Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.97 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HỒNG THỦY

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HỒNG THỦY

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Kế Tốn (hướng Ứng dụng)
Mã số 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẢO

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Thảo.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này khơng sao chép của bất cứ luận văn nào
và được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận
văn đều có trích dẫn đầy đủ.
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Trần Thị Hồng Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................................. 2

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứn .......................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu.................................................... 3
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 4
1.1. Giới thiệu khái quát về KBNN TP.HCM ..................................................................... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển ........................................................................................ 4
1.1.2. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn ...................................................................... 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Kho bạc Nhà nước TP.HCM ....................................... 5
1.2. Thực trạng KSC NSNN tại KBNN TP.HCM ............................................................... 6
1.2.1. Bối cảnh ngành KBNN .................................................................................................. 6
1.2.2. Bối cảnh KBNN TP.HCM ............................................................................................. 9
1.2.3. Tổng quan KSC NSNN tại KBNN TP.HCM ................................................................ 9
1.3. Hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM ......................... 17
1.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động KSNB trong hệ thống KBNN ....................................... 17
1.3.2. Đặc điểm hệ thống KSNB đối với công tác KSC tại KBNN TP.HCM ...................... 17
1.3.2.1. Mơi trường kiểm sốt ............................................................................................... 17
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro .......................................................................................................... 18
1.3.2.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................................. 18
1.3.2.4. Thông tin và truyền thông......................................................................................... 18


1.3.2.5. Giám sát .................................................................................................................... 19
1.3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB đối với công tác KSC tại KBNN TP.HCM. ..... 19
1.3.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................................ 19
1.3.3.2. Những tồn tại hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM . 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 26
2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .......................................................................... 26

2.2. Tổng quan về hệ thống KSNB đối với công tác KSC tại KBNN TP.HCM ............. 29
2.2.1. Khái niệm về KSNB, hệ thống KSNB ........................................................................ 29
2.2.2. Đặc điểm hệ thống KSNB trong hệ thống KBNN....................................................... 30
2.2.3. Quan hệ giữa công tác KSNB với cơng tác TTCN, kiểm tốn nội bộ KBNN và cơng
tác thanh tra, kiểm tốn của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra CP, Kiểm tốn nhà nước... 33
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN
NHÂN TÁC ĐỘNG ............................................................................................................. 34
3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết .............................................................................. 34
3.1.1. Phương pháp kiểm chứng ............................................................................................ 34
3.1.2. Kết quả kiểm chứng vấn đề. ........................................................................................ 34
3.1.2.1. Kiểm chứng vấn đề về mơi trường kiểm sốt........................................................... 34
3.1.2.2. Kiểm chứng vấn đề về đánh giá rủi ro...................................................................... 37
3.1.2.3. Kiểm chứng vấn đề về hoạt động kiểm soát ............................................................. 37
3.1.2.4. Kiểm chứng vấn đề về thông tin và truyền thông..................................................... 37
3.1.2.5. Kiểm chứng vấn đề về giám sát ................................................................................ 38
3.2. Dự đoán nguyên nhân-tác động................................................................................... 39
3.2.1. Dự đoán nguyên nhân về môi trường đối với công tác KSC NSNN........................... 39
3.2.2. Dự đoán nguyên nhân về đánh giá rủi ro đối với cơng tác KSC NSNN ..................... 40
3.2.3. Dự đốn ngun nhân về hoạt động kiểm sốt đối với cơng tác KSC NSNN ............ 41
3.2.4. Dự đoán nguyên nhân về thông tin và truyền thông đối với công tác KSC ................ 42
3.2.5. Dự đoán nguyên nhân về giám sát đối với công tác KSC NSNN ............................... 42
3.2.6. Sơ đồ tổng hợp nguyên nhân dự đoán hạn chế hệ thống KSNB đối với công tác KSC
NSNN tại KBNN TP.HCM ................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............. 44
4.1. Trình bày tóm lược phương pháp nghiên cứu được sử dụng và đi sâu vào phân
tích kết quả nghiên cứu để kiểm chứng các nguyên nhân dự đoán ................................ 44
4.1.1. Kết quả kiểm chứng nguyên nhân về môi trường ....................................................... 44
4.1.2. Kiểm chứng nguyên nhân về đánh giá rủi ro............................................................... 46
4.1.3. Kiểm chứng nguyên nhân về hoạt động kiểm sốt ...................................................... 46
4.1.4. Kiểm chứng ngun nhân về thơng tin truyền thông .................................................. 48

4.1.5. Kết quả kiểm chứng về nguyên nhân giám sát ............................................................ 49
4.1.6. Sơ đồ nguyên nhân hạn chế hệ thống KSNB đối với công tác KSC tại KBNN
TP.HCM ................................................................................................................................. 50


4.2. Đề xuất các giải pháp .................................................................................................... 50
4.2.1. Đề xuất các giải pháp hồn thiện về mơi trường kiểm sốt......................................... 50
4.2.2. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro.................................................... 54
4.2.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát........................................... 56
4.2.4. Đề xuất các giải pháp hồn thiện về hoạt động thơng tin trun thơng ...................... 58
4.2.5. Đề xuất các giải pháp hồn thiện vê giám sát.............................................................. 59
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ................................................. 62
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTC:

Bộ Tài Chính

CNTT:

Cơng nghệ thơng tin

CP:

Chính phủ


DVCTT:

Dịch vụ công trực tuyến

ĐVSDNSNN:

Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

KBNN:

Kho bạc Nhà nước

KSC:

Kiểm soát chi

KSNB:

Kiểm soát nội bộ

KTNN:

Kế toán nhà nước

NQNN:

Ngân quỹ nhà nước

NSNN:


Ngân sách nhà nước

QH:

Quốc hội

QLDA -ĐTXD:

Quản lý dự án - đầu tư xây dựng

TABMIS:

TK:

Treasury And Budget Management
Information System (Hệ thống Thông tin
Quản lý Ngân sách và Kho bạc)
Tài khoản

TPCP:

Trái phiếu chính phủ

TTCN:

Thanh tra chuyên ngành

TTHC:

Thủ tục hành chính


TTKT:

Thanh tra kiểm tra

XDCB:

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 1.4

Bảng 1.5
Sơ đồ 1.1

Tình hình từ chối thanh tốn trong cơng tác KSC NSNN tại KBNN
TP.HCM
Bảng thống kê các bút toán điều chỉnh do hạch toán sai chi NSNN
tại KBNN TP.HCM
Tình hình giao dự tốn chi NSNN cho các ĐVSD ngân sách tại
TP.HCM
Bảng số liệu thực hiện cam kết chi về chi NSNN tại KBNN
TP.HCM

Bảng thống kê công chức làm công tác KSC NSNN tại KBNN
TP.HCM
Cơ cấu tổ chức của KBNN TP HCM


TĨM TẮT
Đối với chức năng hoạt động kiểm sốt chi ngân sách nhà nước (KSC NSNN) tại Kho
bạc Thành phố Hồ Chí Minh (KBNN TP.HCM), hệ thống kiểm sốt nội bộ (KSNB) đã phát
huy được vai trị của mình nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục
Từ thực tế vấn đề xảy ra tại đơn vị tác giả đang cơng tác và qua tìm hiểu các nghiên
cứu hiện tại chưa đề cập tới việc kiểm soát lại chứng từ sau thanh tốn, tác giả chọn đề tài
“Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với cơng tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước
tại kho bạc nhà nước TP.HCM”. Bằng phương pháp phỏng vấn, quan sát, phân tích, so sánh
và suy luận để khám phá ra những vấn đề tồn tại kết hợp sử dụng lý thuyết và kinh nghiệm,
tác giả đề xuất một số giải pháp để hồn thiện hệ thống KSNB đối với cơng tác kiểm soát
chi tại KBNN TP.HCM như giải pháp sắp xếp vị trí việc làm, cải thiện khối lượng cơng việc
hằng ngày, nâng cao chuyên môn công chức thực hiện kiểm sốt đối với các hạn chế về chất
lượng cơng chức tại thành phần mơi trường kiểm sốt, hạn chế về kiểm soát thời điểm cuối
năm tại thành phần hoạt động kiểm soát và hạn chế về tự kiểm tra, kiểm tra chéo, thanh tra
chứng từ sau thanh toán tại thành phần giám sát chưa hữu hiệu; giải pháp thiết lập quy trình
đánh giá rủi rõ cụ thể tại thành phần đánh giá rủi ro, giải pháp giải đáp kịp thời vướng mắc
của khách hàng đối với hạn chế văn bản hiện hành chưa đến với các đơn vị kịp thời tại
thành phần thơng tin và truyền thơng.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Kho bạc Nhà nước TP.HCM


ABSTRACT
For the function of controlling state budget expenditure at the Ho Chi Minh City
Treasury, the internal control system has been effective in its role but there are still some
limitations that need to be overcome

From the fact that the problem occurred at the agency the author is working on and
through studying the current studies have not mentioned the post-payment voucher reinspection, the author chose the topic "Completing the control system. internal to the control
of state budget expenditure at the State Treasury of Ho Chi Minh City ”.
By the method of interviewing, observing, analyzing, comparing, and inferring to
discover existing problems combined using theory and experience, the author proposes
solutions to the control system internal to the control of state budget expenditure at The
State Treasury of Ho Chi Minh City as solutions to arrange job positions, improve daily
workload, improve the professionalism public servants carry out control over the quality
limitations of civil servants in the component of the controlled environment, restricting
control work checking at the end of the year at the controlling component, limiting in selfcheck, cross-check, document inspection after payment at supervisory component; solutions
for establishing specific risk assessment processes at the risk assessment component;
solutions to promptly responding to customers' problems with current document limitations
that have not yet reached the units in time at the component information and
communication.
Keywords: Internal control, State Treasury HCMC.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề bội chi ngân sách luôn là bài tốn nan giải cho Chính
phủ (CP) và các cấp chính quyền. Việc giảm bội chi ngân sách đang được cả CP, Bộ ngành,
địa phương triển khai một số giải pháp như cắt giảm chi một số khoản. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều vấn đề bất cập như một số khoản chi cịn lãng phí, gây thất thốt tiền của Nhà nước.
Hệ thống KBNN được tổ chức thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung
ương đến cấp huyện. Mọi khoản thu của NSNN được tập trung qua KBNN, mọi khoản chi
NSNN đều được chi ra từ KBNN. KBNN có vai trị rất to lớn trong việc KSC NSNN (bao
gồm KSC thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB)). Do đó, hệ thống
KSNB đối với cơng tác KSC NSNN hữu hiệu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần

phịng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN. Đặc biệt qua
hoạt động thanh tra chuyên ngành (TTCN) đã phát hiện và xử lý các vi phạm chế độ, chính
sách, tăng cường kỷ luật của các đơn vị sử dụng NSNN; phát hiện những sơ hở, bất cập
trong các cơ chế, chế độ kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, góp phần ngăn ngừa
các hành vi tiêu cực, lãng phí chi tiêu cơng. Để hồn thiện hệ thống KSNB đối với công tác
KSC, cần phải xác định rõ vị trí, vai trị của cơng tác KSC với cơng tác thanh quyết toán, tự
kiểm tra, kiểm toán nội bộ, TTCN; có tổ chức bộ máy phù hợp, có hành lang pháp lý đầy đủ
về cơng tác KSNB, đó là: Quy chế KSNB, Quy trình KSNB, các Quy trình kiểm tra nghiệp
vụ nội bộ trong hệ thống KBNN; Khung kiểm sốt rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ; các
tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KSNB; đổi mới trong lựa chọn nội dung, đơn vị kiểm
tra; vận dụng linh hoạt các phương thức và phương pháp kiểm tra song song với việc hồn
thiện, sắp xếp, bố trí, đào tạo bồi dưỡng công chức, công chức đủ về số lượng, đạt yêu cầu
về chất lượng, đảm bảo trình độ, kinh nghiệm chun mơn, có phương tiện, cơng cụ hỗ trợ
trong thực thi nhiệm vụ.
KBNN TP.HCM trực thuộc KBNN có nhiệm vụ là quản lý quỹ NSNN trên địa bàn đã
đạt được những kết quả trong công tác KSC NSNN đảm bảo chi NSNN đúng chế độ, định
mức. Mặc dù Kho bạc thường xuyên tổng kết đánh giá hoạt động KSC NSNN và hệ thống
KSNB đối với công tác KSC nhằm hoàn thiện nhưng vẫn gặp những rủi ro, hạn chế. Vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài “Hồn thiện hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại
KBNN TP.HCM” nhằm đề xuất những giải pháp tăng cường KSC NSNN tại KBNN
TP.HCM thêm hiệu quả giảm thiểu sai sót trong q trình kiểm sốt, sử dụng NSNN tiết
kiệm, chống lãng phí.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát


Đánh giá những mặt hạn chế trong hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN từ đó
tìm ra những ngun nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

Xác định, phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề đang tồn tại trong công tác KSC
NSNN và hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM.
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả KSC NSNN và giảm thiểu
sai sót trong q trình hạch tốn cũng như kiểm sốt hồ sơ chứng từ hồn thiện hệ thống
KSNB đối với cơng tác KSC tại KBNN TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
(1)

Thực trạng của công tác KSC NSNN và hệ thống KSNB đối với công tác

KSC NSNN tại KBNN TP.HCM là gì?
(2)

Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình KSC và hệ thống KSNB đối

với cơng tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM?
(3)

Giải pháp nào giúp KBNN TP.HCM hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công

tác KSC NSNN?

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM
cụ thể là mối quan hệ giữa KSC, tự kiểm tra, KSNB, thanh tra, kiểm tốn nội bộ.
4.2.

Phạm vi nghiên cứn

Khơng gian nghiên cứu: Tại các phịng nghiệp vụ tham gia trong cơng tác KSC NSNN
của KBNN TP.HCM.
Khung thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Tháng 02/2020 – Tháng 04/2020.
Khung thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Tháng 10/2017- Tháng 06/2020 (giai đoạn
hệ thống Kho bạc thống nhất đầu mối KSC).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp định tính bao gồm: phỏng
vấn chuyên gia, thảo luận, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê, khái quát hoá, suy luận…
để xác định vấn đề tồn tại cần nghiên cứu.


3

Sử dụng công cụ phỏng vấn chuyên gia, thảo luận, phân tích số liệu thứ cấp về tình
hình thực hiện KSC NSNN nhằm đánh giá thực trạng, tìm kiếm và kiểm chứng được
nguyên nhân hạn chế hệ thống KSNB đối với công tác KSC NSNN tại KBNN TP.HCM.
Sử dụng phương pháp suy luận, quy nạp để tổng hợp những nguyên nhân được kiểm
chứng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện hệ thống KSNB đối với cơng tác
KSC NSNN tại KBNN TP.HCM và góp phần phát triển ngành Kho bạc.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Đề tài nêu được những vấn đề còn tồn tại của hệ thống KSNB đối với cơng tác KSC
NSNN tại KBNN TP.HCM, từ đó có cái nhìn tổng qt nhất về cơng tác KSNB, các rủi ro
trong hoạt động nghiệp vụ và vị trí, vai trị của công tác KSNB trong công tác quản lý cũng
như phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KSC NSNN tại KBNN
TP.HCM nói riêng, ngành Kho bạc nói chung với mục tiêu đề xuất những giải pháp nhằm
giảm thiểu những sai sót, gian lận chống lãng phí và góp phần vào sự phát triển của ngành
Kho bạc.
Nội dung đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho một số nghiên cứu trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng
với kết cấu gồm 05 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác động
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Chương 5: Chương trình kế hoạch hành động


4

CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1.

Giới thiệu khái quát về KBNN TP.HCM

Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước TP.HCM
Địa chỉ: Số 37 – Nguyễn Huệ - Phường Bến Nghé – Quận 1 – TP.HCM
Điện thoại: (028) 3521 2863
Website: www.khobac.hochiminhcity.gov.vn

Logo:

1.1.1.

Lịch sử hình thành, phát triển

Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) mà tiền thân là Nha Ngân khố Quốc gia trong
những năm qua đã không ngừng lớn mạnh và góp phần cùng tồn ngành Tài chính hồn
thành tốt các nhiệm vụ chính trị được đặt ra trong từng thời kỳ và từng giai đoạn cách
mạng, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp xây
dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
KBNN đã hoàn thành tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương (gồm
03 cấp) và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/1990.
KBNN TP.HCM được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/4/1990 theo
Quyết định số 185-TC/QĐ/TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ trưởng BTC.
Hiện nay, hoạt động của KBNN TP.HCM theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày
08/7/2015 của Thủ tướng CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
KBNN trực thuộc BTC; Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Quyết định số 1618/QĐ-BTC ngày 22/8/2019 của Bộ trưởng BTC quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thay thế quyết định 1399
1.1.2.

Vị trí và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

KBNN TP.HCM là đơn vị trực thuộc KBNN, cơ quan trực thuộc BTC, có tư cách
pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản (TK) tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và
các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của
pháp luật.



5

Về nhiệm vụ: Căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có thể chia các nhiệm vụ thành 2
nhóm:
− Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước: Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính
nhà nước được giao bao gồm tập trung các nguồn thu vào NSNN, quản lý kiểm soát các
khoản chi của NSNN; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước; quản lý các quỹ tài
chính của Nhà nước, tài sản tạm thu tạm giữ, tài sản quý hiếm...; tổ chức hạch toán kế toán
NSNN, kế toán các quỹ và tài sản của Nhà nước, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ
của CP và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức lập báo cáo tài
chính địa phương; tổ chức thực hiện TTCN.
− Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ cơng gồm: Mở TK, kiểm soát TK tiền
gửi, tổ chức thanh toán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy động
vốn thơng qua phát hành và thanh tốn trái phiếu chính phủ (TPCP) phục vụ cho cân đối
ngân sách và cho đầu tư phát triển.
Về quyền hạn: Kho bạc TP.HCM có quyền: Trích TK tiền gửi của tổ chức, cá nhân để
nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định
của pháp luật; Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp
luật
1.1.3.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Kho bạc Nhà nước TP.HCM

Gần 30 năm đi vào hoạt động, cùng với sự mở rộng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
KBNN, đội ngũ công chức biên chế hiện hữu đến 30/06/2020 của KBNN TP.HCM là 762
người, trong đó: 151 người có trình độ Thạc sĩ; 483 người có trình độ Đại học; 08 người có

trình độ Cao đẳng; 61 người có trình độ trung cấp; 59 người có trình độ sơ cấp và tương
đương. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN TP.HCM hiện nay gồm 06 phòng nghiệp vụ và
24 KBNN quận - huyện. Trong đó:
+ Ban Giám đốc KBNN TP.HCM gồm có 04 thành viên (Giám đốc và 03 Phó Giám
đốc). Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN về hoạt động nghiệp vụ
KBNN trên địa bàn, Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác
được phân công phụ trách.
+ Tại Cơ quan KBNN TP.HCM có 06 phịng (ban) nghiệp vụ. Các phòng (ban) làm
việc theo chế độ chuyên viên, điều hành các phòng là Trưởng phòng, giúp việc cho các
Trưởng phịng là các Phó Trưởng phịng. Trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu công chức, lao động


6

của phịng mình.
+ Các KBNN quận, huyện gồm có 24 đơn vị (19 KBNN quận và 05 KBNN huyện).
Mỗi KBNN quận, huyện có Giám đốc và 01 (hoặc 2) Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN
quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN TP.HCM về: thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Đối với KBNN quận được tổ chức thành 02 Phòng là Phòng Kế tốn nhà nước (KTNN) và
Phịng KSC. Đối với KBNN huyện thực hiện theo chế độ chun viên (khơng tổ chức
Phịng).
KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phịng
Tài
vụQuản
trị


Văn
phịng

Phịng
Thanh
tra –
Kiểm
tra

Kho bạc Nhà nước quận

Phòng KTNN

Phòng
KSC
vốn
Trung
ương

Phòng
KTNN

Phòng
KSC
vốn Địa
phương

Kho bạc Nhà nước huyện

Phòng KSC


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN TP.HCM
(Nguồn KBNN TP.HCM)
1.2.

Thực trạng KSC NSNN tại KBNN TP.HCM

1.2.1.

Bối cảnh ngành KBNN

Mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng KBNN hiện
đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế,
chính sách, hồn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hố cơng nghệ và phát triển nguồn
nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước;
quản lý ngân quỹ và quản lý nợ CP; tổng KTNN nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và
tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm
2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) hiện


7

đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Thực hiện mục tiêu tổng quát nói trên, trong thời gian
qua, KBNN đã thường xuyên tiến hành cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ
máy của KBNN, gắn với hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể:
Về thể chế chính sách, KBNN đã phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm
quyền hoàn thiện các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của KBNN tại Luật
NSNN và Luật Kế toán. Trên cơ sở đó, KBNN đã xây dựng trình BTC, trình CP ban hành
Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước

(NQNN), Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/03/2017 quy định về Báo cáo tài chính nhà
nước, Nghị định quy định về thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực KBNN; đồng thời,
xây dựng và trình BTC ban hành các Thơng tư hướng dẫn thực hiện. Từ đó, tạo cơ sở pháp
lý cao, đầy đủ và đồng bộ cho việc cải cách, hiện đại hóa về quản lý quỹ NSNN, quản lý
NQNN, huy động vốn và tổng KTNN.
Ngoài ra, KBNN đã phối hợp xây dựng trình BTC, trình CP ban hành các Nghị định
hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công; trong đó, có Nghị định quy định về
cơ chế phát hành, thanh tốn TPCP. Qua đó, cải tiến cơ chế phát hành, giao dịch trái phiếu
phù hợp với các thông lệ tốt, tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn hằng năm,
đảm bảo bù đắp bội chi NSNN và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển theo đúng khối
lượng lượng và tuân thủ cơ cấu kỳ hạn được Quốc hội (QH), CP giao.
Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tập trung quản lý,
điều hành và thực hiện tinh giản bộ máy hành chính. Bên cạnh đó, khẳng định và làm rõ
mơ hình tổ chức của KBNN các cấp một cách đầy đủ theo định hướng Chiến lược phát triển
KBNN đến năm 2020, đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành của KBNN cấp trên đối với
KBNN cấp dưới, các nhiệm vụ chuyên môn được tách bạch, rõ ràng và tránh chồng chéo.
Trên cơ sở kết quả triển khai dự án hệ thống TABMIS, KBNN đã phát triển các hệ
thống ứng dụng CNTT theo hướng tập trung, trực tuyến và tích hợp với hệ thống TABMIS
như dự án hiện đại hóa thu NSNN, thanh tốn điện tử tập trung trong nội bộ hệ thống và với
hệ thống ngân hàng, triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng CNTT và đội ngũ công chức làm công tác CNTT; đầu tư phát triển các
ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý nội ngành. Từ đó, đưa CNTT là
khâu đột phá, tác động lớn và hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động cải cách, hiện đại hóa hệ
thống KBNN.
KBNN đã đẩy mạnh cơng tác phát triển nhân lực thông qua việc xây dựng, triển khai
các đề án có liên quan nhằm đáp ứng mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN. Từ đó, góp


8


phần tăng tỷ trọng công chức, viên chức ngạch cao, ngạch làm chuyên môn nghiệp vụ, giảm
dần tỷ trọng công chức kiểm ngân, cơng chức có trình độ sơ cấp. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ
chuyên sâu để thực hiện tốt các chức năng tổng KTNN và quản lý NQNN.
Theo Quyết định số 683/QĐ-BTC của Bộ trưởng BTC ngày 28/04/2020 về việc Ban
hành Danh mục DVCTT của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ cơng Quốc
gia năm 2020, kế hoạch năm 2020, KBNN phải tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
6/9 DVCTT (DVCTT) mức độ 4, đến nay KBNN đã hoàn thành 7/9 DVCTT mức độ 4,
vượt 01 chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm 2020.
DVCTT mức độ 4 vừa được tích hợp thêm gồm: Dịch vụ cơng hạch tốn vốn ODA,
vốn vay ưu đãi vào NSNN, ứng với TTHC là thủ tục hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi
vào NSNN; Dịch vụ cơng tất tốn TK của đơn vị giao dịch mở tại KBNN, ứng với TTHC là
thủ tục tất toán TK của đơn vị giao dịch mở tại Kho bạc Nhà nước; Dịch vụ công đăng ký
sử dụng TK, bổ sung TK và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký của đơn vị giao dịch tại KBNN,
ứng với TTHC là thủ tục đăng ký sử dụng TK, bổ sung TK và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ
ký của đơn vị giao dịch tại KBNN. Trước đó, ngày 22/4/2020, KBNN đã hồn thành tích
hợp 04 DVCTT mức độ 4 ứng với 04 TTHC có tần suất giao dịch với khối lượng lớn trên
Cổng dịch vụ công Quốc gia, gồm: Thủ tục kiểm sốt, thanh tốn chi phí quản lý dự án
(QLDA) đầu tư của các dự án sử dụng vốn NSNN qua KBNN; Thủ tục KSC vốn nước
ngoài qua KBNN; Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Thủ
tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xun, chi sự nghiệp có tính chất thường
xun, chi Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự
nghiệp. Với 04 TTHC thuộc lĩnh vực KBNN trên, trung bình mỗi ngày, hệ thống DVCTT
của KBNN tiếp nhận và xử lý khoảng gần 100.000 chứng từ và 50.000-60.000 hồ sơ.
Việc tích hợp và cung cấp các DVCTT thuộc lĩnh vực KBNN trên Cổng Dịch vụ cơng
Quốc gia khơng chỉ góp phần tăng tính minh bạch, cung cấp các thông tin liên quan về
TTHC, dữ liệu, cũng như tiến độ giải quyết xử lý hồ sơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm phục vụ... mà còn tăng khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức
và trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, tạo sự thuận lợi, tiết kiệm
thời gian, chi phí cho khách hàng và các Đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS)… Đặc biệt,
trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc tích hợp thêm các

DVCTT mức độ 4 góp phần ngăn chặn, đẩy lùi và phòng chống dịch bệnh rất hiệu quả,
đồng thời đáp ứng được các chủ trương, định hướng chiến lược, các hạng mục nghiệp vụ
theo cấu trúc hệ thống CP điện tử


9

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số nội dung triển khai chưa đạt kết quả
như mong muốn như: Do chưa được quy định cụ thể tại Luật NSNN năm 2015 và các văn
bản hướng dẫn Luật NSNN năm 2015 nên KBNN chưa có đủ cơ sở pháp lý, vẫn còn một số
khoản chi được thực hiện theo cơ chế đặc thù, chưa theo quy trình chung, thống nhất về
KSC NSNN qua KBNN; KBNN hiện mới thực hiện gửi và nhận hồ sơ KSC qua DVCTT,
song chưa hình thành quy trình KSC điện tử hồn chỉnh; mức độ liên thông giữa các ứng
dụng CNTT tại KBNN và các đơn vị liên quan chưa cao…
Tuy nhiên, có thể khẳng định cơ bản KBNN đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra
trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã được Thủ tướng CP phê duyệt, tạo
điều kiện tiền đề để tiếp tục cải cách mạnh mẽ hoạt động KBNN trong giai đoạn 2021 –
2030.
1.2.2.

Bối cảnh KBNN TP.HCM

Cùng với sự phát triển nỗ lực của ngành Kho bạc thì KBNN TP.HCM là đơn vị đi đầu
trong cơng tác, đơn vị trọng điểm tập trung nhiều nguồn thu NSNN góp phần quan trọng
trong quỹ ngân sách chi của cả nước. Bám sát quy định của ngành KBNN HCM đã ban
hành nhiều bộ thủ tục, quy trình thu chi NSNN nhằm vượt chỉ tiêu nguồn thu hằng năm và
KSC NSNN hiệu quả, chống thất thốt lãng phí NSNN.
1.2.3.

Tổng quan KSC NSNN tại KBNN TP.HCM


KSC NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản
chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy
định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong q trình cấp
phát, thanh tốn và chi trả các khoản chi của NSNN. (Phạm Thị Thanh Vân, Một số giải
pháp nâng cao chất lượng KSC NSNN qua KBNN, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số
102, trang 16-17, 2010).
a) Nội dung KSC NSNN
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.
- Kiểm tra tính hợp lệ về mẫu dấu và chữ ký của thủ trưởng và kế toán của đơn vị sử
dụng NSNN.
- Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định
b) Thực trạng KSC NSNN tại KBNN TP.HCM
TP.HCM là Đơ thị đặc biệt nên có nhiều đơn vị quản lý hành chính Nhà nước, đơn vị
sự nghiệp cơng lập được thành lập, đồng thời cũng là nơi có nhiều cơ quan Đảng, Đồn thể,
các đơn vị hành chính, lực lượng vũ trang và sự nghiệp công lập trực thuộc trung ương đặt
trụ sở, gọi chung là các đơn vị sử dụng NSNN.


10

Những đặc điểm về qui mô và sự đa dạng của các ĐVSDNS trên địa bàn đã tác động
lớn đến việc quản lý chi và KSC ngân sách
KSC NSNN qua KBNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống
KBNN, khối lượng công việc KSC NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động
nghiệp vụ của KBNN. Trong những năm gần đây, công tác KSC NSNN qua KBNN đã dần
đi vào ổn định, từ khuôn khổ pháp lý, quy trình kiểm sốt đến hệ thống hồ sơ chứng từ làm
căn cứ để KBNN KSC từng bước được hồn thiện giúp cho cơng tác kiểm sốt các khoản
chi được chặt chẽ nhưng đảm đảm bảo thơng thống, dễ hiểu cho đơn vị sử dụng NSNN.
Từ tháng 10 năm 2017, KBNN thực hiện “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản

chi NSNN qua KBNN”, cụ thể:
- Đối với KBNN cấp tỉnh: Chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN từ Phòng
KTNN sang Phòng KSC trung ương, Phòng KSC Địa phương, Phòng KSC Vốn ODA.
- Đối với KBNN Quận thuộc KBNN Hà Nội và KBNN TPHCM: Đổi tên Phịng
Tổng hợp-Hành chính thành Phòng KSC và chuyển nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN
từ Phòng KTNN sang Phòng KSC.
- Đối với KBNN Huyện, Thành phố trực thuộc Tỉnh, Thị xã: Giải thể Tổ Tổng hợp–
Hành chính, Tổ KTNN và thực hiện KSC theo chế độ chuyên viên.
Mỗi Phòng gồm 01 Trưởng phòng KSC, các Phó trưởng phịng và các chun viên
KSC. Riêng KBNN Huyện, Thành phố trực thuộc Tỉnh, Thị xã Ban Giám đốc phụ trách
trực tiếp các chuyên viên KSC.
❖ Quy trình KSC NSNN ban hành kèm theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày
15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN
- Bước 1: Chuyên viên KSC tiếp nhận hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán, chi trả do
ĐVSDNS gửi đến và kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định.
- Bước 2: Chuyên viên KSC kiểm soát dự toán (nhập chứng từ trên TABMIS)
Sau khi kiểm soát chứng từ giấy và nhập chứng từ trên TABMIS, chuyên viên KSC
trình PT KSC ký chứng từ giấy.
- Bước 3: PT KSC thực hiện kiểm soát chứng từ trên giấy
- Bước 4: Giám đốc đơn vị KBNN kiểm soát hồ sơ chứng từ và ký chứng từ giấy
- Bước 5: Chuyên viên KSC chuyển bút toán trên hệ thống TABMIS sang KTV kiểm
soát và bàn giao chứng từ giấy cho KTV.
- Bước 6: KTV tiếp nhận chứng từ giấy, thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin số
tiền bằng số, bằng chữ; đối chiếu thông tin giữa chứng từ giấy và YCTT hoặc bút toán trên
TABMIS về: TK, mục lục NSNN, nếu:


11

- Bước 7: KTT kiểm soát, phê duyệt YCTT hoặc bút toán

- Bước 8: KTV thực hiện áp thanh toán cho khách hàng/ hoặc Thủ quỹ chi tiền cho
khách hàng theo đúng quy trình.
- Bước 9: TTV thực hiện chạy giao diện sang chương trình thanh tốn và hồn thiện
các thơng tin thanh tốn, trình chứng từ lên KTT để KTT kiểm tra, nếu các thơng tin thanh
tốn khớp đúng với chứng từ, KTT phê duyệt, đệ trình Giám đốc ký số để truyền đi, nếu sai
trả lại KTT, TTV hồn thiện theo đúng quy trình.
- Bước 10: KTV đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các liên chứng từ và trả các liên chứng từ
cho chuyên viên KSC.
- Bước 11: Chuyên viên KSC tiếp nhận chứng từ, lưu 01 liên cùng hồ sơ thanh toán,
trả 01 liên cho đươn vị giao dịch.
❖ Lĩnh vực KSC NSNN
KBNN TP.HCM KSC thường xuyên NSNN: Theo quy định của Luật NSNN số
83/2015/QH13 ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn, nội dung công tác KSC được
quy định cụ thể tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài
chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Thông tư
39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát,
thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Từ ngày 01 tháng 08 năm 2020 Thông tư
161/2012/TT-BTC và Thông tư số 39/2019/TT-BTC được thay thế bởi Thông tư số
62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2020 về hướng dẫn, kiểm soát, thanh toán các
khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
KBNN TP.HCM KSC ĐTXDCB: Áp dụng KSC theo quy định tại Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015; một số quy định tại
Luật xây dựng số 62 ngày 17 tháng 6 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 08 năm
2020; Luật đầu tư công số 39/2019 ngày 13 tháng 06 năm 2019 có hiệu lực từ ngày
01/01/2020; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của BTC quy định về quản lý,
thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN (thay thế Thông tư số 86/2011/TT-BTC
ngày 17/6/2011 của BTC); Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của BTC sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của BTC quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; Quyết định số 5657/QĐKBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm sốt

thanh tốn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.


12

KBNN TP.HCM KSC Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi: Thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính quy định về
quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngồi; Cơng văn số 4754/BTC-KBNN
ngày 11/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự tốn, hạch toán
kế toán ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài; Cơng
văn số 10702/BTC-KBNN ngày 14/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh dự tốn
vốn nước ngồi niên độ 2017 trên hệ thống TABMIS theo Công văn số 4754/BTC-KBNN
ngày 11/04/2017 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có liên quan.
KBNN TP.HCM kiểm sốt cam kết chi NSNN: Cam kết chi là việc các đơn vị dự
toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc
tồn bộ dự tốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã ký giữa đơn vị dự
toán với nhà cung cấp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01
tháng 03 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27
tháng 11 năm 2008 của BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua Kho bạc.
❖ Những ưu điểm
Những năm qua KBNN TP.HCM đã không ngừng lớn mạnh, đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đã tập trung nhanh đầy đủ các khoản thu cho
NSNN; KSC chặt và thanh toán, chi trả đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình tài chính ngân sách cho cấp ủy, chính quyền địa phương góp phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu
quả sử dụng NSNN cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thành phố.
KBNN TP.HCM thực hiện quy trình giao dịch nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu
chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (ĐVSDNSNN), song vẫn đảm bảo quản
lý chặt chẽ các khoản chi NSNN.
Trong công tác KSC thường xuyên: Tập trung kiểm soát chặt chẽ mua sắm tài sản
trang thiết bị chuyên dùng theo tiêu chuẩn, định mức; việc chi tiền lương và các khoản chi

cho con người của các đơn vị. Tại hệ thống KBNN Thành phố, rất nhiều đơn vị SDNS số
lượng công chức, viên chức, người lao động hơn ngàn người, với yêu cầu kiểm soát chặt
chẽ bảng lương của đơn vị, công chức KBNN Thành phố đã ln trách nhiệm, cẩn trọng
đảm bảo kiểm sốt thanh toán đúng theo quy định các khoản chi.
KBNN TP.HCM đã thực hiện xây dựng tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, rà
sốt để xắp xếp, bố trí lại công việc cho công chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ; cơng
tác bố trí, xắp xếp nhân sự đã phù hợp với khối lượng công việc để thực hiện nhiệm vụ KSC
thường xuyên NSNN.


13

KBNN TP.HCM thường xuyên tổ chức cho kế toán viên thường xuyên nghiên cứu chế
độ kế toán áp dụng cho TABMIS, quy trình thanh tốn điện tử song phương với hệ thống
ngân hàng thương mại, thanh toán Liên ngân hàng điện tử với NHNN để hạn chế tối đa
những nhầm lẫn, thiếu sót trong q trình vận hành hệ thống.
Thơng qua công tác KSC NSNN qua KBNN TP.HCM đã chấn chỉnh nhiều sai phạm
trong chi tiêu của ĐVSDNSN; phát hiện nhiều cơ chế chính sách quy trình nghiệp vụ chưa
phù hợp, bất hợp lý trong quản lý NSNN dẫn đến tình trạng thất thốt, tham nhũng NSNN;
chưa tạo sự chủ động và điều kiện thuận lợi cho các ĐVSD đến giao dịch; phát hiện nhiều
định mức tiêu chuẩn chi tiêu cịn lạc hậu, hoặc chưa có như định mức chi lễ kỷ niệm, lễ hội,
định mức tiếp khách...; một số khoản chi khơng chấp hành chế độ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt.
Bảng 1.1 : Tình hình từ chối thanh tốn trong công tác KSC NSNN tại KBNN
TP.HCM

2017

47.656


Số đơn vị chưa
chấp hành đúng
chế độ (Đơn vị)
75

2018

49.018

89

321

7,964

2019

51.386

65

287

10,339

T1-T6/2020

22.123

34


141

7,069

Cộng

170.183

263

1.084

32,967

Năm

Tổng số KSC
(Tỷ đồng)

Số món thanh
tốn chưa đủ
thủ tục (Món)
335

Số tiền từ chối
thanh tốn (Tỷ
đồng)
7,595


(Nguồn: Báo cáo tổng kết KBNN TP.HCM )
Số liệu từ chối thanh tốn trong KSC NSNN qua KBNN TP.HCM đã góp phần thực
hiện nghiêm chính sách tài khóa thắt chặt; tăng cường công tác quản lý, sử dụng ngân sách
tiết kiệm, hiệu quả cho NSNN.
❖ Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác kiểm sốt các khoản chi NSNN qua
KBNN TP.HCM trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Hạch toán kế toán
− Các khoản chi ngân sách đều được KBNN TP.HCM hạch tốn kịp thời và chính xác
cho đúng đối tượng thụ hưởng, tuy nhiên trong quá trình nhập liệu vẫn cịn tình trạng kế
tốn nhập sai TK của đơn vị thụ hưởng, sai mã ngân hàng nơi đơn vị hưởng mở TK dẫn đến
chứng từ bị ngân hàng trả lại, kế toán viên phải lập lại chứng từ chuyển cho khách hàng,
làm tăng khối lượng cơng việc và có nguy cơ rủi ro trong trường hợp chứng từ không được


14

ngân hàng phát hiện và chuyển trả lại kịp thời thì dễ dẫn đến khả năng mất an tồn trong
khâu thanh toán…
Bảng 1.2: Thống kê các bút toán điều chỉnh do hạch toán sai chi NSNN tại KBNN
TP.HCM
Nội dung điều chỉnh

STT

Hạch toán sai mục lục
ngân sách
Hạch toán sai TK ngân
sách
Hạch tốn sai tính chất

nguồn kinh phí
Hạch tốn sai mã quan hệ
ngân sách

1
2
3
4

Cộng

Số món điều chỉnh do hạch tốn sai
2017

2018

2019

T1-T6/2020

2.075

1.075

975

465

775


325

635

225

525

675

115

85

1.050

300

325

275

4.375

2.265

2.050

1.230


(Nguồn số liệu: KBNN TP.HCM)
Tất cả các trường hợp sai sót hầu hết kế toán viên đã phát hiện và thực hiện điều chỉnh
kịp thời.
➢ Nguyên nhân: Sai sót chủ yếu do khối lượng cơng việc nhiều kế tốn viên sơ xuất
trong quá trình nhập liệu. Đặc biệt năm 2017 số bút toán điều chỉnh tăng nhiều do KBNN
TP.HCM thay đổi cơ cấu nhân sự phòng ban và phân luồng lại nhiệm vụ.
Kiểm soát chứng từ
− Hiện tượng giao dự toán nhiều lần trong năm vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị nên
gây khó khăn cho Kho bạc trong việc theo dõi, kiểm soát và quản lý dự toán.
Bảng 1.3: Tình hình giao dự tốn chi NSNN cho các ĐVSD NSNN tại TP.HCM
Đơn vị tính: triệu đồng
NỘI DUNG
Năm

trước

chuyển sang
Dự

tốn

giao

đầu năm
Dự

tốn

bổ


sung, điều chỉnh
Tổng cộng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1.502.341

599.364

743.042

1.062.416

25.190.122

26.563.171

28.065.826

27.752.081

1.048.998

384.968


249.427

614.956

27.741.461

27.547.503

29.058.295

29.429.453

(Nguồn số liệu: Quyết định giao dự toán của các Bộ, ngành; UBND TP.HCM)


15

Qua bảng số liệu đã thể hiện: Việc các ĐVSDNS được giao dự toán NSNN tại địa
bàn TP.HCM năm sau cao và nhanh hơn so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng
chưa phân bổ hết dự tốn từ đầu năm, mà thường bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm mà
chủ yếu vào thời điểm cuối năm làm ảnh hưởng đến việc sử dụng dự toán NSNN của đơn
vị, tăng khối lượng công việc cho KBNN là phải hạch toán bổ sung, điều chỉnh theo quy
định hoặc phải đối chiếu, kiểm tra Quyết định giao dự toán NSNN của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền với số liệu trên hệ thống TABMIS, kiểm soát các khoản chi.
➢ Nguyên nhân: Việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị hiện nay trên địa bàn
TP.HCM của cơ quan tài chính và đơn vị dự tốn cấp trên phân bổ dự toán cho các đơn vị
gửi đến KBNN (nhất là cấp phường) rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các ĐVSDNS
- Việc thanh toán các khoản chi mua sắm hàng hóa, tài sản... liên quan tới một số quy
định của các ĐVSDNSNN đơi lúc cịn lúng túng, khó giải quyết và cần xin ý kiến chỉ đạo

của cấp trên gây khó khăn cho cả Kho bạc và ĐVSDNSNN.
➢ Nguyên nhân: Một số văn bản quy định về các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chưa
phù hợp với với tình hình thực tế của xã hội.
- Chứng từ chưa đúng quy định: Đơn vị chưa ghi thông tin ngày tháng… trên giấy rút,
ủy nhiệm chị, bảng kê; đơn vị hạch toán sai mã ngành, mã nguồn kinh tế, nội dung kinh tế,
sai TK đơn vị nhận tiền, ngân hàng đơn vị nhận... Tính hợp pháp, hợp lệ của Hợp đồng kinh
tế chưa cao, vẫn cịn có trường hợp cấp phó ký kết mà khơng có giấy ủy quyền của Thủ
trưởng đơn vị; chỉnh sửa ngày, tháng trên hợp đồng; Hoá đơn, chứng từ mua sắm, sửa chữa
không liệt kê cụ thể số lượng, chủng loại, quy cách của hàng hóa, vật tư mà chỉ thể hiện
tổng số tiền; ghi sai TK của người cung cấp dịch vụ; Biên bản nghiệm thu ký trước ngày ký
hợp đồng kinh tế; một số căn cứ ghi trên hợp đồng kinh tế khơng cịn giá trị pháp lý, hợp
đồng không quy định cụ thể thời gian thực hiện hợp đồng (chỉ ghi thời gian thực hiện hợp
đồng kể từ ngày ký); ĐVSDNS áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa,
dịch vụ chưa theo quy định...
➢ Nguyên nhân: Việc chấp hành các quy định của các ĐVSDNSNN chưa cao, các cá
nhân làm cơng tác thanh tốn của đơn vị nắm bắt các quy định chưa sâu, thủ trưởng các đơn
vị chưa sâu sát, kỹ càng trong việc phê duyệt chứng từ thanh toán.
- Việc kiểm soát các khoản chi cho ĐVSDNSN của cơng chức làm cơng tác KSC đơi
lúc cịn chậm, cịn lúng túng trong việc xử lý tình huống cũng như việc hướng dẫn các văn
bản mới hoặc các vướng mắc trong thanh toán.
➢ Nguyên nhân: Lượng văn bản chế độ quá nhiều, 01 chuyên viên KSC phải phụ trách
thanh toán cho nhiều đơn vị. Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, nội vụ và thực


×