Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học dự án ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.32 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUN MƠN
THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp

: 12SVL

Ngành : Sư phạm Vật lý
Khoá học: 2012-2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUN MƠN
THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Khoá học: 2012-2016
GV hƣớng dẫn: TS. Lê Thanh Huy

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là hoàn
toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kì cơng trình nào
khác. Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc. Tơi
xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Thanh Huy, giảng viên khoa
Vật Lí, trường ĐHSP Đà Nẵng – thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình làm khố luận. Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
trường THCS Tây Sơn, Lý Thường Kiệt, Kim Đồng, Trưng Vương, Nguyễn Huệ
tại TP Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực nghiệm.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành
khố luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2016

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 2
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 8

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 10
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 10
7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
9. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................... 12
NỘI DUNG ........................................................................................................ 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC TÍCH HỢP XUN MƠN THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ
ÁN....................................................................................................................... 13
1.1 Dạy học tích hợp ......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp ................................................................. 13
1.1.2. Phân loại dạy học tích hợp ................................................................... 14
1.2. Phƣơng pháp dạy học theo dự án............................................................. 19
1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án ............................................................. 19
1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án....................................................... 21
1.2.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án ..................................................... 23
1.2.4. Mục đích yêu cầu xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn .................. 23
1.3. Một số giải pháp xây dựng chủ đề dạy học tích hợp xun mơn và tổ
chức dạy học theo phƣơng pháp dạy học dự án môn vật lý ......................... 24
1.3.1. Đối với giáo viên .................................................................................. 24
1.3.2. Đối với học sinh ................................................................................... 26
1.4. Xây dựng chủ đề tích hợp xun mơn dạy học theo dự án .................... 28
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 32
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUN
MƠN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ
ÁN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. ....................................................... 33
2.1. Yêu cầu của dạy học tích hợp xun mơn và tổ chức dạy học theo

phƣơng pháp dạy học dự án ............................................................................ 33
2.2.1. Đối với giáo viên .................................................................................. 33
2.2.2. Đối với học sinh .................................................................................. 34
2.2. Xây dựng chủ đề xuyên môn dạy học theo dự án ................................... 35
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

2.2.1. Xác định đề tài, chia nhóm ................................................................... 35
2.2.2. Xác định mục tiêu và xây dựng đề cương của dự án ........................... 36
2.2.3. Thu thập thông tin: ............................................................................... 37
2.2.4 Thực hiện dự án .................................................................................... 87
2.2.5.Trình bày sản phẩm dự án ..................................................................... 97
2.2.6. Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm .......................................................... 98
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 101
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 102
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ...................................................... 102
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ............................................................ 102
3.3. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm sƣ phạm ........................................ 102
3.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm ........................................................... 103
3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 103
3.5.1. Các bước thực hiện .............................................................................103
3.5.2. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm ............................................104
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................ 105
3.6.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1:...............................................105

3.6.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 ................................................ 109
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 112
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 113
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 1

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Mức độ tích hợp .................................................................................... 14
Hình 2: Sơ đồ liên kết chủ đề trong từng môn học ............................................ 16
Hình 3: Ví dụ một số mơn học có thể xây dựng liên mơn ................................. 17
Hình 4: Sơ đồ xương cá ...................................................................................... 18
Hình 5: Sơ đồ mạng nhện ................................................................................... 18
Hình 6: Sơ đồ xây dựng chủ đề tích hợp xuyên mơn ......................................... 18
Hình 7: Các bước xây dựng chủ đề tích hợp xun mơn ................................... 20
Hình 8: Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án ................................................ 21
Hình 9: Sơ đồ mục tiêu của dạy học theo dự án ................................................. 23
Hình 10: Các bước xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn dạy học theo dự án . 29

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy
DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

DHDA

Dạy học dự án

ĐCNN

Độ chia nhỏ nhất

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

HS

Học sinh

GD

Giáo dục


GV

Giáo viên

GHĐ

Giới hạn đo

SGK

Sách giáo khoa

PPDH

Phương pháp dạy học

GDĐT

Giáo dục đào tạo

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thơng

TH

Tích hợp

XH

Xã hội

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo,
[2].Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở ,
Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
[3].Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương
thức phát triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực
đào tạo giáo viên dạy tích hợp mơn Khoa học tự nhiên.Hà Nội, 2014, tr.23-28.
[4]. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và
SGK sau năm 2015.


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri
thức của lồi người đang gia tăng nhanh chóng. Khơng những thông tin ngày càng
nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện cơng nghệ, ngày càng có nhiều cơ hội
để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải
xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là
những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các
khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thơng tin, đặc biệt là biết
vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế.
Được sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, theo Nghị quyết 29-NQ/TƯ[1] về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua “ Đề án đổi mới
chương trình, SGK giáo dục phổ thơng.”, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo
dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu
đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp” là một trong
những vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Trên thế giới, dạy học tích hợp đã thành một trào lưu sư phạm hiện đại, các học
sinh ngoại quốc đã hình thành nên những năng lực rõ ràng, biết cách sử dụng phối hợp
các kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được vào thực tiễn. Chính vì vậy, nước ta cũng đã
áp dụng và triển khai mơ hình dạy học tích hợp vào giảng dạy.

Những năm vừa qua giáo dục nước nhà cũng đã đạt được một số thành quả to
lớn, tất cả là sự ủng hộ, đầu tư của chính phủ. Đa số các giáo viên đã hiểu được khái
niệm dạy học tích hợp, một số giáo viên đã chủ động xây dựng được các giáo án có
nội dung tích hợp, học sinh đang dần làm quen với cách học mới. Mô hình dạy học
tích hợp nhận được sự quan tâm to lớn từ nhân dân cả nước, thường xuyên được đưa ra
để bàn luận trong các bản tin quan trọng trong thời sự, báo đài….Ở trong nước có rất
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đề tài dạy học tích hợp, xây dựng được các tiến
trình, các điểm tích hợp để lồng ghép vào giảng dạy.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Tuy nhiên, dự án dạy học tích hợp cũng gặp một số khó khăn như: các nghiên
cứu về mơ hình này chưa được chuyên sâu, giáo viên chưa tìm hiểu kỹ hơn những kiến
thức sẽ tích hợp, giáo viên cịn mơ hồ chưa biết xây dựng giáo án tích hợp như thế nào,
tổ chức dạy học ra sao; thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới
học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp, một số các học sinh và phụ huynh coi nhẹ các môn
phụ chỉ muốn học các môn bắt bụôc nên chưa đồng tình với mơ hình dạy học này.
Chính vì vậy, nghiên cứu cách xây dựng các bước để hình thành được chủ đề
dạy học tích hợp cho giáo viên và lấy được hứng thú từ người học là một vấn đề cấp
thiết. Trên cơ sở tìm tịi những tư liệu về dạy học tích hợp, tơi quyết định chọn đề tài :
“Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp xuyên môn theo phƣơng pháp dạy học
dự án ở trƣờng trung học cơ sở”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất được một số chủ đề DHTH xuyên môn ở trường THCS.
- Thiết kế được tiến trình xây dựng bài học TH xuyên môn theo phương pháp
dạy học dự án ở THCS.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân loại nội dung, phương thức và các mức độ TH
- Xây dựng các bước tổ chức dạy học theo dự án.
- Thiết kế tiến trình xây dựng bài học TH xun mơn theo phương pháp dạy học
dự án môn Vật lý ở THCS.
- Xây dựng một số giáo án mẫu dạy học TH theo chủ đề : “Xây dựng một số
chủ đề dạy học tích hợp xun mơn theo phương pháp dạy học dự án ở trường trung
học cơ sở”.
- Liên hệ với giáo viên và các em học sinh ở trường THCS để tiến hành thực
nghiệm sư phạm.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Q trình dạy và học các chủ đề tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học
dự án ở trường THCS.

5. Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS thành phố Đà Nẵng.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu có thể tổ chức dạy học tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học dự
án với điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục dạy họcở trường trung học cơ sở.

7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học ở
những mức độ nhất định. Có nhiều nghiên cứu được dịch ra để làm tài liệu tham khảo
như:
Kathryn Paige (2008), Moving towards transdisciplinarity: an ecological
sustainable focus for science and mathematics pre-service education in the
primary/middle years, Asian-Pacific Journal of teacher education. Nghiên cứu về sự
chuyển biến trong dạy học theo hướng dạy học tích hợp các mơn khoa học ở bậc tiểu
học và THCS.
Susan M. Drake (2007), Creating Standards - Based Intergrated curriculum,
Corwin Press, Inc. Nghiên cứu về cách tạo một chương trình giáo dục tích hợp theo
tiêu chuẩn cơ bản.
Svetlana

Nikitina,

Three

strategies

for

interdisciplinary


teaching:

contextualizing, conceptualizing, and problem - centing, Jr. of Curriculum Studies,
38:3, 251-271. Nghiên cứu về ba tiêu chuẩn đề giảng dạy tích hợp: đặt vấn đề, lý
thuyết, nội dung giảng dạy.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Nhìn chung các nghiên cứu này đã định nghĩa được khái niệm dạy học tích
hợp, xây dựng được tiến trình dạy học tích hợp phù hợp với nền giáo dục ở các nước
phát triển.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng chương trình, các phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học, các chủ đề tích hợp xun mơn như:
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở , Trung
học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT.
NXB ĐHSP, 2015. Qua nghiên cứu này, giáo viên đã tiếp cận được khái niệm dạy học
tích hợp, hình dung được cách thức tổ chức dạy học tích hợp để chuẩn bị cho cải cách
giáo dục trong tương lai.
Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương thức phát
triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo
viên dạy tích hợp mơn Khoa học tự nhiên. Hà Nội. Qua nghiên cứu này, giáo viên sẽ
tiếp cận được các năng lực mà học sinh cần được hình thành trong q trình học tập

trong mơn Khoa học tự nhiên.
Hà Thị Lan Hương. Xu hướng tích hợp trong xây dựng chương trình các mơn
khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo
dục Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và xã hội. Số 29 (90), tháng 8 năm 2013. Kết quả
nghiên cứu: giáo viên xây dựng được các bước dạy học tích hợp trong chương trình
các mơn khoa học tự nhiên, đồng thời áp dụng vào thực tiễn.
Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh. Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lý thuyết kiến
tạo vào việc dạy học Hóa học. Tạp chí Giáo dục. Số 342, năm 2014. Nghiên cứu về
dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
thông qua việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc dạy học Hóa học.
Vũ Thị Sơn. Xây dựng và tìm hiểu mốt số bài tập tìm hiểu tự nhiên và xã hội
theo chủ đề (dựa theo sách giáo khoa) nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo của
học sinh Tiểu học. Đề tài NCKHGD cấp Bộ, mã số B2007-17-58. Qua nghiên cứu này
giáo viên sẽ thiết kế các bài tập để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong mơn
học tự nhiên xã hội, từ đó học sinh có hứng thú hơn trong các xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Các nghiên cứu trên đã nêu rõ các bước tiến hành tổ chức dạy học theo chủ đề
tích hợp nhưng chỉ ở mức độ lồng ghép và liên môn, hoặc nếu như xây dựng phương
thức dạy học xun mơn thì chỉ ở bậc Tiểu học, chưa nghiên cứu cụ thể ở bậc THCS.
Vì vậy cần có nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy học theo hướng TH
xuyên môn, khắc phục những hạn chế trong việc dạy học ở trường THCS hiện nay.


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp chun gia.

9. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, các cơng trình đã công bố liên quan đến đề
tài, tài liệu tham khảo và phụ lục , phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp xun mơn
theo phương pháp dạy học dự án.
Chương 2: Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp xun mơn và tổ chức dạy học
theo phương pháp dạy học dự án môn vật lý ở trường trung học cơ sở.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC TÍCH HỢP XUN MƠN THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ
ÁN
1.1 Dạy học tích hợp

1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.
Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định
nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên
lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn
quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. [2]
Với quan niệm trên, dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu:

Mục tiêu của dạy học tích hợp[3].

Làm cho q trình
học tập có ý nghĩa
bằng cách gắn học
tập với cuộc sống
hàng ngày, trong
quan hệ với các
tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ
gặp sau này, hòa
nhập thế giới học
đường với thế
giới cuộc sống.

Phân biệt cái cốt
yếu với cái ít quan
trọng hơn. Cái cốt
yếu là những năng
lực cơ bản cần
cho học sinh vận
dụng vào xử lý

những tình huống
có ý nghĩa trong
cuộc sống, hoặc
đặt cơ sở khơng
thể thiếu cho q
trình học tập tiếp
theo.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Dạy sử dụng
kiến
thức
trong
tình
huống thực tế,
cụ thể, có ích
cho cuộc sống
sau này.

Xác lập mối liên hệ
giữa các khái niệm đã
học. Thơng tin càng
đa dạng, phong phú
thì tính hệ thống phải
càng cao, có như vậy
học sinh mới thực sự
làm chủ được kiến
thức và mới vận dụng
được kiến thức đã học

khi gặp một tình
huống bất ngờ, chưa
từng gặp.

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho
rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời
kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học
tập, thơng qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những
năng lực cần thiết [2].
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng
kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn.
Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức
được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở
thành một người cơng dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học
tích hợp địi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống
của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý
nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành
và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành cơng trong vai trị người chủ gia
đình, người công dân, người lao động tương lai.
1.1.2. Phân loại dạy học tích hợp
Nhiều nhà khoa học đã phân chia các mức độ tích hợp theo thang tăng dần như
sơ đồ dướiđây [4].


XUN
MƠN

TRUYỀ
N
THỐNG

NỘI
MƠN

KẾT
HỢP

ĐA
MƠN

LIÊN
MƠN

Hình 1: Mức độ tích hợp

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy


1.1.2.1. Truyền thống
Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập, khơng có bất kì sự
liên hệ, kết nối nào giống như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn - một hướng, một cách
nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một mơn riêng rẽ. Ví dụ, GV áp dụng quan điểm này
trong giảng dạy từng mơn như Tốn, Khoa học, nghiên cứu XH, nghệ thuật, ngôn
ngữ... một cách riêng biệt, chỉ trong khn khổ kiến thức của mơn học mình dạy. Các
vấn đề được giải quyết chỉ trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ
mơn đó.
1.1.2.2. Kết hợp/lồng ghép
Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ví dụ, ở một
trường THPT của bang Illinois (Mỹ) đã kết hợp các nghiên cứu về tồn cầu hóa vào
trong chương trình của nhà trường. Điều này sẽ giúp cho HS hiểu sâu hơn các vấn đề
của thế giới từ nhiều góc nhìn khác nhau. Hoặc ở một trường học khác của bang New
Jersey, nhà trường cho rằng các yếu tố xã hội và xúc cảm là những yếu tố quan trọng
nhất đối với đời sống của đứa trẻ. Chính vì thế, ở từng khía cạnh nhận thức của nhà
trường được thiết kế để chỉ rõ cho HS biết là người lớn quan tâm đến chúng. Nhà
trường đã sử dụng chương trình học về xã hội và xúc cảm để hướng dẫn sự kết hợp.
Hiệu trưởng chỉ đạo các cuộc họp với cha mẹ, với HS và GV để thảo luận và cam kết
thực hiện chương trình trên. Từng HS được cảm nhận và trải nghiệm chương trình đó
hàng ngày. HS bắt đầu một ngày với công việc dành cho phát triển cộng đồng. Chúng
thuộc về các tổ/nhóm và có cơ hội tiếp cận với tổ nhóm GV của mình càng nhiều càng
tốt. Cha mẹ được khuyến khích tham gia càng nhiều càng tốt như là những đối tác, và
có một Trung tâm cha mẹ trong nhà trường. Có chương trình truyền hình phục vụ cộng
đồng là sản phẩm của HS lớp 8 được phát hàng ngày, trong đó nói về những tin tức
của HS và những điểm nóng phục vụ cơng cộng. Những điểm nóng này được rút ra từ
chính những nghiên cứu của HS và nội dung thường tác động đến những chủ đề hình
thành nhâncách...
Hoặc như ở nước ta, trong nhiều năm qua đã kết hợp, lồng ghép các chủ đề về
dân số, mơi trường, an tồn giao thơng, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống... vào các lĩnh

vực môn học như Địa lý, Sinh học, GD đạo đức và côngdân...

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

1.1.2.3. Nội mơn
Tích hợp trong nội bộ mơn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn, các
lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất
định.
Ví dụ: Tích hợp nội dung của Hóa học vơ cơ, Hóa học hữu cơ trong nội dung
của chương Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội và mơi trường; Tích hợp giữa các
phân mơn Đại số, Hình học và Lượng giác trong mơn Tốn tại một số thời điểm.
Chẳng hạn như: ứng dụng lượng giác trong hình học (khi tính diện tích, thể tích); ứng
dụng lượng giác trong đại số, như biến đổi, chứng minh một số bất đẳng thức; ý nghĩa
hình học và cơ học của đạohàm.
1.1.2.4. Đa môn
Ở đây các môn học là riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các
môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay các vấn đề chung. Có thể sơ đồ hóa
nhưsau:

Cơng
nghệ
Nghệ
thuật


Sinh
Học
Các
chủ đề,
vấn đề

Ngoại
ngữ

Tốn
Học
Mơn...

Hình 2: Sơ đồ liên kết chủ đề trong từng môn học
Khi HS học/nghiên cứu về một vấn đề nào đó các em đồng thời được tiếp cận
từ nhiều bộ mơn khác nhau. Ví dụ, khi HS học/nghiên cứu về cuộc Nội chiến của Mỹ
ở môn Lịch sử và đồng thời các em được đọc câu chuyện về Biểu hiện của lịng dũng
cảm ở mơn Tiếng Anh. Chủ đề Nội chiến có thể có ở mơn Nghệ thuật, âm nhạc và các
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

mơn học khác. Đơi khi được gọi là chương trình song song, cùng một vấn đề được dạy
ở nhiều môn cùng một lúc.

Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần phải thay đổi nhiều lắm nội dung
giảng dạy bộ môn của mình. Nội dung và đánh giá vẫn nguyên theo bộ mơn. Chỉ có
HS được mong đợi là tạo ra những kết nối giữa các lĩnh vực bộ môn, tức là các em sẽ
giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức thu được ở nhiều bộ môn khácnhau.
Đôi khi các tiếp cận đa môn đã tạo ra những liên kết rất mạnh và khi đó thì
những ngăn cách bộ mơn bị mờ đi và chương trình chuyển sang lãnh địa liên môn
(interdisciplinary).
1.1.2.5. Liên môn
Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có những chủ đề, vấn đề,
những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn chung.
Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các mơn học. Chương trình
cũng xoay quanh các chủ đề/vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên
môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt. Sơ đồ sau
chỉ rõ tiếp cận liên mơn:

Hóa học
TH

TH

Văn học
TH

TH

Sinh học

TH

Vật lý

Lịch sử

TH T
TH H
TH

Địa lý

Hình 3: Ví dụ một số mơn học có thể xây dựng liên môn
Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với nhau thành môn
học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từng mơn học. Thí dụ: mơn LíHố, Sử- Địa, Sinh- Địa chất, Hố - Địa... Ví dụ: chương trình và sách giáo khoa các
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

mơnKhoa học của Pháp gồm: mơn Lí - Hố; mơn Sinh - Địa chất (hoặc Khoa học về
Trái đất).
Mối quan hệ giữa các mơn học được hình dung qua sơ đồ mạng nhện hoặc sơ
đồ xương cá:

Hình 5: Sơ đồ xương cá

Hình 5: Sơ đồ mạng nhện

So

Như vậy, nội dung của các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ; mặt khác, vẫn
thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng các kiến
thức liên môn trong các chủ đề hội tụ.
1.1.2.6. Xuyên môn
Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà
không xuất phát từ các khoa học tương ứng với mơn học, từ đó xây dựng thành các
môn học mới khác với môn học truyền thống.
Cách tiếp cận này bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực (real-life context). Nó
khơng bắt đầu bằng mơn học hay bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. Điều
quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp đối với HS. Điểm khác duy nhất so với liên môn là
ở chỗ chúng bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS. Sơ đồ hóa như
sau:

Ngữ cảnh
thực tế

Hình 6: Sơ đồ xây dựng chủ đề tích hợp
xun mơn

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Tính cấp
thiết

Chủ đề
tích hợp
xun
mơn

Nội dung,

kiến thức
Bộ GD quy
định

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Ở mức độ này, nội dung kiến thức không thuộc riêng về một môn học nào mà
thuộc về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề TH sẽ không cần
dạy ở các môn học riêng rẽ. Mức độ này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay
nhiều môn học.

1.2. Phƣơng pháp dạy học theo dự án
1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án
1.2.1.1. Khái niệm dự án
Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và
ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch.
Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội:
trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã
hội...
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời
gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề
ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án
chuyên biệt.
Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có mục tiêu được xác định rõ ràng,

- Có thời gian qui định cụ thể.
- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn.
- Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác).
- Mang tính phức hợp, tổng thể
- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt
Quá trình thực hiện một dự án được phân chia thành các giai đoạn khác nhau.
Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây:

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Xác định mục tiêu dự án
Lập kế hoạch dự án
Thực hiện dự án

Kết thúc dự án (đánh giá)
Hình 7: Các bước xây dựng chủ đề tích hợp xun mơn

1.2.1.2. Dạy học theo dự án
Đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp
dự án (The Project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy
học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi
thầy giáo là trung tâm. Ban đầu, phương pháp dự án (PPDA) được sử dụng trong dạy
học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học

khác, cả các môn khoa học xã hội. Sau một thời gian phần nào bị lãng quên, hiện nay
PPDA được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc
biệt ở những nước phát triển.
Ở Việt Nam, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng
trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học theo dự án. Tuy vậy trong
lĩnh vực lý luận dạy học, PPDH này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thích
đáng, nên việc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao.
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án. Ngày nay
DHDA được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có
nhiều PPDH cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên khi khơng phân biệt giữa hình thức và
PPDH, người ta cũng gọi là PP dự án, khi đó cần hiểu đó là PPDH theo nghĩa rộng,
một PPDH phức hợp.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự
lực cao trong tồn bộ q trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản
của DHDA.
1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Học theo dự án (Project Learning) hay còn gọi là học dựa trên dự án (Project
Based Learning) là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến

thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Học theo dự án cịn là một hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu
tạo cơ hội để HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua kết nối các thông tin, phối
hợp nhiều kỹ năng, giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức, phát triển tư duy và
thái độ học tập suốt đời. Quá trình học theo dự án giúp HS củng cố kiến thức và xây
dựng các kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp chuẩn bị hành trang cho các em bước vào
cuộc sống với nhiều thử thách.
3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định
hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hố các đặc điểm của DHDA như sau:

Định hƣớng
thực tiễn

Có ý nghĩa
thực tiễn xã
hội
Định hƣớng
hành động

DHDA

Định hƣớng
học sinh

Tính tự lực cao
của ngƣời học
Cộng tác làm
việc

Định hƣớng

sản phẩm

Tính phức hợp

Hình 8: Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án
cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng,
việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học
tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần
được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ
năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích

cực và tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến
khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn,
hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng
của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
DHDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành
viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong
dự án. Đặc điểm này cịn được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được
tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong
đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực
tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng,công bố, giới thiệu.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Thanh Huy

1.2.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án

Tạo ra một
sản phẩm

Giải quyết
một vấn đề


Mục
tiêu
DHDA

Thực hành
nghiên cứu

Hình 9: Sơ đồ mục tiêu của dạy học theo dự án
Tạo ra một sản phẩm (Ví dụ: Tổ chức buổi hòa nhạc cho người cao tuổi; Tổ
chức giới thiệu một thành tựu cải cách giáo dục; Tổ chức các sự kiện cho “Tuần lễ ẩm
thực” của trường v.v).
Thực hành nghiên cứu (Ví dụ: Động vật và phân loại; Tác động của âm nhạc
đối với bò sữa; Dự án nghiên cứu về rác và cách giảm bớt rác trong nhà trường;
Nghiên cứu và so sánh cây phả hệ v.v).
Giải quyết một vấn đề (Ví dụ: Làm thế nào để các phụ huynh học sinh tham gia
vào các hoạt động của nhà trường; Tại sao loài khủng long lại biến mất; Video trong
dạy học v.v).
1.2.4. Mục đích yêu cầu xây dựng chủ đề tích hợp xun mơn
Dạy học tích hợp xun mơn và tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dự
án cần phải đạt được những mục đích sau:
1.2.4.1. Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó qn
Trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thông tin theo yêu cầu của dự án,
do phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát huy
được tính tự chủ và độc lập trong cơng việc, có trách nhiệm trong việc làm giàu kiến
thức của chính mình. Trong mơ hình này, giáo viên chỉ đóng vai trị người trợ giúp
khơng phải là người chỉ đường vạch lối.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang


23


×