Tải bản đầy đủ (.pdf) (536 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 536 trang )


Ban kinh tế

Tr-ờng đại học

ủy ban kinh tế

trung -ơng đảng

kinh tế quốc dân

của quốc hội

Kỷ YếU HộI THảO KHOA HọC quốc gia
TRIểN VọNG PHáT TRIểN KINH Tế VIệT NAM
Và VAI TRò CủA NHà NƯớC KIếN TạO
TRONG HOàN THIệN THể CHế Và MÔI TRƯờNG KINH DOANH

BAN CH O HI THO
TT

H v tên

1

GS.TS. Trần Thọ Đạt

2

Đ/c Vũ Hồng Thanh


3

Đơn vị/Chức vụ
Hiệu trưởng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Nhiệm vụ
Trưởng ban

Ủy viên Trung ương Đảng,
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV,
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Đồng
Trưởng ban

TS. Nguyễn Ngọc Bảo

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Đồng
Trưởng ban

4

TS. Nguyễn Đức Kiên

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Ủy viên


5

TS. Nguyễn Minh Sơn

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Ủy viên

6

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Phó Hiệu trưởng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên
thường trực

7

PGS.TS. Phạm Hồng Chương

8

PGS.TS. Hồng Văn Cường

Phó Hiệu trưởng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phó Hiệu trưởng,

Trường Đại học Kinh tế Quc dõn

Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
2017

1

y viên
Ủy viên


2


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
“TRIĨN VäNG PH¸T TRIểN KINH Tế VIệT NAM Và VAI TRò CủA NHà NƯớC KIếN TạO
TRONG HOàN THIệN THể CHế Và MÔI TRƯờNG KINH DOANH”
Thời gian: 8h00 (thứ Năm) ngày 16 tháng 3 năm 2017
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7.30 – 8.00
8.00 – 8.05
8:05 – 8:15
8.15 – 8.20

Đăng ký và đón tiếp đại biểu
Tun bố lí do, giới thiệu đại biểu
Phát biểu khai mạc và Đề dẫn Hội thảo
Phát biểu chào mừng Hội thảo


Phần I: Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (Tại Hội trường A)
Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam - Tái cơ cấu nền kinh tế gắn
với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và vai trị của Nhà nước kiến tạo
8.20 – 8.40
phát triển
GS.TS Ngơ Thắng Lợi
8:40 - 9:30
Thảo luận và tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học
9:30 – 9:45
Nghỉ giải lao và chụp ảnh
Phần II: Thảo luận theo các chủ đề

9:45 – 10:00

9:45 – 10:00

10:00 – 10:15

10:15 – 10:45

10:45 – 11:45
11:45 – 12:00

Chủ đề 1: Vai trò của Nhà nước Chủ đề 2: Hoàn thiện thể chế
kiến tạo trong hoàn thiện thể chế Tài chính cho phát triển bền vững
và cải thiện môi trường kinh doanh thị trường bảo hiểm và thị trường
chứng khốn Việt Nam
(Tại Hội trường A)
(Tại Phịng hội thảo D102)
Nhìn lại 1 năm thực hiện quyết tâm Đổi mới quản lý thị trường

xây dựng Chính phủ kiến tạo, chứng khốn Việt Nam góp phần
liêm chính, hành động
hồn thiện thể chế cho phát triển
bền vững
PGS.TS. Vũ Cương
PGS.TS Trần Đăng Khâm
Góc nhìn của người dân về Chính Từng bước hồn thiện thể chế cho
phủ kiến tạo phát triển: Từ Chỉ số sự minh bạch, hiệu quả và bền
PAPI đến hành động của chính vững thị trường bảo hiểm Việt
quyền các cấp.
Nam đến năm 2020
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
TS .Trần Quang Lâm
UNDP Việt Nam
Sự tham gia của doanh nghiệp trong
quá trình hồn thiện chính sách và
xây dựng Nhà nước kiến tạo
Thảo luận của các chuyên gia
GS.TS. Eddy Malesky và các nhà khoa học
Diễn đàn sáng kiến Việt Nam
Thảo luận của các chuyên gia và
các nhà khoa học
Kết luận Hội thảo

3


4



MỤC LỤC
STT

Tên bài viết và tác giả

Trang

ĐỀ DẪN HỘI THẢO
PHẦN 1
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
NĂM 2017
GS.TS. Trần Thọ Đạt
1

PGS.TS. Phạm Hồng Chương

15

PGS. TS. Tơ Trung Thành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TĨM TẮT BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN “KINH TẾ VIỆT NAM 2016:
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GẮN VỚI ĐỔI MỚI MÔ HÌNH
TĂNG TRƢỞNG VÀ VAI TRÕ NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN”
2

GS.TS. Trần Thọ Đạt

41


GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN "KINH TẾ VIỆT NAM 2016" CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - TIẾP NỐI XUẤT SẮC
CHUỖI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG
3

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái

47

Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam (VIDERI)
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC HOA KỲ RÖT KHỎI TPP TỚI KINH
TẾ VIỆT NAM
4

GS.TS. Hoàng Đức Thân

53

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017: NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ
THÁCH THỨC MỚI
5

TS. Nguyễn Quang Hiệp

63


Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Hưng n

6

ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GĨC ĐỘ ĐĨNG GĨP CỦA YẾU TỐ TFP
TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
ThS. Phí Thị Hồng Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5

73


STT

Tên bài viết và tác giả

Trang

7

NGUỒN TĂNG TRƢỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2016
PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân
TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân
ThS. Hoàng Thị Huệ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Phạm Ngọc Toàn
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


87

8

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
TRONG BƢỚC CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TỪ NĂM 2017
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

105

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
9

TS. Trần Thị Minh Hương

115

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
NHỮNG “NÖT THẮT” TRONG HIỆU QUẢ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM
10

ThS.NCS. Ngô Quốc Dũng

129

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH CỦA
VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ DỰ BÁO 2017
11

TS. Đặng Anh Tuấn và Nhóm nghiên cứu Viện Ngân hàng – Tài chính

151

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PHẦN II
VAI TRÕ CỦA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO TRONG HỒN THIỆN THỂ CHẾ
VÀ MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
MỘT SỐ KHĨ KHĂN, CẢN TRỞ CẦN KHẮC PHỤC ĐỂ XÂY DỰNG
MƠ HÌNH NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
12

GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn

185

Hội đồng KH&ĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

13

NHÌN LẠI MỘT NĂM THỰC HIỆN QUYẾT TÂM XÂY DỰNG
CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH, HÀNH ĐỘNG
PGS. TS. Vũ Cương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS.NCS. Nguyễn Tuấn Anh
Thanh tra Chính phủ

6

193


STT

Tên bài viết và tác giả

Trang

MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ KINH DOANH NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG
NĂM 2017 CỦA VIỆT NAM
14

PGS.TS. Trần Kim Chung

205

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

15

VAI TRÕ KIẾN TẠO CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
GS.TS. Nguyễn Đình Hương
Hội đồng KH&ĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

233


16

MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG
VIỆC CẢI THIỆN MƠI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM
TS. Hoàng Thị Thu Hà
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

237

17

TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
PGS.TS. Bùi Đức Tuân
ThS. NCS. Lê Huỳnh Mai
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

253

18

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
ThS. NCS. Bùi Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

267

19

CHÍNH SÁCH ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU
PGS.TS. Hồng Văn Cường
TS. Vũ Thị Hồi Thu
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

285

20

ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, PHỤC VỤ
TS. Phạm Thuỳ Giang
Học viện Ngân hàng

303

21

PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO GIẢI QUYẾT
BÀI TOÁN “BƢỚC HẪNG” TPP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
ThS. Lê Quốc Anh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

311

22

BỐN THÁCH THỨC TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ 2017
TS. Đặng Đức Anh
Trung tâm Thông tin và Dự báo KT- XH Việt Nam


331

23

ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC DNNVV TIỂU VÙNG TÂY BẮC
ThS. Đặng Công Thức
Đại học Tây Bắc

337

7


STT

Tên bài viết và tác giả

Trang

24

HỒN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ
NGOẠI HỐI GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ TẠI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

345

ThS. NCS. Trần Kim Anh
Ban Kinh tế Trung ương

GIẢM GÁNH NẶNG HÀNH CHÍNH THUẾ BẰNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KÊ KHAI, NỘP THUẾ
25

ThS. Trần Anh Quyết

353

Công ty TNHH đầu tư phát triển Hướng Nghiệp
PHẦN III
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC KHU VỰC KINH TẾ
MƠ HÌNH LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ DU LỊCH Ở TÂY BẮC
26

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

365

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƢƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN
TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM
27

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

381

ThS.NCS. Trịnh Quốc Tuy

Trường Đại học Kinh tế quốc dân
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ NHANH VÀ BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Hồng Sơn

28

ThS. Đào Ngọc Lưu

413

Viện nghiên cứu Phát triển KT- XH Hà Nội
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA KHỞI NGHIỆP: MỘT SỐ
KINH NGHIỆM NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
29

TS. Nguyễn Đình Trung

423

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

30

NHỮNG “ĐIỂM SÁNG” TRONG TRIỂN VỌNG KINH TẾ THỦ
ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2017
ThS. Nguyễn Minh Tuân
Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội

435


31

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ - GĨC NHÌN TỪ CHỈ SỐ DỰ BÁO PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP Z-SCORE
ThS. NCS. Đinh Đức Minh
Ngân hàng CP Xăng dầu Petrolimex

441

8


STT

Tên bài viết và tác giả

Trang

ĐẤU THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƢ VẤN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
32

TS.Trần Văn Hùng

449

ThS. Trần Mạnh Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
TS. Đỗ Thị Hương
33

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

463

ThS. Nguyễn Thị Thơ
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

34

NHU CẦU ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NGÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM
TS. Lê Thị Mỹ Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

475

35

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
ThS. NCS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Thủy lợi

487


36

XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN 4G/LTE: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Quang Huy
Công ty Mobifone

499

37

ĐẦU TƢ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Đặng Thu Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. NCS. Nguyễn Thị Lan Hương
Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội

509

38

NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP, LIÊN KẾT
QUỐC TẾ: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
ThS. Trần Anh Ngọc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

519


39

XU HƢỚNG CHỌN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA SINH VIÊN NGÀNH
KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ThS. Lê Thị Thu Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

527

9


10


ĐỀ DẪN HỘI THẢO
Kính thưa các Quý vị Đại biểu, các Nhà khoa học
Nhằm làm rõ vai trị của Chính phủ kiến tạo, cũng như những cơ hội, thách
thức trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và những giải pháp cần thực hiện
trong giai đoạn 2016-2020, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban
Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học
Quốc gia với chủ đề: “Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của
Chính phủ kiến tạo trong việc hồn thiện thể chế và môi trường kinh doanh”
vào ngày 16 tháng 3 năm 2017. Hội thảo là diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các
nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các cán bộ quản lý, các nhà hoạch định
chính sách và các doanh nghiệp về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam năm
2017 và các năm tiếp theo cũng như đánh giá và làm rõ những biến động của tình
hình kinh tế trong nước và quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam khi thực hiện giai
đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Hội thảo cũng là diễn đàn để công bố và trao đổi với các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách về Ấn phẩm thường niên “Kinh tế Việt Nam 2016:
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trƣởng và vai trò Nhà
nƣớc kiến tạo phát triển” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sau 3 tháng chuẩn bị, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia kinh tế trong những lĩnh vực khác
nhau. Gần 50 bài viết đã được gửi đến Ban Tổ chức Hội thảo. Trong quá trình
biên tập, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 38 bài viết có chất lượng để in trong Kỷ
yếu Hội thảo. Các bài viết tập trung khai thác những góc nhìn đa chiều về ba chủ
đề lớn sau đây: (1) Cơ hội, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam;
(2) Vai trò của Nhà nước kiến tạo trong hồn thiện thể chế và mơi trường kinh
doanh; (3) Phát triển kinh tế vùng, địa phương và các khu vực kinh tế.
Hội thảo sẽ diễn ra trong 1 buổi sáng, bao gồm phiên toàn thể và phiên thảo
luận theo chủ đề. Trong phiên tồn thể, chúng tơi mong muốn các nhà khoa học
tập trung thảo luận, bình luận về các nội dung chính sau:
- Làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong
phát triển của kinh tế Việt Nam năm 2016 và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cũng như xây dựng Nhà nước kiến tạo
phát triển.

11


- Nhận diện những cơ hội, khó khăn và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam trong điều kiện có những biến động mới của các hiệp định tự do và
biến đổi khí hậu tồn cầu như Mỹ rút khỏi TPP, quan điểm thương mại và quan
hệ quốc tế mới của Tân tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.v.v
Trong phiên thảo luận theo chủ đề, Hội thảo sẽ tập trung làm rõ các vấn đề
chuyên sâu liên quan đến 2 nội dung chính sau:
- Thành cơng và hạn chế của quá trình xây dựng Nhà nước kiến tạo nhằm

khơi thông và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời
gian qua và khuyến nghị cho những năm tiếp theo.
- Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm cho sự
phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững của thị trường Tài chính Việt Nam
trong giai đoạn đến năm 2020.
Các ý kiến thảo luận trong Hội thảo sẽ được tổng hợp thành báo cáo kiến nghị
chung gửi cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước cùng các bên liên quan với mục
tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững
năm 2017 và các năm tiếp theo.
Ban Tổ chức chúng tôi trân trọng cảm ơn sự phối hợp và hỗ trợ quý báu
của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Chính
sách Tài chính - Bộ Tài chính, Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, v.v. Sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan thể hiện trách nhiệm
đối với sự phát triển khoa học và cơng nghệ nói chung và trách nhiệm đối với
hoạt động đào tạo và NCKH của Trường Đại học KTQD nói riêng.
Đặc biệt, Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên
gia, các cán bộ thực tiễn đã tâm huyết viết bài và dành thời gian quý báu để tham
dự, phát biểu và đóng góp cho sự thành cơng của Hội thảo.
Xin kính chúc quý vị đại biểu, các nhà khoa học mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!
Ban Tổ chức Hội thảo

12


PHẦN 1
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


13


14


KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016
VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂM 2017
GS. TS. Trần Thọ Đạt
PGS.TS. Phạm Hồng Chương
PGS. TS. Tơ Trung Thành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt
Những diễn biến “gây sốc” ở hầu hết các khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu,
Nhật Bản hay Trung Quốc đã tạo nên một thế giới với nhiều biến động mạnh mẽ trong
năm 2016, theo đó có tác động lớn đến hầu hết các nước, trong đó gây nhiều sức ép tiêu
cực đến Việt Nam (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khơng thuận lợi, thị trường ngoại hối
cịn biến động ở một số thời điểm, lạm phát gia tăng,…).
Ở trong nước, mơ hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng
kể khiến những điểm nghẽn tăng trưởng vẫn chưa được giải quyết triệt để, cũng như tác
động của các chính sách nới lỏng đã dần đến hạn. Những vấn đề biến đổi khí hậu và thời
tiết khắc nghiệt đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn. Bên cạnh đó,
sản lượng ngành khai khống giảm mạnh, làm giảm tốc độ tăng chung của ngành cơng
nhiệp xây dựng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ ở mức 6,21%, giảm so với
6,68% năm 2015 và không đạt được chỉ tiêu 6,7% đặt ra. Điều này cho thấy nền kinh tế dễ
tổn thương từ vấn đề biến đổi khí hậu và mơ hình tăng trưởng dựa vào tài ngun đã “tới
hạn”. Tốc độ giảm giá dầu và lương thực thế giới chững lại, cùng với việc điều chỉnh mạnh
giá các hàng hóa Nhà nước quản lý là những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng

4,74%, so với 0,63% năm 2015. Chính sách tiền tệ nới lỏng chủ yếu để hỗ trợ phát hành
trái phiếu Chính phủ, đi kèm với vấn đề nợ xấu ở hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết
triệt để khiến mức lãi suất giảm không sâu và chưa thực sự hỗ trợ khu vực tư nhân phát
triển. Thâm hụt ngân sách ở mức cao và nợ công đã chạm ngưỡng cảnh báo phản ánh
những rủi ro vĩ mô đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng có một số điểm
sáng như cán cân thương mại thặng dư, và cùng với FDI giải ngân gia tăng ở mức cao kỷ
lục đã đóng góp lớn vào thặng dư cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối. Theo đó,
thị trường ngoại hối và tỷ giá trong năm tương đối ổn định.
Trong năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ gặp một số thách thức chính như biến động
thế giới khó lường, thể chế kinh tế và mơ hình tăng trưởng chưa được cải thiện mạnh
mẽ, dư địa chính sách thu hẹp, vấn đề biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt,... Vì vậy,
việc đạt được các chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội đặt ra cho năm 2017 (tăng trưởng 6,7%
và lạm phát 4%) là rất khó khăn.

15


Dẫn nhập
Những diễn biến của kinh tế thế giới năm 2016 đã có những tác động đến
kinh tế Việt Nam như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không quá thuận lợi (do kinh
tế Mỹ, châu u hay Nhật Bản (những bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam) xấu
đi trong năm 2016); thị trường ngoại hối có một số biến động ở một số thời điểm
(theo sau một số sự kiện như việc bỏ phiếu ra khỏi châu

u của người dân

nh,

Donald Trump thắng cử tổng Thống Mỹ và kế hoạch tăng lãi suất cơ bản của
FED); hay lạm phát trong nước khơng cịn q thấp như năm 2015 (một phần do

mức độ giảm của giá dầu thế giới chỉ còn bằng 1/3 so với mức giảm giá năm
2015, cũng như giá các mặt hàng năng lượng khác đều phục hồi trong Quý IV
năm 2016).
Ở trong nước, năm 2016 đã chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ trong
việc thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là trong việc cải thiện môi trường kinh doanh
cho các doanh nghiệp thông qua hàng loạt các Nghị quyết quan trọng nhằm
hướng đến mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Tiếp nối chuỗi các Nghị quyết 19 kể từ
năm 2014, ngày 28/4/2016, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 19/NQ-CP về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, theo
đó, một số mục tiêu quan trọng là đến hết năm 2016, môi trường kinh doanh đạt
tối thiểu bằng trung bình nhóm nước

SE N-4, và đến năm 2020, một số chỉ

tiêu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nằm trong nhóm nước
ASEAN-3. Một số các Nghị quyết quan trọng khác như Nghị quyết 35/NQ-CP
của Chính phủ ngày 16/5/2016, hay Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 cũng
đều đưa ra những nhiệm vụ cũng như giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng,
nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Một yếu tố nữa tác động lớn đến kinh tế trong nước trong năm 2016 cũng
như các năm tiếp theo là vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH). Năm 2016 được ghi
nhận là năm Việt Nam phải gánh chịu nhiều sự cố môi trường và thiên tai trong
bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và khó dự đốn. Sự cố ơ
nhiễm mơi trường biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), rét đậm và rét hại trên diện rộng ở các tỉnh phía
Bắc, mưa lũ và ngập lụt ở miền Trung, hạn hán ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây

16



Nguyên và Đông Nam Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông
Cửu Long đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
dân cư ở quy mô lớn.
Trong bối cảnh trong nước và quốc tế nêu trên, bài viết sẽ đánh giá kinh tế
Việt Nam năm 2016 thơng qua các khu vực chính như khu vực kinh tế thực, khu
vực đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ, khu vực ngân sách. Phần cuối của bài
viết là triển vọng kinh tế năm 2017.
Khu vực kinh tế thực
Sau khi tăng trưởng ở mức 6,68% trong năm 2015, cao nhất trong vòng 5
năm (2011-2015), kinh tế Việt Nam gặp khó khăn hơn trong năm 2016, với tốc
độ tăng trưởng giảm chỉ còn 6,21%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được Quốc
hội đưa ra là 6,7% (các nguyên nhân sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần tiếp
theo). Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 4.502,7 tỷ đồng (tương đương
hơn 200 tỷ USD), theo đó, GDP bình qn đầu người đạt 2215 USD, tương
đương 1770 USD theo giá so sánh 2010, chỉ tăng 4,92% so với năm 2015.
Cơ cấu ngành sản xuất và dịch vụ:
Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP (khoảng hơn 40%
GDP), với tốc độ tăng trưởng 6,98% đã đóng góp được 2,67% vào tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng chủ yếu xuất phát từ
hai ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
Kể từ năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã suy giảm
liên tục. Tăng trưởng của ngành này giảm mạnh chỉ còn 1,36% năm 2016 (so với
2,41% năm 2015 và trước đó là 3,44% năm 2014). Điều này cũng khiến tỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu sản xuất giảm liên tục. Năm 2016, tỷ trọng nơng
nghiệp chỉ cịn 16,32% GDP, so với 17% GDP năm 2015 và 17,70% năm 2014.
Theo đó, đóng góp của ngành nơng nghiệp đến tăng trưởng chỉ cịn 0,22 điểm
phần trăm, giảm mạnh so với 0,40 điểm phần trăm năm 2015 và 0,61 điểm phần
trăm năm 2014. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thấp đã gây hậu quả “kép”:

(i) làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế; (ii) làm giảm tốc độ tăng
trưởng của 2 ngành cơng nghiệp và thương mại dịch vụ trên góc độ chuỗi giá trị
sản phẩm ngành nông nghiệp.

17


Hình 1: Tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời
Nguồn: Tổng cục Thống kê, World Development Indicators
Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng trong GDP cũng như mức
độ đóng góp vào tăng trưởng của ngành nơng nghiệp suy giảm mạnh là từ những
diễn biến của biến đổi khí hậu, khắc nghiệt của thời tiết như rét đậm ở miền Bắc,
hạn hán và ngập mặn ở miền Nam, và sự cố môi trường biển tại các tỉnh Bắc
Trung Bộ. Ngoài ra một nguyên nhân nữa cần phải kể tới là sự yếu kém về trình
độ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là yếu tố làm yếu tốc độ tăng trưởng
ngành nông nghiệp không chỉ trong những năm vừa qua mà có thể cả giai đoạn
sau nếu khơng có chính sách đổi mới.

Hình 2: Cơ cấu ngành trong GDP và tốc độ tăng trƣởng của ngành
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ghi chú: Từ năm 2010, Tổng cục Thống kê đã tiến hành tách thuế giá trị
gia tăng hàng hóa và dịch vụ khỏi VA các ngành công nghiệp và dịch vụ

18


Nếu như năm 2015 tăng trưởng được cải thiện chủ yếu từ ngành cơng
nghiệp - xây dựng, thì năm 2016, ngành này có tốc độ tăng trưởng giảm sút rõ
rệt, kéo tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế đi xuống. Sản xuất công nghiệp xây dựng năm 2016 tăng trưởng 7,57% (so với 9,64% năm 2014), chiếm tỷ trọng
còn 32,72% GDP (so với 33,25% năm 2015), và chỉ đóng góp 2,59 điểm phần

trăm vào tăng trưởng (so với 3,20% năm 2015). Nguyên nhân chủ yếu khiến khu
vực này có tốc độ tăng trưởng giảm sút là từ ngành công nghiệp khai thác mỏ.
Chỉ số phát triển công nghiệp - khai thác mỏ đã giảm tới 5,9% so với năm 2015,
sau khi tăng 6,5% năm 2015. Đây là mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2011 (giảm
0,09% năm 2011 và 0,20% năm 2013). Sản lượng dầu thô giảm hơn 1,67 triệu
tấn hay sản lượng than giảm 1,26 triệu tấn là những nguyên nhân quan trọng
khiến ngành khai khoáng suy giảm mạnh. Điều này cho thấy tài nguyên thiên
nhiên đang dần trở nên cạn kiệt, và mơ hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài
nguyên đã trở nên “tới hạn”.

Hình 3: Tốc độ tăng chỉ số phát triển công nghiệp (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Cơ cấu thành tố chi tiêu:

19


Bảng 1: Tốc độ tăng các thành tố chi tiêu (%, so với cùng kỳ năm trƣớc)
Năm 2015
Tên chỉ tiêu

GDP

Năm 2016

Q.I

Q.II

6

Tháng

Q.III

9
Tháng

Q.IV

Cả
năm

Q.I

Q.II

6
Tháng

Q.III

9
Tháng

Q.IV

Cả
năm

6,12


6,47

6,32

6,87

6,53

7,01

6,68

5,48

5,78

5,65

6,56

5,99

6,68

6,21

Tiêu dùng cuối cùng

8,67


8,72

8,70

9,16

8,87

9,68

9,12

6,84

7,10

6,98

6,97

6,97

8,09

7,32

TDCC Nhà nước

7,02


7,12

7,08

6,62

6,91

7,07

6,96

7,01

7,45

7,25

6,90

7,12

8,40

7,54

TDCC hộ dân cư

8,82


8,88

8,85

9,41

9,05

9,95

9,33

6,82

7,07

6,95

6,98

6,96

8,05

7,30

Tích lũy tài sản

6,70


6,93

6,85

9,79

8,08

10,69

9,04

10,50

9,18

9,60

7,71

8,80

11,23

9,71

Xuất khẩu

15,62


15,91

15,78

15,87

15,81

5,01

12,64

8,95

12,78

11,02

12,91

11,68

19,66

13,86

Nhập khẩu

18,66


20,31

19,55

22,25

20,51

12,61

18,12

11,46

13,12

12,36

13,01

12,60

21,89

15,29

Nguồn: Tổng cục Thống kê

20



Về phía các thành tố chi tiêu, tốc độ tăng GDP suy giảm năm 2016 có
nguyên nhân chủ yếu từ thành tố tiêu dùng cuối cùng. Với tỷ trọng của tiêu dùng
cuối cùng duy trì mức trên 70% qua các năm, tốc độ tăng 7,32% trong năm 2016,
giảm nhiều so với 9,12% năm 2015 đã khiến tiêu dùng cuối cùng chỉ đóng góp
5,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng (so với 10,66 điểm phần trăm năm
2015). Trong khi đó, tổng tích lũy tài sản vẫn duy trì ở mức cao 9,71% (so với
9,04% năm 2015), đóng góp 3,08% điểm phần trăm vào tăng trưởng. Bên cạnh
đó, chênh lệch xuất nhập khẩu trong năm 2016 đã làm giảm 2,16 điểm phần trăm
của mức tăng trưởng chung.
Vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP năm 2016 tiếp tục giữ ở mức cao với tốc
độ tăng 8,7% và chiếm tỷ trọng là 33% GDP, tăng nhẹ so với 32,6% GDP. Tỷ
trọng đóng góp của các thành phần tương tự như năm 2015, trong đó, tỷ trọng
của khu vực FDI trong tổng đầu tư là 23,40%, khu vực tư nhân 39% và khu vực
Nhà nước là 37,6%. Như vậy, kể từ tái cơ cấu nền kinh tế năm 2011, tỷ trọng đầu
tư của khu vực Nhà nước mặc dù có giảm dần, nhưng hầu như khơng đáng kể.

Hình 4: Tỷ trọng đầu tƣ của các thành phần kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tỷ trọng đầu tư trên GDP cùng với tăng trưởng tín dụng liên tục tăng dần
từ năm 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn khó phục hồi bền vững cho thấy mơ
hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng mà chưa có nhiều cải thiện theo chiều sâu.

21


Hình 5: Tăng trƣởng, đầu tƣ/GDP, tăng trƣởng tín dụng
Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Thống kê, NHNN
Cơ cấu thành phần kinh tế

Trong khi khu vực kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn (khu vực doanh
nghiệp Nhà nước thiếu hiệu quả, khu vực doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và
thiếu các động lực tăng trưởng), thì khu vực FDI vẫn đang được coi là khu vực
năng động và tiếp tục đóng góp quan trọng vào GDP. Dòng vốn FDI đăng ký và
giải ngân tiếp tục gia tăng mạnh trong nhiều năm gần đây, và hiện đóng góp của
khu vực này đã chiếm hơn 18% sản lượng (con số năm 2015), hơn 23% tổng vốn
đầu tư xã hội, và khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp, khoảng 2/3 tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI cũng đang đóng góp lớn nhất vào
cán cân thương mại của nền kinh tế trong nhiều năm, giữ cho tốc độ tăng trưởng
kinh tế không suy giảm mạnh. Năm 2016 khu vực này tạo được thặng dư thương
mại 23,7 tỷ USD (so với 17,1 tỷ USD năm 2015); trong khi khu vực trong nước
nhập siêu 21,1 tỷ USD (so với 20,3 tỷ USD năm 2015).

Hình 6: Cơ cấu của các thành phần kinh tế trong GDP
Nguồn: Tổng cục Thống kê

22


Tuy nhiên, sau nhiều năm tham gia vào nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI
vẫn chủ yếu tập trung vào ngành khai thác tài nguyên, gia công tận dụng lao
động giá rẻ, tạo giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế, chưa có những đóng góp
tích cực cho cải thiện tiến bộ khoa học công nghệ. Sự kết nối giữa các doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp FDI có
cơng nghệ cao thì ít tạo được hiệu ứng lan tỏa về công nghệ đối với các doanh
nghiệp trong nước do khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp nước ngoài cũng như sự thiếu vắng lực lượng lao động trình độ cao
làm giảm khả năng hấp thụ những tiến bộ công nghệ.
Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp FDI là một trong những tác nhân quan
trọng gây ô nhiễm mơi trường. Một bộ phận nhà đầu tư nước ngồi đã lợi dụng

những quy định về môi trường lỏng lẻo để di dời các ngành công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường đến Việt Nam. Với nhiều vụ gây ô nhiễm mơi trường nghiêm
trọng của khu vực FDI (ví dụ Formosa), hiện nay Chính phủ Việt Nam cũng đã
có những thay đổi nhất định về tư duy và có những quy định khắt khe hơn trong
thu hút FDI, để hướng FDI vào những ngành tạo giá trị gia tăng cao, ít gây ô
nhiễm môi trường, phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Luật Bảo vệ Mơi trường
2014 cũng đã có những điều khoản liên quan đến đánh giá tác động môi trường
phù hợp hơn với luật pháp quốc tế với những tiêu chí đánh giá tác động mơi
trường của các dự án đầu tư, trong đó có FDI. Có thể nói, trong thời gian tới các
vấn đề liên quan đến mơi trường sẽ được tính tốn và cân nhắc cẩn trọng hơn khi
quyết định phê duyệt dự án đầu tư FDI. Tuy nhiên, việc thực thi vẫn gặp khó
khăn do các nguyên nhân: (i) Năng lực thực thi các quy định về bảo vệ mơi
trường cịn kém, (ii) Việc phân cấp cho địa phương vẫn khiến các địa phương thu
hút FDI bằng những quy định dễ dãi về môi trường, đó là chưa kể năng lực thẩm
định vấn đề về môi trường các dự án FDI tại các địa phương cịn thấp, (iii) Năng
lực khoa học cơng nghệ thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ, lao động năng suất
thấp,….vẫn là những cản trở chính trong việc chinh phục khu vực FDI vào các
ngành có giá trị gia tăng cao và ít gây ô nhiễm môi trường.
Khu vực đối ngoại
Do cấu trúc sản xuất và xuất nhập khẩu chưa có nhiều cải thiện, mơ hình
tăng trưởng theo chiều rộng vẫn thiếu hiệu quả nên diễn biến cán cân vãng lai và
thương mại Việt Nam thiếu bền vững. Nếu từ năm 2012-2014, cán cân thương

23


mại và theo đó là cán cân vãng lai đã được cải thiện và xuất hiện thặng dư chủ
yếu do cầu nhập khẩu thấp vì suy thối kinh tế, thì đến năm 2015, khi kinh tế bắt
đầu hồi phục, nhập siêu đã quay trở lại với quy mô gia tăng. Tuy nhiên, ngay khi
nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng năm 2016, thặng dư thương mại

hàng hóa lại xuất hiện.

Hình 7: Cán cân vãng lai và cán cân thƣơng mại
Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF
Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD,
tăng 8,6% (so với 7,9% năm 2015). Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu
đã giảm nhanh chóng (do nhu cầu yếu hơn từ phía sản xuất), theo đó, kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu ước đạt 173,3 tỷ USD, chỉ tăng 4,6% so với năm trước (so
với tốc độ tăng 12% năm 2015). Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư
2,68 tỷ USD (tƣơng đƣơng 1,26% GDP), so với mức nhập siêu 3,2 tỷ USD
(tương đương 1,56% GDP năm 2015).
Cơ cấu xuất nhập khẩu theo thành phần kinh tế
Đóng vai trị quan trọng trong cả xuất khẩu và nhập khẩu trong 10 năm gần
đây vẫn là khu vực FDI. Trong năm 2016, khu vực này xuất khẩu 125,9 tỷ USD,
chiếm gần 73% tỷ trọng xuất khẩu chung; trong khi nhập khẩu của khu vực này
đạt 102,2 tỷ USD, chiếm gần 59% tỷ trọng nhập khẩu chung. Theo đó, FDI là
khu vực đóng góp quan trọng nhất vào cán cân thương mại khi tạo ra thặng dư
thương mại lớn (23,7 tỷ USD), bù đắp cho mức thâm hụt thương mại ngày càng
cao của khu vực kinh tế trong nước (21 tỷ USD), từ đó đóng góp chủ yếu vào
thặng dư 2,68 tỷ USD trong năm 2016.

24


×