề dày vỏ tại
vị trí D1.3 với thể tích vỏ để xác định nhanh thể tích vỏ quế tại rừng .
Tất cả các cơng trình đã được sử dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Tuy

nhiên, do quan tâm nhiều đến thể tích cây đứng (cả vỏ) và thể tích sản phẩm(
khơng vỏ). Việc đo tính vỏ cây chỉ nhằm chuyển đổi hai loại thể tích này cho
nhau mà khơng quan tâm nhiều đến sản lượng vỏ cây
Qua nghiên cứu hầu hết các tác giả đều cho rằng giữa sản lượng vỏ (thể
tích vỏ, trọng lượng vỏ…) của cây có quan hệ mật thiết với đường kính, chiều
cao và thể tích thân cây.
1.2.3. Nghiên cứu nhân giống vơ tính bằng giâm hom
Ở Việt Nam nhân giống bằng hom được tiến hành từ những năm cuối
thập kỷ 70. Đến nay, kỹ thuật nhân giống bằng hom được đưa vào ứng dụng
rất phổ biến trong các đơn vị nghiên cứu cũng như các đơn vị sản xuất cây
con trồng rừng. Nhân giống bằng hom là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho các


22

cơng trình khảo nghiệm giống cho năng xuất cao (Bạch đàn, Keo, Phi lao…),
các loài cây bản địa.. và ứng dụng rộng rãi để nhân nhanh các loại cây quý
hiếm nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng.
Năm 1983 -1989, ở Viện khoa học Lâm nghiệp tiến hành nhân giống
bằng hom với một số loài như Mỡ (Manglietia glauca), Lát hoa (Chukarasia
tabularis), Bạch đàn (Eacalyptus)… Tập trung nghiên cứu vào các đặc điểm
cấu tạo, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm môi trường và việc xử lý các chất kích
thích ra rễ đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ của hom giâm.[13]
Lê Đình Khả (1990) và các tác giả đã tiến hành giâm hom nhiều xuất
xứ khác nhau của cây Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis đã đạt kết quả cao,
các thí nghiệm về các lồi giâm hom, môi trường giâm hom, thời vụ và
phương pháp xử lý chồi cũng được thực hiện.Từ kết quả nghiên cứu này đã
xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho
các chương trình trồng rừng. Ngồi ra, có một số lồi cây q hiếm như
Thơng đỏ, Bách xanh cũng được nghiên cứu và đạt kết quả cao. Tính đến năm

1997,Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp
đã sản xuất 12000 cây hom cho 60 ha rừng trồng. Khi nghiên cứu về ảnh
hưởng của các xuất xứ. Lê Đình Khả cũng kết luận các xuất xứ khác nhau, tỉ
lệ ra rễ của hom giâm khác nhau. Thí nghiệm tiến hành cho Eucalyptus
camaldulensis xuất xứ Victoria River cho tỉ lệ ra rễ là 60%, xuất xứ Gibb
River là 85%, xuất xứ Nghĩa Bình là 35%. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi
cây mẹ và tuổi cành lấy hom, các rác giả đã kết luận hom cây Mỡ 1 tuổi thì tỉ
lệ ra rễ là 98%, Mỡ 3 tuổi là 47%, 20 tuổi thì khơng ra rễ, với Keo lá tràm và
Keo tai tượng thì hom ngọn và hom sát ngọn có tỉ lệ ra rễ cao hơn (93,3 100%) so với hom giữa và hom sát gốc (66.7- 97,6%) [11], [20]


23

Các loại hóa chất kích thích ra rễ thường dùng hiện nay là Axit Indol
axetic (IAA), Axit Indol butiric (IBA), ABT, TTG, NAA..tuy vậy mỗi loại
hormon lại có hiệu quả hiệu quả ra rễ khác nhau đối với từng loài cây:
Năm 1997, Phạm Văn Tuấn đã công bố kết quả nghiên cứu về chọn cây
trội và nhân giống Keo lai Acacia auriculifocmic và Acacia magium. Theo
tác giả thì hom được lấy ở chồi gốc giai đoạn 2 tháng tuổi tỉ lệ ra rễ đạt 89%
nếu xử lý bằng IBA dạng bột và dung dịch [19]
Năm 1999, trong đề án nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng quý
hiếm, tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa tiến hành giâm hom cây Bách xanh
(Calocedrus macrolepis) 2 tuổi và 7,8 tuổi, cây Pơmu (Fokenia hodginsii) kết
quả đạt được như sau: Đối với cây Bách xanh 7-8 tuổi tỉ lệ hom ra rễ đạt cao
nhất là 85% ở IBA, ABT 1%; Cây 2 tuổi tỉ lệ hom ra rễ cao nhất là 95% khi
dùng IBA, ABT 1,5%. Còn đối với cây Pơmu tỉ lệ ra rễ cao nhất là 90% ở
NAA 1% và 1,5%.
Các loại hormon có vai trị quan trọng trong q trình hình thành rễ của
hom giâm, vì thế khi dùng riêng lẻ có thể gây ra hiệu quả của từng mặt, còn
khi dùng ở dạng hỗn hợp sẽ tạo ra hiệu quả tổng hợp và tăng tỉ lệ của hom

giâm,biết lựa chọn các chất với các nồng độ thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả
của giâm hom và giảm giá thành cây con: Komixarop (1994) thí nghiệm xử lý
hormon dạng nước IBA và NAA cho Tilia playtyphyllos, và xử lý hỗn hợp
hormon dạng bột IAA+ IBA cho Phi lao (Lê Đình Khả, 1996) đã thấy rằng tỉ
lệ ra rễ, số rễ, chiều dài rễ ở các công thức hỗn hốp với khi xử lý hom bằng
chất riêng rẽ [12]
Phạm Văn Tuấn và cộng sự, 2007 khi nghiên cứu về về giâm hom cây
Quế với các loại hormon IAA, IBA, ABT cũng chỉ ra rằng: Các loại hormon
sinh trưởng cũng làm tăng tỉ lệ ra rễ từ 7-22%, tăng chiều dài rễ từ 0,3 -1,4 cm


×