Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.68 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ CHÍ NAM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ CHÍ NAM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã ngành:

8310105

Mã học viên:



60CH197

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:

41/QĐ-ĐHNT ngày 14/01/2020
1145/QĐ-ĐHNT ngày 25/09/2020

Ngày bảo vệ:

9/10/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. HÀ VIỆT HÙNG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác
cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn


Võ Chí Nam

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban Trường Đại học Nha Trang, phòng Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thành
Thái người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q Thầy Cơ khoa Kinh tế,
Phòng Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q
trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả các bạn bè
trong lớp, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Võ Chí Nam

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................4
1.6. Giới hạn của nghiên cứu...........................................................................................4
1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................5
2.1. Các khái niệm chính .................................................................................................5
2.1.1. Sức khỏe là gì? ......................................................................................................5
2.1.2. Chăm sóc sức khỏe là gì? ......................................................................................5
2.1.3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì? .........................................................................6
2.1.4. Hành vi sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ là gì?..........................................7
2.2. Lý thuyết liên quan ...................................................................................................7
2.2.1. Nhu cầu về sức khỏe (Demand for Health) ...........................................................7
v


2.2.2. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe (Demand for Health Care) ................................13
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan.....................................16

2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................16
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................17
2.4. Giả thuyết và khung phân tích của nghiên cứu ......................................................19
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................26
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..............................................................................26
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................27
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................27
3.3.1. Kích thước mẫu nghiên cứu ................................................................................27
3.3.2. Loại dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................29
3.4. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................29
3.5. Công cụ thu thập dữ liệu.........................................................................................30
3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................31
3.6.1. Phân tích thống kê mơ tả .....................................................................................31
3.6.2. Phân tích bảng chéo (Crosstab) ...........................................................................31
3.6.3. Phân tích hồi quy Binary logistics.......................................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................33
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................33
4.2. Kết quả phân tích bảng chéo (Crosstab).................................................................35
4.2.1. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ...........35
4.2.2. Mối quan hệ giữa thu nhập và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ................36
4.2.3. Mối quan hệ giữa học vấn và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ..................37
4.2.4. Mối quan hệ giữa tuổi tác và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ..................38
4.2.5. Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ.................39
4.2.6. Mối quan hệ giữa tình trạng hơn nhân và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ....... 39
vi


4.2.7. Mối quan hệ giữa tác động của thời gian và quyết định kiểm tra sức khỏe định

kỳ ...................................................................................................................................40
4.2.8. Mối quan hệ giữa tác động của chi phí và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ...... 41
4.2.9. Mối quan hệ giữa bệnh mãn tính và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ .......42
4.3. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Logit và thảo luận ........................................43
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Hàm ý chính sách ...................................................................................................51
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

KTSKĐK

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

THPT

Trung học phổ thông

UNFPA


Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bổ mẫu cho các địa bàn nghiên cứu .....................................................29
Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mơ hình (1) .................................................................30
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả tất cả các biến được sử dụng trong phân tích hồi quy ........34
Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ....35
Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa thu nhập và quyết định kiểm tra sức khỏe đình kỳ..........36
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa học vấn và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ...........37
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa độ tuổi và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ............38
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ ..........39
Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa hôn nhân và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ...........40
Bảng 4.8: Mối liên hệ giữa tác động của thời gian và quyết định kiểm tra sức khỏe
định kỳ ...........................................................................................................................41
Bảng 4.9: Mối liên hệ tác động của chi phí và quyết định kiểm tra sưc khỏe định kỳ.......42
Bảng 4.10: Mối liên hệ giữa bệnh mãn tính và quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ......43
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Progit ................................................44
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................50

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Hiệu suất cận biên của vốn sức khỏe ..............................................................9
Hình 2.2: Đánh đổi giữa đầu tư cho sức khỏe và hàng hóa tiêu dùng...........................10
Hình 2.3: Sự dịch chuyển trong giá cả tương đối..........................................................11
Hình 2.4: Khung phân tích của nghiên cứu ...................................................................25

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.....................................................................26

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là một biện pháp hiệu quả nhất, với phương
châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh tật,
phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và duy trì sức khỏe tốt được xem là một trong những
biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kiểm tra sức khỏe định kỳ vẫn rất ít
người ý thức được tầm quan trọng của nó. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
cho thấy tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa cao. Biết được
những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan
trọng để tạo ra một hệ thống và môi trường làm cho người dân nhiều khả năng tham
gia kiểm tra sức khỏe định kỳ hơn.
Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 420 người dân ở Khánh Hịa để xác
định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng việc
áp dụng mơ hình hồi quy Logit. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định kiểm tra
sức khỏe định kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phát hiện nhiều vấn đề lý thú. Cụ thể:
(1) Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ còn thấp, chiếm 53,57%
trong mẫu nghiên cứu.
(2) Học vấn, thu nhập cá nhân cao hơn có nhiều khả năng thực hiện kiểm tra
sức khỏe định kỳ hơn. Hơn nữa, khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao, những
người lớn tuổi có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ càng cao. Những người mắc bệnh
mãn tính có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn so với những người khơng
mắc bệnh. Thêm vào đó, những người làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước có xác suất kiểm tra sức khỏe định kỳ cao hơn so với những người làm trong các
ngành nghề khác.
(3) Trái với kết quả của một số nghiên cứu trước, nghiên cứu này xác định rằng
giới tính và tình trạng hơn nhân khơng có ảnh hưởng lên xác suất kiểm tra sức khỏe

định kỳ của cá nhân.
(4) Một khẳng định quan trọng trong nghiên cứu này là nhóm những người có
quan tâm đến tác động của chi phí và thời gian đến hành vi sức khỏe có xác suất tham
gia kiểm tra sức khỏe định kỳ thấp hơn so với nhóm những người khơng quan tâm tới
tác động của chi phí và thời gian.
(5) Kết quả nghiên cứu cũng xác định có mối liên quan giữa các biến nhân khẩu
– xã hội, dịch vụ y tế (tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tiền sử bệnh mãn tính, thời
gian chờ đợi, và tác động của chi phí) với quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ.
xi


(6) Tình trạng hơn nhân và giới tính khơng có mối liên quan với quyết định
kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân tỉnh Khánh Hịa.
(7) Thơng qua việc ước lượng mơ hình, nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Kết quả kiểm định cho thấy dữ liệu ủng hộ 7 giả
thuyết và bác bỏ 2 giả thuyết.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách cũng được đề xuất
nhằm khuyến khích người dân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn.
Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng; kiểm tra sức khỏe định kỳ; hành vi sức khỏe;
Khánh Hòa.

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, là vấn đề cốt lõi quyết định sự phát triển
của một địa phương, một quốc gia vì nó quyết định chất lượng của nguồn vốn nhân
lực. Trong khi đó, vốn nhân lực lại là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc chăm sóc sức khỏe có thể

được thực hiện bằng cách thay đổi lối sống và cách suy nghĩ, thực hiện kiểm tra sức
khỏe định kỳ,... để đẩy lùi triệt để, hạn chế thấp nhất các nguy cơ gây nên bệnh tật.
Trong đó, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là một biện pháp hiệu quả nhất, với
phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa
bệnh tật, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và duy trì sức khỏe tốt được xem là một trong
những biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, một
cá nhân có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của họ, nhận biết được các nguy cơ có thể
gặp phải và thực hiện các biện pháp điều trị bệnh nếu cần thiết để tiết kiệm thời gian,
chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với những người có kết quả kiểm tra
sức khỏe khơng tốt, điều đó có thể giúp họ thay đổi những hoạt động hàng ngày, lối
sống theo hướng tích cực, lành mạnh hơn, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống,
tập thể dục,... Ngay cả đối với những người khi kiểm tra sức khỏe cho thấy khơng có
vấn đề về sức khỏe, đơn giản chỉ cần họ biết được tình trạng sức khỏe của họ có thể sẽ
rất hữu ích, giúp họ có thể n tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Chính hành động
quyết định có nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hay không sẽ liên quan đến
nhận thức của một người về việc duy trì sức khỏe và phịng ngừa bệnh tật. Xã hội càng
phát triển thì kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về mơi trường sống sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người, các yếu tố như ô nhiễm môi trường, áp lực công việc càng
làm gia tăng nguy cơ các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh lý tim mạch, gan, thận,
tăng huyết áp, cholesterol, đái tháo đường,… Trong khi đó, biện pháp đơn giản, hữu
hiệu và khoa học nhất để phát hiện sớm, hạn chế tối đa những thương tổn và ngăn
ngừa biến chứng của bệnh lý là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cho đến
nay vẫn rất ít người ý thức được tầm quan trọng của nó.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra sức khỏe
định kỳ chưa cao. Nghiên cứu của Olayinka và cộng sự. (2015) tại Tây Nam Nigeria,
cho thấy tỷ lệ thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân trong mẫu khảo sát là
1


62,34%; Kết quả khảo sát của Trung tâm bảo vệ sức khỏe tại Hồng Kông (2009), cho

thấy tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là 16,7%
trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên; Cherrington và cộng sự (2007), thực hiện một
nghiên cứu tại Hoa Kỳ, kết quả cho thấy có 42% những người dân trong mẫu khảo sát
có xác nhận kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tại Nhật Bản, nghiên cứu của Noguchi và
Shen (2019) cho thấy có 77,81% người dân trong mẫu khảo sát tham gia kiểm tra sức
khỏe định kỳ.
Tại Việt Nam, việc tham gia khám sức khỏe định kỳ mới chỉ được thực hiện cho
người lao động làm việc ở một số cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, còn phần lớn
người dân chỉ đến cơ sở khám chữa bệnh khi có bệnh mà chưa có thói quen đi kiểm tra
sức khỏe định kỳ vì tâm lý e ngại khi phải xếp hàng chờ đợi ở các bệnh viện, các trung
tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh cũng như chi phí phải bỏ ra. Theo thống kê của Bộ
Y tế (2019), tỷ lệ lượt khám chữa bệnh trên tổng số lượt khám, chữa bệnh chung:
tuyến tỉnh 8,86%, tuyến huyện 8,96%, tuyến xã 28,49%, chỉ khoảng 6,7 triệu người
cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Theo báo cáo tổng kết ngành
Y tế khu vực miền Trung năm 2019, thì chỉ khoảng 2,8% số lao động, tương đương
28.000 người trong tổng số gần 1 triệu lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp tham
gia khám sức khỏe định kỳ. Với số dân khu vực miền trung (khu vực từ Bình Thuận
đến Quảng Bình) là 26,46 triệu người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước) nhưng
số người được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm, chỉ khoảng 8,1 triệu người,
tương đương 30,6% (Viện Pasteur Nha Trang, 2019). Nghiên cứu của Trương Công
Hiếu và cộng sự. (2017) tại thành phố Huế cho thấy chỉ có 36,9% người dân trong mẫu
khảo sát đã từng tham gia khám sức khỏe định kỳ. Trần Tịnh Minh Trí (2016) thực
hiện một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra rằng có 68,75% người dân
trong mẫu khảo sát có tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Từ những vấn đề trên, cho thấy vẫn cịn khá ít các nghiên cứu liên quan được
thực hiện tại Việt Nam, và cũng cho thấy tỷ lệ người dân ở Việt Nam tham gia kiểm
tra sức khỏe định kỳ cịn thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân là một yêu cầu cần thiết và
hữu ích. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ một khảo sát người dân tại tỉnh Khánh
Hòa nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia kiểm tra sức

khỏe định kỳ của người dân, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm
khuyến khích người dân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng
đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của dân tại tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó
đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia kiểm tra sức
khỏe định kỳ nhiều hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe
định kỳ của dân tại tỉnh Khánh Hòa.
(2) Xem xét mối quan hệ giữa quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ với các đặc
điểm nhân khẩu – xã hội.
(3) Xem xét tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của dân tại tỉnh Khánh Hịa.
(4) Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan nhằm khuyến khích người dân tham
gia kiểm tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Quyết định tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ của dân Khánh Hòa chịu sự
tác động của những yếu tố nào?
(2) Giữa quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ với các đặc điểm nhân khẩu học
có tồn tại mối quan hệ với nhau hay khơng?
(3) Các yếu tố đó tác động như thế nào đến quyết định kiểm tra sức khỏe định
kỳ của dân tại tỉnh Khánh Hòa?
(4) Những đề xuất chính sách nào nhằm khuyến khích người dân tham gia kiểm
tra sức khỏe định kỳ nhiều hơn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết kinh tế học sức khỏe, quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của người
dân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ, với đơn vị
nghiên cứu là người dân trên địa bàn các huyện, thị, thành phố của tỉnh Khánh Hòa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tổng quan lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan đến hành
vi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân; phân tích và đánh giá các
3


yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ; và đề xuất các giải pháp
nhằm khuyến khích người dân tham gia kiểm tra sức khỏe.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một khảo sát người dân
tại tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: Các dữ liệu sơ cấp cho việc ước lượng và phân tích mơ hình
được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Đóng góp về lý thuyết: Bổ sung thêm bằng chứng thực tiễn tại Khánh Hòa –
Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ của
người dân.
- Đóng góp về thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở
cho việc thiết kế và thực thi các chính sách liên quan nhằm khuyến khích người dân
tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn.
1.6. Giới hạn của nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc kiểm định lý thuyết về hành vi
sức khỏe của người dân nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
kiểm tra sức khỏe bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên các lý thuyết đã
có và các nghiên cứu trước có liên quan đến sự tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Tính khái quát: Do điều kiện về thời gian và ngân sách thực hiện nghiên cứu
có hạn nên mẫu khảo sát chưa bảo đảm tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu và chưa

có so sánh được với các địa phương cùng khu vực.
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1: Chương này giới
thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, giới hạn của nghiên cứu, cũng như ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của
nghiên cứu. Chương 2: Chương này cung cấp chi tiết về tổng quan lý thuyết nền về
hành vi sức khỏe, quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như tổng quan tình hình
nghiên cứu trước liên quan, trên cơ sở đó xây dựng thành khung phân tích phù hợp.
Chương 3: Chương ba giải thích các phương pháp phân tích, mơ tả dữ liệu nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu,... Các kết quả ước lượng được trình bày và thảo luận
trong Chương 4. Cuối cùng, tác giả báo cáo các kết luận và các hàm ý chính sách
được trình bày trong Chương 5.
4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm chính
2.1.1. Sức khỏe là gì?
Theo từ điển bách khoa y khoa Mosby (1992, trang 360) định nghĩa sức khỏe là
“một tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội và khơng có bệnh tật hoặc
tình trạng bất thường khác”.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1999), sức khỏe không chỉ đơn thuần là trình
trạng khơng có bệnh tật, đau yếu. Khái niệm về sức khỏe bao hàm ý nghĩa rộng hơn,
đó là “tình trạng khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội”1. Sức khỏe là nguồn
lực giá trị giúp cho con người làm chủ bản thân mình, xã hội và đời sống kinh tế, cho
họ sự tự do làm việc, học tâp và tham gia tích cực vào hoạt động gia đình, đời sống
cộng đồng.
Như vậy, theo các định nghĩa này, sức khỏe của một người cần được xem xét,
quan tâm cả ba yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội. Nói đến sức khỏe thể chất là nói
về tình trạng cơ thể khơng có bệnh tật, được cung cấp đủ thức ăn và dinh dưỡng cần

thiết. Sức khỏe tinh thần là tình trạng mà tinh thần cảm thấy thoải mái, cảm xúc vui vẻ
và không chịu các căng thẳng về đầu óc, thần kinh. Sức khỏe xã hội là nói đến các tác
động của mơi trường xã hội và cộng đồng lên sức khỏe của mỗi cá nhân.
2.1.2. Chăm sóc sức khỏe là gì?
Theo Santerre & Neun (2012) thì chăm sóc y tế bao gồm nhiều loại hàng hóa và
dịch vụ nhằm duy trì, cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe của một người. Ví dụ, thuốc kê
toa, xe lăn, và răng giả là những ví dụ về hàng hóa y tế, trong khi phẫu thuật, kiểm tra
thể chất hàng năm và thăm các nhà vật lý trị liệu là những ví dụ về dịch vụ y tế.
Theo Hồng Đình Cầu (1995, trang 21) thì chăm sóc sức khỏe là “việc làm thỏa
mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (bao gồm: nhu cầu đầu đủ về dinh dưỡng, vui chơi,
giải trí) để đảm bảo trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành
viên trong xã hội”.
Như vậy, từ các khái niệm về chăm sóc sức khỏe như đã trình bày ở trên, chăm sóc
y tế hay chăm sóc sức khỏe cần được các nhà nghiên cứu xem xét qua ba khía cạnh sau:
(1) Một là, chăm sóc sức khỏe về thể chất. Để có được một sức khỏe tinh thần
tốt, mỗi người cần phải duy trì lối sống tích cực, nghĩa là phải hình thành nên thói
1

Định nghĩa này có hiệu lực từ năm 1948 và được sử dụng cho đến nay.

5


quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Không uống bia rượu, nhai trầu, không hút
thuốc lá, quan hệ tình dục khơng an tồn, bỏ những thói quen gây hại cho sức khỏe,
cần chú ý đến việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, luôn tham gia vận động,
luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày.
(2) Hai là, chăm sóc sức khỏe về tinh thần. Để có được sức khỏe tinh thần tốt
nhất có các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá nhân đó là học cách tự đánh giá bản thân một
cách lành mạnh, biết sẻ chia, biết cho và nhận, tạo dựng mối quan hệ tích cực, cần

dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi tham quan du lịch, phải trang bị cho bản thân
cách quản lý và đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống, stress hiệu quả nhất.
Luôn sống lạc quan, yêu đời, lành mạnh, biết cách điều chỉnh cảm xúc đặc biệt những
cảm xúc tiêu cực.
(3) Ba là, chăm sóc sức khỏe xã hội. Nghĩa là cần thực hiện các chính sách
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thơng qua các chính sách ngăn ngừa bệnh tật, nâng
cao sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó cần quan tâm đến sức khỏe trong gia đình
bằng việc các thành viên trong gia đình phải biết u thương, chăm sóc, có trách
nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau. Và cần chú ý đến các quan hệ bạn bè như giúp đỡ, động viên,
tôn trọng nhau.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu chăm sóc sức khỏe là cơng việc chuẩn đốn, điều
trị, phịng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích và các khiếm khuyết về thể chất, tinh thần
và xã hội của con người. Chăm sóc y tế liên quan đến việc xác định khuyết tật từ giai
đoạn sớm, lượng giá và điều trị tình trạng sức khỏe và các khiếm khuyết đi kèm với
mục đích là chữa bệnh và hạn chế các tác động của bệnh lên cơ thể. Chăm sóc y tế có
thể được thực hiện ở hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp 2 hay cấp 3.
2.1.3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì?
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại dịch vụ đặc biệt. Nó bao gồm các hoạt
động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm 2 thành phần chính, (1)
Chất lượng kỹ thuật, đó là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đốn và điều trị bệnh, và
(2) Chất lượng chức năng, bao gồm cơ sở vật chất của bệnh viện, kỹ năng giao tiếp của
nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh, cách thức bệnh viện chăm
sóc người bệnh,…
6


2.1.4. Hành vi sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ là gì?
Theo Đồn Phương Thúy (2016, trang 38), thì “Hành vi sức khỏe là một trong
những khái niệm quan trọng của văn hóa sức khỏe. Khái niệm này để chỉ toàn bộ các

ứng xử của con người đối với các hoạt động tăng cường, phòng chống và chữa trị bệnh
tật; đó là các phản ứng của con người trước những vấn đề sức khỏe trong những môi
trường sống cụ thể, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Các hành vi sức
khỏe không phải là các ứng xử mang tính ngẫu nhiên, mà nó là sự phản ánh các quan
niệm, giá trị, các chuẩn mực về sức khỏe. Các hành vi chăm sóc sức khỏe tiên tiến, đáp
ứng các chuẩn về tăng cường thể lực, phòng chống bệnh tật, chữa trị đúng, kịp thời… lại
được coi là các mơ hình, là chuẩn mới cho các hành vi chăm sóc sức khỏe”.
Như vậy, hành vi sức khỏe của một người liên quan đến việc người đó có sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay khơng, chẳng hạn, cá nhân đó có tiến hành
thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc có thực hiện việc tầm sốt ung thư hay
khơng. Trong nghiên cứu này, khái niệm về quyết định kiểm tra sức khỏe định kỳ
được hiểu là một cá nhân có thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm hay không.
2.2. Lý thuyết liên quan
2.2.1. Nhu cầu về sức khỏe (Demand for Health)2
2.2.1.1. Sức khỏe như là một dạng của vốn nhân lực
Cái nhìn sâu sắc và quan trọng nhất là bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe mang
lại lợi ích về mặt kinh tế, bản thân sức khỏe có thể được coi là một hàng hóa, mặc dù
nó có những đặc điểm riêng. Chúng ta có thể xem sức khỏe là một loại hàng hóa cơ
bản: một trong những mặt hàng mà con người mong muốn thực sự và cần có nhiều các
loại hàng hóa và dịch vụ hữu hình phục vụ cho nó, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe đơn giản đó là phương tiện để tạo ra sức khỏe.
Nếu chấp nhận sức khỏe là một loại hàng hóa cơ bản, chúng ta có thể phân tích
nhu cầu để cải thiện sức khỏe theo cách tương tự như khi chúng ta phân tích nhu cầu
đối với những loại hàng hóa và dịch vụ khác. Điểm khác biệt chính là vì sức khỏe
khơng thể mua bán được nên khơng thể phân tích nó theo khn khổ của thị trường
(nghĩa là chúng ta không thể trực tiếp mua bán sự cải thiện sức khỏe). Thay vào đó,
chúng ta tập trung vào việc sản xuất ra sức khỏe như là những phương tiện chính mà
thơng qua đó con người thể hiện nhu cầu của họ đối với sức khỏe, có thể liên quan đến
việc mua các loại hàng hóa và dịch vụ, từ đó gián tiếp thực hiện mua sự cải thiện sức
2


Phần này dựa theo Dewar (2010)

7


khỏe. Do đó, chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ những nhu cầu về sức khỏe. Phân tích
như vậy có thể được sử dụng đối với hầu hết các loại hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng nó
đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe bởi vì tiêu dùng về chăm sóc sức khỏe thường
khơng mang lại niềm vui thích, mà chỉ đơn giản là để cải thiện sức khỏe (Morris và
cộng sự., 2007).
Mơ hình nhu cầu về sức khỏe được Michael Grossman phát triển vào những
năm 1970, xem việc đầu tư vào sức khỏe như là một hình thức đầu tư vào vốn nhân
lực (Cuyler & Newhouse, 2000). Mơ hình tổng quát về vốn nhân lực được phát triển
đầu tiên bởi Gary Becker trong bối cảnh đầu tư vào giáo dục và thật hợp lý khi mở
rộng mơ hình này đối với sức khỏe (Becker, 1975). Xem xét những thứ liên quan đến
đầu tư bằng tư liệu sản xuất. Chăm sóc sức khỏe và sửa chữa máy móc thường có sự
tương đồng, vì vậy hãy suy nghĩ về việc đầu tư cho máy móc. Một người làm cơng
việc là tư vấn cho khách hàng có thể mua máy móc với mục đích để kiếm thu nhập (ví
dụ, nếu máy móc là một cái máy tính). Trong trường hợp này máy tính là tư liệu sản
xuất đầu vào. Hoặc một người có thể mua một cái máy tính để làm việc và làm những
điều thích thú, chẳng hạn như sử dụng internet hoặc chơi trị chơi. Trong trường hợp
này, máy tính cũng là một tư liệu sản xuất cung cấp dịch vụ theo thời gian có giá trị
bằng tiền và giá trị ở khía cạnh tiện ích hoặc tiêu dùng. Về mặt tiêu dùng, đó là niềm
vui khi chơi một trị chơi yêu thích vào cuối tuần. Nếu người ta chỉ sử dụng máy tính
để giải trí thì đó vẫn là tư liệu sản xuất vì nó cung cấp dịch vụ theo thời gian (JohnsonLans, 2006). Để cải thiện đầu tư vào máy tính, cần có bảo trì dự phịng, chẳng hạn như
vệ sinh bàn phím, chống vi rút, v.v. Đơi khi, cần phải tốn nhiều tiền để sửa chữa chẳng
hạn như lỗi ổ đĩa. Trong trường hợp này, việc sửa chữa và bảo trì máy tính khơng
giống như “bảo trì sức khỏe”. Việc máy tính cần sửa chữa nhiều hay ít phụ thuộc vào
cách chúng ta sử dụng nó. Việc bảo trì và sửa chữa máy tính thường xun nhằm bù
đắp hao mòn. Đây là một phần của tổng đầu tư cho máy tính trong suốt vịng đời của

máy. Tổng đầu tư bao gồm chi phí mua máy tính và bảo trì (Johnson-Lans, 2006).
2.2.1.2. Mơ hình đầu tư sức khỏe của Grossman
Đóng góp chính của mơ hình Grossman là sự phân biệt giữa sức khỏe như một
sản phẩm đầu ra (tức là hàng hóa cơ bản), là nguồn tiện tích cho con người và chăm
sóc sức khỏe như một đầu vào để sản xuất ra (tạo ra) sức khỏe. Trong mơ hình
Grossman, các cá nhân vừa có nhu cầu về sức khỏe vừa tạo ra sức khỏe. Người ta có
nhu cầu về sức khỏe vì nó ảnh hưởng đến tổng thời gian có sẵn để tạo ra thu nhập, của
cải và bởi vì bản thân sức khỏe chính là một nguồn tiện ích. Sức khỏe khơng tốt sẽ làm
8


giảm hạnh phúc và khả năng kiếm tiền của chúng ta. Sức khỏe được mơ hình hóa vì
sức khỏe do cá nhân tạo ra, sử dụng nhiều phương tiện như chế độ ăn uống, lựa chọn
lối sống và chăm sóc trị liệu. Con người tạo ra sức khỏe hiệu quả tới mức nào phụ
thuộc vào kiến thức và giáo dục của mỗi người. Chăm sóc sức khỏe là đầu vào để tạo
ra sức khỏe. Từng cá nhân được mơ hình hóa vì bắt đầu cuộc sống với một “nguồn”
sức khỏe, có đặc điểm tương tự như tài sản: sức khỏe giảm dần theo thời gian cùng với
tuổi tác, nhưng cũng có thể tốt hơn thơng qua đầu tư về thời gian, nỗ lực, kiến thức
hoặc kiếm tìm cách chăm sóc sức khỏe. Mơ hình Grossman thể hiện được hai nhìn
nhận sâu sắc quan trọng. Đầu tiên, chăm sóc sức khỏe là đầu vào để cải thiện sức
khỏe: hiện nay chúng ta chấp nhận chăm sóc trị liệu khơng phải là yếu tố chính quyết
định sức khỏe. Thứ hai, những cá nhân khơng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe vì lợi ích
của chính mình. Tiện ích nhận được từ việc áp dụng chăm sóc sức khỏe khơng phải
được tạo ra từ chăm sóc sức khỏe mà là từ kết quả cải thiện đối với sức khỏe. Do đó,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu phát sinh. Mơ hình đầu tư về sức khỏe coi nhu
cầu sức khỏe là nhu cầu có điều kiện dựa trên chi phí sử dụng nguồn vốn sức khỏe và
tỷ lệ khấu hao sức khỏe. Như khi đầu tư vào máy tính, hoặc tư liệu sản xuất, cuối cùng
cũng bị hao mòn, sự khác biệt giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng phụ thuộc vào tốc độ tư
liệu sản xuất bị hao mòn hoặc giảm giá trị.
Hiệu suất cận biên của vốn (MEC) là một thước đo xem có thể tạo được thêm

bao nhiêu sản phẩm đầu ra với một đơn vị đầu vào tăng thêm. Hình 2.1 mơ tả hiệu suất
cận biên của nguồn vốn sức khỏe. Nó cho biết cần phải mất bao nhiêu chi phí tăng
thêm để tạo thêm một đơn vị nguồn sức khỏe.

Hình 2.1: Hiệu suất cận biên của vốn sức khỏe
Nguồn: Johnson-Lans (2004)
9


Người ta đo nguồn vốn sức khỏe trên trục hoành và chi phí trên trục tung.
Đường cong MEC đi xuống vì các đơn vị đầu tư tăng thêm được giả định để mang lại
những cải thiện cận biên nhỏ hơn trong việc tạo ra sức khỏe. Nói cách khác, giả định
rằng việc tạo ra sức khỏe có thể làm giảm hiệu suất cận biên. Hi và Hi + 1 là hai mức độ
nguồn sức khỏe được lựa chọn bởi các cá nhân ở các mức chi phí khác nhau dùng cho
sức khỏe. Tổng chi phí để sản xuất ra sức khỏe gồm có chi phí bù đắp khấu hao và chi
phí cho các đơn vị tăng sức khỏe được ký hiệu là C (Johnson-Lans, 2006). Người ta có
thể nghĩ về đồ thị MEC là đường cong nhu cầu đối với sức khỏe. Nó cũng có thể được
coi là hàm sản xuất đối với sức khỏe vì nó liên quan đến đầu vào và đầu ra của nguồn
sức khỏe. Một khi chúng ta hiểu được đồ thị MEC, có thể biết được mức độ mà một cá
nhân sẽ lựa chọn để sản xuất ra sức khỏe. Một người lý trí sẽ đầu tư thêm nguồn lực để
tạo ra sức khỏe tới điểm mà tại đó giá trị trạng thái sức khỏe bằng với chi phí cận biên
của việc tạo ra sức khỏe. Đồ thị MEC cụ thể cho từng cá nhân. Vị trí của đồ thị MEC
phụ thuộc vào nguồn sức khỏe ban đầu của một người ở đầu mỗi giai đoạn. Một cá
nhân có sức khỏe kém hơn sẽ cần nhiều đầu vào hơn để có được sức khỏe như cá nhân
có sức khỏe ban đầu tốt hơn. Trong trường hợp đó, đường cong MEC sẽ nằm ở bên
trái đồ thị, thể hiện người có trạng thái sức khỏe ban đầu tốt hơn. Mơ hình khơng cho
rằng là sự gia tăng đầu vào trong hàm sản xuất sức khỏe sẽ tạo ra sự cải thiện cận biên
giống nhau ở những người khác nhau (Johnson-Lans, 2006).
2.2.1.3. Mơ hình tiêu dùng
Vì một số mục đích, nên chuyển sang mơ hình tập trung vào việc phân bổ ngân

sách (thu nhập) giữa đầu tư cho sức khỏe và chi tiêu cho các loại hàng hóa tiêu dùng
tại bất kỳ thời điểm nào.

Hình 2.2: Đánh đổi giữa đầu tư cho sức khỏe và hàng hóa tiêu dùng
Nguồn: Johnson-Lans (2004)
10


Trong Hình 2.2, đường thẳng là đường ngân sách. Nó cho thấy các kết hợp khác
nhau giữa sức khỏe và hàng tiêu dùng mà một người có thể mua với mức ngân sách
hoặc mức thu nhập cụ thể. Số lượng hàng hóa có thể được mua từ nguồn ngân sách
phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hóa. Độ dốc của đường ngân sách được xác
định bởi giá cả tương đối của hàng hóa, đó là sức khỏe và hàng hóa tiêu dùng. U là
đường bàng quan của mỗi cá nhân. Mỗi đường cong bàng quan cho thấy sự kết hợp
khác nhau của hàng hóa tiêu dùng và sức khỏe cung cấp cho cá nhân mức độ hài lòng
hoặc độ hữu dụng như nhau. Một đường cong bàng quan cao hơn biểu thị mức tổng độ
hữu dụng cao hơn. Một giả định chuẩn là cả hàng hóa tiêu dùng và sức khỏe đều có thể
giảm bớt hữu dụng cận biên: do đó, người ta có thể vẽ các đường cong bàng quan theo
cách thông thường, tức là lồi về phía gốc tọa độ. Bởi vì năng suất làm việc của một
người tại nơi làm việc có thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của người đó, đầu tư vào sức
khỏe có thể tăng thu nhập tới mức mà người ta có thể chi tiền để chăm sóc sức khỏe
mà khơng làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa khác. Khi đó, sẽ khơng có sự đánh đổi giữa
hai hàng hóa đó. Đồ thị này giả định rằng các tác động của đầu tư đối với sức khỏe
không xảy ra đồng thời. Đồ thị này chỉ tượng trưng cho một thời điểm nhất định
(Johnson-Lans, 2006).
2.2.1.4. Các yếu tố bổ sung ảnh hưởng đến việc đầu tư vào sức khỏe
 Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn để có được hoặc duy trì
sức khỏe. Ngược lại, người già thường không để ý tới hầu hết các mặt hàng tiêu dùng
có giá trị cao hơn. Trên thực tế, một số hàng hóa có thể giảm giá cho người cao tuổi,

chẳng hạn như đi du lịch bằng hàng không và một số bữa ăn tại nhà hàng. Do đó, giá cả
tương đối để có được sức khỏe so với việc mua các loại hàng hóa tiêu dùng có xu hướng
tăng lên theo tuổi. Hiệu ứng thay thế (hiệu ứng giá tương đối) sẽ khuyến khích thay thế
các mặt hàng tiêu dùng khác bằng việc đầu tư vào sức khỏe khi người ta già đi.

Hình 2.3: Sự dịch chuyển trong giá cả tương đối
Nguồn: Johnson-Lans (2004)
11


Trong Hình 2.3, một sự tăng lên trong giá cả tương đối của việc đầu tư cho sức
khỏe được thể hiện bằng một sự giảm xuống trong độ dốc của đường ngân sách từ
B1B1 đến B2B1, điều này dẫn đến một sự kết hợp tối ưu mới giữa sức khỏe và các loại
hàng hóa khác tại E1.
 Giáo dục
Chúng ta có thể sử dụng cả mơ hình đầu tư và tiêu dùng để phân tích tác động
của giáo dục đối với nhu cầu về sức khỏe. Có nhiều bằng chứng cho thấy những người
có trình độ học vấn cao sẽ tạo ra sức khỏe hiệu quả hơn. Trong mơ hình đầu tư, giáo
dục làm dịch chuyển đường cong MEC sang phải bằng cách nâng cao năng suất của
các yếu tố đầu vào trong việc tạo ra sức khỏe. Một giả thuyết nhằm giải thích điều này
rằng giáo dục có mối tương quan thuận với sự suy giảm sức khỏe (Muurinen, 1982).
Điều này có thể được biểu thị bằng sự di chuyển đi xuống dọc theo đường cong MEC
liên quan đến việc giảm chi phí để tạo ra nguồn lực sức khỏe. Kỳ vọng rằng sự gia
tăng nhu cầu về sức khỏe có liên quan đến sự gia tăng trong giáo dục. Giáo dục khơng
chỉ giảm chi phí đầu tư vào sức khỏe mà cịn có thể liên quan tới các thị hiếu theo thời
gian khác nhau. Thị hiếu theo thời gian là một thuật ngữ chỉ mức độ xem trọng của con
người trong tương lai. Người chú ý tới hiện tại mà bỏ qua tương lai, tức là đánh giá thấp
tầm quan trọng của sức khỏe rất nhiều. Một người như vậy khơng có khả năng tiết kiệm
hoặc đầu tư nhiều vào giáo dục hoặc y tế (Fuchs, 1982). Ngay cả khi đầu tư vào giáo
dục có tương quan với đầu tư vào sức khỏe thì hiệu quả của giáo dục đối với chi tiêu

cho chăm sóc sức khỏe vẫn là một câu hỏi mở nếu hiệu quả tạo ra sức khỏe cao hơn
cho phép sử dụng ít nguồn lực hơn nhằm đạt được bất kỳ mức độ nào về sức khỏe.
 Ảnh hưởng của lối sống giàu có
Đường cong MEC có thể dịch chuyển sang trái khi người ta trở nên giàu có hơn
và là do kết quả của việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng hơn và ít tập thể dục hơn. Đây
là những đầu vào tiêu cực trong việc tạo ra sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một
mối quan hệ ngược chiều giữa sự phát triển của nền kinh tế và mức độ khỏe mạnh
trong xã hội (Grossman, 1972). Tuy nhiên, ở các nước có thu nhập thấp, thời kỳ thịnh
vượng dự kiến sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và đem lại kết quả tốt hơn về sức khỏe.
 Sự phụ thuộc vào hóa chất
Trong trường hợp chất gây nghiện, chúng ta có thể có được cái nhìn sâu sắc hơn
bằng cách sử dụng cả mơ hình đầu tư và tiêu dùng vào sức khỏe. Nghiện có thể được
12


xem là nhân tố làm thay đổi hiệu quả cận biên của đường cong sức khỏe sang trái, và
nó cũng có thể được xem là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong thị hiếu, dẫn đến
thay thế hàng gây nghiện tiêu dùng cho sức khỏe. Ví dụ, một người có thể giảm chăm
sóc sức khỏe phịng ngừa bệnh tật để có đủ khả năng mua thêm chất gây nghiện bất
hợp pháp. Quan điểm chung về nghiện thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe đối với việc ra
quyết định trong một thời gian rất ngắn, phù hợp với sự phân bổ nguồn lực từ việc đầu
tư vào sức khỏe để mua hàng hóa gây nghiện. Do đó, bất cứ điều gì làm tăng sức khỏe
sẽ có xu hướng giảm phụ thuộc hóa chất. Trường hợp chất gây nghiện, cơ hội sống
khỏe hơn trên thị trường lao động có xu hướng khơng khuyến khích phụ thuộc vào hóa
chất (Johnson-Lans, 2006).
Tóm lại, các nhà kinh tế xem nhu cầu về sức khỏe như là một quyết định đầu
tư. Việc sử dụng mơ hình này, chăm sóc sức khỏe khơng phải là hàng hóa tiêu dùng,
mà nó là đầu vào để sản xuất hàng tư liệu sản xuất – nguồn nguyên liệu của sức khỏe.
2.2.2. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe (Demand for Health Care)3
Sau khi xác định rằng chúng ta có thể xây dựng một hàm sản xuất cho sức

khỏe, chúng ta có thể xem xét nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, một trong những
yếu tố đầu vào cho hàm sản xuất. Chăm sóc sức khỏe khác với các yếu tố đầu vào
khác trong sản xuất sức khỏe ở một số khía cạnh. Nó khơng có tiện ích gì ngồi việc
tăng cường sức khỏe, nó khơng giống như quần áo, xe hơi và các mặt hàng tiêu dùng
khác. Không giống như các yếu tố đầu vào khác, ít nhất một phần trong nhu cầu về
dịch vụ chăm sóc sức khỏe là khơng thể dự đốn được do tình trạng bệnh tật và mức
chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tương đối đắt đỏ so với mức thu nhập và
mức độ giàu có của hộ gia đình. Trong phần này, tác giả giới thiệu một mơ hình nhu
cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó chăm sóc sức khỏe là yếu tố đầu vào cho
sản xuất sức khỏe (Johnson-Lans, 2006). Bất cứ cái gì làm tăng nhu cầu về sức khỏe
có thể sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cịn những thứ khác đều như
nhau. Ví dụ, mức tiền lương cao hơn làm cho yếu tố sức khỏe trở nên có giá trị hơn, sẽ
làm tăng nhu cầu về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe (Johnson-Lans, 2006). Có một
ngoại lệ là giá trị của thời gian dành cho chăm sóc sức khỏe (ví dụ: lượng thời gian
chờ đợi cho một cuộc hẹn thăm khám) cao hơn giá trị dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự
kiến (Johnson-Lans, 2001).
3

Phần này dựa theo Dewar (2010)

13


×